Sinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát TiênSinh kế của người Mạ ở vườn Quốc gia Cát Tiên
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐĂNG HIỆP PHỐ
SINH KẾ CỦA NGƯỜI MẠ Ở VƯỜN QUỐC
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực Những quan điểm mà luận án kế thừa của các tác giả đi trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể
Hà Nội, Ngày 10 tháng 1 năm 2018
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Đăng Hiệp Phố
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
DTTS Dân tộc thiểu số
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp mới của luận án 8
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9
7 Kết cấu của luận án 9
Chương 1 10
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 10
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10
1.2 Cơ sở lý thuyết 19
1.3 Khái quát về người Mạ Việt Nam và người Mạ tại địa bàn nghiên cứu
Tiểu kết 46
Chương 2: SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MẠ 47
Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN 42
2.1 Các nguồn vốn sinh kế 47
2.2 Các hoạt động sinh kế nông nghiệp 54
2.3 Các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp 58
2.4 Các chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế và tính bền vững của sinh kế 74
Tiểu kết 76
Chương 3: BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI MẠ Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN TỪ SAU 1978 ĐẾN NAY 77
3.1 Sự biến đổi của các nguồn vốn sinh kế 77
3.2 Biến đổi các hoạt động sinh kế nông nghiệp 96
3.3 Biến đổi các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp 106
3.4 Chiến lược sinh kế và bối cảnh dễ bị tổn thương với hoạt động sinh kế… 113
Tiểu kết 117
CHƯƠNG 4: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI MẠ TRONG BỐI CẢNH BẢO TỒN VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN 119
4.1 Tác động của chính sách đến sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên 119
4.2 Xu hướng biến đổi sinh kế của người Mạ với việc bảo tồnVQG Cát Tiên và phát triển bền vững 126
4.3 Định hướng giải pháp cho phát triển sinh kế cộng đồng người Mạ và công tác bảo tồn VQG Cát Tiên 137
Tiểu kết 145
KỂT LUẬN 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Dân số và phân bố cư trú của người Mạ trong cả nước 37
Bảng 1.2: Dân số năm 2009 của xã Tà Lài chia theo dân tộc 43
Bảng 1 3: Dân số xã Đồng Nai Thượng năm 2009, chia theo dân tộc 44
Bảng 1 4: Dân số xã Đồng Nai Thượng năm 2009, chia theo dân tộc 45
Bảng 2.1: Năng suất và sản lượng 58
Bảng 2.2: Một số giống lúa truyền thống của người Mạ 60
Bảng 2.3: Một số nông cụ trong hoạt động trồng trọt của người Mạ 62
Bảng 2.4: Một số sản phẩm đan lát của người Mạ 65
Bảng 3.1: Các lâm trường và diện tích quản lý tính đến đầu năm 1999 78
Bảng 3.2: Mức sống của hộ chia theo điểm nghiên cứu 80
Bảng 3.3: Số nhân khẩu theo tuổi lao động chia theo điểm nghiên cứu 83
Bảng 3.4: Tình trạng sức khỏe của người Mạ tại 3 điểm nghiên cứu 84
Bảng 3.5: Học vấn của người trong tuổi lao động chia theo điểm nghiên cứu 85
Bảng 3.6: Việc làm của người lao động chia theo điểm nghiên cứu 86
Bảng 3.7: Hộ có vần đổi công trong sàn xuất nông nghiệp 88
Bảng 3.8: Các loại phương tiện, công cụ sản xuất chia theo điểm nghiên cứu 92
Bảng 3.9: Tình hình vay vốn phục vụ sản xuất và đời sống 93
Bảng 3.10: Các khoản thu nhập khác ngoài khoản thu từ việc làm 94
Bảng 3.11: Các hình thức vay mượn trong 12 tháng qua chia theo xã khảo sát 95
Bảng 3.12: Các loại cây hàng năm tại 3 điểm nghiên cứu 97
Bảng 3.13: Diện tích canh tác lúa rẫy ở 3 điểm nghiên cứu 98
Bảng 3.14: Diện tích canh tác lúa nước tại 3 điểm nghiên cứu 99
Bảng 3.15: Các loại cây lâu năm tại 3 điểm nghiên cứu 100
Bảng 3.16: Thu từ trồng trọt (sau khi đã trừ chi phí) của hộ khảo sát chia theo điểm nghiên cứu (chỉ tính trong những hộ có trồng trọt) 103
Bảng 3.17: Trồng trọt có lãi của hộ chia theo điểm nghiên cứu 103
Bảng 3.18: Hoạt động chăn nuôi của hộ tại 3 điểm nghiên cứu 104
Bảng 3.19: Thu nhập từ chăn nuôi chia theo điểm nghiên cứu 106
Bảng 3.20: Các hình thức khai thác tự nhiên chia theo điểm nghiên cứu 109
Bảng 3.21: Hộ có nhận khoán rừng chia theo điểm nghiên cứu 110
Bảng 4.1: Số hộ làm các nghề thủ công chia theo điểm nghiên cứu 131
Bảng 4.2: Những thôn có nhiều tác động trực tiếp đến VQG Cát Tiên 133
Bảng 4 3: Các hoạt động xâm phạm vào rừng ở Vườn quốc gia Cát Tiên 134
Bảng 4.4: Các hình thức khai thác tự nhiên tại 3 điểm nghiên cứu 136
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam trong những thập kỷ gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ với qui mô ngày càng mở rộng, tác động đến mọi vùng miền
và mọi tộc người Việc thực hiện chính sách dân tộc dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế, giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người đã làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội các tộc người thiểu số, theo chiều hướng tích cực Đời sống của các tộc người thiểu số nói chung được nâng cao cùng với sự phát triển của
cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo vẫn còn phổ biến ở khu vực nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng các tộc người thiểu số, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Bên cạnh đó, ở vùng này còn có sự gia tăng dân số
cơ học mạnh, làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, suy giảm chất lượng đất,… ảnh hưởng xấu đến hoạt động mưu sinh của các tộc người thiểu số tại chỗ, trong đó có người Mạ Trong bối cảnh đó, việc cải thiện, nâng cao điều kiện sống, đảm bảo sinh kế bền vững cho các tộc người thiểu số, đồng thời giải quyết các vấn đề suy thoái môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vùng dân tộc thiểu số là những vấn đề cấp bách đang đặt ra, cần được nghiên cứu một cách thấu đáo
Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên được thành lập năm 1992, trên cơ sở mở rộng khu rừng cấm Nam Cát Tiên (thành lập ngày 7/7/1978), nhằm bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các vùng đất ngập nước quan trọng, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm, bảo tồn và phục hồi cảnh quan thiên nhiên, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái Song, có một thực tế là sự thành lập các khu bảo tồn và VQG Cát Tiên cùng với việc cấm khai thác rừng đã làm cho cư dân ở các khu vực liên quan mất đi một số nguồn lợi từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên Không kể việc ngăn cấm tuyết đối các hình thức đốt rừng làm rẫy, săn bắn thú quý hiếm, khai thác gỗ, vì mục tiêu bảo tồn sự đa dạng sinh học của các khu bảo tồn và vườn quốc gia, cụ thể là VQG Cát Tiên, họ cũng bị cấm vào rừng để hái rau củ, lấy củi đun, bắt cá trên sông suối,… Điều này gây khó khăn trước nhất, cho các tộc người thiểu số tại chỗ (Mạ, Stiêng, Mnông), vì hoạt động
Trang 7mưu sinh của các tộc người này còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên Để khắc phục tình trạng trên, trong hơn 20 năm kể từ khi VQG Cát Tiên được thành lập, đã có nhiều chương trình dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các tộc người thiểu số sinh sống trong và chung quanh vườn Đời sống của đồng bào nói chung cũng đã dần ổn định, song vẫn còn không ít hộ còn nhiều khó khăn; tài nguyên rừng và sự đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên vẫn bị xâm phạm
Vậy hiện nay ở người Mạ và các tộc người thiểu số trong và xung quanh VQG Cát Tiên đang có những hoạt động sinh kế nào và các hoạt động này có tác động tiêu cực đến việc bảo tồn VQG Cát Tiên không? Và, nếu có, là những tiêu cực
gì và cần những giải pháp nào để đảm bảo sinh kế bền vững cho các tộc người thiểu
số nói chung và người Mạ nói riêng, gắn với việc duy trì hệ sinh thái môi trường cảnh quan khu vực VQG Cát Tiên, trước nhất là bảo tồn được tài nguyên rừng và sự
đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên?
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về các tộc người thiểu số ở khu vực VQG Cát Tiên, song, chưa có một nghiên cứu hệ thống và toàn diện về sinh kế của người Mạ, xem xét sinh kế trong mối quan hệ với văn hoá tộc người và tài nguyên thiên nhiên
Do đó, nghiên cứu đề tài “Sinh kế của người Mạ ở Vườn Quốc gia Cát
Tiên” với mục đích làm sáng rõ những tri thức, những kinh nghiệm trong hoạt động
sinh kế truyền thống của người Mạ (canh tác nương rẫy, khai thác sản phẩm từ rừng, ứng xử với môi trường tự nhiên), những biến đổi trong hoạt động sinh kế kể
từ sau khi thành lập khu rừng cấm Nam Cát Tiên, từ đó xây dựng các hướng giải pháp sinh kế bền vững, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào, quản lý và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên
Trên cơ sở tương đồng về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển, hoạt động mưu sinh của người Mạ ở VQG Cát Tiên mang những đặc trưng tiêu biểu cho một
số tộc người thiểu số khác thì với kết quả nghiên cứu về hoạt động mưu sinh của người Mạ, hi vọng rằng luận án cũng sẽ cung cấp những tư liệu thực tiễn cần thiết, làm cơ sở xây dựng những chương trình hỗ trợ phục vụ công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội cho các tộc người thiểu số nói chung; giải quyết vấn đề bảo vệ
Trang 8môi trường sống, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQG Cát Tiên, nhằm hướng tới phát triển bền vững cộng đồng người Mạ và các tộc người thiểu số khác cùng sống trong khu vực VQG Cát Tiên
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Thu thập thông tin một cách có hệ thống và đầy đủ nhằm phân tích về sinh
kế và biến đổi về sinh kế dưới tác động của các chương trình dự án trong vùng người Mạ ở VQG Cát Tiên từ trước và sau khi thành lập khu rừng cấm Nam Cát Tiên (1978), đặc biệt là từ khi thành lập VQG Cát Tiên (1992) Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa sinh kế của tộc người Mạ cũng như bảo vệ rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học ở VQG Cát Tiên nói riêng và vùng cư trú của người Mạ ở Việt Nam nói chung, nhằm góp phần xây dựng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội người Mạ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay
2.2 Nhiệm vụ của đề lài luận án
- Thu thập một cách có hệ thống và đáng tin cậy về hoạt động sinh kế và biến đổi về sinh kế dưới tác động của các chương trình, dự án và giao lưu kinh tế - văn hóa giữa người Mạ ở VQG Cát Tiên với các tộc người sinh sống lân cận
- Phân tích và làm sáng tỏ những biến đổi về hoạt động sinh kế của người Mạ
từ sau năm 1975 đến nay, trong đó chú ý các thời điểm thành lập Khu rừng cấm Nam Cát Tiên (1978), đặc biệt là từ khi thành lập VQG Cát Tiên (1992)
- Xác định những vấn đề đặt ra cho hoạt động sinh kế hiện nay của người Mạ trong mối quan hệ với phát triển bền vững và đặc biệt là quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQG Cát Tiên, dựa trên sự phân tích về mối tương quan giữa nguồn lực con người và nguồn lực thiên nhiên
- Đề xuất các kiến nghị và giải pháp làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chính sách để phát triển sinh kế của người Mạ một cách bền vững trong quá trình quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Trang 93 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên, bao gồm các hoạt động sinh kế truyền thống và các biến đổi sinh kế dưới tác động có tính tích hợp của nhiều nguyên nhân như chính sách định canh định cư, giao lưu văn hóa và các hoạt động khuyến nông tại địa phương Hiện trạng hoạt động sinh kế của người Mạ ở VGQ Cát Tiên được phân tích trong sự biến đổi của nền kinh tế tự cung tự cấp bước đầu chuyển sang nền sản xuất hàng hóa thông qua các nguồn lực và sự biến đổi về nguồn lực từ nguồn lực tự nhiên, đến nguồn lực con người và nguồn lực xã hội trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động mưu sinh của người Mạ tại các buôn phân bố ở các vị trí khác nhau đối với vùng lõi VQG Cát Tiên Các điểm nghiên cứu mang tính đại diện gồm các xã sau: 1/ xã trong vùng lõi VQG Cát Tiên,
xã được chọn là xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, 2/ xã thuộc vùng đệm VQG Cát Tiên ven sông Đồng Nai, giáp với vùng lõi, xã được chọn là xã
Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, và 3/ xã ở vùng rìa của vùng đệm VQG Cát Tiên, tiếp giáp với vùng ngoại vi của VQG Cát Tiên, xã được chọn là xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng Các điểm nghiên cứu cũng phản ánh kinh nghiệm
và tri thức hay nói chung và vốn con người của người Mạ ở hai khu vực sinh kế: nhóm người Mạ phía Đông, trên cao nguyên Bảo Lộc, tiêu biểu bởi cộng đồng người Mạ ở xã Lộc Bắc và Đồng Nai Thượng) và nhóm người Mạ ở phía Tây là vùng thấp, dọc hệ thống sông Đồng Nai (sông Đạ Đưng) tiêu biểu bởi cộng đồng người Mạ tại xã Tà Lài
- Phạm vi về thời gian: Từ 1975 đến nay, được chia làm 3 giai đoạn: 1/ từ 1975-1978 khi thành lập khu rừng cấm Nam Cát Tiên, với hoạt động nương rẫy và khai thác tự nhiên là đặc trưng chính trong hoạt động sinh kế của người Mạ; 2/ từ
1978 đến 1992 khi thành lập VQG Cát Tiên là giai đoạn diễn ra quá trình định canh định cư và các hỗ trợ của Nhà nước đối với người Mạ để chuyển từ canh tác nương rẫy sang canh tác ruộng nước; và 3/ từ 1992 đến nay là giai đoạn có nhiều biến động trong sinh kế và hoạt động nông nghiệp cũng đa dạng hơn đặc biệt là ngoài ruộng nước người Mạ đã trồng cây công nghiệp, bước đầu xuất hiện yếu tố sản xuất hàng
Trang 10hóa dưới tác động của công tác khuyến nông, chương trình xóa đói giảm nghèo và học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp đa dạng hơn, vượt trội hơn nền nông nghiệp nương rẫy của họ trước kia thông qua quá trình giao tiếp với người Kinh và các tộc người thiểu số từ các tỉnh phía Bắc nhập cư vào
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu về sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên, chúng tôi dựa trên cơ
sở lý luận là Phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vật lịch sử Xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội trong mối quan hệ biện chứng với các thành tố khác trong đời sống như môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá - xã hội, điều kiện lịch sử và tâm lý tộc người,… Bên cạnh đó, luận án ứng dụng chủ yếu hai cách tiếp cận lý thuyết sau: 1/ lý thuyết Sinh thái học nhân văn và 2/ lý thuyết Khung sinh kế bền vững
Lý thuyết sinh thái học nhân văn đặt ra mối quan hệ mang tính hệ thống giữa
xã hội với môi trường tự nhiên và cho rằng mọi hệ sinh thái trên trái đất đều chịu sự tác động của con người Lý thuyết này cho phép phân tích, trong bối cảnh trình độ phát triển xã hội người Mạ, các hoạt động của họ, trước nhất là các hoạt động sinh
kế tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên
Ngoài cách tiếp cận theo lý thuyết sinh thái học nhân văn, với chủ đề nghiên cứu về sinh kế của người Mạ, một cộng đồng thiểu số cũng như nhiều cộng đồng tộc người thiểu số khác ở miền núi là tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao và tính dễ tổn thương nên đề tài này còn vận dụng cách tiếp từ lý thuyết Khung sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (The Department for International Development, viết tắt là DFID) đề xuất và vận dụng Khung phân tích này áp dụng một cách tiếp cận toàn diện hơn về phát triển và giảm nghèo, trong đó phân tích mối tương quan của 5 loại tài sản hay 5 nguồn vốn cần thiết để các hoạt động sinh kế đạt kết quả một cách tích cực [77]
Trang 114.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu kể trên, đề tài vận dụng các phương pháp thu thập
dữ liệu và phân tích dữ liệu, kết hợp hướng tiếp cận định tính và định lượng sau:
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Tham khảo và kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, bao gồm các công trình đã xuất bản, kết quả các chương trình, dự án nghiên cứu do các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện, tài liệu thống
kê các cấp và các báo cáo tổng hợp về kinh tế - xã hội của UBND các cấp thuộc tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai cũng như các báo cáo của các sở, ban, ngành có liên quan Nguồn dữ liệu này giúp chúng tôi thiết kế nghiên cứu, đặc biệt là xây dựng thư mục tham khảo, chọn địa bàn khảo sát, hệ thống những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn đang đặt ra liên quan đến sinh kế của người Mạ ở khu vực VQG Cát Tiên trong bối cảnh đương đại
- Phương pháp điền dã dân tộc học/nhân học
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài Các kỹ thuật được áp dụng bao gồm: quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
+ Quan sát tham dự: Từ các cuộc khảo sát thực địa tại các địa bàn, trong cộng đồng
người Mạ, thực hiện quan sát tham dự về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường sinh thái nơi tộc người Mạ sinh sống, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; ứng xử xã hội trong các hoạt động sinh kế… nhằm phát hiện những vấn đề nổi bật về đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sinh kế sống động và tìm ra những nghiên cứu trường hợp
+ Phỏng vấn sâu: Nội dung phỏng vấn sâu được thiết kế theo những nội dung chính
của đề tài, gồm các hoạt động sinh kế, các biến đổi sinh kế, chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, các nguồn vốn thiết yếu cho hoạt động mưu sinh,… trong tương quan với biến đổi về điều kiện tự nhiên và bảo tồn nguồn tài nguyên VQG Cát Tiên Từng lãnh vực vừa nêu được liên kết theo hướng hồi cố và lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện trạng sinh kế của người Mạ dưới nhiều góc nhìn khác nhau, từ chính người
Mạ đến các cán bộ quản lý, cán bộ các tổ chức đoàn thể Đối tượng phỏng vấn như
Trang 12vậy bao gồm: nhà quản lý VQG Cát Tiên, lãnh đạo địa phương cấp thôn/ấp, xã; lãnh đạo Trường dân tộc nội trú Đồng Nai Thượng, lãnh đạo Trạm Kiểm lâm Bù Sa; lãnh đạo Hội nông dân xã, lãnh đạo Hội phụ nữ ấp; người am hiểu phong tục tập quán và có kinh nghiệm sản xuất, đồng thời cũng là chủ hộ Số cuộc phỏng vấn gồm
20 cuộc, trong đó có 13 cuộc phỏng vấn sâu 13 cộng tác viên là người Mạ
+ Thảo luận nhóm trọng tâm: Luận án thực hiện thảo luận nhóm trọng tâm để thu
thập ý kiến, kiến nghị của đồng bào Mạ về các vấn đề cấp bách trong hoạt động sinh
kế và đời sống của họ Các nhóm thảo luận bao gồm: nhóm phụ nữ (1 cuộc) , nhóm nam giới (1 cuộc), nhóm cả nam và nữ cùng tham gia (1 cuộc) Tổng cộng có 3 cuộc thảo luận nhóm Các cuộc thảo luận nhóm tập trung trao đổi về các hoạt động sinh kế và biến đổi trong sinh kế của cộng đồng buôn ấp người Mạ tại 3 xã khảo sát trong bối cảnh bảo tồn tính đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên và bảo vệ môi trường nói chung
- Phương pháp điều tra Xã hội học bằng bản câu hỏi
Nhằm bổ sung thông tin cấp độ hộ (nguồn lực tài chính, đất sản xuất, công cụ,…) và cấp độ cá nhân (tình trạng sức khỏe, học vấn, tay nghề,…), là những nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược sinh kế của hộ và cá nhân, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi tại ba xã Xã khảo sát được chọn theo phương pháp điển hình dựa trên tiêu chí vị trí của xã có người người Mạ cư trú đối với vùng lõi của VQG Cát Tiên như đã nêu ở mục phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận án và giới hạn về nhân lực và kinh phí, mẫu khảo sát bằng phiếu hỏi chỉ giới hạn trong phạm vi mỗi xã 50 hộ, tổng cộng gồm 150 hộ, được tiến hành vào tháng 9 và tháng 10/2015 Người cung cấp thông tin được chọn ưu tiên cho chủ hộ, kế đó là người biết về hộ, nếu không thể tiếp xúc được với chủ hộ Tại xã Tà Lài, người Mạ tập trung chủ yếu tại ấp 4 nên các hộ khảo sát được chọn trong các ấp này (50 hộ, 219 nhân khẩu); xã Đồng Nai Thượng có 5 thôn, chủ yếu là người Mạ, các hộ khảo sát được chọn trong hai thôn là thôn Bi Nao (29 hộ, 160 nhân khẩu), và thôn Bờ Đê (21 hộ, 96 nhân khẩu); cư dân xã Lộc Bắc đều là người
Mạ, phân bố trong 4 thôn, các hộ khảo sát được chọn trong hai thôn là thôn 2 (25
hộ, 119 nhân khẩu), và thôn 4 (25 hộ, 129 nhân khẩu)
Trang 13Dữ liệu định lượng thu được từ phiếu hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS, kết suất các bảng phân tổ thống kê, trong đó có chú ý so sánh theo từng xã – phản ánh vị trí khác nhau của nơi cư trú của các cộng đồng khảo sát với vùng lõi VQG Cát Tiên
- Phương pháp chuyên gia
Phối hợp và tham khảo ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu sinh kế của các tộc người thiểu số, vai trò của cộng đồng và phát triển bền vững tài nguyên KBTTN, VQG
Sau cùng dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp thu thập được từ các ban, ngành, các
số liệu thống kê qua bảng hỏi tiến hành phân tích tổng hợp theo yêu vầu của đề tài
để rút ra kết luận nghiên cứu
5 Đóng góp mới của luận án
- Một là, xây dựng hệ thống tư liệu tương đối đầy đủ về hoạt động sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên Trên cơ sở đó góp phần dựng lại bức tranh về hoạt động sinh kế của người Mạ ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ
- Hai là, phân tích một cách hệ thống và toàn diện về sự tác động của hoạt động mưu sinh của người Mạ đến sự quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQG Cát Tiên và những ảnh hưởng của quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đến hoạt động sinh kế của người Mạ, từ đó, tìm ra những bất cập và hướng giải quyết trong phát triển sinh kế của người Mạ trong giai đoạn hiện nay
- Ba là, trên cơ sở nguồn tư liệu và kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định các chương trình, chính sách liên quan đến đất đai, môi trường, giảm nghèo và phát triển bền vững, bảo tồn các VQG một cách có hiệu quả
Trang 146 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Xác định và vận dụng cơ sở lý luận trong nghiên cứu sinh kế cộng đồng cư dân ở VQG cho nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên
- Nghiên cứu những yếu tố tác động và thực trạng biến đổi hoạt động sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên
- Trên cở sở kết quả nghiên cứu đề xuất những định hướng giải pháp cho sinh kế của người Mạ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học ở khu vực VQG Cát Tiên
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn nghiên cứu Chương 2: Sinh kế của người Mạ trước khi thành lập khu rừng cấm Nam Cát Tiên (1978)
Chương 3: Biến đổi sinh kế của người Mạ từ sau khi thành lập khu rừng cấm Nam Cát Tiên (1978) đến nay
Chương 4: Vấn đề phát triển bền vững sinh kế của người Mạ trong bối cảnh bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về hoạt động sinh kế
1.1.1.1 Nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Nghiên cứu về sinh kế đã được các tác giả nước ngoài quan tâm từ những năm
80 của thế kỷ XX Trước đó vấn đề kinh tế nông nghiệp được đề cập đến trong các
nghiên cứu của V.D Blavatski - A.V Nikitin với tác phẩm “Sự xuất hiện và phát
triển của nông nghiệp”[102]; N.N Tsebocsarop - IA.V Tsesnop với “Một số vấn đề nghiên cứu dân tộc học nông nghiệp Đông Nam Á” [78]; G.G Gromop - IU.F
Nôvichkop với “Một số vấn đề nghiên cứu dân tộc học nông nghiệp” [40] Các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các cộng đồng nông dân, về sự xuất hiện của nông nghiệp, những vấn đề cần xem xét trong nghiên cứu kỹ thuật học nông nghiệp đặc biệt là yếu tố địa lý – tự nhiên – kinh tế - xã hội, các đặc trưng văn hóa hình thành trong điều kiện lịch sử nhất định Tác giả A Schultz và H Lavenda trong tác phẩm
“Nhân học một quan điểm về tình trạng nhân sinh” đã đề cập đến khái niệm phương
thức mưu sinh theo các tác giả vấn đề sinh tồn là nhằm để thỏa mãn những nhu cầu
thiết yếu của con người như ăn, mặc, ở [76] Một cách khái quát những nghiên cứu này bước đầu cung cấp những miêu thuật ban đầu về sinh kế, chưa đưa ra những phát hiện mang tính chuyên sâu
Với ý nghĩa là phương thức mưu sinh, sinh kế được đề cập đến khá nhiều
trong những nghiên cứu nhân học từ sau những năm 80 của thế kỷ XX Phần lớn các nghiên cứu tiếp cận theo hướng phát triển nông thôn và xóa bỏ đói nghèo Thời
gian về sau vấn đề sinh kế càng được quan tâm nhiều hơn qua các dự án phát triển
Một trong những đặc điểm quan trọng của hướng tiếp cận sinh kế là tập trung vào tài sản (assets) của con người Tác giả F Ellis cho rằng một sinh kế những tài sản bao gồm các nguồn vốn (tự nhiên, vật chất, con người, tài chính, xã hội) [115] Cùng với quan điểm ấy EsWarappa xem xét cách con người sử dụng các loại tài sản này để giải quyết các vấn đề mưu sinh của họ như thế nào [119]
Nghiên cứu về sinh kế và môi trường cũng là mối lưu tâm của nhiều nhà nghiên cứu Tác giả Koos Neefies đặc biệt chú trọng đến vấn đề đói nghèo và môi trường, theo tác giả chiến lược và chính sách về sinh kế có thể giải quyết những nguyên nhân của sự suy thoái môi trường, nghèo đói [54] Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, sinh kế bền vững là những lưu tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu Bộ
Trang 16Phát triển Quốc tế (Cơ quan hợp tác của Anh Quốc) đưa ra khung sinh kế bền vững
và trở thành cốt lõi cho chính sách giảm nghèo của tổ chức này [77] Các tác giả cho rằng sinh kế bền vững là một khái niệm thực tiễn của thế kỉ XXI, khái niệm bền vững được xem xét ở cả lĩnh vực môi trường và xã hội
1.1.1.2 Nghiên cứu của các học giả trong nước
Ở Việt Nam nghiên cứu về hoạt động sinh kế của các tộc người được các nhà nghiên cứu lưu tâm từ những năm 60 của thế kỷ XX Có khá nhiều những bài viết
về hoạt động sinh kế của các tộc người được đăng tải trên sách, tạp chí và thông báo khoa học chuyên ngành [47], [64], [65], [66],[86], [88] [20]…Trong các nghiên cứu các tác giả đặc biệt chú trọng đến hoạt động canh tác nương rẫy của các tộc người, loại hình canh tác chủ yếu dựa vào tự nhiên, mang nặng yếu tố tự cấp tự túc [23], [ 25], [26], [27], [16] Ngoài hoạt động canh tác nương rẫy các hoạt động kinh tế khác trong đời sống của các tộc người cũng được các tác giả đề cập đến, trong đó nổi bật
là vai trò của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi kết hợp khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên [19]
Từ sau ngày đất nước thống nhất, các nhà nghiên cứu có điều kiện đi sâu nghiên cứu đời sống văn hóa, xã hội trong đó có kinh tế của các tộc người thiểu số trên địa bàn cả nước Dưới dạng những nghiên cứu chuyên sâu tác giả Lê Sĩ Giáo [35], [36], [37], [38] đã đề cập đến hàng loạt vấn đề về các hoạt động sinh kế của các dân tộc học thiểu số khu vực miền núi như canh tác nương rẫy; hệ thống ruộng bậc thang; chăn nuôi truyền thống; xây dựng kinh tế hộ gia đình nông nghiệp Tác
giả Trần Bình trong các nghiên cứu chuyên sâu của mình đã đi đến khẳng định “Tập
quán mưu sinh là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, có mối quan hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa xã hội và văn hóa nhận thức” [8], [9]
Nghiên cứu về nông thôn, sinh thái nông nghiệp trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ đề thu hút khá nhiều các nghiên cứu trong thời gian gần đây, đặc biệt là vấn đề tiềm năng, lợi thế, những thách thức của các cộng đồng tộc người trong công cuộc chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang kinh tế thị trường
Tác giả Nguyễn Sinh Cúc trong Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Việt Nam [18], Đào Thế Tuấn trong Hệ sinh thái nông nghiệp [90] đã nêu lên những
khó khăn của nông thôn miền núi trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế Một vấn đề nổi lên khi nghiên cứu về nông thôn cũng được các tác giả đề cập đến đó là vấn đề đất đai [59], đặc biệt là đất rừng và canh tác nương rẫy truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Vấn đề thực hiện công tác định canh, định cư và tổ chức lại sản xuất theo hướng nông lâm kết hợp cũng được đề cập đến trong nghiên cứu [14] Khi đặt vấn đề nghiên cứu về sinh kế của các cộng đồng cư dân làm nông nghiệp,
Trang 17các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến tri thức địa phương Khá nhiều nghiên cứu về tri thức địa phương về canh tác nương rẫy, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, quản lý cộng đồng ở các tộc người thiểu số Tác
giả Lâm Minh Châu với nghiên cứu Tri thức địa phương của người Thái về sử dụng
và quản lý tài nguyên thiên nhiên [13]; Nguyễn Xuân Hồng với Tri thức bản địa trong canh tác nương rẫy của các dân tộc thiểu số ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế [48]; Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc với Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên [92];
Hoàng Xuân Tý với Kiến thức bản địa trong các dự án phát triển vùng cao Việt
Nam: Hiện trạng và tiềm năng [93]; Lâm Nhân với Tri thức bản địa của người Mạ trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội [61] Nguyễn Trường Giang,
Nguyễn Thị Tám (2014), Tri thức địa phương của người Dao trong canh tác nương
ở xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang [34], Trần Hồng Thu với Lợi ích kinh tế của tri thức dân gian người Dao trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xói đói giảm nghèo [82] Các nghiên cứu đều khẳng định tri thức bản địa là những
kinh nghiệm quý giá, phải trân trọng và khai thác triệt để trong phát triển kinh tế ở vùng các tộc người thiểu số
Nghèo đói và những nghiên cứu về thực trạng sinh kế với các giải pháp xói đói giảm nghèo luôn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu trong những năm gần đây Năm 2002, chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP) về Nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vi mô đã được triển khai; Tác giả Vũ
Quang Định (2001), đã có một tham luận tại Hội thảo khoa học “Xoá đói giảm
nghèo vùng dân tộc thiểu số: Phương pháp tiếp cận”; Hà Quế Lâm (2002) với nghiên cứu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay- thực trạng và giải pháp Bùi Minh Đạo (2002), Nghèo đói và giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số ở Việt Nam – thực trạng và những vấn đề đặt ra [27] Trong các nghiên cứu
các tác giả đi đến kết luận nghèo đói đang là thực tế tồn tại ở các tộc người thiểu số, các nghiên cứu nhấn mạnh đến vai trò và các giải pháp cải thiện sinh kế trong xói đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân
Bên cạnh đó nghiên cứu về sinh kế của các tộc người luôn là vấn đề quan trọng, là một trong những hướng nghiên cứu rất được ưu tiên, chú trọng trong những năm gần đây Số lượng các nghiên cứu về sinh kế khá nhiều Một số công
trình tiêu biểu như: Tổng quan về an ninh lương thực [42]; Cơ chế ứng phó với tình
trạng khan hiếm lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam và CHDCND Lào: Nâng cao năng lực và hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dân tộc học (Việt Nam) và Viện Nghiên cứu Văn hoá (Lào) [46]; Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo [77]; Sinh kế tộc người trong
Trang 18bối cảnh Việt Nam đương đại [56] Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề khái quát về sinh kế như khái niệm sinh kế, sinh kế bền vững, các hợp phần Đặc biệt trong các nghiên cứu này ngoài những phương pháp truyền thống các phương pháp liên ngành, đa ngành, nghiên cứu có người dân tham gia, sử dụng bảng hỏi, mẫu nghiên cứu đã được áp dụng
Ngoài ra, cũng có rất nhiều nghiên cứu về sinh kế của các dân tộc ít người ở
Việt Nam như: Sinh kế người Cơ Tu - khả năng tiếp cận và cơ hội [1]; Sinh kế phục
thuộc vào tài nguyên rừng của người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế [50]; Sinh kế của người Dao trong quá trình hội nhập và phát triển (nghiên cứu trường hợp người Dao đỏ ở xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) [80]; Sinh kế của người Hmông trong quá trình Hội nhập và phá triển (Nghiên cứu trường hợp ở thôn Cát Cát - xã San Sả Hồ - huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai) [83]; Sinh kế của người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang [43]; Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La [55]
Như vậy qua các nghiên cứu về sinh kế của các tác giả từ trước đến nay, vấn
đề sinh kế tộc người dần được nhìn nhận một cách khách quan, hệ thống Bằng các tìm tòi, phân tích, so sánh, các nghiên cứu đã cố gắng tìm ra các giải pháp giải quyết những bất cập đang tồn tại trong phát triển bền vững các tộc người thiểu số ở nước
ta Trong đó nổi bật là vấn đề xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường Đây là nguồn tư liệu quý giúp tác giả luận
án có cái nhìn tổng thể về nghiên cứu sinh kế để có thể áp dụng trong nghiên cứu sinh kế của tộc người Mạ ở VQG Cát Tiên
1.1.2 Nghiên cứu về sinh kế của người dân ở VQG
1.1.2.1 Nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Nghiên cứu sinh kế của người dân ở VQG là một trong những xu hướng được đặt ra trong bối cảnh thành lập hàng loạt các KBTTN, VQG nhằm khắc phục tình trạng suy giảm tài nguyên rừng, đất, nước, khoáng sản, hải sản, động thực vật quý hiếm hiện nay Tiêu biểu là nghiên cứu của Abiyot Negera Biressu [113] và
Krisna B.Ghimire [118] đề cập trong “Parks and people: Livelihood issues in
national parks management in Thailand and Mandagascar” (VQG và con người:
Các vấn đề sinh kế và quản lý tài nguyên VQG ở Thái lan và Madagascar) Cả hai tác giả đều thống nhất quan điểm rằng các hoạt động bảo tồn ở VQG cần chú ý chia
sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên liên quan, đồng thời cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương
Tác giả Sanya K (2002) trong tác phẩm “Involving indigenous people in
protected area management: comparative perspective from Nepal, Thailand and China” (Kiến thức bản địa trong bảo tồn tài nguyên: so sánh bối cảnh của Nêpan,
Trang 19Thái Lan và Trung Quốc), cho rằng cần phải chú ý tới các dân tộc bản địa và sinh
kế của họ trong các KBTTN và VQG trong các hoạt động bảo tồn Nhóm tác giả Tolera Senbatot Jiren, Liton Chendra Sen và Anna Glent Overgaard, trong một tài liệu về quản lý VQG và sinh kế địa phương ở Ban Suk Ran Sat, Thailand đã sử dụng hướng tiếp cận sinh kế bền vững của DFIT để phân tích Theo các tác giả, phát triển sinh kế bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn về kinh
tế và lương thực cho cộng đồng, sinh kế là điểm chủ chốt mối tương tác giữa con người và tài nguyên, quyết định tính bền vững
Qua các nghiên cứu các tác giả đã đi đến khẳng định: Việc thành lập các VQG và KBTTN mặc dù đã gây ra những tác động tiêu cực lên sinh kế của cộng đồng sống xung quanh nhưng cũng đã giúp cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên ở các khu vực này Việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào quản lý các VQG và KBTTN là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao, đồng thời việc chia sẻ lợi ích thu được từ các VQG và KBTTN đã giúp nâng cao đời sống cộng đồng và tạo ra sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển
1.1.2.2 Nghiên cứu của các học giả trong nước
Hiện nay ở Việt Nam có 128 khu rừng đặc dụng được thành lập với tổng diện tích hơn 2,5 triệu ha, chiếm khoảng 7,24% diện tích cả nước, bao gồm 30 VQG, 60 KBTTN và 38 khu bảo vệ cảnh quan Chính vì vậy, phương thức mưu sinh của các tộc người thiểu số và vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học quan trọng là vấn đề cấp bách được nhiều học giả quan tâm Tác giả
Nguyễn Xuân Hồng với “Sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người Tà Ôi ở
thôn Phú Thượng, xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” [49]; Nguyễn
Thị Mỹ Vân với “Chính sách quản lý rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các
dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế” [103]; Phạm Công Trí “Phân tích vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số Ê - đê tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk” [84]; Bùi Minh Thuận (2013) “Sự thay đổi phương thức mưu sinh của người Đan Lai ở Con Cuông(thuộc vùng thượng nguồn khe khặng – vùng lõi VQG Phù Mát) sau tái định cư”, Tạp chí Khoa học – Công
nghệ Nghệ An, số 8[91]; Hà Thúc Viên, Ngô Minh Thụy (2010), Sinh kế nông hộ
trong quá trình chuyển đổi: Nghiên cứu tại một cộng đồng vùng đệm VQG Cát Tiên, Hội thảo Môi trường và phát triển bền vững, VQG Côn Đảo, ngày 18 –
20/6/2010[105]; William D Sunderlin và Huỳnh Thu Ba (2005), Giảm nghèo và
rừng ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), Jakarta:
Subur Printing[112]; Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2014), Sinh kế của các tộc người
thiểu số và vấn đề bảo tồn các VQG, Tạp chí KHXH số 11[69].Trong các nghiên
cứu các tác giả đưa ra kết luận đói nghèo là thách thức lớn nhất cho việc bảo tồn
Trang 20thiên nhiên ở các VQG, KBTTN Các cộng đồng thiểu số sinh sống ở các khu vực VQG, phần lớn là những cộng đồng nghèo Người Tày, Dao và Hmông ở VQG Ba
Bể có tỷ lệ nghèo chiếm 50% - 60% [22]; Ở VQG Tam Đảo, người Sán Dìu có hộ nghèo là 27% và hộ nghèo thường thiếu ăn từ 3 – 5 tháng/năm [41]; Cộng đồng người Đan Lai ở vùng thượng nguồn Khe Khặng (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An – thuộc vùng lõi VQG Phù Mát) có đời sống rất nghèo nàn lạc hậu [91]; Người Cơ – Tu và Bru – Vân Kiều ở vùng đệm VQG Bạch Mã có đời sống đói nghèo thể hiện qua thiếu vốn sản xuất, thiếu lương thực, thực phẩm nhất là thời kỳ giáp hạt [47]
Để khắc phục tình trạng trên hầu hết các tác giả đều thống nhất quan điểm cho rằng: Phần lớn đời sống các tộc người thiểu số ở nước ta còn ở mức nghèo và hoạt động sinh kế phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên rừng vì thế muốn phát triển kinh tế phải giải quyết ổn thỏa bài toán giữa bảo tồn và ổn định sinh kế cho người dân
Một số nghiên cứu đã nêu lên các hoạt động mưu sinh của cư dân ở một số VQG thay thế cho các hoạt động mưu sinh khai thác tài nguyên rừng Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng được xem như là một hướng sinh kế bền vững cho các cư dân ở VQG Pù Mát - Nghệ An, VQG Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp [62]; VQG Tam Đảo [94]; KBTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá [67]; VQG Xuân Thuỷ [71]; Các khu bảo tồn - dự án thí điểm tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam)… Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích các yếu tố tác động của việc hình thành các KBTTN và VQG đến sinh kế của cộng đồng, như ở KBTTN Mường Nhé [83], nghiên cứu tác động của các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng VQG Kon Ka King, tỉnh Gia Lai [84] Đồng thời các tác giả cũng đưa ra những mô hình cho phát triển bền vững đối với cộng đồng tộc người thiểu số ở các VQG và các KBTTN [70],[62]; [104]; [63]
Nghiên cứu về hoạt động sinh kế của cư dân trong khu vực VQG Cát Tiên chưa thực sự có nghiên cứu nào đề cập đến toàn diện Trong báo cáo của Dự án Bảo
vệ rừng và phát triển rừng trên đất trồng ở Việt Nam của ANZDEC đã ghi chép khái quát về đời sống kinh tế xã hội của cư dân trong khu vực [15] Nghiên cứu của D.A Gilmoum, Nguyễn Văn Sản [21] tuy chưa toàn diện về các mặt trong đời sông kinh
tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng cư dân trong vùng, nhưng đã phân tích tình hình hoạt động sản xuất, việc khai thác sử dụng đất rừng, bước đầu đã ghi nhận về
sự biến dạng sinh học ở vùng đệm dưới tác động của các hoạt động kinh tế xã hội của các cộng đồng dân cư tại một số địa bàn trong khu vực Tài liệu hỗ trợ kỹ thuật
- Kế hoạch quản lý bảo tồn VQG Cát Tiên [108], [109] do VQG thực hiện khảo sát trên thực địa đã đưa ra được các đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và dân cư, dân tộc, hệ canh tác và sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, cấp nước thủy lợi của nhóm cư dân nằm trong ranh giới VQG với 21 thôn thuộc 7 xã với tổng số dân
Trang 219.570 người Tài liệu trình bày tổng quát về hiện trạng kinh tế - xã hội của mỗi tiểu vùng và chúng có một tính chất nhất quán về đa dạng sinh học nhưng mỗi vùng có những đặc điểm nhân văn, đã đưa đến sự quản lý cũng như cách lựa chọn khác nhau Những kiến nghị về các hoạt động kinh tế (giảm nghèo), thậm chí các hoạt động sản xuất ở một số khu vực hay hoạt động giáo dục bảo tồn, nâng cao ý thức bảo vệ rừng đều nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo tồn vốn rừng và sự đa dạng sinh học Trong chiến lược quản lý, bảo vệ rừng có gắn kết với việc xem xét mục tiêu phát triển cộng đồng cư dân ở khu vực trước đây cũng như hiện nay là những dân
cư nông nghiệp, nên sự chuyển biến về kinh tế trước hết được nêu ra là ở nông nghiệp Kế hoạch quy hoạch lại ranh giới và bố trí hợp lý dân cư [107] đã nêu ra được một số yếu tố kinh tế - xã hội, nhưng cũng chỉ ở mức độ nhận dạng và chưa phân tích đến các yếu tố văn hóa, quan hệ tộc người trong quá trình phát triển cộng đồng trong chiến lược quản lý và bảo vệ VQG Cát Tiên
Một số nghiên cứu của các tác giả thuộc Trung tâm Dân tộc học thuộc Viện
Khoa học xã hội vùng Nam bộ như Chính sách di dân và định canh định cư tác
động đến việc bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững các cộng đồng cư dân ở khu vực VQG Cát Tiên [68]; Kiến thức bản địa về sử dụng tài nguyên rừng của đồng bào Châu Mạ Vườn quốc gia Cát Tiên [75]; Một số khía cạnh xã hội của dự
án bảo vệ rừng và phát triển rừng trên đất trống ở Việt Nam (qua khảo sát vùng Tây Cát Tiên)[2]; Khảo sát về vấn đề bảo vệ tê giác ở xã Phươc Cát - Cát Tiên [3], Các yếu tố kinh tế - xã hội của các cộng đồng cư dân khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững [5] cung
cấp những chi tiết về biến đổi kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư tại một số nơi trong vùng đệm, về một số kết quả và trở ngại của dự án bảo vệ rừng và phát triển trồng rừng, vấn đề di dân và những tác động của nó đến sự phát tiển bền vững
Ngoài ra nghiên cứu các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên cũng được các sinh viên chọn làm đề tài tốt nghiệp [79], [87]
Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu, bài viết từ nhiều góc độ khác nhau có nhắc tới những biến đổi chung về kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Một số tác giả đã nghiên cứu hiện trạng và xu hướng phát triển miền núi Việt Nam, đã đưa ra những nhận định về thay đổi kinh tế xã hội ở góc độ vĩ mô [73], [74], [52], [53] Đáng chú ý là sự thay đổi về cấu trúc thành phần dân cư; sự biến chuyển trong hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp trung du miền núi Những nghiên cứu này đặc biệt chú ý tới sự biến chuyển kinh tế- xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số Sự phát triển chung ở khu vực đều phụ thuộc rất lớn vào nội lực của chính các cộng đồng tộc người Những phân tích của các nghiên cứu có cái nhìn khá toàn diện về hiện trạng kinh tế xã hội ở các dân tộc thiểu số miền núi Việt Nam
Trang 22(và trong đó khu vực Tây Nguyên được xem xét như một đại diện khu vực), đồng thời đề cập phần nào ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế - xã hội của các cộng đồng đến môi trường tài nguyên thiên nhiên khu vực miền núi
Trong hầu hết các nghiên cứu đề cập đến phương thức mưu sinh của người dân ở khu bảo tồn, VQG được thực hiện với hướng tiếp cận của nhiều ngành khoa học như: kinh tế tài nguyên môi trường, môi trường trong phát triển bền vững, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý môi tường và du lịch sinh thái… Bên cạnh các cách tiếp cận chuyên ngành, trong nhiều nghiên cứu, các tiếp cận liên ngành được kết hợp sử dụng như: tiếp cận sinh kế bền vững, tiếp cận phát triển bền vững, tiếp cận dân tộc học/nhân học và xã hội
1.1.3 Nghiên cứu về sinh kế của người Mạ
1.1.3.1 Nghiên cứu của các học giả nước ngoài
Nghiên cứu chuyên sâu về sinh kế của người Mạ hiện chưa có một tài liệu nào đề cập đến mà phần lớn chỉ mang tính giới thiệu đại cương về tộc người trong
đó phần kinh tế trình bày khá sơ lược
Từ những năm đầu thế kỷ 20, công việc nghiên cứu cộng đồng người Mạ phần lớn đều do các nhà nghiên cứu người Pháp thực hiện Người đầu tiên phải kể
đến là Henri Maitre với tác phẩm Rừng người Thượng đã có những mô tả khá chi
tiết về điều kiện tự nhiên của cao nguyên Mạ và những chú giải về tộc người Mạ
[44] Năm 1966, tác giả Shrock J L and Others với tác phẩm “Minority Groups in
the Republic of Vietnam” (Các nhóm thiểu số ở cộng hòa miền Nam Việt Nam),
Department of the Army [121] Tài liệu đã có phần viết khá chi tiết về đặc điểm cư trú, bối cảnh bộ lạc, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và hoạt động kinh tế của người Mạ với những chú dẫn tư liệu phong phú Tác giả J Boulbet, một người được xem là nhà nghiên cứu chuyên sâu về dân tộc Mạ, một người từng sinh sống trong cộng đồng Mạ, ông đã cho ra đời những công trình nghiên cứu về người Mạ
Quequees aspects du Coutumier (Ndri) des Cau Maá “ Vài khía cạnh của luật tục
(Ndri) của người Châu Mạ”, [122], Trois Légendes Maa’ kể về những truyền
thuyết của người Mạ[123], Description de la végétation en Pays Maa’ (Mô tả thảo mộc xứ Mạ)[125] Tác phẩm Bordee au Rendez – vous des Génies [124] mô tả một
lễ hiến tế trâu của người Mạ ở làng Bordee, những nghi thức cúng tế và những lời
khấn đã được ghi chép rất chi tiết Tác phẩm Modes et Techniques du Pays Maa
(Mốt và kỹ thuật của xứ Mạ) [126] viết về những quan niệm thẩm mỹ, những kiểu
và cách thức làm đẹp, cùng với những kĩ thuật dệt của người Mạ Đáng lưu tâm
nhất là nghiên cứu Le Miir, Culture itnérante evec jachère forestiere en Pays Maa’
(Mir, canh tác lưu động với đất rừng bỏ hóa ở xứ Mạ) [127], nghiên cứu mô tả việc canh tác lưu động với đất rừng bỏ hoang ở xứ Mạ, trong đó cách thức trồng tỉa,
Trang 23chọn đất, đốt nương được tác giả trình bày khá chi tiết Năm 1967, tác phẩm Pays
des Maa' Domaine des génies, Nggar Yang (Xứ người Mạ, lãnh thổ của thần linh)
[10], xuất bản ở Paris (Đỗ Văn Anh dịch), mô tả toàn cảnh xứ Mạ gồm nếp sống, phong tục tập quán, các dòng họ, các bài tình ca, Công trình của Jean Boulbet sưu tầm và nghiên cứu sâu sắc những khúc hát tâm tình nổi tiếng của những chàng trai
xứ Mạ, với 200 câu hát được sưu tầm trực tiếp từ những Kôong, K'Yai ở xứ Mạ, đã khắc họa bức tranh sinh hoạt của trai gái, trên nền hoạt động kinh tế ở vùng người
Mạ trong tác phẩm Dialogue Lyrique des cau Maa' (Tam Pot Maa’) [128]
Trong hầu hết các nghiên cứu của người Pháp một bức tranh chung về người
Mạ được khắc họa với các lĩnh vực khác nhau được đề cập đến như kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy phần viết về hoạt động kinh tế ở đây chưa được thật chi tiết nhưng đây quả là nguồn tư liệu quý giúp tác giả luận án hình dung được bức tranh
về tộc người Mạ trước khi có sự tác động của những yếu tố bên ngoài
1.1.3.2 Nghiên cứu của các học giả trong nước
Việc nghiên cứu về người Mạ được các nhà nghiên cứu trong nước thực hiện
ở các công trình biên soạn khảo cứu địa phương Sách Đại Nam Nhất thống chí tỉnh Biên Hòa của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn [72] là những tư liệu đầu tiên đề cập đến vấn đề “thổ dân”, “máu”, “man sách” ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong đó có những giải thích về người Mạ
Từ sau năm 1975 trở lại đây, việc nghiên cứu đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị của các tộc người ở Tây Nguyên đã được các nhà dân tộc học triển khai
Năm 1977, tác giả Phan Xuân Biên với bài viết Một số ý kiến về thành phần dân tộc
của cư dân bản địa Lâm Đồng [6] đăng trong Tạp chí dân tộc học nêu lên những ý
kiến về việc xác định thành phần dân tộc của cư dân bản địa vùng Lâm Đồng trong
đó có người Mạ Năm 1979, Phan Xuân Biên với bài viết Những vấn đề dân tộc học
vùng Lâm Đồng trong tạp chí Dân tộc học đã nêu những nét khái quát về các dân
tộc cư trú và sinh sống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó có nghiên cứu về dân
tộc Mạ [7] Công trình Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng do giáo sư Mạc Đường chủ biên
(sở VHTT tỉnh Lâm Đồng, 1983) [31], đã khái quát những nét cơ bản về các tộc người thiểu số ở Lâm Đồng Đặc biệt trong công trình này có các chuyên khảo của các tác giả các nghiên cứu của các tác giả liên quan đến người Mạ như: Phan Ngọc
Chiến “Một số vấn đề dân tộc học nông nghiệp ở vùng người Mạ tỉnh Lâm Đồng”, Phan Xuân Biên, “Xã hội cổ truyền của người Mạ qua một số đặc điểm hôn nhân
gia đình”, Nguyễn Đình “ Một vài nét về văn hóa tinh thần của người Mạ”, Phan
Ngọc Chiến-Phan Xuân Biên “Người Mạ” Năm 1984, công trình nghiên cứu “Các
dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)” của nhóm tác giả viết về các dân
tộc thiểu số khu vực phía Nam tổ quốc, trong đó có những đặc điểm văn hóa truyền
Trang 24thống, hoạt động kinh tế của dân tộc Mạ [95] Công trình Địa chí tỉnh Lâm Đồng
có phần viết về hoạt động kinh tế của người Mạ Công trình Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh [101], Địa chí Đồng Nai [100] cũng dành những trang viết về kinh tế của tộc người Mạ Trung tâm KHXH & Nhân văn Quốc gia xuất bản ấn
phẩm “Một số vấn đề phát triển kinh tế xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên” [89], trong đó có những bài viết đáng quan tâm như: Một số vấn đề mô hình định
canh định cư Lộc Lâm ở Lâm Đồng của tác giả Trần Bình đã mô tả sự thành công
của mô hình định canh định cư của cộng đồng cư dân Mạ ở xã Lộc Lâm, huyện Bảo
Lâm, Lâm Đồng Bài viết của tác giả Khổng Diễn “Góp phần nghiên cứu kinh tế -
xã hội Tây Nguyên” nêu lên những nghiên cứu tổng quát về kinh tế, văn hóa, xã hội,
phong tục tập quán tín ngưỡng, đồng thời nêu lên những tác động của các chính sách xã hội của các dân tộc cư trú trên địa bàn Tây Nguyên trong đó có người Mạ Năm 2008, tác giả Nguyễn Văn Chánh bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài
Sự biến đổi cơ cấu việc làm của người Châu Mạ trong quá trình biến đổi kinh tế xã hội hiện nay: Nghiên cứu trường hợp Định Quán-huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
[12] Năm 2013, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam ra mắt tác phẩm Văn hóa Mạ
[51] trong đó dành hơn 30 trang viết về những hoạt động kinh tế của người Mạ Đặc biệt năm 2015, tác giả Trần Minh Đức bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài:
Những biến đổi trong sản xuất nông nghiệp của người Mạ tỉnh Lâm Đồng Luận án
đã mô tả và phân tích khá chi tiết về tình hình sản xuất nông nghiệp của người Mạ
cũng như sự thực trạng biến đổi trong bối cảnh hội nhập [32]
Tóm lại có thể khái quát rằng ở những công trình viết về vấn đề sinh kế của các tộc người nói chung, sinh kế của các tộc người ở VQG cũng như sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên nói riêng bước đầu đã được đề cập ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, những phân tích, đánh giá, lý giải những hiện tượng biến đổi cũng như sự thích ứng của sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên trong điều kiện
và hoàn cảnh mới, việc tìm hiểu về sự tác động của nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững hiện vẫn còn là một khoảng trống
nghĩa như sau “Sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên,
quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống” [114]
Emily A Schultz và Robert H Lavenda cho rằng: “Khi nói đến sinh kế là hàm ý con
Trang 25người phải làm gì để có được của cải vật chất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống” [76] Tổ chức CRD khi triển khai các chương trình hoạt
động phát triển cộng đồng giải thích sinh kế là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả
năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”
Trích lại ý của Cahn (Sustainable livelihooods approach: Concepts and practice,
2002, tr 5), Nguyễn Văn Sửu đã định nghĩa sinh kế theo khung phân tích sinh kế
bền vững của DFID (Bộ phát triển quốc tế Anh) “sinh kế bao gồm các khả năng,
các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” [77, tr 7]
Trong Nhân học, khái niệm “sinh kế”, hay “hoạt động mưu sinh”, “phương
cách kiếm sống”, “hoạt động kinh tế”, “tập quán mưu sinh” được các nhà nghiên
cứu Việt Nam sử dụng trong các nghiên cứu của mình khi nghiên cứu về hoạt động kinh tế của các tộc người gắn với chuyên ngành dân tộc học kinh tế hay nhân học kinh tế Phần lớn các nghiên cứu về sinh kế ở nước ta đều cho rằng, một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,…) và các hoạt động cần có để kiếm sống Trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp cách sử
dụng các thuật ngữ này ở những công trình khác nhau Trong đó, “sinh kế” là thuật
ngữ được nhiều tác giả như Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Thị Mỹ Vân, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trần Hồng Hạnh, Lê Thị Thỏa … sử dụng khi nghiên cứu về hoạt động mưu sinh của các tộc người ở Việt Nam [43],[49], [80],[103],[57, tr 235-245], [58, tr 1-14]
Sinh kế theo nghĩa tiếng Việt được giải thích, sinh là sinh sống, kế là cách thức Sinh kế là phương thức kiếm sống, mưu sống của con người
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này thuật ngữ “sinh kế” được sử
dụng với ý nghĩa là những phương cách kiếm sống của tộc người hay của một cộng
đồng, cụ thể là “sinh kế” hay những “phương thức kiếm sống” của tộc người Mạ sống xung quanh khu vực VQG Cát Tiên Những “phương thức kiếm sống” của họ bao
gồm các hoạt động kiếm sống theo phương thức cổ truyền (trồng trọt, chăn nuôi, trao đổi, khai thác các nguồn lợi tự nhiên) và những phương thức kiếm sống mới được hình thành qua quá trình tiếp xúc với các dân tộc lân cận, qua chính sách hỗ trợ và đào tạo nghề của nhà nước, cũng như từ sự phát triển nội tại trong hoạt động kinh tế của người Mạ
- Sinh kế bề vững
Một câu hỏi quan trọng được đặt ra trong nghiên cứu sinh kế là thế nào là một sinh kế bền vững, trong khi khái niệm sinh kế đang ngày càng trở nên quan trọng trong các nghiên cứu nhân học kinh tế Định nghĩa sinh kế bền vững được
Trang 26Hanstad diễn giải: “một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó
và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên” [77] Koos Neefjes giải thích sinh kế bền vững như sau: “Một sinh kế phải tùy thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh Sinh kế của một người hay một gia đình là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng và chấn động, và tồn tục được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình và cả trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường” [54]
Sinh kế bền vững là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu về phương thức mưu sinh của người Mạ ở quanh VQG Cát Tiên Bởi vì, người Mạ và các tộc người tại chỗ khác cũng như các tộc người nhập cư đã từng khai thác các nguồn lợi từ VQG Cát Tiên nhưng nay không còn nữa hoặc không được khai thác nữa Trong khi vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, nhất là bảo vệ sự đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên, thì những phương thức mưu sinh hiện nay của người Mạ, có thật sự là một sinh kế bền vững?
- Phát triển bền vững
Vấn đề phát triển bền vững hiện nay đã trở thành mối lưu tâm của toàn nhân
loại Một câu hỏi lớn đặt ra là “làm thế nào để tăng trưởng kinh tế mà vẫn đảm bảo
ổn định xã hội, phát triển văn hoá và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên?” Thuật ngữ
"phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: "Sự phát triển của nhân loại không thể
chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của
xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" Năm 1987, Ủy ban thế giới về
Môi trường và Phát triển đã đưa ra một định nghĩa về Phát triển bền
vững(sustainable development) và nhận được khá nhiều sự ủng hộ từ các nhà
nghiên cứu, theo đó “sự phát triển bền vững là thỏa mãn được các nhu cầu của
hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của thế hệ tương lai…” Nhằm đạt
được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà quản lý, các tổ chức xã
hội phải dung hòa được bốn lĩnh vực chính đó là: kinh tế - xã hội – văn hóa - môi
trường Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay
sau này Phát triển bền vững về xã hội là nhằm tiến tới một xã hội công bằng, cuộc
sống an bình, đề phòng những tai biến, không có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị
xã hội ruồng bỏ Phát triển bền vững về môi trường là phải bảo vệ khả năng tái sinh
của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp
Trang 27hơn tốc độ tái sinh và mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi
trường, môi sinh Phát triển bền vững về văn hoá là sự phát triển, làm mới và duy
trì văn hoá để tạo ra các mối quan hệ tích cực và lâu bền giữa con người với con
người và giữa con người với tự nhiên Như vậy, kinh tế, xã hội, văn hoá và môi
trường là những yếu tố hợp thành các vấn đề chung của phát triển, chúng luôn gắn
bó, hoà nhập vào nhau và phải được nhìn nhận một cách tổng hoà, có hệ thống
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được thực thi từ rất sớm Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đưa ra mục tiêu “tiến nhanh,
tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” Chiến lược Phát triển kinh tế - xã
hội 1991 - 2000, đã được Đại hội VII thông qua, trong đó nhấn mạnh:“Tăng trưởng
kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường” Bài học được nêu ra trong Đại hội VIII là“Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái” Đại hội IX tiếp tục khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” Đại hội X xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm
2006 - 2010 là “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và
bền vững hơn, gắn với phát triển con người” Có thể nói quan điểm phát triển
nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra, quán triệt chặt chẽ và trở thành một chủ trương nhất quán trong tiến trình phát triển của đất nước
- Biến đổi và biến đổi sinh kế
Biến đổi (change) được hiểu là quá trình vận động, phát triển của tất cả các
xã hội Biến đổi xã hội là sự thay đổi xã hội từ một ngưỡng phát triển này sang một ngưỡng phát triển khác (cao hơn hoặc thấp hơn) Đứng ở góc độ lịch sử, mọi xã hội, mọi lĩnh vực đều diễn ra quá trình biến đổi, đan xen những sự tiếp nối và biến đổi Các loại biến đổi xã hội gồm: Biến đổi phát triển là sự biến đổi theo chiều hướng tốt
và mong muốn của xã hội; Biến đổi suy thoái là biến đổi theo chiều hướng xấu, ngược lại với sự biến đổi phát triển Đó là một xã hội bế tắc với những xung đột đổ
vỡ không thể khắc phục; Biến đổi hòa nhập là sự biến đổi đã bị chuyển đổi đặc trưng xã hội và bị lệ thuộc hoặc bị nô dịch bởi một xã hội khác mạnh hơn; Biến đổi chủ động là sự biến đổi mang tính cơ học, đột biến dưới sự tổ chức, chỉ đạo của nhà nước theo các định hướng đã định [111]
Biến đổi sinh kế (livelihood transition) là thuật ngữ mới xuất hiện ở những
nghiên cứu về sinh kế tộc người trong thời gian gần đây với những chỉ số: 1.Biến đổi về cơ cấu thu nhập; 2.Biến đổi về phân công lao động; 3.Biến đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần tuý sang nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp (dịch vụ, làm thuê, công chức )
Trang 28Biến đổi là một quy luật vận động tất yếu của tất cả mọi sự vật, hiện tượng, trong đó có hoạt động sinh kế Hiện nay, dưới tác động của quá trình giao lưu và hội nhập giữa các cộng đồng tộc người cùng với những tác động của chính sách nhà nước, sự biến đổi trong sinh kế của các tộc người lại càng diễn ra ngày càng sâu sắc hơn Trong luận án này, chúng tôi xem xét sự biến đổi trong sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên như một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển Những chỉ số của biến đổi được đề cập trong nội dung của chương 3 và chương 4 khi xem xét về thực trạng biến đổi sinh kế của người Mạ từ khi thành lập VQG Cát Tiên đến nay và những tác động tới phát triển bền vững
- Vườn quốc gia, Vùng lõi, Vùng đệm
+ Vườn quốc gia
Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN)thì VQG là Khu vực tự nhiên của vùng đất hoặc vùng biển, được chọn để:
- Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai
- Loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc chọn lựa khu vực
- Chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường
Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì VQG là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:
- VQG là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo,
có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp
- VQG được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái
- VQG được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn
+ Vùng đệm
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN định nghĩa vùng đệm như sau:
“Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng,
nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của
Trang 29khu bảo tồn và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của các
cư dân sống trong vùng đệm” [21]
Theo Quyết định số 08/2001/ QĐ – TTg của Chính phủ thì vùng đệm là:
“Vùng rừng hoặc vùng đất đai, mặt nước nằm sát ranh giới với các vườn quốc gia
và Khu bảo tồn thiên nhiên; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ”
+ Vùng lõi
Vùng lõi là khu vực ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học và giám sát các hệ sinh thái, các hoạt động nghiên cứu, giáo dục không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học có thể được tiến hành ở đây
1.2.2 Cơ sở lý thuyết
Trên cơ sở phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng tôi xem xét các vấn đề hình thành, tồn tại và phát triển của các hoạt động sinh kế trong mối quan hệ qua lại và biện chứng với các thành tố khác như môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá - xã hội, điều kiện lịch sử và tâm lý tộc người,…
Luận án nghiên cứu sinh kế của người Mạ dưới nhãn quan nhân học văn hoá Nghiên cứu các hoạt động sinh kế của người Mạ trên phương diện nhân học xem sinh kế là một thành tố quan trọng của văn hoá Mạ Nghiên cứu các cách thức mang tính văn hoá của con người nhằm thực hiện các hành vi kinh tế, xem xét các hoạt động kinh tế trong bối cảnh văn hoá - xã hội của tộc người, qua đó tìm ra mối quan
hệ giữa các hoạt động sinh kế với những đặc trưng văn hoá tộc người
Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên, chúng tôi áp dụng các lý thuyết và cách tiếp cận của nhân học văn hóa như thuyết Vùng văn hóa, Tương đối luận văn hóa, Giao lưu tiếp biến văn hóa, Biến đổi văn hóa, Sinh thái học nhân văn, Khung sinh kế bền vững trong đó thuyết Sinh thái học nhân văn và khung sinh kế bền vững được áp dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu
- Lý thuyết “sinh thái học nhân văn”
Lý thuyết “sinh thái học nhân văn” được đề cập đến bởi một số nhà nhân học
Mỹ như M.Beits, Andrew Vayda, Royppaport… Theo quan niệm của các học giả này, nghiên cứu sinh thái văn hoá là sự phân tích mối quan hệ giữa một nền văn hoá
và môi trường của nó
Trang 30Tiếp cận sinh thái nhân văn được Gerald G Marten (2001) phân tích khá cụ thể, theo tác giả sinh thái nhân văn cung cấp một phương pháp luận cần thiết để giải thích mối tương quan giữa hệ sinh thái và hệ thống xã hội của con người Một hệ sinh thái bao gồm tất cả mọi thứ trong một khu vực cụ thể như không khí, đất, nước, sinh vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật, con người) và các công trình xây dựng của con người Con người là một bộ phận của hệ sinh thái và tồn tại trong mối quan
hệ mật thiết với hệ sinh thái Con người không chỉ sống trong hệ sinh thái mà còn tồn tại cùng với nhau trong một xã hội Tác động của các hoạt động của con người đến hệ sinh thái chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xã hội Do đó, sự tương tác giữa con người và hệ sinh thái có thể được hiểu là sự tương tác giữa hệ thống xã hội của con người và hệ sinh thái Hệ thống xã hội của con người bao gồm dân số, các chuẩn mực, kiến thức, công nghệ và các tổ chức xã hội quy định hành vi của con người
Sự tương tác giữa hệ thống xã hội của con người và hệ sinh thái bao gồm việc trao đổi năng lượng, nhiên liệu và thông tin bên trong hai hệ thống và giữa hai hệ thống với nhau Mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái là quan hệ đa chiều, thích nghi, không thích nghi và thay đổi (tự nhiên, xã hội và giữa con người với nhau) Con người tác động vào tự nhiên để thu thập các nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt Mặc dù điều kiện tự nhiên không quy định quá trình phát triển của xã hội, nhưng nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn công cụ sản xuất, cách thức sản xuất cũng như ứng xử trong sản xuất [116]
Trong nghiên cứu “Sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên” yếu tố môi trường ở đây được hiểu là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hoá của tộc người trong đó có hoạt động sinh kế Theo đó, hoạt động sinh kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên có thể được xem như là sự thích nghi của văn hoá tộc người đối với môi trường Áp dụng cách phân tích của lý thuyết Sinh thái học nhân văn để tìm ta mối quan hệ tương tác giữa hệ thống xã hội (hệ tư tưởng, cấu trúc xã hội,…) của người Mạ ở VQG Cát Tiên với hệ sinh thái nông nghiệp (đất, nước, rừng…) xung quanh họ Trong đó, sự thay đổi của hệ thống này ảnh hưởng qua lại đến cơ cấu, chức năng của hệ thống khác Theo đó hệ tư tưởng bao gồm các quan niệm, trình độ nhận thức, tín ngưỡng, có vai trò điều khiển các hoạt động của con người tới môi trường qua hoạt động sinh kế Trong luận án, nhận thức của người Mạ được chú ý bởi chúng giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh kế và luôn thể hiện ý thức của họ với môi trường sinh thái xung quanh
Cấu trúc xã hội bao gồm thể chế và cơ cấu xã hội, là một nhân tố khá quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường Các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước được thực hiện trong thời gian
Trang 31vừa qua như Chương trình định canh định cư, Chính sách liên quan đến đất đai và rừng, Chính sách trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp,… đã thể hiện vai trò của thể chế và cơ cấu xã hội trong việc điều tiết sự tác động của con người tới môi trường tự nhiên
Dân số Mạ trong những năm gần đây gia tăng trong khi diện tích đất đai để canh tác nông nghiệp đang dần bị thu hẹp cả về diện tích lẫn chất lượng đã khiến cho con người ngày càng có tác động tiêu cực tới môi trường hệ sinh thái VQG Cát Tiên
Công nghệ hay yếu tố kỹ thuật, cũng là một nhân tố của hệ thống xã hội ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên Hiện nay, việc áp dụng các loại giống cây trồng mới (ngô lai, sắn cao sản, điều ghép, cà phê vối, chuối laba, lúa cao sản ), với việc tăng cường sử dụng phân bón hóa học, có tác động tiêu cực tới môi trường Vấn đề đặt ra
là tìm các giống cây, con phù hợp, vừa đảm bảo sinh kế, vừa không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên
Để thích ứng với sự biến đổi các yếu tố của hệ sinh thái nông nghiệp (đất, nước, cây trồng vật nuôi, ) thì các yếu tố của hệ thống xã hội (cấu trúc xã hội, hệ tư tưởng, công nghệ, ) cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp Trong luận án, mối quan hệ này được thể hiện rõ ở sự thực thi các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của VQG Cát Tiên và ý thức của người dân, trong việc ứng xử với hệ sinh thái đang có nhiều biến động
- Lý thuyết “khung sinh kế bền vững”
Tiếp cận sinh kế theo khung sinh kế bền vững được trình bày trong các nghiên cứu của Chambers và Conway [114]; Scoones [120] Trong đó, khung phân tích sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) được các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi trong phân tích về sinh kế và đói nghèo Trong khung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế bao gồm: Tài sản sinh kế; Chiến lược sinh kế; Kết quả sinh kế; Bối cảnh dễ tổn thương và Tiến trình và cấu trúc
Đề cập đến khái niệm Tài sản sinh kế (Livelihood assets) có thể hiểu đó là
toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế, giúp họ đạt mục tiêu sinh kế hay tạo ra kết quả sinh kế Tài sản sinh kế được phân chia thành 5 loại vốn cơ bản, đó là: vốn con người, vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn xã hội và được biểu hiện ở cấp độ cá nhân,
hộ gia đình và cộng đồng
- Vốn tự nhiên (Natural capital) bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
có thể tái tạo được như đất, nước, rừng, đa dạng sinh học và những nguồn tài nguyên không thể tái tạo được như khoáng sản Tộc người Mạ lấy nông nghiệp là
Trang 32hoạt động sinh kế chính; do đó, họ phải dựa nhiều vào nguồn vốn tự nhiên Họ sử dụng đất để canh tác, nước để sinh hoạt và sản xuất, lâm sản để làm thực phẩm, xây dựng nhà cửa, chăm sóc sức khỏe … Sử dụng quá mức và không kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ làm gia tăng sự nghèo đói và ảnh hưởng đến việc bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG Cát Tiên Trong phạm vi nghiên cứu của luận án nguồn vốn tự nhiên quan trọng nhất là đất đai sẽ được lựa chọn để phân tích
- Vốn xã hội(Social capital) là một loại tài sản sinh kế bao gồm các mối
quan hệ xã hội chính thức và phi chính thức, qua đó con người có thể tạo ra cơ hội
và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế Nguồn vốn xã hội mà luận án xem xét là các tổ chức chính thức (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên ) các tổ chức phi chính thức (Dòng họ, gia đình, láng giềng, bạn bè, đồng nghiệp )
và cách thức các mối quan hệ này ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình
- Vốn con người(Human capital) biểu hiện ở khía cạnh số lượng và chất
lượng của lực lượng lao động, trong đó chất lượng lực lượng lao động được phản ánh qua kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, khả năng thích nghi, sức khoẻ, giáo dục Vốn con người là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác
- Vốn tài chính (Financial capital) liên quan đến thu nhập và việc tiếp cận
nguồn vốn vay Để tăng thêm thu nhập từ các hoạt động sinh kế, các hộ gia đình có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn tài chính theo chính sách bao cấp của Nhà nước Các nguồn vốn tài chính này bao gồm việc vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, và
từ các hỗ trợ của các chương trình giảm nghèo dành cho các dân tộc thiểu số và vùng miền núi như Chương trình 134, 135, 30A và 167 Với sự hỗ trợ của Nhà nước, điều kiện sống của các hộ gia đình miền núi đã được cải thiện một cách đáng
kể khi họ có vốn để đầu tư vào sản xuất Tuy nhiên, một số hộ gia đình hạn chế về nguồn vốn này sẽ lâm vào tình trạng nợ nần, dẫn đến nghèo đói hoặc không có khả năng kiếm sống
- Vốn vật chất (Physical capital) bao gồm nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, giao
thông, năng lượng và trao đổi thông tin Tiếp cận nguồn vốn này sẽ giúp cho cuộc sống các hộ gia đình tiện nghi hơn, cởi mở hơn và tạo nên nhiều cơ hội việc làm và kinh doanh Giao thông dễ dàng giúp cho các hộ gia đình mua, bán hàng hóa được nhanh chóng và dễ dàng hơn cũng như giúp cho các thành viên trong hộ gia đình di chuyển sang các địa phương khác kiếm việc làm Nguồn năng lượng điện sẽ giúp cho các hộ gia đình khởi đầu được việc kinh doanh mới Hộ gia đình cũng có thể nâng cao được các kỹ năng ngôn ngữ và điều kiện kinh tế nhờ việc học hỏi qua hệ thống vô tuyến truyền hình Trao đổi thông tin thuận lợi giúp các hộ gia đình giữ
Trang 33mối liên lạc với người thân, tăng cường hệ thống mạng lưới xã hội giúp họ tìm được việc làm hoặc hỗ trợ các hoạt động sản xuất Ngược lại, những hộ gia đình không tiếp cận được nguồn vốn này có thể bị cô lập và trở nên nghèo đói
Tác động của 5 nguồn vốn trong khung sinh kế bền vững đến hoạt động sinh
kế của người Mạ ở VQG Cát Tiên có thể được sơ đồ hóa như sau:
Chiến lưọc sinh kế (Livelihood strategies) theo khung sinh kế bền vững là
sự phối hợp lựa chọn và các hoạt động mà người dân sử dụng để thực hiện mục tiêu sinh kế của họ nhằm khai thác hiệu quả nhất các nguồn vốn hiện có Đó có thể là sự lựa chọn cây trồng, vật nuôi, thời điểm bán, sự bắt đầu hay thay đổi đối với một
hoạt động sinh kế mới
Kết quả sinh kế (Livelihood outcome) là mục tiêu hay kết quả của các
chiến lược sinh kế Kết quả sinh kế nhìn chung là cải thiện phúc lợi của con người nhưng có sự đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên Đó có thể cải thiện về mặt vật chất hay tinh thần của con người như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Cũng tuỳ theo mục tiêu sinh kế mà sự
(Nhà ở, tiện nghi sinh
hoạt, giao thông, năng
lượng, truyền thông)
SINH KẾ CỦA NGƯỜI Mạ (Các hoạt động sinh kế, đói nghèo, an ninh lương thực)
QUẢN LÝ VQG CÁT TIÊN (Quy định, quy hoạch tổng thể, phát triển du lịch sinh thái, giáo dục nhận thức)
Trang 34nhấn mạnh các thành phần trong sinh kế cũng như phương tiện để đạt được mục
tiêu sinh kế
Ngữ cảnh dễ bị tổn thương (Livelihood Vulnerability) là những thay đổi,
những xu hướng, tính mùa vụ như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, suy thoái kinh tế Khi phân tích sinh kế chúng ta không chỉ nhấn mạnh hay tập trung lên khía cạnh người dân tập trung sử dụng các nguồn vốn sinh kế như thế nào để đạt được mục tiêu mà phải đề cập đến ngữ cảnh mà họ phải đối mặt và khả năng họ có thế
chống chọi đối với những biến động đó như thế nào
Luận án tập trung xem xét ngữ cảnh dễ bị tốn thương của người Mạ ở VQG Cát Tiên bao gồm thiên tai (hạn hán, lũ lụt), dịch bệnh ở vật nuôi và cây trồng, biến động giá
1.3 Khái quát về địa bàn khảo sát và người Mạ tại khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên
1.3.1 Khái quát về địa bàn khảo sát - Vườn quốc gia Cát Tiên
1.3.1.1 Sự hình thành VQG Cát Tiên: Khu dự trữ sinh quyển của thế giới -
Di tích quốc gia đặc biệt
Thực hiện chủ trương bảo tồn tính đa dạng sinh học của môi trường thiên nhiên ở khu vực miền Đông Nam Bộ, ngày 7/7/1978, Thủ tướng đã ra Quyết định
số 360/TTg thành lập Khu rừng cấm Nam Cát Tiên Diện tích của khu bảo tồn chủ yếu nằm trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, dưới sự quản lý của tỉnh Đồng Nai Năm 1986 Ban quản lý Khu rừng cấm Nam Cát Tiên được thành lập, trực tiếp quản lý khu bảo tôn thiên nhiên này Trước áp lực Khu bảo tồn bị xâm phạm (do
mở rộng đất nông nghiệp, khai thác gỗ, phá rừng do du canh ) và ý thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn cũng như phục hồi thiên nhiên ở khu vực này cùng với việc thực hiện các dự án bảo vệ rừng - phát triển nông thôn, năm 1992, VQG Cát Tiên được thành lập trên cơ sở mở rộng thêm các phần đất của tỉnh Bình Phước (Sông Bé cũ) và tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định 01-CT, ngày 13/1/1992
Ngay sau khi VQG Cát Tiên được thành lập, phần phía Bắc thuộc Cát Lộc (tỉnh Lâm Đồng) được quy hoạch làm Khu bảo tồn tê giác Cát Lộc và tỉnh Lâm Đồng ban hành qui chế bảo vệ năm 1992, dưới sự quản lý của huyện Cát Tiên và đến năm 1996 mới thành lập một Ban quản lý Năm 1998, VQG Cát Tiên được giao
Trang 35cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý theo Quyết định TTg, ký ngày 16.2.1998 và được chính thức bàn giao tháng 12/1998 Trực tiếp quản
38-1998/QĐ-lý vườn là Ban quản 38-1998/QĐ-lý VQG Cát Tiên, trụ sở đặt tại xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Từ 1992 đến nay, trên vùng đệm VQG Cát Tiên đã có nhiều dự án được tiến hành nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học vùng rừng đặc dụng này
Năm 1997, Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI) và Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng sự hỗ trợ của WWF, đã lên phương án quy hoạch VQG Cát Tiên Theo kế hoạch đầu tư này, tổng diện tích của Vườn quốc gia là 71.350 ha Kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt ngày 05 Tháng 12 năm 1998, theo Quyết định số 1090/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trách nhiệm quản lý VQG Cát Tiên đã được chuyển giao từ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm 1999, Dự án bảo tồn VQG Cát Tiên của WWF đã hỗ trợ đánh giá các giá trị đa dạng sinh học và thực trạng kinh tế-xã hội tại 21 khu vực quản lý được chọn, trên quan điểm hợp lý hoá ranh giới VQG Cát Tiên Năm 2000, chính quyền tỉnh, cơ quan trung ương và các nhà tài trợ quốc tế đã thống nhất với kế hoạch tái phân định ranh giới VQG Cát Tiên và tái định cư một số thôn, bản bị cô lập bên ngoài Ngày 31 tháng 3 năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt một kế hoạch tái phân định ranh giới và tái định cư chi tiết hơn (Quyết định 893/QD-BNN-KL) Theo kế hoạch này, VQG Cát Tiên sẽ giảm diện tích khoảng 10%, như vậy tránh tái định cư của khoảng 8.400 trong số 9.456 người sống trong ranh giới VQG Cát Tiên
VQG Cát Tiên có trong danh sách các khu rừng đặc dụng được ban hành năm 2010, do Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, với 70.548 ha (BirdLife Quốc tế và Bộ NN & PTNT 2004)
Trang 36VQG Cát Tiên bao gồm 2 khu, phần phía Bắc là khu Cát Lộc, thuộc tỉnh Lâm Đồng, phần phía Nam bao gồm Khu Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai và Tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phước, có diện tích là 44.050 ha
Ngày 10/11/2001, VQG Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới Mười năm sau, ngày 30/6/2011, khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên dược UNESCO cho phép mở rộng khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên về phía khu bảo tồn thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, gọi là khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, một “mắt xích” quan trọng trong hệ thống khu dự trữ sinh quyển toàn cầu Ngày 04/8/2005, các vùng Đất ngập nước và bán ngập ở khu vực Bàu Sấu đã được Ban thư ký công ước quốc tế Ramsar công nhận là các vùng Đất ngập nước quan trọng của thế giới
Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính Phủ có Quyết định số 1419/QĐ-TTg công nhận VQG Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt Do vậy, VQG Cát Tiên còn chịu sự điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa năm 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009
Hàng loạt các chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên môi trường cấp quốc gia cũng được triển khai để bảo vệ di sản như Quyết định số 186/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về quy chế quản lý rừng; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Quyết định 192/2003/QĐ-Ttg ngày 17/9/2003 về chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010; Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN; Quyết định số 09/2001/QĐ/BNN/TCCB ngày 13/2/2001 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định
về tổ chức hoạt động của Khu di sản Cát Tiên và quản lý vùng đệm
Ngày 17/11/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT có quyết định số BNN-TCLN phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG Cát Tiên giai đoạn 2010 – 2020
Trang 371535/QĐ-1.3.1.2 Đặc điểm tự nhiên ở VQG Cát Tiên
Về vị trí địa lý, VQG Cát Tiên nằm trên 5 huyện của 3 tỉnh: huyện Cát Tiên
và huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), huyện Tân Phú và huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai), huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) Tọa độ địa lý của Vườn là từ
11020’50” đến 11050’20” vĩ độ bắc và từ 107009’05” đến 107035’20” kinh độ đông Tổng diện tích tự nhiên là 71.350 ha, trong đó Khu Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai: 39.627 ha; Khu Tây Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Bình Phước: 4.193 ha; Khu Cát Lộc thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27.530 ha Vị trí của các phân khu như sau:
- Khu Cát Lộc (tỉnh Lâm Đồng), phía Bắc và Tây giáp tỉnh Đắc Nông ranh giới là sông Đồng Nai, phía Nam giáp huyện Cát Tiên của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp huyện Đạ Tẻh và huyện Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng;
- Khu Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước), phía Bắc giáp huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La Ngà thuộc địa bàn huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai ranh giới là sông Đồng Nai, phía Tây giáp Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai
Về đặc điểm địa hình và địa mạo, VQG Cát Tiên với đặc điểm nổi bật là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn, vùng chuyển tiếp xuống địa hình đồng bằng Nam bộ nên có cả địa hình núi và địa hình đồi, với cao độ tuyệt đối từ 100 m – 670m (so với mặt nước biển) chạy thấp dần theo hướng Bắc Nam Địa hình vùng núi thấp là phần cuối cùng của Cao nguyên Trung bộ có dạng bậc thềm khá rõ rệt, thường có độ cao tuyệt đối từ 300 - 670 m, có độ dốc từ 20 - 300, có nơi trên 300
Ở VQG Cát Tiên, sự khác biệt khá nhiều về địa hình đã tạo cho nơi đây nhiều sinh cảnh khác nhau đồng thời cũng làm đa dạng hệ thống động thực vật đặc biệt là sản phẩm cây trồng của các cư dân tại chỗ Những khu đất bồi dưới chân núi, ven sông suối, thung lũng là nơi lập làng và canh tác ruộng nước của người Mạ, người Chơ Ro, Stiêng Ở khu vực các sườn núi thấp, những đồi thấp và trung bình
là khu vực nương rẫy của người Mạ, người Chơ Ro, Stiêng, và người Kơ ho
Trang 38Về đặc điểm khí hậu, VQG Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Địa hình của VQG Cát Tiên nằm trên 2 vùng địa hình là vùng núi và vùng đồi có độ cao tuyệt đối khác nhau nên khí hậu có sự khác nhau khá rõ rệt giữa khu Bắc và khu Nam
Theo các bô lão người Mạ, ở khu vực VQG Cát Tiên thời gian nắng nhất trong năm thường diễn ra vào tháng 5, tháng 6 và thời điểm mưa nhiều nhất trong năm thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 11 (dương lịch) Do đặc điểm địa hình khác nhau nên khí hậu giữa hai khu Cát Lộc và Cát Tiên cũng có sự khác biệt về lượng mưa bình quân và độ ẩm tương đối nên cũng có sự phân bố khác nhau về thảm thực vật và thành phần thực vật Sự đa dạng của khí hậu trong vùng là yếu tố thuận lợi để phát triển các loại cây vùng ôn đới, nhiệt đới và á nhiệt đới Bên cạnh
đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ ống, lũ quét, hạn hán,… cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của cư dân ở VQG Cát Tiên
Đặc điểm thủy văn ở VQG Cát Tiên liên quan đến chế độ dòng chảy của sông Đồng Nai và các hệ thống sông suối và các bàu nước Hệ thống sông Đồng Nai có diện tích lưu vực sông 40.800 km2 gồm địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Long An, TP HCM và một phần địa phận các tỉnh Đắc Nông và Bình Thuận Phía Bắc của lưu vực sông Đồng Nai giáp với lưu vực sông Xrê-pốc, phía Tây Nam và Nam giáp với đồng bằng sông Cửu Long Sông Đồng Nai, đoạn chảy qua VQG Cát Tiên dài khoảng 90 km làm thành ranh giới tự nhiên bao bọc 1/3 chu vi của Vườn về phía Bắc, phía Tây và phía Đông với độ rộng trung bình khoảng 100m, lưu lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây Mực nước cao nhất là 8,3m, mực nước trung bình là 5 m Mùa kiệt mực nước trung bình chỉ độ
2 - 3m (Trạm thủy văn Tà Lài, 2004)
Những đặc điểm riêng biệt của chế độ thuỷ văn, sông suối và dòng chảy ở VQG Cát Tiên ảnh hưởng rõ rệt đến sản xuất và đời sống của người Mạ cư trú trong Vườn Nguồn lợi thủy sản và nguồn động vật từ hệ thống sông Đồng Nai, các con suối và các bàu nước là nguồn tài nguyên cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho người Mạ và Stiêng trong vùng Vào mùa mưa người Mạ khai thác các loại
Trang 39thủy sản nước ngọt từ sông Đồng Nai và các con suối quanh khu vực cư trú Mùa khô khi nước rút họ lại khai thác nguồn thủy sản ở các bàu nước trong khu vực Vườn quốc gia Ngoài ra, người Mạ cũng tận dụng nguồn nước để canh tác ruộng nước ở khu vực thung lũng, ven suối, ven bàu bổ sung vào nguồn lương thực mà nương rẫy không đáp ứng đủ Tuy nhiên tình trạng ngập lụt cũng thường xảy ra, gây khó khăn cho các cư dân sống ở khu vực này
Tài nguyên rừng của VQG Cát Tiên có diện tích khoảng 64.418 ha, đạt độ che phủ là 90,3% Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên để bảo tồn các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cư trú và là môi trường sống của các loài động vật rừng Rừng tự nhiên là 63.662 ha chiếm 99,0% diện tích đất có rừng, với các loại rừng gỗ, rừng hỗn giao gỗ - lồ ô, rừng lồ ô - gỗ, rừng lồ ô, tre nứa Các loại rừng này phân bố đan xen nhau, hình thành nhiều quần xã thực vật khác nhau trong diện tích của VQG Cát Tiên, tạo nên môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật hoang dã với nguồn thức ăn phong phú Rừng trồng của VQG Cát Tiên chỉ có 756 ha (chiếm 1,0% diện tích đất có rừng), gồm các loài cây trồng thuộc nhóm thực vật bản địa, quý hiếm (dầu, sao, gõ đỏ,…), được trồng với mục đích bảo tồn các nguồn gien quý hiếm, phục hồi trên diện tích đất trống, đất nương rẫy cũ, đất không còn rừng Nhóm đất không có rừng gồm: đất cây gỗ có cây tái sinh, đất cây bụi, các trảng cỏ với nhóm đất không có rừng nhưng giữ vai trò là các bãi kiếm ăn của các loài thú ăn
cỏ, nhóm thú móng guốc như bò rừng, nai…[109]
VQG Cát Tiên có một diện tích đất bán ngập và ngập nước, thuộc vùng đất ngập nước Ramsar Bàu Sấu, gồm các Bàu Cá Trê, Bàu Sen, Bàu Tròn, Bàu Chim, Bàu Sấu, Bàu Gốc, Bàu Thái Bình Dương… Đây là hệ sinh thái đất ngập nước đặc biệt, với sự đa dạng sinh học cao, có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế Vào mùa mưa, vùng bán ngập là nơi phân bố, làm tổ của nhóm chim nước, các loài bò sát, ếch nhái cư ngụ, sinh sản Vào mùa khô nơi đây cung cấp cỏ, các loài thực vật thân thảo làm thức ăn ưa thích cho các nhóm thú móng guốc, thú ăn cỏ
Về thành phần thực vật rừng, VQG Cát Tiên có thành phần loài thực vật phong phú và đa dạng nhất trong các khu rừng đặc dụng của khu vực Nam Bộ với
cả thực vật sống ở trên cạn, vùng bán ngập và trong vùng đất ngập nước Theo kết
Trang 40quả điều tra của Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, bản danh lục thực vật của VQG Cát Tiên năm 2010 có 1.615 loài thực vật, thuộc 710 chi, 162 họ, 94
bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành thực vật khác nhau Nhiều loài thực vật là nguồn gien quý hiếm, có giá trị kinh tế cao còn phân bố với số lượng lớn như: gõ đỏ, gõ mật, trắc bàm bàm, trắc, cẩm lai nam, cẩm lai bông, cẩm lai bà rịa, cẩm lai vú, dáng hương trái to, các loài cây gỗ lớn như sao, dầu, bằng lăng…[109]
Thảm thực vật rừng ở VQG Cát Tiên khá phong phú và đa dạng gồm kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới với 30 quần hợp, ưu hợp thực vật khác nhau, thể hiện tính phong phú của thành phần thực vật rừng, các ưu hợp thực vật đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ [109]
Về tài nguyên động vật, các kết quả nghiên cứu đã thống kê được có tới 1.516 loài động vật, côn trùng đã xác định đây là nơi rất đa dạng về thành phần các loài động vật Giá trị bảo tồn nguồn gien động vật rừng VQG Cát Tiên rất cao Đối với lớp thú: gồm 105 loài thuộc 21 họ, 12 bộ, trong đó có 39 loài có tên trong Sách
Đỏ Việt Nam (2007) và 93 loài có tên trong Danh mục Đỏ IUCN (2008), như bò Banten, bò tót, hổ, gấu chó, voi, báo hoa mai, báo lửa, chó sói, voọc chân đen, sóc bay lớn, VQG Cát Tiên còn tồn tại một quần thể tê giác một sừng, là phân loài của
tê giác Java, còn lại rất ít, chưa xác định chính xác số lượng quần thể Đối với lớp Chim: gồm 351 loài thuộc 68 họ của 18 bộ Trong đó có 120 loài (chiếm 34,4%) thuộc 95 chi, 43 họ, 16 bộ là các loài quý hiếm [109]
VQG Cát Tiên là một trong những rừng nhiệt đới tiêu biểu của Việt Nam, có tính đa dạng sinh học cao, nơi bảo tồn những quần thể động thực vật đang có nguy
cơ bị diệt chủng không chỉ ở Việt Nam mà cả trên phạm vi thế giới Diện tích rừng của VQG Cát Tiên, trong 20 năm qua đã giảm xuống một cách nghiêm trọng, làm giảm sút một cách đáng báo động đối với các loài động vật hoang dã trong vùng Tác nhân chính là sự khai thác gỗ, lâm sản, săn bắn động vật hoang dã của con người vì mưu cầu cuộc sống và vì mục đích thương mại Trong những năm gần đây, VQG Cát Tiên được bảo tồn bằng những biện pháp hết sức tích cực, song song với việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế, dân sinh, giáo dục ý thức bảo tồn thiên