đề thi môn tài chính công ty đa quốc gia×sách tài chính công ty đa quốc gia×trắc nghiệm môn tài chính công ty đa quốc gia×quản trị tài chính công ty đa quốc gia×tài chính công ty đa quốc gia×đề cương môn tài chính công ty đa quốc gia× Từ khóa giáo trình tài chính công ty đa quốc giatài liệu tài chính công ty đa quốc giatài liệu môn tài chính công ty đa quốc giahệ thống tài chính công ty đa quốc gia Không thể phủ nhận vai trò và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các công ty đa quốc gia đối với sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung và đối với công việc, cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Vì vậy, xem xét và tìm hiểu một số khía cạnh về hoạt động tài chính của các công ty đa quốc gia là một nội dung không thể thiếu bên cạnh việc tìm hiểu về môi trường tài chính quốc tế của các sinh viên chuyên ngành tài chính. Quyển sách này được biên soạn nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản về hoạt động của các công ty đa quốc gia ngày nay, cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quan về các quyết định tài chính của công ty đa quốc gia trong mối liên hệ so sánh với quyết định tài chính của các doanh nghiệp nội địa. Xin trân trọng giới thiệu quyển sách này đến bạn đọc. NhómLỜ NÓ ẦU ................................................................................................................................................ 1 MỤC LỤC ...................................................................................................................................................... 3 HƢƠN 1 : N A QU VÀ M RƢỜNG TÀI CHÍNH QU C TẾ ............................ 5 1.1. CÔNG TY QU C GIA KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU HOẠT ỘNG ................................... 5 1.2 CÁC TRỞ NGẠI TRONG VIỆC ẠT ƢỢC MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY QU C GIA .......... 6 1.3 ỘNG Ơ HÌNH THÀNH CÁC CÔNG TY QU C GIA ............................................................. 7 1.4 RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY QU C GIA ................................................................................. 10 TÓM LƢỢC .................................................................................................................................................... 11 HƢƠN 2: Ộ NHẠY CẢM I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ ........................................................................ 13 2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUAN NGẠI VỀ Ộ NHẠY CẢM I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ ............. 13 2.2. CÁC LOẠI Ộ NHẠY CẢM I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ .............................................................. 14 2.3. Ộ NHẠY CẢM GIAO DỊCH I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ ........................................................... 15 2.4. Ộ NHẠY CẢM KINH TẾ I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ ................................................................. 24 2.5. Ộ NHẠY CẢM CHUYỂN ỒI I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ ........................................................ 29 TÓM LƢỢC .................................................................................................................................................... 31 HƢƠN 3: À RỢ NGẮN HẠN QU C TẾ ......................................................................................... 32 3.1. CÁC NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN .............................................................................................. 32 3.2. NHỮNG VẤN Ề LIÊN QUAN ẾN TÀI TRỢ NỘI BỘ.............................................................. 33 3.3. NHỮNG VẤN Ề LIÊN QUAN ẾN TÀI TRỢ BÊN NGOÀI ...................................................... 34 3.4. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÀI TRỢ BẰNG NGOẠI TỆ ........................................................ 34 3.5. XÁC ỊNH LÃI SUẤT TÀI TRỢ CÓ HIỆU LỰC .......................................................................... 35 3.6. NHỮNG YẾU T ẢNH HƢỞNG ẾN QUYẾT ỊNH TÀI TRỢ BẰNG NGOẠI TỆ CỦA MNC 36 3.7. TÀI TRỢ TỔNG HỢP BẰNG MỘT DANH MỤC CÁC LOẠI TIỀN ........................................... 41 TÓM LƢỢC .................................................................................................................................................... 46 HƢƠN 4 : ẢN TRỊ TIỀN MẶT QU C TẾ ....................................................................................... 47 4.1. QUẢN TRỊ V N LUÂN CHUYỂN CỦA MNC .............................................................................. 47 4.2. NHỮNG CHIẾN LƢỢC T I Ƣ HÓA DÒNG TIỀN CỦA MNC ................................................ 50 4.3. NHỮNG THÁCH THỨC ẬT RA KHI T I Ƣ HÓA DÒNG TIỀN .......................................... 57 4.4. ẦU Ƣ TIỀN MẶT THẶNG DƢ ................................................................................................... 59 TÓM LƯỢC ..................................................................................................................................................... 69 CHƢƠN 5: HOẠCH ỊNH NGÂN SÁCH V N ẦU TƢ QU C TẾ ..................................................................... 70 5.1. NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG VIỆC ÁNH GIÁ CÁC DỰ ÁN ẦU Ƣ Ở NƢỚC NGOÀI ... 70 5.2. DÒNG TIỀN XÉT TỪ GÓC Ộ CHỦ ẦU Ƣ ............................................................................. 71 5.3. PHƢƠN PHÁP HIỆN GIÁ ỀU CHỈNH APV ......................................................................... 73 5.4. VÍ DỤ .................................................................................................................................................. 80 TÓM LƯỢC ...................................................................................................................................................... 85 HƢƠN 6: ẤU TRÚC V N VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG V N QU C TẾ ................................................ 87 6.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA MNC ..................................................... 87 6.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾNCHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA MNC ......................................... 92 TÓM LƯỢC ...................................................................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 100
Trang 1Lưu hành nội bộ
TP HỒ CHÍ MINH - 2011
Trang 2Lời nói đầu
Không thể phủ nhận vai trò và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các công ty đa quốc gia
đối với sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung và đối với công việc, cuộc sống hàng ngày
của mỗi chúng ta
Vì vậy, xem xét và tìm hiểu một số khía cạnh về hoạt động tài chính của các công ty đa quốc
gia là một nội dung không thể thiếu bên cạnh việc tìm hiểu về môi trường tài chính quốc tế
của các sinh viên chuyên ngành tài chính
Quyển sách này được biên soạn nhằm giới thiệu những vấn đề cơ bản về hoạt động của các
công ty đa quốc gia ngày nay, cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quan về các quyết định tài
chính của công ty đa quốc gia trong mối liên hệ so sánh với quyết định tài chính của các
doanh nghiệp nội địa
Xin trân trọng giới thiệu quyển sách này đến bạn đọc
Nhóm tác giả biên soạn
Trang 3MỤ LỤ
LỜ NÓ ẦU 1
MỤC LỤC 3
HƯƠN 1 : N A QU VÀ M RƯỜNG TÀI CHÍNH QU C TẾ 5
1.1 CÔNG TY QU C GIA - KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU HOẠT ỘNG 5
1.2 CÁC TRỞ NGẠI TRONG VIỆC ẠT ƯỢC MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY QU C GIA 6
1.3 ỘNG Ơ HÌNH THÀNH CÁC CÔNG TY QU C GIA 7
1.4 RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY QU C GIA 10
TÓM LƯỢC 11
HƯƠN 2: Ộ NHẠY CẢM I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ 13
2.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUAN NGẠI VỀ Ộ NHẠY CẢM I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ 13
2.2 CÁC LOẠI Ộ NHẠY CẢM I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ 14
2.3 Ộ NHẠY CẢM GIAO DỊCH I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ 15
2.4 Ộ NHẠY CẢM KINH TẾ I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ 24
2.5 Ộ NHẠY CẢM CHUYỂN ỒI I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ 29
TÓM LƯỢC 31
HƯƠN 3: À RỢ NGẮN HẠN QU C TẾ 32
3.1 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN 32
3.2 NHỮNG VẤN Ề LIÊN QUAN ẾN TÀI TRỢ NỘI BỘ 33
3.3 NHỮNG VẤN Ề LIÊN QUAN ẾN TÀI TRỢ BÊN NGOÀI 34
3.4 NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÀI TRỢ BẰNG NGOẠI TỆ 34
3.5 XÁC ỊNH LÃI SUẤT TÀI TRỢ CÓ HIỆU LỰC 35
3.6 NHỮNG YẾU T ẢNH HƯỞNG ẾN QUYẾT ỊNH TÀI TRỢ BẰNG NGOẠI TỆ CỦA MNC 36 3.7 TÀI TRỢ TỔNG HỢP BẰNG MỘT DANH MỤC CÁC LOẠI TIỀN 41
TÓM LƯỢC 46
HƯƠN 4 : ẢN TRỊ TIỀN MẶT QU C TẾ 47
4.1 QUẢN TRỊ V N LUÂN CHUYỂN CỦA MNC 47
4.2 NHỮNG CHIẾN LƯỢC T I Ư HÓA DÒNG TIỀN CỦA MNC 50
4.3 NHỮNG THÁCH THỨC ẬT RA KHI T I Ư HÓA DÒNG TIỀN 57
4.4 ẦU Ư TIỀN MẶT THẶNG DƯ 59
TÓM LƯỢC 69
C HƯƠN 5: H OẠCH ỊNH N GÂN S ÁCH V N ẦU T Ư Q U C T Ế 70
5.1 NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG VIỆC ÁNH GIÁ CÁC DỰ ÁN ẦU Ư Ở NƯỚC NGOÀI 70
5.2 DÒNG TIỀN XÉT TỪ GÓC Ộ CHỦ ẦU Ư 71
5.3 PHƯƠN PHÁP HIỆN GIÁ ỀU CHỈNH - APV 73
5.4 VÍ DỤ 80
TÓM LƯỢC 85
HƯƠN 6: ẤU TRÚC V N VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG V N QU C TẾ 87
6.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA MNC 87
6.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾNCHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA MNC 92
TÓM LƯỢC 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 4hương 1 : ông y a uốc ia Và Môi rường Tài
Chính Quốc Tế
1.1 N C GIA - KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU HOẠ ỘNG
Khái niệm
Công ty đa quốc gia - Multinational Corporation (MNC) là những công ty có hoạt động
sản xuất và cung cấp dịch vụ ở nhiều quốc gia Một công ty đa quốc gia vì vậy sẽ có trụ
sở chính ở một quốc gia (home country) và một hay nhiều công ty con ở các quốc gia
khác (host countries)
Ngoài khái niệm cơ bản trên, các nhà kinh tế còn đưa ra một số định nghĩa về các công ty
đa quốc gia:
Công ty đa quốc gia là một công ty mà hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm -
dịch vụ diễn ra tại nhiều quốc gia khác nhau - (Alan Shapiro)
Công ty đa quốc gia là một công ty thực hiện đầu tư trực tiếp vào một nước khác (không
chỉ đơn thuần là xuất khẩu hàng hóa sang nước đó) và thực hiện việc điều hành và quản
trị quá trình sản xuất kinh doanh cũng như các tài sản ở nước ngoài (không chỉ nắm giữ
các danh mục đầu tư ở nước ngoài) - (Bertrand Quélin)
Một số công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay như: Wal-Mart Stores trong lĩnh
vực bán lẻ; Royal Dutch Shell, Exxon Mobil và BP trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt;
ING Group và BNP Paribas trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Năm 2009, các công ty
đa quốc gia như General Electric, Royal Dutch/Shell Group, Vodafone Group Plc, BP
Plc, Toyota Motor Corporation, ExxonMobil Corporation có hơn phân nửa tổng tài sản
và doanh thu được tạo ra ở nước ngoài Các công ty đa quốc gia ngày nay không chỉ là
những công ty hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống như sản xuất, khai khoáng,
lương thực, mà còn bao gồm cả những công ty hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ như
Công ty đa quốc gia là những công ty có hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ ở nhiều
quốc gia khác nhau Sự phát triển của thị trường tải chính quốc tế và sự tăng trưởng mạnh
mẽ của hoạt động kinh doanh quốc tế trong nhiều năm qua đã thúc đẩy sự ra đời và ngày
cảng lớn mạnh của các tập đoàn đa quốc gia
Trang 5kế toán, kiểm toán, ngân hảng, bảo hiểm, xây dựng, giải trí và truyền thông Rất nhiều
công ty trong số đỏ được sở hữu bởi các cổ đông từ nhiều quốc gia trên thế giới Do đó,
các công ty đa quốc gia đôi khi còn được gọi là các công ty xuyên quốc gia (transnational
corporations)
Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu của công ty đa quốc gia thường là tối đa hóa tài sản của cổ đông Kết quả này có
thể được thể hiện thông qua giá trị cổ phiếu của công ty - qua đó phản ánh thu nhập tiềm
năng, rủi ro của công ty và cả những vấn đề liên quan đến chính sách cổ tức cũng như kế
hoạch kinh doanh của công ty trong tương lai
Mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông là mục tiêu phổ biến của các công ty đa quốc gia
Mỹ và Anh, tuy nhiên ở một số quốc gia khác như Đức và Nhật thi mục tiêu này có khi là
tối đa hóa tài sản của công ty - tức là không chỉ bao gồm tối đa hóa tài sản của cổ đông
mà còn kèm theo tối đa hóa nguồn nhân lực, kỹ thuật vả thị trường
Nhìn chung, một công ty đa quốc gia ra các quyết định cùng mục tiêu như một công ty
hoàn toàn nội địa Tuy nhiên, công ty đa quốc gia có nhiều cơ hội hơn nên các quyết định
cũng phức tạp hơn
Vấn đề đại lý
Khi một công ty đa quốc gia có các giám đốc không phải là các cổ đông, các giám đốc
này có thể ra các quyết định mâu thuẫn với mục tiêu tối đa hóa tài sản cổ đông Mâu
thuẫn này thường được gọi là vấn đề đại lý Ví dụ, quyết định thành lập một công ty con
ở địa phương nào đó thay vì các địa phương khác có thể chỉ dựa trên sự hấp dẫn của địa
phương đó đối với cá nhân giám đốc hơn là do lợi ích có thể có của địa phương đó đối
với các cổ đông Do đó, các công ty phải dùng đến các biện pháp ngăn cản các giám đốc
đưa ra các quyết định không làm tối đa hóa giá trị cổ đông Ví dụ, nếu các giám đốc hành
động theo các mục tiêu khác sẽ bị cho thôi việc hoặc nhận lương bổng thấp hơn Tuy
nhiên, nếu quy mô của các công ty đa quốc gia là lớn sẽ rất khó xác định liệu tất cả các
giám đốc có đưa ra quyết định dựa trên mục tiêu duy nhất của công ty hay không Như
vậy, chi phí đại lý của việc đảm bảo rằng các giám đốc luôn nỗ lực tối đa hóa tài sản cổ
đông của các công ty đa quốc gia sẽ lớn hơn
1.2 CÁC TRỞ NGẠI TRONG VIỆ Ạ ƢỢC MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY
C GIA
Trang 6Những quy định về môi trường Khi chính phủ các nước mà công ty đa quốc gia tiến
hành đầu tư đặt ra các biện pháp hạn chế, những quy định khắt khe về môi trường, buộc
các công ty con sẽ phải gánh chịu thêm chi phí Ví dụ như các quy định về xây dựng hệ
thống xử lý chất thải, kiểm soát mức độ ô nhiễm có thẻ khác nhau ở từng quốc gia Đặc
biệt là với tình trạng biến đổi khí hậu và ỏ nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay,
các quốc gia ngày càng gia tăng các luật lệ và áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn đối
với các vấn đề về môi trường
Những quy định pháp lý Quy định của mỗi quốc gia liên quan đến thuế, chuyển đổi
tiền, chuyển thu nhập ra nước ngoài và các quy định khác có thể ảnh hưởng đến lưu
lượng tiền mặt của các công ty con hoạt động ở nước đó hoặc đôi khi làm tốn kém thêm
chi phí, giảm lợi nhuận của các công ty đa quốc gia
Những vấn đề mang tính đạo đức Do có sự khác biệt về các tiêu chuẩn hành vi kinh
doanh, khác biệt về văn hóa, đạo đức giữa các quốc gia nên đôi khi một phương thức
kinh doanh bị xem là phi đạo đức ở quốc gia này lại có thể được xem là hoàn toàn hợp
đạo đức ở một quốc gia khác
1.3 ỘN Ơ HÌNH HÀNH Á N C GIA
Lý do càn bản giải thích cho sự phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế, hình thành các
công ty đa quốc gia xuất phát từ ba lý thuyết: lý thuyết lợi thế so sánh, lý thuyết thị
trường không hoàn hảo và lý thuyết chu kỳ sản phẩm
Lý thuyết Lợi thế so sánh
Lý thuyết này cung cấp nền tảng cho việc giải thích hoạt động kinh doanh quốc tế trong
xu hướng tự do hóa thương mại hiện nay Lý thuyết lần đầu tiên được đưa ra bởi Adam
Smith (trong cuốn sách “Sự giàu có của các quốc gia”, 1776), sau đó được phát triển bởi
David Ricardo Theo đó, mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà
họ có lợi thế tuyệt đối và dùng sản phẩm này để trao đổi lấy những thứ mà họ không có
lợi thế Đó là lý do tại sao Ford của Mỹ và Toyota của Nhật cùng sản xuất xe hơi với rất
nhiều sản phẩm tương tự và cùng đối tượng khách hàng, nhưng thực tế là hoạt động
thương mại giữa hai nước không giống như một trận đấu thể thao mà trái lại, nó càng làm
cho mỗi quốc gia trở nên giàu có hơn Tương tự như vậy, lý thuyết cũng giúp giải thích
tại sao Mỹ, Nhật có lợi thế trong việc xuất khẩu phần mềm và linh kiện máy tính trong
khi Trung Quốc lợi thế trong sản xuất giày da và hàng tiêu dùng, Mexico và Jamaica
chuyên sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công,
Trang 7Tuy nhiên, thương mại quốc tế ngày nay không còn chỉ dựa trên mô hình lợi thế so sánh,
với nguyên nhân chủ yếu là do sự can thiệp của chính phủ vì những mục đích kinh tế và
chính trị khác nhau Mô hình cổ điển cũng không giải quyết được những vấn đề về bất
cân xứng thông tin, về vai trò của sản phẩm khác biệt trong thị trường cạnh tranh không
hoàn hảo, và về lợi thế nhờ quy mỏ Ngoài ra, các nhân tố sản xuất cũng không còn đơn
giản như mô hình cổ điển, nó còn bao gồm cả kỹ năng quản lý, hệ thống luật pháp, năng
lực nghiên cứu và phát triển, trình độ nhân công, nguồn năng lượng, khả năng tiếp cận
vốn, khác biệt về thuế, cơ sở hạ tầng Lợi thế so sánh vì thế cũng có nhiều thay đồi và
giúp cho các nước kém phát triển trở nên phát triển hơn, đồng thời nhận ra được những
cơ hội tiềm ẩn của mình Ví dụ, lợi thế so sánh trong lĩnh vực sản xuất vải bông ở Anh từ
150 năm trước đã dịch chuyển sang Mỹ, sang Nhật, sang Hong Kong, Đài Loan, và sang
Trung Quốc Mặc dù vậy, nguyên tắc cơ bản của lý thuyết lợi thế so sánh vẫn còn phát
huy giá trị trong thế giới càng ngày càng chuyên môn hóa mang tính quốc tế hiện nay
Lý thuyết Thị trường không hoàn hảo
Lý thuyết này cho rằng trong một thị trường hoàn hảo, các yếu tố sản xuất có thể di
chuyển một cách dễ dàng giữa các quốc gia, dẫn đến chi phí và lợi nhuận ở các thị trường
là cân bằng, do đó xóa bỏ các lợi thế so sánh về chi phí, không có các giới hạn về thương
mại và đầu tư Tuy nhiên trên thực tế các điều kiện thị trường là bất hoàn hảo, khiến cho
các yếu tố sản xuất không dễ dàng di chuyển Điều đó đã thúc đẩy các công ty đa quốc
gia tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở thị trường nước ngoài Các công ty này luôn tận dụng
những lợi thế từ sự bất hoàn hảo của thị trường các nước về sản phẩm, các nhân tố sản
xuất và các tài sản tài chính để biến những bất hoàn hảo thành cơ hội cho họ Công ty
càng lớn càng có lợi thế trong việc khai thác những nhân tố đó do lợi thế nhờ quy mô, sự
chuyên nghiệp trong quản lý và công nghệ, sự khác biệt trong sản xuất, sức mạnh tài
chính hơn là những đối thủ cạnh tranh nội địa
Lý thuyết Chu kỳ sản phẩm
Lý thuyết này cho rằng các công ty được thành lập ở thị trường nội địa là do một lợi thế
nào đó mà họ có so với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu Do sẵn có thông tin về thị trường
và mức độ cạnh tranh trong nước, một công ty trước tiên sẽ ổn định kinh doanh ở thị
trường trong nước Nhu cầu của nước ngoài đối với sản phẩm của công ty lúc đầu sẽ
được đáp ứng thông qua hoạt động xuất khẩu Theo thời gian, công ty nhận thấy cách duy
nhất để duy trì lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài là sản xuất sản phẩm ngay ở các thị
trường nước ngoải, nhờ đó giảm được chi phí vận chuyển Cạnh tranh ở các thị trường
nước ngoài có thể gia tàng theo thời gian khi các nhà sản xuất khác trở nên quen thuộc
Trang 8hơn với sản phẩm của công ty, đòi hỏi công ty phải triển khai các chiến lược để kéo dài
nhu cầu của các nước đối với sản phẩm của mình Một phương pháp mà công ty thường
làm là cố gắng chuyên biệt hóa sản phẩm của mình để các nhà cạnh tranh khác không thể
cung ứng sản phẩm giống hệt
Tóm lại, khi một công ty trưởng thành ở thị trường trong nước, công ty có thể nhận biết
thêm nhiều cơ hội kinh doanh bên ngoài Hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của công ty
sẽ thu hẹp hay phát triển theo thời gian là tùy thuộc vào việc công ty thành công như thế
nào trong việc duy trì ưu thế cạnh tranh của mình Ưu thế có thể là nhờ một lợi thế trong
phương pháp sản xuất hay nguồn tài tài trợ giúp làm giảm được chi phí cho công ty; ưu
thế cũng có thể đơn giản phản ánh một lợi thế trong phương pháp tiếp thị của công ty làm
phát sinh và duy trì được một nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm của minh
Hình 1.1: Vòng đời sản phẩm quốc tế
Ngoài những nguyên nhân trên, sự hình thành và phát triển của các cồng ty đa quốc gia
còn được hỗ trợ bởi quá trình gia tăng toàn cầu hóa cùng với các cơ hội tài trợ và đầu tư
quốc tế
Khi các sản phẩm và quy trình sản xuất ở các quốc gia được tiêu chuẩn hóa, giao thông
vận tải giữa các nước và khu vực được cải tiến rõ rệt, mậu dịch vả đầu tư quốc tế nhờ đó
gia tăng nhanh, quá trình toàn cầu hóa cũng được thúc đẩy Bên cạnh đó, chính phủ các
nước cũng đóng góp vào quá trình này thông qua những nỗ lực ngày càng tăng trong việc
cắt giảm thuế quan và các hàng rào khác, giúp háng hóa và dịch vụ di chuyển dễ dàng
hơn trên toàn thế giới Đến lượt nó, sự hội nhập toàn cầu của hàng hóa và dịch vụ lại góp
phần cải thiện hiệu năng của việc sử dụng tài nguyên Hàng hóa sẽ được chọn sản xuất ở
Doanh nghiệp phải đổi mới sản phẩm hoặc mở rộng địa bàn
hoạt động ở nước ngoài
Nhận biết nhu cầu
nội địa về một sản
phẩm nào đó
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cung ứng cho thị trường nội địa
Xuất khẩu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài
Thành lập công ty con ở nước ngoài để giảm chi phí và đối phó áp lực cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh ở nước ngoài bị thu hẹp do suy giảm
lợi thế cạnh tranh
Trang 9những nước có chi phí sản xuất thấp nhất, nhà sản xuất nhờ đó có thu nhập cao hơn
Ngoài ra, sự hội nhập toàn cầu có xu hướng làm gia tăng cạnh tranh, buộc tất cả các công
ty phải hoạt động sao cho hiệu quả hơn
Một nguyên nhân khác góp phần gia tảng toàn cầu hóa là hoạt động tư nhân hóa các
ngành công nghiệp độc quyền Đó là việc chính phủ một số nước đã tiến hành tư nhân
hóa một số doanh nghiệp, một số ngành nghề trước đây chỉ thuộc sở hữu nhà nước Do
vậy các công ty khác, các nhà đầu tư khác và cả các công ty nước ngoài giờ đây có nhiều
cơ hội kinh doanh hơn, có thể tham gia vào các lĩnh vực trước đây chỉ nằm trong tay
chính phủ Hoạt động tư nhân hóa này đã xảy ra ở một số nước châu Mỹ Latin như Brazil
và Mexico, các nước Đông Âu, châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và ngay cả ở Việt
Nam Khi một công ty được tư nhân hóa, người ta kỳ vọng ban điều hành mới có thể
hoàn toàn hành động vi mục tiêu tối đa hóa tài sản cổ đông hơn so với công ty nhà nước -
vốn phải cân nhắc tới cả những tác động kinh tế, xã hội của bất kỳ quyết định kinh doanh
nào Nhờ vậy, giá trị thị trường của các công ty sau khi tư nhân hóa có thể gia tăng, đồng
thời góp phần tạo nên một thị trường toàn cầu mang tính cạnh tranh hơn
Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, khi hàng hóa được sản xuất ở nước nào có chi phí thấp
nhất, sẽ mang lại cơ hội gia tăng thu nhập cho các cồng ty đa quốc gia bên cạnh việc gia
tăng doanh số từ nhu cầu của các thị trường nước ngoài Mức tảng trưởng tiềm năng do
đó sẽ trở nên lớn hơn cho các công ty có kinh doanh ở nước ngoài Hơn nữa, công ty đa
quốc gia còn có ưu thế trong việc tìm được nguồn vốn với chi phí thấp hơn các công ty
thuần túy nội địa Đó là do tập hợp cơ hội lớn hơn về các nguồn vốn trên khắp thế giới
mà họ có thể chọn lựa Với chi phí thấp này, công ty có nhiều cơ hội lựa chọn dự án đầu
tư khả thi hơn Các lý do trên giải thích tại sao công ty đa quốc gia lại có thể đạt được
một đường thu nhập biên cao hơn trong khi chi phí sử dụng vốn biên tế thấp hơn so với
một doanh nghiệp nội địa cùng ngành
1.4 RỦI RO CỦ Á N C GIA
Hoạt động kinh doanh quốc tế mang lại nhiều lợi thế cho các công ty đa quốc gia, song
bên cạnh đó cũng chính việc gia tăng mức độ hoạt động kinh doanh quốc tế đôi khi mang
lại những bất lợi đáng kể cho các công ty này Những vấn đề gặp phải trong kinh doanh
quốc tế có thể làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm doanh thu hay gia tăng rủi ro cho công
ty Biến động tỷ giá hối đoái là một trong những rủi ro mà các công ty quan ngại nhất
Chẳng hạn như khi đồng ngoại tệ tăng giá mạnh so với nội tệ, sẽ khiến cho số đơn vị
đồng nội tệ mà một công ty cần để mua nguyên liệu nước ngoài có thể tăng lên ngay cả
khi giá thực tế của nguyên liệu do nhà sản xuất nước ngoài cung cấp là không đổi Ngoài
Trang 10ra, dao động tỷ giá hối đoái còn có thể ảnh hưởng đến mức cầu của người tiêu dùng nước
ngoài đối với sản phẩm của công ty, chi phí tài trợ bằng ngoại tệ hay giá trị thu nhập của
các công ty con đặt ở nước ngoài khi chuyển về công ty mẹ
Ngoài rủi ro tỷ giá, bất cứ một thay đổi nào trong chính sách của chính phủ nước chủ nhà
như thuế, các biện pháp quản lý ngoại hối, các chính sách chuyển thu nhập về nước
cũng có thể trở nên bất lợi cho các công ty đa quốc gia Trong số cácrủi ro đó, một số
loại mang tính hệ thống và không thể loại trừ bằng cách đa dạng hóa, chẳng hạn như
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể làm giảm nhu cầu đối với sản
phẩm của một công ty ở tất cả các thị trường; trong khi một vài loại rủi ro khác có thể
được làm giảm tác động thông qua việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ở nhiều thị
trường khác nhau
Mặc dù các rủi ro kể trên không thể ngăn cản một công ty thực hiện kế hoạch mở rộng
kinh doanh quốc tế của mình Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu như trong các quyết định của
minh, công ty chỉ đơn thuần đánh giá các mặt thuận lợi mà bỏ qua việc xem xét các rủi ro
có thể có
ÓM LƢỢC
Động cơ chính của hoạt động kinh doanh quốc tế là lý thuyết lợi thế so sánh, lý thuyết thị
trường không hoàn hảo và lý thuyết chu kỳ sản phẩm Lý thuyết lợi thế so sánh thúc đẩy
mỗi quốc gia chỉ nên tập trung sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế, trong khi các
nhu cầu còn lại sẽ được cung cấp bởi các quốc gia khác Lý thuyết thị trường không hoàn
hảo lại cho thấy rằng do những bất hoàn hảo của thị trường khiến các yếu tố sản xuất
không dễ dàng di chuyển, thúc đẩy các quốc gia phát huy lợi thế về nguồn lực sẵn có của
mình Trong khi đó, lý thuyết chu kỳ sản phẩm cho thấy sau khi thiết lập các cơ sở sản
xuất trong nước, các công ty thường cỏ xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
ra nước ngoài
Mục tiêu chính của các công ty đa quốc gia, giống như của một công ty nội địa thuần túy,
là đối đa hóa giá trị của cổ đông Tuy nhiên khi các nhà quản lý coi trọng lợi ích của bản
thân họ hơn thay vì của cổ đông thì sẽ làm xuất hiện vấn đề đại diện Tiêu chuẩn ra quyết
định của một công ty đa quốc gia cũng tương tự như của một công ty nội địa là tập hợp
các cơ hội có thể đạt được mục tiêu lớn hơn Các cơ hội bổ sung này đòi hỏi việc đánh
giá nhiều hình thức rủi ro hơn ở các công ty đa quốc gia trong khi thường không được
tính đến khi đánh giá các dự án nội địa Nói chung, công ty đa quốc gia có một nhiệm vụ
phức tạp hơn do có một tập hợp lớn hơn các chiến lược có thể đạt được mục tiêu và các
Trang 11rủi ro có thể có của các chiến lược này
Trên thực tế, công ty đa quốc gia có thể được thiết lập thông qua nhiều con đường khác
nhau như xuất phát từ thương mại quốc tế, nhượng quyền kinh doanh, đầu tư mạo hiểm,
thâu tóm hoặc thiết lập các công ty con ở nước ngoài
Trang 12hương 2: ộ Nhạy Cảm ối Với Rủi Ro Tỷ Giá
2.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUAN NGẠI VỀ Ộ NHẠY CẢM I VỚI RỦI RO TỶ
GIÁ
Một số ý kiến cho rằng các công ty không cần thiết phải quan ngại về độ nhạy cảm đối
với rủi ro tỷ giá vì những lập luận sau đây
Lập luận dựa vào ngang giá sức mua Ý kiến dựa vào lý thuyết ngang giá sức mua
(PPP) cho rằng những thay đổi trong tỷ giá sẽ phù hợp với những thay đổi trong giá cả,
do đó các công ty không cần thiết phải đo lường và quản lý độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ
giá Thí dụ, một công ty Mỹ nhập khẩu máy vi tính từ Nhật để bán tại thị trường Mỹ
Công ty này hiện đang cạnh tranh với các công ty Mỹ sản xuất máy vi tính nội địa Nếu
đô la Mỹ giảm giá so với Yên Nhật, công ty nhập khẩu Mỹ sẽ cần nhiều đô la hơn để chi
trả cho các hóa đơn nhập khẩu Tuy nhiên, theo ppp, một sự sụt giảm trong giá trị đồng
đô la gắn liền với lạm phát cao ở Mỹ Vì vậy, trong khi các nhà sản xuất ở địa phương
không bị tác động bởi đồng đô la giảm giá thì chi phí sản xuất của họ lại tăng lên do lạm
phát cao Công ty nhập khẩu Mỹ mặc dù chịu tác động bất lợi của đồng đô la giảm giá
nhưng lại tránh được chi phí sản xuất cao ở Mỹ Dựa trên lập luận đó, họ cho rằng tác
động bù trừ lẫn nhau giữa lạm phát và tỷ giá làm cho việc xem xét rủi ro tỷ giá là không
cần thiết Còn theo bạn thì sao?
Trong thực tế PPP có luôn luôn đúng hay không? Nếu những thay đổi trong tỷ giá không
tương thích với chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia, và tác động bù trừ lẫn nhau là
không hoàn toàn thì khả năng cạnh tranh của một công ty thực sự sẽ bị tác động bởi
những biến động trong tỷ giá Do đó, cho dù PPP tồn tại trong một thời gian dài thì các
nhà quản lý ở các công ty vẫn cần thiết phải quan tâm đến diễn biến tỷ giá trong những
năm sắp tới
Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà hoạt động kinh doanh của một công ty sẽ bị tác động bởi những thay
đổi trong tỷ giá Biến động tỷ giá hối đoái trong nhiều thập niên trở lại đây đã khiến cho các
công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế phải quan sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của
mình để đánh giá xem chúng nhạy cảm như thế nào đối với rủi ro tỷ giá Chương này sẽ đi vào
thảo luận về sự cần thiết phải quan ngại về độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá, sau đó lần lượt
giải thích phương thức đo lường các loại độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá, bao gồm độ nhạy
cảm giao dịch, độ nhạy cảm kinh tế và độ nhạy cảm chuyển đổi
Trang 13Lập luận dựa vào đặc điểm đa dạng hóa tiền tệ ở các MNC Ý kiến này cho rằng do
bản thân các MNC đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều loại ngoại tệ
khác nhau, các loại ngoại tệ này lại không biến động cùng chiều và có tác động bù trừ
nhau, nên giá trị của công ty không bị ảnh hưởng bởi những biến động tỷ giá hối đoái Do
đó, công ty không cần thiết phải quan ngại về độ nhạy cảm đối với các rủi ro tỷ giá Tuy
nhiên, liệu bạn có thể chắc chắn rằng tác động của tỷ giá hối đoái sẽ bù trừ lẫn nhau?
Lập luận dựa vào khả năng phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tƣ Ý kiến này cho rằng
các nhà đầu tư của các công ty có khả nảng tự phòng chống rủi ro Thí dụ, nếu các nhà
đầu tư ở công ty nhập khẩu máy vi tính lo ngại hoạt động kinh doanh của công ty bị tác
động bởi những thay đổi trong tỷ giá thì họ sẽ thực hiện các vị thế phòng ngừa bằng cách
sử dụng các hợp đồng giao sau hoặc quyền chọn đối với sự giảm giá của đồng đô la Một
lý do khác nữa là do các cổ đông trong công ty sẽ tự minh phòng chống rủi ro tỷ giá một
cách độc lập khiến cho công ty không cần thiết phải quan ngại về độ nhạy cảm đối với
các rủi ro tỷ giá
Lập luận dựa vào việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ của chủ sở hữu và chủ nợ Ý
kiến này cho rằng nếu chủ sở hữu và chủ nợ của một công ty được đa dạng tốt, thì họ sẽ
được cách ly khỏi các khoản lỗ của MNC do rủi ro tỷ giá Mặc dù vậy, có nhiều MNC
vẫn bị tác động bởi rủi ro tỷ giá, chẳng hạn như năm 1998, nhiều MNC Mỹ bị tác động
bất lợi bởi sự giảm giá của các đòng tiền Châu Á so với đồng đô la
Ngoài những lập luận trên, có thể nhận thấy bản thân các MNC sẽ nhận được nhiều lợi
ích từ việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá Cụ thể là vì các chủ nợ có thể chịu những tổn thất
cho vay lớn nếu các MNC gặp phải những khó khăn về tài chính nên họ sẽ quan tâm
nhiều đến độ nhạy cảm đối với các rủi ro tỷ giá Nhận thức được điều này nên các MNC
vẫn phải phòng ngừa độ nhạy cảm đối với các rủi ro tỷ giá để có thể vay nợ với lãi suất
thấp hơn Ngoài ra, nếu các MNC có thể ổn định được các khoản thu nhập của mình theo
thời gian bằng cách tự bảo hiểm chống lại rủi ro tỷ giá thì họ cũng giảm được chi phí sản
xuất kinh doanh Vì vậy, nhiều MNC đã cố gắng ổn định các khoản thu nhập của mình
bằng những chiến lược phòng ngừa rủi ro Đỏ cũng là lý do vì sao cần thiết phải quan
tâm tới độ nhạy cảm đối với các rủi ro tỷ giá
2.2 CÁC LOẠ Ộ NHẠY CẢM I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ
Độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá là thuật ngữ nói nên mức độ mà một công ty bị tác
động do những thay đổi trong tỷ giá đem lại Khái niệm này hàm ý bàn đến những trường
hợp một công ty kinh doanh bị rủi ro tổn thất do tỷ giá
Trang 14Mặc dù rất khó để có thể dự báo chính xác tỷ giá nhưng ít nhất với mỗi công ty cụ thể,
chúng ta vẫn có thể đo lường được độ nhạy cảm đối với các dao động tỷ giá Khi công ty
nhận thức được rằng họ sẽ chịu sự tác động mạnh của các thay đổi trong tỷ giá, chắc chắn
họ sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để làm giảm rủi ro này
Độ nhạy cảm đối với các dao động tỷ giá thể hiện dưới 3 hình thức sau:
Độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá
Độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá
Độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá
2.3 Ộ NHẠY CẢM GIAO DỊ H I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ
ộ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá nói lên mức độ mà giá trị của các giao dịch
bằng tiền mặt trong tương lai chịu sự tác động của những dao động trong tỷ giá Nghĩa là
khi tỷ giá hối đoái thay đổi, giá trị của dòng tiền vào và ra của một công tỵ bằng nhiều
loại ngoại tệ khác nhau sẽ bị tác động bởi những thay đổi đó Điều này có thể xảy ra đối
với những công ty có các hợp đồng hay hóa đơn thu chi bằng ngoại tệ Chẳng hạn như
khi một công ty xuất khẩu hàng hóa, thỏa thuận thanh toán với khách hàng bằng đồng
tiền của quốc gia khách hàng vả đồng ý để cho khách hàng trả chậm trong vòng 30 ngày
Như vậy công ty đã tự chấp nhận đặt mình theo những biến đổi tỷ giá trong thời gian 30
ngày cho khoản nợ Kết quả là giá trị khoản nợ này tính bằng nội tệ có khả nâng tăng lên
hoặc giảm đi tùy theo biến động tỷ giá có lợi cho công ty hay không
Một minh họa điền hình cho tác động tiềm ẩn của độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ
giá là trường hợp các nhà xuất khẩu Mỹ bán sản phẩm của họ cho các nước Châu Á trong
suốt cuộc khủng hoảng 1997 - 1998, khi một vài đồng tiền các nước Châu Á giảm giá
khoảng 80% Nếu các nhà xuất khẩu thu tiền bằng đồng tiền của các nước Châu Á, thì
dòng tiền của họ có thể ít hơn 80% so với dự định Nếu nhà xuất khẩu thu tiền bằng đô la
Mỹ thì họ sẽ không phải gánh chịu độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá, mà ngược
lại các công ty nhập khẩu ở các nước Châu Á lại chịu rủi ro này Điều đó cho thấy tác
động của sự thay đổi lớn trong giá trị tiền tệ có thể tàn phá các cồng ty có hoạt động kinh
doanh chủ yếu dựa vào giao dịch quốc tế
Việc đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá được thực hiện theo hai bước:
(1) xác định dòng tiền vào vả ra dự kiến bằng ngoại tệ; (2) dự báo dòng tiền thuần bằng
nội tệ trên cơ sở dự báo biến động tỷ giá hối đoái và đánh giá mối tương quan giữa các
loại ngoại tệ Các bước này sẽ được giải thích dưới đây:
Trang 15o lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá của các dòng tiền thuần Việc
đánh giá độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá thường được các MNC thực hiện cho
một kỳ hạn ngắn (tháng, quý) - khoảng thời gian mà họ có thể dự đoán chính xác dòng
tiền bằng ngoại tệ Đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá yêu cầu phải dự
kiến dòng tiền vào và ra hợp nhất cho tất cả các công ty con phân theo từng loại ngoại tệ
Từ vị thế tổng thể này, MNC mới có thể đánh giá độ nhạy cảm đối với dòng tiền thuần
Ví dụ: để đánh giá độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá của MNC Mỹ Dupont có
hoạt động kinh doanh quốc tế liên quan đến 4 loại ngoại tệ, trước hết xác định dòng tiền
vào và ra dự kiến bằng mỗi loại tiền, đo lường độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá của mỗi
loại tiền trong quý sắp tới và sau đó đánh giá dòng tiền hợp nhất
Bảng 2.1 cho thấy dòng tiền vào dự kiến bằng bảng Anh của công ty là GBP15.000.000,
và dòng tiền ra là GBP5.000.000 trong tháng sắp tới Như vậy, dự kiến dòng tiền ròng
đối với GBP lá GBP10.000.000 Với tỷ giá hối đoái kỳ vọng là $1,58/GBP, công ty có
thể chuyển dòng tiền ròng bằng bảng Anh sang $15.800.000 Xác định dòng tiền tương tự
cho 3 loại ngoại tệ còn lại ta có kết quả như trong bảng Cột cuối cùng của bảng 2.1 lả
dòng tiền ròng dự kiến của 4 loại ngoại tệ khi quy đổi sang đô la Mỹ, trong đó dòng tiền
ròng bằng đồng yên Nhật là âm - phản ánh dòng tiền đi ra, các đồng tiền còn lại có dòng
tiền ròng dương Các con số này phản ánh số lượng đô la Mỹ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ
giá Kết quả cho thấy công ty Dupont có số lượng đồng đô la nhạy cảm đối với rủi ro tỷ
giá bằng bằng đồng yên Nhật ít hơn các ngoại tệ khác, nhưng điều này không có nghĩa là
công ty sẽ ít bị tác động hơn đối với đồng yên
Bảng 2.1: ánh giá dòng tiền thuần hợp nhất của công ty Dupontb
Lưu ý rằng dòng tiền thuần nêu trên chỉ dựa vào ước lượng điểm cho tỷ giá sẽ không thể
cho kết quả chắc chắn, vì vậy để có thể đánh giá chính xác hơn độ nhạy cảm giao dịch,
cần có một kết quả dự báo tỷ giá đáng tin cậy hơn cho mỗi loại ngoại tệ Bảng 2.2 cho
Đồng tiền Tổng dòng
tiền vào
Tổng dòng tiền ra
Dòng tiền thuần
Tỷ giá kỳ vọng
Dòng tiền thuần tính bằng USD GBP 15.000.000 5.000.000 + 10.000.000 $1,5800 +$15.800.000
JPY 50.000.000 550.000.000 -500.000.000 $0,0125 -$6.250.000
Trang 16thấy dãy kết quả dòng tiền tính bằng đô la từ các giao dịch bằng đồng yên thì khá rộng -
phản ánh mức độ cao của sự không chắc chắn xoay quanh giá trị đồng yên trong quý sắp
tới
Trong ví dụ này, dòng tiền thuần được đánh giá chỉ trong một quý Công ty Dupont cũng
có thể triển khai dòng tiền dự kiến cho các thời kỳ khác nhau như tuần, tháng, hoặc cho
suốt nhiều thời kỳ với cách làm tương tự như trên Tuy nhiên, việc đánh giá cảng cho
tương lai xa thì việc đo lường độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá sẽ càng ít chính
xác hơn do tính không chắc chắn lớn hơn về dòng tiền vào và ra của mỗi loại ngoại tệ và
tính không chắc chắn của dự báo tỷ giá trong tương lai
Bảng 2.2: Dự báo dòng tiền thuần hợp nhất của công ty Dupont
ánh giá độ nhạy cảm tổng thể đối với rủi ro tỷ giá Độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá
của tổng thể MNC chỉ có thể được đánh giá sau khi xem xét tính biến động và mối tương
quan của các loại ngoại tệ
ộ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá dựa trên dự báo mức độ biến động của
tiền tệ Trên thực tế, việc dự báo tỷ giá hối đoái là khống đơn giản Các chuyên gia dự
báo thường kết hợp nhiều công cụ phân tích và tổng hợp tất cả các thông tin có liên quan
để có thể đưa ra những xu hướng khả thi về đường thi của tỷ giá trong tương lai Một
trong những dữ liệu thường được sử dụng trong quá trình dự báo là diễn biến của chính
tỷ giá đó trong quá khứ Mặc dù biến động tỷ giá không lặp lại một cách chính xác những
gì xảy ra trong quá khứ, nhưng những dữ kiện tỷ giá lịch sử ít nhất cũng phần nào hữu
ích cho việc dự kiến những chuyển biến trong tương lai
Đo lường biến động cùa tiền tệ Đẻ đo lường tính biến động của mỗi loại ngoại tệ, các
nhà phân tích thường sử dụng thước đo độ lệch chuẩn, số liệu tính toán sau đây minh họa
cho tính biến động trong quá khứ (theo tháng) của các loại ngoại tệ (bảng 2.3) Độ lệch
Trang 17chuẩn càng cao có nghĩa là mức dao động càng lớn
Bảng 2.3: ộ lệch chuẩn của biến động tỷ giá hối đoái (%) (dựa trên dữ liệu tháng)
Tính biến động của tiền tệ theo thời gian Bảng trên cũng cho thấy sự dao động của các
ngoại tệ lả khác nhau khi so sánh ở mỗi thời kỳ khác nhau Hay nói cách khác, tính biến
động của tiền tệ liên tục thay đổi theo thời gian Chẳng hạn, theo thời gian giá trị đồng đô
la New Zealand trở nên biến động mạnh hơn Vì vậy, việc sử dụng các chỉ sổ của thời kỳ
trước để đánh giá tính biến động trong tương lai của tiền tệ không phải là giải pháp hoàn
hảo Tuy nhiên, những thông tin như trong bảng vẫn được các công ty sử dụng rộng rãi
bởi vì nó có thể giúp nhận dạng tỷ giá của các đồng tiền hầu như có thể ổn định hoặc là
biến động mạnh trong tương lai Ví dụ, đồng đô la Canada và đô la Singapore liên tục
cho thấy có tính biến động thấp hơn so với các đòng tiền khác
ộ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỳ giá dựa trên hệ số tương quan Hệ số tương
quan đo lường mối tương quan giữa sự chuyển động các loại tiền Hệ số này cho thấy 2
đồng tiền chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau Nếu mối tương quan là xác
định hoàn toàn thì hệ số tương quan bằng 1 Mối tương quan cũng có thể là phủ định,
phản ánh sự thay đổi ngược chiều nhau giữa hai loại tiền, tương quan phủ định hoàn toàn
có hệ số tương quan bằng -1 Hệ số tương quan (dựa vào số liệu hàng tháng) đối với một
số cặp đồng tiền trong thời kỳ 1990 - 2011 được minh họa trong bảng 2.4 Kết quả cho
thấy một số cặp đòng tiền có tương quan cao hơn các cặp khác Mối tương quan giữa các
ngoại tệ thường là xác định, điều này hàm ý các ngoại tệ có xu hướng chuyển động về
một phía so với đồng đô la Mỹ (nhưng ở những mức độ khác nhau) Mối tương quan xác
định không phải lúc nào cũng xảy ra mỗi ngày nhưng nó thường xuất hiện trong một thời
kỳ dài cho hầu hết các đòng tiền
Trang 18Bảng 2.4: Hệ số tương quan giữa các biến động tỷ giá hối đoái (1990 - 2011)
Để minh họa tác động của mối tương quan giữa các đồng tiền trong danh mục thu nhập,
chi phí của công ty, hãy xem ảnh hưởng của tỷ giá lịch sử trong hình 2.1 của các đòng
tiền X, Y và z
Hình 2.1 cho thấy đồng tiền X và đòng tiền Y có mối tương quan rất cao nhưng chúng lại
tương quan phủ định với đồng tiền z Mối tương quan đặc biệt này sẽ tác động thế nào
đến mỗi công ty với các đặc trưng về dòng tiền khác nhau, hãy xem các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Công ty A dự kiến sau ba tháng sẽ cần 10 triệu đô la để mua đồng tiền X
và 20 triệu đô la khác để mua đồng tiền Y, đòng thời nhận 30 triệu đô la khi chuyển đổi
dòng tiền thu vào của đồng tiền z Nếu đồng tiền X và Y tăng giá so với đồng đô la, công
ty A cần phải có nhiều đô la hơn để mua chúng Ngược lại, đồng tiền z lại có khả năng
mất giá so với đô la, sẽ khiến cho dòng tiền thu vào tính bằng đô la trở nên ít hơn Kết
quả là công ty A nhận đô la ít hơn và chi trả đô la nhiều hơn so với dự định
Trang 19Hình 2.1: Các biến động tiền tệ giả định của mỗi kịch bản
Trường hợp 2: Công ty B dự kiến sau ba tháng sẽ thu vào khoảng 10 triệu đô la khi
chuyển đổi thu nhập từ đồng tiền X, thu vào 20 triệu đô la khi chuyển đổi thu nhập từ
đồng tiền Y, đồng thời chi ra 30 để đảm bảo dòng chi bằng đồng tiền z Nếu đồng tiền X
và Y tăng giá so với đồng đô la, công ty B sẽ có nhiều đô la hơn từ việc chuyển đổi thu
nhập bằng hai đồng tiền này Ngược lại, khi đồng tiền z mất giá so với đô la, công ty lại
cũng được hưởng lợi bởi dòng tiền chi mua z sẽ giảm đi Kết quả là công ty A sẽ nhận
được nhiều đô la hơn và chi trả ít đô la hơn so với dự định Đây là một kịch bản mà mối
tương quan giữa các loại tiền đem lại lợi ích lớn nhất cho công ty
Trường hợp 3: Công ty B dự kiến một năm sau sẽ cần 10 triệu đô la để mua đồng tiện X,
cần 20 triệu đô la để mua đồng tiền Y và 30 triệu đô la để mua đồng tiền z Giả sử rằng
công ty không có dòng tiền thu vào dự kiến từ các ngoại tệ khác Dựa trên hệ số tương
quan trên hình 2.1, ta thấy những thay đổi trong giá trị đồng tiền X và Y phần nào sẽ
được bù trừ bằng những thay đổi đối nghịch trong đồng tiền z Chẳng hạn, nếu đồng tiền
X và Y tăng giá khoảng 20%, cồng ty sẽ cần đến khoảng 36 triệu đô la để mua các ngoại
tệ này thay vì 30 triệu đô la Mỹ Trong lúc đó, đồng tiền z lại giảm giá và có khả năng bù
trừ hoàn toàn nếu đồng tiền z giảm giá khoảng 20%, nghĩa là chỉ cần khoảng 24 triệu đồ
la để mua đòng tiền z Như vậy 6 triệu đô la tảng thêm để mua đồng tiền X và Y sẽ được
bù trừ bởi 6 triệu đô la tiết kiệm được do đòng tiền z giảm giá
Các trường hợp giả định trên cho thấy vai trò của mối tương quan giữa các đòng tiền đối
với thu nhập và chi phí của công ty Tuy nhiên cần lưu ý rằng mối tương quan giữa các
ngoại tệ không bất biến theo thời gian Vì thế, các công ty không thể sử dụng hệ số tương
quan trong quá khứ để dự đoán cho tương quan trong tương lai một cách hoàn toàn chính
Trang 20xác Tuy nhiên, có một số mối tương quan có xu hướng tồn tại theo thời gian Ví dụ như
giá trị của đồng bảng Anh và đồng tiền các nước Châu Âu so với đô la Mỹ thường có mối
tương quan cao trong hầu hết các thời kỳ, trong khi đó đồng đô la Canada, đô la Úc lại
khá độc lập so với biến động của các đồng tiền khác Hình 2.2 cho thấy xu hướng biến
động tỷ giá của một số đồng tiền so với đồng đô la Mỹ, để qua đó cũng có thể nhận ra
một vài mối tương quan giữa chúng với nhau
Như vậy, để đánh giá độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá trước hết phải xác định
quy mô của vị thế mỗi loại tiền Bước thứ hai là xác định vị thế của từng đồng tiền tác
động như thế nào đến công ty Hai bước này được thực hiện bằng cách đánh giá độ lệch
tiêu chuẩn và hệ số tương quan giữa các đồng tiền Nếu như một đồng tiền cụ thể nào đó
được xem là có độ bất ổn cao thi tác động của nó đến độ nhạy cảm của tổng thể công ty
vẫn không nghiêm trọng nếu công ty chỉ có một vị thế nhỏ đối với đòng tiền đó Vì thế cả
hai bước này phải được xem xét đồng thời khi đánh giá tổng thể về rủi ro giao dịch của
công ty
Trang 21Hình 2.2: Biến động tỷ giá của một số đồng tiền
Trang 22Sử dụng phương pháp V R để đánh giá độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá
Một phương pháp khác để đánh giá độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá là phương pháp giá
trị có rủi ro - VAR Phương pháp này kết hợp tính bất ổn và hệ số tương quan để xác định
các khoản lỗ có khả năng xảy ra tối đa của một ngày cụ thể nào đó trên giá trị các vị thế
mà công ty gặp phải do chịu tác động của sự nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá
Để vận dụng phương pháp VAR, chúng ta phải biết phân phối xác suất của các thay đổi
trong tỷ giá của các đồng tiền (giả định theo phân phối chuẩn) và tính bất ổn của tỷ giá
(σ) Sử dụng các đánh giá về σ và phân phối chuẩn, chúng ta dễ dàng dự báo qui mô các
khoản lỗ tối đa với một xác suất cụ thể (chẳng hạn 5%) đối với biến động bất lợi xảy ra
trong tỷ giá
Ví dụ: xét một tài sản trị giá $9.500.000 tương đương với một vị thế CHF10.000.000 khi
tỷ giá giao ngay là $0,95/CHF Giả sử đánh giá của chúng ta về các dữ liệu tháng trong
lịch sử 3 năm gần đây thì mức bất ổn của tỷ giá là σCHF = 3%/tháng và chúng ta cũng
giả định rằng tỷ giá thay đổi theo phân phối chuẩn Với phân phối chuẩn thì có 90% mức
tin cậy nằm trong dãy (-1,65 σ; +1,65 σ)1 Với 90% mức tin cậy, chúng ta có thề tin rằng
giá trị vị thể vào cuối mỗi tháng tính bằng đồng đô la sẽ nằm trong dãy ($9.029.750;
0,03 x CHF10.000.000 x $0,95/CHF) trong một tháng Phương pháp VAR cũng có thể
được đánh giá cho các thời kỳ ngày hoặc tuần theo các σ tương ứng cho từng khoảng thời
gian
1
Các giá trị này được tra trên bảng phân phối chuẩn (Standard Normal Distribution)
Hoặc sinh viên có thể sử dụng các phần mềm Exei, SPSS, Eview đề tra cứu
Trang 23Tuy nhiên, phương pháp VAR cũng có một vài hạn chế, đó là giả định về phân phối
chuẩn của biến động tỷ giá và độ lệch chuẩn là không thay đổi theo thời gian
2.4 Ộ NHẠY CẢM KINH TẾ I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ
ộ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá là mức độ mà hiện giá của dòng tiền trong
tương lai của một công ty có thể chịu tác động bởi những dao động trong tỷ giá Độ nhạy
cảm kinh tế là sự kết hợp của độ nhạy cảm giao dịch (chúng ta vừa tìm hiểu ở trên) và độ
nhạy cảm kinh doanh đối với rủi ro tỷ giá
ộ nhạy cảm kinh doanh đối với rủi ro tỷ giá là khái niệm nói lên những dao động
trong tỷ giá sẽ làm thay đổi dòng tiền trong tương lai của một cồng ty như thế nào, bao
gồm doanh số và chi phí trong tương lai
Việc kết hợp đánh giá hai thành phần - độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh
doanh sẽ cho chúng ta cái nhin tổng quan về tác động của tỷ giá hối đoái đến dòng tiền
trong tương lai của công ty - hay là độ nhạy cảm kinh tế Một vài minh họa về độ nhạy
cảm kinh tế được tóm lược trong bảng sau đây:
Bảng 2.5: ộ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá
Các giao dịch ảnh hưởng đến dòng tiền thu
vào tính bằng nội tệ của công ty
ác động của nội
tệ tăng giá
ác động của nội tệ giảm gia
Doanh sổ bán trong nước (so sánh với một
công ty cạnh tranh của nước ngoài ở thị trường
trong nước)
Tiền lãi nhận được từ đầu tư nước ngoài Giảm Tăng
Các giao dịch ảnh hưởng đến dòng tiền chi
ra tính bằng nôi tê của công ty
ộ nhạy cảm kinh tế Xét trường hợp đòng nội tệ tảng giá, doanh số bán trong nước có
khả năng sẽ giảm đi đáng kể do giá cả hàng hóa tính bằng nội tệ từ các công ty cạnh
tranh nước ngoài đang hoạt động tại địa phương sẽ giảm đi Kết quả là người tiêu dùng
trong nước sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa thay thế nước ngoài có giá rẻ hơn tính bằng
đồng nội tệ Doanh sổ xuất khẩu cũng vậy, khi đồng nội tệ tăng giá thì giá cả hàng hóa
Trang 24xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ tăng lên làm cho hàng hóa xuất khẩu mất tính cạnh tranh
vả do đó doanh sổ xuất khẩu giảm đi Tương tự, tiền lãi nhận được từ đầu tư nước ngoài
cũng sẽ giảm đi do kết quả của đòng tiền trong nước tăng giá
Trong khi các dòng thu chịu tác động bất lợi thi dòng chi tính bằng nội tệ lại có lợi khi
đồng nội tệ tảng giá Do đồng nội tệ tăng giá, chi phí nhập khẩu cho một đơn vị hàng hóa
tính bằng đồng nội tệ sẽ giảm đi so với trước đây Ngoài ra tiền trả lãi vay nợ nước ngoài
cũng sẽ giảm đi do đồng nội tệ tâng giá Các kết quả sẽ diễn ra ngược lại trong trường
hợp đồng nội tệ giảm giá
ác động của độ nhạy cảm kinh tế đối với công ty trong nước so với các công ty có
hoạt động kinh doanh quốc tế
Đối với các công ty trong nước Không chỉ có các công ty kinh doanh quốc tế, mà ngay
cả các công ty kinh doanh thuần túy nội địa cũng chịu tác động của độ nhạy cảm kinh tế
đối với rủi ro tỷ giá Chẳng hạn, chúng ta hãy xem như công ty Vinamilk là một công ty
thuần túy nội địa với toàn bộ nguyên liệu sữa đều từ các trang trại trong nước và tất cả
sản phẩm đều tiêu thụ trên thị trường nội địa Do vậy, công ty không phải chịu sự tác
động của độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng ở
Việt Nam hiện có rất nhiều công ty nước ngoài cũng kinh doanh mặt hàng sữa cỏ thề thay
thế cho các sản phẩm của Vinamilk Do đó các công ty thuần túy nội địa như Vinamilk sẽ
gặp phải độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá Nếu đồng ngoại tệ giảm giá hay đồng
Việt Nam tăng giá, sẽ làm cho giá cả sản phẩm sữa của các công ty nước ngoài tính bằng
nội tệ giảm đi, người tiêu dùng trong nước với tâm lý chuộng hảng ngoại có thể dễ dàng
chuyển sang dùng các sản phẩm sữa nước ngoài Kết quả là doanh thu của công ty
Vinamilk giảm đi đáng kể
Đối với các công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế Độ nhạy cảm kinh tế đối với dao
động tỷ giá có khả năng lớn hơn đối với một công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế so
với một công ty thuần túy nội địa Ví dụ công ty General đã thỏa thuận bán phần mềm
cho các khách hàng Mexico vào đầu thập niên 1980 Tuy nhiên, đồng peso Mexico sau đó
giảm giá 40% so với đồng đô la đã lảm tảng đáng kể giá mua của các khách hàng
Mexico Kết quả là doanh số của General bán cho Mexico bị sụt giảm Công ty Dupont,
một MNC lớn của Mỹ trong ngành hóa chất cũng bị tác động bất lợi bởi sự giảm giá của
ngoại tệ so với đô la, làm sụt giảm cầu đối với xuất khẩu của Dupont
Mức độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá của các MNC là khác nhau tùy thuộc vào
đặc điểm kinh doanh của từng công ty Ngoài ra, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hay
Trang 25tập quán tiêu dùng cũng có thể làm thay đổi độ nhạy cảm này Chẳng hạn như khi đối thủ
cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Mỹ sẵn sàng chấp nhận giảm giá bán, giảm lợi nhuận
trong thời kỳ đồng đô la yếu, sẽ khiến cho các nhà xuất khẩu Mỹ không được hưởng lợi
từ biến động tỷ giá
Đo lường độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá Do cả công ty thuần túy nội địa lẫn
các MNC đều chịu tác động của độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá, tác động này
có thể là thuận lợi hoặc bất lợi, vi vậy trước hết công ty cần đánh giá mức độ tiềm ẩn của
độ nhạy cảm để từ đó xác định liệu công ty có nên phòng ngừa độ nhạy cảm này hay
không Để đo lường độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá, cần xem xét các khoản mục
doanh số và chi phí trong báo cáo thu nhập của công ty, và dự đoán mỗi khoản mục thu
nhập trên cơ sở dự báo tỷ giá Bằng cách phân tích dự báo doanh số và chi phí trong báo
cáo thu nhập thay đổi tương ứng với mỗi kịch bản tỷ giá khác nhau, công ty có thể đánh
giá ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên thu nhập và dòng tiền
Ví dụ: Xem xét trường hợp công ty Nabisco - một công ty Mỹ có nguyên vật liệu phần
lớn nhập khẩu từ New Zealand trong khi chỉ một phần rất nhỏ doanh số được xuất khẩu
sang thị trường này Dòng tiền của công ty được ước tính trong bảng 2.6:
Bảng 2.6: Ƣớc tính dòng tiền của công ty Nabisco
Giả sử rằng Nabisco dự định đánh giá các khoản mục báo cáo thu nhập sẽ bị tác động như
thể nào bởi 3 kịch bản tỷ giá: đồng NZD yếu, trung bình và mạnh Nếu doanh số tại Mỹ
không bị ản hưởng bởi các khả năng thay đổi tỷ giá, thì tác động của thay đổi tỷ giá lên
toàn bộ báo cáo dòng tiền sẽ được đánh giá từ những thông tin trong bảng 2.6 Tuy nhiên,
để cho ví dụ trở nên thực tiễn hơn, chúng ta giả định doanh số của Nabisco tại Mỹ cao
hơn khi đồng đô la New Zealand mạnh hơn Cụ thể, giả định các dự báo về doanh số tại
Mỹ tương ứng với từng kịch bản tỷ giá như sau:
Trang 26Khả năng xuất hiên tỷ giá của NZD Dự đoán doanh số tại Mỹ (triệu USD)
Từ những thông tin này, Nabisco có thể xác định mỗi kịch bản tỷ giá sẽ tác động thế nào
đến báo cáo dòng tiền hợp nhất dự kiến (bảng 2.7) Tác động của tỷ giá lên doanh số tại
Mỹ thể hiện ở dòng 1, dòng 2 thể hiện tác động của tỷ giá lên doanh số đồng đô la New
Zealand quy ra đồng đô la Mỹ, dòng 3 là tổng cộng tính bằng đô la Mỹ của dòng 1 và
dòng 2 Tính toán tương tự như thế đối với chi phí nguyên vật liệu và chi phí hoạt động
Sau khi trừ đi tổng số lãi vay tính bằng đồng đỏ la chúng ta sẽ có dòng tiền trước thuế ở
dòng cuối cùng
Bảng 2.7 cho thấy khi đồng đô la New Zealand mạnh lên, cả doanh số tại Mỹ và giá trị
doanh số tính bằng đồng đô la tại New Zealand tăng lên Tuy nhiên, do độ nhạy cảm đối
với rủi ro tỷ giá trong chi phí nguyên vật liệu tại New Zealand (NZ$200 triệu) lớn hơn
nhiều so với độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá của doanh số (NZ$ 14 triệu), cho nên có
một tác động tổng thể phủ định về đồng đô la New Zealand mạnh đối với, dòng tiền trước
thuế của công ty Tổng số đô la Mỹ dùng để trả lãi vay cũng cao hơn khi đồng đô la New
Zealand mạnh hơn Nhìn chung, công ty Nabisco sẽ bị tác động bất lợi bởi một đồng đô
la New Zealand mạnh hơn, và ngược lại nếu đô la New Zealand yếu công ty có thể có tác
động thuận lợi
Qua ví dụ trên có thể kết luận rằng đối với những công ty có chi phí tính bằng ngoại tệ
lớn hơn doanh thu tính bằng ngoại tệ sẽ gặp phải tác động bất lợi nếu ngoại tệ tảng giá và
ngược lại Ví dụ trên chỉ dự báo dòng tiền của công ty dựa trên cơ sở một thời kỳ Trong
trường hợp công ty triển khai các dự báo về doanh số, chi phí và tỷ giá hối đoái cho
nhiều thời kỳ khác nhau, họ có thể đánh giá độ nhạy cảm kinh tế đối với rủi ro tỷ giá qua
nhiều thời kỳ và độ nhạy cảm này sẽ bị tác động bởi bất kỳ thay đổi nào trong các hoạt
động kinh doanh của công ty
Trang 27Bảng 2.7 ác động của sự thay đổi tỷ giá lên dòng tiền của công ty Nabisco
Chi tiêu Các kịch bản tỷ giá
NZ$ = $0,75 NZ$ = $0,80 NZ$ = $0,85 Doanh thu
ộ nhạy cảm của dòng tiền đối với rủi ro tỷ giả qua phân tích hồi quy Một phương
pháp khác để đánh giá độ nhạy cảm của dòng tiền là phân tích hồi quy
ΔCFt = a + bet + µt
Trong đó: Δ CFt : phần trăm thay đổi trong dòng tiền đã được
điều chỉnh theo lạm phát tính theo đồng nội tệ trong thời kỳ t
et : phần trăm thay đổi trong tỷ giá trong thời kỳ t
µt : sai số
a : hằng số
b : hệ số góc
Trang 28Trong phương trình trên, hệ số hồi quy b có được qua phân tích hồi quy cho thấy độ nhạy
cảm của Δ CFt theo et Tuy nhiên, dùng phương pháp này để dự báo cho tương lai sẽ chỉ
khả thi nếu như trong thời kỳ dự báo, công ty khống có những thay đổi lớn trong các hoạt
động kinh doanh
Phương pháp này có thể được điều chỉnh để giải quyết những tinh huống phức tạp hơn
Chẳng hạn chúng ta có thể đánh giá tác động của từng ngoại tệ riêng biệt bằng
cách xem xét mỗi loại ngoại tệ như là một biến độc lập Tác động của mỗi
loại ngoại tệ sẽ được ước lượng theo từng hệ số hòi quy riêng biệt Ngoài ra, công ty còn
có thể đo lường độ nhạy cảm của ΔCFt theo một chỉ số rổ tiền tệ, hay hột số nhà nghiên
cứu và các công ty cũng có thể sử dụng giá cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu, hay
lợi nhuận, doanh số xuất khẩu như là biến phụ thuộc trong phương trình hồi quy để
đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái
2.5 Ộ NHẠY CẢM CHUYỂN Ồ I VỚI RỦI RO TỶ GIÁ
ộ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá là độ nhạy cảm của các báo cáo tài chính
hợp nhất của một công ty đối với rủi ro tỷ giá Đó là trường hợp giá trị tài sản hoặc các
khoản nợ của các công ty con (hay chi nhánh) ở nước ngoài được chuyển đổi ở mức tỷ
giá khác với tỷ giá trước đây (tỷ giá lịch sử), làm cho bảng cân đối kế toán của tổng thể
công ty đa quốc gia bị tác động theo thời gian Ngoài ra, thu nhập của các công ty con
(hay chi nhánh) khi chuyển đổi sang đồng tiền quy ước trên báo cáo thu nhập hợp nhất
cũng chịu rủi ro tỷ giá
Câu hỏi đặt ra là các công ty có nhất thiết phải quan tâm tới độ nhạy cảm chuyển đổi đối
với rủi ro tỷ giá?
Từ góc độ dòng tiền, một số nhà phân tích cho rằng việc chuyền đổi báo cáo tài chính để
hình thành báo cáo hợp nhất bản thân nó không ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty, bởi
vì thu nhập của các công ty con không phải lúc nào cũng thực sự được chuyển đổi về
đòng tiền của công ty mẹ Trong trường hợp đồng tiền thu nhập của các công ty con đang
giảm giá, thu nhập này có thể được giữ lại thay vì chuyển đổi và gửi về công ty mẹ Công
ty mẹ sẽ có nhiều cách sử dụng tốt hơn đối với số tiền này, chẳng hạn như tái đầu tư ở
nước sở tại nếu có cơ hội đầu tư hấp dẫn
Như vậy, mặc dù thu nhập của công ty con có thể không thực sự chuyển sang đồng tiền
của công ty mẹ nhưng báo cáo tài chính của công ty con vẫn phải chuyển đổi sang đòng
tiền của công ty mẹ Chính điều này làm cho báo cáo tài chính của công ty con bị sai
Trang 29lệch Nếu các chuyên gia phân tích tài chính phát hiện ra những sai lệch này, họ sẽ
không vội vàng đưa ra những đánh giá thiếu chính xác về báo cáo thu nhập hợp nhất của
toàn công ty bị giảm đi do tỷ giá
Tuy nhiên, các công ty mẹ trên thực tế thường có kế hoạch sử dụng nguồn thu nhập mà
công ty con dự kiến chuyển về Vì vậy nếu hiện tại công ty con chưa chuyển lợi nhuận về
thì trong tương lai chắc chắn cũng sẽ phải chuyển Nếu đồng tiền thu nhập của công ty
con tiếp tục giảm giá trong tương lai, dòng tiền dự kiến của công ty đa quốc gia chắc
chắn sẽ bị ản hưởng bởi rủi ro tỷ giá Đó là lý do tại sao công ty cần xem xét độ nhạy
cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá
Ngoài ra, từ góc độ giá cổ phiếu, rất nhiều nhà đầu tư thường chỉ nhìn vào kết quả lợi
nhuận để đánh giá về công ty, từ đó xác định giá trị cổ phiếu Chính vì vậy, các cồng ty
rất quan tâm đến độ nhạy cảm chuyển đổi
Các yếu tố xác định độ nhạy cảm chuyển đổi Độ nhạy cảm chuyển đổi khác nhau giữa
các MNC tùy thuộc vào:
Mức độ đóng góp trong hoạt động kinh doanh của các công ty con ở nước ngoài
Địa phương hoạt động của các công ty con
Các phương pháp kế toán
Mức độ đóng góp trong hoạt động kinh doanh của các công ty con ở nước ngoài Tỷ
lệ phần trảm hoạt động của các công ty được thực hiện bởi các công ty con (chi nhánh) ở
nước ngoài càng lớn, thi tỷ lệ phần trăm các khoản mục trong báo cáo tài chính bị tác
động bởi độ nhạy cảm chuyển đổi càng lớn
Ví dụ: Công ty A và B của Mỹ đều có doanh số từ nước ngoài chiếm 30% tổng doanh số
Tuy nhiên, doanh số nước ngoài của công ty A có được là từ hoạt động xuất khẩu, trong
khi công ty B có một công ty con ở Nhật - nơi mà 30% doanh số nước ngoài được tạo ra
Trong trường hợp này, công ty A không chịu tác động của độ nhạy cảm chuyển đổi (mặc
dù có độ nhạy cảm giao dịch và độ nhạy cảm kinh tế)
ịa phương hoạt động của các công ty con Quốc gia nơi công ty con hoạt động cũng
ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm chuyển đổi đối với rủi ro tỷ giá vỉ các khoản mục trong
báo cáo tài chính của mỗi công ty con được đo lường bởi đồng tiền của quốc gia đó
Ví dụ: Công ty c giống như công ty B ở ví dụ trên, cũng có một công ty con ở nước ngoài
và đóng góp 30% tổng doanh số toàn công ty Công ty con của B đóng ở Nhật - nơi mà
đồng Yên thường xuyên có biến động lớn trong giá trị, còn công ty con của c đóng ở
Canada - nơi mà đồng đô la Canada thường được xem là khá ổn định so với đô la Mỹ
Trang 30Đặc điểm này có thể cho chúng ta dự báo về độ nhạy cảm chuyển đổi cao hơn ở công ty
B so với công ty c
ác phương pháp kế toán Độ nhạy cảm chuyển đổi của các công ty đa quốc gia có thể
bị ảnh hưởng lớn bởi các phương pháp kế toán mà công ty áp dụng khi hình thành báo
cáo hợp nhất, cũng như các nguyên tắc kế toán đặc thù mà các chi nhánh nước ngoài của
công ty phải tuân thủ Ví dụ như các quy tắc kể toán đối với công ty đa quốc gia Mỹ yêu
cầu tỷ giá chuyển đổi các khoản mục tài sản và nợ lả tỷ giá hiện tại vào ngày thiết lập báo
cáo hợp nhất; tỷ giá chuyển đổi các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận là tỷ giá
trung bình trong thời kỳ thích hợp
Hiện nay, hầu hết các MNC lớn như General Electric, Royal Dutch/Shell Group,
Vodafone Group Plc, BP PLC, Toyota Motor Corporation, ExxonMobil Corporation đều
có tới phân nửa tổng tài sản và doanh thu được tạo ra ở nước ngoài, bởi vậy độ nhạy cảm
chuyển đổi của các công ty này là rất lớn Nếu các đồng ngoại tệ giảm giá so với nội tệ
thì thu nhập của họ khi chuyển đổi sẽ giảm đáng kể
Trong giai đoạn 2002 - 2007, khi đồng EUR tăng giá, các MNC Mỹ có công ty con ở khu
vực đồng EUR đã được hưởng lợi đáng kể Chẳng hạn như Google trong năm 2007 đã
được lợi 61 triệu USD nhờ chuyển đổi thu nhập về nước Tuy nhiên, từ tháng 8/2008, đô
la Mỹ lại tăng giá so với Euro, bảng Anh và một số đồng tiền khác, làm giảm thu nhập
chuyển đổi của các MNC Mỹ
ÓM LƯỢC
Dưới tác động của các dao động trong tỷ giá, dòng tiền của các công ty có thể trở nên bất
ổn, từ đó tác động tới chi phí tài trợ của các công ty này Vì vậy, các công ty ít rủi ro hay
có thực hiện phòng ngừa rủi ro tỷ giá có thể tim nguồn tài trợ với chi phí tài trợ thấp hơn
Ba loại độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá mà các công ty thường phải xem xét là độ nhạy
cảm giao dịch, độ nhạy cảm kinh tế và độ nhạy cảm chuyển đổi Độ nhạy cảm giao dịch
đối với rủi ro tỷ giá hối đoái là độ nhạy cảm của các giao dịch bằng tiền mặt trong tương
lai của một công ty đối với các dao động trong tỷ giá Độ nhạy cảm kinh tế là độ nhạy
cảm của dòng tiền của một công ty (trực tiếp hoặc gián tiếp) đối với những dao động tỷ
giá Trong khi đó, độ nhạy cảm chuyển đổi là độ nhạy cảm của các báo cáo tài chính hợp
nhất đối với những dao động trong tỷ giá Một công ty có thể cùng một lúc gặp phải cả ba
loại độ nhạy cảm này
Trang 31
hương 3: Tài Trợ Ngắn Hạn Quốc Tế
3.1 CÁC NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN
Ba nguồn tài trợ ngắn hạn chủ yếu mà MNC có thể tiếp cận: (1) Các kay từ nội bộ công
ty, (2) Vay bằng đồng tiền địa phương, (3) Phát hành trái phiếu và thương phiếu Châu
Âu
Các khoản vay từ nội bộ công ty Theo cách thức này MNC sẽ nhận nguồn tài trợ ngắn
hạn từ công ty mẹ hoặc các công ty con khác Tuy nhiên những nguồn vốn vay này
thường bị giới hạn về số lượng và thời gian vay Ngoài ra, lãi suất của những khoản vay
nội bộ thường được yêu cầu nằm trong một giới hạn thiết lập trước Những giới hạn liên
quan trong việc thiết lập chi phí của khoản vay bao gồm: cơ hội phí vốn cho vay, lãi
suất, thuế (thuế suất, quy định ), lượng vốn vay, sụ thay đổi của tỷ giá hối đoái kỳ vọng
trong suốt thời gian vay Ngoài ra, khoản vay nội bộ không phải lúc nào cũng có sẵn,
điều này cũng gây cản trở khả năng tiếp cận của MNC
Vay bằng đồng tiền địa phương: Giống như hầu hết các công ty nội địa khác, các chi
nhánh của MNG thường cố gắng đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của họ từ nguồn vốn địa
phương vì sự thuận lợi và vì mục đích quản trị độ nhạy cảm Ngày nay, hầu hết các quốc
gia công nghiệp cũng như các quốc gia đang phát triển hầu như đã phát triển hệ thống
ngân hàng thương mại nên các MNC luôn ưu tiên chọn nguồn vốn địa phương để đáp ứng
nhu cầu vốn ngắn hạn
Phát hành trái phiếu và thương phiếu Châu Âu: Công ty mẹ và các công ty con của một
MNC thường sử dụng những phương pháp huy động vốn ngắn hạn khác nhau Phương
pháp được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây là phát hành trái phiếu Châu Âu
hoặc trái phiếu nợ không thế chấp Lãi suất của chúng được dựa trên LIBOR Các chứng
khoán này thường có kỳ hạn một, ba hoặc sáu tháng Một số MNC liên tục phát hành
Một trong những quyết định tài chính quan trọng của các MNC là quyết định tài trợ ngắn
hạn Hoạt động tài trợ ngắn hạn đặt ra cho các MNC những vấn đề phức tạp hơn so với
các công ty trong nước bởi MNC có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác nhau Trước
hết là việc lựa chọn nguồn tài trợ nội bộ hay bên ngoài công ty, bên cạnh đó những cơ
hội tài trợ bằng ngoại tệ cũng là một sự lựa chọn đáng để các MNC cân nhắc Chương
này ngoài việc xem xét các nguồn tài trợ ngắn hạn của MNC, sẽ đi vảo giải thích những
cơ sở để MNC ra quyết định tài trợ bằng ngoại tệ
Trang 32chúng như là một hình thức tài trợ trung hạn Các ngân hàng thương mại bảo lãnh trái
phiếu của MNC và một số ngân hàng thương mại mua chúng để thiết lập một danh mục
đầu tư tổng hợp
Ngoài trái phiếu Châu Âu, MNC cũng phát hành thương phiếu Châu Âu để tài trợ ngắn
hạn Những nhà kinh doanh phát hành chứng khoán này cho MNC mà không có một sự
bảo lãnh nào của nhà bảo lãnh, vì thế giá bán chứng khoán không được bảo đảm bởi các
nhà bảo lãnh Kỳ hạn có thể được thiết lập thích ứng với sở thích của nhà đầu tư Các nhà
kinh doanh làm giá ở thị trường thứ cấp bằng cách đặt lệnh mua lại thương phiếu Châu
Âu trước khi đáo hạn
Nguồn tài trợ ngắn hạn phổ biến khác mà các MNC thường sử dụng là vay trực tiếp từ
ngân hàng Châu Âu Các MNC sử dụng hình thức này để duy tri mối quan hệ với ngân
hàng Châu Âu Nếu không thể sử dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn khác, các MNC sẽ dựa
vào những khoản vay trực tiếp từ ngân hàng Châu Âu Hầu hết các MNC vay tại nhiều
ngân hàng khác nhau khắp nơi trên thế giới
3.2 NHỮNG VẤN Ề L ÊN N ẾN TÀI TRỢ NỘI BỘ
Trước khi công ty mẹ hoặc công ty con của một MNC tìm nguồn tài trợ bên ngoài, công
ty này thường xem xét khả năng sử dụng các khoản tiền nào trong nội bộ MNC.Nghĩa là,
công ty nên kiểm tra vị thế dòng tiền của các công ty con Nếu một số cồng ty nào đó có
thu nhập cao và phần lớn thu nhập này chủ yếu được đầu tư vào các chứng khoán trên thị
trường tiền tệ ở địa phương, thi công ty mẹ có thể đề nghị các công ty con chuyển nguồn
vốn này về cho công ty mẹ sử dụng hoặc tài trợ cho các công ty con khác đang có nhu
cầu về vốn ngắn hạn Phương cách tải trợ này đặc biệt khả thi trong suốt những thời kỳ
khi chi phí sử dụng vốn ở nước chính quốc của công ty mẹ hoặc các công ty con khác
tương đối cao
Nếu dòng tiền của các công ty con không có sẵn, công ty mẹ có thể xem xét nguồn tài trợ
bên ngoài thông qua các công ty con Tuy nhiên, khi vay vốn thông qua các công ty con
ở nước ngoài, các MNC có thể phải gánh chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái, vì công ty phải trả
các khoản vay bằng ngoại tệ Một số MNC cũng có thể nhận tài trợ từ các công ty con
thông qua việc tảng các khoản cung ứng cho các công ty con Trong trường hợp này,
nguồn vốn mà các công ty con tài trợ cho công ty mẹ sẽ được bù trừ bởi các nguồn cung
ứng khác nhau (hàng hoá, vật tư v.v.) của công ty mẹ chuyển cho công ty con Phương
pháp tài trợ này đôi khi khả thi hơn so với phương pháp đã đề cập trên nếu nó tránh được
những hạn chế hoặc thuế quan của chính phủ nơi đóng trụ sở của công ty mẹ Tuy nhiên,
Trang 33phương pháp này bản thân nó có thể bị hạn chế bởi chính phủ nơi các công ty con hoạt
động
3.3 NHỮNG VẤN Ề L ÊN N ẾN TÀI TRỢ BÊN NGOÀI
Nếu như nguồn tài trợ nội bộ không có sẵn, công ty đa quốc gia sẽ tìm kiếm vốn ngắn hạn
của mình thông qua nguồn tài trợ bên ngoài Nguồn tài trợ bên ngoài có thể chia làm ba
nhóm chính: các hoản tài trợ từ thị trường vốn nội địa của công ty mẹ (vay ngân hàng
hoặc các định chế tài chính khác; vay từ thị trường chứng khoán hoặc tiền tệ), khoản tài
trợ từ thị trường bên ngoài thị trường vốn nội địa của công ty mẹ (vay bằng đồng tiền địa
phương, vay bằng đồng tiền một nước thứ ba, vay bằng đồng tiền Châu Âu) và các khoản
tài trợ từ thị trường cổ phiếu địa phương nơi công ty con hoạt động (từ nhà đầu tư cổ
phiếu cá nhân, đối tác liên doanh) Các khoản tài trợ bên ngoài đến từ thị trường vốn nội
địa của công ty mẹ sẽ tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và độ tin cậy của chủ nợ đối với uy
tín của MNC, mặc dù công ty mẹ trong trường hợp này không đưa ra điều kiện rõ ràng
nào về sự đảm bảo khả năng trả nợ của công ty con
Các khoản tài trợ bằng đồng tiền địa phương là các khoản vay bằng đồng tiền của quốc
gia nơi công ty con hoạt động, khoản vay này sẽ hữu ích trong trường hợp công ty con có
dòng tiền đáng kể đến từ hoạt động kinh doanh tại thị trường này Khoản tài trợ bằng
đồng tiền địa phương giúp công ty phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua việc bù trừ giữa
dòng tiền vào và dòng tiền ra Tiếp cận khoản tài trợ bằng đồng tiền địa phương thường
mất nhiều thời gian và những đòi hỏi trong việc quản trị chi nhánh nước ngoài cũng như
thiết lập hò sơ tín dụng ở thị trường vốn địa phương Đối với một số thị trường đang phát
triển, nguồn tài trợ này thường là những khoản vay ngắn hạn cho cả công ty nước ngoài
lẫn công ty địa phương
3.4 NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC TÀI TRỢ BẰNG NGOẠI TỆ
Trong cả hai trường hợp vay từ nội bộ hoặc vay từ các nguồn khác, thì các MNC cũng
phải quyết định xem có nên vay bằng ngoại tệ hay không Thậm chí các MNC có nhu cầu
vốn bằng đồng nội tệ thì đôi khi họ cũng thích vay nợ bằng ngoại tệ Lý do cho vấn đề
này sẽ được giải thích sau đây:
Tài trợ bằng ngoại tệ để cân bằng các khoản thu ngoại tệ Các công ty lớn có thể tài
trợ bằng ngoại tệ để cân bằng vị thế phải thu ròng bằng chính đồng ngoại tệ đó Giả sử,
một công ty Mỹ cỏ các khoản phải thu ròng bằng đồng Yen Nhật Nếu công ty này có nhu
cầu nguồn vốn ngắn hạn, họ có thể vay bằng Yen Nhật và chuyển chúng sang đỏ la Mỹ
Trang 34để sử dụng Sau đó, họ sẽ sử dụng khoản phải thu ròng bằng Yen Nhật đề trả nợ Trong
trường hợp này, tài trợ bằng ngoại tệ không gặp rủi ro về tỷ giá Chiến lược này đặc biệt
hấp dẫn nếu lãi suất ngoại tệ thấp
Tài trợ bằng ngoại tệ để làm giảm chi phí Thậm chí khi một công ty mẹ hoặc công ty
con của MNC không dự định sử dụng chiến lược này để cân bằng các khoản phải thu
ròng bằng ngoại tệ, thì họ vẫn xem xét vay mượn ngoại tệ nếu lãi suất trên các đồng
ngoại tệ là hấp dẫn Ngày nay, việc tài trợ bằng ngoại tệ là một hình thức phổ biến vì
những phát triển của thị trường tiền tệ Châu Âu Một khoản vay mượn bằng
Eurocurrency có thề có một lãi suất thấp hơn một khoản vay bằng đồng tiền tương tự ở
chính quốc Do đó, một MNC Mỹ có thể nhận được một lãi suất thấp hơn khi đi vay bằng
đô la Mỹ ở thị trường Eurocurrency so với đi vay ở một ngân hàng tại Mỹ Tuy nhiên,
MNC Mỹ cũng có thể xem xét tài trợ bằng ngoại tệ khác ở thị trường Eurocurrency ngay
cả khi công ty này có nhu cầu về đô la Mỹ Giả sử lãi suất Eurodollar là 6% trong khi lãi
suất franc Thụy Sỹ là 3% MNC Mỹ có thể vay franc Thụy Sỹ và ngay lập tức chuyển
chúng sang đô la Mỹ để sử dụng Giả sử giá trị của franc Thụy Sỹ tính theo đô la Mỹ vẫn
không thay đổi trong suốt thời gian vay nợ thì công ty Mỹ chỉ phải chi trả lãi suất 3%
trên khoản vay
3.5 XÁ ỊNH LÃI SUẤT TÀI TRỢ CÓ HIỆU LỰC
Trong thực tế giá trị của đồng tiền đi vay hầu như sẽ thay đổi so với giá trị đồng nội tệ
Chi phí thực sự của việc tài trợ của các công ty đi vay sẽ phụ thuộc vào (1) lãi suất vay
danh nghĩa của ngoại tệ và (2) sự thay đổi tỷ giá của ngoại tệ vay so với nội tệ Do đó, lãi
suất tài trợ có hiệu lực hoặc lãi suất thực sự có thể khác với lãi suất niêm yết vấn đề này
sẽ được minh họa bằng ví dụ sau: Một công ty MNC Mỹ vay kỳ hạn một nâm 1.000.000
đôla úc với lãi suất 5% Khi công ty Mỹ nhận khoản vay, họ sẽ chuyển đô la úc sang đô
la Mỹ để sử dụng Tỷ giá giao ngay là USD1,0840/AUD Do đó, 1.000.000 đô la Úc sẽ
tương đương với 1.084.000 đô la Mỹ Một năm sau, công ty hoàn trả khoản vay và lãi là
1.050.000 đô la úc (1.000.000 x 1,05 = 1.050.000AUD ) Giả sử tỷ giá giao ngay của đô
la Úc vào thời điểm khoản vay đáo hạn là USD1,1220 Công ty Mỹ sẽ cần đến 1.178.100
đô la Mỹ để mua 1.050.000 đô la Úc để trả nợ (AUDI 050.000 x 1,1220 = $1.178.100)
Vậy lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) mà công ty Mỹ phải trả cho khoản vay này là :
Công thức tổng quát như sau : r f = (1+ if)(1+ef) -1 trong đó :
Trang 35if : lãi suất ngoại tệ
ef : phần trám thay đổi tỷ giá
Lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) trong ví dụ trên có thể được tính như sau :
rf = (1+0,05) (1+ ) -1 = 0,0868 hay 8,68%
3.6 NHỮNG YẾU T ẢNH HƯỞN ẾN QUYẾ ỊNH TÀI TRỢ BẰNG NGOẠI TỆ
CỦA MNC
Có ba yếu tố chính mà MNC nên xem xét khi ra quyết định tài trợ bằng ngoại tệ:
Sự tồn tại của ngang giá lãi suất
Tỷ giá kỳ hạn
Dự báo tỷ giá
Sự tồn tại của Ngang giá lãi suất (IRP) Khi xét đến vấn đề tài trợ thi kinh doanh chênh
lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA) được hiểu như sau: các công ty đa quốc gia vay ngoại
tệ và chuyển ngoại tệ đó sang đồng tiền chính quốc, đồng thời mở hợp đồng kỳ hạn để
mua ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn (F) để trả nợ sau này Nếu lãi suất ngoại tệ thấp thì đây là
chiến lược hợp lý Tuy nhiên, một đồng tiền như vậy thường thể hiện một phần bù kỳ hạn
(p) phản ánh sự chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài Điều này cho
thấy rằng việc tài trợ của công ty lúc này không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tỷ giá hối
đoái (ef) giữa tỷ giá giao ngay st và tỷ giá giao ngay tương lai St+1 mà thay vào đó là
ảnh hưởng bởi % khác biệt giữa tỷ giá giao ngay st (lúc đồng ngoại tệ được chuyển sang
đồng nội tệ) với tỷ giá kỳ hạn F (khi mua ngoại tệ) Sự khác nhau này phản ánh phần bù
kỳ hạn (p) Phần bù kỳ hạn (p) sẽ được dùng thay cho sự thay đổi của tỷ giá hối đoái (ef)
trong công thức tính lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) khi tài trợ có phòng ngừa bằng hợp
đồng kỳ hạn, công thức xác định lãi suất tài trợ có hiệu lực trong trường hợp này sẽ là:
r f = (1+ if)(1+p) - 1
Nếu thị trường tồn tại điều kiện ngang giá lãi suất (IRP) thì:
Bảng 3.1: ác động của ngang giá lãi suất đối với tài trợ ngắn hạn
Trang 36Tình huống Hàm ý trong tài trợ
1 Ngang giá lãi suất (IRP) tồn tại Tài trự bằng ngoại tệ, đồng thời phòng ngừa vị thể
trên thị trường kỳ hạn (CIA) sẽ làm lãi suất tài trợ
có hiệu lực bằng với lãi suất tài trợ trong nước
2 Ngang giá lãi suất tồn tại và tỷ giá kỳ hạn
là dự báo chính xác cho tỷ giá giao
ngay kỳ vọng (F=E(St))
Tài trợ bằng ngoại tệ không phòng ngừa (UIA) sẽ dẫn đến lãi suất tài trợ có hiệu lực bằng với lãi suất
vay trong nước
3 Ngang giá lãi suất tồn tại và tỷ giá kỳ hạn
được dự kiến sẽ thấp hơn tỷ giá giao
ngay kỳ vọng (F<E(St))
UIA sẽ dẫn đến lãi suất tài trợ có hiệu lực cao hơn
lãi suất vay trong nước
4 Ngang giá lãi suất tồn tại và tỷ giá kỳ hạn
được dự kiến sẽ cao hơn tỷ giá giao
ngay kỳ vọng (F>E(St))
UIA sẽ dẫn đến lãi suất tài trự có hiệu lực thấp hơn
với lãi suất vay trong nước
5 Ngang giá lãi suất không tồn tại, phần bù
(chiết khấu) kỳ hạn cao hơn (thấp hơn)
chênh lệch lãi suất
CIA sẽ dẫn đến lãi suất tài trợ có hiệu lực cao hơn
lãi suất vay trong nước
6 Ngang giá lãi suất không tồn tại, phần bù
(chiết khấu) kỳ hạn thấp hơn (cao hơn)
chênh lệch lãi suất
CIA sẽ dẫn đến lãi suất tài trợ có hiệu lực thấp hơn lãi suất vay trong nước
Tỷ giá kỳ hạn Tỷ giá kỳ hạn (F) có thể được sử dụng như là điểm hòa vốn để đánh giá
quyết định tài trợ Giả sử rằng tỷ giá kỳ hạn của đồng ngoại tệ được công ty sử dụng như
một dự báo cho tỷ giá giao ngay trong tương lai (St +1) Lãi suất tài trợ có hiệu lực của
đồng ngoại tệ khi đó sẽ được dự đoán bởi sự thay thế (St +1) bằng F trong công thức sau:
Như ta đã biết, nếu IRP tồn tại thì vế phải của công thức bằng lãi suất nội tệ (ih) Nếu tỷ
giá kỳ hạn F là một dự đoán chắc chắn của tỷ giá giao ngay tương lai St+1 thì lãi suất tài
trợ có hiệu lực sẽ bằng với lãi suất nội tệ Do đó, khi IRP tồn tại, tỷ giá kỳ hạn có thể
Trang 37được sử dụng như điểm hòa vốn để đánh giá quyết định tài trợ Khi một công ty dự định
tài trợ bằng ngoại tệ và không mở hợp đồng kỳ hạn, thì lãi suất tài trợ có hiệu lực sẽ thấp
hơn lãi suất nội tệ nếu tỷ giá giao ngay tương !ai của đồng ngoại tệ vào lúc đáo hạn thấp
hơn tỷ gìá kỳ hạn Ngược lại, lãi suất tài trợ có hiệu lực sẽ cao hơn lãi suất nộị tệ nếu tỷ
giá giao ngay tương lai cao hơn tỷ giá kỳ hạn Nếu như tỷ giá kỳ hạn là một dự báo
không thiên lệch cho tỷ giá giao ngay kỳ vọng, thì lãi suất tài trợ có hiệu lực tính trung
bỉnh sẽ bằng với lãi suất nội tệ
Trong trường hợp này, nếu công ty liên tục vay nợ bằng ngoạị tệ sẽ không đạt được mục
tiêu chi phí sử dụng vốn thấp hơn Trong khi lãi suất tài trợ có hiệu lực có thể thấp hơn
lãi suất nội tệ ở một vài thời kỳ thi nó cũng có thể cao hơn ở một vài thời kỳ khác và do
đó tạo ra hiệu ứng bù trừ
Dự báo tỷ giá Trong khi khả năng dự báo của một số công ty bị hạn chế thì một vài công
ty khác có thể ra quyết định dựa trên chu kỳ vận động của tiền tệ Công ty có thể sử dụng
những thay đổi gần đây như là một dự báo cho những thay đổi trong tương lai để xác
định xem họ có nên vay ngoại tệ hay không? Khi công ty dự báo phần trăm thay đổi tỷ
giá hối đoái trong suốt thời kỳ vay nợ (ef) công ty có thể sử dụng dự báo này cùng với lãi
suất ngoại tệ để dự đoán lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) sau đó sẽ so sánh rf với ih
Ví dụ: một công ty Mỹ có nhu cầu vốn trong một năm, lãi suất kỳ hạn một nám ở Mỹ:
8%; lãi suất kỳ hạn một năm ở úc: 4% Công ty dự đoán đồng đô la úc tảng từ $1,0800
lên $1,1100 có nghĩa là 2,78% trong năm tới Giá trị kỳ vọng của ef (ef ) là 2,78% Như
vậy lãi suất tài trợ có hiệu lực dự kiến ( ) :
Trong ví dụ này, tài trợ bằng đô la úc được dự kiến sẽ rẻ hơn tài trợ bằng đồng đô la Mỹ
Tuy nhiên, giá trị của ef chỉ là một dự đoán và vì thế không thể chắc chắn Do đó không
có gi đảm bảo cho việc tài trợ bằng đô la úc thực sự có chi phí thấp hơn Với ef không
biết trước, các công ty Mỹ cố gắng phải xác định giá trị của ef sao cho lãi suất tài trợ có
hiệu lực bằng lãi suất nội tệ (rf = ih) :
Trang 38Thay số vào ta có :
Điều này cho thấy rằng đồng đô la úc phải tăng giá 3,846% mới làm cho chi phí vay bằng
đô la úc bằng với chi phí vay đô la Mỹ Bất cứ mức độ tăng giá nào thấp hơn của đô la úc
cũng làm cho chi phí vay bằng đô la úc rẻ hơn Các công ty của Mỹ có thể sử dụng thông
tin này khi xác định nên vay bằng đô la Mỹ hay đô la úc Nếu họ dự đoán đô la úc tăng
giá hơn 3,846% trong suốt thời kỳ vay nợ, công ty nên vay bằng đô la Mỹ Nếu dự đoán
đô la úc tăng giá thấp hơn 3,846% hoặc giảm giá thì quyết định này sẽ trở nên phức tạp
hơn Nếu những tiết kiệm tiềm ẩn từ tài trợ bằng ngoại tệ vượt quá rủi ro có liên quan, thì
công ty nên chọn vay bằng ngoại tệ Quyết định cuối cùng ở đây sẽ bị ảnh hưởng bởi mức
độ thích đương đầu với rủi ro của công ty
Đẻ tìm hiểu sâu hơn quyết định tài trợ, công ty có thể sử dụng phân phối xác suất về phần
trăm thay đổi trong giá trị đồng ngoại tệ Chúng ta đều biết những dự đoán của các
chuyên gia không luôn chính xác Do đó rất hữu ích để xây dựng một phân phối xác suất
thay cho việc dựa vào đánh giá điểm riêng lẻ Sử dụng phân phối xác suất về phần trăm
thay đổi giá trị đồng ngoại tệ cùng với lãi suất của đồng tiền đó, công ty có thể xác định
phân phối xác suất của lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) Sau đó có thể so sánh với lãi suất
nội tệ để ra quyết định tài trợ Giả sử rằng một công ty Mỹ đang xem xét có nên vay đô ỉa
úc kỳ hạn một năm hay không? Lãi suất đô la úc lả 4% và lãi suất đô la Mỹ là 8% Sau đó
công tỵ triển khai một phân phối xác suất của phần trăm thay đổi có khả năng xảy ra của
đô la úc trong suốt thời kỳ vay nợ (bảng 3.2)
Tỷ lệ % thay đổi giá trị của đô la
Úc trong suốt thời kỳ vay nợ (e f )
Xác suất (p) Lãi suất tài trợ có hiệu lực
Trang 39rf = 10%(-1,20%) + 20%(0,88%) + 20 % (2,96 %) + 15%(5,04%) + 15%(6,08%) +
10%(9,20%) + 5%(11,28%) +5%( 12,32%) = 4,416%
Nghĩa là khi công ty đi vay bằng đô la Úc phải chịu một lãi suất tài trợ có hiệu lực trung
bình là 4,416% Với những thông tin này, liệu công ty Mỹ nên vay bằng đô la úc hay vay
bằng đô la Mỹ? Câu trả lời có lẽ tùy thuộc vào lãi suất vay bằng đô la Mỹ Chúng ta đã
biết lãi suất này là 8%, nếu bạn là giám đốc tài chính của công ty Mỹ, bạn sẽ chọn vay
bằng đô la Mỹ (trả lãi suất 8%) hoặc vay bằng đô la úc (lãi suất trung bình 4,416%) Có
lẽ bạn sẽ chọn vay bằng đô la Mỹ vì bạn biết chắc chắn số tiền phải trả cho khoản vay là
bao nhiêu Tuy nhiên, nếu chênh lệch lãi suất của đô la úc và lãi suất của đô la Mỹ đủ
lớn để bù đắp rủi ro tiềm ẩn khi vay ngoại tệ, bạn sẽ vay bằng đô la úc Rủi ro trong
trường hợp này là gì? Qua bảng 3.2 có thể thấy 20% khả năng khi vay bằng đô la úc sẽ có
lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) cao hơn lãi suất đô la Mỹ, 80% khả năng đi vay bằng đô la
úc sẽ có lãi suất tài trợ có hiệu lực thấp hơn lãi suất đi vay bằng đô la Mỹ Thông tin này
là một trong những cơ sở để công ty ra quyết định tài trợ Một vài công ty mang tính chất
bảo thủ sẽ chọn vay đô la Mỹ để tránh rủi ro trong khi một số công ty khác sẵn sàng vay
bằng đô la Úc và đương nhiên phải đương đầu với rủi ro
Trang 403.7 TÀI TRỢ TỔNG HỢP BẰNG MỘT DANH MỤC CÁC LOẠI TIỀN
Nghiên cứu của Eaker và Lenowitz (1986) 1 đã cho thấy rằng tài trợ bằng ngoại tệ làm
giảm được đáng kể chi phí tài trợ Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên khi các MNC
vay ngoại tệ phải đối phó với rủi ro về tỷ giá Để giảm thiểu rủi ro, các MNC có thể sử
dụng chiến lược tài trợ bằng một danh mục các loại ngoại tệ như được minh họa bằng ví
dụ sau :
Một MNC Mỹ đang cần vay 1.000.000 đô la Mỹ trong vòng một năm Có những thông tin
dưới đây:
Lãi suất vay USD là 8% / năm
Lãi suất vay USD là 5% / năm
Lãi suất vay USD là 3% / năm
Do lãi suất vay vốn bằng Euro và yên Nhật thấp, công ty Mỹ có thể vay vốn nước ngoài,
công ty sẽ có 3 phương án lựa chọn trên những thông tin được cung cấp là :
1) Chỉ vay EUR
2) Chỉ vay JPY
3) Vay đồng thời 2 loại tiền EUR và JPY
Giả sử công ty thiết lập được một bảng phản ánh khả năng thay đổi có thể có đối với tỷ
giá giao ngay trong suốt thời gian vay cho cả 2 loại Euro và yên Nhật (bảng 3.3)
Bảng 3.3 Xác suất % thay đổi của EUR, JPY và lãi suất tài trợ có hiệu lực tương
ứng với mỗi loại tiền