Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2014 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2014 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2014 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2014 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2014 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2014 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2014 2015. (Khóa luận tốt nghiệp)
Trang 1TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2012 - 2016
Thái Nguyên - 2016
Trang 2TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Lợi
Thái Nguyên - 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại trường đại học Nông Lâm Thái nguyên bản thân em đã nhận được sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban của trường đại học nông lâm Thái Nguyên Bản thân em đã không ngừng trang bị các khối kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ được các thầy giáo, cô giáo truyền dạy trên giảng đường để sau khi tốt nghiệp có thể phát huy được hết khả năng của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Nguyễn Thị Lợi đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ tại UBND xã Đạo Đức tận tình giúp đỡ, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do thời gian và trình độ, kiến thức còn có hạn nên không thể không tránh được những sai sót Vì vậy
em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn
để luận văn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2016 Sinh viên
Nguyễn Xuân Trường
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Đạo Đức năm 2014 46 Bảng 4.2 Thống kê danh sách các chủ sử dụng 50 Bảng 4.3 Kết quả phân loại đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014-2015 52 Bảng 4.4 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tại xã
Đạo Đức - huyện vị Xuyên - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014-201554 Bảng 4.5 Kết quả cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Đạo
Đức - huyện vị Xuyên - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014-2015 56 Bảng 4.6 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối
tượng sử dụng đất trên địa bàn xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 – 2015 58 Bảng 4.7 Tổng hợp các kết quả chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lần đầu cho đối tượng của xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014-2015 60 Bảng 4.8 Tổng hợp các trường hợp vi phạm không được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân tại xã Đạo Đức giai đoạn 2014 – 2015 62
Trang 5HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
VPĐK : Văn phòng đăng ký
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất THCS : Trung học cơ sở
Trang 6MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Yêu cầu Error! Bookmark not defined 1.4 Ý nghĩa 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ 5
2.1.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 5
2.1.2 Quyền của người sử dụng đất 6
2.1.3 Cơ sở lý luận về cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính 6
2.1.4 Căn cứ pháp lý về cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính 7
2.2 Khái quát về công tác cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính 10
2.2.1 Đăng ký quyền sử dụng đất 10
2.2.2 Cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất 12
2.2.3 Hồ sơ địa chính 18
2.2.4 Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 21
2.3 Sơ lược về công tác cấp GCNQSDĐ 21
2.3.1 Tình hình cấp GCN trên cả nước 21
2.3.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đạo đức - huyện Vị Xuyên- tỉnh Hà Giang 25
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 27
Trang 73.2.1 Địa điểm nghiên cứu 27
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu 27
3.3 Nội dung nghiên cứu 27
3.3.1 Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của xã Đạo Đức 27
3.3.2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai 27
3.3.3 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Đạo Đức 27
3.3.4 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 28
3.4 Phương pháp nghiên cứu 28
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 28
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 28
3.4.3 Phương pháp so sánh 29
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang 37
4.2 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai 39
4.2.1 Đánh giá về tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn 39
4.2.2 Tình hình sử dụng đất tại xã Đạo Đức 45
4.3 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang 48
4.3.1 Đánh giá kết quả tổ chức kê khai đất đai sau khi đo đạc 48
Trang 84.3.2 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả
đo đạc thành lập bản đồ địa chính 54
4.3.3 Đánh giá những tồn đọng, vướng mắc trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 – 2015 60
4.3.4 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề xuất giải pháp để đấy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 63
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 Đề nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 9vị trí cố định trong không gian Chính vì vậy, đất đai cần được quản lý một cách hợp lý, sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội hiện nay đồng thời vẫn bảo vệ được đất đai, bảo vệ được môi trường trong tương tai
Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện sở hữu
và thống nhất quản lý Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm bảo điều tiết quá trình phân phối công bằng, ngăn ngừa khả năng số
ít chiếm dụng phần lớn đất đai, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận bình đẳng và trực tiếp với đất đai Cùng với quá trình phát triển của đất nước mà nhu cầu sử dụng đất của họ tăng lên một cách nhanh chóng, bên cạnh đó sử phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân cũng đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất ngày càng nhiều Tình hình sử dụng đất cũng ngày càng một phức tạp và đa dạng hơn Vì vậy nhà nước cần đưa ra các nội dung quản lý nhà nước về đất đai phù hợp với tình hình thực tế nhằm bảo vệ tốt nguồn đất đai đồng thời tạo điền kiện thuận lợi cho việc khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này
Trang 10Cấp GCNQSDĐ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là một trong mười lăm nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Khoản 7 Điều 22 Luật Đất đai
2013 Giấy chứng nhận QSDĐ là chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất Để người sử dụng đất có thể yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư để khai thác các tiềm năng của đất một cách có hiệu quả và là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các quyền thế chấp, vay vốn Đồng thời, thông qua việc cấp GCNQSDĐ mà Nhà nước có cơ sở để phục vụ cho việc thu thuế sử dụng đất, cung cấp các tư liệu phục vụ cho chương trình cải cách đất đai, cơ sở pháp lý để giải quyết các mối quan hệ đất đai Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai đến từng chủ sử dụng từ đó lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả
Xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang có tổng diện tích là 3135.3 ha phía Nam giáp xã Việt Lâm, Thị trấn Vị xuyên, phía Tây giáp xã Phú Linh, phía Đông giáp xã Phú Linh, và đặc biệt là phía bắc giáp thành phố
Hà Giang Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với sự quan tâm của UBND huyện Vị Xuyên, UBND tỉnh Hà Giang mà trong những năm qua xã Đạo Đức
đã và đang tiến hành chương trình xây dựng chương trình nông thôn mới, từng bước thay đổi bộ mặt của xã
Đặc biệt trong giai đoạn 2010-2013 trên địa bàn xã đã tiến hành công tác đo đạc lại địa giới hành chính, thành lập bản đồ địa chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng Tuy nhiên trong quá trình kê khai cấp mới, cấp đổi GCNQSDĐ vẫn còn tồn tại một số hạn chế và yếu kếm Vì vậy cần tiến hành đánh giá những mặt tích cực
và hạn chế trong công tác kê khai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để
từ đó tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục để giúp cho công tác cấp
Trang 11giấy chứng nhận nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung đạt được hiệu quả cao hơn
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014 - 2015”
1.2 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số liệu
đo đạc bản đồ địa chính tại xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang
1.3 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại xã Đạo Đức.
- Đề xuất một số các giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tiến độ, và hoàn thành công tác xét duyệt cấp GCNQSDĐ
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn những vấn đề còn tồn tại và
đề ra hướng giải quyết
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với địa phương, có tính khả thi
và phù hợp với pháp luật hiện hành
1.4 Ý nghĩa
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã học và bước đầu làm quen với công tác cấp GCNQSDĐ ngoài thực tế
- Đồng thời nắm vững được những quy định của Luật Đất đai năm 2013
và những văn bản dưới luật về công tác cấp GCNQSDĐ
Ý nghĩa thực tiễn
Trang 12Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kê khai, xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác cấp GCNQSD đất của
xã đạt hiệu quả hơn
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trang 132.1 Cơ sở lý luận và những căn cứ pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ
2.1.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 Luật Đất đai năm 2013 có
14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003 Luật Đất đai 2013 đó sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với tình hình mới Tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định [8]:
1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó
2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
8 Thống kê, kiểm kê đất đai
9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Trang 1412 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
Trong Luật Đất đai 2013 nội dung cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
2.1.2 Quyền của người sử dụng đất
Theo Điều 166 Luật Đất đai 2013 có quy định quyền chung của người
sử dụng đất như sau [8]:
1 Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất
2 Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất
3 Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp
4 Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp
5 Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình
6 Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này
7 Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai Như vậy người sử dụng đất có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các chủ sử dụng đất có nhu cầu
2.1.3 Cơ sở lý luận về cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính
Trang 15Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng bậc nhất với mỗi quốc gia Là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất , là tư li ệu sản xuất đă ̣c biê ̣t trong nông nghiê ̣p , là thành phần quan tro ̣ng nhất của môi trường sống , là đ ịa bàn phân bố các khu dân cư , công trình kinh tế , văn hóa , xã hội , an ninh , quốc phòng Song thực tế đất đai có diện tích giới hạn, có vị trí cố định trong không gian Cùng với thời gian giá trị sử dụng của tài nguyên đất có sự biến đổi tốt hay xấu phụ thuộc vào việc khai thác sử dụng và quản lý của con người Do vậy đất đai cần được quản lý chặt chẽ
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đặc biệt là việc gia nhập WTO Nó đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ đồng thời nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên và làm cho công tác quản lý sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm cũng ngày càng trở nên phức tạp
Chính vì thế công tác quản lý,sử dụng đất đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc Trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thì công tác ĐKĐĐ, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính có vai trò rất quan trọng Thông qua công tác ĐKĐĐ Nhà nước nắm bắt các thông tin
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý của thửa đất để nắm chắc được tình hình sử dụng đất và quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật Từ đó bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, cộng đồng cũng như lợi ích của nhân dân
Do đó, việc thực hiện công tác đăng ký, cấp GCN và lập hồ sơ địa chính đến từng thửa đất là nhiệm vụ không thể thiếu của tất cả mọi người khi
tham gia sử dụng đất
2.1.4 Căn cứ pháp lý về cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính
Văn bản sau Luật đất đai 2003 có hiệu lực:
Trang 16- Luật đất đai 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 2003
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính
- Quyết định 24/2004/QĐ-BTNMT ban hành về quy định sử dụng đất
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
- Thông tư 117/2004/TT-BTC của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất; trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại
về đất đai
- Nghị định 44/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất (Luật Đất đai
năm 2003 )
- Nghị quyết 755/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991 làm cơ sở xác định điều kiện cấp GCN đối với trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11
- Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/07/2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm cơ sở xác định đối tượng được cấp GCN trong những trường hợp có tranh chấp
Văn bản sau Luật đất đai 2013 có hiệu lực
Trang 17- Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2014
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014)
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận)
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính
- Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất
- Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung
Trang 18một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất [7]
2.2.1.1 Các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất
Các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 tại Điều 5 bao gồm [8] :
1 Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức)
2 Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình,
cá nhân)
3 Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ
4 Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của
tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo
Trang 195 Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ
6 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật
về quốc tịch
7 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư
2.2.1.2 Người chịu trách nhiệm việc đăng ký
Thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 181, người chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký bao gồm [5]:
1 Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của tổ chức mình
2 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, xã, xã chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Uỷ ban nhân dân xã, xã để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Uỷ ban nhân dân và các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác của địa phương
3 Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cộng đồng dân cư
4 Người đứng đầu cơ sở tôn giáo là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo
Trang 205 Chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của hộ gia đình
6 Cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của mình
7 Người đại diện cho những người sử dụng đất mà có quyền sử dụng chung thửa đất là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đó
Những người chịu trách nhiệm đăng ký đều có thể ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật
2.2.2 Cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất
GCNQSD đất là giấy do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng [7]
GCNQSD đất cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành GCN được cấp theo từng thửa đất gồm 2 bản, trong đó một bản cấp cho người sử dụng đất, một bản lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Quá trình cấp GCN là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quan hệ đất đai (giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật [7]
2.2.2.1 Những trường hợp được cấp GCN
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100,101 và 102 của Luật Đất đai 2013
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật Đất đai
2013 có hiệu lực thi hành
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người
Trang 21nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
để thu hồi nợ
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất [8]
2.2.2.2 Những trường hợp không được cấp GCNQSDĐ
Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP [4] quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai vừa được Chính phủ ban hành, có 7 trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
Trang 223- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
4- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng
5- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
6- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
7- Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh
2.2.2.3 Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Được quy định tại Chương VII, Mục 2, Điều 98 Luật đất đai 2013 [8]:
1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, xã,thị trấn mà
có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó
2 Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở,
Trang 23tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện
3 Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp
4 Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên
vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi
cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu
5 Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không
Trang 24có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ
Trang 252.2.2.5 Hồ sơ đăng kí đất đai, xin cấp GCNQSD đất
Theo Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT [2] Hồ sơ nộp khi thực
hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:
- Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
- Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an
về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; bản sao quyết định của Thủ
Trang 26tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng,
an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh
Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
- Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền
kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ
đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế
2.2.3 Hồ sơ địa chính
2.2.3.1 Hồ sơ địa chính
Là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất
để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các
tổ chức, cá nhân có liên quan [2]
Hồ sơ địa chính được lập thành một bản gốc và hai bản sao từ bản gốc
Hồ sơ địa chính do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường lập, chỉnh lý, quản lý đồng thời sao gửi hồ sơ cho văn phòng đăng ký đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, xã, xã
để phục vụ nhiệm vụ quản lý đất đai của địa phương Theo quy định hiện hành hồ sơ địa chính có hai dạng là hồ sơ địa chính dạng giấy và hồ sơ địa chính dạng số
2.2.3.2 Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính:
- Lập hồ sơ địa chính thực hiện theo đơn vị hành chính xã, xã
- Lập và chỉnh lý biến động cho từng thửa đất theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Hồ sơ địa chính phải đảm bảo chính xác, thống nhất giữa các tài liệu
Trang 27+ Giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê
+ Giữa bản đồ gốc và các bản sao của hồ sơ địa chính
+ Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng đất
2.2.3.3 Nội dung của HSĐC
Nhóm dữ liệu về thửa đất được thể hiện như sau:
- Dữ liệu số hiệu thửa đất gồm có:
+ Số tờ bản đồ là số thứ tự của tờ bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp xã;
+ Số thửa đất là số thứ tự của thửa đất trên mỗi tờ bản đồ hoặc bản trích
đo địa chính có thửa đất đó; trường hợp bản trích đo địa chính có một thửa đất thì số hiệu thửa đất được ghi “01”
- Dữ liệu địa chỉ thửa đất gồm: Số nhà, tên đường phố (nếu có); tên điểm dân cư (thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, ) hoặc tên khu vực, xứ đồng (đối với thửa đất ngoài khu dân cư); tên đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh nơi có thửa đất
- Dữ liệu ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính gồm: Hình dạng, kích thước các cạnh thửa và tọa độ đỉnh thửa; đối với bản trích đo địa chính thì tối thiểu phải thể hiện hình dạng và kích thước các cạnh thửa đất
Việc xác định và thể hiện ranh giới thửa đất thực hiện theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Dữ liệu diện tích thửa đất: Được xác định và thể hiện trên hồ sơ địa chính theo đơn vị mét vuông (m²), làm tròn đến một chữ số thập phân
- Dữ liệu về tài liệu đo đạc gồm: Tên tài liệu đo đạc đã sử dụng (bản đồ địa chính hoặc bản trích đo địa chính, ), ngày hoàn thành đo đạc
Ngoài ra còn các nhóm dữ liệu sau:
- Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất
Trang 28- Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất
- Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất
- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất
- Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
- Nhóm dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất
Được quy định tại chương III - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT [2]
2.2.3.4 Việc cung cấp thông tin đất đai từ HSĐC
Việc cung cấp thông tin đất đai từ HSĐC được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:
+ Tra cứu, xem thông tin
+ Xin trích lục Bản đồ địa chính (đối với từng thửa đất)
+ Xin trích sao Hồ sơ địa chính (đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất)
+ Trích sao sổ Mục kê đất đai (đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất)
+ Xin tổng hợp thông tin đất đai
+ Xin sao thông tin HSĐC vào thiết bị máy tính
HSĐC gồm 2 dạng: HSĐC dạng giấy và HSĐC dạng số (cơ sở dữ liệu địa chính)
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế đối với việc lập HSĐC trên giấy và HSĐC dạng số; hướng dẫn việc lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC trên giấy và HSĐC dạng số; quy định tiến trình thay thế hệ thống HSĐC trên giấy bằng hệ thống HSĐC dạng số [2]
Trang 292.2.4 Vai trò của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.2.4.1 Đối với Nhà nước
- Công tác cấp GCNQSD đất giúp Nhà nước nắm chắc được tình hình đất đai tức là biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và chất lượng, đặc điểm về tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất
- Cấp GCNQSDĐ là căn cứ pháp lý đầy đủ giải quyết mối quan hệ về đất đai, cũng là cơ sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất
- GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý giúp nhà nước xử lý vi phạm về đất đai
- Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất Nhà nước thực hiện quyền chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau Cụ thể hơn nữa là Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất Vì vậy cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai
2.2.4.2 Vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ đối với người sử dụng đất
- GCNQSDĐ là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất Giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình
- GCNQSDĐ là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền
và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất
- GCNQSDĐ là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất động sản
2.3 Sơ lƣợc về công tác cấp GCNQSDĐ
2.3.1 Tình hình cấp GCN trên cả nước
Giai đoạn thực hiện theo luật đất đai 2003
Công tác cấp GCNQSDĐ được đẩy mạnh hơn đến nay có 13 tỉnh CGCNQSD đất đạt trên 90% diện tích cần cấp đối với các loại đất chính (đất
Trang 30sản xuất nông nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn), 14 tỉnh đạt 80- 90%, 10 tỉnh đạt 70 - 80%, còn lại đạt dưới 70%
Kết quả CGCNQSDĐ của cả nước đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 như sau:
- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: cấp được 13.686.351 giấy với diện tích là 7.485.643ha, đạt 82,3% diện tích cần cấp trong đó cấp cho các hộ gia đình
là 13.682.327 giấy với diện tích là 6.963.330ha, cấp cho tổ chức được 5.024 giấy với diện tích là 522.313ha Cụ thể có 31 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 80-90%, 8 tỉnh đạt 70-80%, 12 tỉnh đạt 50-70%, 2 tỉnh còn lại đạt dưới 50%
- Đối với đất lâm nghiệp: đã cấp 1.111.302 giấy với diện tích 8.116.154ha, đạt 62,1% diện tích cần cấp.Trong đó có 13 tỉnh đạt trên 90% diện tích cần cấp, 7 tỉnh đạt 80-90%, 5 tỉnh đạt 70-80%, 8 tỉnh đạt 50-70%, 31 tỉnh dưới 50%
Việc CGCNQSDĐ cho đất lâm nghiệp trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do không có bản đồ địa chính Chính phủ đã quyết định đầu tư để lập bản đồ địa chính mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp nên đã đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ cho đất lâm nghiệp Tuy nhiên, đến nay tiến độ CGCNQSD đất cho đất lâm nghiệp ở một số địa phương vẫn còn chậm vì đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất do các lâm trường quốc doanh đang sử dụng cùng với việc sắp xếp đổi mới các lâm trường
- Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản: đã cấp 642.545 giấy với diện tích 478.255ha, đạt 68,3% diện tích cần cấp, còn 2 tỉnh chưa triển khai một cách sâu rộng về cấp GCNQSDĐ cho đất nuôi trồng thuỷ sản
- Đối với đất ở đô thị: đã cấp cho 2.837.616 giấy với diện tích 64.357ha đạt 62,3% diện tích cần cấp Trong đó có 17 tỉnh đạt trên 90% diện tích cần cấp, 6 tỉnh đạt 80-90%, 6 tỉnh đạt từ 70-80%, 15 tỉnh đạt từ 50-70%, còn lại dưới 50%
Trang 31- Đất ở nông thôn: đã cấp 11.705.664 giấy với diện tích 383.164ha đạt 76,5% diện tích đất cần cấp Trong đó có 19 tỉnh đạt trên 90%, 16 tỉnh đạt 80- 90%, 10 tỉnh đạt 70-80%, 12 tỉnh đạt 50-70%, còn lại dưới 50% diện tích đất cần cấp
- Đất chuyên dùng: đã cấp 71.879 giấy với diện tích 208.828ha, đạt 37,4% diện tích đất cần cấp Trong đó có 10 tỉnh đạt trên 90%, 15 tỉnh đạt 70
- 80%, 10 tỉnh đạt 50-70%, còn lại dưới 50% Việc cấp GCNQSDĐ cho đất chuyên dùng nói chung không vướng mắc nhưng đạt tỷ lệ thấ do các tỉnh chưa tập chung chỉ đạo thực hiện
- Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: đã cấp 10.207 giấy với diện tích 6.291ha, đạt 40,4% diện tích cần cấp Việc cấp GCNQSDĐ cho đất loại này chủ yếu trong 3 năm 2005-2007 Trong thực tế, việc ban hành Nghị đinh số 84/2007/NĐ-CP đã tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh cấp GCNQSDĐ đối với
loại đất này
Sau khi luật đất đai 2013 ra đời
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đã có chuyển biến rõ rệt Các địa phương đã tập trung hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 41,6 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha trong cả nước, đạt 94,8%; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế địa chất - khoáng sản, đã thẩm định 452/612 hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền hơn 40.000 tỷ đồng, thu trong năm 2014 hơn 5.000 tỷ đồng; 100% các tỉnh, thành phố đều đã lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của địa phương Hoàn thành việc xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông giúp tăng cường khả năng phòng tránh lũ lụt, hạn hán Tích cực triển khai các hoạt động quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo; tăng cường hợp tác
Trang 32quốc tế trong lĩnh vực biển và hải đảo, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Biển Đông
- Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 5.234.000 giấy chứng nhận với diện tích 126.000 ha, đạt 94,4%; trong đó có 41 tỉnh cơ bản hoàn thành đạt trên 85%; còn 22 tỉnh đạt dưới 85%, đặc biệt còn 6 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm: Tuyên Quang, Lai Châu, Hưng Yên, Bình Định, Bình Thuận, Kiên Giang
- Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 12.670.000 giấy chứng nhận với diện tích 507.000 ha, đạt 92,9%; trong đó có 46 tỉnh đạt trên 85%, còn 17 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt thấp dưới 70% gồm: Điện Biên, Hưng Yên, Ninh Thuận, Đắk Nông
- Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 242.000 giấy chứng nhận với diện tích 563.000 ha, đạt 78,2%; trong đó có 24 tỉnh đạt trên 85%; còn 39 tỉnh 27 đạt dưới 85%; đặc biệt có 20 tỉnh đạt thấp dưới 70%, gồm: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Nông, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang
- Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 19.205.000 giấy chứng nhận với diện tích 8.692.000 ha, đạt 88,6%; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới 85%; đặc biệt có 2 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Lai Châu, Ninh Thuận
- Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.934.000 giấy chứng nhận với diện tích 11.871.000 ha, đạt 97,8%; trong đó có 40 tỉnh đạt trên 85%; còn
15 tỉnh đạt dưới 85% (trừ 8 tỉnh không có đất lâm nghiệp phải cấp giấy chứng nhận), đặc biệt vẫn còn 4 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Hải Dương, Ninh
Bình,BìnhDương, Tây Ninh [9]
Trang 332.3.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đạo đức - huyện Vị Xuyên- tỉnh Hà Giang
2.3.2.1 Trước khi đo đạc kết quả đo đạc địa chính
Trước khi đo đạc địa chính xã Đạo Đức thì công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt kết quả tương đối thấp vì tài liệu bản đồ được dùng để lập hồ sơ địa chính chủ yếu là tận dụng các loại bản đồ giải thửa đo vẽ các năm 1978, chỉnh lý năm 1992 đã
cũ nát, chất lượng kém, không thường xuyên chỉnh lý các biến động về đất đai nên hồ sơ địa chính không đảm bảo tính đồng bộ, chính xác về hình thể và
diện tích thửa đất
2.3.2.1 Sau khi đo đạc lại kết quả đo đạc địa chính
Theo số liệu kiểm kê năm 2014 thì sau khi tiến hành đo đạc lại bản đồ
địa chính xã thì tổng diện tích tự nhiên đã giảm 666.92ha từ 3802.22 ha(năm
2010) xuống còn 3135.3 ha (năm 2014) Vì vậy nhu cầu cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số liệu đo đạc bản đồ địa chính cho các chủ sử dụng đất là rất lớn
Trước sự thay đổi đó UBND huyện Vị Xuyên đã đề ra 2 phương hướng chỉ đạo đối với việc cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân xã Đạo Đức như sau:
-Thứ nhất: tiến hành kê khai đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ; chuyển nhượng, tặng cho, cấp đổi lại GCNQSDĐ cho các chủ sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận nhưng có thay đổi về số tờ bản đồ, số thửa sau đo đạc và có diện tích, hình thể
thửa đất tương đối phù hợp với GCNQSDĐ đã cấp
-Thứ hai: Xem xét, bổ sung giấy tờ về quyền sử dụng đất để xét cấp giấy chứng nhận cho các chủ sử dụng đất chưa đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ ở
Trang 34giai đoạn một; chuyển nhượng, tặng cho, cấp đổi lại GCNQSDĐ cho các hộ đã được cấp giấy chứng nhận nhưng có thay đổi về số tờ bản đồ, số thửa sau đo đạc nhưng có diện tích, hình thể thửa đất không phù hợp với GCNQSDĐ đã cấp
Như vậy UBND xã Đạo Đức kết hợp với UBND huyện Vị Xuyên để tiến hành cấp GCNQSD đất cho các chủ sử dụng đất đúng theo số liệu đo
đạc trên
Trang 35PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho chủ sử dụng đất trên địa bàn xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên -
tỉnh Hà Giang
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Các kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2014-2015
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: UBND huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ ngày 24/8/2015 đến ngày 22/11/2015
3.3 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của xã Đạo Đức
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Nội dung 2: Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai
Trang 36- Đánh giá kết quả xét duyệt đơn kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ theo kết quả đo đạc thành lập bản
đồ địa chính
- Đánh giá những tồn đọng, vướng mắc trong quá trính cấp GCNQSDĐ
Nội dung 4: Đánh giá thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình cấp GCNQSDĐ
- Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp cấp GCNQSDĐ, v.v…
Trang 37- Phân tích các số liệu thu thập được để rút ra nhận xét
- Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel và phương pháp thống kê toán học
3.4.3 Phương pháp so sánh
Thông qua các số liệu sẵn có, các số liệu thu thập, tổng hợp được để lựa chọn các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với thực tế khách quan
Trang 38PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá sơ lƣợc về tình hình cơ bản của xã Đạo Đức - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Đạo Đức là một xã thuộc huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam Xã có vị trí:
Bắc giáp xã Phương Thiện (thành
phố Hà Giang)
Đông giáp xã Phú Linh
Nam giáp thị trấn Vị Xuyên, xã Việt Lâm
Tây giáp xã Cao Bồ
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã thuộc vùng núi trung bình trong huyện, có tọa độ trung bình từ 200 – 500 m so với mặt nước biển, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn; cao từ 2 phía Bắc và Nam đổ dồn xuống Sông
Lô tạo thành thung lũng lòng máng chạy từ Đông sang Tây
- Vùng núi cao: Gồm các thôn Làng Khẻn, Bình Vàng, Độc Lập phần lớn diện tích đất ở địa hình này đều có độ dốc trên 250 , đá mẹ lộ thiên tạo thành nhiều cụm và chủ yếu là đá Granit