Quan niệm của Arixtốt về “tính công bằng” và

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của Arixtốt trong tác phẩm đạo đức học của Nicomaque (Trang 66)

hữu”

Để bảo đảm cho con người có một cuộc sống hoàn hảo trong xã hội, đạo đức học của Arixtốt đề cao sự công bằng và tình bạn, coi công bằng là đạo đức cao đẹp của con người và của những quan hệ giữa người với người.

* Quan niệm về “tính công bằng”

Vấn đề công bằng chiếm một vị trí quan trọng trong đạo đức học của Arixtốt. Theo ông, công bằng là thói quen đặc biệt, nó không giống như tài năng đặc biệt hoặc khoa học. Bởi vì hai cái sau bao gồm sự đối lập giữa hai mặt. Ví dụ khoa học về sức khỏe cũng tức là khoa học về bệnh tật. Thế nhưng thói quen công bằng không thể bao gồm không công bằng trong đó mà chỉ có thể đối lập mà thôi. Danh từ công bằng được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Do đó, danh từ không công bằng theo đó cũng có nhiều cách dùng khác nhau.

Một khái niệm đứng ở lằn ranh giới giữa đạo đức và luật pháp là khái niệm công bằng [xem 30, 881]. Công bằng là “thái độ sẵn sàng đón nhận làm cho con người có khả năng thực hiện được những hành động đúng đắn, và làm cho họ hành động đúng đắn và ước muốn những gì đúng đắn” [31, 443].

Arixtốt định nghĩa về tính công bằng, thói bất công như thế nào?

Trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomaque”, Arixtốt viết: “Gọi là tính công bằng - cái năng hướng khiến chúng ta có thể làm hành vi công

bằng, làm thật sự và thích làm. Về thói bất công cũng vậy, nó khiến chúng ta làm và muốn những hành vi bất công” [1, 166].

Như vậy, tính công bằng của một người được cụ thể hóa bằng những hành vi công bằng. Người công bằng thực hiện hành vi vô tư, không vụ lợi và tự nguyện, thưởng phạt công minh, hành động hợp lý, không bênh vực thân nhân để làm hại kẻ khác, tránh được lòng yêu thương bất công, lòng thù ghét nhỏ nhen; “Người nào có tính công bằng có thể phát lộ đức hạnh của mình đối với cả tha nhân, chứ không phải chỉ đối với riêng mình” [1, 170]. Còn kẻ bất công là sự tương phản với công bằng, nó bao gồm phá hoại pháp luật, giành giật và không quang minh chính đại. Giành giật là hám lợi quá đáng. Không quang minh chính đại liên quan đến cả hai khía cạnh: cái thiện và cái hại. Nghĩa là muốn làm nhiều hơn cái phần có quyền được có, đồng thời gây thiệt hại cho người khác, Arixtốt viết: “kẻ bất công là người muốn có nhiều hơn cái phần có quyền được có, và còn làm hại tha nhân cho nên cố nhiên, người công bằng sẽ là người theo đúng pháp luật và lẽ bình đẳng. Người công bằng khiến chúng ta theo đúng pháp luật và lẽ bình đẳng, kẻ bất công lôi cuốn chúng ta trong sự bất hợp pháp và bất bình đẳng” [1, 168].

Kẻ bất công, không phải luôn luôn ham muốn sự tối đa, mà cả sự tối thiểu nữa... vậy là, người bất công phạm vào thói tham lam – một thói xấu rất thông thường. Thực ra, sở dĩ kẻ bất công có thói tham lam vì “người ấy thiếu cảm thức bình đẳng” [1, 169]. Với những thói xấu như vậy, kẻ bất công hành động thường trái với pháp luật và đương nhiên người nào theo đúng pháp luật là người công bằng – bởi lẽ dĩ nhiên “cái gì do người lập pháp ấn định là hợp pháp,... ấn định mọi quy tắc đều công bằng” [1, 169].

Và chúng ta cũng biết, ngay từ thời cổ đại cho đến tận thời nay, pháp luật được xây dựng lên thường bày tỏ ý kiến về một điều và nhằm mục đích quyền lợi chung hoặc quyền lợi của giai cấp lãnh đạo – hợp với đức hạnh. Do vậy, người thực hành pháp luật – “người công bằng, người có thể tạo

tác hay bảo vệ, tất cả hay một phần hạnh phúc của đoàn thể chính trị” [1, 169].

Ở đây ta thấy Arixtốt đã thể hiện rõ quan điểm của ông khi cho rằng: đức hạnh tức là tuân thủ pháp luật, còn phi đức hạnh tức là làm trái với pháp luật, các giá trị đạo đức và luật pháp phải tương thích với nhau. Như vậy, không có chuyện đức hạnh trái pháp luật, có nghĩa đức hạnh là cái hợp pháp và được luật pháp bảo vệ. Từ quan niệm đó, ông phê phán những thói hư, tật xấu của một số hạng người như ngoại tình, lăng nhục người khác, đánh người, nói xấu người khác… đều là trái pháp luật và cần phải nghiêm trị.

Đến đây chúng ta có thể khẳng định, tính công bằng là đức hạnh quan trọng số một. Arixtốt đã nói: “Tính công bằng chứa đựng tất cả những đức hạnh khác. Nó là một đức hạnh tuyệt đối đầy đủ, bởi vì thực hành nó là thực hành đức hạnh trọn vẹn”, “tính công bằng hình như đức hạnh quan trọng nhất và đáng cảm phục hơn cả sao hôm và sao mai” [1, 170].

Như vậy, ta thấy rằng Arixtốt rất đề cao vai trò của công bằng, nó như một phẩm chất đạo đức trọn vẹn, đầy đủ nhất. Tuy nhiên, công bằng không phải là đức hạnh, nó chỉ liên quan chặt chẽ tới đức hạnh.

Vậy giữa công bằng và đức hạnh có mối quan hệ như thế nào?

Arixtốt cho rằng: công bằng “hỗn đồng với đức hạnh, nhưng về tinh hoa của nó, nó khác” [1, 171]. Công bằng khác với đức hạnh ở chỗ nó đề cập đến quan hệ của con người với cả chính mình lẫn với những người khác - với tha nhân, công bằng là xét trong quan hệ với người khác: “trong trình hạn nó liên quan đến tha nhân, nó là tính công bằng” [1, 171]; Còn đức hạnh “trong trình hạn nó là một năng hướng thủ đắc, nó là đức hạnh, nói một cách tuyệt đối” [1, 171]. Thêm nữa là, công bằng khác với đức hạnh ở chỗ, nó còn thuộc về lĩnh vực luật pháp, được xét đoán dưới góc độ thực thi luật pháp.

pháp và bất bình đẳng; Điều công bằng: là điều gì quy định bởi pháp luật và hợp với sự bình đẳng” [1, 173].

Vì điều bất công không tôn trọng sự bình đẳng và sự bất công hỗn đồng với sự bất bình đẳng nên dĩ nhiên có sự chừng mực đúng đắn đối với sự bất bình đẳng.

Vậy thì sự trung bình đúng mực ấy là gì? Phải chăng chính là bình đẳng. Arixtốt khẳng định: “sự trung bình đúng mực ấy, chính là sự bình đẳng” [1, 176]. Sau đó, ông đi phân tích những trường hợp, những khía cạnh về điều công bằng: 1) Sự công bằng có thể là sự trung bình đúng mực, giữa mực tối đa và mực tối thiểu, chẳng hạn, người ta trả công cho một người một cách công bằng; 2) Nó có thể là một sự bình đẳng: khi hai người ngang nhau được đối xử ngang nhau; 3) Nó có thể là sự phân phối đúng đắn, trong trường hợp thông thường, như khi ta chia phần một cách đúng đắn cho những người thuộc về một hạng nào (hạng người tự do, nô lệ, giầu có, dòng dõi, đức hạnh…) [xem 1, 176].

Công bằng, theo Arixtốt là một mực trung dung, nó là trung điểm giữa các thái cực. Vì, bất công vừa là thái quá vừa là bất cập, một bên có quá nhiều một bên thì rất ít ỏi. Ông nói: “Như thế, hòa là mực trung dung giữa hơn và kém; lợi hỗn đồng với hơn; thiệt trái lại với kém; lợi là thái quá đối với điều tốt và bất cập đối với điều xấu; thiệt thì ngược lại và bởi vì hòa ở giữa, nên chúng ta nói đó là điều công bằng. Thế cho nên sự công bằng là mực trung dung giữa thiệt của người này và mối lợi của kẻ kia” [1, 181].

Vậy thì khi nào người ta hành động một cách bất công hay công bằng?

Arixtốt nói “người ta chỉ hành động một cách bất công hay công bằng, khi hành vi hữu ý, khi hành vi vô ý, người ta hành động một cách bất công cũng chẳng công bằng, nhưng tùy theo trường hợp, khiến hành vi có tính cách công bằng hay bất công” [1, 195].

Như thế hành vi bất công hay công bằng được định nghĩa do tính cách hữu ý hay vô ý. Hành vi bất công mà hữu ý ư? Nó gây ra lời khiển trách; đồng thời, nó trở nên một việc ác. Như vậy thì nó chỉ là một hành vi bất công, nhưng chưa phải là một việc ác, nếu nó không hữu ý.

Như đã phân tích ở tiết trên, muốn có hành vi hữu ý thì hành động đó phải tùy thuộc người hành động và người này phải làm một cách có ý thức, nghĩa là phải biết đối tượng, phương tiện và mục đích của hành vi. Và ngược lại, bất cứ một hành vi nào chúng ta làm một cách ý thức hay vô ý thức, nhưng không tùy thuộc chúng ta hay vũ lực bắt buộc phải làm, đều là vô ý.

Tuy nhiên, hành vi hữu ý cũng có những cái hữu ý khác nhau: hành vi này được thực hiện sau một sự lựa chọn có suy nghĩ, hành vi kia không có sự lựa chọn ấy. Và khi chúng ta hành động một cách ý thức, nhưng không suy nghĩ trước, chúng ta dễ phạm lỗi bất công. Ví dụ: “như khi chúng ta theo cơn giận và các nhiệt dục khác… người ta thực hành sự bất công và làm những hành vi bất công; tuy nhiên, tác giả những hành vi ấy không phải vì thế mà là bất công, ác nghiệt, bởi vì… nó không bắt nguồn ở thói gian ác của người hành động”. “Trái lại, nếu sự lựa chọn ấy cố ý, tác giả của hành vi ấy thật là bất công và gian ác” [1, 197].

Theo vậy, Arixtốt kể ra hai trường hợp về những hành vi bất công:

Một là, hành vi bất công gây ra bởi cơn giận (ý thức, nhưng vô tình, không định, không suy nghĩ trước). Trong trường hợp này, người ta thấy rõ ai lợi, ai thiệt và sự bất công (hiểu theo nghĩa rộng là một điều thiệt, một điều hại, một điều khó chịu về tinh thần). Lúc này, người ta sẽ bàn về pháp lý để tìm xem trách nhiệm thuộc về ai? Một kết quả hiển nhiên là người thiệt quả quyết mình là nạn nhân trong khi kẻ lợi phủ nhận điều ấy, cho rằng chưa biết ai là nạn nhân. Hai là, hành vi bất công gây nên bởi những khế ước (vừa ý thức, vừa cố ý hay suy nghĩ trước). Trong trường hợp này người ta không thấy ngay ai lợi, ai thiệt và sự bất công. Vì vậy, phải đi

sâu vào sự kiện. Như vậy, ở đây lý luận của Arixtốt xây dựng trên hai điểm chính yếu: cố ý và vô tình. Và ông phân biệt sự cố ý có suy nghĩ trước với sự ý thức không có suy nghĩ trước.

Theo Arixtốt, sự công bằng thể hiện chủ yếu ở một số khía cạnh như: Thứ nhất, công bằng về lợi ích: “người ta nói rằng, một người lợi khi thấy được nhiều phần hơn về mình, rằng người ấy thiệt khi có ít hơn trước, ví dụ như trong việc buôn bán và tất cả sự mậu dịch được pháp luật để cho hoàn toàn tự do. Nghĩa là, “điều công bằng ở cách ngang nhau mối lợi và sự thiệt, trong phạm vi những giao dịch không hữu ý, thành ra mỗi người trước có bao nhiêu sau có bấy nhiêu” [1, 183].

Điều này được Arixtốt quan niệm: Sự công bằng là ở chính giá trị mà người ta phù hợp để nhận được. Đây là một biểu hiện phổ biến trong xã hội. Bởi thế, công bằng phải được thực hiện ở đây nhằm đảm bảo lợi ích của cá nhân, từ đó mới có thể ổn định trật tự cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, công bằng trong trao đổi: “ví dụ như một kiến trúc sư A, một người thợ giày B, một cái nhà C, một chiếc giày D. Kiến trúc sư phải nhận được sản phẩm cuả người thợ giày, và trao đổi sản phẩm của mình với người ấy. Vậy thứ nhất, nếu sự bình đẳng tỷ lệ ấy được thực hiện, thứ nhì nếu có sự hỗ tương, mọi sự đều xảy ra như chúng ta đã nói. Nếu không, sự bình đẳng sẽ bị phá huỷ và những tỷ số ấy không còn nữa. Và không có gì ngăn cấm sản phẩm của người này hơn sản phẩm của người kia. Vậy phải làm cho hai sản phẩm ấy bằng nhau” [1, 185].

Vậy sự trao đổi giữa cái nhà và đôi giày sẽ hợp lý nếu ta làm cho chúng bằng nhau, và theo đường chéo, đưa mỗi sản phẩm đến với người làm ra sản phẩm khác.

Nhà kiến trúc tìm hiểu công việc của người thợ giày, và trao đổi sản phẩm sao cho cả hai đều vừa lòng theo tỷ lệ trao đổi thống nhất. Và theo Arixtốt “người ta nhờ đến tiền có thể coi là một vật trung gian. Tiền đo tất cả giá trị, giá trị cao của vật này và giá trị thấp của vật kia” [1, 186].

Với nội dung trên đây thì chúng ta có thể tính được bao nhiêu đôi giày sẽ bằng một cái nhà. Vậy tiền là một phương tiện đổi chác để có sản phẩm mà chúng ta thiếu.

Như vậy, khi bàn về đạo đức, Arixtốt không dừng ở khuôn khổ đạo đức học mà ông còn đề cập đến lĩnh vực kinh tế chính trị học khi nói về sự ra đời và bản chất của tiền, đó là “vì chúng ta người này cần người kia, và sự cần ấy bảo vệ đời sống xã hội; nếu không cần và không có những nhu cầu giống nhau, sẽ không có những sự trao đổi hoặc sự trao đổi sẽ khác” [1, 186]. Và ông gọi tiền là luật cụ, “bởi nó là một chế độ không phải tự nhiên nhưng là chế độ pháp lý mà chúng ta có quyền hoặc thay đổi hoặc ra lệnh không dùng nữa” [1, 186]. Với sự viện dẫn ví dụ trên ta thấy Arixtốt thực sự là bộ óc bách khoa thư, uyên bác trong mọi lĩnh vực. Có thể nói, chính ông là người đầu tiên phân tích hình thái giá trị, tìm ra trong biểu hiện ra giá trị hàng hoá một quan hệ bình đẳng, nói cách khác ông đã đặt nền tảng cho lý luận giá trị trong Kinh tế chính trị học cận - hiện đại mà sau này được Mác, Ăngghen và Lênin kế thừa, phát triển và xây dựng thành công học thuyết “Kinh tế chính trị Mác – Lênin”.

Ở một khía cạnh nữa, công bằng được đề cập đến, đó là công bằng tại thân và công bằng trong xã hội. Điều công bằng này có giữa những người chung sống, để giữ gìn sự độc lập của họ. Đó là sự công bằng trong trừng phạt, tức phế bỏ sự thái quá và bất cập trong quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác, sao cho giữa mối lợi và sự thiệt có những điều thoả đáng. Người làm luật và thi hành luật, ở trường hợp nào cũng đặt lương tri và nhân phẩm lên hàng đầu. “Thực vậy, một người có thể sử dụng quyền hành để làm lợi cho mình và trở nên một nhà chuyên chế. Thế mà vị thẩm phán sử dụng quyền hành phải là người bảo vệ sự công bằng và bảo vệ sự công bằng là bảo vệ sự bình đẳng” [1, 191].

Tính công bằng ở đây là đặc biệt cần thiết duy trì để chống lại những sự bất công đang tồn tại trong xã hội, mầm mống cho sự bất ổn định này

cần phải được tiêu diệt bằng việc phế bỏ sự thái quá và bất cập trong các mối quan hệ xã hội.

Như đã nói, công bằng là một khái niệm đứng ở lằn ranh giới giữa đạo đức và pháp luật. Mà trong xã hội thời Hy Lạp cổ đại, chịu sự quy định của những hạn chế lịch sử, quan niệm của Arixtốt về công bằng nói riêng và tư tưởng xuyên suốt của ông trong tác phẩm nói chung mang màu sắc giai cấp sâu sắc, thể hiện như:

Khi cho rằng: “cái gì do người lập pháp ấn định là hợp pháp, chúng ta tuyên bố rằng mọi quy tắc đều công bằng” [1, 165]. Theo đó, Arixtốt đã tuyệt đối hoá tính đúng đắn phù hợp của pháp luật trong xã hội mà giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị. Quan niệm ấy, ở một mức độ nào đó, đã trở thành công cụ lý luận nhằm duy trì trật tự xã hội theo kiểu chế độ chiếm

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của Arixtốt trong tác phẩm đạo đức học của Nicomaque (Trang 66)