1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương

143 557 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 1,21 MB
File đính kèm 0.rar (173 KB)

Nội dung

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát huy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số bằng nghề nông, vì vậy cần phải xác định nông nghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong điều kiện hiện nay. Trong nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang mang lại lợi ích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Phát triển nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực. Nuôi trồng thủy sản không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với việc gia tăng sản lượng thuỷ sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được sở thích của người tiêu dùng là một yêu cầu có tính sống còn của nền kinh tế. Vì vậy phải nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất thủy sản nói riêng, áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật, tìm ra những giải pháp phát triển sản xuất bền vững để các sản phẩm thủy sản có thể cạnh tranh được với thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Nhiều chính sách lớn khuyến khích phát triển sản xuất thủy sản đã ra đời, trong đó có Nghị định số 672014NĐCP ngày 772014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Quyết định số 1445QĐTTg ngày 1682013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đó là những yếu tố hết sức thuận lợi cho sự phát triển thủy sản trong tương lai. Hải Dương là tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thế được bao bọc bởi một hệ thống các con sông lớn như sông Thái Bình, sông Thương, sông luộc, sông kinh thầy, ... cung cấp cho tỉnh Hải Dương một lượng nước, lượng phù sa dồi dào, tạo lên những cánh đồng màu mỡ có nhiều vùng ruộng trũng nhất là vùng ven sông tạo cơ sở cho việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Đây là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển NTTS nước ngọt phát triển mạnh nhất khu vực phía Bắc nước ta; và là tỉnh có phong trào NTTS nước ngọt phát triển mạnh đứng đầu về năng suất nuôi cá nước ngọt của đồng bằng Sông Hồng. Huyện Kim Thành là một trong những huyện nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh của tỉnh Hải Dương. Trong những năm gần đây, nhiều hộ trong huyện đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu kinh tế. Xu hướng chuyển đổi này góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm gần đây còn gặp nhiều khó khăn như: hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, sản phẩm hàng hoá không tập trung; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế nên chưa tham gia thị trường xuất khẩu được, dịch bệnh trên đàn cá ngày càng có xu hướng tăng, việc sử dụng thuốc phòng trị bệnh cá chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật... gây thiệt hại cho nông dân, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thuỷ sản còn thiếu và yếu. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành đề tài: “Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương” là cần thiết.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC ĐỒ THỊ viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC HỘP Ý KIẾN viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix

THESIS ABSTRACT x

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 4

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

2.1.1 Các khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Vai trò, Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 9

2.1.3 Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản 11

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS 14

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 18

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới 18

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng trồng thủy sản của Việt Nam 20

2.2.3 Bài học và kinh nghiệm rút ra cho người dân huyện Kim Thành trong phát triển nuôi trồng thủy sản 27

Trang 2

2.2.4 Các chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nuôi trồng thủy sản 31

2.2.5 Các nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản 34

PHẦN 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 36

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36

3.1.2 Đặc điểm kinh tế 38

3.1.3 Đặc điểm Văn hóa - xã hội 43

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 46

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 46

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 49

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 49

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 50

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53

4.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HUYỆN KIM THÀNH 53

4.1.1 Tình hình chung về phát triển NTTS của huyện Kim Thành thời gian qua 53

4.1.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 55

4.1.3 Công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành 59

4.1.4 Xác định cơ cấu giống nuôi 60

4.1.5 Biến động về diện tích, năng suất, sản lượng cá nuôi 64

4.1.6 Áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất 66

4.1.7 Bảo vệ môi trường và xử lý dịch bệnh 68

4.1.8 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 71

4.1.9 Kết quả và hiệu quả phát triển nuôi trồng thủy sản 73

4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 84 4.2.1 Điều kiện tự nhiên 84

4.2.2 Điều kiện sản xuất 87

4.2.3 Nhu cầu thị trường 96

4.2.4 Vấn đề cơ chế, chính sách 97

4.2.5 Phân tích SWOT trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành 99

Trang 3

4.3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG

THỦY SẢN 102

4.3.1 Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành 102

4.3.2 Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản 103

Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113

5.1 KẾT LUẬN 113

5.2 KIẾN NGHỊ 115

5.2.1 Đối với nhà nước 115

5.2.2 Đối địa phương 116

5.2.3 Đối với hộ nuôi trồng thủy sản 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

Trang 4

CoC : Cod of Conduct for Responsibe Aquaculture – Quy tắc ứng xử có

trách nhiệm trong nuôi trồng thủy sản

ĐVT : Đơn vị tính

FAO : Food and Agriculture Organisation - Tổ chức lương thực và nông

nghiệp Liên Hiệp QuốcGAP : Good Agriculture Production - Thực hành nông nghiệp tốt.GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

UBND : Ủy ban nhân dân

USD : United States dollar – Đô la

VietGap : Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất

nông nghiệp tốt ở Việt Nam

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng sản lượng thủy sản của thế giới 20

Bảng 2.2 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2014 22

Bảng 2.3 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2014 23

Bảng 2.4 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2014 24

Bảng 2.5 Kết quả sản xuất thủy sản tỉnh Hải Dương từ năm 2012 – 2016 29

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Thành năm 2016 38

Bảng 3.2 Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016 41

Bảng 3.3 Số phiếu điều tra 47

Bảng 3.4 Cơ cấu mẫu điều tra theo quy mô nuôi và công thức nuôi 48

Bảng 4.1 Tình hình NTTS huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016 54

Bảng 4.2 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 55

Bảng 4.3 Tỉ lệ diện tích bình quân theo quy mô nuôi 57

Bảng 4.4 Bảng phân loại số hộ và diện tích theo công thức nuôi 58

Bảng 4.5 Quy hoạch vùng NTTS tập trung đến 2020, định hướng 2030 60

Bảng 4.6 Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo cơ cấu giống nuôi huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016 61

Bảng 4.7 Diện tích NTTS phân theo loại hình mặt nước 63

Bảng 4.8 Diện tích, năng suất, sản lượng theo quy mô nuôi và công thức nuôi 66

Bảng 4.9 Các biện pháp áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất theo quy mô nuôi 67

Bảng 4.10 Các biện pháp áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất theo công thức nuôi 68

Bảng 4.11 Một số bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra 70

Bảng 4.12 Chi phí sản xuất cho 1 ha nuôi cá phân theo công thức nuôi 74

Bảng 4.13 Chi phí sản xuất cho 1 ha nuôi cá phân theo quy mô 75

Bảng 4.14 Giá bán các loại cá thương phẩm 77

Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế cho 1ha của các hộ nuôi cá theo công thức nuôi 79

Bảng 4.16 Hiệu quả kinh tế cho 1ha của các hộ nuôi cá theo quy mô nuôi 83

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của diện tích đến nuôi trồng thủy sản của hộ 85

Bảng 4.18 Kết quả phân tích mẫu thủy lý, lý hóa môi trường nước tại các điểm nuôi 86

Bảng 4.19 Nguồn vốn đầu tư của các hộ điều tra 87

Bảng 4.20 Trình độ lao động của các hộ điều tra 88

Bảng 4.21 Tình hình sử dụng con giống của các hộ theo Quy mô nuôi và theo công thức nuôi 92

Bảng 4.22 Tình hình sử dụng thức ăn thủy sản của các hộ nuôi tại huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016 95

Bảng 4.23 Phân tích SWOT trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành 99

Trang 6

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1 Diện tích NTTS của hộ phân theo quy mô nuôi 57

Đồ thị 4.2 Diện tích NTTS của hộ nuôi phân theo công thức nuôi 59

Đồ thị 4.3 Tỷ lệ diện tích NTTS phân theo đối tượng nuôi của huyện Kim Thành năm

Trang 7

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Vũ Thị Kim Hoa

Tên Luận văn: Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện KimThành, tỉnh Hải Dương

Ngành: Phát triển nông thôn Mã số:

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Ngành nuôi trồng thủy sản hiện đang là ngành mang lại lợi ích kinh tế lớn

và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao Phát triển nuôi trồng thủy sản đượcxác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, từng bước trở thành một trongnhững ngành sản xuất hàng hóa chủ lực Hải Dương là tỉnh nằm ở vùng đồngbằng sông Hồng có nhiều lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản.Đây là mộttrong những tỉnh có tiềm năng phát triển NTTS nước ngọt phát triển mạnh nhấtkhu vực phía Bắc nước ta; và là tỉnh có phong trào NTTS nước ngọt phát triểnmạnh đứng đầu về năng suất nuôi cá nước ngọt của đồng bằng Sông Hồng

Huyện Kim Thành là một trong những huyện nuôi trồng thủy sản pháttriển mạnh của tỉnh Hải Dương Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được phát triểnnuôi trồng thủy sản của huyện còn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm nănghiện có của vùng và còn chứa đựng một số nhân tố thiếu tính bền vững Pháttriển nuôi trồng thủy sản của huyện còn mang yếu tố tự phát, sản xuất nhỏ lẻ,

manh mún, đào tạo kỹ thuật còn yếu, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn

hạn chế nên chưa tham gia thị trường xuất khẩu được Vì thế nghiên cứu nàynhằm đánh giá tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành từ

đó đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản Vớicác mục tiêu cụ thể là: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vềphát triển nuôi trồng thủy sản; (2) Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủysản tại huyện Kim Thành; (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnnuôi trồng thủy sản tại huyện; (4) Đề xuất một số định hướng và giải pháp pháttriển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp

Trang 8

để đưa ra các phân tích, đánh giá Trong đó số liệu thứ cấp được lấy từ các báocáo tổng kết của huyện, chi cục thủy sản, niên giám thống kê, internet, sách,…

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn, điều tra các cán bộ PhòngNông nghiệp, cán bộ và 90 hộ nuôi cá ở các xã Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân

Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích số liệu như phương pháphạch toán kinh tế, phân tổ thống kê, thống kê mô tả, so sánh, phân tích SWOT đểđánh giá, phân tích tình hình phát triển, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôitrồng thủy sản của huyện

Qua quá trình nghiên cứu đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận vàthực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành Có thể nhậnthấy Kim Thành đang phát triển sản xuất theo hướng tăng diện tích, năng suất,chất lượng, sản xuất theo hướng tập trung Từ năm 2014-2016 diện tích tăng1,85%, năng suất tăng 1,77% Đối tượng nuôi chính chủ yếu là cá truyền thống

và cá rô phi có xu hướng phát triển trong những năm gần đây Điều tra 90 hộNTTS của huyện phân theo quy mô diện tích nuôi và công thức nuôi; nhận thấycác hộ có quy mô sản xuất lớn thì hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn nhóm hộ có quy

mô sản xuất nhỏ, trung bình; Các hộ nuôi theo công thức nuôi chuyên canh cá rôphi cho năng suất cao và sản lượng lớn hơn hai công thức nuôi ghép Cá trăm,chép, mè, trôi, rô phi và công thức Cá trăm, chép, mè, trôi Các yếu tố chính ảnhhưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành bao gồm: (1)Điều kiện tự nhiên; (2) Điều kiện sản xuất; (3) Nhu cầu thị trường; (4) Cơ chế,chính sách, quy hoạch

Thông qua nghiên cứu chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm pháttriển nuôi trồng thủy sản của huyện như: (1) Hoàn thiện và quanrlys quy hoạchphát triển NTTS gắn với phát triển kinh tế; (2) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng; (3) Giảipháp về khoa học - kỹ thuật và khuyến nông; (4) Giải pháp cơ chế chính sách; (5)Giải pháp về vốn; (6) Giải pháp về môi trường và quản lý dịch bệnh; (7) Giảipháp về thị trường tiêu thụ

Trang 9

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi mỗi ngành, mỗilĩnh vực, mỗi quốc gia không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, pháthuy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh tranh trên thị trường Nước ta là một nướcnông nghiệp với hơn 80% dân số bằng nghề nông, vì vậy cần phải xác định nôngnghiệp là một thế mạnh cần phải khai thác trong điều kiện hiện nay

Trong nông nghiệp thì ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang mang lại lợiích kinh tế lớn và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao Phát triển nuôi trồngthủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, từng bước trởthành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực Nuôi trồng thủy sảnkhông chỉ đóng vai trò quan trọng đối với việc gia tăng sản lượng thuỷ sản, manglại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệnguồn gen và môi trường sinh thái Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nhưhiện nay, việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được sở thíchcủa người tiêu dùng là một yêu cầu có tính sống còn của nền kinh tế Vì vậy phảinâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất thủy sản nói riêng,

áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật, tìm ra những giải pháp phát triểnsản xuất bền vững để các sản phẩm thủy sản có thể cạnh tranh được với thịtrường trong nước cũng như nước ngoài Nhiều chính sách lớn khuyến khích pháttriển sản xuất thủy sản đã ra đời, trong đó có Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Quyết định số1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triểnthủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đó là những yếu tố hết sứcthuận lợi cho sự phát triển thủy sản trong tương lai

Hải Dương là tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thếđược bao bọc bởi một hệ thống các con sông lớn như sông Thái Bình, sôngThương, sông luộc, sông kinh thầy, cung cấp cho tỉnh Hải Dương một lượngnước, lượng phù sa dồi dào, tạo lên những cánh đồng màu mỡ có nhiều vùngruộng trũng nhất là vùng ven sông tạo cơ sở cho việc nuôi trồng thủy sản củatỉnh Đây là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển NTTS nước ngọt pháttriển mạnh nhất khu vực phía Bắc nước ta; và là tỉnh có phong trào NTTS nướcngọt phát triển mạnh đứng đầu về năng suất nuôi cá nước ngọt của đồng bằng

Trang 10

Sông Hồng Huyện Kim Thành là một trong những huyện nuôi trồng thủy sảnphát triển mạnh của tỉnh Hải Dương Trong những năm gần đây, nhiều hộ tronghuyện đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,giảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu kinh tế Xu hướng chuyển đổi nàygóp phần nâng cao thu nhập cho người dân Tuy nhiên bên cạnh những kết quả

đã đạt được thì nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm gần đây còn gặpnhiều khó khăn như: hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản vẫn là sản xuất nhỏ,phân tán, sản phẩm hàng hoá không tập trung; chất lượng vệ sinh an toàn thựcphẩm còn hạn chế nên chưa tham gia thị trường xuất khẩu được, dịch bệnh trênđàn cá ngày càng có xu hướng tăng, việc sử dụng thuốc phòng trị bệnh cá chưathực hiện đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật gây thiệt hạicho nông dân, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành thuỷ sản còn thiếu và yếu

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành đề tài: “Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương” là cần thiết.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện KimThành, tỉnh Hải Dương từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triểnnuôi trồng thủy sản tại địa bàn nghiên cứu

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản;(2) Đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện KimThành, tỉnh Hải Dương trong những năm qua;

(3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sảntại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

(4) Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sảntại huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

(1) Phát triển Nuôi trồng thủy sản là gì? Nội dung phát triển nuôi trồngthủy sản gồm những nội dung gì? Kinh nghiệm nào cho phát triển nuôi trồngthủy sản trên thế giới và Việt Nam cho huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương?

(2) Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Kim Thành, tỉnhHải Dương diễn ra như thế nào?

Trang 11

(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản trênđịa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương?

(4) Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nuôi trồng thủy sản trênđịa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương?

(5) Những giải pháp nào nhằm ổn định phát triển nuôi trồng thủy sản trênđịa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, các cơ chế chính sách về phát triểnnuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

- Đối tượng khảo sát của đề tài là người dân nuôi trồng thủy sản (nuôi cánước ngọt), các hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước trên địa bànhuyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chính là:

+ Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện KimThành, tỉnh Hải Dương;

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bànhuyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương;

+ Đinh hướng và các giải phát phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bànhuyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

1.4.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương cácnội dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ nuôi cá nước ngọt tại 03 xã trên địabàn huyện, là xã: Tam Kỳ, Đại Đức và Bình Dân

Việc chọn 3 xã để nghiên cứu này đại diện cho 3 khu vực, địa hình khácnhau của huyện, nơi có điều kiện, tập quán nuôi và có tổng diện tích nuôi cá khác nhau

1.4.2.3.Phạm vi thời gian

+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 8/2016 đến tháng 10/2017;

+ Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập trong thời gian 3 năm

Trang 12

từ năm 2014 đến năm 2016;

+ Số liệu sơ cấp sẽ khảo sát trong giai đoạn 2016 đến 2017

1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về pháttriển nuôi trồng thủy sản

- Đề tài hệ thống hóa toàn bộ thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản vàcác yếu tố ảnh hưởng chính đến phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện KimThành, tỉnh Hải Dương Đây là cơ sở thực tiễn cho các nghiên cứu liên quan đếnđịa bàn huyện

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu cho cácnghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản nói riêng và phát triển nông nghiệpnói chung

Trang 13

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm phát triển:

Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển Theo RaamanWeitz, "Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sốngcủa con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xãhội" (Trích dẫn bởi Nguyễn Tuấn Nghĩa,2009)

Theo Giáo trình triết học Mác – Lê nin (NXBCTQG, 2002): Phát triển làkhuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật, hướng đi lên từ thấpđến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nhưng nếu hiểu sự vận độngphát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân sự vậnđộng phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền đề,điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật,hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nhưng nếuhiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tựbản thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận dộng thụt lùi, đi xuống với

nghĩa là tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện (Đoàn Quang Thọ và

cs,2007)

Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh

tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sảnlượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu nền kinh tế và việc nâng cao chất lượngmọi mặt của cuộc sống Đồng thời, phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướngtích cực (Mai Thanh Cúc và cs, 2005)

Như vậy, phát triển là sự tăng lên về quy mô, làm tăng giá trị sản lượngcủa vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấukinh tế hợp lý, đồng thời là quy luật tiến hoá, tiến trình đáp ứng nhu cầu ngàycàng tăng của xã hội

2.1.1.2 Khái niệm nuôi trồng thủy sản

The FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trongmôi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình

Trang 14

nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể Một số tác giảkhái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác động và thực vậtdưới nước do xuất xứ từ thật ngữ aqua (nước) + culture (nuôi) (Nguyễn Thanh Phương

và cs, 2009)

Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được sử dụng tương đối rộng rãi để chỉ tất

cả các hệ thống, phương thức, hình thức nuôi động vật và trồng thực vật ở cácmôi trường nước ngọt, lợ, mặn Nuôi trồng thủy sản không bao gồm việc canhtác các loại cây trồng chính trên cạn cũng như nuôi các động vật chủ yếu trêncạn Thuật ngữ nuôi trồng thủy sản được dùng để chỉ một kiểu hình kỹ thuật haymột hệ thống nuôi trồng nào đó; một đối tượng nào đó; môi trường mà nghề nuôiđang được thực hiện; đặc điểm riêng của môi trường nuôi Nuôi trồng thủy sản là

sự tác động của con người vào ít nhất một giai đoạn trong chu trình sinh trưởng,phát triển của đối tượng nuôi trồng nhằm tăng tỉ lệ sống, tốc độ sinh trưởng đểđạt được hiệu quả kinh tế cao (Kim Văn Vạn, 2009)

Nuôi thủy sản nước ngọt là hoạt động kinh tế khai thác con giống trongvùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản(nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích

cỡ thương phẩm Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấphơn 0,5‰ (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006)

Nuôi thủy sản nước lợ là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sảntrong vùng nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển Ở đây “nước lợ” được hiểu là môitrường có độ mặn dao động mạnh theo mùa (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006)

Nuôi thủy sản nước mặn là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thuỷ sản

mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển Hình thức nuôi chủ yếu làlồng bè hoặc nuôi trên bãi triều Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biển(cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể như nghêu, sò huyết, ốc hương,trai ngọc…(Nguyễn Quang Linh và cs., 2006)

2.1.1.3 Khái niệm về phát triển nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong ngưnghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thủy sản hàng hóa để bán rathị trường, có sự tập trung mặt nước - Tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhấtđịnh (Vi Thanh Hải, 2001)

Trang 15

Phát triển nuôi trồng thủy sản có thể diễn ra theo hai xu hướng là pháttriển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượngthuỷ sản nuôi trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sảnxuất giống giản đơn, kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt được chủ yếu nhờ vào độphì nhiêu đất đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quảsản xuất thấp (Phùng Huy Đại, 2011)

- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu là tăng sản lượng nuôi trồngthuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xâydựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mỗi hình thức nuôi Như vậyphát triển nuôi trồng theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồngthuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và laođộng (Phùng Huy Đại, 2011)

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện đồng thời nhiều nội dungkhác nhau, trong đó tập trung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sảnxuất, quản lý nuôi trồng thuỷ sản, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tốnguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nuôi trồng thuỷsản Do đó khi đánh giá sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tập trung xemxét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất như quy mô diện tích nuôi trồng, sảnlượng, giá trị sản xuất, doanh thu Phân tích sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấutrong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh giá chất lượng tăngtrưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (NguyễnThị Phương Huyền, 2016)

2.1.2 Vai trò, đặc điểm của phát triển nuôi trồng thủy sản

2.1.2.1 Vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản

Phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay được coi là ngành kinh tế mũinhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Nuôi trồng thủy sản có vai tròquan trọng không chỉ đối với việc gia tăng sản lượng thủy sản, mang lại nguồnthu nhập cho quốc gia, cải thiện đời sống mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồngen và môi trường sinh thái Cụ thể:

- Cung cấp thực phẩm cho nhân dân: sản phẩm của ngành thuỷ sản rất

phong phú và đa dạng, là nguồn thực phẩm có chất lượng có thể đáp ứng được

Trang 16

nhu cầu dinh dưỡng cho dân cư Hầu hết các loại thuỷ sản là thực phẩm giàuđạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý của mọi lứa tuổi

- Tạo việc làm cho người lao động: phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp

phần nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người lao động Hầu hết cácngư dân ven biển từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, đánh bắt nguồn lợi hải sảnven bờ hiện nay đã vươn ra ngoài khơi, với công cụ kỹ thuật hiện đại và mục tiêukinh doanh đã mang tính hàng hóa rõ rệt Bên cạnh đó một bộ phận khá lớn dân

cư vùng ven biển biết tận dụng lợi thế vùng nước lợ, nước mặn để phát triển.Nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả cao hơn so với sản xuất nông nghiệp vàsản xuất khác Sản xuất tập trung, chuyên môn hoá nuôi trồng thuỷ sản vùng venbiển đã và đang hình thành, xuất hiện nhiều mô hình trang trại, doanh nghiệpnuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập tạo công ăn việc làmcho người lao động

- Phát triển nuôi trồng thủy sản tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng

Trong nhiều năm liền, ngành thủy sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4trong bản danh sách các ngành có vị trí xuất khẩu lớn nhất đất nước Năm 2016,thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn lớn nhất trongkim ngạch của toàn ngành, với giá trị 7 tỷ USD Tổng sản lượng thủy sản cả nămước đạt hơn 6,7 triệu tấn, trong đó, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng chiếm 54%, caohơn năm 2015 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 6,5%.(Minh Long/VOV -Trung tâm tin, 2016)

- Cung cấp thức ăn chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp: phát triển nuôi

trồng thuỷ sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là cho chế biếnthức ăn chăn nuôi công nghiệp Bột cá và các phế phẩm, phụ phẩm thuỷ sản chếbiến là nguồn thức ăn giàu đạm để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc,gia cầm Ngoài chức năng dinh dưỡng thông thường, ngày nay một số thực phẩmthuỷ sản đang được nghiên cứu và sử dụng vào chữa trị một số bệnh cho conngười như: Vây cá nhám, bong bóng cá sư, bào ngư

- Nâng cao thu nhập một cách đồng bộ và khá vững chắc cho các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản hợp lý góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản làm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn: Trông lĩnh vực nuôi trồng thủy sản việc ứng dụng khoa học

công nghệ tiên tiến ngày càng phổ biến, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống

Trang 17

Biểu hiện rõ nét nhất của quá trình CNH, HĐH lĩnh vực nuôi trồng thủy sản làviệc phát triển mạnh các khu vực nuôi trồng thủy sản hàng hóa tập trung côngnghiệp cao, chuyên môn hóa, tập trung hóa trong nuôi trồng thủy sản còn thểhiện theo chiều sâu đó là việc thay đổi phương thức nuôi trồng thủy sản, cácphương thức nuôi trồng lạc hậu quảng canh năng suất thấp ngày càng giảm, thayvào đó là những phương thức nuôi tiến bộ như bán thâm canh, thâm canh hiệuquả cao có xu hướng tăng nhanh Mặt khác, phát triển nuôi trồng thủy sản còn lànền tảng để thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển rộng khắpvới nhiều hình thức và tính chất khác nhau

- Tạo thị trường cho các sản phẩm công nghiệp: phát triển thủy sản cung

cấp nguyên liệu cho các ngành khác như công nghiệp, y dược, công nghiệp quốcphòng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan Sản phẩm thủy sảnlàm nguyên liệu cho nhà máy chế biến đông lạnh, nguyên liệu cho xí nghiệp dượcphẩm, là dược liệu quý, làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ; phát triển thủy sản tạothị trường cho công nghiệp đóng tàu, dệt lưới, động cơ nổ…

2.1.2 2 Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản

- Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức tạp

so với ngành sản xuất vật chất khác Ở đâu có nước là ở đó có nuôi trồng thủysản Vì vậy nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp ở mọi cùng địa lý miền núixuống miền biển Thủy sản nuôi rất đa dạng nhiều giống loài mang tính địa lý rõrệt, có quy luật riêng của từng khu hệ sinh thái điển hình Do vậy công tác quản

lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần chú ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, triển khai thực hiện chínhsách, phù hợp và đồng bộ với từng khu vực lãnh thổ hay từng vùng (Phùng HuyĐại,2011)

- Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước: Đối tượng nuôitrồng thuỷ sản rất đa dạng và phong phú, chúng là những cá thể sống trong môitrường nước nên luôn tuân theo những quy luật sinh trưởng và phát triển riêngcủa nó (Nguyễn Kim Phúc, 2011)

- Nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện khíhâu, địa lý, sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường Tính thời vụ đòi hỏimỗi doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản phải có kế hoạch và tổ chức thực hiệntốt sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm

Trang 18

- Thâm canh trong nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao.

* Theo phương thức nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản bao gồm:

- Nuôi thâm canh: là hình thức nuôi trồng thuỷ sản tuân thủ theo qui tắc kỹthuật chặt chẽ (từ khâu chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, chăm sóc, bảo vệ đến khithu hoạch) Các thông số kỹ thuật của ao nuôi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng,chọn con giống thuần, đủ kích cỡ, thả giống với mật độ cao, áp dụng nghiêm ngặtcác biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ như cho ăn thức ăn công nghiệp vàquản lý ao nuôi thường xuyên, phòng trừ dịch bệnh ;cơ sở hạ tầng hoàn thiệngồm hệ thống ao đầm, thuỷ lợi, giao thông, cấp thoát nước, máy sục khí (Nguyễn ThịPhương Huyền, 2016)

- Nuôi bán thâm canh: là hình thức nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ đầu tưsản xuất và áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa nuôi thâm canh và quảng canh: cho ănthức ăn tự nhiên hoặc công nghiệp Hệ thống ao đầm nuôi được đầu tư một phần

để có thể chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý môi trường như bơm nước, sụckhí và phòng trừ dịch bệnh (Nguyễn Thị Phương Huyền, 2016)

- Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến, là hình thức nuôi trồng thuỷ sản

ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít tác động đến quá trình phát triển, sinh trưởng củađối tượng nuôi, thả giống ở mật độ thấp hoặc không thả giống, lấy nguồn giốngsẵn có trong tự nhiên và khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ Thức ăn của đối tượngnuôi lấy từ nguồn lợi tự nhiên là chủ yếu Hình thức này còn gọi là nuôi truyềnthống, có ưu điểm là phù hợp với quy luật tự nhiên, ít gây tổn hại đến môi trườngnhưng năng suất nuôi đạt thấp (Tổng cục Thống kê,2013)

* Theo hình thái mặt nước, diện tích nuôi thủy sản bao gồm:

- Nuôi ao hồ nhỏ; nuôi ruộng trũng; nuôi trong hồ, đập thủy lợi; nuôi trênđầm, vịnh phá ven biển; nuôi vèo (nuôi bằng mùng, lưới trên sông), nuôi cá lồng(thâm canh)

*Theo hình thức kết hợp, diện tích nuôi thủy sản bao gồm:

- Nuôi chuyên canh, là diện tích chỉ nuôi một loại thủy sản

- Nuôi kết hợp, là diện tích nuôi một loại thủy sản kết hợp với một haynhiều loại thủy sản khác hoặc nuôi thủy sản kết hợp với sản xuất của các ngànhkhác như cá – lúa, tôm – lúa, nuôi cá/tôm/thủy sản khác trong rừng ngập mặn(Tổng cục Thống kê,2013)

Trang 19

2.1.3 Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản

2.1.3.1 Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản

Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiệnsản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý mang tính cụ thể và bền vững nó là khâu rấtquan trọng trong việc phát triển sản xuất

Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ ràng các vùng đảm bảo đủ cácđiều kiện về yếu tố tự nhiên, con người cũng như nhân lực và thuận tiện trongviệc tiêu thụ sản phẩm

Diện tích nuôi trồng thủy sản là chỉ tiêu phản ánh quy mô nuôi trồng thủysản trong kỳ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển nuôi trồng, chếbiến, tiêu thụ thủy sản của các cấp các ngành

Chuyển đổi những vùng sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang nuôitrồng thủy sản sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.Xây dựng những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung diện tích lớn để áp dụng tiến

bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, phòng trừ dịch bệnh, liên kết sản xuất vàtiêu thụ

Tuy nhiên việc phát triển các vùng NTTS tập trung cần phù hợp với điềukiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng vùng Hiện nay hầu hết các xã trênđịa bàn huyện đều nuôi với quy mô còn nhỏ Để phát triển nuôi trồng thủy sản thìcần quy hoạch vùng sản xuất tập trung phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc điểmkinh tế, điều kiện tự nhiên ở địa phương nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹthuật để tăng năng suất nông sản, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh củasản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường

2.1.3.2 Xác định cơ cấu nuôi hợp lý

Tập trung nghiên cứu quy mô nuôi, hình thức nuôi (nuôi quảng canh, nuôibán thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh…) phù hợp, hình thức nuôitheo hộ gia đình hay theo mô hình sản xuất tập trung là phù hợp Loại thủy sảnnào phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Kim Thành, phù hợp nhu cầu thị trường

2.1.3.3 Biến động về diện tích, năng suất, sản lượng

Phát triển nuôi trồng thủy sản là phát triển cả về diện tích, năng suất và sảnlượng nuôi Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản chính là quá trình tăng lên

về quy mô diện tích của từng hộ và của toàn huyện Sự tăng lên cả về số lượng

hộ tham gia sản xuất và cả quy mô sản xuất của từng hộ Sự biến động của diện

Trang 20

tích nuôi trồng thủy sản còn ảnh hưởng trực tiếp đến biến động về năng suất vàsản lượng nuôi Ngoài ra việc chọn giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuậtcũng là nguyên nhân gây biến động năng suất và sản lượng nuôi.

Tăng năng suất và sản lượng cá nuôi bằng cách áp dụng các biện phápkhoa học kỹ thuật, đưa các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt

Muốn phát triển nuôi trồng thủy sản thì cần tăng diện tích nuôi bằng chuyểnđổi diện tích mặt nước hoang hóa, diện tích cấy lúa bấp bênh hiệu quả kinh tếkém trở thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hình thức thâm canh,bán thâm canh với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệuquả sử dụng đất và cải tạo mặt nước hoang hóa

2.1.3.4 Áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất

Trong tiến trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn không thểthiếu công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất.Nghiên cứu mô hình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ làm tăng cả về chất

và lượng cho sản phẩm nông nghiệp Ứng dụng khoa học công nghệ nhằm làmgiảm sức lao động của con người đồng thời nâng cao năng suất vật nuôi Ứngdụng các nghiên cứu khoa học sản xuất cá giống mới có giá trị kinh tế cao thíchhợp tại địa phương, chống chịu được biến đổi của thời tiết, kháng được bệnh tật

và cho năng suất cao Để đáp ứng được vấn đề này đòi hỏi Trạm khuyến nônghuyện phối hợp với các xã trên địa bàn huyện thường xuyên tổ chức các buổi tậphuấn chuyển giao KHKT cho các hộ nuôi trồng thủy sản về các biện pháp kỹthuật nuôi và chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá nuôi Các hộ nuôi cá có rấtnhiều hộ chỉ nuôi theo kinh nghiệm, không áp dụng các tiến bộ KHKT dẫn đếnhiệu quả, năng suất không cao Vì vậy tuyên truyền cho người nuôi trồng thủysản thay đổi tập quán nuôi là một vấn đề đáng quan tâm

Áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, quy trình kỹ thuật nuôi an toàn theotiêu chuẩn VietGap, GlobaGap nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, cạnhtranh được với các sản phẩm trong nước cũng như nước ngoài

2.1.3.5 Bảo vệ môi trường và xử lý dịch bệnh

Qua trình phát triển nuôi trồng thủy sản phải đặc biết quan tâm đến bảo vệmôi trường để nhằm khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyênthiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn tính

đa dạng sinh học và các hệ sinh thái thủy sinh Bảo vệ môi trường còn góp phần

Trang 21

đẩy mạnh phát triển sản xuất thủy sản, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của hànghóa thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo Do vậy bảo vệ môi trường và xử lýdịch bệnh là nội dung cơ bản không thể tách rời trong phát triển thủy sản, là cơ

sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững thủy sản

2.1.3.6 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thươngmại gắn với từng đối tượng nuôi Tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thịtrường tiêu thụ nội địa (kết nối hệ thống các chợ đầu mối, hình thành kênh phânphối hàng thủy sản từ người sản xuất, doanh nghiệp đến các chợ, các siêu thị),

mở rộng xuất khẩu được sang thị trường nước ngoài

2.1.3.7 Kết quả và hiệu quả của phát triển nuôi trồng thủy sản

Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩmđược đánh giá bởi kết quả và hiệu quả sản xuất Kết quả nuôi trồng thủy sản là sựtăng về quy mô và diện tích, khối lượng sản phẩm thủy sản và tổng giá trị sảnphẩm thủy sản Để thấy được phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hay chưacần đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất củaphát triển nuôi trồng thủy sản diễn biến qua các năm

Về sản lượng: Sản lượng cá nuôi tăng dần theo thời gian với việc tăng diệntích nuôi và tăng số hộ tham gia vào sản xuất

Về tăng năng suất: Tức là làm tăng sản lượng thủy sản trên một đơn vị diệntích với việc áp dụng cá giống có chất lượng tốt và đấu tư thêm các yếu tố đầu vào phù hợp

Về giá trị sản xuất: Trên cơ sở tăng về năng suất và sản lượng, sản phẩmthủy sản vẫn giữ nguyên vẹn được chất dinh dưỡng, thịt chắc và thơm ngon đápứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Hiệu quả kinh tế: So sánh tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả, hiệuquả kinh tế đơn thuần như sản phẩm, thu nhập hỗn hợp và lãi… nâng cao hiệuquả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí, thúc đẩyphát triển chuối trong thời gian tới

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS

2.1.4.1 Điều kiện tự nhiên

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển víđây là ngành đòi hỏi môi trường khắt khe Nếu nguồn nước, khí hậu, môi trườngđột ngột thay đổi sau các diễn biến của thời tiết như bão, gió mùa Đông Bắc,

Trang 22

giông, mưa phùn, sường mù nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hướngrất xấu đến kết quả sản xuất của người dân, thậm chí có khi dẫn đên mất trắng.

Cụ thể như sau:

- Diện tích đất: là một yếu tố quan trọng trong phát triển nuôi trồng thủy

sản, diện tích lớn thuận lợi cho phát triển nuôi trồng, áp dụng các biện pháp kĩthuật, khoa học công nghệ cao, giảm giá thành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tếcao Ngược lại diện tích nhỏ, manh mún khó đưa công nghệ tiên tiến vào, khó quyhoạch vùng sản xuất

- Môi trường nước: vai trò của yếu tố môi trường nước với nuôi trồng thủy

sản rất quan trọng thậm chí là quyết định, bởi vì nghề nuôi trồng thủy sản trướchết là nghề “nuôi nước” Môi trường ao nuôi là nguồn lây nhiễm bệnh chính vàảnh hưởng đến sức khỏe của động vật nuôi, do vậy quản lý tốt môi trường aonuôi sẽ nâng cao sức khỏe của động vật nuôi, giúp động vật nuôi lớn nhanh, giảmchi phí sản xuất Giảm thiểu sử dụng nước là điều kiện thiết yếu của mô hìnhnuôi tiên tiến và có trách nhiệm với môi trường do giảm được chi phí bơm nước,giảm khả năng đưa chất độc hại vào môi trường ao nuôi

- Khí hậu: Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển thủy

sản, nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vậtnuôi Ngày nay, biến đổi khí hậu là vấn đề rất đáng lo ngại đối với ngành thủysản Khí hậu biến đổi mạnh mẽ làm nảy sinh nhiều hiện tượng thời tiết cực đoankhiến nước biển dâng, biên độ nhiệt thay đổi, axit hóa nước biển, hệ sinh thái đạidương bị thay đổi… nó tác động to lớn đến trữ lượng thủy sản Thậm chí tácđộng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được đề xuất vào danh mục bảohiểm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản

2.1.4.2 Điều kiện sản xuất

Nếu yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của loài thì sựphát triển của ngành nuôi trồng thủy sản lại phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất sau:

- Vốn đầu tư: Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện

các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp Đốivới phát triển nuôi trồng thủy sản, vốn là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộngquy mô và nâng cao trình độ thâm canh Phát triển thủy sản yêu cầu có vốn đầu

tư ban đầu lớn Năng suất, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc tổchức quản lý sản xuất theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật Vì vậy, đòi hỏi

Trang 23

người nuôi phải có đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư con giống tốt, xâydựng hệ thống ao nuôi đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, tất cả các khâu phải thựchiện đồng bộ, hợp lý

- Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng và chế biến thủy sản: Cơ sở hạ tầng

phục vụ nuôi trồng và chế biến thủy sản là điện, nước, giao thông, hệ thống xử lýnước thải, hệ thống kênh cấp, thoát nước, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sảnxuất thủy sản Hiện nay, ở nhiều nơi người dân phát triển diện tích nuôi trồngthủy sản ồ ạt nhưng không có ao xử lý, thoát nước thải, cơ sở hạ tầng không đápứng được nhu cầu sử dụng gây ra dịch bệnh trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đếnsản xuất thủy sản và kinh tế của người dân Chất lượng con giống sản xuất ra bấpbênh, không kiểm soát được, thiếu cơ sở chế biến thủy sản

- Lao động: Yếu tố lao động ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi trồng thủy

sản Việc quản lý môi trường nuôi đòi hỏi tính cộng đồng, xã hội hóa cao vàtrước hết phải được người nuôi nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thực hiện nghiêmchỉnh Hiện nay, nhiều vùng nuôi trồng thủy sản phát triển tự phát, không theoquy hoạch, không tương xứng với trình độ quản lý, điều này dẫn đến dịch bệnh

dễ dàng xuất hiện và lây lan, làm mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường

- Trình độ của người lao động: Trình độ của người lao động có ảnh hưởng

nhiều đến việc tiếp thu các thông tin kinh tế, thị trường và áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong quá trình phát triển nuôi thuỷ sản

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới NTTS Ngành NTTScàng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiếnvào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế.Phát triển NTTS phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ sinh sản nhân tạo, laitạo, thuần chủng giống loài thủy sản, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thức ăncông nghiệp kỹ thuật vận chuyển giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnhcho thủy sản Vì vậy việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và côngnghệ vào NTTS luôn là những yêu cầu bức thiết

- Môi trường vùng nuôi trồng thủy sản:

Nuôi trồng thủy sản có đặc tính là yêu cầu khắt khe về điều kiện môi trường

và chịu tác động lớn của môi trường Vì vậy, trong phát triển nuôi trồng thủy sảnnếu không chú ý tới quản lý môi trường vùng nuôi, để môi trường vùng nuôi bị ô

Trang 24

nhiễm sẽ dẫn tới việc đối tượng nuôi bị dịch bệnh và chết hàng loạt, gây thất thu lớncho người nuôi, yêu cầu trước tiên của bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản

là hệ thống cấp thoát nước phải được bố trí riêng biệt, nguồn nước trước skhi cấpvào ao nuô và thải ra môi trường phải qua ao chứa và phải được xử lý và kiểm tranghiêm ngặt Sự phát triển ồ ạt không có quy hoạch, thiếu quy hoạch trong nuôitrồng thủy sản đang là những vấn đề áp lực lớn trong việc sử dụng tài nguyên

- Hệ thống khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh: Hệ thống khuyến nông với

nhiều hình thức hoạt động như tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật, xây dựng

và nhân rộng mô hình công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, xây dựng những trangtrại, gia trại, có hiệu quả kinh tế cao Tập trung vào các lĩnh vực tập huấn chuyểngiao TBKT, đào tạo nghề, xây dựng mô hình, tuyên truyền nhân rộng mô hìnhgóp phần phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển nuôi trồng thủysản nói riêng Thông qua hệ thống khuyến nông và khuyến nông viên cấp xãngười dân được hướng dẫn nhiều quy trình kỹ thuật, mô hình sản xuất hiệu quả

áp dụng trong sản xuất, được đào tạo, nâng cao tay nghề thúc đẩy phát triển sảnxuất thủy sản của hộ nói riêng và của tỉnh nói chung

2.1.4.3 Nhu cầu thị trường

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nghiên cứu thị trường nhằm trả lờicâu hỏi sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? cho ai ? Thị trường cần nhữngsản phẩm có đặc điểm như thế nào, ai là người tiêu thụ sản phẩm đó Nắm bắtđược nhu cầu thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nói chung và

cụ thể ở đây là sản xuất thủy sản Nông dân và các nhà sản xuất của chúng tathường không nắm đủ các thông tin thị trường, vì nhiều lý do khách quan và một

lý do chủ quan dễ nhận ra nhất: ít chịu bỏ công và bỏ của để điều nghiên thịtrường, mà chỉ bắt chước láng giềng là chính Những nhà sản xuất thành côngthường để nhiều công sức để nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để tổ chức sảnxuất theo thị trường đó

Bên cạnh đó Ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng làmột ngành sản xuất có nhiều đặc điểm riêng, trong đó tính thời vụ khá cao là nétđặc trưng nhất Nó thể hiện ở sự biến động giá cả thị trường theo thời vụ đặc biệt

là tính không ổn định của thị trường đầu ra Tính mùa vụ làm cho giá cả sảnphẩm thủy sản thay đổi theo thời gian, người sản xuất, cung ứng sản phẩm cầnnắm rõ đặc điểm này để có chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho mức lợinhuận từ hoạt động đầu tư của mình là lớn nhất

Trang 25

2.1.3.4 Cơ chế, chính sách, quy hoạch

- Cơ chế, chính sách:

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế quan trọng và rất nhạy cảm nên chịu

sự ảnh hưởng lớn của cơ chế chính sách và môi trường pháp lý quốc gia Nhậnthấy vai trò của ngành kinh tế thủy sản, trong thời gian qua Đảng, nhà nước đã cónhiều cơ chế, chính sách đầu tư phát triển ngành Các quy hoạch tổng thể pháttriển ngành thủy sản và tiểu ngành của quốc gia và của từng vùng miền trên cảnước nhằm đưa ra định hướng phát triển cho ngành thủy sản ở từng thời kỳ pháttriển Các chính sách được ban hành trên các mặt hoạt động sản xuất thủy sảnnhư: chính sách về sử dụng đất đai, chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗtrợ đầu tư, tín dụng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, chính sách về thuế…Đây là yếu tốtác động không nhỏ đến quy mô cũng như chất lượng của ngành NNTS Cácchính sách luôn là "bà đỡ" cho sự phát triển Phát triển NTTS phụ thuộc rất lớnvào nhiều chính sách trong đó chính sách đất đai là quan trọng nhất Đồng thờiphải hình thành đồng bộ chính sách tín dụng, đầu tư, chính sách bảo hiểm vànhiều chính sách khác Vì vậy đổi mới và hoàn thiện chính sách luôn là vấn đề

mà người NTTS đòi hỏi đối với các cấp, các ngành và các địa phương Nhữngchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sựphát triển của ngành NTTS

- Quy hoạch nuôi trồng thủy sản:

Quy hoạch phát triển là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định tới sự pháttriển bền vững Cơ sở cơ bản để xây dựng được một quy hoạch mang tính khoahọc và khả thi là công tác nghiên cứu đánh giá về tiềm năng nguồn lợi và nhu cầuthị trường Trong đó nội dung quan trọng không thể thiếu của quy hoạch pháttriển NTTS là quy hoạch hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước cho vùng nuôi, đốivới các vùng nuôi công nghệ cao đòi hỏi việc quy hoạch xây dựng được hệ thốngcấp, thoát nước phải đảm bảo an toàn về môi trường để phát triển nuôi trồng thủysản ổn định và bền vững (Phùng Huy Đại,2011)

2.1.3.5 Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực

Đây cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, trong phát triểnsản xuất, mặc dù chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả và hiệu quả trong nuôitrồng thủy sản nhưng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của nuôi trồngthủy sản trên một vùng cụ thể Nuôi trồng thủy sản vừa chứa đựng yếu tố kỹthuật cao vừa đòi hỏi kinh nghiệm nên công tác tổ chức, quan rlys, nâng cao trình

Trang 26

độ cho người nuôi trồng là rất cần thiết.

Mỗi hình thức tổ chức sản xuất có những ưu điểm, nhược điểm nhất định,

vì thế mỗi hình thức tổ chức sản xuất thích ứng với một số hình thức nuôi trồngthủy sản nhất định Phát triển nuôi trồng thủy sản phục thuộc rất lớn vào việcchọn các hình thức tổ chức quản lý sản xuất phù hợp

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2.2.1 Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản trên thế giới

Nuôi trồng thủy sản được coi là ngành sản xuất thực phẩm có tốc độ pháttriển nhanh nhất trên thế giới, cung cấp phần lớn protein động vật cho con người

và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu Trongnhững năm qua, sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới tăng trưởng với tốc độvừa phải Theo báo cáo của FAO, năm 2012, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạtmức cao kỷ lục 90,4 triệu tấn, tương đương 144,4 tỷ đô la Mỹ Năm 2013, sảnlượng nuôi trồng thủy sản đạt 70,5 triệu tấn, tăng 5,8%

Sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổngsản lượng thủy sản toàn cầu (158 triệu tấn), từ 20,9% năm 1995 lên 32,4% năm

2005 và 40,3% năm 2010 và ở mức cao kỷ lục là 42,2% trong năm 2012 Châu Áchiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng nuôi toàn cầu 54%, châu Âu chiếm18% và các châu lục còn lại nhỏ hơn 15%

Nếu xét theo vùng, trong giai đoạn 2000-2012, châu Phi có tốc độ tăngtrưởng nhanh nhất (11,7%) Tiếp theo là Mỹ La tinh và vùng Caribê, 10% Nếukhông tính Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của châu Á tăng8,2% Tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc, nhà sản xuất thủysản lớn nhất thế giới, giảm còn 5,5 Châu Âu và châu Đại Dương có tốc độ tăngtrưởng thấp nhất, tương ứng 2,9 và 3,5% Trái với xu hướng tăng trưởng tại cácchâu lục khác, kể từ năm 2005, sản lượng nuôi tại Bắc Mỹ giảm đều do sảnlượng nuôi tại Mỹ (Tổng cục Thủy sản,2014)

Sự phân bố sản lượng nuôi trồng thủy sản giữa các vùng và các nước cómức độ phát triển kinh tế khác nhau vẫn còn chưa cân đối Về mặt số lượng, châu

Á chiếm 88% sản lượng nuôi toàn cầu, trong đó Trung Quốc dẫn đầu về mặt sảnlượng nuôi trồng, chiếm 61,7% Tiếp theo là các nước Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Nauy, Thái Lan, Chi lê, Ai, cập, Mi-an-ma, Phi-lip-pin,Brazil và Nhật

Trang 27

Trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu (66,6 triệu tấn năm2012), sản lượng cá có vẩy chiếm 2/3 (tương đương 44,2 triệu tấn); trong đó, sảnlượng nuôi nước ngọt là 38,6 triệu tấn, nuôi nước mặn là 5,6 triệu tấn Sự pháttriển nhanh chóng của sản lượng nuôi nước ngọt phản ánh một thực tế là nuôitrồng thủy sản nước ngọt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nuôi biển.Sản lượng từ nuôi nước ngọt hiện chiếm 57,9% trong tổng sản lượng nuôi trồngthủy sản toàn cầu Nuôi trồng thủy sản nước ngọt đóng góp to lớn trong việccung cấp nguồn protein thực vật cho con người, đặc biệt là người dân ở các nướcđang phát triển như châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin Qua các hoạt động thúcđẩy sự phát triển bền vững, nuôi trồng thủy sản nước ngọt được trông đợi sẽđóng góp vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo đápứng nhu cầu thủy sản ngày càng tăng do dân số tăng nhanh tại các nước đang pháttriển trong thời gian tới (Tổng cục Thủy sản, 2014)

Theo OECD.org, Thefishsite, FAO, Globefish, tại một nghiên cứu củaFAO, tiêu thụ thủy sản của EU trong tương lai sẽ diễn ra ba xu hướng: Tiêu thụthủy sản chế biến bảo quản và thủy sản ướp lạnh/tươi hầu như ổn định; giáp xác,nhuyễn thể, fillet cá và sản phẩm qua chế biến sẽ tăng; tiêu thụ sản phẩm đônglạnh sẽ giảm Mức tăng tiêu thụ cao nhất được dự báo cho các loài giáp xác, nhất

là tôm và fillet cá Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) phối hợp với Tổchức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tiêu thụ thủy sản toàn cầu dựbáo sẽ đạt 188 triệu tấn vào năm 2020, chủ yếu bởi tiêu thụ hải sản tăng ở cả cácnước phát triển cũng như đang phát triển trong bối cảnh trữ lượng thủy sản tựnhiên ngày càng giảm sút.( Hải Băng, 2014)

Bảng 2.1 Tổng sản lượng thủy sản của thế giới

2008

Năm2009

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Năm2014Khai thác Triệu tấn 94,399 94,000 89,700 90,000 89,800 94,400NTTS Triệu tấn 49,283 52,003 52,500 55,089 57,200 63,600Tổng sản lượng Triệu tấn 143,682 146,003 142,200 145,089 147,000 154,00

0

Nguồn: Báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO)Hiện nay các nước vẫn đang không ngừng phát triển ngành NTTS cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu, hình thức nuôi trồng chủ yếu là nuôi công nghiệp Đây

Trang 28

là hình thức nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng đòi hỏi phải có chi phílớn cùng với trình độ kỹ thuật cao.

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng trồng thủy sản ở Việt Nam

Thời gian gần đây, NTTS của Việt Nam phát triển rất nhanh không chỉ vềchiều rộng mà còn phát triển cả về chiều sâu Ngành NTTS đã phát triển nhanhtrên tất cả các mặt: mở rộng diện tích, phát triển các hình thức nuôi tiến bộ, thâmcanh tăng năng suất, đa dạng chủng loại thủy sản nuôi và phát triển mạnh các loạithủy sản có giá trị kinh tế cao Nghề NTTS từ chỗ là một nghề sản xuất phụ,mang tính tự cấp tự túc đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa tập trung vớitrình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ,nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh

tế khác, diện tích NTTS đã tăng đều đặn theo từng năm kéo theo đó thì sản lượngđưa vào nuôi trồng cũng tăng theo

NTTS của Việt Nam đang từng bước trở thành một trong những ngành sảnxuất hàng hóa chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiếnđến xây dựng các vùng sản xuất tập trung Các đối tượng nuôi có giá trị cao cókhả năng XK đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt phát huyđược tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong DN và ngư dân

- Về sản xuất

Tổng cục Thủy sản cho biết, sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 5.157,6ngàn tấn, tăng 6,4% so với năm 2013; trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.450,8ngàn tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm; sản lượng nuôitrồng đạt 2.7068,8 ngàn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạchnăm NTTS năm 2014 gặp rất nhiều bất lợi với những biến động thất thường củathời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Đây là năm đầu tiên tỷ lệ tăng sảnlượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn so với tỷ lệ tăng sản lượng thủy sản khai thác

Nuôi tôm nhìn chung được cả mùa và giá Đặc biệt nuôi tôm chân trắngtăng mạnh, diện tích đạt gần 24.400ha, tăng 32%, sản lượng 135,000 tấn, tăng50% so với năm 2013 Sản phẩm tôm chân trắng đóng góp gần 20% tổng giá trị

XK tôm của Việt Nam năm 2014 Nuôi cá tra trong năm vẫn gặp khó khăn, dogiá cá nguyên liệu trong 3 tháng cuối năm tăng mạnh, nhưng lại vào thời điểmhầu hết ao nuôi đã hết cá thịt Nhiều người nuôi không còn khả năng đầu tư, hoặckhông tin vào tăng giá bền vững năm tới nên chưa dám thả nuoi đợt mới Tổng

Trang 29

diện tích nuôi cá tra năm nay ước giảm 5% so với năm trước, trong đó một sốđịaphương giảm nhiều là Cần Thơ (-13,6%); An Giang (-9%); Bến Tre (-8,1%).Sản lượng cá tra cả năm ước đạt 1,2 triệu tấn Tuy sản lượng cá tra giảm nhưngtổng sản lượng các loài cá nuôi thu hoạch năm 2014 sản lượng cá tra giảm nhưngtổng sản lượng các loài cá nuôi thu hoạch năm 2014 vẫn tăng 4,9% so với nămtrước do các địa phương thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi theohướng đa canh, với nhiều đối tượng và hình thức nuôi, nhằm vào các sản phẩmphục vụ thị trường nội địa Đáng chú ý là nuôi thủy sản trong lồng trên biển mởrộng nhanh tại các địa phương Số lượng lồng, bè nuôi các loại tăng gần 10.000chiếc(+9,3%) so với năm 2013, trong đó số lồng, bè nuôi biển tăng 20% Sảnphẩm thủy sản nuôi tiêu thụ rất tốt với giá cao, nhất là cá biển và tôm, cá biển giá1kg, tôm hùm nuôi vào cuối tháng 12 lên tới 2 triệu đồng.

Hiện nay, nuôi trồng thủy sản chiếm tới 60% sản lượng của cả nước, đóngvai trò quan trọng trong XK và tiêu dùng thực phẩm trong nước Vì vậy, để thựchiện thành công Chiến lược phát triển thủy sản tới năm 2020, nuôi trồng thủy sảncần được chú trọng, phát triển tương xứng tiềm năng của nó Theo đó, Bộ NN vàPTNT cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủysản đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, trên cơ sở đó làm căn cứ cho các địaphương xây dựng quy hoạch từng địa bàn, chú trọng các đói tượng nuôi chủ lực,

có giá trị kinh tế cao, phát triển theo hướng thâm canh; khuyến khích đa dạng đốitượng và hình thức nuôi phù hợp theo từng khu vực, thời vụ trên từng vùng.Triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như truyxuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của thị trường Đẩy mạnh công táckhuyến nông, khuyến ngư Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, dự báothị trường, mối liên kết trong NTTS

- Về xuất khẩu:

Năm 2014 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường Trong đó tóp 10 thịtrường chính gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kong,ASEAN, Australia, Canada, Mexico và Nga chiếm 85% giá trị XK

- Thị trường Mỹ: Vượt qua EU đứng đầu về NK thủy sản Việt Nam chiếmgần 19,4% tổng giá trị XK với tổng giá trị Nk 1,19 tỷ USD, tăng 1,2% so vớinăm 2013 Mỹ đứng đầu về NK cá ngừ của Việt Nam (chiếm 44% tổng giá trị

XK cá ngừ) với doanh số năm 2014 ước đạt 245 triệu USD, tăng 43% so với năm

2013 Là thị trường tiêu thụ tôm và cá tra đứng thứ 2 sau EU Trong đó NK tôm

Trang 30

từ VN đạt khoảng 455 triệu USD, giảm 19% so với năm 2013, XK cá tra đạtkhoảng 359 triệu USD, tăng 8% so với năm trước.

Bảng 2.2 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ năm 2014

311 triệu USD Riêng cá ngừ Việt Nam XK sang thị trường EU vẫn tăng trưởngtốt (+43%) với khoảng 114 triệu USD

Bảng 2.3 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2014

Trang 31

Quốc đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường XK thủy sản,nhất là mặt hàng tôm Trung Quốc đứng thứ 4 về NK tôm từ Việt Nam với 255triệu USD, tăng 14% chưa kể đến việc thương lái Trung Quốc thu gom tômnguyên liệu qua đường tiểu ngạch, kể cả tôm có bơm chích tạp chất, gây xáo trộnthị trường tôm nguyên liệu trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng tôm của ViệtNam Một số loài nuôi chính có sản lượng cao đáng kể phục vụ cho tiêu thụ trongnước và XK gồm: Cá chép, cá rô phi, cá da nheo và tôm chân trắng Hầu hết cácloại trên đều có sản lượng năm 2014 cao hơn năm 2013.

Bảng 2.4 Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

kể so với tốc tăng khối lượng, giá được cải thiện mạnh Do tình hình khan nguồncung và nỗ lực của các DN, tỷ lệ tăng giá trị và sản lượng XK cá tra cũng đãgiảm dần sự chênh lệch, giá trung bình XK cá tra được cải thiện rõ Uy tín chấtlượng sản phẩm thủy sản của nước ta ngày càng cao, XK thủy sản thực sự trởthành động lực to lớn cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, là tiền đềđểngành NTTS nước ta tiến lên CNH, HĐH

Để khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng nuôi trồng thủy sản, Thủtướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013

về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến 2020, tầmnhìn 2030, theo đó định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo các vùng sinh thái:

Trang 32

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Duy trì ổn định nuôi thủy sản nước ngọt ởcác tỉnh nội đồng, đối tượng nuôi cá truyền thống, cá rô phi với phương thức nuôithâm canh và bán thâm canh Phát triển nuôi ven biển các loài thủy sản nước lợ

có giá trị kinh tế cao (tôm sú, tôm chân trắng, ngao, cua xanh ) theo phươngthức thâm canh và bán thâm canh ở các vùng có điều kiện thích hợp Trồng rongbiển, nuôi các đối tượng hải sản khác theo phương thức hữu cơ (nuôi sinh thái).Phát triển nuôi các loài cá biển, trai ngọc, tu hài, hàu tại các khu vực ven các đảonhư Cô Tô, Bái Tử Long, Cát Bà, Bạch Long Vĩ

- Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung: Khai thác tiềm năng mặtnước hồ chứa thủy lợi, thủy điện để nuôi các đối tượng cá nước ngọt truyềnthống theo hình thức thâm canh, bán thâm canh Phát triển nuôi trồng thủy sảnnước lợ khu vực cửa sông, ven biển, đầm phá (các loài tôm sú, tôm chân trắng,tôm hùm, nhuyễn thể, cá cảnh biển, các loài hải đặc sản, rong biển ) theophương thức thâm canh và bán thâm canh Phát triển nuôi trồng các loài cá biển,rong biển tại các vùng khu vực quanh các đảo, quần đảo

- Vùng Đông Nam bộ: Khai thác tiềm năng mặt nước hồ chứa thủy lợi,thủy điện nuôi các đối tượng cá nước ngọt truyền thống (rô phi, lóc bông, ) theohình thức thâm canh, bán thâm canh và lồng bè Phát triển nuôi trồng thủy sảnnước lợ khu vực cửa sông, ven biển (các loài tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể,rong biển ) theo phương thức thâm canh, bán thâm canh Duy trì các mô hìnhnuôi hữu cơ (nuôi sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn thành phố Hồ ChíMinh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phát triển nuôi cá cảnh theo hướng sản xuấthàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Khai thác lợi thế hệ thống sông ngòi,bãi bồi ven sông phát triển nuôi thủy sản nước ngọt các đối tượng chủ yếu: Cátra, tôm càng xanh, cá bản địa theo hình thức thâm canh, bán thâm canh Pháttriển nuôi trồng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển các loài tôm sú, tômchân trắng, nhuyễn thể (như nghêu, sò huyết, cá chẽm, cá mú ) theo phươngthức thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến Duy trì các mô hình nuôihữu cơ (nuôi sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn Phát triển các mô hìnhnuôi trồng hải sản trên biển và ven các đảo

* Phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Ninh

Trang 33

Diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh hiện nay là 17.300 ha tăng 3,5% sovới cùng kỳ, có 11.300 ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi thâm canh gần 1.000 havàe tên 1.000 ha nuôi bán thâm canh còn lại nuôi quảng canh cổ truyền và nuôi sinhthái; có gần 2.000 ha nuôi thủy sản nước ngọt, và 1.300 ha nuôi nhuyễn thể, còn 2.700

ha nuôi các loài thủy sản khác Toàn tỉnh có 5.278 ô lồng nuôi cá biển, tăng 1.003 ôlồng so với năm 2003, và có gần 500 ha ao, đầm và hàng chục ha rào chắn trên vịnh

để nuôi cá biển Toàn tỉnh hiện có 11 công ty, đơn vị nuôi trai cấy ngọc trên vịnh HạLong, Bái Tử Long (dẫn theo Phùng Huy Đai,2011)

* Phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Bình.

Thí Bình là một tỉnh có truyền thống thâm canh lúa nước và đánh bắt thủy, hảisản Với bờ biển dài trên 50 km cùng nhiều con sông lớn chạy qua địa phận của tỉnh làđiều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy, hải sản góp phần để tỉnh thực hiệnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Những năm vừa qua, Thái Bình

đã tập trung khá nhiều nhân lực, vật lực chuyển đổi vùng ven biển, ven sông, vùngtrùng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và mô hình cá - lúa, vườn aochuồng tổng hợp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, thúc đẩy kinh tế địaphương phát triển (Nguyên Bình, 2014)

Thái bình có truyền thống chuyển đổi từ trước những năm 2000, nhưng phongtrào này thực sự phát triển khi có Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về chuyển đổi cơ cấu câytrồng vật nuôi và đã chỉ đạo các địa phương trong toàn tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể,trực tiếp cho tững xã, từng vùng Thực hiện quy hoạch vùng nuôi tập trung gắn vớinhững giải pháp cụ thể về cơ sở hạ tầng, thủy lợi Liên kết với Sở Nông nghiệp vàphát triển nông thôn, Trung tâm khuyến ngư, hàng năm mở hàng chục lớp tuaanphuấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các kiến thức về nuôi trồng thủy sản cho bà connông dân Đến nay tỉnh Thái Bình đã coi việc tập trung cao cho phát triển nuôi trồngthủy, hải sản như đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện mô hình thâm canh, khai thác hếtdiện tích đầm, bãi bồi, chuyển một phần diện tích đất nhiễm mặn, đất làm muối hiệuquả thấp chuyển sang nuôi trồng thủy, hải sản Từ đó, dấy lên phong trào thi đua làmgiầu chính đáng, xây dựng các đầm, vùng nuôi thủy, hải sản tập trung, tác động tíchcực đến sự phát triển thủy sản trong toàn tỉnh Kết quả chung của quá trình chuyểndịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm 20013, toàn tỉnh đã phát triển được diệntích nuôi trồng thủy sản là 14.426 ha, trong đó nuôi nước mặn 2.908 ha, nước lợ 3.427

ha, nước ngọt 8.614 ha Với diện tích trên, đến nay mặt nước để phát triển nuôi trồngthủy sản nước ngọt cơ bản đã được khai thác hết; trong khi đó các địa phương đang xu

Trang 34

hướng thu hẹp diện tích nuôi thủy nước ngọt để chuyển đổi sang các mục đích phinông nghiệp (Nguyên Bình, 2014).

* Phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Ngãi

Nuôi trồng thủy sản Quảng Ngãi chiếm một vị trí không nhỏ trong kinh tế củatỉnh Quảng Ngãi (30% GDP ngành nông nghiệp) Với 130 km bờ biển, 6 cửa lạch, 5huyện có biển và một huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngải có đủ tiềm năng, thế mạnh

về phát triển kinh tế thủy sản Nghị quyết 04/NQ-TU ngày 14/01/2002 của Tỉnh xácđịnh, đây là ngành kinh tế mũi nhọn Dọc theo ven biển có khoảng 4000 ha đất đai,mặt nước, là điều kiện lý tưởng để phát triển nghề nuôi tôm Trong nội địa có gần2.000 ao hồ, thuận lợi cho cho nuôi nước ngọt (Nguyên Bình, 2014)

Theo thống kê Sở Thủy sản Quảng Ngãi toàn tỉnh có khoảng 725 ha nuôi tômtrong đó có nuôi tôm vùng triều 549 ha, nuôi tôm trên cát 176 ha Sản lượng thuhoạch ngày càng tăng, nếu như năm 2001 là 902 tấn, năm 2005 là 3.000 tấn thì năm

2007 đạt 4.500 tấn Nuôi trồng thủy sản phát triển góp phần giải quyết việc làm cho5.000 lao động Nuôi cá nước ngọt tiếp tục được duy trì và phát triển với nhiều hìnhthức đa dạng cả đồng bằng và miền núi Đến nay diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 690

ha, năm 2007 sản lượng đạt 1.000 tấn (104% kế hoạch) Xuất hiện nhiều mô hìnhnuôi thủy sản nước ngọt như nuôi cá trong ruộng lúa, cá rô phi trong lồng, cá lóc, cátrình, ếch góp phần cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho nhiều gia đình Đây cũng làthành công trong công tác chỉ đạo về hoạt động nuôi trồng của toàn tỉnh (NguyênBình, 2014)

* Phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hải Dương

Trong những năm qua phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnhHải Dương khá toàn diện; diện tích, năng suất, sản lượng thủy sản liên tục tăng,năm 2006 là 8.789 ha đến năm 2010 đạt 10.050 ha, tốc độ tăng 3,45%/năm Năngsuất cá nuôi năm 2006 là 3,78 tấn/ha, năm 2010 năng suất đạt 5,32 tấn/ha và sảnlượng thủy sản nuôi trồng đạt 51.765 tấn, tăng 11,27%/năm Thủy sản đã trởthành ngành sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, giúp nông dân giảm nghèo,phát triển kinh tế hộ Giá trị sản xuất thủy sản từ 305,28 tỷ đồng năm lên 497,2 tỷđồng năm 2010 (theo giá trị so sánh năm 1994), tăng bình quân 11,05%/nămnâng giá trị thu nhập/ha đất nuôi trồng thủy sản từ 50,9 triệu/ha năm 2006 lên82,4 triệu/ha năm 2010

Trang 35

Theo số liệu của Chi cục thủy sản tỉnh Hải Dương, trong 5 năm qua diện tích,năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng đều so với các năm Diện tích bìnhquân tăng 2,12%/năm, từ năm 2012 là 10.170 ha, đến năm 2016 đạt 10.847 ha.Năng suất bình quân tăng 3,52%/năm, năm 2012 năng suất bình quân đạt 5,4tấn/ha đến năm 2016 năng suất bình quân 6,18 tấn/ha Tổng sản lượng thủy sảnbình quân mỗi năm tăng 3,28 %/năm, tổng sản lượng thủy sản năm 2016 đạt68.552 tấn, trong đó sản lượng cá đạt 66.672 tấn

Hiện trên địa bàn tỉnh có 09 cơ sở sản xuất giống thủy sản và Trung tâmQuốc gia giống thủy sản nước ngọt Miền Bắc đóng trên địa bàn tỉnh Tổng sảnlượng cá bột, cá hương, cá giống các loại năm 2016 sản xuất và tiêu thụ đạt 2.122triệu con, trong đó cá bột các loại: 1.606 triệu con, các hương các loại: 267 triệucon, cá giống các loại: 249 triệu con

Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh hình thành nhiều mô hình nuôi cálồng trên sông Năm 2016 toàn tỉnh có 9 huyện, TP, TX tham gia nuôi cá lồngtrên sông, với 321 hộ tham gia là: huyện Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn,Thanh Hà, Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Ninh Giang, TX Chí Linh, TP Hải Dươngđem lại hiệu quả kinh tế cao Với tổng số lồng nuôi là 2.944 lồng, tổng thểtích lồng nuôi 317.952 m3, sản lượng cá lồng năm 2016 đạt 5.824 tấn Giá trịsản xuất ngành thủy sản đạt 1.762 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,4% giá trị sảnxuất nông nghiệp; giá trị sản xuất/ha nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 187,5triệu/ha năm

Nhờ sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng củanhân dân các địa phương trong tỉnh, sự chỉ đạo sát sao và trực tiếp của SởNông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, phong trào phát triển nuôi trồng thủysản của tỉnh vẫn duy trì ổn định qua các năm thể hiện trên các chỉ tiêu về diệntích, năng suất, sản lượng nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản,sản xuất giống

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn tiếp tục tăng nhưng chưavững chắc; hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản còn những hạn chế đó lànền sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán chưa đáp ứng được yêu cầu của nềnsản xuất hàng hoá, trong đó có vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,bảo vệ môi trường sinh thái; đặc biệt là sản xuất cá giống chủ lực chưa đápứng được yêu cầu sản xuất Diện tích nuôi trồng thuỷ sản phần lớn chưa cóquy hoạch, cơ sở hạ tầng khu nuôi thiếu đồng bộ gây khó khăn cho việc quản

Trang 36

lý môi trường ao nuôi, phòng ngừa dịch bệnh; nhiều khu nuôi thiếu nguồnnước sạch cấp cho ao nuôi thủy sản

Bảng 2.5 Kết quả sản xuất thủy sản tỉnh Hải Dương từ năm 2012 – 2016

ST

T Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2013 2014 2015 2016

Tốc độ tăng

BQ %/ năm

7 Sản lượng cá bột Triệu con 1.772 1.656 1.751 1.795 1.606 102,1

10 GTSX Ngành Thuỷ sản:

Theo giá SS: 2010 Tỷ đồng 1.473 1.620 1.710 1.735 1.762 104,7

11 Giá trị SX (giá hiện hành) Tỷ đồng 1.879 2.173 2.284 2.396 2.742 110,02

12 Giá trị sản xuất/ha đất NTTS Triệu đồng 170,1 179,4 183,4 185,6 187,5 102,46

13 Cơ cấu GT SX(N-L-TS) theo

16 Tổng số lao động NTTS Người 65.131 69.562 73.039 77.603 80.632 105,36

(Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương, 2016)

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển nuôi trồng thủy sản tại một

số tỉnh nước ta.

Nghề nuôi trồng thủy sản đang là nghề kinh tế mũi nhọn của huyệnKim Thành cũng như tỉnh Hải Dương Phát triển nuôi trồng thủy sản của địaphương đang là hướng đi đúng đắn của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dươngtrong giai đoạn hiện nay Việc phát triển nuôi trồng thủy sản đã tận dụng đượcnhững diện tích đất hoang hóa không sử dụng được cho sản xuất nông nghiệphoặc sản xuất không có hiệu quả, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế một cáchtoàn diện; tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nâng cao đời sống củangười dân Ngoài ra còn góp phần nâng cao trình độ tổ chức và quản lý, trình

độ khoa học, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên Phát triển nuôi trồngthủy sản của huyện còn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng hiện có

Trang 37

của vùng và còn chứa đựng một số nhân tố thiếu tính bền vững Mặc dù pháttriển nuôi trồng của huyện Kim Thành đã hình thành những vùng nuôi trồngthủy sản tập trung, song hiện nay hầu hết phát triển nuôi trồng thủy sản ở địaphương còn mang yếu tố tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún

- Để nghề nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành nói riêng cũngnhư của tỉnh Hải Dương nói chung phát triển một cách bền vững cần phải có

sự quy hoạch vùng nuôi đối với từng địa phương và chuyển giao khoa học kỹthuật tới hộ nuôi để tránh hạn chế rủi ro;

- Ngoài việc tập trung phát triển nuôi cá truyền thống, cá rô phi cần có

sự hỗ trợ của nhà nước về vốn, kỹ thuật, nghiên cứu nuôi các loại cá giốngmới có hiệu quả kinh tế cao, thích nghi được với thời tiết khắc nhiệt hạn chếđược dịch bệnh

- Các cấp, các ngành cần có biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát chặtchẽ trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương để tránh làm ônhiễm môi trường nước, gây dịch bệnh cho thủy sản và khai thác cạn kiệtnguồn lợi tự nhiên, đảm bảo vừa tăng thu nhập vào ngân sách địa phươngcũng như phát triển nuôi cá một cách bền vững

- Việc phát triển nuôi cá ở địa phương giữa các hộ nuôi chưa tạo thànhhàng hóa tập trung cho xuất khẩu nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho xãhội rất lớn là cung cấp sản phẩm tại chỗ, cải thiện đời sống tăng thu nhập chomột số bộ phận nuôi cá của địa phương

2.2.4 Các chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nuôi trồng thủy sản

Trong năm qua, Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan đã ban hành nhiềuvăn bản chính sách cụ thể hỗ trợ cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp, trong

đó có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản, cụ thể là:

2.2.4.1 Chính sách khuyến khích phát triển Nuôi trồng thủy sản

Trang 38

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng 9năm 2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 332/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03 tháng 3năm 2011 về việc Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020

- Quyết định số 1628/QĐ-BNN ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ NN vàPTNT về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tậptrung đến năm 2020"

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 về việc phêduyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"

* Chính sách vốn

- Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủquy định về ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùngsản xuất giống tập trung áp dụng công nghệ cao và sản xuất giống gốc

- Nghị định số 67/2014/NQ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về chínhsách phát triển thủy sản

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chínhsách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Nghị định số 61/2010/NĐ-Cp ngày 04/06/2010 của Chính phủ về Chínhsách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợphát triển nuôi nhuyễn thể trên đất hoang hóa, vùng nước chưa được khai thác,trên biển, hải đảo

- Nghị định số 210/2013/NĐ-Cp ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chínhphủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủtướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

* Chính sách về hỗ trợ kỹ thuật

- Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủtướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2020

- Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 về giống vật nuôi

- Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2005 của Thủtướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển NTTS trên đảo, hải đảo

Trang 39

- Quyết định số 33/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt các chương trình phát triển cơ khí ngành thủysản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ

về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020

- Quyết định số 2760/QĐ-BNN ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nôngnghiệp và PTNT về việc phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướngnâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững"

- Quyết định số 1167/QĐ-BNN ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nôngnghiệp và PTNT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án tái cơcấu ngành thủy sản theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ

về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

2.2.4.2 Chính sách của tỉnh Hải Dương

Thực hiện các văn bản, hướng dẫn của Trung ương, những năm qua tỉnhHải Dương đã quan tâm chỉ đạo thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản, banhành các Quyết định về quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung vàthủy sản nói riêng Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành về đầu

tư, tín dụng, hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuấtgiống, sản xuất thức ăn, nuôi cá lồng, chế biến thủy sản, hỗ trợ để sản xuất khi bịthiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; xây dựng thương hiệu

và xúc tiến thương mại các sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh

* Về quy hoạch:

- Nghị định số 31/2012/NĐ-HĐND ngày 6/7/2013 của Hội đồng nhân dântỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hộitỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số: 2657/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2011của Ủy bannhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề án "Phát triển chăn nuôi, thủy sảntập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2011-2015";

- Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của Ủy ban nhân dântỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệptỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”;

Trang 40

- Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của chủ tịch UBND tỉnhHải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vùng nuôi trồng thủysản tập trung tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 14 tháng 04 năm 2015 của Ủy banNhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quyhoạch phát triển nuôi cá lồng Hải Dương đến năm 2020 và định hướng năm 2030

- Việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản hiệnnay được tỉnh khuyến khích thực hiện Chủ trương của tỉnh là đến năm 2020,toàn tỉnh phấn đấu chuyển đổi 3.000-5.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồngrau màu và nuôi trồng thủy sản Hiện nay, tỉnh chưa có chính sách cụ thể về việcchuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nên việc thực hiệncăn cứ vào Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chínhphủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và Thông tư 18/2016/TT-BTC ngày21/1/2016 hướng dẫn một số điều của nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng

4 năm 2015 Việc chuyển đổi phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làmbiến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hưhỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

+ Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sangtrồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúacủa cấp xã;

+ Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, chophép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôitrồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa

* Về chương trình hỗ trợ của tỉnh

- Quyết định 2657/QĐ-UBND quyết định phê duyệt Đề án "Phát triểnchăn nuôi, thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng quy mô, đảm bảo vệ sinh môitrường giai đoạn 2011-2015";

- Quyết định 166/QĐ-UBND quyết định phê duyệt Dự án "Phát triển thủysản tập trung, nâng cao chất lượng quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh HảiDương giai đoạn 2011-2015";

Ngày đăng: 04/03/2018, 10:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Hải Băng (2014). Hướng đi nào của thủy sản thế giới 2014. Truy cập ngày 07/1/2014, tại http://www.thuysanvietnam.com.vn/huong-di-nao-cua-thuy-san-the-gioi-2014-article-6912.tsvn Link
26. Ronald D. Zweig, Hà Xuân Thông, Lê Thanh Lựu, Jonathan R. Cook, Michael Phillips (2005). Việt Nam: Nghiên cứu ngành thủy sản. Truy cập ngày 17/2/2005, tại:http://siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Resources/vn_fisheries_report_final_vie.pdf Link
28. Tổng cục Thống kê (2013). Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia tại https://www.gso.gov.vn/danhmuc/HTCT_QG.aspx?ma_nhom=092309nuôi Link
29. Tổng cục Thủy sản (2014). Tỉnh hình kinh tế xã hội năm 2013. Truy cập ngày 16/10/2014, tại http://www.fistenet.gov.vn/e-nuoi-trong-thuy-san/b-nuoi-thuy-san/tong-quan-nuoi-trong-thuy-san-the-gioi-giai-111oan-2000-2012/ Link
1. FAO (2016). the state of wrold fisheries anh aquculture. Downloaded 05/10/2016 from http://fao.org/3/a-i5798e.pdf Link
2. Chi cục Thủy sản Hải Dương (2015). Báo cáo kết quả công tác năm 2015 tỉnh Hải Dương. Hải Dương Khác
3. Chi cục Thủy sản Hải Dương (2015). Đề cương dự án phát triển sản xuất thủy sản hàng hóa tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020.Hải Dương, năm 2015 Khác
4. Chính phủ (2014). Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản. Hà Nội, năm 2014 Khác
5. Chi cục Thủy sản Hải Dương (2016). Báo cáo kết quả công tác năm 2016 tỉnh Hải Dương. Hải Dương Khác
6. Chi cục Thống kê huyện Kim Thành (2016). Niên giám thống kê huyện Kim Thành 2016. Hải Dương, năm 2016 Khác
7. Cục thống kê Hải Dương (2016). Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2016. Nhà xuất bản thống kê. Hải Dương Khác
8. Công ty cổ phần nước sạch Hải Dương (2016). Báo cáo kết quả thực hiện công tác năm 2016 tỉnh Hải Dương. Hải Dương Khác
9. Đoàn Quang Thọ, Trần Văn Thụy, Phạm Văn Sinh, Đoàn Đức Hiếu, Vũ Tình, Nguyễn Thái Sơn, Lê Văn Lực, Dương Văn Thịnh (2007). Giáo trình triết học. Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội. tr. 323 Khác
11. Kim Văn Vạn (2009). Giáo trình nuôi trồng thủy sản đại cương. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
12. Mai Thanh Cúc và cộng sự (2005). Giáo trình phát triển nông thôn. NXB nông nghiệp, Hà Nội Khác
13. MinhLong/VoV -Trung tâm tin (2016). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam Khác
16. Nguyễn Kim Phúc (2011). Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ. Đai học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Khác
17. Nguyễn Hồng Việt (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế nuoi trồng thủy sản của các hộ gia đình ở xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ. Đại học nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Khác
18. Nguyễn Thị Phương Huyền (2016). Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ. Đại học nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Khác
19. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long (2009). Giáo trình nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w