đầu tư xây dựng Việt Anh
Chi phí kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty hay lợi nhuận của công ty. Nên việc sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh sao cho hợp lý vừa có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mặt khác lại tránh gây lãng phí, thất thoát chi phí trong những hoạt động kinh doanh của công ty. Để làm được tốt việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh công ty cần thực hiện một số biện pháp nhằm quản lý được tốc độ tăng của chi phí mà vừa tăng được lợi nhuận. Dưới đây là các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại Công Ty cổ phần đầu tư xây dựng Việt Anh:
3.2.1 Tăng cường tiết kiệm và chống tham ô lãng phí
• Lý do đưa ra giải pháp: Chi phi kinh doanh có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công
ty, tiết kiệm được chi phí bao nhiêu thì lợi nhuận sẽ tăng bấy nhiêu. Như vậy, thực hiện chế độ tiết kiệm chi phí là một biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hay tăng lợi nhuận. Từ số liệu phân tích tình hình sử dụng chi phí kinh doanhn chung và theo chức năng hoạt động của Công ty trong hai năm 2009 và 2010, tôi thấy rằng mức lãng phí chi phí kinh doanh còn cao ( năm 2010 lãng phí so với năm 2009 là: 4.764.686.518 đồng) mà tốc độ tăng của chi phí tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, mặc dù quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng, doanh thu tăng tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh làm cho hiệu quả kinh doanh không cao, thể hiện ở việc lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2010 giảm so với năm 2009 : -99.074.132 đồng.
• Nội dung của giải pháp
Tiết kiệm chi phí không có nghĩa là cắt giảm tùy tiện mà là giảm thiểu những khoản chi phí không cần thiết như:
- Trả cho nhân viên các khoản phụ cấp đi công tác thay vì sử dụng xe ô tô của công ty. Nó sẽ giúp công ty tiết kiệm đáng kể các chi phí bảo hiểm , xăng xe, bảo dưỡng và nhiều chi phí khác.
- Sử dụng các nhà thầu phụ nếu công ty chỉ cần trợ giúp bán thời gian. Công ty chỉ cần phải trả tiền cho những công việc cần thiết chứ không phải trả các khoản lương toàn thời gian. Nó không những tiết kiệm chi phí về tiền lương mà còn chi phí về thuế và bảo hiểm.
- Cung cấp các trợ cấp bảo hiểm cho nhân viên thay vì mua các bảo hiểm trọn gói.Các công ty nhỏ thường không đủ tiền để mua các gói bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên.
Thực hiện tiết kiệm đi đôi với hiệu quả ở các phòng ban, các khâu, các giai đoạn của kinh doanh để chống tham ô, lãng phí:
- Trong quản lý doanh nghiệp: có thể sử dụng các biện pháp cắt giảm chi phí như: lắp mới hệ thống thu năng lượng mặt trời, thay các bóng đèn bằng các bóng đèn compact. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong việc sử dụng các dịch vụ như đồ dùng văn phòng, điện thoại, điện nước để tránh tình trạng sử dụng sai mục đích gây lãng phí.
• Điều kiện thực hiện giải pháp
- Công ty phải có kế hoạch quản lý và sử dụng chi phí trong kỳ cho từng bộ phận, phòng ban và trong từng khâu của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Công ty phải hoàn chỉnh công tác quản lý tài chính, quản lý chi phí
3.2.2 Xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch chi phí kinh doanh
• Lý do đưa ra giải pháp
- Từ kết quả điều tra ở chương II, ta thấy công ty thực hiện quản lý chi phí chưa hợp lý, hiệu quả.
- Khi công ty xây dựng kế hoạch chi phí kinh tốt thì công ty sẽ có các biện pháp phòng ngừa rủi ro và hạn chế các sai sót, sự biến động có thể xảy ra trong quá trình quản lý và sử dụng chi phí.
• Nội dung của giải pháp
- Để đạt được mục tiêu kinh doanh dựa vào tình hình kinh doanh của năm trước công ty phải lập các kế hoạch chi tiết với một khoản mục chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn như kế hoạch về chi phí tiền lương, kế hoạch vay và huy động vốn sao cho đáp ứng đúng mục đích kinh doanh, kế hoạch về khấu hao TSCĐ, kế hoạch về dịch vụ mua ngoài… Việc xây dựng kế hoạch chi phí kế hoạch mua vào, bán ra và căn cứ vào dự toán chi phí tại các bộ phận .
- Việc lập kế hoạch là một biện pháp phòng ngừa dựa trên những sai sót, những nguyên nhân lãng phí của năm trước để ngăn chặn không cho những nguyên nhân đó nảy sinh lặp lại ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. Tuy nhiên kế hoạch vẫn có những hạn chế vì so với thực tế sẽ có những khác biệt, vì vậy công ty cần đưa lên một kế hoạch sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh , tránh những biến động trong việc sử dụng chi phí ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Nhu cầu vốn và chi phí kinh doanh tại công ty luôn có những biến động nhất định. Vì vậy cần đưa ra cơ cấu chi phí hợp lý sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, bộ phận quản lý chi phí kinh doanh trong công ty dựa vào các thống kê kế toán, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương,… do các bộ phận kế toán, quản trị và thống kê cung cấp đồng thời kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành, tổng hợp, phân loại, phân tích nhằm đưa ra kế hoạch chi phí kinh doanh, định mức chi phí kinh doanh, cơ cấu kinh doanh hợp lý.
- Tại Công Ty cổ phần đầu tư xây dựng Việt Anh, công tác lập kế hoạch chi phí vẫn được lập cùng kế hoạch tài chính, kế hoạch lưu chuyển từ đầu năm, căn cứ vào doanh số năm trước điều này sẽ dẫn đến tính thực thi không cao. Do đó, Công ty có thể tiến hành lập kế hoạch chi phí cho từng tháng dựa trên cơ sở kế hoạch tài chính, tạo điều kiện cho công tác quản lý chi phí kinh doanh sát thực và hiệu quả hơn từ đầu kỳ kế toán.
Như vậy, ta có thể tổng kết lại như sau:
Về trước mắt:
- Kiểm soát chặt chẽ các chi phí liên quan đến quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư, tiết kiệm chi phí quản lý, giữ tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu.
- Duy trì những hoạt động kinh doanh, những lĩnh vực có tác động tích cực trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, cố gắng thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát huy lợi thế của mình.
Về lâu dài:
- Để quản lý chi phí hiệu quả hơn cần xem xét lựa chọn một cơ cấu vốn và tiết kiệm chi phí, hiệu quả hơn thông qua việc”
o Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho công ty trong từng thời kỳ.
o Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận một cách hợp lý đối với công ty.
o Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
- Mô hình quản lý chi phí để xuất
Chủ đề Nội Dung Kết quả đạt được
1.Các loại Cp trong Dn - Phân loại Cp
-Phân biệt các Cp kiểm soát được, Cp tốt và Cp xấu - Định hướng xây dựng phương pháp quản lí 2.Định mức Cp và thông tin Cp - Định mức Cp cho từng hạng mục và lợi ích của nó - Thông tin Cp gồm: Xác định trung tâm quản lý Cp, tập hợp Cp, phân loại Cp
-Lấy định mức Cp làm cơ sở phân tích biến động. - Phân loại CP để xác định trách nhiệm Cp 3.Phân tích biến động CP - Các phương pháp sử dụng
- Xây dựng mối liên hệ giữa CP, doanh thu và lợi nhuận
- Phân tích sự biến động
để thấy được có gì bất thường hay không và đề ra giải pháp.
- Phục vụ cho các quyết định kinh doanh khác .
4. Kiểm soát Cp và CP
chung
- Các bộ phân riêng lẻ của hệ
thống quản lý Cp, kiểm soát CP theo giới hạn của mình. - Thiết lập tiêu thức phân bổ Cp Chung. -Có được sự rõ ràng và thống nhất trong việc phân bổ CP - Tránh những biến động bất thường. 5.Xây dựng ý thức tiết kiệm Cp
- Ý thức tiêt kiệm - Xác định mức độ tham gia của mọi người trong công ty.
- Thực hiện những ứng xử thích hợp của mọi người trong công ty.