Quan niệm của Arixtốt về tự do ý chí và

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của Arixtốt trong tác phẩm đạo đức học của Nicomaque (Trang 79)

* Quan niệm về tự do ý chí

Hành vi tự do ý chí, theo Arixtốt thì “đó là một hành vi mà nguồn gốc của nó ở trong chính chủ thể hành động, hơn nữa chủ thể biết được những hoàn cảnh riêng mà trong đó xảy ra hành vi” [trích theo 44, 106].

Trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomaque”, ông có đề cập tới học thuyết về ý chí: ý chí là một cái gì đó khác với tri thức. Người ta có thể nêu đặc tính của nó với chỉ dẫn rằng mong muốn là một hành vi mà nguyên tắc của nó nằm trong chính bản thân ta: ý chí kiên định hoàn toàn tuyệt đối. Mọi hành vi đạo đức về bản chất phải thuộc dạng này. Không chỉ ý chí kiên định phải tuyệt đối là nó, vì nguyên tắc của hành vi nằm trong người thực

hiện hành vi, cả đối với trẻ chưa đến tuổi vị thành niên, cả đối với những hành vi mà chúng được thực hiện do bị bắt buộc hay thiếu chủ ý. Hành vi đạo đức là dạng hành vi đặc thù của con người và hơn nữa ở đây lại được coi là hành vi của một người trưởng thành, cụ thể là hành vi được tự do lựa chọn. Ý chí tự do là một cái gì đó cao hơn cái ý chí kiên định đơn thuần. Đây là nguyên tắc của hành vi trong chúng ta, trong đó chúng ta hoàn toàn làm chủ, tự do hành động theo khả năng của mình.

Thêm nữa Arixtốt cho rằng, sự tự do là điều kiện thiết yếu nhất của mọi giá trị luân lý. Một hành động của con người chỉ có giá trị khi do người ta tự ý làm. Nếu bị bắt buộc, người ta sẽ không còn chịu trách nhiệm về công việc của mình. Một việc thiện chỉ đáng được gọi là thiện khi nào được người ta cố ý và tự ý làm. Nếu đó là một việc bó buộc phải làm, hay là một việc ngẫu nhiên mà có thì chúng ta không có quyền tự coi là đã làm được điều thiện. Vậy, tự do đối với Arixtốt không phải ngẫu nhiên. Tự do ý chí là có đủ năng lực để đi theo con đường do lý trí vạch ra và thắng được những trở lực do bản chất không hoàn toàn của chúng ta đặt lên trên con đường ấy. Sự tự do, theo Arixtốt không phải tự nó là một sự hoàn hảo. Nó chỉ là một phương tiện để ý chí dùng nó chữa lại những chỗ không hoàn hảo mà thôi.

Lần đầu tiên trong lịch sử đạo đức học, Arixtốt biến vấn đề tính tự nguyện của các hành động đạo đức và về tự do lựa chọn thành đối tượng nghiên cứu. Ông phân biệt các hành động tự nguyện và không tự nguyện. Theo ông, chỉ có những hành động tự nguyện mới đáng được ngợi khen hay khuyến khích, còn hành động diễn ra hoàn toàn thiếu ý chí tự nguyện thì cần phải được cảm thông hoặc tha thứ. Hành động tự nguyện cần phải là hành động tự do - có ý định từ trước. Arixtốt phân biệt chủ định với mong muốn. Có thể mong muốn điều gì cũng được, kể cả bất tử, nhưng ta không đủ sức đạt được điều đó. Chủ định chỉ hướng đến điều mà ta có thể đạt tới, nó liên quan tới phương tiện, trong khi đó mong muốn là hướng

đến mục đích. Dấu hiệu quan trọng nhất của chủ định là sự cân nhắc trước các động cơ và sự lựa chọn tự giác.

Arixtốt là người ủng hộ quan điểm tự do ý chí. Ông ủng hộ sự hiện diện của tự do ý chí từ sự chứng thực trực tiếp của tự ý thức con người và gián tiếp thông qua khen thưởng và trừng phạt. Tiền đề cho một quyết định tự do ý chí bao giờ cũng là tri thức về những điều mình dự định. Hành động một cách tự do nghĩa là hành vi có chủ ý và có suy nghĩ. Thông qua đó lý trí có thể làm chủ ý chí và đôi khi ông nhìn nhận điều đó bằng hệ thống thuật ngữ theo trường phái Xôcrát tới mức dường như đối với Arixtốt quyết định ý chí không là cái gì khác ngoài sự khôn ngoan của lý trí theo mô típ của giá trị. Thực tế Arixtốt biết rằng người ta có thể thực hiện hành vi ngược lại với lý trí và cùng với nó thì đánh giá giá trị phẩm hạnh rốt cuộc đều dựa trên tự do ý chí. Kết quả của toàn bộ suy tư đó là tài sản chung trong đạo đức, thể hiện tri thức và ý chí là những nhân tố quyết định đối với hành vi đạo đức.

* Quan niệm về giáo dục đạo đức

Trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomaque”, ta thấy ông không dành riêng một chương nào để nói về vấn đề giáo dục. Nhưng xen giữa những vấn đề như: cái thiện, đức hạnh, hạnh phúc, công bằng, tình bạn thì ta luôn thấy ở đó những tư tưởng của ông về giáo dục đạo đức. Theo ông để có phẩm chất của con người đức hạnh và sống hạnh phúc thì không phải là do bẩm sinh hay do một vị thần thánh nào đó ban tặng, mà đó là cả một quá trình hoạt động, rèn luyện, tu dưỡng... điều đó có nghĩa không thể thiếu vai trò của giáo dục trong việc rèn luyện nhân cách con người, đem con người tới cuộc sống thiện và hạnh phúc ở ngay cuộc sống trần gian này, điều đó hoàn toàn có thể tự bản thân con người đem lại cho mình thông qua giáo dục.

Theo nhiều quan niệm, mọi sự giáo dục, dù công khai hay không công khai, đều hướng tới một lý tưởng nhân đạo. Nhưng đối với Arixtốt, giáo dục như là cứu cánh của con người, của nhân loại, là điều kiện rất quan trọng để cá nhân hoà đồng với xã hội. Arixtốt cho rằng tài sản tối cao mà mọi người đều mong ước, đó là hạnh phúc. Nhưng con người hạnh phúc của Arixtốt không phải là con người hoang dại, không phải là con người ở tình trạng tự nhiên, mà là con người được giáo dục, con người sung sướng, sống tốt, có đạo đức.

Trong quan niệm về đức hạnh, Arixtốt cho rằng, ở con người có hai đức hạnh cơ bản là đức hạnh trí tuệ và đức hạnh luân lý: “Đức hạnh hiện ra dưới hai vẻ, một vẻ trí tuệ, một vẻ luân lý; đức hạnh trí tuệ một phần lớn từ học thức mà ra, và cần học thức để biểu lộ và phát triển; cho nên nó đòi hỏi sự thực hành và thời gian, còn đức hạnh luân lý là con đẻ của thói quen tốt” [1, 58]. Như vậy, đức hạnh trí tuệ phụ thuộc phần lớn vào học vấn đã tiếp thu được, cả cho sự sản sinh, sự lớn lên và do vậy, đức hạnh ấy cần đến kinh nghiệm và thời gian. Còn đức hạnh luân lý là sản phẩm của tập quán và do vậy, không có một đức hạnh luân lý nào được sản sinh do tự nhiên (mang tính bẩm sinh). Rõ ràng theo quan điểm của Arixtốt thì: Người ta muốn trở thành người tốt thì phải tiếp nhận một sự giáo dục và các tập quán của con người tốt.

Như vậy, trong quan niệm của Arixtốt, đức hạnh trí tuệ được hình thành thông qua giáo dục, còn đức hạnh luân lý được hình thành thông qua tập quán và do vậy, ngay từ khi còn nhỏ, con người cần được giáo dục cả về kiến thức và tập quán của loài người. “Vì vậy chúng ta phải hoạt động một cách cương quyết; những sự cư xử khác nhau sinh ra những thói quen khác nhau. Trong những điều kiện ấy cách giáo dưỡng từ tuổi thơ ấu có một tầm quan trọng lớn... Sự quan trọng ấy thật là phi thường, chính yếu” [1, 60]. Nói về giáo dục, một chỗ khác Arixtốt cho rằng: “… phải đi từ điều đã biết. Vì vậy phải có sẵn một nền giáo dục luân lý tốt đẹp nếu người ta

muốn nghe bàn luận một cách bổ ích về những điều lương thiện” [1, 27]. Đây là một quan điểm rất tiến bộ của ông.

Arixtốt cho rằng ba yếu tố làm cho con người trở thành người tốt và đạo đức là: tư chất, tập quán và lý trí. Do đó, sự kết hợp hài hoà cả ba yếu tố (tư chất, tập quán và lý trí) trong con người là rất cần thiết mà để đạt được sự kết hợp hài hòa đó thì không thể thiếu vai trò của giáo dục, giáo dục sẽ hướng lý trí của con người sử dụng tốt tư chất và tập quán của bản thân để điều chỉnh hành vi của mình trong mọi hoạt động sống, xứng đáng là người tốt và có đạo đức.

Trong quan niệm về hạnh phúc, Arixtốt cũng đề cập tới vai trò của giáo dục. Theo ông, để đạt đến hạnh phúc, đến sự hoàn thiện, con người phải có một số năng khiếu (khuynh hướng) nhất định ngay từ khi còn nhỏ. Nhưng cái đó chưa đủ. Phải thông qua giáo dục thì hạnh phúc tiềm tàng mới trở thành hiện thực. Tương tự như vậy, ông cho rằng, chỉ có thông qua giáo dục, con người mới có được các phẩm chất và sự khôn ngoan và do vậy nó cần phải học nghệ thuật sống.

Trong tư tưởng về tự do ý chí, Arixtốt cũng gắn với triết lý giáo dục, giáo dục hướng đến sự thư nhàn chiếm vị trí trung tâm và đó là khâu chủ yếu của việc giáo dục nghệ thuật làm người. Sự thư nhàn mà Arixtốt nói đến ở đây không đồng nghĩa với rong chơi, đó là tài năng của con người trong việc sử dụng một cách tùy ý thời gian của mình. Và sự tự do là mục tiêu cuối cùng của giáo dục, bởi con người không thể có hạnh phúc khi không có tự do, sự tự do được thực thi trong chiêm nghiệm, hoặc trong hoạt động triết học, tức là trong hoạt động của ý thức khi đã gạt bỏ mọi sự ràng buộc về vật chất. Điều này phù hợp với quan niệm của ông về triết học: triết học là sự thỏa mãn những nhu cầu. Vì thế, theo ông, giáo dục thường không mang tính chất đào tạo nghề nghiệp, bởi việc thực thi một nghề có thể là một thứ nô lệ hạn chế. Giáo dục là đem lại cho con người sự tự do sáng tạo và một năng lực toàn diện. Điều này khá gần với phương pháp dạy

học tích cực ngày nay: đề cao tính tự do sáng tạo của người học, coi học trò là trung tâm... điều đó có nghĩa tư tưởng về giáo dục của Arixtốt là một tư tưởng rất tiến bộ, vượt thời đại.

Theo Arixtốt, sự thư nhàn mà giáo dục cần hướng tới còn là con người được tự do chăm lo đến các việc cần thiết. Chính qua sự tự do đó mà con người có được sự khôn ngoan, sự hiến dâng cho triết học, sự chiêm nghiệm và đây mới là hạnh phúc thực sự của con người. Thông qua thư nhàn - biểu hiện của sự tự do, giáo dục phải đạt được mục đích cuối cùng của con người là cuộc sống trí tuệ và năng lực ý thức.

Đối với Arixtốt, giáo dục không những dẫn con người đến đạo đức, nguồn gốc chủ yếu của hạnh phúc, mà còn tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng và ổn định đạo đức, nghĩa là đảm bảo hạnh phúc cho cộng đồng.

Cuối cùng, Arixtốt cho rằng, nếu giáo dục cá nhân phải hướng đến sự thư nhàn, thì ở cấp nhà nước, giáo dục phải là giáo dục cho hoà bình. Cũng như thư nhàn, mục tiêu cuối cùng của đời sống cá nhân, hoà bình là mục tiêu cuối cùng của chiến tranh xã hội. Cuộc sống, về tổng thể, gồm hai bộ phận: công việc và thư nhàn, chiến tranh và hoà bình. Do vậy, chiến tranh phải hướng đến hoà bình, công việc phải hướng đến thư nhàn; cái cần thiết và hữu ích phải hướng đến những điều cao thượng, đến những cái mà các chính khách phải chú ý tới trong việc lập pháp, cũng như trong việc giáo dục công dân.

Để thực hiện được vai trò, mục đích trên thì Arixtốt đã xây dựng hệ thống giáo dục theo cách của riêng mình:

Hệ thống giáo dục mà Arixtốt hướng tới là một nền giáo dục thường trực, thường xuyên và liên tục, bao trùm và kéo dài suốt đời người. Quá trình đó được chia thành nhiều giai đoạn: “giáo dục và săn sóc công dân trong thời niên thiếu, một cách thích đáng, chắc chắn là chưa đủ, khi đến tuổi trưởng thành, họ cần phải thực hành những điều mà người ta đã giảng

dạy và do đó, có những thói quen tốt. Về phương diện ấy cũng như về tất cả cuộc đời tổng quát, chúng ta cần pháp luật” [1, 392]. Mà pháp luật là công cụ của nhà nước, do đó theo Arixtốt, giáo dục là công việc của nhà nước. Các trường học phải là trường công lập. Cũng như Platôn, Arixtốt đã đi trước thời đại trong việc xây dựng hệ thống giáo dục công lập mà ngày nay, chúng ta vẫn đang thực hiện. Việc thiết lập một sự giảng dạy công cộng là một sự dân chủ hoá giáo dục. Giáo dục nhất thiết phải là thống nhất và đồng nhất cho mọi người, kể từ khi lọt lòng cho đến tuổi trưởng thành.

Hệ thống giáo dục trên sẽ đạt hiệu quả cao khi áp dụng mô hình sư phạm:

Trước hết, Arixtốt cho rằng, cần phải tránh sự cực đoan, thái quá trong giảng dạy. Hơn nữa, chỉ nên đòi hỏi ở người học những cái mà anh ta có thể làm được. Và không nên áp đặt những bài học chính trị đối với lớp thanh niên khi mà họ chưa có một kinh nghiệm nào về cuộc sống. Ngay ở những trang đầu trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomaque” ông đã nói: “Thiếu niên ít khả năng học chính trị vì thiếu kinh nghiệm về việc đời... và sẵn sàng nghe theo nhiệt dục của mình nên chỉ chú ý đến việc học chính trị một cách hão huyền và vô lợi ích, vì mục đích của chính trị không phải là kiến thức thuần túy mà là sự thực hành” [1, 25].

Như vây, theo Arixtốt giảng dạy phải có giới hạn thích hợp đối với người học, phải tính đến tuổi tác, tính cách, năng lực tiếp thu, thể lực của người học, bởi sự lập luận nhanh và đúng đắn không phải là năng lực có tính đồng đều ở mọi người học.

Như trên đã trình bày, theo quan điểm của Arixtốt thì đức hạnh hiện ra dưới hai vẻ: đức hạnh trí tuệ và đức hạnh luân lý. Đức hạnh trí tuệ phần lớn từ học thức mà ra và cần học thức để biểu lộ và phát triển còn đức hạnh luân lý là con đẻ của thói quen (tập quán) tốt. Căn cứ vào đó thì sẽ có hai loại sư phạm bổ sung cho nhau: giáo dục bằng lý trí và giáo đục bằng tập quán.

Arixtốt rất đề cao “nghệ thuật bắt chước” (trong quan niệm của ông về mỹ học thể hiện rất rõ điều đó), do vậy việc giáo dục bằng tập quán tất nhiên sẽ liên quan đến sự bắt chước, kinh nghiệm và trí nhớ. Ông cho rằng, con người thích bắt chước. Đó là tập tính cố hữu của con người: có ở con người ngay từ khi còn là trẻ thơ. Và theo ông, tất cả mọi nghệ thuật đều xuất phát từ sự bắt chước thiên nhiên. Do vậy, sự bắt chước là yếu tố chính trong giảng dạy và giáo dục. Tuy nhiên, theo Arixtốt, bắt chước không có nghĩa là lặp lại một cách máy móc. Mà khi bắt chước thì con người cần dùng lý trí để vận dụng linh hoạt vào từng hoàn cảnh cụ thể. Chỉ có vậy thì bằng tập quán và sự giáo dục tích cực đó, các năng khiếu tự nhiên của con người sẽ không ngừng được phát triển. Tiếp theo, khi nói về vai trò của trí nhớ và sự lặp lại nhiều lần của các hành động trong giáo dục, Arixtốt cho rằng, giáo dục bằng lý trí là phần phụ, bổ sung cho giáo dục bằng tập quán. Mục đích của nó là làm cho người học hiểu rõ về các nguyên nhân của mỗi sự vật. Giáo dục bằng lý trí thường hướng đến cái phổ thông, cái vượt qua kinh nghiệm. Với những người chỉ có kinh nghiệm, họ biết rất rõ cái gì của sự vật, nhưng lại mù tịt cái tại sao của nó, còn những người có tri thức khoa

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của Arixtốt trong tác phẩm đạo đức học của Nicomaque (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)