Đặt vấn đề: Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người. Trước Các Mác, vấn đề bản chất con người chưa được giải đáp một cách khoa học. Khi hình thành quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định vai trò cải tạo thế giới, làm nên lịch sử của con người. Bằng sự phát triển sự phát triển toàn diện thì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất càng phát triển thì khả năng chiếm lĩnh và sử dụng các lực lượng tự nhiên ngày càng cao hơn, con người tạo ra ngày càng nhiều hơn cơ sở vật chất cho bản thân mình, đồng thời từ đó thúc đẩy con người tự hoàn thiện chính bản thân họ. Với quan điểm như vậy thì chủ nghĩa Mác đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà nó còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội. Đặc biệt khi xã hội loài người phát triển đến trình độ nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người đặt biệt quan trọng, vì con người tạo ra tri thức mới, chứa dựng những tri thức mới. Ở nước ta, từ đại hội Đảng lần thứ III đến nay Đảng ta luôn xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ.Muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống nhân dân…thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để làm được như vậy thì một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu đó là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao kỹ thuật, công nghệ, và trong đó đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực. Đã có rất nhiều ngành, môn khoa học nghiên cứu về vấn đề con người đây được coi là vấn đề thiết thực nhất đòi hỏi sự phát triển toàn diện nhất trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chúng ta chỉ đề cập tới một khía cạnh đó là: “Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người vào phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay”.
Trang 1ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC LÊ-NIN
BÀI TIỂU LUẬN
QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊ-NIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD: Trần Thị Thu Hà TÊN SV: Huỳnh Cẩm Tú MSSV: 14510204337 LỚP: KT14.CT
Trang 2Đặt vấn đề:
Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc và bản chất của con người Trước Các Mác, vấn đề bản chất con người chưa được giải đáp một cách khoa học Khi hình thành quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã khẳng định vai trò cải tạo thế giới, làm nên lịch sử của con người Bằng sự phát triển sự phát triển toàn diện thì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển lực lượng sản xuất Khi lực lượng sản xuất càng phát triển thì khả năng chiếm lĩnh và sử dụng các lực lượng tự nhiên ngày càng cao hơn, con người tạo ra ngày càng nhiều hơn cơ sở vật chất cho bản thân mình, đồng thời từ đó thúc đẩy con người tự hoàn thiện chính bản thân họ Với quan điểm như vậy thì chủ nghĩa Mác đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà nó còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội Đặc biệt khi xã hội loài người phát triển đến trình độ nền kinh
tế tri thức thì vai trò của con người đặt biệt quan trọng, vì con người tạo ra tri thức mới, chứa dựng những tri thức mới
Ở nước ta, từ đại hội Đảng lần thứ III đến nay Đảng ta luôn xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ.Muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống nhân dân…thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa Để làm được như vậy thì một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu
đó là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao kỹ thuật, công nghệ, và trong đó đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực
Đã có rất nhiều ngành, môn khoa học nghiên cứu về vấn đề con người đây được coi là vấn đề thiết thực nhất đòi hỏi sự phát triển toàn diện nhất trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chúng ta chỉ đề cập tới một khía cạnh đó là: “Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người vào phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay”
Trang 3Quan niệm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về bản chất con người:
1 Khái lược quan niệm về con người trong triết học ngoài Mác:
- Trong triết học Trung Hoa cổ đại, vấn đề bản tính con người được quan tâm hang đầu Nho gia nhìn chung cho bản tính con người là thiện Pháp gia cho bản tính con người là bất thiện Đạo gia nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người Từ sự khác nhau về quan niệm của các trường phái về bản chất con người đã dẫn đến những quan điểm khác nhau về các vấn đề chính trị, đạo đức, xã hội
- Triết học Ấn Độ cổ đại cũng có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất con người Phật giáo khẳng định bản tính vô ngã (không có cái tôi),
vô thường (luôn thay đổi) và tính hướng thiện của con người Các trường phái khác đề cập nhiều tới con người tâm linh
- Trong triết học phương Tây có hai khuynh hướng cơ bản là duy vật và duy tâm.trong quan niệm về con người
+ Các nhà duy vật từ thời cổ đại đã khẳng định bản chất vật chất tự nhiên của con người, coi con người cũng như vạn vật trong tự nhiên không có
gì là thần bí Tiêu biểu là quan niệm duy vật theo tinh thần nguyên tử luận của Đêmocrít về con người Ông cho nguyên tử là cơ sở để tạo nên thể xác và linh hồn con người Đến thời kỳ Phục hưng và cận đại con người được đề cập một cách hiện thực hơn mặc dù còn mang tính cơ học
+ Các nhà duy tâm thì ngược lại, chú trọng hoạt động lý tính của con người Họ coi con người là sản phẩm của những lực lượng siêu tự nhiên Ví
dụ, quan niệm của Platôn ở Hy Lạp cổ đại; của Đêcáctơ thời cận đại, của Heghen trong triết học cổ điển Đức v.v Các nhà triết học phương Tây hiện đại cũng chú ý khai thác nhiều khía cạnh phi lý tính của con người như Phơrớt, triết học hiện sinh của Satơrơ, v.v
Trang 4- Nhìn chung các quan niệm của các trường phái triết học trước và ngoài Mác xem xét con người phiến diện, nhìn nhận con người còn trừu tượng, chung chung, phi thực tiễn, phi lịch sử, phi giai cấp
2 Khái niệm con người:
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chững giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội
Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của con người
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người là giới tự nhiên, do đó trước hết con người có bản tính tự nhiên Nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tựnhiên của con người là cơ sở khoa học để con người hiểu biết về chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân trong mọi hành vi hoạt động sáng tạo ra lịch sử
- Bản tính tự nhiên của con người thể hiện trên hai giác độ sau đây:
Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới
tự nhiên, cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài
Thứ hai, con người là bộ phận của giới tự nhiên do đó những biến
đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người với giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên
và làm biến đổi môi trường tự nhiên
Tuy nhiên, con người cũng không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó có đặc tính xã hội
Trang 5- Bản tính xã hội của con người là bản tính đặc thù của nó trong quan hệ với các tồn tại khác của giới tự nhiên Bản tính xã hội của con người thể hiện ở các mặt sau:
Một là, nguồn gốc hình thành con người không chỉ là quá trình tiến hóa của giới tự nhiên mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người
Hai là, sự tồn tại và phát triển của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng biến đổi và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại trở thành tiền đề cho
sự phát triển xã hội
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính mình Vì vậy, để lý giải bản tính sáng tạo của con người cần kết hợp chặt chẽ cả hai phương diện tự nhiên và xã hội nhằm tránh rơi vào phiến diện, không triệt để, dẫn đến những sai lầm trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
3 Bản chất con người:
Theo C.Mác, “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.11)
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan điểm khác nhau và bản chất, “bản tính người” của con người song về cơ bản những quan niệm đó đều mang tính phiến diện, trừu tượng và duy tâm thần bí, tuyệt đối hóa
Trang 6phương diện tự nhiên của con người, xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội
Quan điểm của C.Mác đã khắc phục được hạn chế của quan điểm duy vật siêu hình về con người, trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện ra bản tính xã hội của nó, hơn nữa chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người, là điểm phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên
Năng lực sáng tạo lịch sử của con người và các điều kiện phát huy năng lực sáng tạo của con người:
Con người làm ra lịch sử của chính mình Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó là xuất phát từ sự hình thành và phát triển của những quan hệ xã hội của nó trong lịch sử., khi những quan hệ này thay đổi thì cũng có sự thay đổi về bản chất của con người Vì vậy, sự giải phóng bản chất con người cần phải hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội của nó, thông qua đó mà phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người
Không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định Con người là sản phẩm của lịch sử, lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa con người – chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó
Với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn tác động vào giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu của mình thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó
Trang 74 Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây:
- Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người phải căn cứ cả vào phương diện tự nhiên và phương diện xã hội, trong đó vấn
đề có tính quyết định là phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế xã hội của nó
- Hai là, động lực cơ bản của tiến bộ và phát triển của xã hội là năng lực sáng tạo lịch sử của con người, vì vậy phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội
- Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải hướng vào việc giải phóng những quan hệ kinh tế
xã hội Trên cơ sở đó có thể khẳng định giá trị căn bản nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế xã hội áp bức, bóc lột nhằm giải phóng con người, phát huy cao nhất năng lực sáng tạo của con người, đưa con người tới sự phát triển tự do và toàn diện
VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại là lịch sử về con người, về bản chất con người, và về giải phóng con người Đó là vấn đề trung tâm luôn được các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học mỗi thời đại luôn đặt ra những mẫu người cho thời đại mình Mỗi lĩnh vực nghiên cứu đã có những thành công đáng kể trong công cuộc khám phá con người Song, khi lý giải về bản chất con người là gì? vai trò, vị thế của con người trong giới tự nhiên và trong xã hội loài người như thế nào thì chưa có một tư
Trang 8tưởng nào, một khoa học nào giải quyết thoả đáng, ngoại trừ triết học, đặc biệt
là triết học Mác Chính vì vậy mà học thuyết Mác đã được cả cộng đồng nhân loại tiến bộ thừa nhận là học thuyết về con người, về sự nghiệp giải phóng con người, trong đó sự phát triển con người toàn diện là một nội dung cốt lõi
Là lớp người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác về con người và phát triển con người toàn diện Tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác vào hoàn cảnh lịch sử và cụ thể của Việt Nam, trong suốt những năm tháng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt lên vị trí hàng đầu và coi
đó là nhiệm vụ trung tâm của công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta Trong hơn 25 năm đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành và thực hiện trên thực tế đường lối và nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện, cả về trí lực lẫn thể lực, cả về “lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển con người toàn diện trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế những năm qua, để góp phần phát triển con người toàn diện Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, xin đề xuất một số kiến nghị cơ bản mang tính nguyên tắc có tính định hướng:
- Thứ nhất, về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động, tạo tiền đề vật chất để xây dựng và phát triển con người Việt Nam toàn diện
Trang 9- Thứ hai, về chính trị - xã hội, tiếp tục củng cố và giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tạo lập quan hệ xã hội và môi trường sống lành mạnh để con người có điều kiện phát triển toàn diện Trong lĩnh vực này Nhà nước cần có chính sách, cách thức tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát nhằm giảm thiểu những nguy cơ tiểm ẩn đối với việc phát triển con người hiện nay, như vấn đề việc làm, thu nhập, lạm phát, dinh dưỡng, nghèo đói, ô nhiễm môi trường, lao động không được bảo hộ, tệ nạn xã hội, bạo lực, con người ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa
- Thứ ba, về văn hóa - giáo dục, tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc làm nền tảng tinh thần cho mỗi cá nhân; tiếp tục đổi mới giáo dục – đào tạo theo hướng dân tộc, hiện đại, toàn diện nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đất nước và thời đại đặt ra
- Thứ tư, việc phát triển con người Việt Nam toàn diện cần được quán triệt trong các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong từng giải pháp của các cấp, các ngành, các địa phương và đến từng cá nhân Để có được điều này, sự tham gia một cách chủ động, tích cực của các phương tiện truyền thông là điều không thể thiếu
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam.
Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề Trong
đó, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số;
Trang 10nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người… Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm
số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ
có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40% Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10 Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91;
Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94
Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực Những lĩnh