Quan niệm của Arixtốt về “đức hạnh” và các thuộc tính của

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của Arixtốt trong tác phẩm đạo đức học của Nicomaque (Trang 55)

đức hạnh

“Vì hạnh phúc là một hoạt động của tâm hồn phù hợp với một đức hạnh hoàn toàn, chúng ta hãy cùng nghiên cứu về đức hạnh” [1, 53]. Bởi lẽ, “đức hạnh và người có đức hạnh là đơn vị đo lường mọi sự vật” [1, 332].

Trong học thuyết về đức hạnh của Arixtốt ta thấy rõ ông là con người của kinh nghiệm. Ông định nghĩa đức hạnh, phân chia nó, miêu tả đức hạnh trong từng trường hợp cụ thể một cách đa dạng và phong phú với một cái nhìn sắc bén đến kinh ngạc, đồng thời chỉ ra cách thức thực tiễn để con người có đức hạnh. Điều mà ông thực hiện ở đây được coi là hiện tượng luận đầu tiên về giá trị, cũng như nền tảng của hiện tượng luận về đặc tính của con người. Học thuyết đức hạnh của ông góp phần làm giàu nội dung mẫu hình con người.

Đức hạnh và người có đức hạnh

Đối với Arixtốt, đức hạnh có được khi những hành vi của chúng ta tuân theo tiêu chí điểm giữa (trung điểm vàng). Cái điểm này là do lý trí xác định hay như nó được người có lẽ phải có bổn phận xác định. Tóm lại: đức hạnh là hành xử hoàn toàn tự nhiên của con người trong sự hoàn mỹ của nó. Vì bản chất đặc trưng của con người được thể hiện trong lý trí, nhưng lý trí lại thể hiện trong tư duy và trong ý chí, do đó hình thành hai nhóm đức hạnh chính: đó là đức hạnh lý trí (trí tuệ) và đức hạnh đạo đức

(luân lý): “Đức hạnh hiện ra dưới hai vẻ, một vẻ trí tuệ, một vẻ luân lý” [1, 58].

Đức hạnh lý trí là sự hoàn thiện của trí tuệ thuần túy, thể hiện ở sự thông thái ở lý trí và trong tri thức, trong đó ta thấy, riêng ý chí mong muốn nhận thức vì nhận thức để đạt được chân lý một cách thuần khiết, cũng như trong khả năng và trong quan điểm hay sự thông minh vận dụng những tri thức mà chúng ta có được: “đức hạnh trí tuệ một phần lớn từ học thức mà ra, và cần học thức để biểu lộ và phát triển, cho nên đòi hỏi sự thực hành và thời gian” [1, 58]. Trong hệ thống thuật ngữ này ta thấy Arixtốt chịu ảnh hưởng của các quan niệm của Xôcrát và Platôn, cho dù không phải về thực chất mà chỉ về câu chữ, nhưng toàn bộ cuộc sống của con người chỉ được thể hiện về phương diện trí tuệ. Tuy nhiên với việc phân định lý trí lý luận và lý trí thực tiễn cho thấy Arixtốt tiếp cận sát thực tế hơn.

Trong quan niệm của Arixtốt, sự tiếp cận với cái tối cao chỉ có thể thông qua hoạt động trí tuệ, chứ không phải là thông qua hoạt động tổng thể của mọi lực lượng tâm hồn. Do vậy, theo ông, con người đức hạnh chỉ có thể là con người có trí tuệ. Một điều hoàn toàn rõ ràng là ai có trí tuệ kém phát triển thì cũng không có khả năng thực hiện cái thiện, còn các nhà khoa học – siêu hình học đương nhiên là có đức hạnh. Với Arixtốt, cội nguồn của cách hành xử có đạo đức tốt là trí tuệ. Hành xử như một người có lẽ phải là hành xử đức hạnh. Arixtốt lấy hành xử của người đó làm tiêu chuẩn cho những hành vi được phép của con người. Nhưng vì nhận thức của mọi người rất đa dạng, thậm chí còn đối lập nhau, nên Arixtốt buộc phải khẳng định là chỉ có nhận thức nào đúng và có tính quyết định mới giúp chúng ta tránh khỏi những sai lầm. Để nhận thức của chúng ta đúng thì cần phải có sự định hướng, tức là cần phải thông qua giáo dục.

“Còn đức hạnh luân lý là con đẻ của thói quen tốt; do đó, nhờ một sự thay đổi nhỏ, danh từ moeurs (phong tục) đã sinh ra danh từ moral (luân lý)” [1, 58].

Sự nhận xét ấy chứng minh rõ ràng rằng không một đức hạnh luân lý nào sinh ra tự nhiên nơi chúng ta; thực thế, không gì có thể thay đổi thói quen do thiên nhiên đã cho; thí dụ “như hòn đá bị trọng lực lôi cuốn không thể có thói quen ngược lại, dẫu rằng người ta ném nó lên không khí không biết bao nhiêu lần mà kể, lửa bốc lên và không thể xuống được, về mọi vật không thể thay đổi thói quen nguyên thủy, cũng vậy” [1, 58].

Theo Arixtốt, lý trí là điều kiện cần cho đức hạnh, bởi lẽ nếu không biết gì về nghệ thuật kiến trúc mà đi xây nhà thì chẳng bao giờ trở thành kiến trúc sư. Nhưng nó chưa phải một điều kiện đủ cho đức hạnh, mà lý trí ấy phải biết vận dụng vào cuộc sống, phải biết thực hành. Bởi: “chính trong khi xây dựng mà người ta trở thành kiến trúc sư” [1, 59]. Và người có đức hạnh lý trí là người thể hiện được sự thống trị của linh hồn với thể xác và những dục tính của thể xác. Ông đã dựa vào tâm lý học của Platôn vốn chia linh hồn thành phần hồn thống trị và phần linh hồn bị trị. Ông cũng đề cập tới việc quy kết toàn bộ đức hạnh về tri thức của Xôcrát. Nếu Xôcrát đánh đồng đức hạnh với tri thức. Thì theo Arixtốt, tri thức vẫn chưa phải là đức hạnh. Tri thức tự bản thân nó ít liên quan tới đức hạnh. Từ tri thức người ta có thể làm mọi cái. Dẫu ta có tri thức và kỹ năng, vẫn có thể lừa dối, xảo trá hay trung thực, chân thành, tức là có thể xấu hoặc tốt, vì ở đây cần thêm một điều kiện nhất định nữa, chẳng hạn chính kiến [24, 93]. Chính kiến là một hành vi ý chí và giá trị của nó phụ thuộc vào mục đích, vào chủ ý mà ý chí đó hướng tới. Nếu những điều này tốt, thì chính kiến, tri thức và kỹ năng đều tốt. Và ngược lại. Do vậy, để có đức hạnh theo Arixtốt thì ngoài tri thức, kỹ năng còn cần có chính kiến (đương nhiên là đối với những mục đích tốt).

Cùng với đó, ở Arixtốt có một điểm rất hợp lý - đó là quan niệm về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa chân lý và thước đo giá trị chân lý: lý thuyết của chúng ta còn phải hoà hợp với những trường hợp riêng. Thực vậy, về những hành vi ai lý luận một cách tổng quát tức là lý luận trống rỗng, còn về những trường hợp riêng, người ta may ra đạt tới chân lý nhiều hơn.

Vậy thì con đường nào dẫn tới đức hạnh?

Theo Arixtốt, đạo đức là một phẩm chất do linh hồn (“… nói về giá trị của con người, chúng ta không nói về giá trị của thân thể, nhưng của tâm hồn và chúng ta gọi hạnh phúc là sự hoạt động hoàn toàn phát đạt của tâm hồn” [1, 53]) đạt được trong cuộc sống không bằng con đường tự nhiên, bẩm sinh, mà bằng sự rèn luyện và hoạt động. Những đức hạnh sinh ra nơi chúng ta không nhờ một hiệu quả của thiên nhiên cũng không trái với thiên nhiên; chúng ta tự nhiên sẵn sàng thủ đắc nó, với điều kiện là “trau dồi nó bằng thói quen” và “hành động”, đặc biệt chúng ta thủ đắc nó (các đức hạnh) trước hết bằng sự luyện tập. Nghĩa là đức hạnh không có sẵn mà chúng ta đạt được đức hạnh bằng kết quả của sự giáo dục. Do vậy, “chúng ta phải hoạt động một cách cương quyết; những sự cư xử khác nhau sinh ra những thói quen khác nhau. Trong những điều kiện ấy, cách giáo dưỡng từ tuổi thơ ấu có một quan trọng lớn... Sự quan trọng ấy thật là phi thường, chính yếu” [1, 60]. Nói về giáo dục, một chỗ khác Arixtốt cho rằng: “… phải đi từ điều đã biết. Vì vậy phải có sẵn một nền giáo dục luân lý tốt đẹp nếu người ta muốn nghe bàn luận một cách bổ ích về những điều lương thiện” [1, 27]. Đây là một quan điểm rất tiến bộ của ông.

Quan điểm này của Arixtốt đến gần với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, một mặt nó đã khẳng định cần phải chú ý tới những yếu tố bẩm sinh, những yếu tố tâm sinh lý mà chúng ta “sẵn sàng thủ đắc nó”, đồng thời cần phải thấy được con người còn là sản phẩm của môi trường và

hoàn cảnh xã hội. Những nhân tố đó có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành nhân cách một con người.

Tiếp theo, ông nói: “Những đức hạnh muốn có thực sự, thì hành động như một người công bình và tiết độ thì chưa đủ, người hành động còn phải biết mình hành động như thế nào; rồi hành vi của mình phải bắt nguồn ở một sự lựa chọn có suy nghĩ để nhằm chính hành vi ấy; điều thứ ba, là mình phải hành động với một ý chí cương quyết và bất biến” [1, 66].

Phương tiện của sự hoàn thiện đạo đức là đức hạnh, để có đức hạnh phải biết đức hạnh, tìm hiểu đức hạnh tốt ở học và hành. Nếu như Platôn hướng con người đến thế giới lý tưởng, sự thiện tối cao thì Arixtốt trong đạo đức học của mình cố gắng bám sát vào thực tiễn, vào những phong tục tập quán, kinh nghiệm sống thường nhật của con người, rồi từ đó khái quát thành những quan niệm, những phương châm xử thế. Sự nghiệp con người là hoạt động hợp lý, thiên chức của con người là biến những cái hợp lý trong ý tưởng thành cái hợp lý trong cuộc sống.

Vậy bản chất của đức hạnh là gì?

Xác định bản tính của đức hạnh, ông cho rằng: trong tâm hồn, người ta chỉ thấy những nhiệt tình, những khả năng hành động, những năng hướng thủ đắc, nên đức hạnh phải thuộc về một trong những loại ấy. Qua quá trình phân tích, ông khẳng định: “đức hạnh không phải là những nhiệt tình, những khả năng, chỉ còn lại thuyết đức hạnh và những năng hướng thủ đắc” (những hành động phù hợp với đức hạnh) [1, 69].

Từ đó ông cho rằng: “đức hạnh của con người là một năng hướng khiến người ấy trở thành một chính nhân có thể làm tròn tác dụng riêng của con người” [1, 69].

Vậy đặc tính của “năng hướng” là gì?

Arixtốt dẫn dắt: “đức hạnh, cũng như thiên nhiên hơn tất cả các loại nghệ thuật về sự chuẩn xác và sự màu nhiệm; trong những điều kiện ấy, cứu cánh mà đức hạnh đề xuất rất có thể là một sự trung bình khôn ngoan”

[1, 71]. Và ông kết luận: “… sự trung bình tối hảo, đó chính là đặc tính của đức hạnh: cùng một lối ấy, người ta thấy trong những hành vi, sự thái quá, sự bất cập và sự trung bình đúng mực” [1, 72].

Như vậy, theo Arixtốt, điều kiện của hạnh phúc đó là sự phát triển của khả năng suy luận. Đạo đức tùy thuộc vào sự suy luận chính xác, sự kiểm soát tinh thần, sự quân bình của lòng ham muốn. Đó không phải là những đức tính của những người thường mà là kết quả của sự tập luyện và kinh nghiệm trong những người hoàn toàn trưởng thành.

Con đường đi đến mục đích đó là ý niệm trung dung, mà trong tác phẩm ông đề cập đến chính là ý niệm về “trung bình”. Vậy nên hiểu về

trung bình thế nào cho đúng khi “đức hạnh là một thứ trung bình vì cứu cánh mà nó đề xuất là một sự quân bình giữa hai cực đoạn” [1, 72].

Trung bình, theo nghĩa Hy Lạp mesotes là đứng giữa, cái trung bình ở giữa cái thừa và cái thiếu, “cái trung bình không tính theo đối tượng mà theo chúng ta” [1, 71]. Trung bình là giữ cho đức tính ở trạng thái tốt, không thái quá, không bất cập. Ví dụ: Sự luyện tập, thái quá hay bất cập, làm giảm sức mạnh ấy đi; sự thừa hay thiếu đồ uống thức ăn làm nguy hại sức khoẻ, còn tính tiết độ trong những phạm vi ấy làm tăng và giữ gìn sức khoẻ.

Nói về ý nghĩa của sự trung bình, Arixtốt viết: “một kiến thức nào cũng có thể làm tròn nhiệm vụ của nó, miễn là chú ý vào một sự trung bình đúng đắn và căn cứ vào đấy để hành động... đức hạnh, cũng như thiên nhiên, hơn tất cả các loại nghệ thuật về sự chuẩn xác và sự mầu nhiệm; trong những điều kiện ấy, cứu cánh mà đức hạnh đề xuất rất có thể là một sự trung bình khôn ngoan” [1, 70].

Tuy nhiên đức hạnh có liên quan đến nhiệt tình và hành vi của con người – là những cái có sự thái quá, sự bất cập và sự trung bình khôn ngoan. Ở đó, sự thái quá là một lỗi và sự bất cập gây ra khiển trách; bù lại, sự trung bình đúng mực được khen ngợi và thành công, cái kết quả ấy là

riêng biệt của đức hạnh. “Đức hạnh cốt ở một sự trung bình đúng đắn, còn điều thiện và sự hoàn toàn thì nó ở điểm cao nhất” [1, 73]. Trong mọi trường hợp, nhiệt tình và hành vi cũng phải có độ thích hợp, địa điểm thích đáng, phương thức thích đáng. Ví dụ như, một người bất kỳ, lúc vào và với đối tượng nào cũng rụt rè, sợ sệt thì gọi là nhu nhược, tức không đủ độ dũng cảm. Ngược lại, một người chẳng sợ gì, luôn luôn mạo hiểm, thậm chí không đếm xỉa gì đến luật pháp đến chỗ giết người là loại lỗ mãng, lưu manh, vượt khỏi độ dũng cảm. Sau cùng, với cái nhìn toàn diện về nhiệt tình và hành vi, Arixtốt cũng khẳng định: “không phải khi nào, nhiệt tình nào cũng thừa nhận cái trung bình” [1, 73]. Bởi lẽ, tự nó đã gợi ngay một ý tưởng, tự nó xấu rồi chứ không phải vì nó thái quá hay bất cập, như một số hành vi: niềm hân hoan cảm thấy truớc nỗi khổ sở của người khác, sự vô liêm sỉ, lòng ghen ghét; trong phạm vi hành động thì như ngoại tình, trộm cắp, sự sát nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông kết luận: “Đức hạnh là một sự trung bình, nó là trung tâm giữa hai thứ xấu, cái này vì thái quá, cái kia vì bất cập” [1, 81]. Chỉ có sự trung bình là đặc tính của đức hạnh vì: sự thái quá và sự bất cập thể hiện điều xấu, điều ác, còn sự trung bình đúng như đặc tính của đức hạnh.

Trên cơ sở đó, ông đi đến chỗ phủ nhận việc “một ý ngông cuồng nếu chủ trương cho rằng trong việc phạm lỗi bất công, hèn nhát, phóng túng, có sự trung bình đúng đắn, sự thái quá hay sự bất cập. Trong những điều kiện ấy, có lẽ sự trung bình trong sự thái quá hay sự bất cập và sự thái quá thái quá và sự bất cập bất cập” [1, 73].

Tóm lại, “sự thái quá và sự bất cập không có sự trung bình, cũng như sự trung bình đúng mực không thừa nhận sự thái quá và sự bất cập” [1, 74].

Vậy làm thế nào để đức hạnh có được sự “trung bình đúng mực”?

Chúng ta thấy rằng, những lỗi của con người gây ra thì có ngàn hình thức, đặc tính của lỗi là sự vô hạn, trái lại, chỉ có một cách thực hiện điều thiện. Thế cho nên khó thực hiện, khó đạt cứu cánh. Vậy là sự thái quá và

sự bất cập tố cáo điều ác còn sự trung bình đúng là đặc tính của đức hạnh. Arixtốt tâm đắc với một châm ngôn nổi tiếng thời cổ:

“Chỉ có một cách là thiện

Còn có ngàn cách điều ác” [1, 72].

Vậy đức hạnh là một khuynh hướng thủ đắc theo ý chí, cốt ở sự điều độ, định nghĩa bởi lý trí theo hạnh kiểm của một người suy nghĩ. Nó là mực trung bình đúng mực giữa hai cực đoan: một cái vì thái quá, một cái vì bất cập - đức hạnh là sự trung dung giữa hai nết xấu, nó nhằm đến cái trung bình trong các cảm xúc và hành động. Cho nên, khó lòng tỏ ra đức hạnh. Chính vì thế, theo Arixtốt, sống tốt là một việc khó. “Trong mỗi trường hợp, đạt được mực trung dung không phải là (không khó) dễ ”, để sống tốt cần phải tìm ra khoảng trung dung. Chẳng hạn, không phải ai cũng có thể tìm ra được tâm của một vòng tròn, mà chỉ có người nào có kiến thức thích hợp. Cũng vậy, ai cũng có thể dễ tức giận hoặc có thể cho đi hay tiêu xài tiền bạc, nhưng cho đúng người phải cho, xài đúng lúc, với lý do chính đáng không phải là một việc mà ai cũng có thể làm được một cách dễ

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của Arixtốt trong tác phẩm đạo đức học của Nicomaque (Trang 55)