1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: phân tích CTCP chứng khoán sài gòn SSI

45 557 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 475,99 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: phân tích CTCP chứng khoán sài gòn SSI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: phân tích CTCP chứng khoán sài gòn SSI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: phân tích CTCP chứng khoán sài gòn SSI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: phân tích CTCP chứng khoán sài gòn SSI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: phân tích CTCP chứng khoán sài gòn SSI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: phân tích CTCP chứng khoán sài gòn SSI TIỂU LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: phân tích CTCP chứng khoán sài gòn SSI

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sau nhiều năm cải cách, ổn định nền kinh tế Việt Nam đã có những bướcphát triển tốt và đang hướng dần đến sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Hiện nay, hội nhập để phát triển kinh tế đang là xu hướng chung của nền kinh

tế thế giới Nó tạo cho chúng ta cơ hội học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu vốn, côngnghệ, khoa học – kĩ thuật, … của các nước có nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, bêncạnh đó việc phát huy hết các yếu tố nội lực cũng rất đáng được quan tâm, đánh giá

nó một cách chính sác để sử dụng sao cho hiệu quả Trong các yếu tố nội lực này thìquan trọng nhất là nguồn vốn – yếu tố mà Việt Nam đang còn thiếu Trong khi đó,vốn của nền kinh tế chủ yếu tập trung ở các cá nhân, tổ chức Vì vậy, để thu hútđược lượng vốn dư thừa trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán đã ra đời, nhằmtạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư Tuynhiên, việc lựa chọn để đầu tư tài chính vô cùng khó khăn, mang lại rủi ro lớn nếuthiếu thông tin và kiến thức, cùng với việc khó khăn của các nhà đầu tư thì việc thuhút vốn đầu tư của các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, bởi muốn thu hút được sựđầu tư của nhà đầu tư thì công ty phải quản lý nguồn lực, tài chính tốt

Nói tóm lại, hoạt động tài chính là hoạt động rất phức tạp, muốn thu được kếtquả tốt nhất cho cả nhà đầu tư và cho cả doanh nghiệp thì phải cần đến sự trợ giúpcủa các công ty tài chính Trong bối cảnh hiện nay, các công ty tài chính, chứngkhoán mọc lên như nấm thì Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) được xem

là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu và uy tín bậc nhất Việt Nam

Với việc cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ của một công ty chứng khoán và vớitiềm lực tài chính vững mạnh thì SSI đang dần chứng tỏ được vị thế của mình trênthị trường chứng khoán Và để hiểu rõ hơn về hoạt động của SSI, chúng ta sẽ đi vàophân tích chi tiết công ty qua các phương pháp phân tích thíc hợp để các nhà đầu tư

có thể khái quát nên một bức tranh bao quát của lĩnh vực công ty đang hoạt động

Trang 2

MỤC LỤCLời nói đầu 1 Mục lục 2

Trang 3

PHẦN 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ

1.1. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Tính đến 6 tháng đầu năm 2016, nền kinh tế thế giới có khá nhiều bấp bênh

và trong bối cảnh các nền kinh tế chủ chốt của thế giới đang có nỗ lực thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế của nước mình Kinh tế Mỹ vẫn chưa có nhiều điểm sáng, kinh tếchâu Âu phục hồi nhưng chưa vững chắc, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăngtrưởng chậm lại, các nền kinh tế đang nổi có dấu hiệu suy giảm Do đó, tăng trưởngkinh tế thế giới trong nửa cuối 2016 được dự báo tiếp tục ảm đảm World Bank(6/2016) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 xuống còn 2,4% so vớimức 2,9% đưa ra hồi tháng 1/2016 Do tốc độ tăng trưởng chậm tại các nền kinh tếphát triển, giá hàng hóa nguyên liệu vẫn ở mức thấp, thương mại toàn cầu yếu vàdòng vốn bị thuyên giảm

Dự báo tăng trưởng cho kinh tế Mỹ cũng bị hạ từ 2,7% xuống còn 1,9%, khuvực Eurozone được dự báo tăng trưởng 1,6% trong năm 2016 giảm so với dự báo1,7% được đưa ra trước đó Trong khi đó, các nền kinh tế đang nổi và đang pháttriển được dự báo tăng trưởng ở mức 3,5% của năm 2016 giảm 0,6% so với báo cáotrước đó do giá nguyên vật liệu giảm và tăng trưởng trì trệ tại các quốc gia pháttriển Bên cạnh đó, theo IMF (4/2016) dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,2%trong năm nay Theo nhận định của IMF, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn diễn ra,nhưng với tốc độ ngày càng chậm chạp, điều này khiến kinh tế thế giới phải đối mặtnhiều rủi ro

Trong đó, IMF cũng hạ triển vọng tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế pháttriển lớn, gồm Mỹ, Canada, Eurozone, Anh, và Nhật Bản Kinh tế Mỹ sẽ tăngtrưởng 2,4% trong năm 2016, thay vì tăng 2,6% như đưa ra trong dự báo hồi tháng

1 Nhu cầu tại thị trường Mỹ sẽ được hỗ trợ bởi tình hình tài chính được cải thiệncủa các công ty, gánh nặng tài khóa giảm bớt, và thị trường nhà dất được cải thiện.Nhu cầu của thị trường trong nước sẽ giúp Mỹ bù đắp được áp lực suy giảm tăngtrưởng từ đồng USD mạnh và sản xuất công nghiệp suy yếu Kinh tế Eurozone sẽ

Trang 4

tăng trưởng 1,5% trong năm nay, còn kinh tế Anh được dự báo tăng 1,9%- giảm 0,2điểm phần trăm mỗi nền kinh tế so với báo cáo tháng 1/2016.

Theo đó, các nước phát triển như Mỹ và châu Âu đều đang đối mặt với lànsóng phản đối trong nước nhằm vào hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế Điều nàyđược thể hiện qua sự nổi lên của các Đảng có quan điểm hoài nghi về đồng Eurotrong Liên minh châu Âu (EU) và các chính sách cô lập của một số ứng cử viêntổng thống Mỹ Thêm vào đó, châu Âu đang phải giải quyết vấn đề về kinh tế liênquan đến làn sóng tị nạn vừa qua và nguy cơ Anh rời khỏi EU, nếu Anh ra khỏi EU,thì các mối quan hệ thương mại và đầu tư ở châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.Kinh tế thế giới sẽ phải chịu thêm nhiều khó khăn trong trường hợp Anh rời khỏi

EU, theo nhận định của Tổng Thư ký OECD nếu kịch bản trên thành hiện thực sẽảnh hưởng không tốt tới cả Anh, châu Âu và toàn thế giới, trong đó có Mỹ

Đối với Mỹ, vốn là nhà đầu tư rất lớn vào kinh tế Anh, sẽ chịu tác động đáng

kể, bởi nhiều công ty Mỹ coi Anh là "cánh cửa" cho quan hệ tự do thương mại với

28 nước EU Nếu Anh rời khỏi EU thì cánh cửa trên có thể không còn, thu nhập củacác công ty Mỹ sẽ bị giảm sút, buộc nhiều công ty Mỹ phải chuyển hoạt động hợptác, đầu tư tại EU sang những địa chỉ khác IMF đã cảnh báo sự phát triển của kịchbản tiêu cực này sẽ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Anh giảm 5,6% trong vòng 3năm tới Các chuyên gia IMF cũng khuyến cáo cử tri Anh về nguy cơ giảm giá củađồng bảng Anh và sự sụt giảm trao đổi thương mại giữa Anh với các nước lánggiềng thuộc châu Âu Nếu xảy ra Brexit, GDP của Anh sẽ giảm 0,8% trong năm2017

Bên cạnh đó, IMF còn tỏ ra bi quan hơn về triển vọng tăng trưởng nhiều nềnkinh tế mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩudầu Nhiều nền kinh tế mới nổi quy mô lớn đối mặt với sự suy giảm sâu do bất ổnchính trị trong nước hoặc sức ép địa chính trị Một số quốc gia đang phát triển thìchịu tình trạng hạn hán liên quan đến hiện tượng El Nino hoặc lụt lội Theo đó, cácnền kinh tế đang nổi được dự báo tăng trưởng 4,1% trong năm 2016 giảm 0,2 điểmphần trăm so với báo cáo trước đó Kinh tế Nga được dự báo giảm 1,8% năm nay,

Trang 5

thay vì mức dự báo giảm 1% đưa ra hồi đầu năm Kinh tế Brazil sẽ giảm 3,8% trongnăm 2016, bằng với mức suy giảm của năm 2015.

Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 6,5% Ngân hàng phát triển Châu Á-3/2016) trong năm nay giảm 0,2 điểm phần trăm sovới báo cáo tháng 12/2015, dự báo trên được đưa ra trong bối cảnh thế giới lo ngại

(ADB-về khả năng của Trung Quốc trong việc cắt giảm công suất các ngành than, thép và

xi măng của nước này, cũng như quản lý quá trình cải tổ kinh tế không hề dễ dàng

để dịch chuyển sang mô hình tăng trưởng lấy tiêu dùng làm đầu Duy nhất Ấn Độkhông hạ dự báo cho tăng trưởng năm 2016 ở mức 7,5%

Thương mại thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng thấp trong 2016 (theo WTO

- 4/2016) do kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm, tình hình trên thị trường tàichính quốc tế không có nhiều khả quan, và tỉ giá hối đoái biến động liên quan đến

nợ nước ngoài của các nước khó đự đoán Theo đó, thương mại thế giới sẽ tăngtrưởng ở mức 2,8 % cho năm 2016 giảm so với mức dự báo đưa ra tháng 9/2015.UNCTAD (6/2015) dự báo dòng vốn FDI (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) toàn cầu

dự báo sẽ đạt 1,5 nghìn tỷ USD cho năm 2016 Bên cạnh đó, lạm phát toàn cầuđược dự báo tăng ở mức 1,2 % cho năm 2016 từ mức 0,3% của năm 2015 Giá cảhàng hóa thế giới tiếp tục xu hướng giảm trong năm tới do tốc độ tăng trưởng chậmtại Trung Quốc và các nước đang phát triển

Đối với lĩnh vực giá cả hàng hoá thế giới, hầu hết các mặt hàng cơ bản đềuđược dự báo giảm trong năm 2016 và năm 2017 do tốc độ tăng trưởng chậm tạiTrung Quốc và các nước đang phát triển IMF (4/2016) và WB (World Bank)(6/2016) lần lượt dự báo giá kim loại sẽ giảm 14% và 15% năm 2016 sau đó tiếp tụcgiảm nhẹ 1% năm tiếp theo do nhu cầu sụt giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc

Cụ thể, IMF và WB lần lượt dự báo giá dầu trung bình là 43 USD/thùng và 41USD/thùng và sẽ tăng lên mức 50 USD/thùng trong năm 2017 do lượng cung sẽ vẫnđược duy trì ổn định trên thị trường khi các nước OPEC và các nước ngoài khối nàychưa đạt thoả thuận đóng băng sản lượng Đối với giá lương thực thực phẩm đượcIMF dự báo giảm 6%, và WB dự báo giảm 1,5% - 2% trong năm nay tuy nhiên sẽtăng nhẹ trong năm tiếp theo

Trang 6

Theo NCIF, với những diễn biến của kinh tế thế giới trong thời gian gần đâykhông thực sự khả quan, đà tăng trưởng của các nền kinh tế dẫn dắt chưa thực sự rõnét, cùng với những biến động khó lường của giá dầu, đồng USD mất giá so với cácđồng tiền chủ chốt và giá cả hàng hóa chưa khởi sắc Kinh tế thế giới trong năm

2016 được dự báo tăng trưởng ở mức 2,98% giảm 0,2% so với mức dự báo trướcđây Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng ở mức 2%, khu vực Eurozone được dựbáo tăng trưởng ở mức 1,5%, tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 6,5%

1.2. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỀN

KINH TẾ THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.2.1. Tổng quan kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016

Theo Tổng cục Thống kê, GDP cả nước quý I tăng 5,48%, quý II tăng5,55%, tiếp tục ghi nhận xu hướng quý sau tăng cao hơn quý trước trong suốt banăm qua Tính chung sáu tháng đầu năm 2016 ước tăng 5,52%, tuy cao hơn tốc độtăng của cùng kỳ các năm 2012-2014, nhưng lại thấp hơn so với mức tăng 6,32%đạt được trong 6 tháng đầu năm 2015

Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 6,35% (với quý I tăng 5,98% và quý II tăng6,68%), đạt mức cao nhất kể từ năm 2012 tới nay; ngành công nghiệp chế biến, chếtạo tăng 10,1%, tương đương với mức tăng của cùng kỳ năm 2015 Chỉ số tồn khotoàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/6/2016 tăng 9% so cùngthời điểm năm 2015 (thấp hơn mức tăng 11,8% của cùng thời điểm năm trước)

Đáng ngại là khu vực công nghiệp và xây dựng, dù tăng 7,12% nhưng thấphơn nhiều mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2015, và mức tăng quý sau còn thấphơn quý trước (quý I tăng 7,16% và quý II tăng 7,09%)

Đặc biệt, có hai lĩnh vực kinh tế trụ cột trong cơ cấu động lực GDP của ViệtNam bị tăng trưởng âm là ngành khai thác dầu thô (khai thác dầu thô và khí đốt tựnhiên giảm 3,7% khiến ngành khai khoáng giảm 2,20% so mức tăng 8,48% cùng kỳnăm 2015) và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (giảm 0,18%, với quý I giảm1,31% và quý II tăng 0,36%); trong đó, giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp là5,75%; ngành thủy sản chỉ tăng 1,25%

Trang 7

Thêm nữa, sản lượng khai thác thủy sản ở bốn tỉnh miền trung sụt giảmmạnh so cùng kỳ bởi tình trạng ô nhiễm các dòng sông và dọc ven vùng biển bắcTrung Bộ khiến cá chết hàng loạt Cụ thể, Hà Tĩnh giảm 16.000 tấn (6%), QuảngBình giảm gần 24.000 tấn (8,7%), Quảng Trị giảm 16.000 tấn (14,3%), Thừa Thiên

- Huế giảm hơn 13.000 tấn (giảm 30%) Đàn trâu giảm 1,1%; đàn bò tăng 1,6%; đàngia cầm tăng 4,3% Sản lượng cá tra giảm 3% do giá cá tra không ổn định và ở mứcthấp, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng

Diện tích các cây hàng năm khác đạt thấp (ngô, bằng 92,4% cùng kỳ nămtrước); khoai lang (94,1%); đậu tương (76,2%) Riêng lúa vụ đông xuân giảm so với

vụ đông xuân trước giảm cả về diện tích, năng suất (giảm 3,6 tạ/ha) và sản lượng(giảm 1,3 triệu tấn, tức giảm 6,4%) do tình trạng thời tiết cực đoan khách quan rétbuốt ở phía bắc, hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL và nam Trung Bộ, khôhạn ở Tây Nguyên

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2016 ướcđạt 295,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so tháng trước và tăng 11% so cùng kỳ năm trước,còn tính chung sáu tháng đầu năm 2016, ước đạt 1.724 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% socùng kỳ năm trước Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,5%, thấp hơn mức tăng 8,8% củacùng kỳ năm 2015

Trong nửa đầu năm nay có sự bùng nổ tích cực kết quả thu hút FDI về sốlượng dự án, vốn đăng ký, vốn mở rộng và vốn thực hiện, cũng như cơ cấu lĩnh vựcđầu tư; cụ thể: Tính đến 20/6/2016, so cùng kỳ năm trước, cả nước thu hút 1.145 dự

án FDI mới (tăng 51,3%), tổng vốn đăng ký đạt 7.496,9 triệu USD (tăng 95,3%);

535 lượt dự án tăng vốn 3.787,8 triệu USD Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự

án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 11.284,7 triệu USD, tăng 105,4% so cùng kỳnăm trước Vốn thực hiện ước đạt 7,3 tỷ USD, tăng 15,1%

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu chiếm 71,5% tổng vốn đăng ký;hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 604,8 triệu USD, chiếm 5,3%; hoạt độngchuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 562,3 triệu USD, chiếm 5%; các ngành cònlại chiếm 18,2%

Trang 8

Trong số 47 tỉnh, thành phố có dự án mới, Hải Phòng đứng đầu, chiếm21,8% tổng vốn đăng ký cấp mới Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 41,8%tổng vốn đăng ký cấp mới trong số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tưcấp mới tại Việt Nam.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6/2016 ước đạt 700,4 nghìn lượtngười, giảm 7,5% so tháng trước và tăng 29,8% so cùng kỳ năm trước; tính chungsáu tháng đầu năm, ước đạt 4.706,3 nghìn lượt người, tăng 21,3% so cùng kỳ nămtrước Mức tăng được ghi nhận từ khách đến bằng đường hàng không (tăng 25,9%),đường bộ (7,5%); còn đường biển giảm 27,8% Khách từ châu Á tăng 25,7% châu

Âu tăng 13,8%, châu Mỹ tăng 12,4%, và châu Úc tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2015

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sáu tháng ước đạt 82,2 tỷ USD, tăng 5,9% socùng kỳ năm trước, loại trừ yếu tố giá (giá xuất khẩu bình quân giảm 3,85%), thì đạt85,5 tỷ USD, tăng 10,1% so cùng kỳ năm 2015 Do giá cả thế giới giảm, xuất khẩugạo đạt 1,3 tỷ USD, giảm 2,7%; dầu thô đạt 1,1 tỷ USD, giảm 46,6% (lượng giảm23%); sắt thép đạt 832 triệu USD, giảm 5,2%; cao su đạt 530 triệu USD, giảm12,3%

Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 80,7 tỷ USD, giảm 0,5% so cùng kỳnăm trước; loại trừ yếu tố giá (giá nhập khẩu bình quân giảm 7,8%), kim ngạchnhập khẩu sáu tháng đạt 87,5 tỷ USD, tăng 7,9% so cùng kỳ năm 2015

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 17,7 tỷ USD, tăng12,8% so cùng kỳ năm trước Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất củaViệt Nam với 23,3 tỷ USD, giảm 2,9%

Tính chung sáu tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 1,5 tỷ USD, trong đó khuvực kinh tế trong nước nhập siêu 9,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoàixuất siêu 11,2 tỷ USD Nếu loại trừ 4,4 tỷ USD chi phí vận tải và bảo hiểm hàngnhập khẩu đã được tính vào nhập khẩu dịch vụ thì cân đối thương mại hàng hóa vàdịch vụ sáu tháng đầu năm 2016 xuất siêu khoảng 3,7 tỷ USD, trong đó hàng hóaxuất siêu 5,9 tỷ USD, dịch vụ nhập siêu 2,2 tỷ USD Nhập siêu từ thị trường TrungQuốc ước tính 14,1 tỷ USD, giảm 11,5% so cùng kỳ 2015

Trang 9

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2016 tăng 0,46% so tháng trước, tăng2,35% so tháng 12/2015, bình quân sáu tháng đầu năm 2016 tăng 1,72% so bìnhquân cùng kỳ năm 2015 (cao hơn so mức tăng 0,86% của bình quân cùng kỳ nămtrước) Lạm phát cơ bản tháng 6/2016 tăng 0,13% so tháng trước và tăng 1,88% socùng kỳ năm trước Lạm phát cơ bản bình quân sáu tháng đầu năm 2016 tăng 1,80%

so bình quân cùng kỳ năm 2015

Chỉ số giá vàng tháng 6/2016 giảm 0,01% so tháng trước; tăng 9,67% sotháng 12/2015; tăng 4,04% so cùng kỳ năm trước Chỉ số giá USD tháng 6/2016tăng 0,09% so tháng trước; giảm 0,80% so tháng 12/2015 và tăng 2,52% so cùng kỳnăm 2015 Tuy nhiên, do sự kiện Brexit, nên cả giá vàng và USD vào những ngàycuối tháng 6/2016 đã có biến động mạnh theo xu hướng chung trên thế giới

Nhìn chung, trong nửa đầu năm 2016, lạm phát có xu hướng tăng nhẹ là hội

tụ kết quả của gia tăng phương tiện thanh toán; tăng giá dịch vụ y tế, học phí; tănggiá lương thực, thực phẩm trong nước gắn với tăng nhu cầu thu mua thịt lợn xuấtkhẩu sang Trung Quốc và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh Tây Nguyên,nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

Tính đến 20/6/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,07% so cuối năm

2015 (cùng kỳ năm trước tăng 5,09%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng8,23% (cùng kỳ năm trước tăng 4,58%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt6,2% (cùng kỳ năm trước tăng 6,28%) Mặt bằng lãi suất tăng nhẹ, với lãi suất huyđộng bằng đồng Việt Nam kỳ hạn dưới sáu tháng phổ biến ở mức 4,5% - 5,4%/năm;

kỳ hạn trên sáu tháng ở mức 5,4% - 7,2%/năm

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện sáu tháng đầu năm nay theo giá hiện hànhước tính đạt 618,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ năm trước và bằng 32,9%GDP (vốn khu vực Nhà nước chiếm 37,1% và tăng 6,5% so cùng kỳ năm trước; khuvực ngoài nhà nước chiếm 37,3% và tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài chiếm 25,6% và tăng 15,6%)

Tổng thu NSNN bằng 42% dự toán năm Thu từ dầu thô và thu từ hoạt độngxuất, nhập khẩu sáu tháng đầu năm đạt thấp chủ yếu do giá dầu thô, sản phẩm hóadầu xuất khẩu giảm mạnh và tác động của việc tham gia các hiệp định thương mại

Trang 10

tự do Tổng chi NSNN bằng 39,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạtthấp nhất, chỉ 74,5 nghìn tỷ đồng, bằng 29,2%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xãhội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 363,4 nghìn tỷđồng, bằng 44,1%; chi trả nợ và viện trợ đạt 68 nghìn tỷ đồng, bằng 43,8%.

Nhìn chung, các chỉ số kinh tế-xã hội vĩ mô nửa đầu năm 2016 khá ổn định

và phản ánh hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước Tuy nhiên, cần nhấn mạnhrằng, áp lực đạt các chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2016 về tăng trưởng kinh tế và xuấtkhẩu sẽ khó khăn hơn, nhất là khi tác động của sự kiện Brexit đang và sẽ diễn biếnphức tạp, khó lường trong nửa cuối năm

1.2.2. Tác động của nền kinh tế thế giới đến Việt Nam

Đà phục hồi mong manh quả kinh tế thế giới cũng những biến động của giádầu thế giới, thi trường tài chính thế giới cũng như cuộc trưng cầu dân ý “Brexit” đã

và sẽ có những tác động không nhỏ tới kinh tế nước ta

Lãi suất của Mỹ sau 4 lần được giữ nguyên ở mức 0,25-0,5% của tháng12/2015 sẽ sẽ giảm áp lực giảm giá của đồng VNĐ so với đồng USD Hiện tại giáđồng USD đã giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới và đặc biệt làvào những thời điểm sau khi FED chính thức giữ nguyên lãi suất Thời gian qua,cùng với một loạt chính sách bình ổn tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước tỷ giáVNĐ/USD đã ổn định hơn

Đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, vàđồng thời giảm so với đồng VNĐ trong 6 tháng đầu năm 2016 sẽ khiến nợ ngoại tệcủa Việt Nam tính bằng VNĐ giảm xuống Tuy nhiên, do Việt Nam giao dịchthương mại với các nước trên thế giới chủ yếu bằng đồng USD nên khi USD giảmgiá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới thì giá hàng nhập khẩu tínhbằng USD cũng sẽ rẻ hơn, do vậy có thể sẽ khuyến khích nhập khẩu nhiều hơn vàoViệt Nam, mặt khác, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra các nước khác sẽ gặp khókhăn do kém cạnh tranh về giá

Tác động của Brexit đến Việt Nam gồm có tác động trực tiếp, qua kênhthương mại đầu tư giữa Việt Nam và Anh, và tác động gián tiếp thông qua ảnhhưởng đến nền kinh tế toàn cầu cũng như các đối tác thương mại và đầu tư chính

Trang 11

của Việt Nam Xuất khẩu sang Anh chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu,trong khi đó nhập khẩu từ Anh nhỏ hơn 1% Do vậy, nếu tăng trưởng kinh tế củaAnh có suy giảm như một hệ quả của Brexit, ảnh hưởng trực tiếp qua kênh thươngmại ít có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Tuy nhiên, sẽ có một số ảnh hưởng cục bộ theo ngành, đặc biệt là nhữngngành xuất khẩu các mặt hàng sang nước Anh, trong đó có giày dép và dệt may, khi

mà cầu hàng hóa nhập khẩu có thể suy giảm do tăng trưởng kinh tế chậm lại và do

sự mất giá của đồng Bảng Anh Về đầu tư, tính đến năm 2015, Anh có 222 dự áncòn hiệu lực với tổng đầu tư đăng ký 4,437 tỷ và đang xếp thứ 15 trong số 105 quốcgia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam Vốn đầu tư nước ngoài của Anh chủyếu tập trung vào lĩnh vực bất động sản và công nghệ chế biến Nếu hậu Brexit,tăng trưởng kinh tế của nước Anh giảm, tiết kiệm giảm, đầu tư sẽ giảm theo nhưmột hệ quả, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn từ Anh vào Việt Nam

Việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến thị trường tài chính quốc tế bị tác động mạnh,giá đồng bảng Anh sẽ suy giảm, giá các đồng tiền chủ chốt thế giới như đồng Yên

sẽ tăng mạnh và Brexit có thể gây ra thiệt hại lớn đến kinh tế khu vực EU, Mỹ, NhậtBản, Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung, đặc biệt tại thời điểm kinh tế thếgiới tăng trưởng chậm Sự không chắc chắn hậu Brexit khiến rủi ro gia tăng, và làmsuy giảm đầu tư và tiêu dùng Brexit làm giảm thương mại song phương cũng nhưphá vỡ những lợi ích từ việc hợp tác kinh tế và hội nhập

Theo đánh giá về tác động của Brexit của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh

tế, đến năm 2018, Brexit khiến kinh tế Vương quốc Anh giảm gần 1,5% so với việcnước này ở lại EU Tác động ngắn hạn của Brexit tới khu vực đồng tiền chung châu

Âu, khối OECD, khối BRICS, Nhật và Mỹ lần lượt xấp xỉ là 1%, 0,6%, 0,6%, 0,5%

và 0,2% Với Việt Nam, tác động gián tiếp chủ yếu đến từ các hoạt động đầu tư vàthương mại Khi rủi ro tăng cao và niềm tin của nhà đầu tư suy giảm, dòng tiền sẽ

có xu hướng dịch chuyển ra khỏi các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, ítnhất là trong ngắn hạn Về thương mại, tác động gián tiếp của Brexit đến từ sự suygiảm tăng trưởng của các nền kinh tế là các đối tác thương mại chính của Việt Nam

Trang 12

Trong đó, EU là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, đồng thời chịutác động lớn từ Brexit Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chủyếu là hàng tiêu dùng, nên ít phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế Thêm nữa, với việcchính thức kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU gầnđây, tác động thương mại sẽ hạn chế.

Với mức dự báo giá dầu trung bình của IMF trong năm 2016 là 43,9USD/thùng Khi đó, so với kịch bản cơ sở khi giá dầu trung bình thế giới năm 2016

ở mức 35,1 USD/thùng và chưa tính đến tác động của việc Anh rời EU, kinh tế ViệtNam sẽ được hưởng lợi hơn do thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô tăng nên có tácđộng tích cực tới chi ngân sách, cầu chính phủ,… khiến tăng trưởng GDP trong năm

2016 tăng thêm 0,3 điểm %, KNXK và KNNK tăng thêm với các mức tương ứng là0,5 và 0,3 điểm %; giá tiền đồng giảm 0,4%, lạm phát tăng thêm 1 điểm %; tổng thuthuế Chính phủ tăng thêm 3.644 tỷ đồng

1.3. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

TRONG NĂM 2016

1.3.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức hình thành từtháng 7/2000 gắn với mục tiêu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chonền kinh tế và doanh nghiệp Tháng 7/2015, TTCK VN tròn 15 năm mở cửa hoạtđộngThị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) chính thức hình thành từ tháng7/2000 gắn với mục tiêu trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh

tế và doanh nghiệp Tháng 7/2015, TTCK VN tròn 15 năm mở cửa hoạt động

Việt Nam là một nước đang phát triển với rất nhiều thay đổi trong nhữngnăm gần đây Có nhiều cơ hội mở ra cho cả công ty nhỏ và lớn Trong sự hội nhậpvới nền kinh tế toàn cầu, từ năm 2000 thị trường chứng khoán Việt Nam đã được

mở ra Từ đó, nó đã được phát triển và có sự tăng trưởng vững chắc thông qua sựnhìn nhận bên trong và bên ngoài thị trường theo từng năm

Chức năng, nhiệm vụ của thị trường chứng khoán:

Trang 13

- Thực hiện chức năng dẫn vốn từ các cá nhân, tổ chức có nguồn vốn dư thừa màkhông sử dụng đến hay không có cơ hội đầu tư sinh lời đến những người cần vốn đểđầu tư sản xuất kinh doanh hay là những người có cơ hội đầu tư sinh lời.

- Truyền tải và cập nhật thông tin chính xác cho nhà đầu tư

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.Như vậy, ta có thể thấy thị trường chứng khoán có chức năng và nhiệm vụ rất quantrọng đối với nền kinh tế đang phát triển nhưng lại rất thiếu vốn như Việt Nam.Chính vì thế nó góp phần làm cho hệ thống huy động vốn trên thị trường tiền tệ hoạtđộng trơn tru, hiệu quả hơn Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đạihóa đất nước

Thuận lợi và khó khăn của thị trường chứng khoán:

+ Một nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu khi nó tăng giá để kiếm lợi nhuận Thịtrường chứng khoán luôn mang đến lợi nhuận lâu dài cho các nhà đầu tư Lợi nhuậntrung bình hàng năm, được điều chỉnh theo lạm phát, xấp xỉ 7% Tuy nhiên lợinhuận mỗi năm có thể cao hơn hoặc thấp hơn con số này

+ Một điểm thuận lợi khác từ thị trường chứng khoán chính là ngành côngnghiệp này tạo ra rất nhiều công việc cho xã hội Nhiều công ty và ngành nghề xuấthiện và tồn tại để phục vụ cho thị trường chứng khoán, bao gồm: môi giới chứngkhoán, phân tích tài chính, cố vấn đầu tư, ngân hàng đầu tư và các tổ chức giáo dụctài chính

- Khó khăn:

+ Trong hầu hết các trường hợp thì thị trường chứng khoán cung cấp những lợinhuận lâu dài; tuy nhiên, những biến động ngắn trên thị trường có thể dẫn đến

Trang 14

những thiệt hại đáng kể Đây là một bất lợi lớn của thị trường chứng khoán Khônggiống như việc đầu tư bằng tiền mặt, ví dụ như mở một tài khoản tiết kiệm sẽ manglại một khoản lợi nhuận ổn định và có thể dự đoán trước, thì đầu tư vào thị trườngchứng khoán, các nhà đầu tư sẽ phải chịu những rủi ro rất cao.

+ Việc giao dịch trên thị trường chứng khoán là một thách thức đáng kể đối vớinhững người lần đầu tiên tham gia Cơ hội thu được lợi nhuận lớn từ thị trườngchứng khoán đã thu hút rất nhiều người tham gia Tuy nhiên, việc giao dịch đòi hỏi

sự lanh lợi và nhanh nhạy này là một công việc vô cùng khó khăn và căng thẳng vàđây cũng là một bất lợi của thị trường chứng khoán Rất nhiều người thua lỗ trongquá trình học cách giao dịch trên thị trường chứng khoán Việc thua lỗ cùng vớinhững tác động tâm lý sẽ khiến cho các nhà đầu tư lâm vào tình trạng căng thẳngcực độ

1.3.2. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam năm 2016

Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi khá mạnh trong

6 tháng đầu năm 2016, chỉ số Vnindex tăng từ mức 522 điểm vào ngày 21/01 lênmức 632,6 điểm vào ngày 30/6, tương đương với mức tăng 21,2% Những nămtrước đây, sau khi thị trường có nhịp tăng vào 2 quý đầu năm thì thường điều chỉnhvào quý 3 khi những thông tin hỗ trợ về kết quả kinh doanh và mùa Đại hội cổ đôngkết thúc, đồng thời quý 3 cũng rơi vào thời điểm tháng cô hồn (tháng 7 âm) Nhưngnăm nay lại khác, thị trường giao dịch khá tích cực, mặc dù gặp ngưỡng kháng cựsiêu mạnh 640 điểm (đỉnh 8 năm) nhưng Vnindex lại bứt phá qua ngưỡng này rất dễdàng trong phiên giao dịch đầu tiên của quý 3 (ngày 01/7), sau đó thẳng tiến lênvùng 675 – 680 điểm vào giữa tháng 7 Tuy thị trường gặp những trở ngại sau đóvới 2 sự kiện là: (1) Cơ quan Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra thương vụMobilefone mua AVG và Mỏ Núi Pháo; (2) Khối ngoại bán ròng mạnh khi các quỹETE thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư cũng chỉ làm cho Vnindex có 2 nhịp điềuchỉnh ngắn hạn, và điều này là cần thiết trong một xu hướng tăng dài hạn của thịtrường

Sau khi các quỹ ETF hoàn tất kỳ tái cơ cấu danh mục đầu tư vào ngày 16/9,tâm lý nhà đầu tư như được tháo khỏi chiếc gông đã kìm hãm bấy lâu, giúp thị

Trang 15

trường phục hồi mạnh mẽ trong những phiên sau đó, đặc biệt là phiên giao dịchngày 27/8, Vnindex đã bứt phá mạnh mẽ qua vùng đỉnh cũ 675 – 680 điểm để hìnhthành một xu hướng tăng mới.

Các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô trong quý 3 có sự chuyển biến tích cực, CPIvẫn ở mức khá thấp khi 9 tháng mới chỉ tăng 3,14% và khả năng cả năm sẽ thấp hơnmục tiêu mà Chính Phủ đặt ra là 5%; tỷ giá ổn định; lãi suất huy động đang đượccác ngân hàng điều chỉnh giảm, điều đó có thể giúp cho lãi suất cho vay sẽ điềuchỉnh giảm trong thời gian tới và dòng tiền đầu tư sẽ dịch chuyển sang các kênh đầu

tư khác trong đó có chứng khoán; tăng trưởng GDP trong quý 3 ở mức 6,4% (caohơn 2 quý đầu năm) cũng cho thấy xu hướng phục hồi của nền kinh tế sẽ khả quanhơn trong quý 4 Nhìn chung thì sự chuyển biến tích cực từ kinh tế vĩ mô đang làyếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán trong quý 4 Ngoài ra, việc Chính Phủquyết tâm thoái vốn tại các doanh nghiệp lớn trong năm nay, đặc biệt là các doanhnghiệp đầu ngành được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư như Vinamilk (VNM),Sabeco và Habeco sẽ là động lực và ý chí (chỉ đạo từ phía thượng tầng) để thịtrường chứng khoán tiếp tục xu hướng tăng trong giai đoạn tới

Việc khối ngoại liên tục bán ròng mạnh trong thời gian gần đây đã tác độngkhông tốt đến tâm lý nhà đầu tư Tuy nhiên chúng tôi cho rằng một số quỹ đầu tưnước ngoài lâu năm tại Việt Nam như Dragon Capital, Red River Holding thực hiệnbán ra thời gian vừa qua là do những cổ phiếu mà họ đầu tư rất lâu trước đó đã đạt

kỳ vọng lợi nhuận nên bán ra để tái cấu trúc danh mục đầu tư, do đó điều này sẽkhông ảnh hưởng đến dòng tiền của khối ngoại trên thị trường Nếu nhìn theo chiềuhướng tích cực hơn thì có thể thấy khối ngoại bán ròng rất mạnh nhưng những cổphiếu bị họ bán ra như HPG, HSG, VNM, VIC, … vẫn thu hút dòng tiền rất tốt vàtăng mạnh so với thời điểm đầu năm, vì vậy chúng tôi cho rằng điều đó sẽ khônglàm thay đổi xu hướng tăng của thị trường trong thời gian tới, nếu có ảnh hưởng thìchỉ là kìm hãm đà tăng khiến cho đích đến sẽ chậm hơn

Trang 16

PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH CHỨNG KHOÁN

2.1 ĐIỂM MẠNH

• Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có nhu cầu huy động và thu hút nguồn vốncao Các nhà đầu tư ngoại đã bắt đầu lưu tâm tới Việt Nam và có tác độngđáng kể lên dòng chảy của vốn vào các công ty Việt Nam

• Kinh tế vĩ mô ổn định, hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch

• Các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước phát triển rất nhanh, số doanh nghiệp

cổ phần và liên doanh thu hút nhiều vốn đầu tư trong nước và nước ngoàicũng tăng nhanh

• Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán có nhiều tiến bộ, đặt biệt

là về quản trị công ty và quản trị rủi ro, cũng như quản lý tài khoản kháchhàng; tạo cầu nối trung gian giữa khách hàng với thị trường, quản lý, bảođảm an toàn về tiền và tài sản cho khách hàng

• Công tác tái cấu trúc hệ thống các công ty chứng khoán có bước tiến lớn, tậptrung nhiều vào các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động vàquản trị rủi ro của công ty chứng khoán Số lượng các công ty chứng khoángiảm và sẽ giảm tiếp để loại các công ty yếu kém không đủ điều kiện

2.2. ĐIỂM YẾU

• Hiệu quả sản xuất trong nước còn thấp nhất là ở các doanh nghiệp Nhà nước.Hàng hóa nội địa phải cạnh tranh rất lớn với hàng hóa của nước ngoài, đặcbiệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng kết nối sâu rộng vào nền kinh tế thếgiới, các lá chắn thuế bị gỡ bỏ Hàng hoá nội địa phải tự tạo bản sắc riêngmới có thể tồn tại

• Các vấn đề về chất lượng, dịch vụ của các công ty chứng khoán còn cónhững điểm cần phải khắc phục Nhiều công ty chứng khoán hoạt động kémhiệu quả, rủi ro cao

• Hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán mặc dù được cải thiện nhưngvẫn chưa hoàn thiện Chúng ta có khung pháp lí tương đối hoàn chỉnh nhưngchưa có các quy định, quy chế cụ thể

Trang 17

• Tình trạng đầu cơ, mua bán nội gián, thông tin sai lệch và mua bán cổ phiếungầm.

2.3. CƠ HỘI

Thanh khoản thị trường tiếp tục được cải thiện Nhờ đó, mảng môi giới củacác công ty chứng khoán không ngừng tăng trưởng Khi thanh khoản gia tăng,không những phí môi giới gia tăng mà còn kéo theo rất nhiều các khoản thu nhậpkhác, trong đó có một phần đáng kể là các khoản thu từ cho vay ký quỹ Ngoài dòngtiền từ các nhà đầu tư trong nước thì triển vọng thu hút vốn ngoại của TTCK ViệtNam trong năm khá khả quan khi xét đến tương quan P/E vẫn ở mức hấp dẫn so vớicác nước trong khu vực

Dự báo thị trường chứng khoán năm 2016 sẽ tiếp tục xu thế tăng trưởng dàihạn đã hình thành từ cuối năm 2011 tới nay, tuy nhiên do các yếu tố hỗ trợ và rủi rođan xen nên diễn biến thị trường cũng có sự tăng giảm tương ứng, trong đó cận dướicủa chỉ số VN-Index dự báo nằm trong vùng 555 - 560 điểm và đường cận trên củachỉ số này dự báo nằm trong vùng 620 - 640 điểm

P/E (hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu) dự phòng 2016 của TTCK Việt

Nam ở mức 12 lần - mức thấp nhất trong khu vực và đi kèm với đó là mức tăng

trưởng EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) dự kiến cho các doanh nghiệp niêm yết

trong 2016 khoảng 12% - mức trung bình trong khu vực

Trang 18

So sánh một số chỉ tiêu giữa các sàn giao dịch ở Đông Nam Á

Chứng khoán Việt Nam không chịu nhiều tác động dù Fed tăng lãi suất.Nhận định về triển vọng thị trường, UBGSTC cho rằng cho dù Fed tăng lãi suất vàocuối năm 2015, chứng khoán Việt Nam cũng sẽ không chịu nhiều tác động vì khảnăng đó đã được thị trường dự báo và phản ánh vào giá

Với diễn biến ngày càng ổn định và hồi phục của kinh tế vĩ mô, TTCK dựbáo sẽ tiếp tục tăng trưởng Khi thị trường tăng điểm, cơ hội để các công ty chứngkhoán lớn gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tự doanh sẽ cao hơn

Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn phát triểnmạnh do ảnh hưởng của thông tư 36 có hiệu lực vào ngày 01/02/2015 giúp cácCTCK có nguồn vốn dồi dào sẽ có cơ hội để bứt phá, mở rộng thị phần môi giớinhằm chiếm lĩnh thị trường

2.4. THÁCH THỨC

Trang 19

Sự sàng lọc và phân hóa sẽ diễn ra ngày càng quyết liệt Đặc biệt, sau khiThông tư 36/2015, các công ty chứng khoán có quy mô vốn nhỏ không còn trôngchờ nhiều vào nguồn vốn cho vay từ các ngân hàng mẹ hay từ các công ty thànhviên trong mạng lưới sở hữu chéo

Khi không còn duy trì được nguồn cho vay ký quỹ (margin) - một vũ khícạnh tranh lợi hại để các công ty thu hút khách hàng về phía mình một cách đềuđặn, các công ty chứng khoán nhỏ sẽ ngày càng khó khăn hơn trước các đối thủ lớntrong ngành

2.5. SO SÁNH CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

2.5.1 Về thị phần

Trang 20

Tính chung trong cả năm 2015, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

là công ty chứng khoán dẫn đầu HSX về cả môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và tráiphiếu với thị phần lần lượt đạt 13,07% và 33,37% Tiếp sau đó là CTCP Chứngkhoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) với thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉquỹ đạt 11,97% CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) với thị phần môi giới cổphiếu, chứng chỉ quỹ đạt 8,39%

2.5.2 Về kết quả kinh doanh năm 2015

Trong năm 2015, doanh thu hoạt động môi giới của các công ty chứng khoánlớn đều có sự sụt giảm đáng kể như SSI (-12,5%), HCM (-12,5%), VND (-20,9%),

Trang 21

BVS (-22,7%) Nguyên nhân một phần là do Thông tư 36 của NHNN liên quan đếnviệc thắt chặt cho vay margin của các tổ chức tín dụng (giảm từ 20% xuống 5% vốnđiều lệ) Tuy nhiên, sự tăng trưởng của doanh thu khác đã đóng góp một phần làmgiảm bớt sự sụt giảm của doanh thu của các công ty này như SSI (+27,5%), VND(+55%), BVS (+10,4%) Bên cạnh đó, chi phí hoạt động kinh doanh sụt giảm khánhờ hoàn nhập dự phòng trong khi doanh thu sụt giảm nhẹ đã giúp cho một số công

ty có lợi nhuận tăng trưởng so với năm 2014 như SSI (+14,4%), VND (+15,6%)

Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹlớn nhất gồm: Công ty Chứng khoán Sài Gòn, Công ty Chứng khoán Thành phố HồChí Minh; Công ty Chứng khoán Bản Việt; Công ty Chứng khoán VNDirect; Công

ty Chứng khoán ACB; Công ty Chứng khoán MB; Công ty Chứng khoán FPT;Công ty Chứng khoán Bảo Việt; Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng; Công tyChứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trang 22

Ngoài ra, năm qua, có 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới trái phiếulớn nhất là Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Quốc Tế và Công

ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Công ty Chứng khoánArtex có thị phần môi giới tăng trưởng tốt nhất, Công ty Cổ phần Chứng khoánMaritime Bank là công ty có số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu

tư tăng nhiều nhất trong năm

Ngày đăng: 25/02/2018, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w