1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

TÀI LIỆU TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

16 936 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 112,16 KB

Nội dung

TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ Thực hiện được các bước trong tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ nuôi con bằng sữa mẹ một cách hiệu quả.. Kỹ thuật vắt sữa bằng tay: nên để bà mẹ tự làm lấy Rửa tay

Trang 1

TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

Thực hiện được các bước trong tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ (nuôi con bằng sữa mẹ) một cách hiệu quả.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ.

II NỘI DUNG

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và cần thiết cho trẻ khi mới ra đời Nuôi con bằng sữa mẹ

là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em

Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ

mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc

1 Lợi ích của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ

1 Nguồn dinh dưỡng hoàn hảo

2 Dễ tiêu hóa và dễ hấp thu

3 Bảo vệ trẻ chống lại sự nhiễm

khuẩn

4 Sữa non (là sữa được sản sinh

trong ngày đầu sau đẻ, phù hợp nhất với trẻ

mới sinh cả về số lượng và chất lượng)

5 Giàu đạm

6 Giàu kháng thể

7 Nhiều tế bào bạch cầu

8 Giàu vitamin A

1 Giúp trẻ mau lớn và phát triển đầy đủ về thể lực và trí tuệ sau này

2 Tiện lợi, hợp vệ sinh, tiết kiệm thời gian và chi phí

3 Giúp trẻ tăng sức đề kháng

để chống lại bệnh tật

4 Tăng tình cảm mẹ con

5 Giúp mẹ chậm có thai lại

6 Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ; tránh các bệnh lý về vú

Trang 2

2 Sữa mẹ và những thay đổi trong thành phần của sữa mẹ

Sữa non: là sữa mẹ được sản xuất ra từ thời kỳ có thai và được bài tiết trong vòng 2

- 3 ngày đầu sau đẻ Sữa non thường đặc sánh, màu vàng nhạt hoặc trong

Trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Sữa non đã có sẵn trong vú ngay khi trẻ sinh ra Không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nước uống nào trước khi trẻ bắt đầu bú mẹ

Sữa trưởng thành ( xuống sữa): Sau khoảng 3-4 ngày sữa non chuyển sang sữa

trưởng thành Số lượng sữa nhiều hơn làm 2 bầu vú bà mẹ đầy, căng cứng Người ta gọi đây là hiện tượng xuống sữa

Sữa đầu: là sữa được tiết ra khi bắt đầu cho trẻ bú Là sữa được tiết ra đầu bữa bú

của trẻ Sữa đầu bữa có màu trắng trong, số lượng nhiều và cung cấp nhiều đạm, đường, nước và các chất dinh dưỡng khác

Sữa cuối: là sữa được tiết ra ở giai đoạn cuối bữa bú Sữa cuối trong hơn sữa đầu vì

chứa nhiều chất mỡ hơn Chất mỡ này cung cấp rất nhiều năng lượng cho trẻ Vì thế, các

bà mẹ nên để trẻ bú hết sữa trước khi chuyển sang vú khác hoặc ngừng cho bú Sữa đầu

có màu hơi “xanh hơn” sữa cuối, cung cấp rất nhiều protein, đường lactose và các chất dinh dưỡng khác Vì trẻ bú được rất nhiều sữa đầu, trẻ nhận đủ lượng nước và không cần uống nước gì thêm đến khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi, ngay cả vào mùa hè Nếu không có cảm giác khát, trẻ có thể bú ít hơn

3 Một số khuyến nghị về nuôi con bằng sữa mẹ

- Cho bú sớm, trong vòng một giờ đầu sau đẻ;

-Cho bú hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu sau đẻ;

- Cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ khi 4 - 6 tháng tuổi (thời gian chính xác có thể khác nhau tùy từng trẻ);

- Từ 6 tháng trở lên, ngoài bú mẹ, tất cả các trẻ đều phải được ăn thức ăn bổ sung;

- Tiếp tục cho trẻ bú đến 2 tuổi hoặc lâu hơn

4 Đáp ứng nhu cầu năng lượng từ sữa mẹ

Trong 6 tháng đầu sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và nước cho trẻ

Từ 6-12 tháng tuổi sữa mẹ cung cấp 70% nhu cầu năng lượng

Trang 3

Từ 1-2 tuổi sữa mẹ cung cấp 30-40% nhu cầu năng lượng.

5 Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

a Lợi ích đối với trẻ

Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ Giúp trẻ phát triển trí não tối ưu

Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp

Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng cho trẻ

Dễ tiêu hóa và hấp thu

Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp

b Lợi ích đối với bà mẹ

Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau, kích thích co hồi tử cung và giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ cho mẹ

Cho trẻ bú ngay và thường xuyên sẽ kích thích tăng cường sản xuất sữa và phòng cương tức vú cho mẹ

Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí)

Giúp tăng cường tình cảm mẹ con

Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng cho mẹ

Chậm có kinh và có thai lại giúp mẹ KHHGĐ

c Lợi ích với xã hội

Giảm nguy cơ bệnh tật

Giảm các chi phí y tế

6 Nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong 1 giờ đầu) để kích thích mẹ tiết sữa

Cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm

Bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác

Trang 4

Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu

và sữa cuối

Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút

Nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hay lâu hơn nếu có thể

Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa

7 Cách cho con bú

Tư thế

Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà

mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn

Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng

Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ

Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú

Đỡ toàn bộ cơ thể trẻ

Cách ngậm bắt vú đúng

Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới

Miệng trẻ mở rộng

Môi dưới hướng ra ngoài

Cằm trẻ chạm vào vú mẹ

Hậu quả ngậm bắt vú sai

Đau hay tổn thương núm vú (có thể nứt cổ gà)

Trang 5

Cương tức vú, tắc tia sữa.

Vú sẽ tạo ít sữa đi

Trẻ đòi bú liên tục, khóc nhiều và mỗi lần bú kéo dài hoặc từ chối bú mẹ

Trẻ tăng cân kém

8 Vắt sữa

Cách vắt sữa: Vắt sữa có ích trong những trường hợp sau:

Giảm bớt căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa

Mẹ có núm vú tụt vào trong phải vắt sữa cho trẻ ăn trong khi trẻ đang tập bú

Vắt sữa cho trẻ từ chối bú mẹ ăn trong khi tập bú trở lại

Vắt sữa cho trẻ ốm hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi trẻ không thể bú được Duy trì sự tạo sữa khi mẹ phải đi làm xa hoặc mẹ bị ốm không trẻ bú được

Đề phòng núm vú bị khô nứt hoặc đau

Kỹ thuật vắt sữa bằng tay: (nên để bà mẹ tự làm lấy)

Rửa tay sạch

Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái và giữ một cốc đựng sữa ở gần vú

Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ vú, ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực Không nên ấn mạnh quá

vì có thể làm tắc ống dẫn sữa Ấn vào rồi bỏ ra, làm lại nhiều lần Việc này không gây đau, nếu đau nghĩa là kỹ thuật làm sai Xoay ngón tay vào quầng vú vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa được vắt ra từ tất cả các khoang sữa

Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay dọc theo da, tránh ép vào núm vú vì ấn hoặc kéo núm vú không làm cho sữa chảy ra

Vắt mỗi bên vú tối thiểu 3-5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên

Trang 6

Cách vắt sữa

9 Chăm sóc nguồn sữa mẹ.

Chế độ nghỉ ngơi, lao động của bà mẹ cho con bú

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời gian để nghỉ ngơi, lao động vừa phải Nếu phải lao động nhiều mà ăn uống không đủ bà mẹ sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa và vận động; bà mẹ sẽ bị suy dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ nuôi con bú

Bà mẹ ăn uống đầy đủ sẽ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú

Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín

Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường

Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít/ngày) vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi)

Không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá

Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của cán bộ y tế

Trang 7

Sau 6 tháng tránh thai tự nhiên, người phụ nữ có thể sử dụng một biện pháp tránh thai, nhưng không nên sử dụng thuốc uống tránh thai có Estrogen Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc có Progestogen vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa

III TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

1 Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

Kiến thức và kỹ năng tư vấn của cán bộ y tế (CBYT) góp phần quan trọng trong việc tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ Để tư vấn hiệu quả, CBYT cần áp dụng các kỹ năng tư vấn chung (như giao tiếp bằng lời và không lời) vào quá trình tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ Việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ có thể thực hiện tại phòng chăm sóc trước sinh, phòng sinh, phòng chăm sóc hậu sản, phòng tư vấn hay tại gia đình

2 Các bước tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

Bắt đầu: chào hỏi người mẹ (và người nhà nếu có) một cách niềm nở để gây thiện

cảm và tự giới thiệu về mình Hỏi tên của bà mẹ và em bé và hỏi về tình trạng hiện tại của người mẹ Đưa ra những hỗ trợ, giúp đỡ nếu thấy cần thiết

Đánh giá tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ

Việc đánh giá tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ trước khi tư vấn giúp bạn quyết định xem người mẹ đó có cần giúp đỡ không và nếu cần thì cần giúp gì Bạn có thể biết việc nuôi con bằng sữa mẹ đang diễn ra tốt hay không tốt bằng cách quan sát và đặt những câu hỏi

Quan sát: việc quan sát người mẹ và trẻ có thể giúp nhân viên y tế (NVYT) sơ bộ

đánh giá được tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ Quan sát người mẹ bao gồm tư thế người

mẹ cho con bú, cách bế con, cách đưa con tiếp cận với vú, cách giữ con trong khi đang

bú, tình trạng vú Quan sát trẻ bao gồm cách trẻ đáp ứng, cách ngậm núm vú và mút vú, trẻ có thỏa mãn không

Hỏi:

- Những kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ trong quá khứ (nếu là con thứ);

- Hỏi thời gian bắt đầu cho bú ở lần sinh này, tình trạng xuống sữa, tình trạng bú của trẻ;

- Những kiến thức của người mẹ và gia đình liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ;

Trang 8

- Những vấn đề gặp phải của người mẹ khi cho con bú và trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ: tâm lý, thực thể, sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình

Giải thích: cho người mẹ và gia đình về:

- Lợi ích của sữa mẹ, nhất là sữa non;

- Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ: với trẻ, với người mẹ và với gia đình;

- Thời gian cho bú, nhấn mạnh đến các khuyến nghị về nuôi con bằng sữa mẹ;

- Động viên khuyến khích bà mẹ phát huy những hành vi đúng, kiên trì giải thích và chỉnh sửa lại những hiểu biết hoặc hành vi chưa đúng về nuôi con bằng sữa mẹ, chú ý dùng ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu, không phê phán hoặc chê bai

Hướng dẫn:

Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú đúng cách:

- Tư thế: bà mẹ có thể nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, đảm bảo ổn định và vững chãi trong suốt quá trình cho con bú, có thể tựa lưng vào một điểm cố định khi ngồi, không nên chống người lên khuỷu tay vì sẽ gây khó cho trẻ khi bắt vú và dễ gây mỏi cho

bà mẹ

- Cách bế trẻ: chú ý 4 điểm chính sau đây:

+ Đầu và thân trẻ trên một đường thẳng;

+ Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, chứ không phải chỉ đầu và vai;

+ Mặt trẻ đối diện với vú mẹ, miệng trẻ đối diện với núm vú;

+ Thân trẻ áp sát vào cơ thể mẹ

- Bộc lộ bầu vú mẹ;

- Dùng các ngón của bàn tay đối diện đặt lên ngực ngay dưới vú để đỡ bầu vú;

- Dùng ngón cái ấn nhẹ phần trên bầu vú để điều chỉnh vị trí của vú sao cho trẻ dễ bắt núm vú Không để các ngón tay quá gần núm vú;

- Hướng dẫn bà mẹ đưa môi con chạm vào núm vú để trẻ mở rộng miệng ngậm bắt núm vú;

Trang 9

- Trẻ ngậm bắt vú đúng: miệng mở rộng ngậm bắt vú, môi dưới uốn cong và hướng

ra ngoài, lưỡi chụm quanh bầu vú, quầng vú còn lại ở phía trên nhiều hơn phía dưới;

- Trẻ bú hiệu quả: mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại rồi bú tiếp, có thể nhìn hoặc nghe được tiếng trẻ nuốt;

- Khi bú trẻ có thể thiu thiu ngủ, cần đánh thức trẻ bằng cách nói chuyện, xoa hay búng nhẹ vào bàn chân để kích thích cho trẻ tiếp tục bú;

- Khi bú no, trẻ sẽ tự nhả vú mẹ, không cằn nhằn quấy khóc;

Cho trẻ bú hết một bên vú rồi mới đến vú bên kia;

- Khi trẻ bú xong, nếu bầu vú chưa hết sữa thì mẹ nên vắt hết sữa ra để tuyến sữa rỗng sẽ tạo sữa nhiều hơn;

- Lau sạch vú mẹ bằng khăn bông sạch, mềm, ẩm sau khi cho bú xong;

- Trẻ bú xong không nên đặt nằm ngay mà nên vác trẻ lên vai và xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ ợ hơi

Lưu ý: Luôn luôn quan sát người mẹ trước khi muốn giúp đỡ họ; Chỉ hỗ trợ người

mẹ khi họ thực sự cần; Hãy để bà mẹ tự làm càng nhiều càng tốt; Đảm bảo rằng bà mẹ hiểu bạn đã làm gì để họ tự làm sau này; Thời gian cho trẻ bú:

Cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ có nhu cầu Thông thường trong hai tuần đầu nếu bạn cho trẻ sơ sinh bú 10 lần trong một ngày và đêm thì khi trẻ được hơn 6 tuần tuổi bạn nên giảm xuống còn 8 lần Cách giữ gìn nguồn sữa mẹ:

- Uống nhiều nước;

- Ăn đủ chất và tăng nhiều bữa, ăn một số loại thức ăn có thể làm tăng số lượng và chất lượng sữa;

- Nghỉ ngơi đủ, ngủ ít nhất 8 giờ/ngày;

- Cho trẻ bú đúng cách;

- Khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú phải có đơn của thầy thuốc;

- Tâm lý người mẹ thoải mái, cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc cũng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn nguồn sữa mẹ

Trang 10

5 Một số khó khăn hay gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, một số tình trạng sau đây có thể xảy ra và gây cản trở quá trình nuôi con bằng sữa mẹ:

- Núm vú quá ngắn, quá dài hay quá to;

- Tắc tia sữa;

- Viêm vú;

- Loét quầng vú và nứt núm vú;

- Tắc tia sữa

5.1 Sự khác nhau giữa cương sữa và tắc tia sữa

1 Nóng vùng bầu vú

2 Cảm giác nặng

3 Cảm giác căng cứng

4 Sữa vẫn chảy

5 Không sốt

1 Đau vùng bầu vú

3 Vú căng cứng, nhất là núm vú

4 Vùng da bầu vú căng bóng, có thể đỏ

5 Sữa không chảy ra

6 Có thể sốt trong 24 giờ

5.2 Nguyên nhân và cách phòng tắc tia sữa

Nguyên nhân

- Quá nhiều sữa;

- Bắt đầu cho bú muộn;

- Ngậm bắt vú kém;

- Không thường xuyên vắt hết sữa sau khi bú;

Trang 11

- Quá nghiêm ngặt về khoảng thời gian bú.

Cách phòng

- Bắt đầu cho bú sớm, trong vòng một giờ đầu sau sinh;

- Đảm bảo ngậm bắt vú tốt;

- Khuyến khích việc không quá nghiêm ngặt khi cho con bú

Hướng dẫn bà mẹ xử trí tắc tia sữa: không để cho vú “nghỉ”.

Nếu trẻ còn mút được: cho bú thường xuyên, lưu ý bế trẻ đúng tư thế;

Nếu trẻ không mút được: vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút;

Trước khi cho bú: đắp ấm hoặc tắm nước ấm;

Mát xa vùng cổ và lưng;

Mát xa nhẹ nhàng vùng vú;

Kích thích nhẹ nhàng núm vú;

Giúp bà mẹ thư giãn;

Giảm phù nề sau bú: đắp lạnh vùng vú

Nuôi trẻ trước khi mẹ xuống sữa:

Nuôi trẻ trước khi mẹ xuống sữa là nuôi bằng thức ăn hay đồ uống nhân tạo trước lần bú đầu tiên Điều này rất nguy hiểm vì:

- Trẻ không được dùng sữa non là nguồn thức ăn tốt nhất và phù hợp nhất với trẻ sơ sinh, và có nguy cơ:

+ Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết hay viêm não màng não;

+ Trẻ có thể phản ứng lại với protein trong thức ăn nhân tạo và gây bệnh dị ứng sau này

- Nuôi nhân tạo làm giảm khả năng mút vú của trẻ

Trang 12

+ Trẻ mất cảm giác đói và không muốn bú nhiều;

+ Nếu được bú bình, trẻ giảm khả năng bắt vú (khó khăn trong bắt vú và mút vú); + Trẻ mút vú kém

- Sữa mẹ chậm xuống và gây khó khăn cho việc bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ;

- Bà mẹ cho trẻ ăn sữa nhân tạo sớm có thể gặp một số khó khăn như tắc tia sữa Việc nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều khả năng dừng sớm hơn những bà mẹ không cho bú hoàn toàn từ đầu

BẢNG KIỂM TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

GẶP GỠ

1Chào bà mẹ và người nhà (nếu

có)

Gây thiện cảm Tôn trọng, đúng với

tuổi, giới và văn hóa

2Tự giới thiệu về mình Tạo sự tin tưởng cho bà

mẹ và gia đình

Đầy đủ: tên, chức vụ

và nhiệm vụ của mình

GỢI HỎI

3Hỏi tên, tuổi bà mẹ, tên của trẻ Tạo thiện cảm Rõ ràng, đầy đủ

4Hỏi các thông tin liên quan đến

sức khỏe, tình trạng của người

mẹ, cuộc đẻ

Thể hiện sự quan tâm và chuẩn bị tư vấn tốt

5Hỏi về những kinh nghiệm nuôi

con bằng sữa mẹ trong quá khứ,

những kiến thức liên quan đến

nuôi con bằng sữa mẹ, về sự tiết

Sơ bộ đánh giá về những hiểu biết của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ

Hỏi được thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ những lần sinh trước; Hỏi được xem đã

Ngày đăng: 03/03/2018, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w