Trên cơ sở nội dung của Luật Quốc tịch của nước CHXHCN Việt nam, anh chị hãy cho biết ý kiến của mình về trường hợp giả định sau:A là một đứa trẻ 12 tuổi, có bố là người Mỹ, mẹ là người Việt nam.a Khi mới sinh, mẹ của A không xác định được quốc tịch của bố đứa trẻ, vì vậy mẹ của A băn khoăn không biết con mình sẽ mang quốc tịch gì?b Giả sử sau khi được nhập quốc tịch Việt nam, đến năm 9 tuổi, bố của A quay trở lại Việt nam tìm kiếm đứa con của mình. Sau khi tìm được A thì biết A đã mang quốc tịch Việt nam. Bố của A rất mong muốn con mình sẽ mang quốc tịch Mỹ. Liệu A có thể mang quốc tịch Mỹ theo bố được không (Giả sử Luật Quốc tịch của Hoa kỳ có cho phép con sinh ra được mang quốc tịch của bố).c Cũng trong trường hợp trên, câu trả lời có gì khác nếu khi bố của A tìm kiếm được A thì A đã 17 tuổi.
Trang 1Ông James là viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán của QG X đặt tại thủ
đô Y của QG Z Ngày 20/9/2004, QG Z tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với
QG X do sự bất đồng về chính trị của 2 QG này vào năm 2001 Chính phủ QG Z cũng đã triệu hồi Đại sứ của mình trở về nước và ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán của QG X tại thủ đô của nước mình Trước tình hình đó, ông James cùng vợ rời lãnh thổ của QG Z trở về QG X Khi ra đến sân bay, cảnh sát QG X đã yêu cầu kiểm tra hành lý của gia đình ông James vì có lý do xác đáng cho rằng trong hành
lý của vợ ông có chứa ma túy Sau khi khám xét và thu giữ 80 gram heroin, cảnh sát của QG Z bắt giữ cả hai vợ chồng ông James để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật nước mình:
- Việc QG Z tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với QG X có ảnh hưởng như thế nào đối với các quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các thành viên của Đại sứ quán QG X?
- Cảnh sát của QG Z khám xét hành lý và bắt giữ cả hai vợ chồng ông James có phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế hay không?
Giải quyết tình huống
Việc quốc gia Z tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với quốc gia X đã có những ảnh hưởng nhất định tới quyền ưu đãi miễn trừ dành cho các thành viên của đại xứ quán X
cụ thể thành viên đại xứ quán Z bị tước quyền ưu đãi miễn trừ sau: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền miễn trừ xét xử và rất nhiều quyền lợi khác nữa.(điều
41, 43 CUV 1963)
- Tuy nhiên quyền ưu đãi miễn trừ của thành viên đại sứ quán chỉ bị mất khi thành viên của đại xứ quán đó trở về quốc gia của mình 1 cách an toàn
- Việc cảnh sát của quốc gia Z khám xét hành lý và bắt giữ cả 2 vợ chồng ông James đã trái với quy định của pháp luật quốc tế
Trang 2theo khoản 3 Điều 50 công ước viên 1963 "Hành lý cá nhân mang theo của viên chức lãnh sự và của thành viên gia đình cùng sống trong một hộ, được miễn kiểm tra hải quan Chỉ có thể kiểm tra hành lý đó khi có lý do chính đáng để tin rằng bên trong có chứa những đồ vật khác với những đồ vật nói ở mục (b) khoản 1 Điều này, hoặc những đồ vật mà luật và quy định của Nước tiếp nhận cấm nhập hoặc xuất khẩu hoặc những đồ vật phải tuân theo luật quy định về phòng dịch Việc kiểm tra này phải được tiến hành với sự có mặt của viên chức lãnh sự hoặc của thành viên gia đình viên chức lãnh sự đó "
- Như vậy khi chưa dời khỏi quốc gia X vợ chồng ông James vẫn được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ của chuyên viên lãnh sự Để có thể kiểm tra hành lý của vợ chồng ông James cơ quan chức năng của quốc gia X cần gửi văn bản tới cơ quan ngoại giao có thẩm quyền cao hơn để họ giải quyết vụ việc
Trang 3Cựu nhân viên CIA Mỹ là Edward Snowden đã trốn sang Hongkong vào tháng 5/2013, sau khi đã công bố những thông tin tuyệt mật nhạy cảm về hệ thống chương trình PRISM Với ứng dụng của hệ thống chương trình này, các cơ quan đặc biệt của Mỹ có được quyền truy cập không hạn chế vào cơ sở dữ liệu người dùng các mạng xã hội của các hãng truyền thông như Facebook, Google, Apple và các tập đoàn khai thác sử dụng internet khác của Mỹ
Vào cuối tháng Snowden đã bay tới Moscow, quá cảnh tại sân bay Sheremetyevo nhưng đã không thể rời khỏi sân bay Moscow vì hộ chiếu của anh ta đã bị Mỹ hủy quyền công dân Snowden đã phải ở lại khu vực quá cảnh hơn một tháng để đợi có được các giấy tờ cần thiết Ngày 1/8, Chính quyền Liên bang Nga cấp cho Snowden quyền cư trú tạm thời 1 năm Trước đó thì Snowden cũng đã làm đơn xin
cư trú tại một số QG khác
Trước tình hình này, Mỹ hối thúc các đồng minh châu Âu ngăn chặn và đóng cửa không phận đối với chuyên cơ của Tổng thống Bolivia Evo Morales vì tình nghi trên máy bay có Snowden, các phát biểu mang tính đe dọa của giới chức trách Mỹ đối với Trung Quốc và Nga, lời đe dọa cắt quan hệ buôn bán thương mại và cú điện thoại của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị Tổng thống Ecuador Rafael Correa không cho ông Snowd tỵ nạn
Bài làm:
- Việc liên bang Nga cung cấp Snowden quyền cư trú tạm thời trong 1 năm là hợp pháp
Cư trú chính trị là việc một quốc gia cho phép những người nước ngoài đang bị truy nã tại quốc gia mà họ mang quốc tịch do những hoạt động và quan điểm về chính trị, khoa học và tôn giáo… được quyền nhập cảnh và cư trú trên lãnh thổ nước sở tại
- Snowden hoàn toàn có quyền cư trú chính trị tại các nước
- Hành động Mỹ hối thúc các đồng minh châu Âu ngăn chặn và đóng cửa không phận đối với chuyên cơ của Tổng thống Bolivia Evo Morales vì tình nghi trên máy
Trang 4bay có Snowden, cú điện thoại của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đề nghị Tổng thống Ecuador Rafael Correa không cho ông Snowd tỵ nạn là hành vi vi phạm
+ Tổng thống Bolivia là nguyên thủ quốc gia, vì vậy ông được hưởng quyền ưu
đãi và miễn trừ ngoại giao
Một trong những quyền ưu đãi miễn trừ của viên chức ngoại giao là quyền
bất khả xâm phạm về tài liệu và thư tín ngoài giao, tài sản và phương tiện đi lại.
Vậy phương tiện giao thông và chuyên cơ của ông ấy có quyền được hưởng miễn trừ và bất khả xâm phạm
+ Snowden không phải là một công dân Châu Âu hay công dân bị những nước Châu Âu truy nã Do vậy việc kết luận rằng việc Châu Âu đóng cửa không phận với chuyên cơ của tổng thống Bolivia là không hợp pháp
=> Trong trường hợp này, Mỹ đã vi phạm nguyên tắc: “Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác” do đã hối thúc các nước Châu Âu thực hiện công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của họ (Cụ thể là hoạt động đối ngoại) + Việc Mỹ có những lời phát biểu mang tính đe dọa đối với Trung Quốc và Nga, lời đe dọa cắt quan hệ buôn bán thương mại => không hợp pháp
Trang 5Năm 1977, Hungary và Tiệp khắc ký Hiệp ước về việc xây dựng hàng loạt đập dọc theo sông Danube Năm 1989 Hungary tạm dừng việc xây dựng đập theo cam kết với lý do rằng điều đó là cấp thiết bởi việc xây dựng đập ảnh hưởng đến môi trường Tuy nhiên Tiệp khắc vấn đơn phương tiến hành xây dựng đập Năm 1993, Slovakia (tách ra từ Tiệp Khắc) tuyên bố là thành viên của Hiệp ước với tư cách là quốc gia kế thừa Tiệp khắc, đồng thời tiến hành xây dựng đập làm chuyển hướng dòng chảy của sông Danube (phần thượng nguồn trên lãnh thổ Slovakia) Hungary phản đối vì việc chuyển hướng dòng chảy không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn làm thay đổi đường biên giới tự nhiên trên sông giữa 2 nước Do đó Hungary tuyên bố chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước năm 1977 mặc dù Hiệp ước không có điều khoản nào về vấn đề này Hãy cho biết:
- Slovakia có quyền kế thừa Hiệp ước năm 1977 do Tiệp Khắc ký kết không? Vì sao?
Tòa án Quốc tế sử dụng nguyên tắc kế thừa tự nhiên trên cơ sở Điều 12, Công ước Vienna năm 1978 Slovakia là nhà nước kế thừa, được quốc tế công nhận, của Tiệp Khắc, và bị ràng buộc bởi Hiệp ước năm 1977 giữa hai nước
- Việc đơn phương xây dựng đập làm chuyển hướng dòng chảy sông Danube của Slovakia có vi phạm Luật Quốc tế không? Vì sao?
Việc đơn phương xây dựng đập làm chuyển hướng dòng chảy sông Danube của Slovakia là vi phạm Luật Quốc tế do sông Danube không chỉ là nguồn nguồn nước quốc tế chia sẻ chung mà còn là một đường biên giới quốc tế Việc đình chỉ và rút khỏi điều ước đã thiết lập sự vi phạm những nghĩa vụ hợp pháp của Hungary được chứng minh bởi việc từ chối vận hành chung của Hungary Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Hungary bị tước đi những quyền lợi cơ bản của nó đối với việc chia sẻ hợp lý đối với nguồn nước quốc tế chung việc làm lệch đi hướng chảy của sông Danube do Slovakia gây ra không phải là một biện pháp trã đủa đũa hợp pháp bởi vì nó không tương xứng
- Có thể dựa vào cơ sở pháp lý nào để Hungary tuyên bố chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước 1977
Trang 6Luật Quốc tế cho phép 1 quốc gia được thực hiện những hành động cần thiết để tránh các tổn hại không thể đảo ngược đối với một lợi ích quan trọng của quốc gia
đó, của nhân dân hay đối với môi trường Nếu 1 quốc gia có quyền hành động trên
cơ sở tình trạng cấp thiết nhằm tránh các tổn hại không thể khắc phục được đối với một lợi ích quan trọng thì nước đó cũng có quyền được hoãn thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào trong lúc nó đàm phán để tìm ra cách tránh gây ra tình trạng cấp thiết Theo điều 56 Công ước Viên 1969, một điều ước quốc tế không có điều khoản quy định việc chấm dứt hay từ bỏ thì sẽ không thể là đối tượng để từ bỏ hoặc chấm dứt trừ khi nó được sự chấp thuận của tất cả các bên thành viên hoặc việc chấm dứt từ
bỏ có thể hiển nhiên được suy ra từ bản chất của điều ước đó Tuy nhiên tại thời điểm 1977, Hungary và Slovakia chưa phải là thành viên của Công ước Viên 1969
và do đó không chịu sự chịu sự điều chỉnh của Công ước này
Trang 7Chechnya là vùng lãnh thổ thuộc Nga, đươc bao quanh bởi các vùng Bắc Ossetia, Ingushetia, Stavropol Kray, Dagestan và ở phía nam có đường biên giới chung với nước Georgia Năm 1991, Chechnya đấu trah đòi tách khỏi Liên bang Nga và tuyên bố thành lập Cộng hòa Chechnya Tuyên bố của Chechnya không được Nga chấp nhận Để bình ổn tình hình tại Chechnya, tháng 12/1994, LB Nga đã điều khoảng 60.000 quân cùng nhiều trang thiết bị quân sự tới khu vực này Georgia là quốc gia đã công nhận chính phủ ly khai Chechnya nên quyết định giúp đỡ, cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai Hãy cho biết:
Chechnya có được coi là một dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết – một chủ thể của LQT hay không? Vì sao?
Các hành vi của Nga và Georgia có phù hợp với Luật Quốc tế hày không? Vì sao?
Trả lời :
Checnya có được coi là 1 dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tựu quyết- 1 chủ thể của luật quốc tế
thứ nhất,checnya là 1 quốc gia có lãnh thổ xác đinh,có dân số,có chính quyền riêng.Việc checnya đấu tranh tách khỏi liên bang Nga và tuyên bố thành lập quốc gia riêng là hoàn toàn hợp pháp
- Nga không có quyền trong việc phản đối Checnya thành lập chính quyền riêng
- Trên thế giới hiện cũng có 1 số quốc gia, đặc khu hành chính mặc dù nằm trên lãnh thổ của nước khác nhưng hoạt động với bộ máy chính trị riêng biệt về kinh tế,văn hóa ,xã hội như Hồng Kông,Đài Loan,Macao và rất nhiều quốc gia khác nữa
Như vậy.có thể khẳng định rằng Checnya là 1 quốc gia riêng biệt,Nga không có quyền can thiệp vào tình hình chính trị của Checnya
Việc Nga điều động khoảng 60.000 quân cùng nhiều trang thiết bị quân sự tới khu vực này là trái với pháp luật quốc tế quốc gia trên thế giới có quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ.điều này đã được quy định rõ ràng trong hiến chương liên hợp quốc
Trang 8Trong luật quốc tế việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình được coi là biện pháp hàng đầu.Khoản 3 điều 2 hiến chương liên hợp quốc có nêu:"Hội viên liên hợp quốc phải giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình làm thế nào để khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như công lí."Ghi nhận này còn được nhấn mạnh trong tuyên ngôn 1970 của liên hợp quốc và được cụ thể trong các điều ước song phương và đa phương khác Georgia đóng vai trò là nước thứ 3 nên giúp Nga và Checnya giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng phương pháp hòa bình chứ không phải giúp đỡ bằng việc cung cấp
vũ khí cho lực lượng li khai Hành động trên được coi là cổ vũ chiến tranh là trái với pháp luật và điều ước quốc tế
Trang 9Năm 1985, mật vụ Pháp đã đánh chìm tàu Rainbow Warrior của tổ chức Greenpeace (hoạt động trong lĩnh vực môi trường) khi tàu này đang đậu trong cảng Auckland của NewZealand làm một thủy thủ trên tàu bị chết Ngay sau đó, hai mật
vụ Pháp đã bị New Zealand bắt giữ, buộc tội và kết án 10 năm tù Pháp đã yêu cầu New Zealand thả các mật vụ, ngược lại New Zealand yêu cầu Pháp bồi thường thiệt hại Để dàn xếp tranh chấp, hai bên đã đề nghị Tổng thư ký LHQ đứng ra làm trung gian hòa giải Với sự chứng kiến của Tổng TK LHQ, Pháp và New Zealand
đã ký một thỏa thuận theo đó Pháp cam kết sẽ bồi thường 7 triệu USD cho New Zealand, đổi lại New Zealand sẽ chuyển giao hai mật vụ Pháp để đưa đến một căn
cứ quân sự của Pháp trên đảo Hao ở Thái Bình Dương trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm Cũng theo thỏa thuận này 2 mật vụ này chỉ được rời khỏi đảo khi có
sự đồng ý của cả 2 quốc gia Tuy nhiên, trước khi kết thúc thời hạn 3 năm, Pháp đã cho các mật vụ trên rời đảo Hao mà không có sự đồng ý của NewZealand Hãy cho biết:
Những quan hệ pháp luật nào đã phát sinh trong vụ việc nêu trên? Trong số đó, quan hệ pháp luật nào thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật QTế? Vì sao?
Thỏa thuận ký giữa Pháp và New Zealand có là điều ước quốc tế hay không? Hành
vi của Pháp cho các mật vụ rời đảo Hao có vi phạm nguyên tắc nào của LQT không? Vì sao?
Trả lời:
Những quan hệ pháp luật đã phát sinh trong vụ việc trên:
- Quan hệ bảo hộ công dân
- Quan hệ giải quyết tranh chấp quốc tế
- Quan hệ xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của người nước ngoài của New Zealand
Trang 10- Quan hệ yêu cầu thực hiện trách nhiệm pháp lý và bồi thường thiệt hại giữa
2 nước Pháp và New Zealand
- Quan hệ kí kết và thực hiện thỏa thuận giữa Pháp và New Zealand
Trong đó, Quan hệ kí kết và thực hiện thỏa thuận giữa Pháp và New Zealand thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc Tế Do quan hệ này thỏa mãn
những yếu tố sau:
+ Là quan hệ nảy sinh giữa các quốc gia
+Nảy sinh trong các lĩnh vực đời sống quốc tế
+Quan hệ này mang tính chất liên quốc gia, đòi hỏi điểu chỉnh bằng những quy phạm luật quốc tế
+Quan hệ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt do tác động của những quy phạm luật quốc tế ( quy định trong thỏa thuận giữa các bên) , của năng lực chủ thể luật quốc tế và sự kiện pháp lý quốc tế Trong trường hợp này thì việc mật vụ Pháp
đã đánh chìm tàu Rainbow Warrior khi tàu này đang đậu trong cảng Auckland của NewZealand làm một thủy thủ trên tàu bị chết là sự biến pháp lý
Thỏa thuận giữa Pháp và New Zealand là điều ước quốc tế
Vì: điều ước quốc tế được xác định là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và chủ thể luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó
- Thỏa thuận ký giữa Pháp và New Zealand thỏa mãn những đặc điểm sau: + Về chủ thể: là chủ thể của luật quốc tế : 2 quốc gia Pháp và New Zealand + Nội dung của những thỏa thuận đó:
Trang 11Quốc tế trong quan hệ luật quốc tế: Pháp và New Zealand đã ký một thỏa thuận theo đó Pháp cam kết sẽ bồi thường 7 triệu USD cho New Zealand, đổi lại New Zealand sẽ chuyển giao hai mật vụ Pháp để đưa đến một căn cứ quân sự của Pháp trên đảo Hao ở Thái Bình Dương trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm Cũng theo thỏa thuận này 2 mật vụ này chỉ được rời khỏi đảo khi có sự đồng ý của cả 2 quốc gia
* Hành vi của Pháp cho các mật vụ rời đảo Hao có vi phạm nguyên tắc tận tâm, thiện chí cam kết quốc tế của Luật Quốc tế
- Vì theo như các văn bản ghi nhận điều ước quốc tế:
+ Lời mở đầu của hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định sự quyết tâm của các nước thành viên “ tạo điều kiện để đảm bảo công lý và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế và các nguồn khác của Luật Quốc tế Khoản
2 điều 2 Hiến chương: “ tất cả các thành viên Liên hợp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”
+ Công ước viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế: “ Mỗi Điều ước quốc tế hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia và đều được các bên thực hiện một cách thiện chí”
+ Tuyên bố về các nguyên tắc của Liên hợp quốc năm 1970 đã mở rộng hơn phạm vi áp dụng của nguyên tắc này Theo đó, mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiên các nghĩa vụ quốc tế do Hiến chương đặt ra, các nghĩa vụ phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của Liên hợp quốc
Như vậy thì Pháp và New Zealand phải tận tâm thực hiện các cam kết quốc
tế phát sinh từ các quy định từ điều ước quốc tế đã kí kết Tuy nhiên, trước khi kết thúc thời hạn 3 năm, Pháp đã cho các mật vụ trên rời đảo Hao mà không có sự