1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu thi THPT QG năm 2018 kiểu bài so sánh

25 530 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 52,75 KB

Nội dung

Ứng dụng cách viết này học sinhkhông phân tích lần lượt từng tác phẩm như cách một mà phân tích so sánh song songtrên các bình diện: Xuất xứ - cảm hứng - hình tượng - chất liệu và giọng

Trang 1

KIỂU BÀI SO SÁNH VĂN XUÔI

và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, nhữngđiểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tácphẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn Không dừng lại ở đó, kiểu bàinày còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa cáchiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bìnhtán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay Lẽ hiển nhiên, đối với đốitượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừasức Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống

và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em Chuẩn kiến thức,chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này

Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3phần: mở bài, thân bài và kết bài Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại cónhững điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ haynghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi Dàn ý khái quát của kiểu bài này nhưsau:

2 Các cách làm bài dạng đề so sánh văn học

- Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyếtvấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết , hai đoạnthơ, hai đoạnh văn, hay hai nhân vật phương pháp làm bài văn dạng này thôngthường có hai cách:

Nối tiếp : Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau Song song : Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân

tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản minhhọa

* Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp Đây là cách làm bài phổ biến của học

sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dục và đào tạo định hướngtrong đáp án đề thi đại học - cao đẳng Bước một lần lượt phân tích từng đối tượng sosánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau.Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bài viết Bài viết rõ ràng,không rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đến phần nhận xét điểm giống và khácnhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã

Trang 2

phân tích ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện Mô hình khái quát của kiểu bài nàynhư sau:

Mở bài:

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)

- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh (Chỉ cần giới thiệu ngắn gọn,

đủ thông tin chính và nêu được đối tượng Tránh tình trạng mở bài quá dài hoặc lanman)

+ Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bốicảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi phápcủa thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao táclập luận phân tích)

Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân

Cấu trúc cụ thể cho cách làm bài này:

I MỞ BÀI Nêu vấn đề (thường tìm điểm chung nhất) 0,5

II THÂN BÀI 1 Nêu tác giả/tác phẩm/xuất xứ: (cả 2 tác

Trang 3

3 So sánh sự tương đồng và khác biệt.

– Sự tương đồng

– Sự khác biệt

0,5 III KẾTBÀI Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật 0,5

*Cách 2: Phân tích song song được hiểu song hành so sánh trên mọi bình diện

của hai đối tượng Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ,

lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận diểm củabài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứngminh cho luận điểm đó Ví dụ, khi so sánh hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

và trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Ứng dụng cách viết này học sinhkhông phân tích lần lượt từng tác phẩm như cách một mà phân tích so sánh song songtrên các bình diện: Xuất xứ - cảm hứng - hình tượng - chất liệu và giọng điệu trữ tình,

mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

Mở bài:

- Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)

- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

Thân bài:

- Điểm giống nhau

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

+ Luận điểm

- Điểm khác nhau

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

+ Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

+ Luận điểm

Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân

* Hai cách làm bài của kiểu đề so sánh văn học là vậy, mỗi cách làm đều

có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau Trong thực tế không phải đề nào chúng ta cũng có thể

áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên Phải tùy thuộc vàocách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà ta áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt,phù hợp Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏmột phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết

B

Những vấn đề so sánh trong văn học trong chương trình lớp 12.

1 So sánh hai nhân vật:

Trang 4

* Đề 1: So sánh nhân vật Mị trong Vợ chồng A phủ (Tô Hoài ) và nhân vật người phụ

nữ làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

* Đề 2: So sánh nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình của

Nguyễn Thi

* Đề 3: Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt –

Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn MinhChâu)

* Đề 4: Có ý kiến cho rằng nhân vật người đàn ông hàng chài và người vợ trong truyện

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) không khác gì nhân vật A Sử và Mị trong

Vợ chồng A phủ (Tô Hoài)

* Đề 5: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm

“Người lái đò sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai

đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường Từ đó, trình bày suy nghĩ củamình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước

* Đề 6: Đề Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến

(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách

mạng của người con gái Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ

* Đề 7: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nước qua 2 nhân vật: Tnú (“Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành-)

và Việt (“Những đứa con trong gia đình” -Nguyễn Thi-)

2 So sánh hai đoạn trích:

- Trích đoạn thứ nhất:

" Bây giờ Mị cũng không nói, Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo MỊ muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo A

Sử hỏi:

- Mày cũng muốn đi chơi à?

Mị không nói A Sử cũng không hỏi thêm nữa A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị Nó xác cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại."

Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc

Trang 5

hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: " Mày chết đi cho ông nhờ Chúng mày chết đi cho ông nhờ!"

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn."

(Nguyễn Minh châu- Chiếc thuyềnngoài xa)

3 So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học:

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật

Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao, Ngữvăn 11) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùaxuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữvăn 12).

4 So sánh phong cách tác giả:

a So sánh phong cách tác giả ở hai giai đoạn khác nhau:

So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập một) với Người lái đò Sông Đà, nhận xét

những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước vàsau Cách mạng tháng Tám năm 1945

b So sánh phong cách của hai tác giả:

"Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chuếc thuyền nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn lại nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền Mặt hòn nào hòn nấy trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này"

(Người lái đò sông Đà- NguyễnTuân)

"Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô giá Di – gan phóng khoáng và man dại"

(Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng phủ NgọcTường)

5 So sánh cách kết thúc hai tác phẩm:

Trang 6

So sánh kết thúc tác phẩm truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và kết thúc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

6 So sánh nội dung hai tác phẩm:

* Đề 1:So sánh giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chống A Phủ

(Tô Hoài)

* Đề 2: So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm Rừng xà nu

(Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Đình Thi)

Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt

(Vợ Nhặt Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa

-Nguyễn Minh Châu )

*Hướng dẫn làm bài

a Mở bài:

Giới thiệu khái quát về các tác giả, các đối tượng so sánh ( vẻ đẹp khuất lấp)

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có

sở trường về truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ"

độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con ngườibình dị trong nạn đói thê thảm

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên

phong thời đổi mới Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về

lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài,qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về tráchnhiệm của người nghệ sĩ

Giới thiệu khái quát về hai nhân vật người vợ nhặt, người đàn bà hàng chài

trong hai tác phẩm

b Thân bài:

* Nhân vật người vợ nhặt

- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt

vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm Nhân vật này được khắc hoạsống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt

+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ

Trang 7

+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúngmực, biết lo toan: dậy sớm, quét dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm …

* Nhân vật người đàn bà hàng chài

- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư

tưởng của tác phẩm Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bềngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+ Ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng ẩn chứa bên trong là một tấm lòng nhânhậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh

+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc,can đảm, cứng cỏi

+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời

* So sánh nét tương đồng, khác biệt

- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của

hoàn cảnh Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làmkhuất lấp Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực

- Khác biệt:

+ Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩmchất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đóithê thảm

+ Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chấtcủa một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trongtình trạng bạo lực gia đình

- Lí giải sự khác biệt: Bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại;

phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…

+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biếnđổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnhtại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự - đời tư )

+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp (Chiếc thuyền ngoài xa).

c Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Nêu những cảm nghĩ của bản thân

Đề 2

Trang 8

Anh (chị) hãy cảm nhận vẻ đẹp tương đồng và khác biệt của hai thiên tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

*Hướng dẫn làm bài

a Mở bài:

- Giới thiệu Nguyễn Tuân và hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà

- Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Giới thiệu vẻ đẹp của hai tác phẩm

b Thân bài:

* Vẻ đẹp tương đồng :

- Hai hình tượng sông Đà và sông Hương đều mang những nét đẹp của sự hùng vĩ:

+ Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà thể hiện qua sự hung bạo, dữ dội của nó trên các

phương diện: Hướng chảy "độc Bắc lưu" , cảnh đá bờ sông "dựng vách thành ", Thác

nước dày đặc, các trùng vi thạch trận

+ Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Hương khi đi giữa lòng Trường Sơn: Là "bản trường ca của rừng già" hùng tráng dữ dội "rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn", "cuộn xoáy như những cơn lốc"; ở khúc thượng nguồn sông Hương đầy hoang dã, phóng khoáng như một "cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại"

- Hai dòng sông đều lấp lánh vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn:

+ Sông Đà: "Tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình" , sắc nước thay đổi

theo từng mùa và hội tụ bao vẻ đẹp gợi cảm (dẫn chứng cụ thể)

+ Sông Hương: Ở thượng lưu thì "dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng", đến đồng bằng sông Hương như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng , giữa lòng thành phố Huế " như điệu slow tình cảm"- một giai điệu

trữ tình chậm rãi dành riêng cho Huế

- Hai dòng sông đều được khắc họa bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác:

Cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnhvực nghệ thuật ( địa lí, lịch sử, thi ca, âm nhạc ) để khắc họa hình tượng

Trang 9

+ Sự hung bạo, dữ dội của sông Đà trở thành cái nền cho sự tài hoa, trí dũng củangười lái đò sông Đà

(dẫn chứng)

- Sông Hương:

+ Nét lãng mạn, nữ tính: Sông Hương luôn mang dáng vẻ người con gái đẹp sayđắm trong tình yêu (dẫn chứng)

+ Được nhìn chủ yếu thông qua lăng kính của tình yêu: Xuôi về phía thành phố

tựa "một cuộc tìm kiếm có ý thức" người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp; khi vào giữa lòng thành phố sông Hương "mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu "; trước khi đổ ra của biển sông Hương như người con gái dùng dằng chia tay người yêu với "nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo "

+ Thông qua vẻ đẹp lãng mạn, nữ tính của Sông Hương, nhà văn đã thể hiện vẻđẹp lãng mạn, trữ tình, thơ mộng của đất trời và con người xứ Huế mộng mơ

* Lí giải sự tương đồng, khác biệt

- Vẻ đẹp tương đồng của sông Đà và sông Hương cho thấy sự gặp gỡ của hai

ngòi bút: tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với non sông đất nước

- Vẻ khác biệt của hai hình tượng là bởi tài năng, phong cách riêng của mỗi nhàvăn

rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt – Kim Lân)

+“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào ngườiđàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòngnước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên

Hướng dẫn cách làm:

Trang 10

Mở bài

– Giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Nguyễn Minh Châu

và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

+ Hai nhà văn đều thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo, nhân văn trong sự nghiệp VH

+ Hai tác phẩm khắc họa tình người, tình mẹ, trong đó chi tiết “dòng nước mắt” là mộtphương tiện biểu hiện

Thân bài

a) Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Vợ nhặt

* Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết

– nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của bà cụ Tứ – mẹ Tràng: tình huống truyệnanh Tràng nhặt vợ, diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ

* Cảm nhận, phân tích chi tiết “dòng nước mắt”:

– Là biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi phận: con lấy vợ vào giữa ngày đói khiến bà lão vừamừng lại vừa tủi, vừa lo lắng…

+ Giọt nước mắt chỉ “rỉ” ra hiếm hoi bởi cả đời đã cạn khô nước mắt trong những thángngày khốn khổ dằng dặc…

+ “Kẽ mắt kèm nhèm” là sự hiện hình của một bức chân dung đầy khổ hạnh của ngườiphụ nữ nông dân lớn tuổi

– Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng

Trang 11

–Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn; diễn tả nội tâmnhân vật đặc sắc

b) Cảm nhận chi tiết “dòng nước mắt” trong Chiếc thuyền ngoài xa

* Giới thiệu diễn biến dẫn đến chi tiết

– nêu hoàn cảnh xuất hiện dòng nước mắt của NĐBHC: câu chuyện gia đình hàng chài,diễn biến tâm trạng NĐBHC

* Cảm nhận, phân tích chi tiết “dòng nước mắt”:

– Là biểu hiện của nỗi đau đớn: gia cảnh nghèo khó bế tắc -> tình trạng bạo lực tronggia đình không có lối thoát -> câu chuyện thằng con phạm vào tội ác trái luân thườngđạo lí không thể giải quyết, nỗi lo lắng về sự phát triển nhân cách lệch lạc của con đãkhông tìm được giải pháp…

– Là biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: thương con thắt lòng, khi chồng đánhkhông hề có bất kì phản ứng nào, nhưng hành động của thằng con khiến chị như sựctỉnh, như bị một viên đạn xuyên qua tâm hồn để thức dậy nỗi đau tận cùng

+ Nhân đạo: cảm thông thương xót; trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người mẹ

– Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết nhỏ nhưng nội dung ý nghĩa truyền tải lớn; diễn tả nội tâmnhân vật đặc sắc

Trang 12

+ Đều là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm hồnnhững bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hi sinh

+ Đều góp phần thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: phản ánh hiện thực

xã hội trong những thời điểm khác nhau; thể hiện tấm lòng thương cảm đối với bi kịchcủa con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của tác giả

– Về nghệ thuật: Đều cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của hainhà văn qua việc lựa chọn chi tiết đặc sắc

+ Còn dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài chan chứa sau sự việc thằng Phácđánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh éo le, ngang trái của gia đình bà đã diễn ra trướcmắt nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng; người phụ nữ vùng biển này thấy đau đớn, nhục nhã vìkhông thể giấu được bi kịch gia đình, vì thương xót, lo lắng cho con Phía trước chị làmột màu mù xám, bế tắc

– Về nghệ thuật thể hiện: Để khắc họa chi tiết dòng nước mắt, Kim Lân sử dụng hìnhthức diễn đạt trực tiếp, giản dị, Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn đạt ví von, hình ảnh.(0,5)

d) Lí giải

* Vì sao giống? Giống về nội dung vì cùng hướng đến:

+ Từ nỗi đau -> đề xuất giải pháp cách mạng

+ Từ vẻ đẹp tâm hồn -> ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ VN truyền thống -> cùng lànhững nhà văn hiện thực và nhân đạo sâu sắc

* Vì sao khác?

– Hoàn cảnh khác và tương lai khác do được viết trong những bối cảnh khác nhau (KL

Ngày đăng: 05/02/2018, 19:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w