Tài liệu nghiên cứu các loại máy nghiền, máy sàng máy phan ly. Cụ thể chi tiết nhất.tài liệu dùng để tiềm hiểu, nghiên cứu, sửa chữa, học tập rất tốt. Được nguyên cứu từ cac chuyên ngành cơ khí máy xây dựng.
Trang 1MÔN HỌC
MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ CẤU
KIỆN XÂY DỰNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG
VỀ VẬT LIỆU NGHIỀN VÀ MÁY
NGHIỀN
Trang 2NỘI DUNG CHƯƠNG 1
§1.1.Khái niệm chung về quá trình nghiền
§1.2.Các tính chất cơ bản của vật liệu nghiền
§1.3.Đặc tính của quá trình nghiền
§1.4.Năng lượng nghiền
§1.5.Các phương pháp nghiền và các loại máy nghiền
Trang 31.1 KHÁI NIỆN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH NGHIỀN:
1.1.1 Định nghĩa quá trình nghiền:
Nghiền là quá trình làm giảm kích thước hạt vật liệu từ kích thước ban đầu đến kích
thước sử dụng Theo yêu cầu công nghệ, hạt vật liệu thường phải qua nhiều công đoạn
nghiền kế tiếp nhau như trong sản xuất xi
măng, sản xuất vật liệu chịu lửa…
Trang 41.1.2 Phân loại:
Tùy theo độ lớn của sản phẩm nghiền, người ta phân biệt giữa nghiền hạt và nghiền bột.
Trang 51.2 CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT
LIỆU NGHIỀN:
1.2.1 Độ bền:
Độ bền của vật liệu đặc trưng cho khả năng chống phá hủy của chúng dưới tác dụng của ngoại lực Độ bền được đặc trưng bằng giới hạn bền nén ( σn) và giới hạn bền kéo (σ k)
Trang 61.2.2 Độ giòn:
Độ giòn của vật liệu đặc trưng cho khả năng bị phá hủy dưới tác dụng của lực va đập
Trang 71.2.3 Tính mài:
Tính mài đặc trưng cho khả năng
của vật liệu làm mòn
bộ phận công tác khi
làm việc Thiết bị xác định tính
mài.
1–phễu nạp; 2–cửa đáy; 3–
máng trượt; 4–rôto có kẹp đầu
búa; 5–tấm chắn.
Khi chỉ số I được xác định ở vận tốc vòng v =
30m/s, người ta viết I30 Khi máy nghiền làm việc ở tốc độ khác nhau thì sự hao mòn của đầu búa
cũng sẽ khác nhau.
Trang 81.3 ĐẶC TÍNH CỦA QUÁ TRÌNH NGHIỀN:
1.3.1 Độ lớn của hạt:
Hạt vật liệu thường được xác định bởi các kích thước: a – chiều dài, b – chiều rộng, c – bề dày Ta coi vật liệu nghiền là khối cầu có đường kính quy
ước D và sản phẩm sau khi nghiền có đường kính quy ước d
Xác định đường kính quy ước d theo:
Trang 91.3.2 Thành phần hạt của sản phẩm:
Thành phần hạt của sản phẩm được biểu thị thông qua biểu đồ Trong đó đường 1 biểu thị lượng hạt lọt lỗ sàng, ký hiệu (–); đường 2 là lượng hạt nằm trên mặt sàng, ký hiệu (+)
Đồ thị đặc tính hạt của sản phẩm
Để xác định thành phần hạt của sản phẩm, lấy mẫu sản phẩm đem phân loại trên máy sàng
mẫu Khối lượng mẫu thử được xác định:
d – kích thước lớn nhất của hạt sản phẩm (mm)
Trang 101.3.3 Thành phần hạt của vật liệu đem
nghiền:
Nếu ta xác định thành phần hạt của vật liệu đem nghiền bằng phương pháp sàng mẫu thì khối lượng vật liệu phải sàng là rất lớn.
Vd: Nếu kích thước vật liệu D = 500mm thì khối lượng mỗi mẫu sàng P = 5,25 T, và nếu D
= 1000mm thì P = 20,5 T Khi đó người ta sử dụng phương pháp chụp ảnh hay phương pháp bình đồ
Trang 111.3.4 Mức nghiền (i):
Mức nghiền là tỷ lệ giữa kích thước của hạt vật liệu trước khi đem nghiền với hạt vật liệu thành phẩm sau khi nghiền Xác định:
– Theo kích thước lớn nhất của vật liệu: max
max
D i
n n tk
n
d C
d C d C d C d
d
=
– Đối với các máy đập có các kích thước khe nạp liệu và ra liệu đã xác định:
Trang 12* Bài tập:
Ví dụ 1:
Các kết quả trung bình khi đo các cục vật liệu theo
3 phương vuông góc trước khi nghiền: chiều dài L =
457mm, chiều rộng B = 436mm, chiều cao H = 383mm; còn sau khi nghiền tương ứng là: l = 84mm, b = 79mm, h =
75mm Hãy tính mức nghiền theo một, hai, ba kích thước khi sử dụng để xác định Dtbmax, dtbmax qua các giá trị
trung bình cộng hoặc trung bình nhân
Ví dụ 2:
Hãy tính mức nghiền vật liệu theo kích thước trung bình trên lưới, nếu sau khi phân loại vật liệu trước và sau khi nghiền người ta nhận được các tỉ lệ phần trăm của các lớp và các kích thước trung bình của cục trong đó là:
Trước khi nghiền:
Trang 131.4 NHỮNG ĐỊNH LUẬT VỀ LÀM NHỎ VẬT
LIỆU
(NĂNG LƯỢNG NGHIỀN):
1.4.1 Định luật bề mặt của Rittinger:
Định luật: Công tiêu hao để nghiền vật liệu tỉ
lệ với diện tích bề mặt mới tạo ra trong quá trình
nghiền
K – hệ số tỉ lệ, ∆F – số lượng diện tích bề mặt gia tăng.Giả sử viên đá đem nghiền là khối lập phương và (m2)
năng lượng (công) cần tách vỡ nó theo một mặt là A
Khi nghiền viên đá có mức nghiền i = 2, cần dùng 3 mặt phẳng tách vỡ, công nghiền sẽ là 3A và số viên đá thu được là 2 Tương tự: i = 3 = 8
3, cần dùng 6 mặt
phẳng tách vỡ,
công nghiền là 6A
và số viên đá thu
được là:
33 = 27 (Hình b) i =
4, cần có 43 = 64
Trang 14Tổng quát ta có: i = in cần 3(in – 1) mặt phẳng tách vỡ Trị số công nghiền là:
An = 3A(in – 1)Tương tự: i = im cần 3(im – 1) mặt phẳng tách vỡ Trị số công nghiền là:
Am = 3A(im – 1)1
Giả sử một viên đá hình lập phương cạnh D, diện tích
bề mặt là 6D2 Khi nghiền khối đá đến kích thước d,
mức nghiền là i = D/d và số viên thu được là i3
Diện tích bề mặt của mỗi viên sản phẩm là 6d2
Diện tích bề mặt được gia tăng:
Trang 15Khi nghiền khối đá với khối lượng Q (kg) hay Q
γ
γ – trọng lượng riêng vật liệu nghiền.(kg/m3)
Trang 161.4.2 Định luật thể tích của Kirpitrev – Kik:
Định luật: Lực cần thiết để làm nhỏ vật liệu
tỉ lệ thuận với diện tích mặt cắt, còn công tiêu tốn
tỉ lệ thuận với thể tích vật liệu
Dựa vào định luật biến dạng đàn hồi Hook ta có: .
.
P l l
E F
∆ = (m) Công biến dạng vật liệu và ứng suất biến dạng:
.
; 2
3 3
n n n
m m m
A V l
A = V = l
Trang 17Ngoài ra công tiêu tốn A còn được xác định:
A = P.S
S – chiều dài biến dạng của vật liệu
(m)
Với cục vật liệu có hình lập phương theo định luật
Hook, biến dạng S tỉ lệ thuận với kích thước l của
K K
γ
= – hệ số tỉ lệ
Trang 181.4.3 Định luật Bond:
Định luật Bond có thể xem là kết hợp giữa định luật Rittinger và Kirpitrev – Kik
lúc đầu sẽ được phân bố theo khối lượng, như vậy sẽ
tỉ lệ với D3 , nhưng khi dần xuất hiện trên bề mặt vết
nứt thì năng lượng này sẽ tập trung vào các bề mặt ở
các cạnh các vết nứt khi đó nó sẽ tỉ lệ với D2 Trên
cơ sở này cho rằng công để phá vỡ vật thể sẽ tỉ lệ
n – số cục vật liệu cho trước
Các chỉ số Các định luật làm nhỏ
Công thay đổi
phụ thuộc
vào Kirpitrev – Kik Rittinger Bond
Công làm nhỏ
cục vật liệu
Trang 19Phân tích các định luật kể trên ta nhận
ngoài, trong và năng lượng mất mát do sóng âm, điện và hiện tượng nhiệt Vì vậy định luật này sử dụng cho quá trình nghiền thô
* Định luật Rittinger ngược lại, không tính đến năng lượng cho biến đổi đàn hồi, dẻo của vật
thể mà chỉ tính đến năng lượng tạo ra bề mặt
mới và các hiện tượng liên quan tới nó Vì vậy
định luật này được sử dụng trong quá trình nghiền mịn.
* Định luật Bond được sử dụng cơ bản ở vùng giữa.
Trang 201.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN VÀ CÁC LOẠI MÁY NGHIỀN:
1.5.1 Các phương pháp nghiền cơ bản:
Quá trình nghiền vật liệu có thể chia làm 2 giai đoạn:
1 – Sự đập vỡ (trong đó có đập lớn, trung bình và nhỏ)
2 – Sự nghiền nhỏ (nghiền thô, mịn và cực mịn)
Phương pháp làm nhỏ vật liệu rất khác nhau, sử dụng các cách sau:
Trang 21Việc lựa chọn phương pháp này hay phương pháp khác phụ thuộc các yếu tố:
– Cơ tính của vật liệu đem nghiền
– Kích thước của vật liệu trước khi nghiền
– Mức nghiền cần thiết
Tùy theo độ bền cơ học của vật liệu, chia ra làm 3 loại:
Đối với vật liệu có độ bền cơ học thấp dùng phương
pháp va đập và miết Vật liệu có độ bền cơ học
trung bình dùng phương pháp va đập, miết và bổ Vật
liệu có độ bền cơ học cao dùng phương pháp ép và
bổ
Trang 221.5.2 Các loại máy nghiền vật liệu xây dựng:
1.5.2.1 Máy nghiền hạt:
Máy nghiền má thường được sử dụng để nghiền các loại vật liệu có kích thước hạt lớn và trung bình Hạt vật liệu bị phá vỡ do tác dụng ép, uốn và miết vỡ
cục bộ khi hai má nghiền tiến sát vào nhau
Trang 23b) Máy nghiền côn (Cone Crusher):
Bộ phận làm việc là hai nón, nón ngoài cố định và nón trong có chuyển động lệch tâm so với nón ngoài Hạt vật liệu nằm trong khoảng không gian giữa hai nón sẽ bị phá vỡ do đồng thời ép, uốn và miết vỡ cục bộ
Trang 24c) Máy nghiền trục:
Bộ phận làm việc gồm hai trục đập quay ngược chiều nhau Vật liệu được nạp vào giữa hai trục và bị ép vỡ, khi hai trục có tốc độ quay khác nhau cục vật liệu còn bị miết vỡ
Trang 25d) Máy nghiền búa (Hammers Crusher):
Bộ phận làm việc chủ yếu là các búa treo trên các cánh búa quay trên trục quay nằm ngang Vật
liệu sẽ bị đập nhỏ bởi các búa quay
Trang 261.5.2.2 Máy nghiền bột:
a) Máy nghiền đứng con lăn (Vertical Rollers Mill):
Bộ phận làm việc là các con lăn quay trên chậu có định (hoặc ngược lại) Vật liệu được cho vào chậu và bị nghiền nhỏ dưới đường chạy của các con lăn, sau đó
vật liệu thoát qua các lỗ trên chậu và xuống phễu gom liệu
Trang 27b) Máy nghiền bi (tube mill or ball mill):
Đây là loại máy dùng để nghiền mịn và cực mịn
vật liệu Bộ phận làm việc chủ yếu là một cái thùng rỗng đặt nằm ngang và tỳ lên 2 ổ đỡ, ở bên trong có chứa bi nghiền và vật liệu để nghiền Khi thùng quay thì vật liệu sẽ bị bi nghiền tiến hành va đập và chà xát
Lắp đặt máy nghiền bi UMS 5.4x15.5 tại trạm nghiền xi măng Hạ Long – Nhà Bè – Tp.HCM.
Trang 28c) Máy nghiền rung (Vibrating Mill):
Bộ phận làm việc tương tự như máy nghiền bi nhưng có thêm thiết bị gây rung