1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI 7 ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO

50 3,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 486,5 KB

Nội dung

1. ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ DÂN TỘC 1.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam 1.1.1. Cơ sở lý luận Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin Các cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như các điều kiện lịch sử cụ thể

Trang 1

BÀI 7 ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ

DÂN TỘC, TÔN GIÁO

GV: Mai Trung Sâm Khoa: Dân Vận

Trang 2

1 ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA

ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ

DÂN TỘC

1.1.Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam

1.1.1 Cơ sở lý luận

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

- Các cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như các điều kiện lịch sử cụ thể

Trang 3

Cơ sở lý luận

Thứ nhất, đó là việc dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc

Trang 4

Cơ sở lý luận

Dân tộc được hiểu là một khái niệm để chỉ một cộng đồng người ổn định, được thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định, với những đặc trưng cơ bản đó là có chung lãnh thổ, có một phương thức sinh hoạt kinh tế chung, một ngôn ngữ giao tiếp chung và một nền văn hóa chung biểu hiện trong tâm lý dân tộc

Trang 5

Cơ sở lý luận

Với ba đặc trưng cơ bản sau:

- Cộng đồng về ngôn ngữ ngôn ngữ chung của cộng đồng có thể bao gồm ngôn ngữ nói và viết

- Có những đặc trưng chung thuộc bản sắc văn hóa là văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần phản ánh truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc

Trang 6

Cơ sở lý luận

- Có ý thức tự giác tộc người Đây là nhân tố quan trọng khẳng định sự tồn tại và phát triển của dân tộc, đồng thời là tiêu chí để khẳng định giữa dân tộc này với dân tộc khác, song ý thức tộc người có tính bền vững

Trang 7

Cơ sở lý luận

Thứ hai, việc đề ra chính sách dân tộc

còn dựa trên lý luận về 2 xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc và quan hệ dân tộc

- Xu hướng phân lập

- Xu hướng liên hiệp

Trang 8

Cơ sở lý luận

Thứ ba, dựa trên cương lĩnh dân tộc của

chủ nghĩa Mác – Lênin Với 3 nội dung:

Một là, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết

Ba là, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Trang 9

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Chính sách dâ tộc hiện nay của Đảng ta trước hết xuất phát từ thực tiễn vấn đề dân tộc và quá trình giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt nam những năm qua.

Việt nam có các đặc điểm đáng chú ý về tộc người và quan hệ giữa các tộc người sau:

Trang 10

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Một là, các dân tộc ở Việt nam cư trú, sinh

sống xen kẽ nhau và có sự chênh lệch khá lớn về nhiều mặt

Hai là, các dân tộc ở Việt nam có truyền

thống đoàn kết, tương thân tương ái, gắn bó lâu đời trong quá trình đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc

Trang 11

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Ba là, các dân tộc ở Việt nam đều có

bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam

Bốn là, xuất phát từ thực tiễn đã và

đang đặt ra hiên nay của vấn đề dân tộc ở nước ta

Trang 12

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

- Đời sống kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số có không ít những vấn đề cộm cán, phức tạp

- Cần phải có một chiến lược và tập trung khắc phục khoảng cách chênh lệch về nhiều mặt giữa các vùng miền, giữa các dân tộc trong

cả nước

Trang 13

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

- Cần cảnh giác, đấu tranh chống mọi âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, chia rẽ dân tộc, chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch

Trang 14

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nếu rõ những quan điểm cơ bản về vấn

đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở nước

ta như sau

Trang 15

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay

- Vấn đề dân tộc trong đại gia đình Việt nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trang 16

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay

- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi

- Ưu tiên đầu tư phát triển KT - XH các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo

Trang 17

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay

- Phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của trung ương và các địa phương trong cả nước

- Quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đôi ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Trang 18

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay

- Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu

và hoạt động chia rẽ dân tộc, lợi dụng vấn đề dân tộc

- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ và trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị

Trang 19

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay

Về mục tiêu, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của các dân tộc và của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc

Trang 20

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay

Về nguyên tắc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay có 3 nguyên tắc cơ bản: bình đẳng, đoàn kết và tôn trọng giúp nhau cùng phát triển

Trang 21

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay

Về nội dung, chính sách dân tộc có các nội dung cụ thể phản ánh các yêu cầu, nhiệm vụ trên các lĩnh vực CT, KT, VH, XH và AN,QP

Nội dung chính trị, cơ bản của chính sách dân tộc là thực hiện chủ trương của Đảng về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

Trang 22

1.2 Quan điểm, chính sách dân tộc của

Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay

Nội dung kinh tế, cơ bản trong chính sách dân tộc là phát triển kinh tế miền núi; thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số,

Nội dung văn hóa cơ bản trong chính sách dân tộc là xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc

Trang 23

1.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực

hiện chính sách dân tộc ở Viêt Nam hiên nay

Môt số các giải pháp chủ yếu sau:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả

hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn thể xã hội về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc trong tình hình mới

Thức hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi

Trang 24

1.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực

hiện chính sách dân tộc ở Viêt Nam hiên nay

Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển, giúp đỡ vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho tùng vùng, từng dân tộc

Trang 25

1.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực

hiện chính sách dân tộc ở Viêt Nam hiên nay

Kiện toàn và chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc

từ Trung ương đến địa phương

Đổi mới nội dung và phương pháp công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc

Trang 26

2 ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG,

NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ TÔN GIÁO

2.1 cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách tôn giáo

2.1.1 Cơ sở lý luận

Xuất phát từ các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo (khái niệm tôn giáo)

Trang 27

Cơ sở lý luận

- Về bản chất của tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội song đặc điểm của hình thái ý thức này là sự phản ánh hoang đường, xuyên tạc thực tế khách quan

Trang 28

Nguồn gốc tâm lý, tình cảm

Trang 29

Cơ sở lý luận

- Về tính chất của tôn giáo

Tính lịch sử: có nghĩa là tôn giáo là một phạm trù lịch sử, có quán trình hình thành, phát triển, biến đổi và phản ánh những điều kiện xã hội nhất định.

Tính quần chúng: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến

Trang 30

Cơ sở lý luận

Tính chính trị; Trong các xã hội có giai cấp, tôn giáo nào cũng phản ánh lợi ích giai cấp và đấu tranh giai cấp

- Việc đề ra chính sách tôn giáo xuất phát từ phương pháp giải quyết tôn giáo của chủ nghĩa Mác - Lênin

Trang 32

Cơ sở lý luận

+ Những vấn đề mang tính nguyên tắc trong giải quyết vấn đề tôn giáo

Một là, khắc phục dần ảnh hưởng tiêu

cực của tôn giáo, phải gắn liền với quán trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Hai là, tôn trọng, đảm bảo quyền tự do

tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 33

Cơ sở lý luận

Ba là, cần phải có quan điểm lịch sử cụ

thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo

Bốn là, cần phân biết 2 mặt nhu cầu tín

ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo

Trang 34

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

Trong những năm gần đây, đặc biệt là thập niên cuối của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI, cả trên bình diện quốc gia và quốc tế đời sống tôn giáo, tín ngưỡng phát triển khá sôi động hầu hết các tôn giáo lớn đều đang phục hồi, chấn hưng, phát triển

và mở rộng phạm vi, địa bàn truyền giáo

Trang 35

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện tượng tôn giáo mới, tà giáo đang phát triển nhanh dưới tác động của toàn cầu hóa Xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo cũng đang gia tăng dự báo thế kỷ XXI là thế

kỷ của tôn giáo

Trang 36

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nước ta có khoảng 22.500.000 tín

đồ, chiếm 26% dân số; có 36 tổ chức tôn giáo

và một pháp môn tu hành có tư cách pháp nhân (bổ sung số liệu đạo lạ)

Trang 37

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

Vấn đề tôn giáo và dân tộc cũng đang là những vấn đề phức tạp ở cả 3 khu vực: Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ; đời sống sinh hoạt tâm linh tinh thần cũng đang có nhiều biến động Việc đi lễ chùa, xây dựng và sửa chữa cơ sở thờ tự cũng đang phát triển nhanh, hiện tượng mê tín dị đoan phát triển phức tạp, v.v

Trang 38

2.2 Quan điểm chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, tín ngưỡng

2.2.1 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước

Theo tinh thần Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa IX, 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo

Trang 39

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà

nước

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu

tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và

sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta

Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện

nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc

Trang 40

Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà

nước

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn

giáo là công tác vận động quần chúng

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm

của cả hệ thống chính trị

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo,

đều phản tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

Trang 41

2.2.2 Các chính sách cụ thể

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo và những nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta còn đưa ra các chính sách cụ thể nhằm giải quyết có hiểu quả vấn

đề tôn giáo trong thời gian tới

Trang 42

2.2.2 Các chính sách cụ thể

Đó là chính sách đối với tín đồ các tôn giáo, chính sách đối với chức sắc các tôn giáo, chính sách đối với các tổ chức tôn giáo, chính sách đối với cơ sở hoạt động kinh tế, xã hội, từ thiện của tôn giáo và chính sách đối với quan hệ quốc tế của tôn giáo

Trang 43

2.3 Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo trong thời gian tới

2.3.1 Phương hướng, nhiệm vụ Một là, phát huy các bài học kinh

nghiệm quản lý nhà nước đối với tôn giáo đã được tích lũy trong thời gian qua bài học về việc phải nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo

Trang 44

Phương hướng, nhiệm vụ

Hai là, thực hiện có hiệu quả đường

lối, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế - xã hôi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong đó đồng bào các tôn giáo

Trang 45

Phương hướng, nhiệm vụ

Ba là, đẩy mạnh các phong trào thi đua

yêu nước, xây dựng đời sống mới, củng cố khối đại đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc

Bốn là, phát huy tinh thần yêu nước của

đồng bào các tôn giáo, làm thất bại những âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch

Trang 46

Phương hướng, nhiệm vụ

Năm là, hướng dẫn các tôn giáo thực

hiện đúng đắn đường lối đối ngoại của Đảng

và Nhà nước

Sáu là, kiện toàn các cơ quan nhà nước

về hoạt động tôn giáo; xác định rõ chức năng; chức vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với tôn giáo

Trang 47

2.3.3 Giải pháp

- Tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn,

đề xuất chủ trương chính sách về tôn giáo; tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo

Trang 49

2.3.3 Giải pháp

- Tăng cường công tác tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo ở cơ sở, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, vùng núi và hải đảo

Trang 50

2.3.3 Giải pháp

Ngày đăng: 21/02/2018, 09:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w