* Cơ sở thực tiễn Luận án dựa vào thực tiễn, hiện trạng đào tạo nguồn nhân lựcdân tộc thiểu số vùng Tây Bắc và các đánh giá, tổng kết trong cácVăn kiện, Nghị quyết của Đảng; các số liệu
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng cấu thành lực lượngsản xuất và có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội Đàotạo nguồn nhân lực luôn là vấn đề tất yếu khách quan trong chiến lượcphát triển xã hội Vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh miền núi (Điện Biên, HòaBình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái) là nơi có đông đồngbào dân tộc thiểu số sinh sống Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và lịch
sử đến nay, đây vẫn là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với bìnhquân của cả nước Do đó, đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu sốtrong vùng là một vấn đề trọng tâm, có ý nghĩa quyết định góp phầntăng cường sức mạnh cho nguồn lực con người và phát huy tiềm năngsáng tạo của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội Đào tạo làm biến đổi toàn diện nguồnnhân lực dân tộc thiểu số trong vùng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu,mạnh về chất lượng và trở thành một động lực quan trọng cho phát triểnvùng Tây Bắc luôn là một vấn đề có tính cấp thiết hiện nay
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởixướng và lãnh đạo, các tỉnh trong vùng Tây Bắc đã có nhiều thành tựuquan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Tuy nhiên,đào tạo nguồn nhân lực này ở vùng Tây Bắc vẫn còn những hạn chế,bất cập, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.Ngoài những khó khăn về địa bàn, cơ sở vật chất, phương tiện cũngnhư chất lượng nguồn đầu vào đào tạo còn có nguyên nhân cơ bản làtính khoa học, sự sát hợp của quá trình đào tạo nguồn nhân lực dân tộcthiểu số ở vùng chưa tương xứng, chưa ngang tầm nhiệm vụ Cho nên,chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số qua đào tạo chưa đáp ứngyêu cầu đòi hỏi của phát triển - phát triển bền vững của vùng Tìnhtrạng vừa thiếu, vừa thừa; chất lượng đạt trình độ cao của nguồn nhânlực dân tộc thiểu số sau đào tạo còn thấp Điều đó thúc bách vấn đềnghiên cứu, luận chứng khoa học về đào tạo nguồn nhân lực dân tộcthiểu số vùng Tây Bắc hiện nay mang tính cấp thiết trực tiếp
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng ta đãxác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá để pháttriển nhanh và bền vững đất nước Đặc biệt, hiện nay tốc độ phát triểncủa cuộc cách mạng KH&CN hiện đại cũng như toàn cầu hóa về kinh
Trang 2tế và những tác nhân khác, vừa tạo ra những cơ hội, thời cơ, vừa cónhững nguy cơ lớn đối với một quốc gia, dân tộc cũng như một vùng
cụ thể Đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc là vấn đề
có nhiều nét đặc thù và có vai trò rất lớn đối với nâng cao chất lượng conngười cũng như phát triển bền vững của vùng So với các vùng khác củaViệt Nam, đây vẫn là vùng có nhiều khó khăn, chưa theo kịp sự pháttriển và yêu cầu thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực và nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Vì vậy, đào tạonguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay càng đặt ra cótính cấp thiết hơn
Từ những lý do nêu trên đã thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề “Đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam hiện nay” là
đề tài luận án của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích:
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về đào tạo nguồnnhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc hiện nay và đề xuất giảipháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nàyhiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận giải làm rõ thực chất và những vấn đề có tính quy luậtcủa quá trình đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
- Đánh giá tình hình đào tạo nguồn nhân lực và xác địnhnhững vấn đề đặt ra của đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùngTây Bắc hiện nay
- Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề bản chất của quá trình đào tạonguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu quá trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
cao đẳng và đại học đối với người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc ViệtNam gồm 6 tỉnh: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La
và Yên Bái Trọng tâm là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực dân tộc
Trang 33thiểu số bổ sung trực tiếp cho phát triển vùng Tây Bắc.
- Đối tượng khảo sát ý kiến là: sinh viên thuộc nguồn nhânlực dân tộc thiểu số đang đào tạo chính quy, tập trung tại các trườngđại học, cao đẳng trong vùng Tây Bắc
- Các số liệu báo cáo đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu sốvùng Tây Bắc thời gian từ năm 2006 đến nay của Ủy ban Dân tộc, BanChỉ đạo Tây Bắc, các tỉnh vùng Tây Bắc và ở trường Đại học Tây Bắc,các trường cao đẳng ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về conngười, nguồn nhân lực, về giáo dục và đào tạo Luận án còn kế thừakết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến đề tài
* Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào thực tiễn, hiện trạng đào tạo nguồn nhân lựcdân tộc thiểu số vùng Tây Bắc và các đánh giá, tổng kết trong cácVăn kiện, Nghị quyết của Đảng; các số liệu đào tạo ở trường đại học,cao đẳng vùng Tây Bắc; các báo cáo tổng kết về đào tạo, bố trí và sửdụng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc;các số liệu thống kê từ các công trình nghiên cứu có liên quan và kếtquả điều tra thực tế của tác giả
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như: phân tích
và tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, lịch sử và lôgíc, điều tra xã hội học,phương pháp xin ý kiến chuyên gia để nghiên cứu đề tài
5 Những đóng góp mới của luận án
Góp phần làm rõ thực chất và tính quy luật của quá trình đàotạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần luận giải những vấn đề lý luận về đào tạo
Trang 44nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Đề tài có thể sửdụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và đàotạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm luận cứkhoa học cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt là nâng cao chấtlượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng TâyBắc hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mụccác công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đềtài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực
Liên quan đến vấn đề này có các công trình nghiên cứu tiêu biểu
như: Jang Ho Kim (2005), “Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc” Tập thể tác giả Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu (Chủ biên), do Nguyễn Như Diệm dịch (2008), “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”; Nguyễn Hữu Dũng (2003), “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”; Lê Thị Ái Lâm (2003), “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo Kinh nghiệm Đông Á”; Trần Thanh Bình (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam”; Trần Văn Tùng (2005), “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng”;
Vũ Bá Thể (2005), “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”; Đoàn Văn Khái (2005), “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam; Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), “Giáo
Trang 5dục với phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; Phạm Thành Nghị (2007), “Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Phạm Hồng Tung (2008), “Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam”; Phạm Thành Nghị (2009), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á”; Tập thể tác giả Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (2009), “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế”; Trần Khánh Đức (2010), “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI”; Nguyễn Ngọc Phú (2010), “Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới”; Tập thể tác giả Nguyễn Văn Phúc và Mai Thị Thu (2012), “Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam”; Tập thể tác giả Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (2012), “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”; Tạ Ngọc Tấn (2012), “Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, một số kinh nghiệm của thế giới”; Tập thể tác giả Phạm Quốc Văn, Đoàn Thanh Thủy (2012),
“Những vấn đề mới về phát triển nguồn nhân lực tại Đại hội XI”; Tác giả Lương Công Lý (2014), “Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay”; Lê Thị Hạnh (2017), “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay”.
Các công trình đã luận chứng về về nguồn lực con người, pháttriển nguồn lực con người, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Đồngthời, khẳng định đổi mới giáo dục và đào tạo là khâu đột phá để pháttriển nguồn nhân lực của đất nước
1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam
Tác giả Tráng A Pao (2005) với công trình “Thực hiện chế độ
cử tuyển trong đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số miền núi” ; Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trang, Lại Thị Thu Hà (2005); “Chính sách cử tuyển - một chủ trương đúng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số”; Tác giả Nguyễn Đăng Thành (2009) với công trình
Trang 6“Đổi mới cơ chế, chính sách ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Phạm Thành Nghị (2010); “Phát triển con người vùng Tây Bắc nước ta”; Nguyễn Đăng Thành (2010), “Đặc điểm nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam Bằng chứng thu thập được từ điều tra hộ gia đình dân tộc thiểu số năm 2009 tại 11 tỉnh”; Nhóm cán bộ ở Ủy ban Dân tộc - UNDP (2010), “Hiện trạng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và khuyến nghị các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi”; Nguyễn Khánh Phúc (2011), “Phát triển nguồn nhân lực của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc”; Nguyễn Đăng Thành (2012), “Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Đàm Thị Toan (2012), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay”; Trần Văn Trung (2015), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ vùng Tây Bắc Việt Nam”; Cao Anh Đô (2017), “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc”.
Các công trình đã luận chứng những vấn đề lý luận và thực tiễn
về nhân lực, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, phát triển, đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nói chung và nguồn nhân lực dântộc thiểu số ở vùng Tây Bắc nói riêng Từ đó khẳng định, đòn bẩy đểđưa vùng Tây Bắc phát triển bền vững thì điều kiện tiên quyết là phải cónguồn nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và mạnh về chất lượngtrong đó tập trung vào nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng
1.2 Khái quát kết quả các công trình khoa học có liên quan
và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.2.1 Khái quát kết quả chủ yếu các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án
Một là, kết quả nghiên cứu liên quan đến lý luận về đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc.
Các công trình khoa học nghiên cứu lý luận về nguồn lực conngười và phát triển nguồn lực con người cơ bản, trong đó tập trungluận giải làm rõ vị trí, vai trò của nguồn lực con người đối với sựphát triển kinh tế - xã hội Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, cáccông trình khoa học đều luận giải và khẳng định vị trí, vai trò quyết
Trang 77định của con người, nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội; chỉ ra mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa nguồn lực conngười với các nguồn lực khác trong sự phát triển
Hai là, kết quả nghiên cứu liên quan đến thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc.
Các công trình khoa học đã đi sâu phân tích, khảo cứu kinhnghiệm phát triển nguồn nhân lực của các nước trên thế giới; đã đề cậpđến thực tiễn phát huy vai trò của nguồn nhân lực, nguồn nhân lực dântộc thiểu số trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nướcnói chung và ở vùng dân tộc thiểu số thiểu số và miền núi nói riêng.Từ
đó, cho rằng, nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực dân tộcthiểu số là: trình độ học vấn của nguồn nhân lực, sự phát triển của kinh
tế - xã hội, đặc điểm về nhân tố xã hội dân số, lao động; sự phát triển củathị trường lao động; hệ thống giáo dục và đào tạo; sự đầu tư của nhànước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; sự phát triển của KH&CN
Ba là, kết quả nghiên cứu liên quan đến các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc.
Các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan, mặc dù quanniệm, phương pháp tiếp cận, phạm vi và mục đích nghiên cứu khácnhau, nhưng trên cơ sở lý thuyết và thực trạng nguồn nhân lực, các tácgiả đã đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trên nhiềubình diện khác nhau ở Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực dân tộcthiểu số nói riêng Các giải pháp cơ bản hướng vào xây dựng, pháttriển nguồn nhân lực cho quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam
1.2.2 Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Một là, xây dựng khung lý luận về đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc.
Trên cơ sở kế thừa kết quả các công trình đã công bố, tác giảluận giải làm rõ khái niệm nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và đào tạonguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Luận giải làm rõ nộihàm quan niệm đào tạo nguồn nhân lực này Đồng thời, tác giả tiếpcận làm sáng tỏ tính quy luật đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu sốvùng Tây Bắc
Hai là, phân tích thực trạng đào tạo và xác định những vấn đề đặt ra đối với đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc hiện nay.
Trang 88Căn cứ vào khung lý luận đã xây dựng và kết quả điều tra,khảo sát thực tế, cùng với các báo cáo, tổng kết của các cơ quan chứcnăng, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở các địaphương vùng Tây Bắc Tác giả bước đầu khái quát đánh giá tình hìnhđào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc trên các mặtcấu thành quá trình đào tạo nguồn nhân lực này; chỉ rõ những thànhtựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó Trên cơ sở thựctrạng, luận giải những vấn đề đặt ra đối với đào tạo nguồn nhân lựcdân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
Ba là, đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc hiện nay.
Trên cơ sở khung lý luận đã xây dựng, thực trạng vấn đềnghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc ViệtNam hiện nay
Kết luận chương 1
Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đã có nhiều công trình, nhàkhoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn luận khá sâu sắc vàtoàn diện dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Kết quả nghiên cứucác công trình trên đã trực tiếp định hình cho tác giả về phương pháptiếp cận, nội dung triển khai một vấn đề khoa học theo phạm vinghiên cứu của đề tài Đây là những tài liệu quý giá, rất đáng trântrọng đối với tác giả trong thực hiện luận án Tiếp cận vấn đề đào tạonguồn nhân lực DTTS ở vùng Tây Bắc của tác giả dưới góc độchuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vẫn làmột cái mới Nghiên cứu luận giải bản chất những vấn đề đặt ra luận
án tiếp tục giải quyết không trùng lặp với các công trình đã công bố
và đó là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả luận án
Trang 9Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM 2.1 Thực chất đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc
2.1.1 Quan niệm nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc
* Quan niệm nguồn nhân lực
Khái niệm nguồn lực có phạm vi bao quát rộng, nó hàm chứakhông chỉ các yếu tố vật chất, tinh thần đã và đang tạo ra sức mạnhtrên thực tế mà cả những yếu tố mới ở dạng tiềm năng; nó không chỉnói lên sức mạnh mà còn chỉ ra nơi bắt đầu, nơi phát sinh hay nơi cóthể cung cấp sức mạnh; nó phản ánh không chỉ số lượng mà còn cảchất lượng các yếu tố và sự biến đổi không ngừng của các yếu tố đó.Quan niệm về “nguồn lực con người” khá đa dạng, được đề cập
từ nhiều góc độ khác nhau Ở nước ta, quan niệm về nguồn lực con
người cũng khá phong phú Có thể hiểu khái quát: Nguồn lực con người - một dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, gồm tổng hoà các yếu tố của từng cá nhân trong tổ chức, cộng đồng, được xác định
về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu để tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy quá trình cải biến tự nhiên và xã hội Dưới góc độ triết học
nguồn nhân lực được tiếp cận là nguồn lực của một quá trình phát triển
Có thể quan niệm: Nguồn nhân lực là một tập hợp nguồn lực con người đến tuổi lao động với số lượng, cơ cấu và chất lượng phục vụ cho quá trình phát triển của một lĩnh vực, một ngành, một cơ sở nhất định Nguồn nhân lực được xác định bởi số lượng, cơ cấu và chất
lượng con người
Cùng với khái niệm “nguồn nhân lực”, người ta cũng thường
sử dụng khái niệm “nhân lực” Hai khái niệm này nằm trong tập hợpkhái niệm nguồn lực con người nhưng được xác định trong mối quan
hệ với một quá trình phát triển xã hội cụ thể Nhân lực là khái niệm chỉ tập hợp những người ở tuổi lao động và đang hoạt động trong một quá trình sản xuất hay một quá trình phát triển xã hội cụ thể với vai trò cung cấp sức lao động cho sự phát triển
Giữa nguồn nhân lực và nhân lực có sự chuyển hoá khi nhânlực đang trong một quá trình lao động nó cũng có thể là nguồn củamột quá trình phát triển kế tiếp, tức là nguồn nhân lực Nguồn nhân
Trang 1010lực và nhân lực vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt, không đồngnhất Nguồn nhân lực có sự biến đổi cao hơn nhân lực, là một yếu tốquan trọng của lực lượng sản xuất và mang tính năng động sáng tạo,bảo đảm tăng trưởng và phát triển xã hội trong tiến trình lịch sử.
* Nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
Nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam được xác định thuộc
53 dân tộc thiểu số Do vậy, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận nguồn nhân lực ở Việt Nam - những người trong
độ tuổi lao động, với số lượng, chất lượng và cơ cấu thuộc các dân tộc thiểu số đã và đang được chuẩn bị cho quá trình phát triển của một ngành, nghề, lĩnh vực hay tổ chức nhất định Quan niệm nguồn
nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam có thể hiểu:
Thứ nhất, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam được xác
định bởi số lượng, cơ cấu và chất lượng những người đến độ tuổi laođộng của các dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển nói chung vàphát triển vùng dân tộc thiểu số nói riêng
Thứ hai, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam mang sắc
thái văn hóa các dân tộc thiểu số, với điều kiện kinh tế - xã hội, điềukiện địa bàn cư trú người dân tộc thiểu số
Quan niệm về nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam là cơ
sở trực tiếp để đi đến quan niệm về nguồn nhân lực dân tộc thiểu sốvùng Tây Bắc Nguồn nhân lực này với toàn bộ tiềm năng, sức mạnh
và đặc điểm các dân tộc thiểu số của họ trong mối quan hệ với quátrình phát triển vùng Tây Bắc Từ những luận giải trên, tác giả quan
niệm: Nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc là một bộ phận của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam trong độ tuổi lao động đang sinh sống ở các tỉnh vùng Tây Bắc với số lượng, chất lượng và
cơ cấu, được chuẩn bị cho quá trình phát triển của một ngành, nghề, lĩnh vực, tổ chức nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc Quan niệm nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc có những đặc điểm:
Một là, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số được xác định bởi các đặc
trưng về số lượng, cơ cấu và chất lượng của tập hợp người trong độ tuổilao động của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
Hai là, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc mang sắc
thái văn hóa các dân tộc và đặc điểm địa lý tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã
Trang 1111hội vùng Tây Bắc
2.1.2 Quan niệm đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc
Đào tạo hiện là thuật ngữ đang có những quan niệm khác
nhau tùy theo góc độ nghiên cứu Tuy cách hiểu về đào tạo còn khác
nhau, nhưng đều có điểm chung là: có sự tương tác giữa chủ thể đào tạo với đối tượng đào tạo để hình thành những con người có một hệ thống
những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp cần thiết nhằm thực hiệnmột nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể xã hội yêu cầu Xuất phát từ mụcđích nghiên cứu và từ góc độ triết học, đề tài luận án tiếp cận đào tạo
với tính cách là một quá trình Tác giả cho rằng: Đào tạo là một quá trình tương tác giữa chủ thể đào tạo với đối tượng đào tạo trong hệ thống giáo dục – đào tạo, theo quy trình thống nhất, có tổ chức chặt chẽ ở một môi trường, điều kiện và thời gian đào tạo xác định
Đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc với tínhcách là một bộ phận trong tổng thể đào tạo nguồn nhân lực và nguồnnhân lực dân tộc thiểu số Việt Nam Đào tạo nguồn nhân lực dân tộcthiểu số vùng Tây Bắc là quá trình có phạm vi rộng, có nhiều cấp,giai đoạn, đối tượng khác nhau Trong luận án xác định: đào tạonguồn nhân lực này diễn ra ở phạm vi các trường cao đẳng và đại học
ở vùng Tây Bắc; đối tượng là sinh viên, cán bộ người dân tộc thiểu số
đang theo học chính quy tập trung Theo đó, tác giả quan niệm: Đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc là quá trình tương tác giữa chủ thể với đối tượng đào tạo nguồn nhân lực, trong hệ thống giáo dục - đào tạo theo quy trình thống nhất, có tổ chức với một thời gian nhất định trên cơ sở môi trường, điều kiện đào tạo của vùng Tây Bắc Việt Nam Quan niệm về đào tạo nguồn nhân lực dân
tộc thiểu số vùng Tây Bắc gồm những đặc trưng sau:
Thứ nhất, đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc
là quá trình tương tác giữa chủ thể và đối tượng đào tạo nguồn nhân lực,trong hệ thống giáo dục - đào tạo ở vùng Tây Bắc
Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùng Tây
Bắc là thể thống nhất giữa các yếu tố quá trình đào tạo trong thờigian xác định trên cơ sở môi trường, điều kiện đào tạo
Trang 1212Như vậy, thực chất đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số vùngTây Bắc là quá trình tương tác giữa các chủ thể đào tạo và đối tượng đàotạo theo quy trình thống nhất để làm biến đổi toàn diện đối tượng đào tạo;góp phần chuyển hóa về mặt chất lượng, số lượng, cơ cấu nguồn nhân lựcngười dân tộc thiểu số từ chưa qua đào tạo đến được đào tạo và đạt trình
độ cao đẳng, đại học Đào tạo nguồn nhân lực này diễn ra trực tiếp ở cáctrường cao đẳng, đại học vùng Tây Bắc, để bổ sung nguồn nhân lực cóchất lượng cao cho vùng, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, việc làmvùng Tây Bắc Đào tạo nguồn nhân lực này còn là bước hiện thực hóa cácchính sách tiến bộ, công bằng xã hội của Đảng, Nhà nước ta đối với vùngdân tộc và miền núi; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc trongcộng đồng dân tộc Việt Nam, giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu sốvùng Tây Bắc
2.2 Tính quy luật của quá trình đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc
2.2.1 Mối quan hệ giữa đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số
ở vùng Tây Bắc và chiến lược phát triển vùng
Đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và chiến lược phát triểnvùng Tây Bắc có mối quan hệ biện chứng, trong đó chiến lược phát triểnvùng có vai trò quyết định, còn đào tạo có sự tác động trở lại to lớn
2.2.2 Mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và môi trường, điều kiện đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc
Mục tiêu đào tạo và môi trường, điều kiện đào tạo có mối quan
hệ biện chứng, trong đó môi trường, điều kiện giữ vai trò quyết định, cònmục tiêu đào tạo có sự tác động trở lại quan trọng
2.2.3 Mối quan hệ giữa chủ thể đào tạo với đối tượng đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc
Chủ thể đào tạo với đối tượng đào tạo nguồn nhân lực dân tộcthiểu số ở vùng Tây Bắc có mối quan hệ biện chứng, trong đó đối tượngđào tạo là yếu tố trung tâm, còn chủ thể đào tạo có vai trò quyết định đếnchất lương của quá trình giáo dục và đào tạo
2.2.4 Mối quan hệ giữa chương trình, nội dung đào tạo với hình thức, phương pháp và phương tiện đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc
Chương trình, nội dung và hình thức, phương pháp, phương