1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN Đánh giá thực trạng văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

45 346 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 709 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN Đánh giá thực trạng văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo TIỂU LUẬN Đánh giá thực trạng văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo TIỂU LUẬN Đánh giá thực trạng văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo TIỂU LUẬN Đánh giá thực trạng văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌCKINH TẾ - LUẬT



BÀI TIỂU LUẬN

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Năm học : 2016 - 2017

Trang 2

Đề tài 9:

Đánh giá thực trạng văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo

dục đào tạo (liên hệ với các môn khoa học lý luận).

6 Nguyễn Lê Thúy Hằng - K154090950

7 Đinh Lê Minh Hiếu -K154090952

8 Lê Quốc Hưng -K154090953

16.Lê Nhược Quân - K154090964

17.Nguyễn Anh Quốc -K154090965

18.Huỳnh Thị Hồng Thắm -K154090967

19.Nguyễn Thị Thanh Tuyền - K154090973

20.Tô Thanh Tú -K154090974

Trang 3

I Khái niệm Văn hóa 1

1 Văn hóa 1

2 Văn hóa giáo dục 1

3 Văn hóa đời sống 5

II Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa 11

1 Thời kỳ trước đổi mới 11

2 Trong thời kỳ đổi mới 15

III Cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Việt Nam: 27

1 Thực trạng cải cách nền giáo dục nước ta và một số nước lớn trên thế giới: 27

2 Giải pháp và định hướng phát triển nền giáo dục hiện nay: 33

Mục lục

Trang 4

I Khái niệm Văn hóa

1 Văn hóa

- Nghĩa rộng: “Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất vàtinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo trong quá trình dựngnước và giữ nước”

- Nghĩa hẹp: “Văn hóa là đời sống tinh thần xã hội”, “Văn hóa là hệ cácgiá trị, truyền thống, lối sống”; “Văn hóa là năng lực sáng tạo” của một dân tộc;

“ Văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với các dântộc khác…

2 Văn hóa giáo dục

- Giá trị của giáo dục trong quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện rõ ở việc

trả lời ba câu hỏi lớn: Giáo dục để làm gì? Giáo dục cái gì? Giáo dục như thế

nào?

- Trả lời câu hỏi “Giáo dục để làm gì?”, Hồ Chí Minh bắt đầu bằng

những lý giải về vấn đề có tính quy luật của giáo dục Đó là “một dân tộc dốt làmột dân tộc yếu” và “dốt thì dại, dại thì hèn”1 “Vì lợi ích mười năm thì phảitrồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Theo Hồ Chí Minh, “Ócnhững người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng Nhuộm xanh thì nó sẽxanh Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rấtlớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai củanước nhà”2 Từ nhận thức có tính quy luật đó, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng nền giáodục của nước Việt Nam độc lập có sứ mệnh làm cho non sông Việt Nam trở nêntươi đẹp, bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu Chấtlượng và hiệu quả giáo dục không phải ở chỗ học nhiều, học vẹt, học thuộc lòngtừng câu từng chữ, mà là giáo dục người học trở nên những người công dân hữuích cho đất nước, “một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lựcsẵn có của các em”3

VD: Người nói “ Thiện ác vốn chẳng phải bản tính cố hữu, phần lớn đều

do giáo dục mà nên”

Từ thực trạng nền giáo dục dưới sự đô hộ của Pháp, HCM đã vạch trần,lên án chính sách giáo dục tàn bạo là “làm cho ngu dân để trị” Người chỉ rõ bộmặt thật của cái gọi là “khai hóa văn minh”: Những người đến trường thì đượcđào tạo thành tay sai cho Pháp, những người không đến trường thì bị đầu đọcbằng những thói hư tật xấu như rượu chè, cờ bạc

Trang 5

Vd: Ngày 3-9-1945 , trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ ,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các bọ trưởng sau nhiệm vụ cấp bách ,trong đó có hai nhiệm vụ thuộc về văn hóa giáo dục Một là phải diệt giặc dốt.Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Hai là chế đọ thực dân đã hủ hóa dân tộcViệt Nam băng những thói xấu, lười biếng gian xảo, tham ô,…Vì vậy nhiệm vụcấp bách là phải giáo dục lại nhân dân ta , làm cho dân tộc ta trở nên một dân tộcdũng cảm , yêu nước yêu lao động.,

- Trả lời câu hỏi “Giáo dục cái gì?” tức nội dung giáo dục, Hồ Chí Minhquan tâm đến tính toàn diện, cả năng lực và phẩm chất của người học TheoNgười, sản phẩm của giáo dục phải là những con người “hoàn toàn” vừa “hồng”

vừa “chuyên” Trước hết phải giáo dục chính trị tư tưởng Theo Hồ Chí Minh,

chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác Có chuyên môn mà không có chínhtrị thì chỉ còn cái xác không hồn Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn.Thống nhất chính trị tư tưởng sẽ thống nhất hành động Không có chính trị tưtưởng thì dễ “tả” khuynh hoặc hữu khuynh Chính trị tư tưởng làm cho ngườihọc tin tưởng vào Đảng, vào nhân dân, vào tương lai tươi sáng của cách mạng.Giáo dục chính trị tư tưởng sẽ giúp khắc phục tư tưởng lạc hậu, nâng cao tinhthần tự giác, tính tích cực của người học Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa thìtrước hết phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Trang 6

VD: Ngay từ những ngày bước vào đời, khi tham gia giảng dạy tài trườngDục Thanh, Phan Thiết, bên cạnh việc truyền bá kiến thức văn hóa, Người cònchú trọng việc truyền thụ tinh thần, truyền thống yêu nước của dân tộc

-Phương pháp giáo dục: Người nhấn mạnh “ học phải suy nghĩ , học phảiliên hệ thực tế , phải có thí nghiệm với thực hành Học với hành phải liên hệ vớinhau” Để nâng cao nhận thức của người lao động, Người cho răng phải cóquan điểm dân chủ thẳng thắn, không nhồi sọ và cần có sự đối thoại trong quátrình học tập

- Trả lời câu hỏi “Học như thế nào?” Hồ Chí Minh đã đưa ra phương phápkết hợp lý luận với thực tế, học đi đôi với hành, kết hợp chặt chẽ nhà trường vớigia đình và xã hội Chú trọng tự học, học suốt đời, học thực tiễn, học nhân dân,học lẫn nhau, học ở sách vở, học ở trường Việc học không bao giờ cùng Dạy

và học không phải chạy theo kiến thức đơn thuần, mà chú trọng tư duy sáng tạo,

tự do tư tưởng Quan điểm về phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh đáp ứngđược nhu cầu và khả năng tự học của người học Đó còn là phương pháp họcsuốt đời, học mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách Người cho rằng: “Học mãi đểtiến bộ mãi Càng tiến bộ càng thấy phải học thêm”9 Tư tưởng và tấm gươngcủa Người là “ngày nào cũng phải học” Người cho rằng “Công việc cứ tiến mãi.Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”10 Việc học

là quyển vở không có trang cuối cùng

Tóm lại, về mục đích giáo dục, di sản Hồ Chí Minh nổi lên hai vấn đề lớn

liên quan mật thiết với nhau Một là, học để làm người, phát triển năng lực sẵn

có của người học, và hai là, học để làm việc, thật thà phụng sự Tổ quốc, nhân

dân và nhân loại

VD: Để chống nạn mù chữ , chính phủ từng ban hành 1 chính sách đó là

ai muốn họp chợ thì phải đọc được 1 chữ cái mới cho vào họp, mở hàng loạt các

lớp binh dân học vụ,…người dân mang theo đèn dầu hoặc đốt đuốc đi học

ban đêm, học viên là những em bé, cụ già râu tóc bạc phơ hay người phụ nữ,

Trang 7

Vd: Ngày 8/9/1945, Nha Bình dân học vụ ra đời, nằm trong Bộ Quốc giagiáo dục Nha Bình dân học vụ liên tiếp tổ chức các lớp huấn luyện ở Hà Nội vàcác miền Bình dân học vụ đã dấy lên tinh thần say mê học chữ từ Bắc chí Nam,

từ đồng bằng đến miền núi. Công nhân học trong xưởng thợ, thương binh học ở

an dưỡng đường, ngư dân học ngay trên thuyền chài, nông dân học trên cánhđồng, sân đình chùa, gốc đa, bến nước, trẻ nhỏ học trên lưng trâu Người dânban ngày đi làm, ban đêm thắp đèn dầu, đốt đuốc đến lớp

Giáo viên bình dân học vụ thuộc đủ các giới, lứa tuổi, không có lươngbổng, hễ biết chữ là tham gia Họ dạy học, dựng trường, tạo lớp, tìm kiếm họcphẩm, cổ động học viên Có lớp có giáo viên, nhưng có lớp giao cho người trongnhà dạy lẫn nhau, chồng dạy vợ, con dạy mẹ, anh chị dạy em Bàn không có,người ta còn úp ngược thúng lên làm bàn học Vở ghi không có, người dân rảicát ra sân, cầm que tập viết chữ, viết xong rồi xóa lại học viết chữ khác", 

Để kiểm tra việc học chữ của người đi học, ban kiểm tra thường đứng ởđầu làng, bến phà, nơi đông người qua lại Ai đọc được chữ thì mới được đi qua

Có lần, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đi xem tình hình các lớp bìnhdân học vụ Người của đội kiểm tra không biết bộ trưởng, kiên quyết giữ ông lạihỏi xem thuộc chữ hay chưa Cần vụ định nhắc nhở người thanh niên kia, nhưng

Bộ trưởng Huyên chỉ cười ngăn lại, trả lời trôi chảy rồi mới đi qua

Trang 8

3 Văn hóa đời sống

a Khái niệm

- Khái niệm Đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả “đạo

đức mới, lối sống mới và nếp sống mới” Ba nội dung ấy, có quan hệ mật thiết

với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu Đạo đức mới: thực hành đạođức cần, kiệm, liên, chính Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định: “Nếu không giữđúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt củadân” Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đờisống mới

Theo UNESCO: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sốngđộng mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra tronghiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyềnthống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình

Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó đượcthấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng dân tộc Nó được truyềnlại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ người Việt Nam

VD: Năm 1990, chương trình phát triển của liên hợp quốc (UNDP) đưa ranhững tiêu chí mới để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia Đó là chỉ sốphát triển con người, một trong ba chỉ tiêu của cách tính toán mới này là thànhtựu giáo dục (hai chỉ tiêu khác là tuổi thọ bình quân và mức thu nhập) Chỉ tiêugiáo dục lại được tổng hợp từ hai tiêu chí: Tình trạng học vấn của nhân dân và

số năm được giáo dục tính bình quân cho mỗi người

Theo đó, quốc gia nào đạt thành tựu giáo dục cao, tức là có vốn trí tuệtoàn dân nhiều hơn thì chứng tỏ xã hội đó phát triển hơn, có khả năng tăngtrưởng dồi dào Như vậy văn hoá trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn "tài nguyênngười"

Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đi vào công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, nên chưa có lợi thế về chỉ số phát triển con người như mong muốn Tỷ

Trang 9

lệ người biết đọc, biết viết được xếp vào thứ hạng cao trong khu vực nhưngnguy cơ tái mù chữ lại đang tăng, đặc biệt là mù ngoại ngữ, tin học.

b Thực trạng văn hóa đời sống

 NHỮNG THÀNH TỰU:

 Về tư tưởng, đạo đức và lối sống  

-Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và pháttriển sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng tư tưởng, kim chỉnam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu bảođảm cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng

-Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần tráchnhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được nâng lên mộtbước

- Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường vànăng lực cá nhân được khuyến khích

-Thế hệ trẻ tiếp thụ nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lậpthân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Vd: Nguyễn Thị Ánh Viên (sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996) cô đã hoàn tấtbảng thành tích của mình ở SEA Games 28 với tổng cộng 8 HCV cá nhân phá

vỡ tới 8 kỷ lục các loại ở những nội dung của môn bơi lội tại SEA Games 28.Ánh Viên xứng đáng đi vào lịch sử chói lọi, trở thành một huyền thoại sống củathể thao Đông Nam Á

GS Ngô Bảo Châu

Trang 10

 Về lĩnh vực văn học-nghệ thuật

-Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn

VD: Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến,

được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tônnghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam Nhã nhạccung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vậtthể nhân loại vào năm 2003

Trang 11

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận

là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhậndanh hiệu này

- Có thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng và kháng chiến,

vê công cuộc đổi mới

- Nhiều bộ sưu tập công phu từ kho tàng văn hoá, dân gian và văn hoá bác họcViệt Nam trong nhiều thế kỷ được xuất bản, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, bảotồn và phát huy những giá trị tư tưởng, học thuật và thẩm mỹ của dân tộc

VD: Bộ sưu tập “Văn hóa trầu cau Việt Nam”: Mục đích của triển lãm là nhằmgiới thiệu nguồn gốc tục ăn trầu ở Việt Nam, về cách ăn trầu, têm và bộ dụng cụ

ăn trầu cùng những giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ với công chúng, góp phần bảotồn giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam

-Số đông văn nghệ sĩ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cáchmạng, có vốn sống, giàu lòng yêu nước

 Về thông tin đại chúng

-phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức,đóngvai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội

- Hệ thống mạng thông tin trong nước và quốc tế được thiết lập, tạo khảnăng lựa chọn, khai thác các nguồn thông tin bổ ích

-Đội ngũ các nhà báo ngày càng đông và có bước trưởng thành về chínhtrị, tư tưởng và nghiệp vụ

*Giao lưu văn hoá với nước ngoài từng bước được mở rộng Chúng ta có dịp

tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hoá nhân loại, đồng thời giới thiệu vớinhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hoá Việt Nam

VD

Lễ hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật “Kết nối mối lương duyên

“Lễ hội giao lưu văn hóa Hữu nghị Việt Nam–Hàn Quốc 2016” nhân kỷ niệm 24năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước đã diễn ra từ ngày 23-28/7 tại HànQuốc. 

Trang 12

14/8/2016, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra chương trình giao lưu nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thái Lan (6/8/1976- 6/8/2016 )

 NHỮNG MẶT YẾU KÉM:

 Nhận thức tư tưởng, trong đạo đức và lối sống

-Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người daođộng, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của chủnghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

ở nước ta; phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

-Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạytheo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tụccủa dân tộc

-Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩagia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp

-Buôn lậu và tham nhũng phát triển Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hộikhác gia tăng Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn,nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội…

-Một vài tác phẩm viết về kháng chiến đã không phân biệt chiến tranhchính nghĩa vói chiến tranh phi nghĩa

-Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu, đặc biệt là sân khấutruyền thống gặp rất nhiều khó khăn.Việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thị hiếunghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh chưa được coi trọng

 Về   thông tin đại chúng

Trang 13

-Còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý giải những

vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra

-Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực,gây tác động xấu đến dư luận xã hội, nhưng chưa được xử lý kịp thời theo phápluật

 Giao lưu văn hoá   với nước ngoài

 -Số văn hoá phẩm độc hại, phản động xâm nhập vào nước ta còn quá lớn,trong khi đó, số tác phẩm văn hoá có giá trị của ta đưa ra bên ngoài còn quá ít

-Lực lượng hoạt động văn hoá - văn nghệ trong cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài hiện nay không nhỏ, đã có những công trình nghiên cứu, tácphẩm văn học, nghệ thuật tốt hướng về Tổ quốc Song chúng ta còn thiếu nhữngbiện pháp tích cực giúp đồng bào tìm hiểu sâu văn hoá dân tộc, liên hệ mật thiếtvới quê nhà, góp phần đấu tranh với những hoạt động chống phá đối với Tổquốc

-Chính sách khuyến khích và định hướng đầu tư xã hội cho phát triển vănhoá còn chưa rõ

-Ở nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào cácdân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, kháng chiến trước đây, đời sống vănhoá còn quá nghèo nàn

 NGUYÊN NHÂN

 Về khách quan:  

-Sụp đổ ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã gây xáo độnglớn về tư tưởng, tình cảm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân

-Các thế lực thù địch ráo riết chống phá ta trên mặt trận tư tưởng, văn hoá

-Cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực tolớn, cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức tư tưởng,

-Nước ta còn nghèo, nhu cầu văn hoá của nhân dân rất lớn nhưng khả năng đápứng còn hạn chế do thiếu những điều kiện và phương tiện vật chất cần thiết

 Về chủ quan:

Trang 14

-Trong khi tập trung vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng chưa lường hết nhữngtác động tiêu cực nói trên, từ đó chưa đặt đúng vị trí của văn hoá, chưa coi trọngcông tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thiếu các biện pháp cần thiếttrên cả hai mặt “xây” và “chống” trên lĩnh vực văn hoá.

-Chưa xây dựng được chiến lược phát triển văn hoá song song với chiến

lược phát triển kinh tế.

- Việc xử lý những phần tử thoái hoá biến chất trong đảng và bộ máy nhànước chưa nghiêm Tinh thần tự phê bình và phê bình sa sút ở nhiều cấp bộ đảnglàm suy giảm niềm tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ

-Trong lãnh đạo và quản lý có những biểu hiện buông lỏng Trong hoạtđộng kinh tế, chưa chú ý đến các yếu tố văn hoá, các yêu cầu phát triển văn hoátương ứng

-Mức đầu tư ngân sách cho văn hoá còn thấp Chính sách đào tạo, bồidưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ làm công tác văn hoá còn nhiều bất hợp lý

- Chưa có cơ chế và chính sách phát huy nội lực của nhân dân; chưa tạođược phong trào quần chúng mạnh mẽ tham gia phát triển văn hoá, xây dựngnếp sống văn minh, bảo vệ văn hoá dân tộc Chưa coi trọng bồi dưỡng, giáo dục

và phát huy khả năng của tuổi trẻ là lực lượng chính, là đối tượng chủ yếu củahoạt động văn hoá

II Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa

1 Thời kỳ trước đổi mới

a Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hoá mới

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, bên cạnh những chủ trương,đường lối xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế xã hội, Đảng ta luôncoi trọng xây dựng nền văn hoá Việt Nam vừa mang tính dân tộc, vừa hiện đại,mang tính chất xã hội chủ nghĩa Văn hoá luôn được xác định là một mục tiêu,thậm chí là mục tiêu bao trùm của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủnghĩa xã hội, đồng thời là động lực, nền tảng vững chắc nhất của cách mạng

- Trong quá trình vận động cách mạng giành chính quyền, năm 1943 Banthường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh, Phú Yên) đã thôngqua bản Đề cương văn hoá Việt Nam do đồng chí Trường Chinh trực tiếp dựthảo

Trang 15

 Đề cương văn hoá Việt Nam xác định văn hoá là một trong ba mặt

trận: kinh tế, chính trị, văn hoá của cách mạng Việt Nam.

 Bản đề cương đề ra 3 nguyên tắc của nền văn hoá mới là Dân tộc

-Khoa học - Đại chúng.

 Bản đề cương đã xác định khái niệm văn hoá bao gồm cả tư tưởng,học thuật và nghệ thuật, những vấn đề cơ bản của đời sống tinhthần xã hội

 Bản đề cương khẳng định văn hoá mới Việt Nam có tính chất dântộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung

Có thể coi Đề cương chính là cương lĩnh văn hoá của Đảng trong cáchmạng giải phóng dân tộc, là phương hướng chỉ đạo hoạt động văn hoá, nghệthuật trong quá trình đấu tranh giành và bảo vệ chính quyền, kháng chiến chốngthực dân Pháp và cả những năm sau đó, khi vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trênmiền Bắc, vừa kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược

- Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội Đồng chính phủ, chủtịch Hồ Chí Minh đã nêu lên 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hoà, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về văn hoá

 Một là, cùng với diệt “giặc đói” phải diệt “giặc dốt”.

 Hai là, phải giáo dục lại tinh thần nhân dân

Đây là hai nhiệm vụ hết sức khiêm tốn nhưng lại vĩ đại ở tầm nhìn, độchính xác và tính thời sự của nó

- Cuộc vận động thực hiện đời sống văn hoá mới Đầu năm 1946 BanTrung Ương vận động đời sống mới được thành lập với sự tham gia của nhiềunhân vật có uy tín như Trần Huy Liệu, Dương Đức Hiền, Vũ Đình Hoè , màtổng thư ký là nhà Văn Nguyễn Huy Tưởng Đến tháng 3/1947 Hồ Chí Minhviết tài liệu đời sống mới giải thích rất dễ hiểu những vấn đề thiết thực trong chủtrương văn hoá quan trọng này

- Đường lối văn hoá kháng chiến dần hình thành trong chỉ thị "Kháng

chiến kiến quốc" ra ngày 25/11/1945 của Ban thường vụ trung ương Đảng,

trong bức thư về "Nhiệm vụ văn hoá Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xâydựng nước hiện nay" của đồng chí Trường Chinh gửi Chủ tịch Hồ Chí Minhngày 16/11/1946 và tại báo cáo "Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam" trình bàytại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai tháng 7/1948

Đường lối đó gồm các nội dung:

 Xác định mối quan hệ giữa văn hoá và cách mạng giải phóng dântộc, cổ động văn hoá cứu quốc

 Xây dựng nền văn hoá dân chủ mới Việt Nam có tính chất dân tộc,khoa học, đại chúng mà khẩu hiệu thiết thực lúc này là Dân tộc,Dân chủ

 Tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học, trung học, cải cách việchọc theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ

Trang 16

 Giáo dục lại nhân dân, cổ động thực hành đời sống mới.

 Phát triển cái hay trong văn hoá dân tộc, đồng thời bài trừ cái xấu

xa hủ bại, ngăn ngừa sức thâm nhập của văn hoá thực dân, phảnđộng, học cái hay, cái tốt của văn hoá thế giới

 Hình thành đội ngũ trí thức mới đóng góp tích cực cho công cuộckháng chiến kiến quốc và cho cách mạng Việt Nam

- Trong văn kiện Đại hội III của Đảng (9/1960) nêu rõ đường lối xây dựngnền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc Trong tiến trình xâydựng chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định văn hoá - tư tưởng là một cuộc cáchmạng, tiến hành đồng thời gắn bó chặt chẽ với cách mạng quan hệ sản xuất vàcách mạng khoa học kỹ thuật

- Đường lối tiến hành cuộc cách mạng văn hoá tư tưởng, xây dựng nềnvăn hoá mới xã hội chủ nghĩa mang đặc trưng dân tộc - khoa học - đại chúngtiếp tục được phát triển, bổ sung trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa

xã hội

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) xác định "Xâydựng con người mới, xây dựng nền văn hoá mới, tuyên truyền giáo dục chủnghĩa Mác - Lênin và đường lối chính sách của Đảng thấu suốt trong cán bộ,đảng viên và quần chúng, tiến hành đấu tranh chống tư tưởng văn hoá phản độngcủa chủ nghĩa thực dân và của giai cấp bóc lột"

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982) chỉ rõ nền vănhoá mới là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tínhĐảng và tính nhân dân sâu sắc, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩaquốc tế vô sản Đại hội V cũng trình bày rất đầy đủ về khái niệm "Con ngườimới xã hội chủ nghĩa" và đưa ra phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làmvăn hoá"

b Đánh giá thực hiện đường lối

Như vậy, trước đổi mới, đường lối văn hoá của Đảng đã hình thành vàphát triển trên những nét cơ bản nhất: nêu ra quan niệm về văn hoá, cả theonghĩa rộng là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo

ra trong quá trình lịch sử và theo nghĩa hẹp, gồm các giá trị văn hoá tinh thần,văn hoá văn nghệ; mục tiêu của văn hoá là phục vụ cách mạng, phục vụ nhândân làm rõ vị trí của văn hoá là động lực và là mục tiêu của sự nghiệp cáchmạng, đưa ra những đặc trưng của nền văn hoá mới là dân tộc, khoa học và đạichúng, chỉ ra sự cần thiết của công tác lãnh đạo văn hoá và các hình thức lãnhđạo văn hoá của Đảng; xác định xây dựng nền văn hoá mới là một mặt trận

Nhờ được soi sáng bởi đường lối lãnh đạo phát triển văn hoá đúng đắn,văn hoá cách mạng Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn:

 Khơi dậy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá dântộc, kết hợp với những giá trị tiến bộ và phù hợp của nhân loại và

Trang 17

thời đại, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần đáp ứng yêu cầuđấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.

 Định hình cơ bản những giá trị văn hoá mới của dân tộc gắn với sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bước đầu xây dựng chủnghĩa xã hội, thể hiện trên nhiều lĩnh vực văn hoá, đi sâu vào đờisống nhân dân

 Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ những tàn dư của nền văn hoáthực dân cùng với những hủ tục lạc hậu gây tổn hại tới bản chất củanền văn hoá mới

 Góp phần xây dựng đội ngũ trí thức hoạt động trên các lĩnh vực vănhoá, nghệ thuật, không ngừng nâng cao về trình độ, chất lượng sángtác

 Trình độ văn hoá chung của xã hội đã được nâng lên một mức đáng

kể Lối sống mới đã trở thành phổ biến, con người sống có nghĩa,

có tình, có tấm lòng hậu phương vì tiền tuyến, có tinh thần xả thân

vì tổ quốc

 Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹkhông chỉ là thắng lợi của đường lối chính trị, quân sự đúng đắn màcòn là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và những giá trị tinh thầncao đẹp của con người Việt Nam

Hạn chế, nguyên nhân

 Công tác tư tưởng văn hoá thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu Việcxây dựng thể chế văn hoá còn chậm, sự suy thoái về đạo đức lốisống có chiều hướng phát triển Đời sống văn hoá nghệ thuật cònnhiều bất cập Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sựnghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc Một số côngtrình văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống có giá trị khôngđược quan tâm bảo tồn, lưu giữ, thậm chí bị phá huỷ, mai một

 Đường lối xây dựng, phát triển văn hoá giai đoạn 1955 - 1986 bịchi phối bởi tư duy chính trị "nắm vững chuyên chính vô sản" màthực chất là nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, đấu tranh "ai thắng ai"giữa hai con đường, đấu tranh 2 phe, đấu tranh ý thức hệ

 Mục tiêu, nội dung cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá giai đoạn nàycũng bị quy định bởi cuộc cách mạng quan hệ sản xuất mà tư tưởngchỉ đạo là triệt để xoá bỏ tư hữu, xoá bỏ bóc lột càng nhanh càngtốt, là đưa quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đi trước một bước,tách rời trình độ phát triển thực tế của lực lượng sản xuất

 Chiến tranh cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, quanliêu, bao cấp và tâm lý bình quân chủ nghĩa đã làm giảm động lựcphát triển văn hoá, giáo dục; kìm hãm năng lực tự do sáng tạo

2 Trong thời kỳ đổi mới

a Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hoá

Trang 18

- Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng tại Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), Đảng dần đi tới nhữngnhận thức mới, quan điểm mới về văn hoá Việc coi trọng các chính sách đối vớivăn hoá, đối với con người thực chất là trở về tư tưởng của Chủ tịch Hồ ChíMinh, là cơ sở cho những nhận thức mới, quan điểm mới về văn hoá của Đảng.

Về vai trò của văn hoá, Đại hội VI đánh giá "không hình thái tư tưởng nào

có thể thay thế được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lànhmạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người"

Đại hội VI cũng đề cao vai trò của văn hoá trong đổi mới tư duy, thốngnhất về tư tưởng, dứt bỏ cơ chế cũ đã không còn phù hợp, thiết lập cơ chế mới;khẳng định đồng thời với xây dựng kinh tế, phải coi trọng các vấn đề văn hoá,tạo ra môi trường văn hoá thích hợp cho sự phát triển

- Cương lĩnh năm 1991 lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hoá ViệtNam có đặc trưng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

 Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, tạo ra đời sốngtinh thần cao đẹp, phong phú, đa dạng, có nội dung nhân đạo, dânchủ, tiến bộ, khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính,bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phêphán những cái lỗi thời thấp kém

 Cương lĩnh khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủnghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá, làm cho thế giới quan Mác

- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sốngtinh thần xã hội Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoátốt đẹp của tất cả cấc dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoavăn hoá nhân loại Chống tư tưởng, văn hoá phản tiến bộ, trái vớitruyền thống tốt đẹp của dân tộc, trái với phương hướng đi lên chủnghĩa xã hội

 Cương lĩnh xác định giáo dục và đào toạ, khoa học và công nghệ làquốc sách hàng đầu

- Đại hội VII đến đại hội X và nhiều Nghị quyết Trung ương tiếp theo đãxác định văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Trong đó:

 Đại hội VII (6/1991) và Đại hội VIII (6/1996) của Đảng khẳngđịnh: khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một độnglực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độtiên tiến của thế giới Do đó phải coi sự nghiệp giáo dục - đào tạocùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát huynhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội

 NQTƯ 5 khoá VIII (7/1998) nêu ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo, 10nhiệm vụ cụ thể và 4 giải pháp lớn để xây dựng và phát triển nềnvăn hoá trong thời kỳ mới

 Năm quan điểm chỉ đạo:

Trang 19

1 Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lựcthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thiếu nền tảng tinh thần lành mạnh và tiến

bộ thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững Xây dựng và phát triểnkinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con ngườiphát triển toàn diện

2 Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc

3 Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam

4 Xây dựng và phát triển nền văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, do Đảnglãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

5 Văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệpcách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng

 Mười nhiệm vụ cụ thể:

1 Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới vớinhững đức tính: tinh thần yêu nước, có ý thức tập thể, có lối sống lành mạnh

2 Xây dựng môi trường văn hoá

3 Phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật

4 Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá

5 Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ

6 Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng

7 Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số

8 Chính sách văn hoá đối với tôn giáo

9 Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá

10 Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá

 Bốn giải pháp lớn:

1 Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước với thi đua yêu nước

và phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"

2 Tăng cường xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách về vănhoá

3 Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá

4 Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá

+ Đến HNTƯ 9 khoá IX (1/2004) xác định thêm "phát triển văn hoá đồng

bộ với phát triển kinh tế"

+ HNTƯ 10 khoá IX (7/2004) đặt vấn đề đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm

vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với

Trang 20

nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng - tinh thần xã hội Đồngthời cũng nhận định: cơ chế thị trường đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhânvới cộng đồng, thúc đẩy dân chủ đời sống xã hội, đa dạng hoá thị hiếu vàphương thức sinh hoạt văn hoá Do đó phạm vi, vai trò của dân chủ hoá - xã hộihoá văn hoá và của cá nhân ngày càng tăng lên và mở rộng là những thách thứcmới đối với sự lãnh đạo và quản lý công tác văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.

b Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền vănhoá

Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.

Theo UNESCO: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sốngđộng mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra tronghiện tại; qua hàng bao thế kỷ nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyềnthống và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình

Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó đượcthấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng dân tộc Nó được truyềnlại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ người Việt Nam

Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội để các giá trị văn hoá trở thành nền tảng tinh thần vững bềncủa xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội

- Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển.

Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong vănhoá Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới nhưng lại không thểtách khỏi cội nguồn, phát triển phải dựa trên cội nguồn Cội nguồn đó của mỗiquốc gia dân tộc là văn hoá

Kinh nghiệm đổi mới ở nước ta cũng chứng tỏ rằng, ngay bản thân sựphát triển kinh tế cũng không chỉ do các nhân tố thuần tuý kinh tế tạo ra, màđộng lực của sự đổi mới kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trịvăn hoá đang được phát huy

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hoá dựa vào tiêu chuẩn cáiđúng, cái tốt, cái đẹp, để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừngphát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất ra hàng hoávới số lượng và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xã hội Mặt khác, văn hoá sửdụng sức mạnh của các giá trị truyền thống để hạn chế xu hướng sùng bái lợi íchvật chất dẫn tới suy thoái xã hội

Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hoá giúphạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của "xã hội tiêu thụ" dẫn đến chỗlàm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái

- Văn hoá là một mục tiêu của phát triển

Trang 21

Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng dân chủ, văn minh chính là mục tiêu của văn hoá

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 xác định: Mục tiêu vàđộng lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người Đồng thời nêu rõyêu cầu "tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, pháttriển văn hoá, bảo vệ môi trường"

Thực tế nhiều nước cho thấy mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển làvấn đề bức xúc Sau khi thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, cácnước độc lập đang tìm tới con đường dẫn tới ấm no hạnh phúc, thì việc giảiquyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển kinh tế xã hội càng có ýnghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia

Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động, mục tiêu kinh tế vẫn thường lấn

át mục tiêu văn hóa và thường được đặt vào vị trí ưu tiên trong các kế hoạch,chính sách phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước nghèo đang phát triểntheo con đường công nghiệp hoá

Để làm cho văn hoá trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triểnchúng ta chủ trương phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với pháttriển kinh tế - xã hội Cụ thể là:

Khi xác định mục tiêu giải pháp phát triển văn hoá phải căn cứ và hướngtới mục tiêu giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, làm cho phát triển văn hoá trởthành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội phải đồng thời xác địnhmục tiêu văn hóa, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ văn minh

- Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.

Việc phát triển kinh tế - xã hội cần đến nhiều nguồn lực khác nhau như tàinguyên, vốn v v Những nguồn lực này đều có hạn và có thể bị khai thác cạnkiệt Chỉ có tri thức con người mới là nguồn lực vô hạn, có khả năng tái sinh và

tự sinh không bao giờ cạn kiệt Các nguồn lực khác sẽ không được sử dụng cóhiệu quả nếu không có những con người đủ trí tuệ và năng lực khai thác chúng

Năm 1990, chương trình phát triển của liên hợp quốc (UNDP) đưa ranhững tiêu chí mới để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia Đó là chỉ sốphát triển con người, một trong ba chỉ tiêu của cách tính toán mới này là thànhtựu giáo dục (hai chỉ tiêu khác là tuổi thọ bình quân và mức thu nhập) Chỉ tiêugiáo dục lại được tổng hợp từ hai tiêu chí: Tình trạng học vấn của nhân dân và

số năm được giáo dục tính bình quân cho mỗi người

Theo đó, quốc gia nào đạt thành tựu giáo dục cao, tức là có vốn trí tuệtoàn dân nhiều hơn thì chứng tỏ xã hội đó phát triển hơn, có khả năng tăngtrưởng dồi dào Như vậy văn hoá trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn "tài nguyênngười"

Trang 22

Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đi vào công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, nên chưa có lợi thế về chỉ số phát triển con người như mong muốn Tỷ

lệ người biết đọc, biết viết được xếp vào thứ hạng cao trong khu vực nhưngnguy cơ tái mù chữ lại đang tăng, đặc biệt là mù ngoại ngữ, tin học

Hai là, nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ ChíMinh nhằm mục tiêu tất cả vì con người

- Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vữngcủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam được xây dựng, vun đắp qua hàng nghìnnăm dựng nước và giữ nước

Đó là lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường tinh thần đoàn kết, đó là lòngnhân ái khoan dung, trọng đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sảnxuất

Có thể nói bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trìnhdân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình,biết cạnh tranh, hợp tác để tồn tại và phát triển

Bản sắc dân tộc thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tưduy, cách sống, cách sáng tạo trong văn hoá, khoa học, nghệ thuật nhưng đượcthể hiện sâu sắc nhất trong hệ giá trị của dân tộc Hệ giá trị là những gì nhân dânquan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm Khiđược chuyển thành các chuẩn mực xã hội, nó định hướng cho sự lựa chọn tronghành động của cá nhân và cộng đồng Vì vậy, nó là cơ sở tinh thần cho sự ổnđịnh xã hội và sự vững vàng của chế độ ta

Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấmđượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng thành tựukhoa học kỹ thuật sao cho trong mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có tư duyđộc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang bản sắc Việt Nam Đi vào kinh tếthị trường, mở rộng giao lưu quốc tế phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại,song phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc Để xâydựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủtrương phải mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu những cái hay, cái tiến bộ trongvăn hoá dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời đại Chủ động tham giahội nhập và giao lưu văn hoá với các quốc gia để xây dựng những giá trị mớicủa nền văn hoá Việt Nam đương đại Đồng thời phải chống những cái lạc hậu,lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ

Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Nét đặc trưng nổi bật của văn hoá Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng,

là sự hoà quyện bình đẳng, sự phát triển độc lập của văn hoá các dân tộc anh em

Ngày đăng: 24/02/2018, 21:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Giáo dục học –Phạm Viết Vượng- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
2. Giáo trình Giáo dục học đại cương- Nhiều tác giả- NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
3. Giáo trình Giáo dục học mầm non- Nguyễn Thị Hòa- NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
4. Giáo trình Giáo dục học hiện đại-Nhiều tác giả- NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Khác
5. Giáo trình Cải cách giáo dục ở các nước phát triển- Nhiều tác giả- NXB Giáo dục Việt Nam Khác
6. Giáo trình Giáo dục học Tiểu học II – Nguyễn Thị Thanh Chung- NXB Văn học Khác
7. Giáo trình Phương pháp dạy học Giáo dục học- Phan Thị Hồng Vinh- NXB Đại học Sư phạm Hà NộiSách Cải cách giáo dục Nhật bản- Ozaki Muzen, Nguyễn Quốc Vương dịch Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w