LMS được phát triển dưới các bản ghi và bản báo cáo đã được quy ước.Nhưng giá trị của hệ thống LMS chính là một tập hợp những chức năng bổ sung mà nó hỗ trợ: dịch vụ tự học tự đăng ký tr
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-TRẦN MẠNH HÀ
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP LMS
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Trang 2HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-TRẦN MẠNH HÀ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP LMS
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÁY TÍNH
MÃ SỐ: 60.48.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS HOÀNG MINH
HÀ NỘI – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên
Trần Mạnh Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, gia đình và bạn bè Tôi xin chânthành cảm ơn sự giúp đỡ này
Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt tới PGS.TS Hoàng Minh, người
đã định hướng cho tôi trong việc lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá vàtrực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốtnghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu của anh Chu QuangNgọc và các anh chị công tác tại phòng Công nghệ thông tin - Viện Công NghệThông Tin và Truyền Thông (CDIT) - Học Viện Công Nghệ Bưu Chính ViễnThông
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quốc tế & Đào tạo sau đại học,Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chotôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu tại trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người luôn ở bên cạnhđộng viên, ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này
Trang 51.1.1 Giới thiệu về E-Learning
1.1.2 Các chuẩn thông dụng hiện nay cho E-Learning
1.1.2.1 Chuẩn IMS
1.1.2.2 Chuẩn SCORM
1.2 Hệ thống quản lý học tập LMS
1.2.2 Đặc điểm của LMS
1.2.2.2 Quản lý theo dõi các khóa học
1.2.2.3 Theo dõi tiến trình học của học viên
1.3.8 MỘT SỐ HỆ THỐNG LMS TẠI VIỆT NAM
1.3.8.1 Bkel – Hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập của Trường ĐHBK.TPHCM1.3.8.2 Hệ thống học tập trực tuyến của Trường Cao Đẳng Thực Hành FPT-Polytechnic
Trang 61.3.8.3 Hệ thống đào tạo trực tuyến của Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận TảiTP.HCM
1.3.8.4 Hệ thống học tập trực tuyến của Viện Công Nghệ Giáo Dục
1.2 Ưu điểm của Moodle
2.1.3 Các nhóm hoạt động của Moodle
2.2
Cấu trúc của Moodle
2.2.2 Mô hình hoạt động của Moodle
2.2.3 Các chức năng của Moodle
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….65
Trang 7DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
API
Application Programming Interface
Giao diện lập trình ứng dụng
CO Content Object Đối tượng nội dungCMS Content Management System Hệ quản trị nội dungLMS Learning Management System Hệ quản lý học tập
E-CMS Enterprise CMS Hệ quản trị nội dung
thương mại
LO Learning Object Đối tượng học tập
IMS Instructinal Management System Hệ thống quản lý giảng
dạyP-CMS Publication Content Management
thể chia sẻT-CMS Transactional Content
nghệ
MBL
Multimedia Based Learning Học tập dựa trên các tập
tin đa phương tiện
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các đặc tả phổ dụng E-Learning……… 6
Hình 1.2: Xu hướng ứng dụng chuẩn ADLvà chuẩn SCORM ………9
Hình 1.3: Các Asset khác nhau………10
Hình 1.4: Sự khác biệt của SCO với Asset……… 11
Hình 1.5: Cấu trúc một Content Organization……….12
Hình 1.6: Mối quan hệ giữa các thành phần của LMS…… ……… ………… 16
Hình 1.7: Hoạt động của hệ thống LMS………… ……… ….…………16
Hình 1.8: Các chức năng của Dokeos……… 21
Hình 1.9: Các chức năng chính của Dokeos……….21
Hình 1.10: Các tính năng của BlackBoard………24
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các thành phần chủ chốt của Moodle…….…………33
Hình 2.2: Mô hình hệ thống học của Moodle……….……… 35
Hình 2.3: Sơ đồ tổng thể của Moodle……….……… 39
Hình 3.1: Cài đặt Module mới 54
Hình 3.2: Tạo câu hỏi cho ngân hàng đề thi 55
Hình 3.3: Quản lý câu hỏi 59
Hình 3.4: Thí sinh tham gia vào cuộc thi 60
Hình 3.5: Quản lý thí sinh 60
Hình 3.6: Thể hiện kết quả của thí sinh 61
Hình 3.7: Tổng hợp kết quả các thí sinh 61
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh một số phần mềm cho hệ thống quản lý học tập LMS 26
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Theo Elliott Masie, một chuyên gia nổi tiếng trong ngành công nghệ thôngtin, việc học trực tuyến (E-Learning) là “việc áp dụng công nghệ để tạo ra, cungcấp, chọn lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống” Việc phát triểncủa Internet, với khả năng giúp học viên tiếp cận liên tục các khóa đào tạo một cáchhiệu quả và tiết kiệm, đã tạo nên một giai đoạn mới cho việc học và dạy đạt đếnnhững tầm cao mới mà chưa có công nghệ nào có thể cạnh tranh được
Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS) là một
tập hợp các công cụ phần mềm được thiết kế để quản lý quá trình đào tạo của ngườidùng LMS được phát triển dưới các bản ghi và bản báo cáo đã được quy ước.Nhưng giá trị của hệ thống LMS chính là một tập hợp những chức năng bổ sung mà
nó hỗ trợ: dịch vụ tự học (tự đăng ký trong một giáo trình), học theo tiến trình, họctrực tuyến (online learning)… Hầu hết các hệ thống LMS đều được xây dựng là ứngdụng Web để tận dụng mạnh khía cạnh "học mọi nơi, mọi lúc" đều có thể truy cậpvào nội dung học
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic LearningEnvironment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điềuhành và phát triển chính của dự án Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMSthương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựngmột hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn Dưới đây
là những lý do làm người ta sử dụng Moodle ngày càng nhiều:
Trang 11• Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và
sử dụng miễn phí
• Cơ hội cho các sinh viên, cộng tác viên tham gia dự án
Moodle được xây dựng theo phân đoạn, và nó dễ dàng được mở rộng bằngcách thêm các thành phần phụ Cấu trúc cơ bản của Moodle hỗ trợ các thành phầnphụ sau:
• Các hoạt động
• Các nguồn tài nguyên
• Các kiểu câu hỏi
• Các trường dữ liệu (dùng cho các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu)
• Giao diện đồ họa
• Phương thức chứng thực
• Phương thức ghi danh
Tuy nhiên, việc ứng dụng Moodle vào trường học tại Việt Nam vẫn còn rấthạn chế, và việc triển khai đưa đến người dùng còn chưa được mạnh mẽ Nguồn tàinguyên học liệu cho việc triển khai E-Learning còn nghèo nàn Phần lớn giáo viên
từ trước đến nay chưa có kỹ năng xây dựng bài học theo chuẩn E-Learning Ngườihọc chưa có kỹ năng, chưa được đào tạo về phương pháp E-Learning… Ngoàinhững nguyên nhân trên còn có thể kể thêm một số nguyên nhân khác như đòi hỏi
kỹ thuật hạ tầng cũng như quản trị của Moodle là khá cao, kinh phí triển khai vàduy trì không cho phép…
Từ tầm quan trọng của vấn đề, từ chỗ số lượng nghiên cứu về vấn đề nàychưa nhiều; nó là vấn đề mới, còn khoảng trống trong nghiên cứu tại môi trường
giáo dục, do đó tôi chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống quản lý học tập LMS” làm
luận văn tốt nghiệp cao học
2 Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn:
Nắm rõ cấu tạo của hệ thống quản lý học tập LMS, các thành phầncủa hệ thống, vai trò và chức năng cụ thể của từng thành phần
Trang 12 Nắm rõ cấu tạo của phần mềm mã nguồn mở Moodle, các thành phầncủa hệ thống, vai trò và chức năng cụ thể của từng thành phần.
Xây dựng được hệ thống quản lý học tập Moodle và Module thi trựctuyến thử nghiệm, thuận tiện cho người quản trị trong việc quản lýhọc tập, thuận tiện cho người dùng trong việc học tập trực tuyến, hỗtrợ việc thi trực tuyến cho các học viên
Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống quản lý học tập LMS và đặc biệt là phần mềm mã nguồn mởMoodle
Module thi trực tuyến trên hệ thống phần mềm mã nguồn mở Moodle
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cấu trúc hệ thống phần mềm mã nguồn mở Moodle, vaitrò chức năng cụ thể của từng thành phần
Thử nghiệm việc học trực tuyến và thi trực tuyến trên hệ thốngMoodle
Bố cục luận văn: Cấu trúc luận văn gồm 3 chương, phần mở đầu và phần
kết luận kiến nghị
Phần mở đầu nêu bật tầm quan trọng của hệ thống quản lý học tập LMS vàphương pháp học tập trực tuyến Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phươngpháp nghiên cứu, tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của luận văn
Chương 1: Đưa ra các khái niệm liên quan đến E-Learning, nghiên cứu tổngquan hệ thống LMS; các đặc điểm của LMS, các chức năng của LMS; tìm hiểu về
mô hình hệ thống của LMS; tìm hiểu về chuẩn IMS, SCORM và tìm hiểu qua mộtvài hệ thống LMS phổ biến hiện nay
Chương 2: Nghiên cứu tổng quan về Moodle, khái niệm và cấu trúc củaMoodle; Các quyền hạn trong Moodle; Các chức năng chính của Moodle và luậnvăn đưa ra so sánh, cũng như đánh giá cấu trúc của Moodle với cấu trúc chung của
hệ thống LMS
Trang 13Chương 3: Trình bày những lí do chọn Module thi trực tuyến Tiến hành xâydựng Module thi trực tuyến trên phần mềm mã nguồn mở Moodle Thử nghiệm –đánh giá hệ thống và Module thi trực tuyến xây dựng được.
Đây là đề tài có nội dung bao phủ rộng, thời gian nghiên cứu hạn hẹp Vìvậy, luận văn chắc chắn còn những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến củathầy cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP LMS
Chương 1 tập trung làm rõ một số các khái niệm liên quan đến E-Learning,nghiên cứu tổng quan hệ thống LMS; các đặc điểm của LMS, các chức năng củaLMS; tìm hiểu về mô hình hệ thống của LMS; tìm hiểu về chuẩn IMS, SCORM vàtìm hiểu qua một vài hệ thống LMS phổ biến hiện nay
1.1 Tổng quan về E-Learning
1.1.1 Giới thiệu về E-Learning
E-Learning [8] là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựatrên công nghệ thông tin và truyền thông
E-Learning là sự phân phát nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiệnđại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet…, trong đónội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD, Video, Audio Người dạy vàngười học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điệntử(e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), truyền hình trực tuyến(video conference)…
Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và học: giao tiếp đồng bộ(Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous)
Toàn bộ quá trình phát triển của E-Learning bắt đầu từ khi máy tính mới rađời cho đến khi có World Wide Web Kết quả cuối cùng của quá trình phát triển này
là SCORM trong đó tách biệt phần trình bày và nội dung, các nội dung học tập cóthể sử dụng lại được
Một số đặc tả thông dụng trong E-Learning bao gồm:
Siêu dữ liệu (Metadata)
Thông tin trao đổi (Exchange information)
Gói nội dung (Content Packaging)
Phiên bản kế tiếp (Simple SequencingVersion)
Trang 15Trao đổi thông tin
Xác định
thứ tự các
bài học
Trang 16Hình 1.1: Mô tả tóm tắt các đặc tả phổ dụng E-Learning [8]
Có một số hình thức đào tạo bằng E-Learning, cụ thể như sau:
Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training)
Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training)
Đào tạo dựa trên Web (WBT - Web-Based Training)
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training)
Đào tạo từ xa (Distance Learning)
Lợi ích của E-Learning thể hiện ở những điểm:
Đào tạo mọi lúc mọi nơi
Tính linh động
Tiết kiệm chi phí
Khả năng tối ưu
Khả năng đánh giá
Sự đa dạng nội dung
Các công cụ thực hiện cho E-Learning trong công tác học tập và giảng dạy:
Công cụ mô phỏng
Công cụ soạn bài giảng điện tử
Công cụ tạo bài kiểm tra
Công cụ soạn thảo Web
Công cụ tạo bài trình bày có tập tin đa phương tiện
Hội thảo điện tử
1.1.2 Các chuẩn thông dụng hiện nay cho E-Learning
1.1.2.1 Chuẩn IMS
IMS (Instructional Management System) - Global Learning Consortium [2]phát triển và xúc tiến các đặc tả mở (không phải chuẩn) để hỗ trợ các hoạt động họctập phân tán trên mạng như định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi quá trìnhhọc tập, thông báo kết quả học tập và trao đổi thông tin về học viên giữa các hệthống quản lý
IMS có hai mục tiêu chính:
Xây dựng các đặc tả phục vụ cho việc khả chuyển giữa các ứngdụng và các dịch vụ học tập phân tán
Trang 17 Đưa các đặc tả của IMS vào các dịch vụ trên toàn thế giới IMSxúc tiến việc thực thi các đặc tả sao cho môi trường học tập phân tánnội dung từ nhiều nguồn khác nhau có thể hiểu nhau.
IMS đã xây dựng một bộ đặc tả bao gồm như sau:
Meta-data: Thuộc tính mô tả tài nguyên học tập nhằm hỗ trợ cho việctìm kiếm và phát hiện tài nguyên
Enterprise: Các định dạng dùng để trao đổi thông tin về học viên,khóa học giữa các thành phần của hệ thống
Content Package: Các chỉ dẫn cho việc đóng gói và trao đổi nội dunghọc tập
Question & Test Interoperability: Các định dạng để xây dựng và traođổi thông tin giữa các hệ thống
Learner Information Package: Cung cấp thông tin về học viên như khảnăng, kết quả học tập của học viên
Reusable Definition of Competency or Educational Objective: Mẫu sơ
đồ để trao đổi kết quả học tập của học viên dựa trên các định nghĩa vềmục đích giáo dục
Simple Sequencing: Sắp xếp và trình bày các đối tượng học tập tươngứng với từng học viên
Digital Repositories Interoperability: Gắn kết học viên trên mạng vớicác tài nguyên
Learning Design: Các định nghĩa để mô tả học tập và giảng dạy
Assessbility for Learner Information Package: Đưa thêm các đặc tảcho yêu cầu thay đổi của học viên, điều kiện sử dụng, công nghệ
Trang 18SCORM là một hiện thực trong một bản mô tả được thực hiện bởi ADL(Advanced Distributed Learning) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ.
SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và cáchướng dẫn có liên quan được đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng cácyêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các từ “Ilities”:
Hình 1.2: Xu hướng ứng dụng chuẩn ADL và chuẩn SCORM [4]
Như trên hình 1.2, bên tay phải mô tả các học sinh, công nhân, nhân viên vănphòng có yêu cầu truy cập nội dung học tập họ cần Họ sẽ gửi yêu cầu của họ cho
Trang 19Server Server sẽ tìm trước hết trong cơ sở dữ liệu của mình Nếu không có Server
sẽ tìm tiếp trên WWW Sau khi tìm xong, Server xử lý và trả về kết quả cho các họcviên Quá trình trên sẽ diễn ra nhanh để đảm bảo tính thời gian thực (Real-time)
Các phiên bản của SCORM cho tới hiện nay:
a SCORM 1.1
b SCORM 1.2
c SCORM 2004Các thành phần của SCORM:
Asset: là dạng cơ bản nhất của một tài nguyên học tập Asset là biểu diễnđiện tử của “Media”, chẳng hạn văn bản, âm thanh, các đối tượng đánhgiá hay bất kỳ một mẩu dữ liệu nào có thể hiển thị được bởi Web và đưatới phía học viên Hơn nữa một Asset có thể được tập hợp lại để xây dựngcác Asset khác (chẳng hạn như Asset là trang HTML có thể là tập hợp củacác Asset khác nhau như ảnh, văn bản, âm thanh, và video…)
Hình 1.3: Các Asset khác nhau [1]
Trang 20Như trên hình vẽ, các Asset có thể là: file audio WAV, file audio MP3, cáchàm Javascript, ảnh JPEG, ảnh GIF, một đoạn HTML, trang Web, đối tượng Flash,tài liệu XML… Asset có thể có thể được mô tả bởi Asset Meta-data cho phép tìmkiếm và phát hiện dữ liệu trong các kho chứa, do đó làm tăng tính sử dụng lại.
Sharable Content Object (SCO): Một “SCO” là một tập hợp của một hoặcnhiều Asset biểu diễn một tài nguyên học tập có thể tìm kiếm và hiển thịđược, sử dụng SCORM RTE (Run-time Enviroment) để trao đổi thông tinvới LMS Một SCO biểu diễn mức nhỏ nhất của sự kết hợp nội dung sao cho
có thể theo dõi được bởi LMS sử dụng RTE Data Model Sự khác biệt duynhất giữa một SCO và Asset là SCO trao đổi thông tin với LMS sử dụngIEEE ECMAScript API Để hiểu rõ hơn hãy xem hình vẽ dưới đây:
Hình 1.4: Sự khác biệt giữa “SCO” với “Asset” [1]
Như trên hình 1.4, bên tay trái chỉ ra SCO là tập hợp của các Asset khácnhau Điểm khác biệt là nằm ở khung bên tay phải Khung đó mô tả quá trình SCOtrao đổi thông tin với LMS Đầu tiên, SCO tìm LMS cung cấp đối tượng API Sau
đó, SCO sử dụng đối tượng tìm thấy gọi phương thức Initialize() để khởi tạo phiên
Trang 21làm việc với LMS Nếu cần SCO có thể dùng các phương thức API GetValue,SetValue để lấy hoặc thiết lập các giá trị cần thiết Cuối cùng, SCO kết thúc phiêntrao đổi thông tin với LMS thông qua phương thức Terminate().
Content Organization (CO): Tổ chức nội dung là một bản đồ biểu diễn dựđịnh sử dụng nội dung thông qua các đơn vị giảng dạy có cấu trúc (chúng ta
sẽ gọi chúng là “activities”) Hình vẽ dưới chỉ ra các “activities” quan hệ vớinhau ra sao
Hình 1.5: Cấu trúc một Content Organization [1]
Như trên hình 1.5, các “activities” biểu diễn trong Content Organization cóthể chứa các “activites” khác (sub-activities), và có thể trong các “sub-activities” cóthể chứa các”activities” khác Nói chung các “activities” có thể phân cấp sâu hơnvới số cấp tuỳ ý trong nó Các “activities” không có “activity” con nào thì được gắnvới một tài nguyên học tập hoặc là “Asset” hoặc là “SCO” và được gọi là một “leaf-activity” Các “activities” chứa các “activites” khác trong nó được gọi là “Cluster”
Trang 221.2 Hệ thống quản lý học tập LMS
1.2.1 Khái niệm
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giáo dục cũng được pháttriển, và hệ thống giáo dục trực tuyến cũng được phát triển nhằm tận dụng các ưuthế do sự phát triển khoa học kỹ thuật mang lại Hệ thống giáo dục trực tuyến manglại cho người học sự thuận lợi về thời gian học tập, tiết kiệm các chi phí học tập, cómột môi trường học tập năng động Ngoài ra hệ thống giáo dục trực tuyến còn giúpthay đổi cách học, giúp cho giáo viên cũng như học viên năng động hơn, và môitrường học tập có nhiều thay đổi mang tính chất tích cực hơn
Hệ thống quản lý học tập (LMS) là một ứng dụng phần mềm cho việc quản
lý tài liệu, thiết lập theo dõi, tạo các báo cáo và cung cấp các khóa học trực tuyếnhoặc các chương trình đào tạo dựa trên sự tương tác giữa học viên và giảng viên.LMS quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia vào các chương trình có
sự hướng dẫn của giảng viên, tham gia vào các hoạt động đa dạng mang tính tươngtác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá Hơn thế nữa, LMS cũng giúp cácnhà quản lý và các giảng viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhậnkết quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả việc giảng dạy
Theo dõi tiến trình học và làm bài của học viên
1.2.2.2 Quản lý theo dõi các khóa học
Quản lý nội dung các khóa học, ghi nhận lại các thông tin chi tiết về khóahọc như:
Mục tiêu, kết quả sẻ đạt được sau khi kết thúc bài học, chương, khóahọc
Trang 23Điều kiện, kiến thức yêu cầu cần chuẩn bị trước khi tham gia khóa học
Chú ý đến thời gian học, thông thường chú ý thời lượng tối thiểu cầnthiết để hoàn thành khóa học
1.2.2.3 Theo dõi tiến trình học của học viên
Ghi nhận lại các lần truy cập vào các khóa học, ghi nhận các đánh giá thôngqua các câu trả lời của học viên trên các bài kiểm tra tự đánh giá, hay trên các bàitập, bài thi cuối khóa Các kết quả kiểm tra này cho biết học viên đó có hoàn thànhkhóa học đó hay không
1.2.2.4 Lập báo cáo
Việc lập một bản báo cáo tốt là cần thiết và người sử dụng thường xuyênđược cung cấp tính linh hoạt trong các dữ liệu được xuất ra và trong cách mà nóđược đưa ra
1.2.3 Chức năng của LMS
Tính riêng tư: Sự kết hợp giữa thông tin cấu hình của học viên và thông tin
về sở thích của học viên cung cấp nền tảng cơ bản cho tính riêng tư trong quátrình học của học viên, tạo nên tính động trong sự phân phát nội dung, và là
mô hình phát triển trình độ riêng cho học viên Các thông tin về học viên baogồm các thông tin nghề nghiệp, thông tin công ty, nơi ở Các thông tin nàykhông được sửa đổi lại bởi học viên Các thông tin về sở thích như phươngthức truyền tải nội dung, ngôn ngữ sử dụng, các thông tin này có thể đượcsửa đổi lại bởi học viên
Tìm kiếm và duyệt: “Catalog“ là nơi lưu trữ tất cả các khoá học, học viên cóthể dễ dàng tìm kiếm, duyệt để tìm, chọn các khoá học được cung cấp Họcũng có thể dùng cơ chế tìm duyệt để đăng ký, trả tiền cho khoá học màngười quản trị cung cấp
Đăng kí: Quản lý quá trình đăng kí của học viên, giáo viên Học viên đăng kíhọc tập thông qua môi trường Web Quản trị viên và giáo viên cũng quản lýhọc viên thông qua môi trường này
Trang 24 Công cụ quản lý: Các nhà quản lý có thể truy cập vào lược sử và kế hoạchhọc của học viên để tạo ra báo cáo trong chuỗi báo cáo Họ có thể tăngcường việc đăng ký và thêm vào kế hoạch học của các học viên Họ có thểxem quá trình phát triển trình độ của các học viên trong quá trình học cũngnhư trong các kỳ kiểm tra.
Lập kế hoạch: Lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đápứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân
Phân phối: Phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyênkhác
Theo dõi: Theo dõi quá trình phát triển của người học bằng cách ghi lại lược
sử học, trạng thái hiện thời và tương lai phát triển gần trong suốt quá trìnhhọc
Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng trò chuyện trực tuyến, diễn đàn,thư điện tử, chia sẻ màn hình và hội nghị trực tuyến
Kiểm tra, đánh giá: Các bài kiểm tra trước và sau khoá học được sử dụngnhằm tăng hiệu quả của khoá học Cung cấp các phản hồi có ý nghĩa chongười quản lý và cho cả người học trong quá trình học Các bài kiểm tratrước giúp người học giới hạn nội dung học, phục vụ chính xác cho mục đíchcủa học viên, tiết kiệm thời gian Kiểm tra sau giúp cho học viên tạo báo cáo
Trang 25Hình 1.6: Mối quan hệ giữa các thành phần của LMS [1]
Danh sách chức năng ngày càng nhiều và không dễ dàng trong việc quyếtđịnh chức năng nào là quan trọng nhất, trừ phi chúng ta có một nền tảng tốt trongcác lĩnh vực khác nhau như thiết kế giảng dạy, quản lý về nhân sự và hệ thống…
Hình 1.7: Hoạt động của hệ thống LMS [1]
Trang 26Thông thường LMS là một nền tảng hệ thống đóng (giới hạn thông tin, giớihạn truy cập đến các lớp học).Vì thế ý tưởng chia sẻ nội dụng và tái sử dụng các sảnphẩm được tạo ra trong lớp học không tồn tại trong thế giới của “Những LMS”(những hệ thống chính E-Learning).
1.3 Khảo sát một số hệ thống quản lý học tập
Hiện nay các hệ thống LMS như Atutor, Ilias, LRN, Dokeos, Sakai vàMoodle đang được đánh giá rất cao, chiếm một số lượng lớn người dùng trên toànthế giới và được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường đại học lớn, nhiều công ty, tổchức của nhiều nước trên thế giới
1.3.1 Atutor
Được phát triển tại Trung tâm Tài nguyên Công nghệ Thích nghi (ATRC Adaptive Technology Resource Centre) ở Đại học Toronto, Atutor [13] là một trongcác dự án trọng tâm về truy cập thông tin bao hàm và công nghệ thông tin ATRC làmột tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy khả năng truy cập trên phạm vi toàn cầu Kháiniệm đằng sau ATutor xuất phát từ một dự án của một người tốt nghiệp phổ thôngtrong năm 1994 Greg Gay từng phát triển một khóa học trực tuyến gọi là “Học để
-mà học (Learning to Learn)” Khóa học dạy các học sinh về các kỹ năng học tập,những khác biệt cá nhân và hướng trọng tâm vào việc phát triển tự nhận thức về cáckhả năng học tập cá nhân để giúp cho những người học thích nghi được tốt hơn vớimột dải các hoạt động học tập Khi đó, đã không có môi trường học tập điện tử nàophản ánh được lý thuyết dựa vào nhận thức đang được dạy trong các khóa học, nên
hệ thống ban đầu đã được phát triển để phản ánh hai khía cạnh chính của lý thuyếthọc tập theo nhận thức Khía cạnh đầu xoay quanh tri thức kiến tạo về các hình thứctri giác đưa vào trong bộ nhớ (trực quan, nghe/nói, văn bản) và các giác quan thôngqua đó tri thức này được tích lũy Thứ hai là xoay xung quanh tri thức về các hìnhthức cấu trúc đưa vào trong bộ nhớ, trong các Web thông tin có liên quan, các cấutrúc tôn ti trật tự các chủ đề và chủ đề phụ, và các tuần tự các thủ tục từng bước mộthoặc sự tiến bộ về hiểu biết từ đơn giản tới phức tạp
Các tính năng của Atutor bao gồm:
Trang 27 Tính năng quản lý Module, cho phép đưa thêm các Module mới vào
Công cụ soạn thảo HTML mới
Các câu hỏi thường gặp (FAQs)
Tìm kiếm Web
Nguồn cấp thông tin cho người đọc (Syndicated Feeds Reader): Ngườidùng có thể đọc RSS (Really SimpleSyndication - là một chuẩn tựaXML dành cho việc phân tán và khai thác nội dung thông tin) bởi công
cụ này
Có thể tạo các câu hỏi đa lựa chọn với nhiều hơn một đáp án đúng
Người phát triển nhanh chóng phát triển Module nhờ các tài liệu có sẵn
Học viên: Đăng kí, học tập, khai thác thông tin …
Giáo viên: Giáo viên hướng dẫn có thể quản lý “lớp học” hay “cộngđồng”…
Quản trị viên: Thiết lập các khóa học, theo dõi người dùng, tùy chỉnhthông số
Nhà phát triển: Mở rộng cộng đồng, tích hợp các Module, Plugin…
1.3.2 LRN
.LRN (Learn, Research, Network) [11] là một cộng đồng toàn cầu của cácnhà giáo dục, các nhà thiết kế, các nhà phát triển phần mềm; những người sẽ lànhững đối tác của nhau trong việc đổi mới giáo dục, nó được hỗ trợ bởi tập đoàn.LRN Do phần mềm là mã nguồn mở, các tổ chức có thể đầu tư đồng tiền quý giácủa họ vào con người và phát triển chương trình giảng dạy thay vì lệ phí đăng kí vàphí hỗ trợ đắt
Các tính năng của LRN thể hiện ở những điểm sau:
Giáo viên hướng dẫn có thể quản lý lớp học hay mạng cộng đồng, tùybiến cách bố trí, lựa chọn ngôn ngữ, và thiết lập khoảng giờ cho các lớp
Trang 28Web dùng lại được với mục đích hiển thị thông tin liên quan cho ngườidùng cổng điện tử” có thể tùy chỉnh nếu muốn
Các lớp học và cộng đồng giao tiếp có thể được tạo ra bởi các quản trịviên, những người có thể lựa chọn chính sách để tham gia cùng họ vớitính đóng, mở hoặc có yêu cầu phê duyệt
Các vai trò khác nhau được hỗ trợ cho các lớp học LRN như sinh viên,giáo sư và nhân viên hành chính
Các vai trò khác nhau được hỗ trợ cho cộng đồng LRN, chẳng hạn nhưquản trị viên và các thành viên
Tùy biến thông tin cá nhân
LRN cung cấp một loạt các ứng dụng mặc định có thể được sử dụngtrong các lớp học và mọi cộng đồng, chẳng hạn như: tập tin đính kèm, sốlượng lớn thư điện tử, lịch, câu hỏi thường xuyên, lưu trữ tệp, diễn đàn,các ý kiến tổng hợp và tin tức
1.3.3 ILIAS
ILIAS [12] là một phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ việc tổ chức xây dựng vàtriển khai nội dung giảng dạy và học trực tuyến Phần mềm này là phần mềm mãnguồn mở đầu tiên hỗ trợ chuẩn SCORM 1.2 RTE-3, do đó khi sử dụng, không phảibăn khoăn về việc sử dụng lại những nội dung đã thiết kế trên ILIAS
ILIAS được thiết kế theo lối lập trình hướng đối tượng nên có thể phát triểntiếp để phục vụ các nhu cầu đặc biệt ILIAS được phát triển từ năm 1998 trongkhuôn khổ của dự án VIRTUS của trường Đại học Tổng hợp Köln (tiếng Đức:
Universität zu Köln) và từ năm 2000 bởi một mạng lưới phát triển có tên là “ILIAS Opensource” mà trong đó bao gồm nhiều cơ quan cũng như cá nhân riêng lẻ Đặc
biệt cho người sử dụng Việt Nam, hiện nay ILIAS đã hỗ trợ tốt tiếng Việt
Các tính năng của ILIAS:
Như là một máy tính riêng biệt
Tính năng quản lý hệ thống
Tính năng quản trị nội dung học tập
Trang 29 Tính năng quản trị khóa học
Tính năng cộng đồng
Khả năng liên lạc nhanh
Khả năng kiểm tra
sự phát triển của các công ty thứ ba
Dokeos được lập trình trong PHP, Javascript và HTML Nó tuân thủ chuẩnSCORM
Các tính năng của Dokeos:
o Dokeos là bộ phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ học tập trực tuyến Nócung cấp tất cả các chức năng cần thiết cho E-Learning và quản lý họctập từ tạo bài giảng đến báo cáo
Trang 30Hình 1.8: Các chức năng của Dokeos [15]
Trong đó các nhóm chức năng chính của Dokeos là:
Hình 1.9: Các chức năng chính của Dokeos [15]
Trang 311.3.5 SAKAI
Sakai [14] là một sản phẩm mã nguồn mở và miễn phí được xây dựng và duytrì bởi cộng đồng Sakai Tổ chức Sakai là tổ chức phi lợi nhuận đảm bảo sự kết hợphoạt động giữa Sakai và cộng đồng Sakai có thể hoạt động được trong thời gian dài
Tổ chức Sakai chỉ có một số lượng nhỏ thành viên tập trung vào hoạt độngkết hợp như: quản lý dự án, đảm bảo chất lượng, quản lý phát hành và lập kế hoạchhội thảo Mục đích của dự án Sakai là sản xuất ra phần mềm mã nguồn mở cung cấp
môi trường cộng tác và học tập (Collaboration and Learning Environment – CLE).
Đây là môi trường học và cộng tác trực tuyến, cộng đồng nhiều người dùng pháttriển hệ thống này nhằm hỗ trợ cho việc dạy và học, các nhóm bổ xung cho nhómhợp tác, hỗ trợ cho đầu tư và các nhóm cộng tác nghiên cứu Phần mềm Sakai có thểchạy trên nhiều hệ thống khác nhau Sakai cung cấp các tùy chọn để cài đặt với mụctiêu rút ngắn khoảng cách, vị trí và hỗ trợ yêu cầu của hầu hết các ứng dụng
Các tính năng của Sakai bao gồm:
Nhóm hỗ trợ chung (General Collaboration)
Nhóm dạy và học (Teaching and Learning)
Nhóm quản lý văn bản, giấy tờ (Portfolio)
Nhóm quản trị (Administrative)
1.3.6 BLACKBOARD
Blackboard [18] là một phần mềm quản lý học tập trực tuyến trên Web Basedlearning Management System) Blackboard được thành lập do sự sát nhập từhai công ty là CourseInfo LLC, được thành lập bởi Daniel Cane và Stephen Gilfus,với công ty Blackboard LLC, được thành lập bởi Michael Chasen và MatthewPittinsky Blackboard bắt đầu được sử dụng phổ biến từ tháng 6 năm 2004 Nó làphần mềm được sử dụng bởi hơn 3.700 cơ sở giáo dục tại hơn 60 quốc gia và đượccấp giấy phép phát triển, ứng dụng phần mềm và các dịch vụ liên quan đến hơn2.200 cơ sở giáo dục tại hơn 60 quốc gia Các tổ chức này sử dụng phần mềmBlackboard để quản lý học tập điện tử, giao dịch và thương mại điện tử…
(Web-Tháng 10-2005, thị trường sáp nhập của Mỹ ghi nhận một kỷ lục trong lĩnh
Trang 32hệ thống phần mềm quản lý giáo dục hàng đầu Blackboard quyết định sẽ thâu tómđối thủ lớn nhất - Công ty WebCT - với số tiền 180 triệu USD.
Vì thế sau này nhắc đến sản phẩm Blackboard hoặc WebCT người ta thườnggọi chúng là Blackboard/WebCT
Tính năng của Blackboard bao gồm:
Chức năng thư điện tử
Chức năng kiểm tra
Chức năng đánh giá
Hình 1.10: Các tính năng của Blackboard [18]
Ngoài ra còn có Claroline - Hệ thống công cụ quản lý việc dạy và học trênmạng Hệ thống này giúp cho giáo viên tạo và quản trị các bài giảng thông qua trìnhduyệt Web
Trang 33Đây là phần mềm ban đầu được phát triển bởi Đại học Louvain (Bỉ) vào năm
2000, Hugues Peeters là người đặt ra cái tên Claroline, và nó được phát hành theogiấy phép mã nguồn mở GPL
Thông thường, Claroline có các công cụ sau:
1.3.8 MỘT SỐ HỆ THỐNG LMS TẠI VIỆT NAM
1.3.8.1 Bkel – Hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập của Trường ĐHBK.TPHCM
Hệ thống của trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM learning.hcmut.edu.vn) được xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở Moodle Vớimục tiêu nhằm hỗ trợ việc học tập của các sinh viên và các giáo viên của trường,đối tượng sử dụng chủ yếu là sinh viên của trường và các giảng viên
Trang 34(http://e-1.3.8.2 Hệ thống học tập trực tuyến của Trường Cao Đẳng Thực Hành
FPT-Polytechnic
Hệ thống của Trường Cao Đẳng Thực Hành FPT-Polytechnic(http://lms.poly.edu.vn) được xây dựng trên ILIAS - là một phần mềm mã nguồn
mở hỗ trợ việc tổ chức xây dựng và triển khai nội dung giảng dạy và học trực tuyến
1.3.8.3 Hệ thống đào tạo trực tuyến của Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TP.HCM
Hệ thống của Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TP HCM(http://elearning.hcmct.edu.vn) được xây dựng trên Moodle - là một phần mềm mãnguồn mở hỗ trợ việc quản lý học tập và triển khai nội dung giảng dạy cũng nhưhọc trực tuyến
1.3.8.4 Hệ thống học tập trực tuyến của Viện Công Nghệ Giáo Dục
Hệ thống học tập trực tuyến của Viện Công Nghệ Giáo Dục(http://daihoctructuyen.edu.vn) đem đến những khóa học Tiếng Anh trực tuyến chocác học viên học mọi lúc, mọi nơi, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như thayđổi phương pháp học sao cho hiệu quả với môn Tiếng Anh
Tính phổ cập: Sự phổ cập rộng rãi bao nhiêu thì khả năng nâng cấp, hoànthiện của phần mềm theo thời gian càng nhiều bấy nhiêu
Trang 35 Khả năng hỗ trợ các chuẩn mở: Có thể nói hỗ trợ các chuẩn mở chính làthước đo chất lượng của phần mềm, hệ thống các hỗ trợ nhiều chuẩn mở
sẽ càng có ưu thế hơn về chất lượng, và tính phổ cập
Khả năng bản địa hóa: phần lớn các hệ thống phần mềm cho phép dễdàng bản địa hóa về ngôn ngữ, các đơn vị đo lường, ngày tháng …
Giao diện người dùng: cần chọn những hệ thống mà giao diện ngườidùng rõ ràng, dễ sử dụng
Tài liệu hỗ trợ: các tài liệu hướng dẫn sử dụng và phát triển hệ thốngcàng đầy đủ và chi tiết bao nhiêu thì việc sử dụng và phát triển càng dễdàng bấy nhiêu
Bảng 1.1 dưới đây đưa ra vài so sánh một số phần mềm cho hệ thống quản lýhọc tập LMS hiện nay để có cái nhìn tổng quát giữa chúng
Unix,WindowsLoại phần
mềm (bản
quyền)
GPL GPL Educational
CommunityLicense
Mã nguồn đóng(là phần mềmthương mại)
MySQL MySQL Oracle
Đầy đủ Các tính năng
vẫn còn hạnchế
Đầy đủ Đầy đủ
Trang 36hoàn chỉnhKhả năng
tích hợp Rất tốt
Trungbình Trung bình Hạn chế Trung bìnhTính cộng
đồng Rất cao Cao Trung bình Yếu Trung bìnhMức độ
phổ biến Rất cao
Trungbình Trung bình Yếu Trung bình
Giao diện Thân thiện, dễ sử
dụng
Thânthiện, dễ
ứng dụng Rất cao
Trungbình Cao Trung bình Trung bình