+ Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung..
Trang 1NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
A KĨ NĂNG LÀM BÀI
Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng (một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ ) Kiểu bài này cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ đó
- Thơ thuộc loại trữ tình, thể hiện những cảm xúc, suy tư với tất cả mọi cung bậc của nhà thơ trước các hiện tượng của đời sống
- Trong thơ trữ tình có nhân vật trữ tình: Tác giả (bộc lộ trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ của mình về đời sống); nhân vật trữ tình nhập vai
1 Các bước triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
a) Bước 1: Xác định các yêu cầu của đề.
- Yêu cầu nội dung: đề yêu cầu bàn về vấn đề gì?
- Yêu cầu về phương pháp: Dạng bài gì (phân tích, so sánh )
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng (chính, bổ sung)
b) Bước 2: Lập dàn ý - tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần:
* Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả: Vị trí, nét nổi bật về phong cách nghệ thuật và đóng góp văn học
- Tác phẩm: vị trí, đặc sắc nổi bật (hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
(Trích thơ)
* Thân bài
Tổng quát
- Khái quát đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ
- Vị trí đoạn thơ - đặc sắc nội dung, nghệ thuật
Phân tích cảm nhận
Triển khai theo trình: Nêu ý – Trích dẫn chứng – Phân tích từ nghệ thuật→ Nội dung - Bình - Chuyển ý
Hợp
Đánh giá chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ
- Đoạn thơ, bài thơ đã sử dụng thành công nghệ thuật …
- Khắc họa thành công … → giá trị nội dung tư tưởng của đoạn thơ, bài thơ
* Kết bài
- Chốt lại đoạn thơ - bài thơ
- Nêu cảm nghĩ của người viết
c) Bước 3: Viết bài.
d) Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có).
B KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA CÁC BÀI THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
I Tây Tiến - Quang Dũng
1 Tác giả:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc
Trang 2- Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu
chất nhạc, chất họa
2 Tác phẩm:
a Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây Tiến được thành lập năm 1947, QD là Đại đội trưởng Năm 1948, ông chuyển sang đơn vị khác; tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã viết bài thơ
trên, ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây Tiến và được in trong tập Mây đầu ô (1986).
- Chủ đề: Thông qua nỗi nhớ về vùng biên giới phía tây hùng vĩ và dữ dội, nhớ về một thời chiến đấu gian khổ cùng đồng đội, tác giả đã phản ánh hào khí lãng mạn của tuổi trẻ Việt Nam trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp
b Những hiểu biết về binh đoàn Tây Tiến
- Thành lập năm 1947
- Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh
tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở vùng thượng Lào cũng như ở miền Tây bắc
bộ VN
- Thành phần: Chủ yếu là học sinh, sinh viên - trí thức HN (mang vẻ hào hoa, lãng mạn)
- Địa bàn hoạt động: Khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào)
- Điều kiện chiến đấu, sinh hoạt: vô cùng thiếu thốn, gian khổ, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội Tuy nhiên họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm
b) Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng
mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm
xúc “nhớ chơi vơi” về một người Tây Tiến:
+ Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình
+ Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh Chung vui với bản làng xứ lạ
+ Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo
+ Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn
- Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời
gian khổ mà hào hùng:
+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn;
+ Vẻ đẹp bi tráng
c) Nghệ thuật :
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt,…
- Kết hợp chất hợp và chất họa
d) Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội Hình tượng người lính Tây Tiến mang
Trang 3vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta
II Việt Bắc - Tố Hữu
1 Tác giả
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại
- Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống
2 Tác phẩm:
a Hoàn cảnh sáng tác:
- Sau chiến thắng ĐBP, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta đc giải phóng và một thời kì mới của cách mạng được mở ra
- Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu VB trở về thủ đô HN Nhân sự kiện lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bải thơ VB
- VB là đỉnh cao của thơ TH và cũng là một tp xuất sắc của VHVN thời kì k/c chống TDP
- Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến
b Nội dung:
- Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
+ Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về
không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại
+ Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.
- Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm
+ Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm
tháng qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến
+ Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi
nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc,
những kỉ niệm về Việt Bắc (bốn câu đầu đoạn khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắc; hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; hai mươi tám câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng; mười sáu câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc,
những kỉ niệm về cuộc kháng chiến)
c Nghệ thuật:
Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ
lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi,…
d Ý nghĩa văn bản:
Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến
III Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
Trang 41 Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén
2 Tác phẩm:
a Hoàn cảnh sáng tác:
- Giới thiệu trường ca Mặt đường khát vọng: được tác giả hoàn thành ở chiến
khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ
đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược
- Đoạn trích Đất nước là phần đầu của chương V, thể hiện tư tưởng : “Đất nước
của nhân dân”
b) Nội dung:
- Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước
+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người
+ Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc
+ Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước
- Phần 2: tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước
+ Từ không gian địa lí ;
+ Từ thời gian lịch sử;
+ Từ bản sắc văn hóa
Qua đó nhà thơ khẳng định ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước
c) Nghệ thuật:
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình
d) Ý nghĩa văn bản:
Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam
IV Sóng - Xuân Quỳnh
1 Tác giả:
- Cuộc đời bất hạnh; luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử
- Đặc điểm hồn thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường bình dị; nhiều âu lo, day dứt trăn trở trong tình yêu
2 Tác phẩm:
a Hoàn cảnh sáng tác:
Trang 5- Bài thơ được viết tại Biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967 và in trong tập
Hoa dọc chiến hào, Sóng là tiếng thơ tiêu biểu cho hồn thơ XQ Cùng với Thuyền và biển, sóng được đánh giá là “hai bài thơ tình vào loại hay nhất của
XQ nói riêng và thơ hiện đại VN nói chung” (Lưu Khánh Thơ)
- Đề tài và chủ đề:
+ Đề tài: tình yêu
+ Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ Sóng là
ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu – một hình ảnh đẹp và xác đáng
b) Nội dung:
- Phần 1: Sóng và em – những nét tương đồng:
+ Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí + Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường + Đầy bí ẩn
+ Luôn trăn trở, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung son sắt
- Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:
+ Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc
+ Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng
để bất tử hóa tình yêu
c) Nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp theo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng
- Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết
d) Nội dung:
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người
V Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
1 Tác giả:
- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân đất nước
và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới
2 Tác phẩm:
a Hoàn cảnh sáng tác.
- Đàn ghi ta của Lor-ca in trong tập Khối vuông ru - bích (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng
- Lor-ca (1898-1936): Nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự
do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại
b) Nội dung:
* Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của
thơ siêu thực: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn…Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con
đường gập gềnh xa thẳm
Trang 6* Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca Nhưng bất chấp tất
cả, tiếng đàn-linh hồn của người nghệ sĩ-vẫn sống Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau
và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau…Lời thơ di chúc của
Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt
* Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này
c) Nghệ thuật:
- Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi
d) Ý nghĩa văn bản :
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
ĐỀ MINH HỌA CHO KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ,
ĐOẠN THƠ.
Đề 1
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chòn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Hướng dẫn làm bài :
1 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
- Tác giả Tố Hữu
- Bài thơ Việt Bắc
- Đoạn thơ
2 Nội dung cảm nhận:
a Khái quát ý và nghệ thuật đoạn thơ:
Bằng lối đối đáp và cách sử dụng đại từ mình, và ta cùng biện pháp điệp
từ quen thuộc trong ca dao, dân ca, đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên rất đằm thắm thiết tha mà cả người ra đi và người ở lại đều chung một nỗi nhớ, một tình yêu nay phải chia tay, biết bao lưu luyến
b Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi ngọt ngào tình tứ của người ở lại:
- Người ở lại lên tiếng trước, gợi nhắc những kỉ niệm sâu nặng
- Cách xưng hô mình - ta cách láy lại các đại từ mình 4 lần, cụm từ mình về mình có nhớ ta hai lần tạo nên phong vị trữ tình đậm đà (So sánh với câu ca dao
Trang 7: mình về có nhớ ta chăng - Ta về ta nhớ hàm răng mình cười) Phảng phất
phong vị ca dao, tình cảm lớn của cách mạng, của dân tộc lại được diễn tả thành tình cảm lứa đôi - tự nhiên xúc động
Sắc điệu tình cảm: day dứt trong lòng Đó là nỗi lòng đồng bào Việt Bắc băn khoăn không biết người đi có nhớ người ở lại, nhớ những ngày gian khổ, những lúc chia vui bởi rời núi rừng về chốn thị thành đời sống và hoàn cảnh đã khác Đấy là tâm trạng thực, nó bộc lộ nghĩa tình sâu sắc của đồng bào với cách mạng
- Cảm xúc đó được nhấn nhá ở các ý mười lăm năm ấy (một thời cách mạng) và Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn (một vùng cách mạng).
+ Tính cân đối tạo nên vẻ đẹp cổ kính, trang nhã cho câu thơ Tố Hữu mang dáng dấp câu thơ cổ điển
+ Cụm từ mười lăm năm ấy có giá trị khắc sâu vào tâm trí khoảng thời gian
thiêng liêng chứa đầy kỉ niệm (kỉ niệm từ những ngày nhen nhóm phong trào cách mạng, kỉ niệm của những năm kháng chiến trường kì) Nó gợi nhớ liên
tưởng câu Kiều của Nguyễn Du:
Những là rày ước mai ao Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình.
+ Các từ thiết tha, mặn nồng thể hiện bao ân tình gắn bó.
+ Nói tới Việt Bắc gợi nhớ tới cội nguồn: núi và nguồn Ở đâu mà chẳng gặp bóng dáng của Việt Bắc Nguồn trong cảm quan của người Việt Nam là nguồn gốc, cội nguồn Cây, núi, sông, nguồn gợi không gian của một căn cứ địa cách mạng - nhắc nhớ đạo lí thiêng liêng của người Việt Nam uống nước nhớ nguồn Nhớ Việt Bắc là nhớ nguồn cội Quê hương cách mạng dựng lên Cộng hòa Việt
Bắc không chỉ là cội nguồn của nghĩa tình mà còn là cội nguồn mọi chiến thắng của cách mạng
c Bốn câu thơ còn lại là tiếng lòng của người ra đi:
- Lời đồng vọng Tiếng ai tha thiết bên cồn chứng tỏ người ra đi cũng cùng tâm
trạng, tình nghĩa như người ở lại, không trực tiếp trả lời câu hỏi mà lắng nghe câu hỏi và như tự nói với chính mình (có thể coi là lời độc thoại nội tâm) Điều
đó có giá trị biểu cảm cao
+ Đại từ ai (phiếm chỉ) nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi, thân thương đặc biệt + Cảm xúc thơ dồn nén trong các từ láy tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn Tác
giả cụ thể hóa trạng thái nhớ thương, lưu luyến, không đành chia tay của kẻ đi
và người về
- Những hình ảnh cồn, áo chàm quen thuộc, đặc trưng của Việt Bắc, nhớ tiếng,
nhớ người nỗi nhớ đó nói lên tấm lòng thủy chung son sắt của người kháng chiến với quê hương cách mạng
- Áo chàm đưa buổi phân li - hoán dụ: màu áo quen thuộc của đồng bào Việt
Bắc, màu bền chặt của nghĩa tình thủy chung - tình cảm sâu nặng
- Đặc biệt hình ảnh Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay hiện lên thật cảm động,
bộc lộ nỗi xúc động nghẹn ngào không nói lên lời
- Nhịp thơ phi đối xứng Cầm tay nhau/ biết nói gì/ hôm nay/ (3/3/2) như nỗi
ngập ngừng, bịn rịn của kẻ ở người đi lúc chia tay Đây là nhịp điệu của tâm hồn
Trang 83 Đánh giá chung về đoạn thơ
- Nghệ thuật
+ Tám câu thơ chau chuốt là những lời đối thoại và độc thoại
+ Giọng thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm xúc nhớ thương day dứt
+ Thể thơ lục bát êm dịu, cách dùng đại từ mình, ta thân thuộc.
+ Điệp từ nhớ, mình.
→ Đoạn thơ cũng như bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ
Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình - ta, ngôn từ mộc mạc,
giàu sức gợi,…
Đoạn thơ đã diễn tả được chiều sâu tâm hồn con người Việt Nam ở một thời điểm lịch sử
- Nội dung
Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữa người ra đi và người ở lại Những tình cảm trong sáng đó rất tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Kết bài
- Chốt lại đoạn thơ - bài thơ
- Nêu cảm nghĩ của người viết
Đề 2
Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Trong anh và em hôm nay Đều có một phần đất nước Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày thơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời …
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài:
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén
- Đoạn trích Đất Nước (phần đầu chương V của trường ca Mặt Đường khát vọng) là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước, thể hiện rõ nét những
đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm
- Giới thiệu đoạn thơ
(Trích thơ)
Thân bài:
Trang 9Tổng quát về Trường ca Mặt Đường khát vọng - đoạn trích Đất Nước - Đoạn
thơ
1 Cảm nhận mới mẻ về đất nước (9 dòng thơ đầu):
- Nếu như ở đoạn trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận đất nước từ bề dày văn hóa dân tộc hàng nghìn năm qua, thì ở đây là những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng - chung, cá nhân - cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ
- Hai dòng thơ đầu: Đất nước có trong tình yêu đôi lứa
Trong anh và em hôm nay Đều có một phần đất nước + Ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương / Nhớ ai dãi nắng dầm sương / Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai – Quê hương
là tất cả những gì gắn bó, ruột rà, yêu tha thiết
+ Một lời khẳng định
+ Bằng giọng điệu tâm tình của đôi lứa, với cách nói nhẹ nhàng, chừng mực, nhà thơ đưa ra một nhận thức mới mẻ về Đất Nước: Đất nước thật gần gũi, thân
thiết ngay trong mỗi con người chúng ta, Trong anh và em , Đất nước như được
hóa thân trong mỗi con người
- Bốn dòng thơ tiếp: Đất nước là sự kết tinh của tình đoàn kết và thương yêu :
Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
+ Hai câu thơ (bốn dòng) được cấu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu
có điều kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường: khi … Đất Nước Hai câu
thơ cũng là một lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức) về một chân lí
+ Cả bốn dòng thơ chỉ có một hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay diễn tả
sự thân thiết, tin cậy, yêu thương lẫn nhau Hình ảnh ấy đi liền những tính từ chỉ
mức độ (hài hòa, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn) Bởi vậy, những câu thơ có sức
nặng của t/c chân thành
+ Đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, càng không phải là một giá trị bất biến, có sẵn Đất nước là một thực thể sống và sự sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đn đó
→ Nguyễn Khoa Điềm muốn gửi đến bạn đọc một thông điệp rằng: Đất Nước là
sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, cá nhân với cộng đồng
- Ba dòng thơ tiếp theo: Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của Đất nước
Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày thơ mộng + Bình các từ: Mai này, lớn lên, những tháng ngày thơ mộng, hình ảnh Con sẽ mang Đất Nước đi xa, đến những tháng ngày thơ mộng
+ Không chỉ nói lên quan niệm đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa các thế hệ hôm qua, hôm nay, mai sau, những dòng thơ còn là niềm tin mãnh liệt vào tương
Trang 10lai tươi sáng của đất nước Đất nước của ngày mai Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi
+ Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở những câu thơ trên còn là một khát vọng: đất nước sẽ hòa bình, đất nước sẽ tươi đẹp và còn nhiều hơn thế nữa - ý nghĩa văn bản
2 Trách nhiệm với đất nước (bốn dòng thơ còn lại)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời …
+ Em ơi em lời nhắn nhủ chân thành tha thiết.
+ Cấu trúc câu thơ theo kiểu suy luận: Đất Nước là … nêu lên một tiền đề Từ tiền đề ấy phải biết …/ phải biết … để làm nên … Câu thơ giàu chất duy lí
nhưng tha thiết nhắn nhủ
+ Những từ tượng trưng rất dáng chú ý: máu xương, gắn bó, san sẻ, hóa thân, dáng hình, muôn đời
+ Đất Nước là máu xương của mình: lời khẳng định thiêng liêng Đất nước tồn tại như một sự sống, một sự sống phải đổi bằng nhiều hi sinh Nên Phải biết gắn
bó và san sẻ Gắn bó là yêu thương, q/hệ mật thiết với nhau Từ gắn bó ấy mới
có thể san sẻ, san sẻ về trách nhiệm, niềm vui, h/p cho nhau Đất nước vĩ đại nhưng là một thực thể sống, một cộng đồng
+ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Hóa thân có nghĩa là dâng hiến Thời
bình dâng hiến sức lực trí tuệ xây dựng đất nước, thời chiến dâng hiến sự sống của mình cho sự sống còn của đất nước Sự dâng hiến ấy là cuộc hóa thân Bóng
dáng mỗi người, qua các thế hệ nối tiếp đã làm nên Đất Nước muôn đời …
→ Những câu thơ đậm chất trữ tình chính luận vừa chặt chẽ lô gich vừa như tiếng gọi của trái tim - thiết tha thúc giục lòng người
Hợp:
Nghệ thuật
- Thể thơ tự do, phù hợp với t/cảm và mạch suy nghĩ; Từ "Đất Nước" lặp lại 6 lần viết hoa tăng thêm sự tôn kính thiêng liêng
- Kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận
- Giọng thơ tha thiết dịu ngọt, ngôn từ, hình ảnh đẹp, sáng tạo
Nội dung
Những nhận thức mới mẻ về đất nước, những suy nghĩ của nhà thơ về mối quan
hệ riêng - chung, quan hệ cá nhân - cộng đồng, sự tiếp nối của các thế hệ trong một đất nước, một dân tộc
Kết bài (vận dụng lí thuyết)
Đề 3
Cảm nhận về chín câu thơ đầu trong đoạn trích Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm.
Hướng dẫn làm bài:
1 Giới thiệu chung