Theo quy định của pháp luật, thì Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được quy định như sau: “Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ qua
Trang 1LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM
Trang 2I KHÁI NIỆM VỀ LUẬT SƯ
Theo quy định của Luật luật sư hiện hành (Điều, )
“Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng”.
Trang 3 Một người được mang danh là luật sư khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:
Có đủ tiêu chuẩn Luật sư
Có đủ điều kiện hành nghề Luật sư
Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng
Trang 4 Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
Có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư,
đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư;
Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư
Trang 5- Người có đủ tiêu chuẩn luật sư
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật
sư
Trang 6Người có bằng cử nhân luật:
- Tốt nghiệp đại học nghành luật do cơ sở giáo dục đại học Việt Nam cấp.
- Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp, được công nhận tại Việt Nam
Trang 71.2 Hình thức hành nghề Luật sư tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 23, Luật luật sư hiện hành có hai hình thức hành nghề Luật sư tại Việt Nam.
1 Luật sư hành nghề tại tổ chức hành nghề Luật
sư
2 Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
Trang 8Theo quy định của pháp luật, thì Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được quy định như sau:
“Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư”
Theo đó những tổ chức hành nghề luật sư là các văn phòng luật sư và các công ty luật, vì vậy người hành nghề với tư cách cá nhân là những người người không hành nghề trong các tổ chức trên
Trang 9Hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp
lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành
tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư
mà luật sư là thành viên
Trang 10II ĐẶC ĐIỂM HÀNH NGHỀ CỦA LUẬT SƯ HÀNH
NGHỀ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN
2.1 Xét về phạm vi hành nghề
Phạm vi hành nghề của luật sư nội bộ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, thương mại và pháp luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt
động của doanh nghiệp nơi luật làm việc.
Hiện nay, luật sư nội bộ không chỉ phụ trách tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh hàng ngày, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật mà còn thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình thực thi pháp luật và quy chế nội quy của các
phòng, ban trong nội bộ của doanh nghiệp
Trang 112.2 Xét về phạm vi trách nhiệm
Trách nhiệm của luật sư nội bộ rất nặng nề do phải can thiệp sâu vào quyết định cuối cùng của doanh nghiệp Luật sư nội bộ đôi khi còn được doanh nghiệp yêu cầu lựa chọn phương án và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện phương án đó Luật sư nội bộ phải ưu tiên đảm bảo trong phương án tư vấn sẽ là “sự phù hợp” đối với thực trạng của doanh nghiệp.
Với một luật sư tư vấn bên ngoài thì trách nhiệm tư vấn của họ hoàn thành khi đã thực hiện tư vấn xong và thanh lý hợp đồng Nhưng luật sư nội bộ vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm tư vấn đến khi giải pháp đã lựa chọn chưa thực hiện xong
và chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh từ phương án do doanh nghiệp lựa chọn, ngay cả khi phương án đó không nằm trong ý kiến tư vấn của luật sư.
Trang 122.3 Xét về vị thế và tính độc lập của luật sư
Giữa luật sư nội bộ và doanh nghiệp tồn tại hai mối quan hệ: người lao động với người sử dụng lao động, và cấp trên- cấp dưới.
Hai mối quan hệ này đều là yếu tố gây trở ngại không nhỏ tính độc lập của luật sư trong quá trình làm việc
Phương châm làm việc của một luật sư nội bộ có kinh nghiệm là văn bản hóa tất
cả các ý kiến tư vấn và phải rèn luyện bản lĩnh kiên định, kỹ năng thuyết phục để giảm thiểu sự ảnh hưởng của quan hệ chấp hành- điều hành trong công việc
Việc văn bản hóa những ý kiến tư vấn tạo điều kiện cho những khách hàng “đặc biệt” nghiên cứu, hiểu sâu sắc ý kiến tư vấn của luật sư nội bộ và tạo căn cứ pháp
lý để đánh dấu sự hoàn thành trách nhiệm của một luật sư nội bộ ở cả góc độ chuyên môn nghề nghiệp lẫn ý thức tổ chức, kỷ luật lao động.
Trang 13III Quyền và nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
Trang 14Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
theo hợp đồng lao động được thực hiện
dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng
lao động đã giao kết với cơ quan, tổ chức.
Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động, của cơ quan, tổ chức thuê luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trang 15Luật sư có quyền và nghĩa vụ thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng;
Luật sư cần phải tuân thủ triệt để các quyền, nghĩa vụ, nội
dung và trách nhiệm đã cam kết với khách hàng (là các cơ
Trang 16Quyền của người luật sư theo quy định của Bộ luật lao động (Khoản 1, Điều 5, BLLĐ)
Thứ nhất, làm việc tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và
không bị phân biệt đối xử.
Thứ hai, hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động;
được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế
độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
Thứ ba, thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của
pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được
tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động.
Thứ tư, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, đình công.
Trang 17Bộ luật lao động cho phép người lao động có thể giao kết hợp
đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
“Điều 21 Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng
lao động
Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử
dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã
giao kết
Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ”
Trang 18Song Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân lại bị Luật luật sư giới hạn quyền này, khi Luật luật sư hiện hành quy định rằng
“Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia
tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên”.
Trang 19“1 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao
động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục”
Trang 20“3 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật lao động ”.
Trang 21Nghĩa vụ của người luật sư theo quy định của Bộ luật lao động (khoản 2, Điều 5 BLLĐ)
- Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trang 22IV THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN.
1 Trình tự thực hiện
2 Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Sở Tư pháp
3 Thành phần, số lượng hồ sơ
4 Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
5 Phí, lệ phí
100.000 đồng/1 lần cấp
Trang 23Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả của Sở Tư pháp
Kiểm tra tính hợp lệ
và đầy đủ của các
giấy tờ có trong hồ
sơ
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ
đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hành
nghề của luật sư với tư cách cá nhân Nếu từ chối,
thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do
Luật sư căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến
nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của Sở Tư pháp
Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ
Nếu không yêu cầu bổ sung
và hoàn thiện theo quy định.
Trang 24- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị đăng ký hành nghề luật sư (theo mẫu),
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư,
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản photo kèm bản chính để đối chiếu Hợp đồng lao động ký kết với cơ quan, tổ chức
không phải là tổ chức hành nghề luật sư
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trang 25Đối với trường hợp thay đổi hoặc cung cấp thông tin
hành nghề luật sư với tư cách cá nhân thì thực hiện theo
trình tự thủ tục như sau:
Trang 26Yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục thay đổi hoặc cung cấp thông tin hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
Khi thay đổi nội dung đăng ký thì Luật sư phải có các
giấy tờ liên quan chứng minh sự thay đổi để làm cơ sở
ghi nhận nội dung đăng ký thay đổi.
Trang 27V THÙ LAO LUẬT SƯ HÀNH NGHỀ VỚI TU CÁCH CÁ NHÂN
Mức thù lao là sự thỏa thuận bình đẳng, không gian dối được tính dựa trên các căn cứ như: nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý, thời gian và công sức của Luật sư sử dụng để thực hiện dịch
vụ pháp lý, kinh nghiệm và uy tín của Luật sư
Trang 28Theo Khoản 3, Điều 49, văn bản hợp nhất Luật luật sư, văn bản số
12/VBHN-VPQH, quy định:
“3 Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng
lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng
trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên”.
Trang 29Làm việc trong cơ quan tổ chức
không phải là tổ chức hành nghề luật
theo hình thức ký hợp đồng lao động.
Thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của đoàn luật sư
mà luật sư là thành viên.
Được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.
Trang 30“Điều 58 Tiền lương theo hợp đồng lao động của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động được nhận tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động
Việc thỏa thuận, chi trả tiền lương được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động”
Trang 31Việc chi trả tiền lương cho luật sư (với tư cách là người lao động) của cơ quan tổ chức (với tư cách là người sử dụng lao động) sẽ tuân theo các nguyên tác trả lương (trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn, bằng tiền) và hình thức trả lương (theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán) sẽ chịu dộng điều chỉnh của pháp luật lao động.
Trang 32Trong quá trình tố tụng, khi người bị buộc tội họ không mời luật sư thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
chỉ định luật sư bào chữa cho họ, cụ thể trong những trường hợp sau :
- Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử
hình,
- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể
tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là
người dưới 18 tuổi.
Trang 33Mức thù lao luật sư tham gia tiến hành tố tụng vụ án hình sự do cơ quan tiến hành tố tụng yêu thì được trả cho 1 giờ làm việc của luật
sư là 0,4 lần mức lương cơ sở, cụ thể ngày làm việc của luật sư
được tính trên cơ sở 8 giờ làm việc
Trong trường hợp, luật sư làm việc trong nhiều ngày, nhưng mỗi
ngày thực hiện không đủ 08 giờ, thì số ngày làm việc của luật sư
được tính trên tổng số giờ làm việc thực tế của luật sư Số giờ làm việc lẻ còn lại (nếu có) được tính như sau:
- Nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 06 giờ thì tính thành ½ ngày làm việc.
- Nếu số giờ làm việc lẻ từ 06 giờ trở lên thì tính thành 01 ngày
làm việc
Trang 34Được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành
về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước
đi công tác trong nước theo mức chi áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
Luật sư không được đòi hỏi cứ khoản tiền, lợi ích nào khác từ người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thân nhân của họ.
Trang 35Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng
xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật