1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận đại cương về vaccine

24 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 50,53 KB

Nội dung

Khái niệm: Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạomiễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.. Hầu hếtcác vắc-xin

Trang 1

Mục lục Trang

3.1 Ba loại vắc-xin kinh điển

3.2 Một số loại vắc-xin mới đang nghiên cứu

3.3 Vắc-xin dùng để điều trị

Trang 2

1 Khái niệm: Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo

miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch liệu pháp).

2.Cơ chế hoạt động của vắc-xin

Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ"chúng Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở

tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn(bằng cách huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các

tế bào lympho nhớ) Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

3 Các loại vắc-xin

Vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơthể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật

bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật

3.1 Ba loại vắc-xin kinh điển

Nuôi cấy virus cúm (chủng gây đại dịch năm 1918) phục vụ nghiên cứu và sảnxuất vắc-xin

- Vắc-xin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằngnhiệt Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A Hầu hếtcác vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cầnphải tiêm nhắc nhiều lần

- Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điềukiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng Vắc-xin điển hình loạinày thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắc-xin được ưa chuộngdành cho người lớn khỏe mạnh Các vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng, sởi, bệnh ban đào

và quai bị đều thuộc loại này

Trang 3

- Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trongtrường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật) Thídụ: các vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu.

Vắc-xin sống ngừa bệnh lao không phải là dòng vi khuẩn lao gây bệnh, mà làmột dòng lân cận được gọi là BCG

3.2 Một số loại vắc-xin mới đang nghiên cứu

Các vắc-xin này còn được xem là vắc-xin của tương lai, có 6 hướng phát triểnchính hiện nay:

- Sử dụng các phụ gia (adjuvant) mới, nhằm gây ra loại đáp ứng miễn dịch

mong muốn Thí dụ, chất nhôm phosphate và các oligonucleotide chứa CpGdemethyl hóa đưa vào vắc-xin khiến đáp ứng miễn dịch phát triển theo hướng dịchthể (tạo kháng thể) thay vì tế bào

- Vắc-xin khảm: sử dụng một sinh thể quen biết để hạn chế hiện tượng "phảntác dụng", thí dụ dùng virus vaccinia mang một số yếu tố của virus viêm gan B hayvirus dại

- Vắc-xin polypeptidique: tăng cường tính sinh miễn dịch nhờ liên kết tốt hơnvới các phân tử MHC: peptide nhân tạo 1/2 giống virus, 1/2 kia gắn MHC; đoạn

peptide mô phỏng 1 quyết định kháng nguyên (epitope).

- Anti-idiotype: idiotype là cấu trúc không gian của kháng thể tại vị trí gắnkháng nguyên, đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng Anti-idiotype là các khángthể đặc hiệu đối với idiotype, do đó anti-idiotype xét về mặt đặc hiệu lại tương tựvới kháng nguyên Vậy, thay vì dùng kháng nguyên X làm vắc-xin, người ta dùngidiotype anti-anti-X

- Vắc-xin DNA: DNA của tác nhân gây bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bàongười được chủng ngừa Lợi thế của DNA là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng lớnnên thích hợp cho những chương trình tiêm chủng rộng rãi Ngoài ra, vắc-xin DNAcòn giúp định hướng đáp ứng miễn dịch: tác nhân gây bệnh ngoại bào được trìnhdiện qua MHC loại II, dẫn đến đáp ứng CD4 (dịch thể và tế bào) Khi khángnguyên của tác nhân đó được chính cơ thể người biểu hiện, nó sẽ được trình diện

Trang 4

qua MHC loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8 được kích thích Tuynhiên phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào mang DNA lạ có nguy cơ

bị nhận diện là "không ta", sinh ra bệnh tự miễn

- Sử dụng véc-tơ tái tổ hợp – dùng các vi khuẩn thuần tính hoặc các tế bào trìnhdiện kháng nguyên như tế bào tua được chuyển gen để biểu hiện kháng nguyênmong muốn

3.3 Vắc-xin dùng để điều trị

Một trong những hướng nghiên cứu mới là miễn dịch liệu pháp, bao gồm miễndịch liệu pháp thụ động và chủ động (tức vắc-xin liệu pháp) Người ta hy vọng làphương pháp này sẽ chữa được những bệnh như ung thư, AIDS và bệnhAlzheimer

4 Các vacxin hiện đang được lưu hành

4.1 Vắcxin phòng ngừa viêm gan B

Vắc xin viêm gan B là gì?

Vắc xin viêm gan B có dạng dung dịch, đóng lọ 1 liều

Vắc xin viêm gan B đóng lọ có duy nhất 1loại vắc xin gọi là vắc xin viêm gan Bđơn giá Ngoài ra vắc xin viêm gan cũng có thể kết hợp với các loại vắc xin khác

để tạo thành các vắc xin phối hợp như:

- viêm gan B kết hợp với bạch hầu, ho gà, uốn ván

- viêm gan B kết hợp với bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib

- viêm gan B kết hợp với bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib.Tuy nhiên chỉ có loại vắc xin viêm gan B đơn giá mới được sử dụng tiêm cho trẻngay sau khi sinh Những loại vắc xin phối hợp chỉ sử dụng cho những liều sau Nếu để vắc xin viêm gan B trong thời gian dài sẽ thấy lọ vắc xin chia thành 2 phầndung dịch và phần lắng cặn ở dưới đáy lọ Do đó phải lắc kỹ trước khi sử dụng.Vắc xin viêm gan B không được để đông băng Nếu vắc xin đã bị đông băng phảihuỷ bỏ

Ai nên tiêm vắc xin viêm gan B?

Trang 5

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh viêm gan B cùng các biếnchứng của nó gồm bệnh viêm gan mãn, sơ gan và ung thư gan.

Khi bạn tiêm phòng cũng là giúp bảo vệ những người khác

Việt Nam là vùng có tần xuất viêm gan B cao trên thế giới, bởi vậy việc tiêm vắcxin viêm gan B cần được thực hiện rộng rãi cho các đối tượng:

- Trẻ sơ sinh

- Trẻ nhỏ

- Thanh thiếu niên

- Và người lớn thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, bao gồm

+ Bệnh nhân thường xuyên nhận máu và các chế phẩm từ máu

+ Người được lọc máu nhiều lần

+ Người có nguy cơ cao do hành vi hoạt động tình dục

+ Người tiêm chích ma tuý

+ Bệnh nhân nhận cơ quan ghép

+ Người tiếp xúc gần gũi trong gia đình với một trong các nhóm trên hoặcvới bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B cấp hay mạn tính

+ Đối tượng có bệnh gan mạn tính hoặc có nguy cơ phát triển bệnh gan mạntính (ví dụ: người mang vi rút viêm gan C, người nghiện rượu)

+ Những người khác: cảnh sát, nhân viên cứu hoả, quân nhân và nhữngngười có khả năng tiếp xúc với vi rút viêm gan B do nhu cầu công việc

Trang 6

20 mcg (trong 1ml hỗn dịch) cho đối tượng từ 10 tuổi trở lên.

Có hai lịch tiêm liều cơ bản vắc xin viêm gan B vào các tháng: 0- 1- 2 và 0- 1- 6,được áp dụng và điều chỉnh cho phù hợp thực hành tiêm chủng ở mỗi quốc gia,liên quan đến khuyến cáo về tuổi tiêm chủng những vắc xin trẻ em khác.Ngoài ra còn có lịch tiêm chủng nhanh, áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ ởngười lớn (bị kim tiêm đâm, đến nơi có bệnh lưu hành cao ) khi cần có hiệu quảbảo vệ nhanh chóng hơn gồm 3 mũi tiêm bắp vào các ngày thứ 0, 7 và 21 Khi ápdụng lịch này, cần tiêm nhắc lại một liều sau mũi đầu tiên 12 tháng Các trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm vi rút viêm gan B cần được tiêm bắp globulin miễndịch kháng vi rút viêm gan B, theo liều lượng 30- 100 IU/ kg cân nặng và vắc xinviêm gan B ở các vị trí khác nhau trong vòng 12 giờ sau khi đẻ Liều thứ 2 và thứ 3của vắc xin được tiêm một và hai tháng sau đó Nên xét nghiệm HBsAg và anti-HBs cho trẻ vào lúc 9- 15 tháng tuổi để đánh giá sự thành công hay thất bại củabiện pháp điều trị

Thời điểm tiêm nhắc lại vắc xin viêm gan B là lúc nồng độ kháng thể xuống thấphơn 10 IU/ L, đặc biệt ở các đối tượng có nguy cơ

Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin viêm gan B?

Một số loại vắc xin viêm gan B và có thành phần viêm gan B đang được lưu hànhtại Việt Nam gồm: Hepavax gene TF(Hàn Quốc), Heberbiovac HB(Cu Ba), EuvaxB(Pháp), Engerix B(Bỉ), Twinrix( VGB kết hợp với VGA- Bỉ), Tritanrix HB(VGBkết hợp với bạch hầu, ho gà và uốn ván- Bỉ), Infanrix Hexa(VGB kết hợp với bạchhầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib- Bỉ), Qinvaxem(VGB kết hợp với bạch hầu, ho

gà, uốn ván và Hib- Hàn Quốc)

Tất cả các vắc xin VGB nêu trên đều là vắc xin tái tổ hợp, rất an toàn và hiệu quả.Tiêm phòng an toàn hơn nhiều so với bị bệnh viêm gan B.Vắc xin viêm gan B là một trong những vắc xin an toàn nhất

Trang 7

Ai không nên tiêm vắc xin viêm gan B?

- Hoãn tiêm đối với trẻ đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính

- Không tiêm đối với những trường hợp phản ứng quá mẫn với vắc xin ở lần tiêm trước hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin.acxin ngừa viêm gan B

4.2 Vacxin DTP

- Vacxin DTP bảo vệ trẻ tránh bệnh bạch hầu ( một loại vi khuẩn khiến cổ họngcủa trẻ bị xám đen), uốn ván (bệnh gây co thắt cơ bắp, làm tổn thương đến cấu trúcxương của trẻ) và ho gà (căn bệnh phổ biến, dễ lây lan, nhưng lại rất khó kiểmsoát)

- Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốnván và vắc xin ho gà Đây là vắc xin dạng dung dịch Nếu để lọ vắc xin thẳng đứngtrong 1 thời gian dài, những hạt nhỏ mịn có thể lắng xuống dưới đáy trông giốngnhư dải cát mịn dưới đáy lọ Chính vì vậy mà trước khi sử dụng phải lắc lọ để trộnđều vắc xin

- Bạn nên tiêm vacxin DTP cho trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 thángtuổi, 15 – 18 tháng tuổi, 4 – 6 tuổi

Để giảm số lần tiêm, bạn có thể tiêm kết hợp DTP trong những lần tiêm chủngcho bé Chẳng hạn, DTP có thể tiêm cùng vacxin ngừa viêm gan B hay vacxinphòng bại liệt…

- Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?

Những phản ứng sau khi tiêm DPT thường nhẹ Thường gặp là:

+ Sốt Có thể tới một nửa số trẻ em sau tiêm DPT bị sốt vào buổi tối Sốt cóthể hết sau 1 ngày Cần lưu ý là sốt xuất hiện sau 24 giờ có thể không phải là dophản ứng đối với vắc xin DPT Cho trẻ uống paracetamol hoặc một vài loại thuốc

hạ sốt thích hợp ngay sau khi tiêm và sau 4 đến 8 tiếng sẽ có tác dụng giảm sốtcũng như những phản ứng tại chỗ

+ Đau nhức Có thể tới một nửa số trẻ có thể bị đau, nổi ban, sưng tại chỗtiêm

+ Quấy khóc hơn 3 tiếng đồng hồ thường do đau, có thể gặp trên 1% số trẻ

Trang 8

+ Những phản ứng nghiêm trọng hơn như co giật (thường liên quan tới sốt,chiếm tỷ lệ 1/12.500 liều được tiêm) và giảm trương lực cơ (chiếm tỷ lệ 1/1.750liều được tiêm) Phản ứng quá mẫn thường hiếm gặp.

+ Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin DPT là nguyên nhân gây nênnhững rối loạn thần kinh nghiêm trọng, ví dụ như viêm não

4.3 Vacxin MMR

Vacxin MMR giúp trẻ phòng ngừa bệnh sởi (gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ);quai bị (gây sưng mặt, sưng tuyến nước bọt, sưng ‘cậu nhỏ’ của bé trai); rubella(còn gọi là bệnh sởi Đức) (có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ)

Bạn nên tiêm cho trẻ liều vacxin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi vàtiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi

Đôi khi, vacxin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vacxin ngừa thủy đậu.

- Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?

Trang 9

Chống chỉ định Phản ứng nặng với lần tiêm trước, phụ nữ có thai, rối

loạn miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (không bao gồmnhiễm HIV) Mặc dù không khuyến nghị tiêm trong thờigian có thai nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng nào về

sự nguy hiểm của vắc xin đối với bà mẹ trong thời gianmang thai

Phản ứng sau

tiêm

Giống như vắc xin sởi

Với vắc xin có thành phần rubella có thể gây viêm khớp

ở nữ tuổi thành niên Với vắc xin có thành phần quai bị có thể viêm màng nãonước trong nhưng rất hiếm gặp

Chú ý đặc biệt Không

Liều lượng 0,5ml

Trang 10

Nơi tiêm Mặt ngoài giữa đùi/phần trên cánh tay tùy theo tuổi

Đường tiêm Dưới da

Bảo quản Bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C (vắc xin không bị

hỏng bởi đông băng nhưng không được để dung môi đông băng)

4.4 Vacxin ngăn ngừa thủy đậu

- Vắc xin thuỷ đậu là vắc xin sống giảm độc lực, được đóng gói dưới dạng đôngkhô với dung môi pha hồi chỉnh kèm theo Vắc xin thuỷ đậu cần pha hồi chỉnhtrước khi sử dụng Chỉ sử dụng dung môi được đóng kèm với lọ vắc xin Vắc xinthuỷ đậu sau khi pha hồi chỉnh nếu chưa sử dụng phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến

8 độ C và phải huỷ bỏ sau 6 giờ hoặc kết thúc buổi tiêm chủng

- Bệnh thủy đậu là nỗi ám ảnh của khá nhiều người khi lớn Bệnh do virus thủyđậu gây ra và có thể gây nhiễm trùng cũng như rất nhiều biến chứng khác nhau

- Ai nên tiêm vắc xin thuỷ đậu?

Trẻ em từ 12 tháng trở lên cần được tiêm vắc xin thuỷ đậu Vắc xin cũng có thể sửdụng cho người ở bất cứ tuổi nào nếu chưa bị bệnh thuỷ đậu hoặc chưa tiêm chủng.Vắc xin thuỷ đậu tiêm dưới da 1liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 12 tháng đến 12tuổi Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 – 10 tuần

Vắc xin thuỷ đậu có thể tiêm đồng thời với vắc xin sởi-quai bị-rubella, nếu khôngtiêm đồng thời thì cần giữ khoảng cách giữa chúng là 1 tháng Các vắc xin bất hoạt

có thể sử dụng vào bất cứ lúc nào trước/sau hoặc cùng lúc với vắc xin thuỷ đậu.Các vắc xin khác cần được tiêm ở những vị trí khác nhau

Trang 11

- Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin?

Phản ứng tại chỗ tiêm thường nhẹ và thoáng qua Có thể có ban sần- mụn nước ở3,6% đối tượng tiêm, xảy ra trong vòng 3 tuần đầu sau khi tiêm

Tăng thân nhiệt trên 37,5 độ C có thể gặp ở 5% đối tượng tiêm

4.5 Vacxin Haemophilus cúm B (Hib)

Vắc xin Hib là gì?

- Vắc xin Hib là vắc xin cộng hợp được tiêm để phòng các bệnh viêm màng não, viêm phổi, và những nhiễm trùng khác do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp b

gây nên Vắc xin này không phòng được những bệnh bởi những tác nhân khác

- Vắc xin Hib có 2 dạng: nước hoặc đông khô Mỗi loại đều có thể được đóng dướidạng vắc xin đơn giá hoặc phối hợp với các vắc xin khác Nhiều nước hiện đang sửdụng vắc xin Hib phối hợp với DPT, viêm gan B (DPT-VG B+Hib)

Tính an toàn và những phản ứng sau tiêm?

Vắc xin Hib rất an toàn, hầu như không gây nên phản ứng nặng

Những phản ứng nhẹ có thể gặp:

+ Khoảng 5% đến 15% trường hợp có biểu hiện đỏ, sưng hoặc đau nhẹ tại chỗtiêm

+ Có khoảng 2% đến 10% có biểu hiện sốt nhẹ sau khi tiêm một thời gian ngắn

Tóm tắt về tiêm chủng vắc xin Hib

Loại vắc xin Cộng hợp

Số liều 2 hoặc 3 liều tùy nhà sản xuất

Lịch tiêm 2, 3, 4 tháng tuổi

Trang 12

Liều nhắc lại Không

Chống chỉ định Phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước

Phản ứng sau tiêm Phản ứng nhẹ tại chỗ

Chú ý đặc biệt Không

Liều lượng 0,5ml

Nơi tiêm Mặt ngoài giữa đùi với trẻ nhỏ Mặt ngoài trên cánhtay với trẻ lớn

Đường tiêm Bắp

Bảo quản Ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C

4.6 Vắcxin phòng bại liệt.

Vắcxin bại liệt polio là gì?

- Có 2 loại vắc xin phòng bệnh bại liệt do vi rút polio gây ra: vắc xin bại liệtuống(OPV) và vắc xin bại liệt tiêm(IPV) Mỗi loại vắc xin đều có ưu điểm vànhược điểm riêng

- Loại OPV là vắc xin vi rút sống giảm độc lực Do vậy ngoài việc tạo ra miễn dịchdịch thể còn tạo ra miễn dịch tại chỗ ở đường tiêu hoá và vừa tạo được miễn dịch

cá thể vừa tạo được miễn dịch quần thể OPV có giá thành thấp và dễ uống Vớinhững ưu điểm đó nên OPV được khuyến nghị sử dụng ở các nước đang phát triển,nhất là ở vùng nhiệt đới, nơi có điều kiện vệ sinh môi trường thấp Tuy nhiên,nhược điểm của OPV là có một tỉ lệ, mặc dù rất nhỏ là gây liệt do vắc xin.- LoạiIPV là vắc xin vi rút bất hoạt, tạo ra được miễn dịch dịch thể và miễn dịch tại chỗ

Ngày đăng: 23/02/2018, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w