1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng mô hình bảo trì hiệu quả cho các công ty in ở việt nam ứng dụng tại công ty tnhh starprint việt nam

102 120 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 11,31 MB

Nội dung

TOM TAT LUAN VAN Đề tài “ Xây dựng mô hình bảo trì hiệu quả cho các công ty in ở Việt Nam: ứng dụng tại công ty TNHH Starprint Việt Nam ” nhằm mục tiêu là xây dựng một mô hình hiệu quả c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH HẢI

ĐÈ TÀI : XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TRÌ HIỆU QUÁ CHO CÁC CÔNG TY IN Ở VIỆT NAM : ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH STARPRINT VIỆT NAM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số chuyên ngành :60 3405

TRUONG DAI HOC HO TP.HCH

THU VIEN LUAN VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

TS LƯU TRƯỜNG VĂN

TP HÒ CHÍ MINH, Năm 2011

Trang 2

TOM TAT LUAN VAN

Đề tài “ Xây dựng mô hình bảo trì hiệu quả cho các công ty in ở Việt Nam: ứng dụng tại công ty TNHH Starprint Việt Nam ” nhằm mục tiêu là xây dựng một

mô hình hiệu quả cho công tác quản lý bảo trì như là một công cụ cho các công ty ngành in, đồng thời ứng dụng mô hình này tại công ty TNHH Starprint Việt Nam nhằm nâng cao độ tin cậy của máy móc cũng như hiệu suất của thiết bị

Việc xây dựng mô hình được thực hiện qua 3 giai đoạn chính Giai đoạn l

là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo trì và các mô hình phổ biến hiện tại trong các công ty ngành in tại thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn 2 là Xây dựng mô hình bảo trì mới dựa vào cơ sở lý thuyết và các yếu tố rút ra từ cuộc khảo sát Giai đoạn 3 là áp dụng mô hình mới vào thực tế của công ty Starprint Việt

Nam Đánh giá hiệu quả của mô hình mới Cuối cùng là trình bày các kết luận và

kiến nghị áp dụng mô hình mới cho toàn nhà máy, cũng như cho các công ty ngành in khác

Trong quá trình thực hiện, dù đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích với những nỗ lực cũng như khả năng chuyên môn của mình, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót Nhưng dù sao, kết quả nghiên cứu vẫn là tài liệu tham khảo rất hữu ích

và có giá trị thực tiễn cao cho việc quản lý công tác bảo trì, liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty

Trang 3

1.1 Lý do nghiên CỨU 2-5 SA nh TH ng ghe 1

12 Xác định van dé nghién ctr ssssssscsssssssescecsssssssssssnsesesssesecccsnssssssseenseeseees 2

1.3 Cau hoi va muc tiéu nghién COU oo eeeeeeteececeseceeeececeeneneneeeseseeeeersessees 3

1.4 Phuong pháp nghiên cứu

1.5 _ Giới hạn phạm vi nghiên CỨU - << <+++ssx+tvxvkekerkrrererrerkrrrrke 5 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của để tài -2222ccccccCCvrvxertrrrrrrrerrrrrrrvee 6

1.7 Kết cầu của đề tài 22222ceeecEECELrEeEEEEEE.rerrrrrrrtrerrrrrrrvee 6

Trang 4

2.1 Lý thuyết về quản ly ba0 tric ssssseessccssssssseecssssssesesessssnecescsssseeesseessssveeseensssee § 2.1.1 _ Các khái niệm về bảo trì -2 2cc+£+cEE2zveseerrcrvzeeccee § 2.1.2 Hệ thống quản lý bảo trì ccvc+crcvvrvveerrrrrrrrrrcee 8

2.1.3 Lịch sử phát triển các phương thức bảo trì . - 11

2.2 Lý thuyết về bảo trì năng suất toàn điện (TPM}) - 16

Trang 5

IN TAI VIET NAM

3.1 Thiết kế bảng câu hỏi

3⁄2 Kết quả khảo sát -©222c++tCEECE2.vttECEEErvrrrtttrExkerrrrrrrrrccee 29

3.3 Kết luận rút ra từ kết quả khảo sát 2ccc+eccccvrveerrrrrrrrccee 33

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẢO TRÌ

4.1 _ Nghiên cứu tổng quan về các mô hình bảo trì trên thế giới 37

4.2 Giới thiệu công ty và hệ thống bảo trì hiện tại của công ty 39

4.1.1 Giới thiệu công ty Starprint Việt Nam

4.1.2 Giới thiệu hệ thống bảo trì hiện tại của công fy « 4I 4.1.3 Quy trình sản xuất tổng quát của công ty - 46

4.1.4 _ Phân tích tình hình máy móc thiết bị -c -c+ 49

4.3 Xây dựng mô hình mới .-. 5- + 5cccseerirrrrrrerrrrerrre 51

Trang 6

5.1.5 _ Quy định các ký hiệu và tiêu chuẩn các điểm bôi trơn 64 5.1.6 _ Lập sơ đồ bôi trơn máy -+-+<+sz+ccrzeerrrreeee 66 5.1.7 Lập các hướng dẫn cách bảo trì . -se©cxsecvxecrse 67 5.2 _ Thu thập và phân tích số liệu 2 °-2+£++e£++xeeecrvzeerrrve 74 5.2.1 Các kết quả bướcl -¿©22cseccCcveevcrrrerrrrreee 74

5.2.2 Các kết quả bước 2

5.2.3 Các kết quả bước 3 và bước 4 ccccccccccvvverrrrrrvree 84

5.3 Đánh giá hiệu quả mô hình -2cc+e++tttttrtrrrtrrrrrrrrerrree 85 CHUONG 6: KET LUAN VA KIEN NGHI

JJNG‹ hố LVỐỔổ,)L ,ÔỎ 87 6.2 Kiếnnghi -s-2222222vcEECEEEEEcECErrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 88 TAI LIEU THAM KHAO

Trang 7

DANH MUC HiNH

Hình 1.1: Khung nghiên cứu luận văn

Hình 2.1: Các chức năng quản lý bảo trì -.- 5< cs tt nterreeverrkrkrrvee 9

Hình 2.2: Hệ thống quản lý bảo trì tiêu biểu :-+¿-+222©ccccrerrrrrtee 10 Hình 2.3: Biểu đồ Pareto -++2+ce +1222222122111.11 21.111 e 21 Hình 2.4: Biểu đồ nhân quả -2-++++£2222E2EECEEEvvrvrvrrttrEErrerrrrrrrree 23

Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức phòng bảo trì công ty Starprint Việt Nam

Hình 4.3: Quy trình sản xuất công ty Starprint Việt Nam 47 Hình 4.4: Quy trình in OfŸS€Ẳ 6 sư TH re 48 Hình 4.5: Mô hình máy in OfẨSet - cv 11x 1x crrrke 48

Hình 4.6: Quy trình máy bế tự động . 2 -22-+++cEEvvzzeterrzrerrrrrrkee 49 Hình 4.7: Biểu đồ % BDT máy UV Roland năm 2008 -:::¿+¿‡ 50

Hình 4.8: Biểu đồ % BDT máy UV Roland năm 2009

Hình 4.9: Biểu đồ % BDT máy UV Roland năm 2010 -:++¿ 51

Hình 4.10: Mô hình bảo trì mới EPM 55-5 cxerrreesrrerrxrree 54

Trang 8

Hình 5.2: Sơ đồ khối máy UV Roland +V2+zz2zvrzzrrrrre 62

Hình 5.3: Sơ đồ phân chia khu vực vệ sinh máy UV Roland 63 Hình 5.4: Ký hiệu thời gian bôi trơm -. «- «+ *kkeeekevkrekrkrkekrerie 65 Hình 5.5: Sơ đồ bôi trơn máy UV Roland -:++z+22vvvzc+zzve+ 66

Hình 5.6: Biểu đồ thống kê % thời gian hư hong may UV Roland nam 2010 79

Hình 5.7: Biểu đồ thống kê lỗi lặp lại theo Pareto :-:+ 2 81 Hình 5.8: Bidu dé nan qua scccsssssesssssssssssecsessssseessssssssvessesssssecsesesssueeeseeessseee 82 Hình 5.9: Phân tích vấn đề roller cao su bị hư bằng biểu đồ nhân quả 83

Trang 9

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát -222222++22EEY2etrEEEEEEEvertrrEEEvrerrtrvrrreerrrrre 29

Bang 4.1: Cac chỉ tiêu của chương trình TP .c 55c skrserkersesrre 38 Bảng 4.2: Quy trình bảo trì máy công ty Starprint Việt Nam - 43

Bang 5.1: Ké hoach thurc hién m6 hinh EPM .ssssssssssescssseecesseesesssescssseeecnseees 59

Bảng 5.2: Ký hiệu và tiêu chuẩn các điểm bôi trơn -2cccccc+ 64

Bảng 5.3: Hướng dẫn bảo trì các thiết bị điện -2 2¿©22seecccsccee 67

Bảng 5.4: Hướng dẫn kiểm tra khu vực I -+v2ccccccrzee 71

Bang 5.6: Thống kê chỉ tiết lỗi lặp lại 2 ©v2++2CEV2zzeerrrvrzzecee 80

Bảng 5.7: Why — why vấn đề hư hỏng loại A -2 ccccczeccccvsecccre 81 Bang 5.8: Why — why van đề hư hỏng loại B ccccc+cceccccrrvrvee 82

Bang 5.9: Quy định thời gian sử dụng của thiết bị

Bảng 5.10: Thống kê MTBF, MTTR vahé sé A( Available)

Bảng A1: Danh sách các công ty đã thực hiện khảo sát

Bảng A2: Bảng câu hỏi khảo sát

Trang 10

Bảng B2: Thống kê các hư hỏng máy UV Roland năm 2009 105 Bảng B3: Thống kê các hư hỏng máy UV Roland năm 2010 109

Bảng B4: Thống kê thời gian hư hỏng máy hàng tuần - 110 Bang C1: Hướng dẫn bảo trì các thiết bị cơ khí -ccccccccccc xee 113 Bảng C2: Hướng dẫn kiểm tra khu vực 2 :-22222cccccvrrrrrrrrerree 117 Bảng C3: Hướng dẫn kiểm tra khu vực 3 ccccccvccrererrrrrrrrrrrr 119

Trang 11

A (Availability ): d6 sin sàng thiét bi

BM ( Breakdown Maintenance ) : stra khi may hu

KH- CN : khoa học — công nghệ

MTBF ( mean time between failure ) : Thời gian trung bình giữa 2 lần hư hỏng

MTTR ( mean time to repair ) : Thời gian trung bình để sửa máy

OEE ( Overall Equipment Efficiency ) : hiệu suất thiết bị

PM (Preventive Maintenance) : bao tri theo ké hoach

PdM ( Predictive Maintenance ) bảo trì dự đoán

Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TPM ( Total Productive Maintenance) : bảo trì năng suất toàn diện

TQM ( Total Quality Maintenance) : duy trì chất cượng toàn diện

Trang 12

Trong chương này, nội dung chủ yếu sẽ được trình bày bao gồm: lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, nội dung nghiên cứu

1.1 LÝ DO NGHIÊN CỨU :

Gần đây, sở KH- CN và hội cơ khí thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức hội

thảo “ Bảo Trì hiện đại — Trung tâm lợi nhuận của doanh nghiệp ” Hội thảo đã đề

cập đến kinh nghiệm của thế giới, nếu đầu tư đúng mức để làm tốt công tác bảo trì

có thể mang lại nhiều lợi ích như tăng thời gian chạy máy và doanh thu của doanh nghiệp từ 15%- 20%, tăng tuổi thọ máy móc, giảm 10%-15% chỉ phí sửa chữa, giảm 10%-20% năng lượng tiêu thụ Các số liệu nghiên cứu tại Mỹ cũng cho thấy ,

cứ 1 USD tiết kiệm nhờ bảo trì tương đương với gia tăng 25USD doanh thu của doanh nghiệp Cứ 1 USD đầu tư cho bảo trì hợp lý thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được ít nhất là 5USD /năm

Hội thảo cũng đưa ra kết quả khảo sát một công ty nhựa tại TPHCM, tổng thời gian ngừng hoạt động của 80 máy ép phun nhựa và các thiết bị phụ trợ trong 1 năm khoảng 24.000 giờ Với mức tính 10 triệu đồng/giờ ngưng máy, doanh nghiệp này bị thiệt hại khoảng 240 tỷ đồng/năm Nếu doanh nghiệp này làm tốt công tác bảo trì thì tổng số giờ ngưng máy chỉ còn 12.000 giờ/năm và thiệt hại sẽ giảm còn

120 tỷ đồng/năm Còn khảo sát tại dây chuyền sản xuất sữa đặc có đường của một công ty sữa ở khu vực phía Nam, mỗi năm bị ngừng hoạt động khoảng 350 giờ, mỗi

giờ ngừng máy thiệt hại khoảng 240 triệu đồng Cụ thể hơn, 1 giờ ngừng máy có thể

gây thiệt hại doanh thu cho doanh nghiệp ngành nhựa: 10 triệu đồng, chế biến sữa:

240 triệu đồng, bia: 900 triệu đồng, thép: 180 triệu đồng, xỉ măng: 2.000 triệu đồng, dược phẩm: 300 triệu đồng, ô tô: 200 triệu đồng Chính vì thế, các đại biểu dự hội thảo cho rằng bảo trì làm giảm đáng kể chỉ phí sản xuất và giúp hệ thống sản xuất

Trang 13

Hơn nữa, theo kết quả khảo sát của trang web : www.baotri.com.vn với số

lượng người trả lời về tầm quan trọng của bảo trì là 215 người, thì 76% trả lời bảo

trì rất quan trọng, 14,1 % trả lời khá quan trọng, 3,5% trả lời bình thường, 3,5% trả

lời khá tốn kém, 2,8% trả lời không ích lợi gì Điều này cho thấy một lần nữa bảo trì

là công tác rất quan trọng cần đầu tư và nghiên cứu nhiều hơn

Đối với công ty Starprint Việt Nam, dù công tác quản lý bảo trì tương đối én định, song các vần đề trăn trở về tính hiệu quả của bảo trì như: Làm sao giảm được thời gian hư hỏng máy đến mức tối thiêu? Làm thế nào để kéo dài thời gian sử dụng thiết bị đến mức tối đa? Rồi việc dự trữ thiết bị, linh kiện thay thế như thế nào là hợp lý nhất để chỉ phí tồn kho là tối ưu nhất ?

Từ việc xác định tầm quan trọng của bảo trì , cũng như các vấn đề cần giải

quyết của công ty Starprint Việt Nam, đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn giải quyết được một số các van đề hiện tại của công ty Starprint Việt

Nam, đồng thời tìm kiếm và xây dựng được một mô hình bảo trì hiệu quả chung cho công tác bảo trì tại Việt Nam, giúp cho các nhà quản lý có thêm một công cụ

hữu hiệu trong quá trình hoạch định chiến lược cho công tác bảo trì

12 XÁC ĐỊNH VÁN ĐÈ NGHIÊN CỨU:

Từ những lý do đề cập trên, vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu và khảo sát

các mô hình bảo trì tại các công ty in ở Việt Nam, rút ra kết luận chung về thực

trạng của công tác quản lý bảo trì, từ đó xây dựng một mô hình bảo trì hiệu quả và hiện đại áp dụng tại công ty Starprint Việt Nam, dựa trên các mô hình và lý thuyết bảo trì hiên đại trên thế giới.

Trang 14

Để có thể giải quyết vấn đề nghiên cứu đề cập trong mục 2 ở trên, nhiệm vụ quan trọng của đề tài nghiên cứu là trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Trong thực tiễn hoạt động công ty, các nhà quản lý thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề gì của công tác quản lý bảo trì? Câu hỏi này sẽ được trả lời

trong chương 2 và chương 3

- Nhu cau và khả năng ứng dụng những mô hình bảo trì hiệu quả trong các công

ty in ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Xét về 2 phương diện lý luận và thực

tiễn Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 3

- _ Làm thế nào để xây dựng mô hình bảo trì hiệu quả phù hợp có khả năng ứng dụng cao trong công tác quản lý bảo trì? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 4 và chương 5

1.3.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :

Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu trên cũng như giải quyết

được vấn đề nghiên cứu được đặt ra, các mục tiêu cần phải được thực hiện như sau:

- _ Hệ thống hóa và lượng hóa những vấn đề chung của công tác quản lý bảo trì tại các công ty in ở Việt Nam

- Xay dựng mô hình bảo trì hiệu quả mới

- _ Ứng dụng mô hình vừa xây dựng để giải quyết vấn đề và chuẩn hóa mô hình

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trang 15

phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính chất hợp lý và ưu việt của từng loại phương pháp nghiên cứu khoa học

Trước hết, phương pháp nghiên cứu điều tra được sử dụng để khảo sát thực

trạng quản lý bảo trì ở Việt Nam, chọn mẫu nghiên cứu điều tra là các công ty in tại thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Thiết kế bảng câu

hỏi và gởi đến các công ty này, nhờ họ trả lời bảng câu hỏi Từ đó đánh giá thực trạng và rút ra kết luận về các vấn đề mà công tác quản lý bảo trì đang gặp vướng

mắc

Kế đến, phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được sử dụng để nghiên cứu các mô hình bảo trì trên thế giới và các cơ sở lý luận nhằm đặt nền tảng cho

việc xây dựng mô hình bảo trì hiệu quả mới Phương pháp này còn được sử dụng

để xem xét, tìm tòi, hệ thống hóa và tóm tắt một số kết quả nghiên cứu có liên quan

đến đề tài này đã tiến hành trong và ngoài nước Trên cơ sở đó hiểu được các nhà

nghiên cứu đi trước có những công trình nghiên cứu nào, kết quả ra sao để có thể sử dụng hoặc nghiên cứu bé sung trong công trình nghiên cứu này

Sau khi đưa ra được mô hình mới tạm thời, cần áp dụng vào thực tế cho công,

ty Starprint Việt Nam như một nghiên cứu hành động (action research) để đánh giá

và so sánh kết quả thực hiện so với mô hình trước khi áp dụng, cũng như xem xét

tính hiệu quả của mô hình này, từ đó đề xuất một mô hình hiệu quả như là một công

cụ quản lý để lựa chọn cho công tác quản lý bảo trì ở Việt Nam

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, đề tài cần phải sử dụng các công cụ hỗ

trợ đề phân tích và đánh giá như các phần mềm sau : Word, Excel, và các thiết bị hỗ

trợ khác như máy vi tính, điện thoại .Trong đó, việc sử dụng internet như là một công cụ quan trọng dé tim kiếm thông tin hiệu quả nhất phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Trang 16

Nghiên cứu tổng Mô hình mới tạm thời Phân tích tình

Starprint Việt Nam

Áp dụng mô hình mới cho

1 máy tại công ty Starprint Việt Nam

Khi thực hiện khảo sát thực trạng quản lý bảo trì các công ty in ở Việt Nam,

do hạn chế về tài chính và thời gian thực hiện của đề tài, phương pháp lấy mẫu để

Trang 17

Khi thực hiện nghiên cứu tình huống nghĩa là áp dụng mô hình bảo trì mới tại công ty Starprint Việt Nam, do quy mô máy móc của công ty tương đối lớn và giới hạn về thời gian nghiên cứu của đề tài, nên chỉ áp dụng mô hình trên 1 máy của phân xưởng in mà thôi Thời gian áp dụng cũng được giới hạn trong vòng 6 tháng

Về việc thu thập dữ liệu máy móc trong quá khứ phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đánh giá, do hạn chế về điều kiện thu thập dữ liệu cũng như sự khó khăn trong quá trình thu thập, đề tài chỉ giới hạn dữ liệu cần phải thu thập trong vòng 2 năm, từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2009

1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU :

Về mặt lý thuyết, đề tài đã nghiên cứu tổng quan về bảo trì, giúp các nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về các mô hình bảo trì hiện nay trên thế giới, đồng thời trình bày các phương pháp phân tích các vấn đề máy móc một cách hiệu quả

Về mặt thực tiễn, đề tài đã cung cấp cho các nhà quản trị sản xuất, đặc biệt là nhà quản lý bảo trì một mô hình bảo trì mang tính ứng dụng và hiệu quả cao Giúp

nâng cao độ tin cậy của máy móc và cải thiện hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp 1.7 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Nội dung nghiên cứu của đề tài này gồm có 6 chương như sau :

Chương 1 : Mở đầu

Giới thiệu tổng quan về công trình nghiên cứu bao gồm các phần như sau : lý

do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu , câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và nội dung nghiên cứu

Trang 18

cụ phân tích và đánh giá bảo trì, đồng thời sơ lược các nghiên cứu có liên quan đến

Chương 4: Xây dựng mô hình

Trình bày phân tích về tình hình máy móc thiết bị công ty Starprint kết hợp

với các kết quả khảo sát và các mô hình bảo trì hiện đại, hình thành nên một mô hình bảo trì mới

Chương 5 : Ứng dụng mô hình tại công ty Starprint Việt Nam

Trình bày cách thức ứng dụng mô hình vào thực tế, các kết quả thu thập được của mô hình trong thực tế và những đánh giá kết luận

Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

Trang 19

Trong chuong nay, cac ly thuyét được sử dụng hình thành nên để tài này sẽ

được ôn lại và trình bày lần lượt như sau: lý thuyết về quản lý bảo trì, lý thuyết về TPM, lý thuyết về độ tin cậy, các công cụ phân tích và đánh giá bảo trì

2.1 LÝ THUYÉT VỀ QUẢN LÝ BẢO TRÌ:

2.1.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ BẢO TRÌ:

Bảo trì là một thuật ngữ quen thuộc, tùy vào quan điểm của mỗi tổ chức, mỗi

cơ quan mà thuật ngữ bảo trì được định nghĩa khác nhau Nhưng về cơ bản thì có

thể khái niệm về bảo trì như sau:

Khải niệm: bảo trì bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ

cho thiết bị ở một tình trạng nhất định hoặc phục hồi thiết bị về tình trạng ban đầu

của nó

Mục đích: nhằm tăng cường tính sẵn sàng của thiết bị, đưa máy về trạng thái tốt nhất có thể, nâng cao tính an toàn lao động, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu

suất công tác bảo trì một cách tối đa

Khả năng bảo trì: là xác suất mà một thiết bị hoặc một hệ thống bị hư hỏng, suy yếu sẽ được sửa chữa hoặc phục hồi để nó hoạt động theo đúng chức năng yêu cầu trong một thời đoạn xác định khi việc bảo trì được thực hiện theo một qui trình

xác định

2.1.2 HỆ THÓNG QUẢN LÝ BẢO TRÌ:

Theo Harvey H Kaiser, 1991, hệ thống quản lý bảo trì gồm có 5 thành phần

cơ bản cấu thành như sau:

Trang 20

- Hệ thống nhận diện khối lượng công việc

- Hệ thống hoạch định công việc

- _ Hệ thống thực hiện công việc ( nhân sự, vật tư, thiết bị, vận chuyển, huấn

luyện, giám sát và các công việc hỗ trợ khác)

- Hệ thống đánh giá nhằm theo dõi kết quả thực hiện thực tế so với kế hoạch

Mỗi thành phần trên đều có các chức năng quan trọng riêng của nó nhằm

giúp cho hoạt động bảo trì đạt được hiệu quả

Hình 2.1 Các chức năng của quản lý bảo trì

Năm thành phần cơ bản đề cập ở trên được Harvey H Kaiser xác định như là

năm thành phan cơ bản nhất của bắt kỳ hệ thống quản lý bảo trì nào.Tuy nhiên, với

sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong lĩnh vực sản xuất đã tác động đến hệ thống quản lý bảo trì, làm phát sinh những chiến lược bảo trì mới với những khối

lượng công việc mới Kelly.A (1984 and 1997), Duffuaa.S và đồng sự (1998) đã

thu thập và xác định những thành phần của một hệ thống bảo trì hiện đại như sau:

Trang 21

- Một hệ thống bảo trì có thể được xem như là một mô hình input - output đơn giản Những yếu tố đầu vào của mô hình gồm: nhân lực, quản lý, dụng cụ, vật

tư thay thế, thiết bị Đầu ra của mô hình là nâng cao độ tin cậy của máy móc thiết

bị đảm bảo kế hoạch sản xuất của nhà máy Do đó ta cần tối đa hóa nguồn lực để

đầu ra là cực đại Một hệ thống bảo trì thông thường được thể hiện qua hinh 2.2 gồm có các chức năng như: hoạch định, tổ chức và kiểm soát

Kiểm soát &

phản hồi

~ Kiểm soát vật tư

„ Kiểm soát chí phí

Hình 2.2: Hệ thống quản lý bảo trì tiêu biểu

~ Mục đích của quản lý bảo trì: hệ thống quản lý bảo trì thông thường có mục đích là nâng cao khả năng làm việc của máy móc thiết bị, hệ thống quản lý bảo trì

hiện đại thì có mục đích là nâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị

Trang 22

2.1.3 LICH SU’ PHAT TRIEN CAC PHUONG THUC BAO TRI:

Trước kia khi con người bắt đầu chế tạo ra máy móc đẻ thay thế sức người thì việc bảo dưỡng máy móc là làm sao cho máy chạy được liên tục và làm việc có hiệu quả như tổ chức mong muốn, đặc biệt là các tổ chức công nghiệp sản xuất rất coi trọng việc này Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều máy móc dạng phức tạp

được đưa vào sử dụng thay thế cho các máy công cụ dùng sức đã lỗi thời Vì vậy,

ngày nay chúng ta thấy ở các nhà máy công nghiệp từ loại trung đến loại lớn đều sử dụng các loại máy trên đề sản xuất là chính Do đó, để sử dụng các máy này đạt đến hiệu suất làm việc cao nhất thì điều cần thiết phải làm là làm sao cho chúng giảm

khả năng ngừng sản xuất do bị hư hỏng xuống mức thấp nhất Từ đây có thể thấy

mục tiêu của việc bảo trì máy móc là giảm số lần hư hỏng máy móc của máy xuống mức thấp nhất, giảm chỉ phí sử dụng sửa máy (cả chỉ phí trực tiếp và chỉ phí gián tiếp) trong thời gian máy làm việc (Machine Availability Period) ở mức độ an toàn cho người quản lý máy (trong trường hợp là nhà máy công nghiệp) hoặc người đi đường (trong trường hợp là phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện giao

thông trên không) Nhìn chung, có thể chia việc bảo trì ra thành 04 loại như sau:

Sửa khi máy hư (Breakdown Maintenance: BM); Bảo trì máy theo kế hoạch (Planned/Preventive Maintenance: PM); Bao tri du bao (Predictive Maintenance:

PdM) va Bao tri thuc hién trudc (Proactive Maintenance)

2.1.3.1 SUA KHI MAY HU (BREAKDOWN MAINTENANCE): Phương pháp bảo trì loại này là dang suy nghĩ xưa nhất trong ngành bảo trì Trong một số quyên sách có đưa ra định nghĩa về loại bảo trì dạng này như sau:

“Sản xuất không can bao tri (no maintenance at all or maintenanceless)” Loại bảo

trì này đã từng tồn tại vì khi đi kiểm tra thực tế cho thấy là: nhân viên phòng bảo trì

sẽ không đưa ra bất cứ hành động nào cho đến khi có thông báo là máy bị hư không

thể tiếp tục sản xuất được nữa Loại bảo trì này vẫn đang được sử dụng ở một số

loại hình nhà máy có đặc điểm là đang sử dụng các loại máy móc đơn giản và luôn

Trang 23

có sẵn các phụ tùng thay thế hoặc có thé đặt mua ngay được Chỉ phí sử dụng phát sinh từ loại hình bảo trì này có thể ít hơn việc áp dụng các phương pháp bảo trì dang khác Ví dụ về trường hợp bảo trì loại này là: các bóng đèn điện sẽ được sử dụng cho đến khi chúng bị hư hoặc bố thắng xe hơi bị hư Các loại hư thuộc dạng bảo trì loại này bao gồm:

Không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo cho chúng ta biết khi nào máy sẽ bắt đầu hư

[1 Không thể dùng cho hệ thống cần có độ tin cậy cao như trong phương tiện hàng không

Phải dự trữ phụ tùng thay thế với số lượng lớn, có nghĩa là chỉ phí sử dụng trong việc lưu giữ hàng hoá có thể dự trữ cao

ñ Không thé đạt được thành công trong việc thực hiện theo mục tiêu của kế hoạch sản xuất

O Khong thể lập kế hoạch làm việc cho phòng bảo trì được

2.1 3.2 BAO TRI THEO KE HOACH (PLANNED MAINTEN-

ANCE):

Nhằm tránh những yếu kém của việc bảo trì khi máy hư, cần phải phát huy

việc bảo trì theo kế hoạch đề ra hay nói ngắn gọn lại là bảo trì máy móc theo thời hạn quy định từ kinh nghiệm làm việc rút ra hay từ sách hướng dẫn sử dụng của máy Hơn nữa, việc hư hỏng máy móc đột ngột là việc không thể định trước được

Điều này xuất phát từ loại hư hỏng máy móc (theo quan điểm về phân phối dữ liệu)

không có đặc điểm của việc phân phối dữ liệu đều, gây ra khó khăn trong việc lựa

chọn thời hạn bảo trì thích hợp theo kế hoạch và trong một số trường hợp Mặc dù

đã thực hiện bảo trì theo kế hoạch rồi nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp máy hư

hỏng đột ngột mà không thẻ tránh được Tóm lại, sử dụng loại bảo trì này có thể

Trang 24

làm tăng thêm chỉ phí sử dụng trực tiếp và gián tiếp trong sản xuất Ví dụ về loại

bao tri dang này gồm có: kiểm tra mức dầu nhớt ở bộ phận kiểm tra mức nhớt, thay

dầu nhớt theo hạn định, thay đổi một số phụ tùng quan trong theo hạn định Một

van đề thường gặp khi tiến hành bảo trì theo hạn định là tiến hành thay thế một số phụ tùng không cần thiết và trong một số trường hợp có thể gây ra sự ảnh hưởng

không cần thiết đến những phụ tùng khác trong hệ thống, chưa tính đến việc lắp lại

phụ tùng vào máy không đúng gây ra sự hư hỏng khác còn nặng hơn hư hỏng hiện tại Trước nay cũng có một phương pháp bảo trì mới gọi là bảo trì định hướng tin cậy (Reliability — Centred — Maintenance RCM) có những đặc điểm chính như sau:

ñ Kiểm tra, phân tích, tìm kiếm phụ tùng quan trọng

ñ Kiểm tra phụ tùng quan trọng theo hạn định

[)_ Tháo phụ tùng ra để cân chỉnh lại

ñ Tháo thay phụ tùng quan trọng

[]_ Trong trường hợp phụ tùng thông thường, cho sử dụng cho đến khi hư [1 Trong một số trường hợp cần thiết, cho thiết kế một số loại phụ tùng mới

2.1.5.3 BAO TRi DY BAO (PREDICTIVE MAINTENANCE):

Nhìn chung, tất cả chúng ta đều biết ngày nay máy móc có cấu tạo và làm việc phức tạp hơn nhiều so với máy móc thời trước Đây là một khó khăn trong việc tháo lắp thay thế hoặc kiểm tra theo khía cạnh quan trọng của việc bảo trì theo kế

hoạch (PM) Phương pháp thực hiện việc bảo trì bằng cách dự báo được xem là một

khoa học mới trong khoa học bảo trì máy móc.Có thể tóm tắt phương pháp này như

sau: Việc sử dụng các phương pháp hoặc kỹ thuật mới của các loại máy công cụ

như thiết bị đo độ rung, máy chiếu tia hồng ngoại đo nhiét do (infrared

therography) Khi đã có nền tảng rồi có thể chia việc bảo trì loại này ra các hình

Trang 25

thức nhỏ như: thống kê các tín hiệu hiển thị độ rung (Vibration Analysis), thống kê dầu nhớt/phụ tùng hao mòn đã sử dụng (Oil/Wear Particle Analysis), thống kê hiệu suất của máy (Performance Monitoring), thống kê tình trạng nhiệt độ (thermography/temperature monitoring) Có thể gọi chung những phương pháp nêu trên là việc theo đõi kiểm soát tình trạng máy móc (condition monitoring) hoặc có thể gọi một tên khác nữa là việc kiểm soát sức khoẻ máy móc (Machine Health

Monitoring), là một phần của đạng bảo trì dự báo Thật ra việc thực hiện CM:

Condition Monitoring hay MHM: Machine Health Monitoring không có gì là mới

mẻ vì hầu hết các kỹ sư hoặc người kiểm soát máy đều sử dụng chúng thường xuyên trong việc bảo dưỡng máy móc, ví dụ như việc sử dụng mắt để kiểm tra những đặc điểm thông thường, dùng mũi để ngửi mùi cháy khét, dùng tai để nghe những tiếng động không bình thường và dùng bàn tay để sờ (độ nóng và/hoặc độ rung) v.v Dù thế nào đi nữa thì phương pháp kiểm tra nói trên cũng là một đặc điểm để đánh giá tình trạng của máy mà không cần có sự dừng máy chắc chắn Những việc làm này phụ thuộc vào sự nhạy cảm về độ chính xác trong não của từng người.Vì vậy, việc sử dụng máy công cụ kiểm tra dựa vào số lượng đối với việc bảo

trì dự báo là một điều rất quan trọng, giúp cho việc xác lập mặc định trong việc

đánh giá tình trạng máy móc Những điều này là do ý nghĩa của từ “Predictive

Maintenance” Có thể tóm lại như sau: khi có thể biết được đặc điểm của nguyên

nhân hư hỏng thì cũng đủ giúp cho việc sắp đặt trước nhân lực, phụ tùng và quy định thời gian làm việc không ảnh hưởng đến việc sản xuất chính Trong trường hợp đã áp dụng “Predictive Maintenance” thích hợp rồi, thì có thể tạo ra được những lợi ích như sau:

[1 Giảm chỉ phí sử dụng trong việc bảo trì máy móc

Ø1 Giảm số lần hư hỏng máy móc xuống

1 Giảm thời gian sửa khi máy hư

O Gidm số lượng phụ tùng có thể dự trữ trong khi bảo trì.

Trang 26

O Tăng hiệu suất sản xuất

O Lap kế hoạch bảo trì có hiệu quả cao hơn

1 Làm cho việc tạm dừng máy trong lúc sản xuất giảm xuống

Định hướng trong việc theo dõi tình trạng máy móc được đúc kết thành 02 đạng như sau:

1 Tìm ra hướng /phương pháp theo đõi tình trạng máy

2 Phân tích tìm ra những điểm yếu của phụ tùng máy móc như: có thể hư hỏng xảy ra tại phốt dầu, lọc dầu, bánh răng và bạc đạn

Để đạt được kết quả trong việc theo dõi tình trạng máy móc chúng ta phải làm:

® Phải thành lập một nhóm người theo dõi tình trạng máy móc

® Mỗi bộ phận của máy và bản thân nó đều phải có một hệ thống theo doi

Phải cài đặt giá trị và chỉ số đo cho chế độ kiểm soát tình trạng của máy

@ Phân tích và báo cáo nguyên nhân hư như thế nào của máy

@ Đưa ra nguyên nhân và phân tích nguyên nhân hư hỏng từ chuyên gia

hoặc kỹ sư

® Đào tạo về nguyên nhân và so sánh với tài liệu máy móc

Thiết lập hướng sửa chữa để ngăn ngừa việc hư hỏng

2.1.5.4 BAO TRI CHUAN BI TRUGC (PROACTIVE

MAINTENANCE) :

Đây là một phương pháp bảo trì mới cho máy móc thuộc ngành công nghiệp Loại bảo trì này được phát hành vào năm 1985 Nội dung của loại bảo trì này được xem là “cốt lõi của vấn đề” (Root Causes Of Failure) Cụm từ “Root Causes” có thể được chia nhỏ ra thành trạng thái ổn định về mặt hoá học (Chemical Stability), trạng

Trang 27

thái ôn định vé mat vat ly (Physical Stability), trang thai ồn định về mặt nhiệt độ (Temperature Stability), trạng thái ồn định về tính hao mon (Wear Stability), trang thái ổn định về độ rò rỉ (Leakage Stability), viéc tao ra 16 héng khi trong hệ thống

thuy luc (Cavitation), trang thai ổn định về mức độ do ban (Contamination) va trạng

thái ồn định về mặt biến dạng và không liên kết Khi nào thấy xuất hiện trạng thái

mắt cân bằng trong hệ thống máy móc (có thể phát sinh trạng thái không ổn định tại

một trong những nguyên nhân cót lõi nói trên hoặc cũng có thé phát sinh trạng thái không ồn định trong hệ thống do nhiều nguyên nhân) mà dễ nhận thấy như: trong hệ

thống thủy lực có chất gây ô nhiễm lọt vào (có thê là do dé dau ban vào), lọc khí bị

rò ri, phót bị lỏng là nguyên nhân gây bẩn chính dẫn đến trạng thái mắt cân bing

trong hệ thống Khi kỹ sư hoặc chuyên gia biết được nguyên nhân gốc gây ra sự cố

sẽ tiến hành chỉnh sửa cho hệ thống cân bằng trở lại bằng cách dùng bộ lọc có công

suất cao hơn, thay phốt hư, tiến hành lọc phần dầu nghỉ ngờ có lẫn chất bản vào

Nếu cần thiết phải dùng cả thiết bị lẫn nhân lực có kinh nghiệm để tìm ra nguyên nhân gốc gây ra sự cố thì cũng tiến hành

2.2 LY THUYET VE BAO TRI NANG SUAT TOAN DIEN (TPM ):

2.2.1 DINH NGHIA:

T — Viết tắt của từ Total, có nghĩa là toàn diện: tham gia toàn diện, hệ thống toàn diện, hiệu quả toàn diện

P— Viết tắt của từ Productive hay Perfect — năng suất hay hoàn hảo

M - Viết tắt của từ Maintenance — Bảo trì hay Duy trì

- Nhằm mục tiêu xây dựng một môi trường văn hóa hợp tác triệt để theo đuổi việc

cải tiến hiệu quả hệ thống sản xuất (hiệu suất thiết bị: OEE).

Trang 28

- Xây dựng một hệ thống ngăn ngừa mọi tồn thất, chẳng hạn nhằm đạt được “không

có tai nạn, không có lỗi và không có hư hông”, dựa trên Gemba (môi trường thực

tế) và Genbutsu (cái thực tế) cho toàn bộ quy trình của hệ thống sản xuất

- Ap dụng cho tất cả các bộ phận bao gồm sản xuất, phát triển, tiếp thị và các bộ phận quản lý hành chính

- Đòi hỏi và liên quan đến tất cả mọi người từ ban lãnh đạo cao cấp cho đến các

nhân viên trực tiếp đứng trên dây chuyển sản xuất

2.2.2 LỊCH SỬ TPM:

TPM liên quan đến TQM, một khái niệm được xem như là một kết quả trực

tiếp của thuyết ảnh hưởng của Tiến sĩ W Edwards Deming đối với ngành công nghiệp Nhật Bản Tiến sĩ Deming bắt đầu công việc của mình tại Nhật Bản sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai vừa kết thúc Là một nhà thống kê học, đầu tiên ông bắt đầu chỉ cho người Nhật Bản biết làm thế nào để sử dụng phân tích thống kê trong sản xuất và làm thế nào sử dụng đữ liệu đã có để kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất Quy trình thống kê ban đầu và những khái niệm kiểm soát chất lượng làm ra được nhen nhóm từ người Nhật Bản vốn đã sớm quen với việc làm việc theo nội quy, đã trở thành một phong cách trong ngành công nghiệp Nhật

Bản Quan niệm sản xuất mới này cuối cùng được xem như là Quản lý chất lượng

toàn diện hay còn gọi là TỌM

Khi những vấn đề về bảo trì nhà máy được khảo sát như một phần của chương trình TQM thì một trong số những khái niệm chung đó dường như không thích hợp hoặc không đạt được kết quả tốt trong môi trường bảo trì Quy trình Bảo

trì ngăn ngừa (PM) thỉnh thoảng đã được đưa vào thực hiện và PM đã được thực hiện hầu như trong tất cả các nhà máy Việc sử dụng kỹ thuật PM được phát triển, các lịch bảo trì được thiết kế ra nhằm giúp cho máy móc hoạt động một cách liên

tục.Tuy nhiên, kỹ thuật này thường đưa đến kết quả là máy móc được bảo dưỡng

Trang 29

quá mức với cố gắng cải tiến sản xuất Với lối suy nghĩ thông thường là “nếu một bộ phận nhỏ tốt thì tất cả các bộ phận còn lại sẽ tốt hơn” Các lịch bảo trì của nhà sản

xuất phải được theo dõi bằng giấy tờ với một ghi chú nhỏ là theo đúng yêu cầu thực

sự của máy móc.Có rất ít hoặc không có bất cứ sự liên quan nào đề cập đến người vận hành máy trong chương trình bảo trì.Nhân viên bảo trì cũng ít được huấn luyện

về những gì được đề cập trong sách hướng dẫn bảo trì vốn bị lạc hậu thường xuyên

Nhu cầu thực sự nhiều hơn so với việc chỉ lập lịch bảo trì theo gợi ý của nhà

sản xuất vì một phương pháp cải tiến hiệu suất và chất lượng sản phẩm đã nhanh chóng được nhận ra tại những công ty cam kết thực hiện chương trình TQM Để giải quyết vấn đề này mà vẫn tuân thủ đúng theo những khái niệm của TQM, người

ta đã tiến hành cải biến những khái niệm gốc của TQM Những khái niệm mới này

nâng bảo trì lên một trạng thái mới cao hơn, trở thành một bộ phận không thể tách

rời trong chương trình chất lượng toàn diện

Nguồn gốc của thuật ngữ “bảo trì năng suất toàn điện” xuất phát từ một

chương trình bảo trì được sử dụng vào cuối thập niên 1960 bởi Nippondenso, một

nhà sản xuất động cơ điện tự động của Nhật Bán Seiichi Nakajima, một viên chức thuộc Viện Bảo trì nhà máy ở Nhật Bản được công nhận là người đưa ra định nghĩa cho những khái niệm về TPM và người ta nhận thấy nó được ứng dụng tại hàng

trăm nhà máy ở Nhật bản

Những quyển sách va bài báo về TPM của ông Nakajama và những người Nhật Bản khác cũng như những tác giả người Mỹ khác bắt đầu xuất hiện vào cuối

thập niên 1980 Hội nghị tham gia mở rộng về TPM lần đầu tiên được tổ chức tại

Hoa Kỳ vào năm 1990 Ngày nay, nhiều công ty tư vấn thường tổ chức những cuộc

hội thảo về TPM cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho các công ty muốn bắt đầu thực hiện TPM tại nhà máy của mình

2.2.3 NHỮNG KÉT QUẢ CỦA TPM:

Trang 30

Ford, Eastman Kodak, Dana Corp, Allen Bradley, Harley Davidson là những công ty đã áp dụng thành công chương trình TPM Tắt cả đều báo cáo rằng sản lượng có gia tăng khi họ sử dụng TPM Hãng Kodak báo cáo rằng với vốn đầu tư 5

triệu đô la Mỹ thì họ thu được kết quả gia tăng l6 triệu đô la Mỹ trong lợi nhuận

Số lợi nhuận này được chứng minh và được đóng góp trực tiếp cho việc áp dụng chương trình TPM Một nhà sản xuất thiết bị báo cáo rằng thời gian cần thiết đẻ thay đổi các khuôn cho một bản in đã giảm từ hàng giờ xuống còn 20 phút Điều này cũng tương tự như là có thêm hai hoặc ba cái máy hàng triệu đô la luôn sẵn sàng cho việc sử dụng cơ bản hàng ngày mà không cần phải mua hoặc thuê thêm Nhà máy công cụ Texas thì báo cáo rằng các con số sản xuất gia tăng trong một số lãnh vực lên đến 80% Hầu hết, tất cả các công ty nêu trên đều báo cáo rằng họ đã giảm được trên 50% thời gian hư hỏng máy móc, bảng kê phụ tùng giảm xuống và giao hàng đúng hạn tăng lên Nhu cầu về khởi động thêm một phần hoặc toàn bộ một dây chuyền sản xuất giảm xuống một cách đáng kể trong nhiều trường hợp 2.3 LÝ THUYÉT ĐỘ TIN CAY:

Độ tin cậy là xác suất của một thiết bị hoạt động theo chức năng đạt yêu cầu

trong khoảng thời gian xác định và dưới một điều kiện hoạt động cụ thể.Độ tin cậy

có thể được xem là thước đo hiệu quả hoạt động của một hay một hệ thống thiết bị

2.3.1 THỜI GIAN TRUNG BÌNH GIỮA HAI LÀN HƯ HỎNG :

Độ tin cậy của một dây chuyền sản xuất còn được thé hiện qua thời gian hoạt

động trung bình giữa hai lần xảy ra sự cố của thiết bị, được gọi là chỉ số

MTBF_Mean Time Between Failures Ta xac dinh MTBF theo công thức sau:

MTBF = 2 ceionin hu héng) G4

Trong đó:

Trang 31

Tp : tổng thời gian hoạt động của thiết bị trên kế hoạch

T, : tổng thời gian sửa chữa máy

Tụ : tổng thời gian đợi đến khi bắt đầu sửa chữa

a_ : tổng số lần ngừng máy do sự cố

Để đánh giá độ tin cậy của các thiết bị tại phân xưởng in ta phải xác định hệ

số MTBF đối với mỗi thiết bị

2.3.2 BO SAN SANG CUA THIẾT BỊ ( AVAILABILITY ):

Để thiết bị có thể sử dụng 100% năng lực thì nó phải hoạt động liên tục và

không được ngừng lại ở bất kỳ thời điểm nào khi nó đã được lên kế hoạch hoạt

động, nghĩa là chỉ số khả năng sẵn sàng phải là 100% Chỉ số khả năng sẵn sàng

càng thấp thì sản lượng càng thấp

Công tác bảo trì ảnh hưởng đến chỉ số khả năng sẵn sàng với một mức độ

cao và ảnh hưởng trực tiếp lên năng suất của thiết bị Các hoạt động từ công tác bảo trì sẽ làm tăng số % của chỉ số khả năng sẵn sàng

Độ sẵn sàng của thiết bị A = —MIBE_— xI00% (2.5)

MTBF +MTTR

Trong đó: MTBF là thời gian trung bình giữa hai lần hư hỏng

MTTR là tổng thời gian trung bình đẻ sửa chữa khi sự cố xảy ra

Trang 32

2.4 CAC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH , ĐÁNH GIÁ BẢO TRÌ:

i 2.4.1 BIEU DO PARETO (PARETO CHART):

Theo thuật ngữ thông thường, nguyên ly Pareto hàm ý rằng hầu hết các hậu quả đều xuất phát từ một số ít các nguyên nhân Trong trường hợp thiết bị thì 80% hỏng hóc của thiết bị thì sẽ có 20% là các hỏng hóc trọng yếu Trọng yếu ở đây là

số nguyên nhân hư hỏng lặp lại nhiều lần Đây còn gọi là quy tắc 80/20

Một vấn đề có nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân được sắp xếp theo thứ tự

giam dan vẻ số lần xảy ra từ trái sang phải

Trang 33

2.4.2 BIEU DO NHAN QUA (CAUSE & EFFECT DIAGRAM):

2.4.2.1 KHAI NIEM:

Để cải tiến các quá trình, chúng ta phải không ngừng nỗ lực để lấy được

nhiều thông tin hơn nữa về các quá trình đó và kết quả của chúng Thông tỉn là chìa

khóa để cải tiến quá trình, một công cụ có giá trị giúp chúng ta đạt được mục tiêu

này là biểu đồ nhân quả Hay nói một cách khác, biểu đồ nhân quả là chìa khóa để thu thập thông tin

Đây là phương pháp để phân tích quá trình Mục đích của biểu đồ là thể hiện

mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả.Vấn đề xảy ra chính là hậu quả và các yếu tố tác động đến nó chính là nguyên nhân Biểu đồ nhân quả có thê giúp loại bỏ các vấn đề bằng cách ngăn chặn các nguyên nhân của chúng, và chúng cũng rất hữu

ích để hiểu tác động giữa các yếu tố trong quá trình Người ta còn gọi đó là biểu đồ xương cá (vì biểu đồ hoàn chỉnh như một bộ xương cá)

Một cá nhân có thể xây dựng một biểu đồ nhân quả, nhưng tốt nhất là làm việc theo nhóm Công cụ này được xem xét là tương thích cho ứng dụng vào nhóm Một trong những thuộc tính giá trị nhất của công cụ này là nó cung cấp một

công cụ tuyệt vời để hỗ trợ cho quá trình động não nhóm (brainstorming)

2.4.2.2 CÁCH XÂY DỰNG BIÊU ĐÒ NHÂN QUẢ : Hình dưới đây là một biểu đồ nhân quả loại SM Để xây dựng biểu đồ nhân quả ta cần qua 3 bước sau đây:

Bước 1: Trước tiên, hãy xác định hư hỏng chúng ta muốn cải tiến Hãy viết vấn đề

(hậu quả) vào trong một khối nằm bên phải trang giấy Vẽ một mũi tên đậm nằm ngang (mũi tên chính) theo chiều từ trái qua phải hướng vào một khối này (khối này

còn gọi là đầu cá)

Trang 34

ờz

„Kông

Phương pháp Đolường Môi trường

Hình 2.4: Biểu đồ nhân quả

Bước 2: Bây giờ nhóm phải tổng hợp ý kiến về những gì dẫn đến hư hỏng Bằng cách vẽ thành những nhánh chính Nếu có sự khó khăn trong việc xác định những, nguyên nhân chính (nhánh chính) hãy sử dụng những yếu tố đặc trưng - như phương pháp (Method), máy móc (Machine), con người (Man), nguyên vật liệu

(Materials) và môi trudng lam viéc (Environment) - để khởi động nhóm Đây là

biểu đồ nhân quả dạng 5MIE, đôi khi gọi là biểu đồ nhân qua dang 5M

Bước 3: Bước kế tiếp là suy nghĩ về tất cả những nguyên nhân có thể của các vấn

đề trong mỗi loại nguyên nhân chính Những ý kiến này sẽ được ghi nhận và đưa vào sơ đồ như những nguyên nhân con Xác định và nối kết liên tục các nguyên

nhân với nhau là một công việc rất quan trọng Sự lặp lại các nguyên nhân con ở những nơi khác nhau nếu nhóm cảm thấy một mối quan hệ trực tiếp và đa chiều, là

điều có thể chấp nhận được Nỗ lực này sẽ đảm bảo tạo ra được một sơ đỗ trọn vẹn

và nhóm làm việc có định hướng hơn.

Trang 35

Để xây dựng một biểu đồ nhân quả cần lưu ý một vai điểm sau:

1 Xây dựng biểu đồ phải lắng nghe ý kiến của những người trực tiếp tham

gia trong quá trình, rút ngắn các ý tưởng chỉ trong vài từ rồi đặt chúng vào vị trí thích hợp trên biểu đồ Trong nhiều trường hợp ý kiến đặt vào vị trí nào nên để cho

những người trực tiếp tham gia trong quá trình quyết định vị trí của từng nguyên

nhân

2 Sau khi vẽ xong phải để các thành viên xem xét lại và hỏi thêm ý kiến của

một vài người khác có kiến thức về hoạt động của quá trình nhằm đảm bảo biểu dé

được hoàn thiện

3 Có thể thực hiện bằng cách lấy một tắm bảng treo tại nơi quá trình đang

hoạt động Hỏi người quản lý quá trình xem vấn đề gì cần được cải tiến và đặt nó vào vị trí của “đầu cá” (hậu quả) Mời tất cả thành viên tham gia vào quá trình thực hiện biểu đồ bằng cách cho quyền họ viết lên bảng các ý tưởng của họ theo cấu trúc

có sẵn Ta có thẻ lấy được những thông tin có giá trị

4 Có thể hướng tới mục tiêu mong muốn của hệ thống như không đẻ sự cố

xảy ra Vấn đề bây giờ của hệ thống là tìm cách đạt được mục tiêu đó

2.5 MỘT SÓ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐỀ TÀI:

Ngày nay, công tác bảo trì được xem là vấn đề chung và rất cần thiết cho tất

cả các hệ thống sản xuất và dịch vụ có liên quan đến máy móc, thiết bị và cả con

người Và chúng ta đã được biết đến nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực bảo trì của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình có liên quan mật thiết đến công tác bảo trì và cũng là tài liệu tham khảo quan trọng dé hình thành nên luận văn này.

Trang 36

based maintenance

® Tác giả: Asok Ray (a) và Shashi Phoha (b)

® Thuộc: (a) Mechanical Egineering Department, The Pennsylvania State

Univertsity, University Park, PA 16802, USA

(b) Information system Department, applied research laborator The

Pennsylvania State Univertsity, University Park, PA 16802, USA

@ Ngudn géc: Annals of Operation Research 91(1999)191-204

® Từ khóa: Mô hình xác suất, bảo trì dự đoán, sự hư hỏng do mòn mỏi

¢ Tóm tắt nội dung: bảo trì dựa vào thông tin là một loạt các quyết định cho quá trình điều độ quan sát, sửa chữa bảo trì trên cơ sở những thông tin vận hành

trong quá khứ cũng như sự xuống cấp vật liệu của các chỉ tiết quan trọng về mặt

vật lý cũng như động học Dựa vào những thông tin vận hành trong quá khứ, người ta thành lập mô hình bảo trì theo xác suất, từ đó cho phép dự đoán trạng

thái hiện tại, độ phục vụ và tuổi thọ còn lại của các bộ phận quan trọng được

Trang 37

¢ Téc gia: I Djamuludin va D.N Murthy (a), C.S Kim (b)

® Thuộc: (a) Department of Mechanical Egineering, Univertsity of Queenland, Austrailia

= (b) Department of Undustrial Egineering, Sangji, Woniu, Korea

¢ Ngudn géc: International Jounal of Reliability, Quality and Safety Engineering, vol 8, No.2(2001) 89-107

$ Từ khóa: Bảo trì phòng ngừa, bảo hành sản phẩm, bảo trì dựa vào tinh trang thiết bị, sự tối ưu

® Tóm tắt nôi dung: trong nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập và phân tích đến

những hư hỏng của thiết bị trong giai đoạn vận hành do lỗi trong quá trình chế tạo và các hư hỏng ở giai đoạn cuối của sự xuống cấp của thiết bị trong quá trình vận hành Các tác giả tiếp tục phân tích các chỉ phí trong vòng đời sử dụng thiết

bị để từ đó xác định thời gian bảo hành cho các chỉ tiết trên cơ sở dung hòa lợi

ích của nhà sản xuất lẫn người sử dụng Và cuối cùng, các tác giả xây các mô hình toán học xác định chính sách bảo trì tối ưu trong từng giai đoạn sử dụng

thiết bị

® Khả năng ứng dụng: Có thể áp dụng bài báo này vào việc tìm hiểu và xác lập chế độ bảo trì thích hợp ứng với từng giai đoạn sử dụng của thiết bị tức là bảo trì phòng ngừa dựa vào tình trạng hoạt động của thiết bị

Bài báo 3:

$ Tên bài báo: A view of maintenance around the world

® Tác giả: S.Bradley Peterson

$ Thuộc: SAMI corporation

Trang 38

® Nguồn gốc: Maintenance and reliability

® Tir khéa: Maintenance Model, Maintenance world, chién luge quan ly tai san

¢ Tóm tắt nội dung: trong bài báo này tác giả là người sáng lập chiến lược quản

tài sản công ty, ông đã trình bày cái nhìn tổng quan về bảo trì trên thế giới và

các lợi ích của việc quản lý tài sản

$ Khả năng ứng dung: góp phần hữu ích cho việc phân tích tổng quan về các mô

hình trên thế giới ở chương 4

Bài báo 4:

¢ Tén bai bao: A guide to effective maintenance strategy implement

¢@ Tac gia: Martin Brown

® Thuéc: ABB EUTECH, Asset Management Service

® Từ khóa: Effective Maintenance, Maintenance Model

® Tóm tắt nôi dung: trong bài báo này, tác giả đã trình bày một mô hình bảo trì hiệu quả và những kết quả ứng dụng của mô hình vào thực tế của công ty Đồng thời nêu ra cách thức để lựa chọn chiến lược bảo trì phù hợp với tài sản của công ty

® Khả năng ứng dung: góp phân trong việc lựa chọn và xây dựng mô hình bảo trì hiệu quả của luận văn này ở góc độ lý thuyết và cách trình bày mô hình

Trang 39

CHƯƠNG III: KHẢO SÁT VẺ THỰC TRẠNG BẢO TRÌ TẠI

CÁC CÔNG TY IN VIỆT NAM

3.1 THIET KE BANG CAU HOI:

Mục tiêu của cuộc khảo sát là để biết được thực trạng của công tác bảo trì tại các công ty in Việt Nam Do đó bảng câu hỏi được thiết kế gồm 22 câu được chia thành các phần như sau:

Phần 1: Những câu hỏi cho biết về mức độ quan trọng của công tác bảo trì, các mô

hình bảo trì hiện đang sử dụng , sự đánh giá về tính hiệu quả của các mô hình ay,

các vấn đề đang gặp khó khăn hiện tại va nhu cầu xây dựng một mô hình mới Thang đo được sử dụng là thang đo định danh

Phan 2: Những câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến tính hiệu

quả của bảo trì như : thời gian đừng máy, thời gian bảo trì máy , chỉ phí sửa chữa máy, chỉ phí bảo trì máy , chỉ phí thiết bị vật tư thay thế, chỉ phí thuê ngoài, nguồn

nhân lực kỹ thuật, chính sách bảo trì , kế hoạch bao tri, phương pháp bảo trì Thang

đo được sử dụng là thang đo Likert gồm 5 cấp độ ( rất quan trọng đến hoàn toàn

không quan trọng)

Phần 3: Những câu hỏi về thông tin cá nhân, tổ chức của người trả lời bảng câu hỏi

Để kết quả khảo sát đạt được theo đúng mục tiêu đặt ra, bảng câu hỏi này được gởi đến các công ty trong lĩnh vực in ấn và bao bì tại thành phố Hồ Chí Minh

Về mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện gồm 30

công ty ngành in và bao bì, trong tổng số 452 công ty ngành in và bao bì trên cả

nước ( số liệu từ hiệp hội in Việt Nam ).

Trang 40

3.2 KET QUA KHAO SAT:

Sau khi thiết kế bảng câu hỏi và gởi đến 30 công ty in ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/3/2010, đến ngày 15/4/2010 đã nhận lại được tất cả các kết quả khảo sát 100% Các thông số thống kê được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát

(cong ty)| (%) Tầm quan trọng của bảo trì | Rất quan trong 20 66,7

Không quan trọng Hoàn toàn không quan trọng, Thời gian hư hỏng máy đối | Rất quan trọng 30 100 với hiệu quả công tác bảo Quan trọng

trì

Bình thường Không quan trọng Hoàn toàn không quan trọng Thời gian bảo trì máy đối | Rất quan trọng 25 83,3

tri

Bình thường

Ngày đăng: 22/02/2018, 23:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w