Theo đó, luật Luật sư đã mở rộng hình thức hành nghề của luật sư, có nghĩa rằng, luật sư không chỉ hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư như quy định của Pháp lện luật sư năm 2001, m
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT
ĐỀ TÀI: LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN
Ở VIỆT NAM
Ngày 25/1/2018
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Có thể nói ở Việt Nam, càng ngày luật sư càng chiếm một vị trí, vai trò quan trọngtrong xã hội, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi luật Luật sư 2006 được sửa đổi bổsung năm 2012 đã có hiệu lực Ngày càng có nhiều luật sư và tổ chức hành nghề luật sưđược thành lập trong cả nước, cùng với đó, người dân cũng dần ý thức được sự cần thiếtcủa luật sư đối với các vấn đề pháp lí mà họ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày Họtìm đến luật sư thường xuyên hơn, thay vì tự mình giải quyết các vấn đề pháp lý, nhưvấn đề về thủ tục hành chính, những thỏa thuận hay những hợp đồng kinh tế được ký kếtvới sự tư vấn của luật sư ngày càng gia tăng
Đối với luật sư, việc quy định họ được hành nghề dưới hình thức nào là vô cùng quantrọng, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề luật sư, cũng như ảnh hưởng đếnnền tư pháp của cả đất nước Trải qua một thời gian dài, từ Pháp lệnh tổ chức luật sư
1987, Pháp lệnh Luật sư 2001, và đến nay là luật Luật sư 2006 đã được sửa đổi bổ sungnăm 2012, luật sư ngày càng được trao quyền tự do hơn trong việc lựa chọn hình thứchành nghề
Theo đó, luật Luật sư đã mở rộng hình thức hành nghề của luật sư, có nghĩa rằng, luật
sư không chỉ hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư như quy định của Pháp lện luật
sư năm 2001, mà còn đươc phép hành nghề với tư cách cá nhân ( hay còn được gọi bằngmột cụm từ khác trong thực tiễn vẫn hay dùng, là “Luật sư nội bộ”) dưới hình thức tựmình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lí,hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động
Trang 3Vậy, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là gì, đặc thù của hình thức hành nghề nàynhư thế nào, thủ tục đăng kí hành nghề ra sao,… cùng vô vàn những câu hỏi khác xoayquanh hình thức hành nghề này Và chính vì xuất phát từ tầm quan trọng và cần thiết củanhững quy định về hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân (tưởng mới nhưngkhông mới) này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Luật sư hành nghề với tư cách
cá nhân” để đem đến một cái nhìn khách quan và toàn diện nhất đối với hình thức hànhnghề khá thú vị này
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN Ở
VIỆT NAM 4
1.1 Khái niệm luật sư 4
1.2 Hình thức hành nghề luật sư tại Việt Nam 7
1.3 Hành nghề với tư cách cá nhân 8
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN 10
2.1 Xét về phạm vi hành nghề 10
2.2 Xét về phạm vi trách nhiệm 11
2.3 Xét về vị thế và tính độc lập của luật sư 12
CHƯƠNG III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN 13
3.1 Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức 13
3.2 Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan 14
3.2.1 Quyền của người luật sư với tư cách là một người lao động 15
3.2.2 Nghĩa vụ của người luật sư với tư cách là người lao động 18
CHƯƠNG IV THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN 18
CHƯƠNG V THÙ LAO CỦA LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN22 5.1 Làm việc trong cơ quan tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức hành nghề luật bằng việc ký hợp đồng lao động 23
5.2 Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng 24
5.3 Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên 25
Trang 5CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM
1.1 Khái niệm luật sư
Bàn về khái niệm Luật sư, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn có nhiều cách hiểu khác nhau vàđôi khi còn có sự nhầm lẫn giữa “luật gia” và “luật sư”, nguyên nhân của sự hiểu lầm nàymột mặt là do pháp luật nói chung hay pháp luật về luật sư nói riêng vẫn chưa hoàn thiện,mặt khác là do việc dịch thuật các thuật ngữ liên quan từ ngôn ngữ nước ngoài chưachuẩn xác, chưa thống nhất
Theo quy định của pháp luật, qua giải thích của từ điển và qua các tài liệu pháp lý, có thểhiểu, luật gia (jurist) là người có kiến thức pháp luật, chuyên gia luật Ngoài ra còn có thểhiểu luật gia là những người tốt nghiệp đại học luật hoặc những người không có bằng cửnhân luật, nhưng có thời gian công tác pháp luật Hội viên Hội luật gia Việt Nam đượchiểu theo nghĩa này Luật sư (lawyer) là người am hiểu pháp luật và có kỹ năng hànhnghề được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận hoặc cấp Chứng chỉ để hành nghềchuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng Ở Việt Nam, luật sư là người
có đủ tiêu chuẩn để tham gia Hội luật gia, nhưng ngược lại không phải tất cả những luậtgia đều có đủ tiêu chuẩn để trở thành luật sư Tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành luật sưđược quy định trong Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012
Theo quy định của Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì khái niệm của luật sư
như sau “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật
này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)”
Từ khái niệm này phân tích được rằng để được xem là luật sư thì phải hội tụ đủ ba điềukiện như sau: Phải có đủ tiêu chuẩn hành nghề luật sư, đáp ứng đầy đủ điều kiện hànhnghề luật sư và thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng tức là phải đi hànhnghề luật trong thực tế Nói như vậy cho dù một người có đủ tiêu chuẩn để hành nghềluật sư và đáp ứng đủ điều kiện để hành nghề luật sư (có Chứng chỉ hành nghề luật sư và
Trang 6Thẻ luật sư lần lượt do bộ tư pháp và Đoàn luật sư cấp) nhưng nếu trong thực tế họ không
hành nghề thì họ sẽ không mang danh là luật sư Song trong thực tế, có một số người có
Chứng chỉ hành nghề luật sư, có Thẻ luật sư nhưng họ không hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhâ thì không thể nói rằng họ không phải là luật sư 1
Về điều kiện đầu tiên, tiêu chuẩn hành nghề luật sư, Luật luật sư hiện hành quy định như
sau: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có
phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư 2 ”.
Theo đó, tiêu chuẩn để trở thành luật sư ở Việt Nam phải là công dân Việt Nam Quyđịnh này có tính truyền thống Việt Nam, phù hợp với thông lệ các nước trên thế giới.Phẩm chất đạo đức tốt là một tiêu chuẩn quan trọng đối với luật sư trước khi trở thànhluật sư cũng như trong quá trình hành nghề luật sư Nghề luật sư ở Việt Nam cũng nhưtrên thế giới là được quan niệm là một nghề dựa trên kiến thức pháp luật và kỹ năng nghềnghiệp, đạo đức và uy tín nghề nghiệp luật sư có vai trò rất quan trọng trong hành nghềluật sư
Người có bằng cử nhân luật là người tốt nghiệp đại học chuyên nghành luật do cơ sở giáodục đại học Việt Nam cấp, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sởgiáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định của
Bộ giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết hoặc tham gia3
Qúa trình của một người để trở thành Luật sư bao gồm: phải có bằng cử nhân luật, trảiqua quá trình đào tạo nghề luật sư, sau đó tham gia tập sự hành nghề luật sư, sau khi
họ đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư họ sẽ được cấp Chứng chỉ hành
1 Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuân, Pháp luật về luật sư và Đạo đức nghề nghiệp luật sư, 2014, NXB Chính trị Quốc gia, [9, tr 83]
2 Điều 10 Tiểu chuẩn Luật sư, văn bản hợp nhất Luật luật sư, văn bản số 12/VBHN-VPQH
3 Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuân, Pháp luật về luật sư và Đạo đức nghề nghiệp luật sư, 2014, NXB Chính trị Quốc gia, [9, tr ]
Trang 7nghề luật sư, có thể nói quy định về tiêu chuẩn hành nghề luật sư như đã đề cập là tiêuchuẩn về mặt nội dung, mặt nội tại bên trong của một người phản ánh khả năng nghềnghiệp của họ, họ có đủ khả năng để trở thành một luật sư hay không, Chứng chỉ hànhnghề luật sư là sự thể hiện một người đủ tiêu chuẩn hành nghề luật sư về mặt hình thức Thứ hai về điều kiện hành nghề luật sư, Luật luật sư hiện hành có quy định về điều kiện
hành nghề luật sư như sau: “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này
muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư 4 ”.
Tương tự như quy định về tiêu chuẩn luật sư, quy định trên về điều kiện hành nghề luật
sư là một quy định về Điều kiện hành nghề về mặt nội dung, song về mặt hình thức thìsau khi đã đáp ứng được tiêu chuẩn luật sư người luật sư phải gia nhập Đoàn luật sư vàđược cấp Thẻ luật sư, Thẻ luật sư về mặt hình thức sẽ thể hiện được một người có đủ điềukiện hành nghề luật sư
Việc gia nhập đoàn luật sư được coi là điều kiện bắt buộc đối với nghề luật sư Bởi vì,không giống như các nghề nghiệp khác, nghề luật sư là một nghề gắn với pháp luật, gắnvới bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, với hoạt động của cơ quan nhà nước,đặc biệt là với cơ quan tiến hành tố tụng Để bảo vệ lợi ích của khách hàng và lợi ích của
xã hội, đồng thời góp phần ngăn ngừa sự lạm dụng tín nhiệm, các hành vi vi phạm từ phíluật sư, pháp luật về luật sư quy định chặt chẽ về nghĩa vụ, trách nhiệm tuân thủ phápluật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Đoàn luật sư là tổ chức xãhội – nghề nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng trong quản lý ngành nghề đối với luật sư, tổchức hành nghề luật sư Cùng với quản lý nhà nước Đoàn luật sư thực hiện theo dõi, giámsát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệpcủa luật sư trong hành nghề, có thẩm quyền xử lý luật sư vi phạm đến mức đình chỉ hànhnghề Đây là một chức năng quản lý nghề nghiệp quan trọng thuộc nội dung tự quản củaĐoàn luật sư Nhưng theo định nghĩa tại Điều 2, Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung
4 Điều 11 Điều kiện hành nghề luật sư, văn bản hợp nhất Luật luật sư, văn bản số 12/VBHN-VPQH
Trang 8năm 2012, thì còn phải cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng thì mới được gọi là luậtsư.
1.2 Hình thức hành nghề luật sư tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hay luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012thì ờ Việt Nam có hai hình thức hành nghề luật sư
“Điều 23 Hình thức hành nghề của luật sư
Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây:
1 Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư;
2 Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật này”.
Thứ nhất, Luật sư hành nghề tại tổ chức hành nghề Luật sư bằng việc thành lập, tham gia
thành lập tổ chức hành nghề Luật sư hoặc làm việc theo hợp đồng lao động tại tổ chứchành nghề Luật sư Theo quy định của Luật luật sư hiện hành, tổ chức hành nghề Luật sư
ở Việt Nam bao gồm: một là Văn phòng Luật sư do chính Luật sư thành lập và được tổchức, hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, hai là Công ty Luật được tổ chức
và hoạt động dưới hình thức Công ty hợp danh hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn
Thứ hai, Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân Theo quy định của pháp luật Luật sư
hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan,
tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư 5 Tổ chức hành nghề Luật sư trongtrường hợp này chính là các Văn phòng luật sư hay các Công ty luật Ta có thể thấynhững luật sư làm pháp chế cho doanh nghiệp hay ngân hàng là ví dụ cụ thể nhất đối vớihình thức Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
Câu hỏi đặt ra là liệu một luật sư có thể hành nghề cùng lúc với hai hình thức này đượchay không? Đối với vấn đề này câu trả lời là không thể bởi lẽ theo quy định của Luật luật
sư, nếu một luật sư đã hành nghề với tư cách cá nhân, có nghĩa là họ làm việc theo hợp
5 Điều 2 Luật sư, Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012
Trang 9đồng lao động cho cơ quan, tổ chức thì không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho những
cơ quan tổ chức khác ngoài những cơ quan tổ chức mà họ đã ký hợp đồng lao động.1.3 Hành nghề với tư cách cá nhân
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là một điểm mới của Luật luật sư 2006, theo đóluật sư tự mình nhận vụ, việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt động theo loại hình
hộ kinh doanh cá thể Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân bằng việc cung cấp dịch vụpháp lý cho khách hàng thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc làm việc cho cơ quan
tổ chức theo hợp đồng lao động Song Luật sửa đổi, bổ sung luật luật sư 2006 đã giới hạn
về phạm vi hành nghề của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân khi lại quy định rằng
“luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho
cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư” Nếu theo Luật luật sư 2006,
phạm vi hành nghề của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân sẽ rộng hơn so với Luậthiện hành
Quy định như vậy là phù hợp với thông lệ hành nghề luật sư trên thế giới là luật sư có thểhành nghề với tư cách luật sư riêng hay luật sư nội bộ (in-house lawyer) và tạo điều kiện
để cơ quan, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của các luật sư, đa dạng hóa hình thức hànhnghề của luật sư Để đảm bảo không xáo trộn trong hoạt động hành nghề của luật sư,Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 đã bổ sung thêm điều khoản
chuyển tiếp, theo đó “trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, luật sư
hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 phải chuyển đổi sang hành nghề dưới hình thức thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức và thực hiện việc đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này Luật sư đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản này không phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động” 6
6 Khoản 2, Điều 92a Điều khoản chuyển tiếp,
Trang 10Hiện nay, môi trường pháp lý cũng như là pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế
do luật chồng chéo và mâu thuẫn, bên cạnh đó năng lực của người luật sư đôi khi còn hạnchế vì vậy hoạt động hành nghề hay việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng củaLuật sư luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và có thể gây thiệt hại đến người sử dụng dịch vụ pháp
lý của luật sư nên nhằm bù đắp và hạn chế những tổn thất thì pháp luật quy định nếu hợpđồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểmtrách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinhdoanh bảo hiểm
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cánhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừtrường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sựtheo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phâncông của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên
Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2012 thì đối với luật sư hành nghềvới tư cách cá nhân, mức độ tự do lựa chọn hình thức hành nghề đã bị giảm đi so với quyđịnh của Luật Luật sư 2006 khi các luật sư lựa chọn hình thức này chỉ có thể hành nghềthông qua việc ký kết các hợp đồng lao động với các cơ quan, tổ chức không phải là tổchức hành nghề luật sư Khi đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức này thì luật sư khôngđược cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chứcmình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc thamgia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiệntrợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên Vậy thì khinào người luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu tham gia tố tụng trong vụ ánhình sự và khi nào người luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý
Ngoài ra, theo quy định tại Điềm đ Khoản 1 Điều 21 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì luật
sư có quyền “hành nghề luật sư ở nước ngoài” Đây là một quy định phù hợp với xu thếhội nhập hiện nay Tuy vậy, pháp luật hiện hành chưa có những quy định cụ thể để thực
Trang 11hiện quyền này của luật sư Hơn thế, cùng với những khác biệt trong quy định của phápluật các nước, việc thực hiện quyền này trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn.
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN
Như đã phân tích, khái niệm Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân hay trong thực tiễncòn gọi là luật sư nội bộ được hiểu là một hoặc một nhóm luật sư làm việc trong các tổchức, doanh nghiệp mà không làm việc cho các Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư.Phạm vi của là giải quyết các vấn đề pháp lý theo nhu cầu của chính tổ chức doanhnghiệp nơi mình làm việc
Khi doanh nghiệp phải đối mặt với một vấn đề pháp lý, họ thường có hai lựa chọn: sửdụng dịch vụ pháp lý của luật sư bên ngoài công ty ( tổ chức hành nghề Luật sư hay Luật
sư hành nghề với tư cách cá nhân) hoặc sử dụng luật sư nội bộ với nhiều tên gọi khácnhau tùy theo cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, chẳng hạn như: phòng/ ban pháp chế,luật sư công ty hay trợ lý pháp lý, Khi như cầu giải quyết các vấn đề pháp lý ngàycàng trở nên thường xuyên hơn thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp lựa chọn sử dụngluật sư nội bộ ngày càng phổ biến, mặt khác số lượng luật sư lựa chọn làm việc trongdoanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng Khó có thể so sánh giữa luật sư nội bộ và luật sưlàm việc tại tổ chức hành nghề để kết luận hình thức nào đem đến thử thách và cơ hộinhiều hơn, nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, luật sư nội bộ là một hình thức hànhnghề đặc thù mà mỗi luật sư cần hiểu thật kĩ lưỡng trước khi lựa chọn
Là một hình thức hành nghề đặc thù nên luật sư nội bộ có những đặc điểm riêng biệt sau:
2.1 Xét về phạm vi hành nghề
Luật sư nội bộ làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức, phần lớn là doanhnghiệp nên phạm vi hành nghề của luật sư nội bộ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực phápluật doanh nghiệp, thương mại và pháp luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động củadoanh nghiệp nơi luật làm việc Hiện nay, luật sư nội bộ đang theo xu thế dần được mởrộng chức năng, có thể kiêm nhiệm cả công việc kiểm soát tuân thủ trong doanh nghiệp
Trang 12Luật sư nội bộ không chỉ phụ trách tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh hàng ngày, đảmbảo doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật mà còn thực hiện nhiệm vụ giám sát quátrình thực thi pháp luật và quy chế nội quy của các phòng, ban trong nội bộ của doanhnghiệp Nếu như trước đây, luật sư nội bộ gắn với cụm từ “pháp chế” thì nay, “pháp chế-tuân thủ” đã trở thành một khối, tỏ ra là môi trường thích hợp hơn để doanh nghiệp sửdụng chất xám của luật sư Vì vậy, phạm vi hành nghề của luật sư nội bộ trở nên rộnghơn, tạo ra nhiều thử thách hơn và đòi hỏi người luật sư nắm vững không chỉ các kiếnthức chuyên môn để tư vấn, định hướng pháp lý cho doanh nghiệp mà còn cả kiến thức
về tổ chức, giám sát để hoàn thành tốt công việc của mình
2.2 Xét về phạm vi trách nhiệm
Một luật sư hành nghề trong một công ty Luật, văn phòng Luật sư thường chịu tráchnhiệm thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo sự phân công của tổ chức hànhnghề Trước một vấn đề pháp lý, luật sư có thể đưa ra các ý kiến tư vấn bao gồm nhiềuphương án kèm theo hệ quả pháp lý để khách hàng tự quyết định lựa chọn giải pháp cuốicùng Mục tiêu được ưu tiên trong các phương án của luật sư là tính hợp pháp, đặt caohơn sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và ý muốn của khách hàng Tuy nhiên, mục tiêunày đôi khi lại không dễ đạt được đối với luật sư nội bộ làm việc trong doanh nghiệp.Tương tự trường hợp của một luật sư thuộc tổ chức hành nghề, luật sư nội bộ vẫn thựchiện vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến pháp lý cho khách hành- cũng chính là doanh nghiệp nơimình đang làm việc, nhưng khách hàng “đặc biệt” của luật sư trong trường hợp nàykhông mong muốn luật sư nội bộ chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản đó
Với tư cách là một người thực sự “nội bộ”, luật sư phải đưa ra một hoặc một số phương
án vừa đảm bảo phù hợp pháp luật lại vừa đáp ứng được lợi ích của doanh nghiệp dựatrên tất cả những dữ kiện mà luật sư nắm bắt được, những bài toán mà doanh nghiệp đặt
ra, cộng với những điều kiện, hoản cảnh đặc thù của doanh nghiệp mà một luật sư nội bộ
có trách nhiệm “cần phải biết” Rõ ràng, đối với một luật sư nội bộ thì những “thông tinriêng tư” nhất cũng sẽ được doanh nghiệp chia sẻ “cởi mở” hơn nhiều so với một luật sư
tư vấn theo hợp đồng dịch vụ pháp lý Việc nắm bắt được nhiều dữ kiện của doanh
Trang 13nghiệp vừa là thế mạnh nhưng cũng là áp lực của một luật sư nội bộ Bởi lẽ, vô hìnhchung người luật sư nội bộ bị đặt nào tình huống phải điều chỉnh, cân nhắc kỹ càng hơngấp nhiều lần, nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ những hệ quả pháp lý bất lợi cho doanhnghiệp khi đưa ra phương án Trách nhiệm của luật sư nội bộ sẽ nặng nề hơn do phải canthiệp sâu vào quyết định cuối cùng của doanh nghiệp Đó là chưa kể đến luật sư nội bộđôi khi còn được doanh nghiệp giao nhiệm vụ lựa chọn phương án và chịu trách nhiệm vềkết quả thực hiện phương án đó Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, tiêu chí mà một luật sưnội bộ không còn cách nào khác phải ưu tiên đảm bảo trong phương án tư vấn sẽ là “sựphù hợp” đối với thực trạng của doanh nghiệp Với một luật sư tư vấn đến từ ngoài doanhnghiệp thì trách nhiệm tư vấn của luật sư hoàn thành khi đã thực hiện tư vấn xong vàthanh lý hợp đồng Trái lại, một luật sư nội bộ vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm tư vấnchừng nào giải pháp đã lựa chọn chưa được thực hiện xong, thậm chí còn phải chịu tráchnhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh từ phương án do doanh nghiệp tự lựa chọn,ngay cả khi phương án đó không nằm trong ý kiến tư vấn của luật sư.
2.3 Xét về vị thế và tính độc lập của luật sư
Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của một luật sư đối với khách hàng theo pháp luật luật sư,một luật sư nội bộ còn thực hiện quyền và nghĩa của người lao động đối với người sửdụng lao động Giữa luật sư nội bộ và doanh nghiệp tồn tại hai mối quan hệ: người laođộng với người sử dụng lao động, và cấp trên- cấp dưới Hai mối quan hệ này đều là yếu
tố gây trở ngại không nhỏ tính độc lập của luật sư trong quá trình làm việc Nếu như mộtluật sư hành nghề theo hợp đồng dịch vụ pháp lý có thể đưa ra ý kiến tư vấn cho kháchhàng và kiên định với quan điểm tư vấn của mình miễn là luật sư đã viện dẫn đầy đủ cácquy định pháp luật có liên quan, thì người luật sư nội bộ hiểu rõ hơn ai hết rằng việc tìm
ra cách thuyết phục cho doanh nghiệp chấp nhận những ý kiến tư vấn và những dữ liệupháp lý của mình quả là một việc không hề đơn giản
Từ thực tế đó, phương châm làm việc của một luật sư nội bộ có kinh nghiệm là văn bảnhóa tất cả các ý kiến tư vấn và phải rèn luyện bản lĩnh kiên định, kỹ năng thuyết phục đểgiảm thiểu sự ảnh hưởng của quan hệ chấp hành- điều hành trong công việc Mọi ý kiến
Trang 14tư vấn cần đươc cung cấp song song trực tiếp bằng lời nói và khẳng định lại bằng văn bản(phổ biến nhất là email) để tạo điều kiện cho những khách hàng “đặc biệt” nghiên cứu,hiểu thực sự sâu sắc ý kiến tư vấn của luật sư nội bộ Đồng thời, các ý kiến tư vấn bằngvăn bản cũng sẽ là căn cứ pháp lý để đánh dấu sự hoàn thành trách nhiệm của một luật sưnội bộ ở cả góc độ chuyên môn nghề nghiệp lẫn ý thức tổ chức, kỷ luật lao động.
CHƯƠNG III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN
3.1 Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức
Theo như quy định của Luật luật sư hiện hành, dịch vụ pháp lý bao gồm tham gia tố tụng,
tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác7
Các dịch vụ pháp lý khác bao gồm: Giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quanđến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịchthuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc kháctheo quy định của pháp luật8
Vì vậy khi ký kết hợp đồng lao động với khách hàng luật sư có thể nhận làm một hoặcmột vài dịch vụ pháp lý mà họ sẽ phục vụ cho cơ quan tổ chức mà họ sẽ làm việc tùy theokhả năng của mình Song Luật luật sư hiện hành quy định rằng, luật sư hành nghề với tưcách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan tổ chức nàokhác ngoài cơ quan tổ chức mình ký hợp đồng lao động, vì vậy đã hạn chế phạm vi hoạtđộng của người luật sư rất nhiều và không cho người luật sư phát huy mọi năng lực củabản thân nếu luật sư có khả năng thực hiện nhiều dịch vụ pháp lý khác nhau
Theo đó, sau khi giao kết hợp đồng lao đồng với cơ quan tổ chức nơi luật sư làm việc, thìluật sư có quyền và nghĩa vụ thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung đã thỏa thuận trong
7 Điều 4 Dịch vụ pháp lý, văn bản hợp nhất Luật luật sư văn bản số 2012/VBHN-VPQH
8 Khoản 1, Điều 30 Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư, văn bản hợp nhất Luật luật sư văn bản số 12/VBHN-VPQH