1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

13 205 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 517,54 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tiễn của xã hội Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về tình trạng phân tầng xã hội, kéo theo những nguy cơ về bất bình đẳng xã hội; trên

Trang 1

Giải quyết vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo tư tưởng

Hồ Chí Minh Trần Bá Hiệp

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn ThS Khoa học chính trị: 60 31 02 04 Người hướng dẫn : GS.TS Phùng Hữu Phú

Năm bảo vệ: 2013

79 tr

Abstract Luận văn góp phần hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về phân tầng

xã hội và thực tiễn phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Thông qua việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng và bình đẳng xã hội, đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hạn chế tình trạng phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Phân tầng xã hội Content

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đổi mới hơn 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - sản phẩm của đổi mới đã phát huy hiệu quả của nó ở tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và

ổn định cùng với việc nâng cao mức sống của hầu hết các tầng lớp dân cư Bên cạnh

đó, kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh không ít những hệ lụy xã hội mà chúng ta đang phải tập trung giải quyết, một trong các hệ lụy đó là sự phân tầng xã hội Phân tầng xã hội là một sản phẩm “tự nhiên” của quá trình vận động lịch sử xã hội loài người, trong từng thời kỳ lịch sử mức độ và tính chất phân tầng có những biểu hiện khác nhau cơ bản Bởi vậy, một mặt chúng ta thừa nhận nó như là một yếu tố khách

Trang 2

quan, nhưng mặt khác với mục tiêu và lý tưởng mà Đảng, nhân dân ta cũng như vị lãnh

tụ thiên tài của dân tộc ta – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và tiếp tục hướng tới là:

“dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” thì phân tầng xã hội được xem là hệ quả không mong muốn của quá trình phát triển xã hội Nghiên cứu về vấn đề này cho thấy bức tranh tổng thể về sự phân tầng xã hội cũng như các yếu tố có liên quan Qua đó, góp phần định hướng các mục tiêu và chiến lược giảm bất bình đẳng xã hội

Ngày nay, sự tiến bộ của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của phát triển xã hội Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người trong cơ hội và điều kiện cống hiến cũng như hưởng thụ các thành quả của phát triển Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng được xem là triệt để nhất trong lịch sử nhân loại Hiện nay, Việt Nam luôn kiên định con đường “định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa”, bản chất ưu việt của

xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang hướng tới phải được hiện thực hóa chứ không phải chỉ dừng lại trong sự mơ ước của người dân Tuy nhiên, một thực tế cho thấy thực trạng phân tầng xã hội đang diễn ra một cách phức tạp và mạnh mẽ ở nước

ta, đặc biệt là các trung tâm đô thị lớn của cả nước Để thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội, đi đúng định hướng con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, chúng ta cần tìm ra những giải pháp hạn chế tối đa phân tầng xã hội trong những biểu hiện tiêu cực của nó, đồng thời với việc giảm tối thiểu sự bất bình đẳng xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã dành trọn cuộc đời mình để giành lấy quyền tự do, độc lập cho dân tộc ta, nhưng khát khao cháy bỏng của

Người không dừng lại ở đó vì “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự

do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[39;tr.56] Hạnh phúc, tự do của người dân

chỉ có thể đạt được khi chúng ta xây dựng được một xã hội thực sự công bằng và bình đẳng

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị phát triển bậc nhất của Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị trọng điểm của cả nước Sự phát triển vượt bậc trên lĩnh vực kinh

tế - xã hội của Thành phố cũng để lại những hệ quả không mong muốn, đó là thực trạng

Trang 3

phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp Đồng thời nó đang và sẽ xuất hiện những nguy cơ gia tăng bất bình đẳng xã hội trên địa bàn Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu chung của cả nước, Đảng bộ và các cấp chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng phân tầng xã hội Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn

đề công bằng và bình đẳng xã hội cũng là một giải pháp góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng ở thành phố Hồ Chi Minh

Xuất phát từ thực tiễn của xã hội Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh nói riêng về tình trạng phân tầng xã hội, kéo theo những nguy cơ về bất bình đẳng xã hội; trên cơ sở những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội chính là

những lý do cơ bản thôi thúc tôi chọn vấn đề “Giải quyết vấn đề phân tầng xã hội ở

thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên

cứu

Với việc hoàn tất nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn được góp phần hệ thống hóa những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội Trên cơ sở tìm hiểu vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, một mặt nêu lên thực trạng, mặt khác tìm ra những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giải quyết vấn đề phân tầng xã hội trên địa bàn thành phố Với mong muốn nhỏ nhoi rằng thành phố mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc trở thành một thành phố không chỉ dẫn đầu về kinh tế của cả nước mà còn là nơi thể hiện tốt nhất khao khát của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời: “độc lập dân tộc phải mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân” – Một Thành phố đảm bảo tốt nhất về công bằng và bình đẳng xã hội cho mọi người dân

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến vến đề nghiên cứu đã có nhiều tác giả với những công trình đã được công bố, như:

Thứ nhất, liên quan đến vấn đề phân tầng xã hội: tác giả Nguyễn Đình Tấn với công trình Nguyễn Đình Tấn “Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội”, Nxb Lý luận chính

Trang 4

trị, năm 2005 Đồng tác giả Nguyễn Thị Hằng – Lê Duy Đồng với công trình “Phân phối và phân hóa giàu nghèo sau 20 năm đổi mới, Nxb Lao động – Xã hội, năm 2005 Tác giả Đỗ Thiên Kính với công trình “Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam: qua hai cuộc điều tra của mức sống dân cư của Việt Nam năm 1993, 1997, Nxb Khoa học xã hội, năm 2003 Tương Lai với công trình “Khảo sát xã hội về phân tầng xã hội” (sách tham khảo nội bộ), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1995 Lê Du Phong với công trình “Giải quyết phân hóa giàu nghèo ở các nước và Việt Nam”, Nxb, Nông nghiệp, năm 2000 Dương Phú Hiệp với công trình “Phân hóa giàu nghèo ở một số quốc gia khu vực châu

Á Thái Bình Dương”, Nxb Khoa học Xã hội, năm1998,

Các công trình nêu trên đã đi vào nghiên cứu vấn đề phân tầng xã hội ở nhiều khía cạnh như, khái niệm, cách tiếp cận, biểu hiện, nguyên nhân, của vấn đề phân tầng xã hội Tuy nhiên, phạm vi đề cập đến vấn đề phân tầng xã hội không chỉ giới hạn trong một địa phương cụ thể như thành phố Hồ Chí Minh mà mang tính tổng quát của tình hình Việt Nam

Thứ hai, liên quan đến vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh cũng

đã có các công trình của các cá nhân, tổ chức, như: Nguyễn Thị Cành với công trình

“Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam, nhìn từ thực tiễn thành phố

Hồ Chí Minh”, Nxb Lao động – Xã hội, năm 2001 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh:

“Tổng kết công tác chăm lo đồng bào nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo tổng kết năm 2000 Viện Kinh tế cũng đã công bố công trình nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu thực trạng phân hóa giàu nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996 Ngoài ra liên quan đến vấn đề còn có hàng loạt các công trình điều tra của Tổng cục Thống kê

đã được công bố,

Các công trình nêu trên đã nghiên cứu, điều tra thực tiễn vấn đề phân tầng xã hội, hoặc các phạm trù hẹp hơn như, phân hóa giàu nghèo, diễn biến mức sống dân cư Đồng thời, các công trình cũng đã có những giải pháp để giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo hay phân tầng xã hội Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề phân tầng xã hội, các công trình trên nghiên cứu theo phương pháp xã hội học và tất nhiên những quan

Trang 5

điểm hay giải pháp cũng di theo hướng này Trong khi đó, hướng nghiên cứu của đề tài này là sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành chính trị học từ những kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học, mà cụ thể là lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để làm cơ sở giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, liên quan đến các vấn đề: xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng, hoặc nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng và bình đẳng, có các công trình nghiên cứu: Nguyễn Thị Nga với công trình “Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - vấn đề và giải pháp”, Nxb Lý luận chính trị, năm 2007 Đồng tác giả Đỗ Phú – Trần Tình có công trình: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, lý thuyết và thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Lao Động, năm 2010 Tác giả Nguyễn Minh Hoàn với công trình “Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2009 Phan Thanh Diễn với công trình

“Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới”, Nxb Tổng hợp Tp.HCM, năm 2005 Đồng tác giả Vũ Đình Hòe – Bùi Đình Phong có công trình:

Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trí quốc gia, năm 2010,

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội trong sự phát triển kinh tế cũng như tiến bộ xã hội, hoặc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc góp phần xây dựng xã hội công bằng và bình đẳng Các công trình nghiên cứu đã được công bố chính là cơ sở khoa học cho việc tìm hiểu, giải

quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài “Giải quyết vấn đề phân tầng

xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” Tuy nhiên,

vấn đề phân tầng xã hội trong mối quan hệ với công bằng và bình đẳng xã hội lại chưa được đặt ra và giải quyết Đặc biệt việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề phân tầng xã hội, góp phần xây dựng xã hội công bằng và bình đẳng hơn tại thành phố mang tên Bác là một hướng đi chưa được công trình nào đề cập và nghiên cứu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Trang 6

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng bình đẳng xã hội, tác giả mong muốn được góp phần làm rõ: những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này, đồng thời thông qua việc tìm hiểu

tư tưởng của Người để nhìn nhận, đánh giá, góp phần tìm ra những giải pháp giải quyết vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng xã hội

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, tìm hiểu và làm rõ khái niêm phân tầng xã hội, thực trạng phân tầng

xã hội hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh, qua đó chỉ ra nguy cơ về một tình trạng bất bình đẳng xã hội đang đặt ra ở mức báo động trên địa bàn thành phố phát triển kinh tế bậc nhất của Việt Nam

Thứ hai, tổng hợp và phân tích những luận điểm, quan điểm cũng như tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

- Vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh với những biểu hiện và nguy cơ gia tăng tình trạng bất bình đẳng xã hội

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng và bình đẳng xã hội và việc vận dụng tư tưởng của Người về việc giải quyết vấn đề phân tầng xã hội trên địa bàn Thành phố

* Phạm vi nghiên cứu:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả xác định phạm vi như sau:

+ Về giới hạn phạm vi lý thuyết:

- Góp phần làm rõ khái niệm phân tầng xã hội,

- Góp phần làm rõ các quan niệm của Hồ Chí Minh về: công bằng và bình đẳng xã hội

+ Về giới hạn thời gian nghiên cứu (nghiên cứu vấn đề thực tiễn): Từ năm 2000 đến nay (nghiên cứu về vấn đề thực tiễn)

Trang 7

+ Về giới hạn không gian nghiên cứu (nghiên cứu vấn đề thực tiễn): Tại thành phố Hồ Chí Minh

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận:

+ Các quan điểm phi Mácxit về vấn đề phân tầng xã hội

+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác – lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng và bình đẳng xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, tiếp thu các quan điểm của Mác – Lênin về tiến bộ xã hội, Người khẳng định, trong chế độ xã hội thực dân, phong kiến, hoàn toàn không có công bằng và bình đẳng xã hội Người quan niệm, bình đẳng trước hết là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, đồng thời việc thực hiện sự bình đẳng giữa người với người trong mối quan hệ giữa thực hiện nghĩa vụ và hưởng thụ quyền lợi ấy chính

là thực hiện bình đẳng xã hội

+ Đảng và nhà nước Vệt Nam kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề bình đẳng xã hội Đảng và Nhà nước ta luôn xác định và hướng tới việc thực hiện bình đẳng xã hội với nhiều khẩu hiệu cũng như nguyên tắc được thể hiện thông qua các văn kiện Đảng, hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, như: tiến tới xây dựng một xã hội công bằng văn minh; tất cả mọi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang hàng nhau trước pháp luật; hay nguyên tắc “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” được nêu trong hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được hiến pháp năm 1992 khẳng định

+ Kế thừa kết quả nghiên cứu, điều tra của các nhà xã hội học liên quan đến những vấn đề nghiên cứu trong đề tài

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính như, phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu Mặt khác xuất phát từ việc đề tài nghiên cứu thuộc phạm trù của ngành chính trị học, nhưng lại liên quan đến lĩnh vực xã hội học nên đề tài chú trọng sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học – chính trị

Trang 8

6 Đóng góp của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tìm hiểu thực trạng phân tầng xã hội đang diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề công bằng xã hội và bình đẳng xã hội, giải quyết vấn đề phân tầng xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần vào việc cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh

và việc hoạch định, thực thi chính sách xã hội, an sinh xã hội trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh

7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương, 6 tiết, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Thị Cẩm Anh (2010): An sinh xã hội ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thương mại Số 31, tr 15-18

2 Phạm Ngọc Anh (2009): Triết lý phát triển Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia

3 Chung Á – Nguyễn Đình Tấn, (1996): Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia

4 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2010): Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX nhiệm kỳ

2010-2015.www.sggp.org.vn; link: www.sggp.org.vn/chinhtri/, Cập nhật ngày

05-10-2010

5 Ban chỉ đạo XĐGN thành phố Hồ Chí Minh (2001): Tổng kết chương trình XĐGN

ở thành phố Hồ Chí Minh hàng năm (1998, 1999, 2000), Báo cáo

6 Nguyễn Thị Cành (2001): Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam, nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Lao động – Xã hội

Trang 9

7 Nguyễn Hữu Công (2010): Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia

8 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , Nxb Sự

thật, Hà Nội

9 Phan Thanh Diễn (2005): Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, Nxb Tổng hợp Tp.HCM

10 Thành Duy: Về một triết lý phát triển phù hợp với Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, số: 10/1998

11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1986

12 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

13 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15 Đảng cộng sản Việt Nam (2002): văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội

16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005): Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

17 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội

19 Đức Hạnh (2011): Kết quả và kinh nghiệm 18 năm thực hiện xoá đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Lao động và xã hội Số 415, tr 40-42

20 Nguyễn Thị Hằng – Lê Duy Đồng (2005): Phân phối và phân hóa giàu nghèo sau

20 năm đổi mới, Nxb Lao động - Xã hội

Trang 10

21 Nguyễn Thị Hiên (2004): Nâng cao năng lực phát triển bền vững: bình đẳng giới

và giảm nghèo, Nxb Lý luận chính trị

22 Dương Phú Hiệp (1998): Phân hóa giàu nghèo ở một số quốc gia khu vực châu Á Thái Bình Dương, Nxb Khoa học Xã hội

23 Nguyễn Minh Hoàn (2009): Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, Nxb Chính trị quốc gia

24 Đặng Ngọc Hoàng (2012): Lao động nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh hiện trạng

và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học chính trị Số 2, tr 64-67

25 Nguyễn Hoàng: Thành phố Hồ Chí Minh – Vài nét về tiềm năng và triển vọng phát triển, tạp chí Kinh tế dự báo, số: 10/1995

26 Vũ Đình Hòe – Bùi Đình Phong (2010): Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trí quốc gia

27 Lê Ngọc Hùng (2004): Xã hội học kinh tế, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội

28 Vũ Tuấn Huy (2007): Một số vấn đề cơ bản của cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội

29 Trần Trọng Hướng: Lấy con người làm trọng tâm, một nguyên tắc xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số: 4/2004

30 Đỗ Thiên Kính (2003): Phân hóa giàu nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam: qua hai cuộc điều tra của mức sống dân cư của Việt Nam năm 1993, 1997, Nxb Khoa học xã hội

31 Đỗ Thiên Kính (2010): Một số vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 20120, Đề tài cấp Bộ năm 2009-2010, Hà Nội

32 Đỗ Thiên Kính (2012): Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

33 Tương Lai (1995): Khảo sát xã hội về phân tầng xã hội (sách tham khảo nội bộ), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

34 Trịnh Duy Luân, Bùi Thế Cường: Về phân tầng xã hội và phân tầng xã hội ở nước

ta hiện nay, Tạp chí Xã hội học, số: 2/2011

Ngày đăng: 03/03/2018, 12:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w