1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi

51 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổiSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổiSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổiSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổiSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổiSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổiSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổiSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổiSKKN Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi

Trang 1

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Họ và tên : Nguyễn Thị Loan

Ngày tháng năm sinh : 16/05/1980

Năm vào ngành : 2009

Chức vụ,Đơn vị công tác : Giáo viên

Trường mầm non Phương Trung II

Thanh Oai – Hà Nội

Trình độ chuyên môn : Đại học

Hệ đào tạo : Từ xa

Khen thưởng : Lao động tiên tiến

Năm học 2015 – 2016

Trang 2

MỤC LỤC

2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực tế 5

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn Phũng Giỏo dục và Đào tạo đó hướng dẫn cỏchviết sỏng kiến kinh nghiệm, cảm ơn cỏc đồng chớ trong Ban giỏm hiệu, cỏc đồng chớgiỏo viờn đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tụi cú cơ hội thực đề tài tại nhà trường, gúpmột phần nhỏ cụng sức của mỡnh trong cụng tỏc nõng cao chất lượng chăm súc giỏodục trẻ trong nhà trường

Tụi xin bày tỏ tấm lũng biết ơn sõu sắc tới cỏc cụ giỏo trong ban chất lượngnhà trường đó giỳp đỡ tụi, hướng dẫn tụi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiệnsỏng kiến này

Đề tài sỏng kiến kinh nghiệm khụng trỏnh khỏi những thiếu sút, kớnh mongHội đồng khoa học cỏc cấp gúp ý để đề tài cú giỏ trị và ứng dụng thực tế đạt hiệuquả

Tụi xin chõn trọng cảm ơn!

I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Trang 4

Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là tiền đề quan trọng cho sựphát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nênlàm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huốngtrong cuộc sống, khơi gợi khả năng tự phục vụ, tính tư duy sáng tạo của trẻ

"Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ” chính là một sự chuẩn bị quantrọng nhất, là một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ Vớinhững nội dung gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thể; nhậnbiết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tìnhhuống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự… Nhưng thực tế chương trình giáo dụcmầm non chưa có những hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệtcho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, song đa

số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày dể lồng ghép giáo dụctình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, chưa biết chọn nội dung giáo dục phù hợp với

độ tuổi của trẻ, bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọngđến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm và kỹnăng xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, nhút nhát,thiếu tự tin không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và làmviệc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế

Tình trạng trẻ em vô tư, thờ ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phù hợp vớinhững tình huống diễn ra hằng ngày như: thưa, gởi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúpđỡ,…hay những hành vi gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành,không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh…

Là giáo viên mầm non nhiêu năm liền phụ trách lớp mẫu giáo bé, nhận thứcđược tầm quan trọng của việc giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội đối với sự pháttriển toàn diện của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ sẽ lồng ghép các nội dung giáodục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động như thế nào để đạt hiệuquả cao nhất, vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài:

"Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và

kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" để ngiên cứu và thực hiện.

2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu và khảo sát thực tế:

Trang 5

+ Đề xuất một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm

và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân

+ Nâng cao kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học tớicác bậc phụ huynh

+ Xây dựng tốt một số hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hộicho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trường mầm non Phương Trung II

* Đối tượng nghiên cứu:

+ Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tại lớp tôi được phân công chủ nhiệm

* Khảo sát thực tế:

- Thuận lợi:

+ Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡngphương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điềukiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới

+ Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà,thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục cáccon

+ Nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ và đa số trẻ được bố mẹ nuông chiều nên trẻ chưa

có kỹ năng xã hội cần thiết theo độ tuổi

3 Số liệu điều tra:

Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công phụ trách lớp 3 tuổi C4 - Trường mầmnon Phương Trung II

Lớp có 35 trẻ: 16 nam, 19 nữ trong số đó có nhiều trẻ chưa qua lớp nhà trẻ

* Số liệu khảo sát đầu năm học 2015 – 2016:

STT Nhóm kỹ năng xã hội cốt lõi Trẻ nhanh nhẹn, tự tinTrẻ nhút nhát, chưa

Trang 6

4 Phạm vi và kế hoạch thực hiện đề tài:

Năm học 2015 – 2016( từ tháng 9/2015 đến tháng 4 năm 2016) và tiếp tụcthực hiện các năm tiếp theo

II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1 Cở sở lý luận

Giáo dục tình cảm ở trẻ mầm non là giáo dục năng lực nhận biết và bày tỏnhững cảm xúc, tình cảm của mình, hiểu và đáp lại cảm xúc tình cảm của ngườikhác, hình thành và rèn luyện sự tự tin, tự lực thúc đẩy cảm xúc về khả năng độclập và và những tình cảm tích cực của trẻ

Giáo dục kỹ năng xã hội là giáo dục cách sống tích cực, luyện tập cho trẻ có

Trang 7

“Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp mà giáo dục kỹ năngsống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ, lànhững kiến thức tối thiểu giúp các em tự lập" Do đó cần giáo dục kỹ năng cốt lõicho trẻ như: Sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giáo tiếp, Kỹ năng tự phục vụ, kỹnăng sử lý tình huống…nhắm phát triển toàn diện cho trẻ Theo Ths Lương ThịBình - trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Nhóm

kỹ năng xã hội trong chương trình giáo dục mầm non gồm các kỹ năng sau:

+ Kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh

+ Kỹ năng hợp tác

+ Kỹ năng tuân thủ các quy tắc xã hội

+ Kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép

số giáo viên còn mơ hồ trong việc giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ, chủ yếu dạy trẻtheo chương trình với các chủ đề trong năm, việc lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩnăng xã hội cho trẻ giáo viên còn lúng túng hoặc nội dung giáo dục chưa cụ thể Các kĩ năng xã hội của trẻ còn hạn chế qua việc ứng sử giao tiếp, chưa biết cáchcảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với người lớn hoặc kĩ năng tự phục vụ hay tựbảo vệ bản thân Với tình hình như vậy, là Giáo viên Mầm non trăn trở với nhữngthực trạng trên tôi mạnh dạn đề xuất ra một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt độnglồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ để từng trẻ lớp tôi có đượcnhững thói quen và hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhằm góp phầnhình thành nhân cách ban đầu cho trẻ

Trang 8

Ngay từ đầu năm tôi đã tập cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúcvào lớp cũng như lúc ra về, tôi sẽ kiểm tra xem bạn nào thực hiện chưa đạt, bạn nào

đã thực hiện tốt cuối ngày tôi sẽ đánh giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồng thờicũng khích lệ động viên cá nhân chưa cố gắng, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúngnơi quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiệnkhông cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra

Hình ảnh trẻ tự cất đồ dùng cá nhân

Thông qua giờ đón và trả trẻ : tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh các tìnhhuồng giáo dục kỹ năng xã hội, qua đó tạo cho trẻ một số tình huống giáo dục và

Trang 9

Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát tranh "một cậu bé đá bóng trong nhà làm vỡ lọ hoa":Tôi hỏi trẻ: Đó là hành động đúng hay sai? với tình huống trên theo con nên làm gì

để nhận lỗi? Tôi tham khảo và lắng nghe ý kiến của trẻ sau đó đưa ra ý kiến củamình để thảo luận cùng trẻ: con có thể xin lỗi mẹ, hứa với mẹ từ nay không đá

bóng ở trong nhà nữa

Ví dụ: cho trẻ quan sát tranh bé được ngươì khác giúp đỡ, tôi trò chuyện với trẻ:

- Con đã được ai giúp đỡ bao giờ chưa? con đã giúp đỡ ai chưa? khi giúp đỡ ai làmmột việc gì đó con có thấy vui không? nếu được người khác giúp đỡ con sẽ làm gì? Qua đó tôi giáo dục trẻ biết nói lời cám ơn khi được người khác giúp đỡ và nhắcnhở trẻ hãy đoàn kết giúp đỡ nhau

Ví dụ: Để rèn thói quen ăn uống vệ sinh cho trẻ, tôi cho trẻ quan sát một số bứctranh có những hành động chưa đúng và trò chuyện với trẻ về hành động mà trẻ

Trang 10

thấy trong bức tranh, qua đó giáo dục trẻ biết rửa tay trước khi ăn và không ănnhững thức ăn đã rơi xuống đất.

Kinh nghiệm 2: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong giờ hoạt động học

Phát triển tình cảm cho trẻ qua hoạt động khám phá:

Ví dụ: qua hoạt động phám phá theo chủ đề "Bản thân" tôi giáo dục trẻ ý thức vềbản thân như cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn: Tên, tuổi, giới tình, nhữngđiều bé thích, không thích Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với bạn bè quahoạt động khám phá "Guơng mặt vui, gương mặt buồn": giúp trẻ nhận biết một sốtrạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận

Ví dụ: qua hoạt động khám phá theo chủ đề gia đình: Khi cho trẻ quan sát một sốvật dụng nguy hiểm như: ổ điện, bếp đang đun, phích nước nóng qua đó giáo dụctrẻ biết tránh một số hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác Bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câutruyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao

Ví dụ: trong bài thơ “Thỏ bông bị ốm” với nội dung “Bạn Thỏ bị đau bụng với lý

do ăn thức ăn còn sống, uống nước ngoài ao” nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng an

Trang 11

chủ đề Bản thân, với câu chuyện “Mỗi người một việc” có nội dung giáo dục “tất

cả các bộ phận trên cơ thể bé đều rất quan trọng”, khi đó cô chuyển tải những thôngđiệp quý báu “kỹ năng tự nhận thức bản thân”, hãy biết giữ gìn và bảo các bộ phậntrên cơ thể mình

Ví dụ: khi kế cho trẻ nghe các câu chuyện mang tính giáo dục tình cảm như TíchChu, ba cô gái qua câu truyện tôi đặt ra những câu hỏi tình huống như: Ví dụngười thân trong gia đình mình bị ốm con sẽ chăm sóc họ như thế nào? Con sẽ làm

gì để họ đỡ buồn và nhanh khoẻ?…

Với chủ đề “Gia đình” thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng

xã hội cho trẻ: “Khi được bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơicông cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đótôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽlàm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắngnghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi : Theo con làm như vậy cóđược không? Tại sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc

mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạcchờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm bé, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp đỡ

bé phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên.)ở gầnchỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó

có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóchoặc làm hại bé

Rèn sự mạnh dạn, tự tin và tình yêu gia đình, bạn bè, yêu quê hương đấtnước cho trẻ qua hoạt động âm nhạc hoặc các hoạt động khác diễn ra trong hoạtđộng học cũng vậy, tôi luôn chọn nội dung phù hợp với trẻ lớp mình, kết hợp vớiphương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, trẻ được nghe, được xem hình ảnhcùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sống xungquanh, từ đó trẻ tích luỹ cho mình những bài học kinh nghiệm Hàng ngày tôi ghichép từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi chépnhững kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày, lưu trữ dữ liệu, sản phẩm để đánh giátrẻ, đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ và giúptrẻ hình thành các kỹ năng xã hội

Kinh nghiệm 3 : lồng ghép giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời.

Trang 12

Hoat động ngoài trời là cũng là một hoạt động mà tôi có thể lồng ghép tíchhợp nhiều kỹ năng xã hội cần thiết.

Ví dụ: “nhìn ngắm hoa đẹp” trẻ thể hiện cảm xúc vui vẻ, thoải mái, từ đó trẻ yêuthích cái đẹp, yêu thiên nhiên

Ví dụ: khi cho trẻ lao động nhổ cỏ tưới cây, quan sát và trò chuyện về cây xanh,cây hoa, tôi sẽ trò chuyện cùng trẻ để về ích lợi của việc làm hình thành ở trẻ lòng

tự hào khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh Sạch đẹp Khi cho trẻ dạo chơi sân trường, tôi thường đặt câu hỏi với trẻ: làm thế nào đểsân trường sạch đẹp? (nhặt lá cây rơi, nhặt rác bỏ vào thùng rác, hình thành được

-kỹ năng ứng xử văn minh cho trẻ không những ở trường mà trẻ sẽ thực hiện việcgiữ vệ sinh nhà, ở nơi công cộng

Giờ hoạt động ngoài trời của trẻ

Hay trong hoạt động ngoài trời, khi trẻ chơi tự do, vừa quan sát trẻ chơi tôi vừahướng dẫn trẻ cách chơi an toàn: Khi leo lên cầu tuột thì xếp hàng theo thứ tự, biếtchờ đến lượt, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch, hò hét, tuyệt đối không tranhgiành đồ chơi, chơi đu quay không quay quá nhanh

Trang 13

Hình ảnh trẻ đang hoạt động ngoài trời

Kinh nghiệm 4: lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong giờ hoạt động góc.

Hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ, nó

là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh Khi trẻ hoạt động góc cónghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùngnhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu

và phải hiểu lời bạn cùng chơi, từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển mạnh mẽ chịuảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng đến cái đẹp tronggiao tiếp, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độtích cực của trẻ với bản thân

Ví dụ: Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc phân vai có trò chơi “bác sĩ”, bác sĩ khámbệnh cho bệnh nhân với thái độ vui vẻ, niềm nở, y tá cấp phát thuốc và dặn bệnhnhân uống thuốc đúng giờ và ngồi chờ khám theo lượt, Tôi thường nhập vai chơivới trẻ và hướng cho cô y tá dẫn người già và trẻ nhỏ được ưu tiên đi khám trước

Có thể nói trẻ đóng vai bác sĩ đã có kinh nghiệm sống rất tốt và trẻ đã áp dụng ngaytrong quá trình chơi, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh được thể hiện

Trang 14

Hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc

Ví dụ: Ở chủ đề “Giao thông” khi chơi “ Mẹ chở con đi học bằng xe máy”, yêu cầutrẻ phải đội mũ bảo hiểm, qua đó tôi dạy trẻ cách đội, cách gài dây, thao tác lặp đilặp lại 2- 3 lần, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có nhữnggợi mở kịp thời như : Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay rangoài khi xe đang chạy nhé

Với nhóm “ Nấu ăn” , tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vaicủa mình :

Ví dụ : Bắc nồi lên bêp ga đặt đã đúng giữa bếp chưa? nếu không sẽ dễ đổ và xảy

ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bịbỏng

Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà.Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo bé tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cầndạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra Tôi đã đưatình huống :

“Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”

Qua tình huống này tôi dạy trẻ :

Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, Hãy hét to

để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy Nếu không cóngười ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm

Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảoluận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giảiquyết vấn đề Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính

là kinh nghiệm mà tôi dạy trẻ Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duylôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trongcuộc sống

Trang 15

Ví dụ: Với nhóm bán hàng: tôi rèn kỹ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép cho trẻ, rèntrẻ đưa đón đồ dùng cho bạn bằng 2 tay, rèn tinh thần đoàn kết khi chơi, khi chơikhông ném đồ chơi bừa bãi, chơi xong giáo dục trẻ có ý thức cất đồ dùng, đồ chơigọn gàng.

Hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc

Với chủ đề “Gia đình” dạy trẻ kỹ năng chia sẻ, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau giữacác thành viên trong gia đình, ví dụ như: gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc ông bà,gia đình cùng nhau đi du lịch, thăm hỏi lẫn nhau lúc ốm đau

Hoạt động vui chơi diễn ra trong thời gian tương đối dài (40 phút), có rất nhiềutình huống xảy ra, tôi luôn bao quát và kịp thời can thiệp để điều chỉnh hành vi,giúp trẻ có thói quen tốt, biết được điều gì nên làm, điều gì không nên làm, lâu dầnnhững thói quen tốt, những hành vi đẹp sẽ được tích luỹ và trở thành kỹ năng xãhội đối với trẻ

Một đứa trẻ nếu thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến lười biếng, thụ động và khókhăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể Thực hiện kế hoach chỉ đạo chuyênmôn của Phòng giáo dục và kế hoạch chuyên môn của nhà trường đã xác định mụctiêu và xây dựng kế hoạch về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong năm học,tôi luôn bám sát và rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ theo tuần

Trang 17

Bé tự vệ sinh cá nhân

Ngay từ đầu năm học tôi đã dạy trẻ biết sả nước giữ gìn quần áo chân tay sạch sẽ,trước khi ăn là phải rửa tay, lau mặt Dạy trẻ có những hành vi văn hóa trong ănuống, qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rữatay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng,vật dụng trong ăn uống, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gâytiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ănhết suất không làm ảnh hưởng đến người xung quanh Ăn xong trẻ giúp cô lau bàn,cất ghế

Giờ ăn trưa của bé

ngủ: Rèn cho trẻ nền nếp khi ngủ, không nói chuyện, không nằm sấp, không cầm

đồ chơi trong tay, khi ngủ dậy giúp cô gập thảm, cất gối Cứ như thế ngày này quangày khác, lân dần trẻ tự thực hiện thành nề nếp mà không cần tôi phải nhắc nhở.Những kỹ năng ấy không những được trẻ thực hiện ở trường mà còn thực hiện ởnhà, hay ở bất cứ đâu khi trẻ đi đến

Kinh nghệm 6: Lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong hoạt động nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần

Với cách làm này tôi giúp trẻ nhút nhát, thụ động mạnh dạn tự tin hơn với mọi hoạtđộng trong ngày Bản thân trẻ rất quan tâm tới: “Bảng bé ngoan” khi trẻ được lêncắm cờ trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn bè, mong chờ được khoe với bố mẹvào mỗi buổi chiều, báo các lại kết quả vì sao mình được lên cắm cờ cho bố mẹbiết Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè,biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được công nhận

Trang 18

Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lên cắm cờ: chăm giơ tay phát biểu, biết giúp đỡ cô

và bạn bè, mạnh dạn tự tin mọi hoạt động trong lớp học biết tự phục vụ bản thân…

Và tùy thuộc vào đối tượng mà tiêu chí đó có được cô và các bạn công nhận haykhông

Với cách làm này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự tin, phấn đấu để cuối ngày được lên cắm cờ

từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh rất lành mạnh giữa các trẻ Kết quả giúp trẻ tự cónhu cầu hoàn thiện bản thân cao, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin hơn trong các trong cáchoạt động trong ngày, dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một nhu cầu, một kỹnăng sống tốt của trẻ

Kinh nghệm 7: Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nội dung và cách giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ:

Cha mẹ là tấm gương đầu tiên cho trẻ học tập những thói quen tốt Việc phốihợp với phụ huynh trong giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ là vô cùngcần thiết Trong các buổi đón trẻ tôi thường trao đổi những nội dung ngắn gọn, dễhiểu, dễ thực hiện và mang tính thuyết phục, tôi thường xuyên trao đổi những kỹnăng tự phục vụ trong tuần cho cha mẹ trẻ biết để cùng phổi hợp rèn trẻ đạt hiệuquả cao nhất, tôi luôn khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện để trẻ tự phục vụ bảnthân: rửa mặt, đánh răng, thay quần áo, tự chọn quần áo, đồ dùng cá nhân chuẩn bị

đi học,…nhắc nhở phụ huynh cần dạy trẻ những kỹ năng như: ghi nhớ số điện thoạicủa bố, mẹ, địa chỉ gia đình để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm

Trang 19

Phụ huynh hãy cho trẻ được chơi, bày đồ chơi, không cấm đoán trẻ, lúc nàycần thiết nhất là dạy trẻ phải tự cất đồ chơi hoặc ba mẹ cùng cất với trẻ, tuyệt đốikhông nên làm thay cho trẻ Hãy cho trẻ cùng tham gia công việc trong gia đình,nêu lên hiểu biết và suy nghĩ của mình, từ đó sẽ có hướng điều chỉnh kỹ năng xãhội phù hợp với trẻ 3 tuổi

Tôi tuyên truyền phụ huynh cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ vàhợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng.Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họpcủa nhà trường và dự một số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá, chỉ bằng cách

đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời

Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộcsống Nếu cha mẹ múôn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trứơc hết cần đánh thức sự

tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình một cách tíchcực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ

Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cầnthiết Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác

và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, màcòn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫuhành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và nhữngngười xung quanh trẻ

Tôi tuyên truyền để phụ huynh hiểu giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội chotrẻ hiện nay là điều mà mỗi cá nhân, bậc làm cha, làm mẹ điều phải quan tâm,tuyên truyền để họ hiểu điều quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục tình cảm và

kỹ năng xã hội chính là việc “không nên cấm đoán trẻ làm mà hãy dạy trẻ cáchthực hiện chúng” Cô giáo, cha mẹ là tấm gương, bằng việc làm đơn giản, gần gũihàng ngày mà dạy kỹ năng xã hội cho trẻ

* Kết quả đạt được:

Sau khi áp dụng "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" trong năm học 2015 –

2016 tôi đã thu được đết quả như sau:

* Đối với cô:

- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dụctình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ

- Giáo viên yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày mà khôngcần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ tham lớp hay đón đoàn thanh trakiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày lễ nào đó

Trang 20

* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên

để cùng giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ và rất tin tưởng cô giáo bởi họ

tự nhận thấy rõ sự tiến bộ của con mình

- Một số phụ huynh trước đây không hài lòng khi cô giáo giao cho trẻ làm nhũngviệc vừa sức và một số kỹ năng tự phục vụ, nay họ đã nhận thức được vấn đề và đã

rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên và rất yên tâm khi đưa con đến lớp

* Đối với trẻ:

Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng xã hội cầnthiết phù hợp với độ tuổi Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin, mạnhdạn

Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng giao tiếp,

hợp tác làm việc theo nhóm, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện vàphát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhườngnhịn…Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp

Đối chứng với bảng kêt quả đầu năm so với kết quả đánh giá cuối năm sau khi thực hiện.

Trẻ nhút nhátchưa, tự tin

Trẻ nhanhnhẹn, tự tin

Trẻ nhút nhátchưa, tự tinSố

Trang 21

Thực tế phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo béchỉ đơn giản là giao tiếp tốt, biết vui chơi với bạn, biết xin lỗi hoặc cảm ơn đúnglúc, để thích nghi với môi trường khác nhau….Một đứa trẻ chờ đến lượt chơi sẽ làngười biết kiên nhẫn, một đứa trẻ được tập thích nghi với đám đông sẽ trở thànhngười biết tự chủ và tự tin sau này Đó chính là những lợi ích về lâu dài mà ngàynay chúng ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị kỹ năng xã hội cho con ngay từtuổi mầm non Cũng cần nói thêm rằng trẻ nhỏ chỉ có thể tích luỹ kỹ năng xã hộithông qua những trải nghiệm thực tế, trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm

ẩn, sự chuẩn bị kỹ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khoá thành công cho tương laimỗi cháu Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non chính là cơ sởgiúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ là nền tảng choquá trình học tập suốt đời của trẻ Là giáo viên mầm non chúng ta hãy luôn khuyếnkhích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động, tự tin vào bản thân, đồng thời, khuyếnkhích trẻ khi tham gia vào trò chơi, cần biết cải tiến, sáng tạo các cách chơi và cốgắng đạt mục đích, đây chính là những kỹ năng cơ bản để sống và làm việc saunày

Trang 22

2 Bài học kinh nghiệm:

+ Thông qua việc nghiên cứu đề tài cho thấy để giáo dục tình cảm và kỹ năng xãhội cho trẻ mẫu giáo bé, giáo viên phải xác định được được mục đích, ý nghĩa vàtầm quan trọng của việc hình thành tình cảm và các kỹ năng xã hội cho trẻ trongmọi hoạt động

+ Bên cạnh những lời nói khích lệ nêu gương, khuyến khích những hành vi, lời nóitốt của trẻ Các bậc làm cha mẹ, cô giáo, những người lớn cần nhẹ nhàng, khéo léokhi giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, không nên hạ thấp khả năng củatrẻ, không dọa nạt hay bắt trẻ phải làm những việc quá sức của trẻ

+ Ngoài lòng yêu nghề mến trẻ, người giáo viên phải có năng lực sư phạm, trình

độ chuyên môn, biết vận dụng những lý luận vào thực tế và có lòng kiên trì, kiênnhẫn trong công việc, có sự quan tâm đến đặc điểm của từng cá nhân trẻ

+ Giáo viên cần phải là người có kỹ năng xã hội tốt và luôn là tấm gương sáng chotrẻ noi theo

+ Tích cực trau dồi học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức qua sách bào, các phương tiệnthông tin đại chúng, internet, qua bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyênmôn, làm phong phú vốn sống và vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực

Đó là những bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình quan sát vàdạy trẻ

3 Đề xuất, khuyến nghị:

Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn giáo dục tình cảm

và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non, bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy vềviệc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đến giáo viên

- Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn lồng ghép nộidung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội vào những hoạt động hàng ngày của trẻ

- Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức các hoạt động kiến tập theo chuyên đề : Giáodục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ

Trên đây là là "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi" mà tôi đã triển khai

và thực hiện trong năm học 2015 – 2016 Kính mong nhận được sự đóng góp ý

Trang 23

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ. Hà nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016.

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

Trang 25

Tài liệu tham khảo

1 Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non - Ths Lương Thị Bình - Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện khoa học giáo dục Việt Nam

2 Các hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non - Ths Lương Thị Bình - Phan Lan Anh.

3 Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm no - PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - TS Đinh Thị Kim Thoa Ths Phan Thị Thảo Hương.

4 Bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống - Nguyễn Thị Thuỳ Linh - Đỗ Thị Cẩm Nhung.

5 Giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non - PGS.TS Nguyễn Thị Hoà.

6 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Mầm non - Nguyễn Ánh Tuyết

- Lê Thị Kim Anh - Đinh Văn Vang.

7 Chương trình giáo dục mầm non - NXB Giáo dục Việt nam.

Ngày đăng: 07/02/2018, 12:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non - Ths.Lương Thị Bình - Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện khoa học giáo dục Việt Nam Khác
2. Các hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non - Ths Lương Thị Bình - Phan Lan Anh Khác
3. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm no - PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - TS. Đinh Thị Kim Thoa. Ths. Phan Thị Thảo Hương Khác
4. Bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống - Nguyễn Thị Thuỳ Linh - Đỗ Thị Cẩm Nhung Khác
5. Giáo dục tích hợp ở bậc học Mầm non - PGS.TS. Nguyễn Thị Hoà Khác
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Mầm non - Nguyễn Ánh Tuyết - Lê Thị Kim Anh - Đinh Văn Vang Khác
7. Chương trình giáo dục mầm non - NXB Giáo dục Việt nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w