Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh nhập khẩu.Trong những năm vừa qua, cùng với sự cố gắng và nỗ lực thực hiện kế hoạch đề ra, công ty có quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ Trung Quốc.Tuy nhiên, công ty chưa cân nhắc đánh giá về kết quả kinh doanh đánh giá về kết quả thực hiện từng chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh để xác định chỉ tiêu nào đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, chỉ tiêu nào chưa đảm bảo được yêu cầu,Trên cơ sở đó có các biện pháp thực hiện.
Là công ty kinh doanh nhập khẩu cáp điện từ Trung Quốc nên muốn đánh giá hiệu quả nhập khẩu mặt hàng này thì phải phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc của công ty.
3.4.1.1 Chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là thu được thật nhiều lợi nhuận.Để thấy được mức độ hiểu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty chúng ta nhìn vào chi tiêu lợi nhuận nhập khẩu chúng ta thấy cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thì có thể thu được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.
Lợi nhuận nhập khẩu = Doanh thu nhập khẩu – Chi phí nhập khẩu
Bảng 3.4 Bảng chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu
Đơn vị tính: VNĐ
1 Doanh thu nhập khẩu Tỷ 9.57 22.33 50.45
2 Chi phí nhập khẩu Tỷ 8.23 20.08 46.09
3 Lợi nhuận nhập khẩu Tỷ 1.34 2.25 4.37
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của công ty
Qua bảng 3.4 trên ta thấy lợi nhuận nhập khẩu cáp điện từ thị trường Trung Quốc của Công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước.Năm 2009 lợi nhuận nhập khẩu của công ty là 1.34 tỷ, năm 2010 lợi nhuận nhập khẩu là 1.78 tỷ tăng 67.9 % so với năm 2009.Năm 2011 lợi nhuận nhập khẩu của công ty là 4.37 tỷ, tăng 94.2 % so với năm 2010.Lợi nhuận nh nhập khẩu của công ty qua các năm gần đây đều tăng do trong mấy năm gần đây doanh thu nhập khẩu của công ty không ngừng tăng nguyên nhân là vì trong mấy năm gần đây lần lượt các công trình xây dựng điện dân dụng của công ty được hoàn thành công ty thu về một khoản doanh thu không nhỏ, trong đó có doanh thu lĩnh vực nhập khẩu. Hơn nữa công ty cũng đã biết tận dụng sức mạnh về nguồn vốn và mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng Trung Quốc để khắc phục khó khăn góp phần làm tăng doanh thu cho công ty dẫn đến lợi nhuận nhập khẩu của công ty trong mấy năm gần đây đều tăng.
3.4.1.2 Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí(Pcp)
Pcp = Lợi nhuận nhập khẩu *100% Tổng chi phí
Bảng 3.5 Bảng tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
1 Lợi nhuận nhập khẩu Tỷ 1.34 2.25 4.37
2 Chi phí nhập khẩu Tỷ 8.23 20.08 46.09
3 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
% 17.37 11.2 9.48
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của công ty
Dựa vào bảng 3.5 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu của Công ty ba năm vừa qua liên tục giảm.Trong năm 2009, cứ 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì Công ty thu được 17.37 đồng lợi nhuận.Nhưng năm 2010, con số này là 11.2 đồng, bằng 64.48 % so với năm trước.Tỷ suất này tiếp tục giảm xuống 9.48 đồng vào năm 2011,bằng 84.7 % so với năm 2010.Năm 2011 tổng
lợi nhuận có tăng 94.2 % so với năm 2010, nhưng tốc độ tăng của chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, tốc độ tăng của chi phí của năm 2011 tăng 129.5 % so với năm 2010.Ta thấy tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí của Công ty giảm qua các năm, điều đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty đã giảm xuống theo chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu trên chi phí. Có sự thay đổi này là do công ty chủ yếu nhập hàng hóa từ thị trường Trung Quốc không tạo được sự cạnh tranh giữa các thị trường dẫn đến không chủ động được lượng hàng cũng như nắm bắt về giá cả.Quá trình nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trường chưa được chú trọng dẫn đến có thể bỏ qua các cơ hội hợp tác với các nhà cung ứng có tiềm năng mang lại lợi ích cho công ty.Ngoài ra nghiệp vụ nhập khẩu của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, trong các cuộc đàm phán với các đối tác nước ngoài công ty chưa giành được lợi thế kéo dài thời gian đàm phan, bị các nhà cung ứng ép giá góp phần làm tăng chi phí nhập khẩu của công ty.Bên cạnh đó thủ tục hải quan còn nhiều rắc rối,công tác bảo vệ lượng hàng nhập khẩu của công ty chưa được coi trọng dẫn đến chi phí nhập khẩu của công ty tăng lên rất nhiều.
3.4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Pdt)
Pdt = Lợi nhuận nhập khẩu *100% Tổng doanh thu
Bảng 3.6 Bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
1 Lợi nhuận nhập khẩu Tỷ 1.34 2.25 4.37
2 Doanh thu nhập khẩu Tỷ 9.57 22.33 50.45
3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
% 14 10.07 8.66
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của công ty
Dựa vào bảng 3.6 ta thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty đã giảm xuống qua các năm, cụ thể năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm từ 14% năm 2009 xuống còn 10.07%,và năm 2011 giảm từ 10.07% năm 2010 xuống còn 8.66%.Nếu năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu thì công ty thu được 14 đồng lợi nhuận nhưng năm 2010 và 2011 chỉ thu được 10.07 đồng và 8.66 đồng..Điều đó chứng tỏ công ty kinh doanh nhập khẩu không hiệu quả theo chỉ tiêu
này. Ta thấy rằng trong 3 năm gần đây, lợi nhuận và doanh thu của công ty không ngừng tăng nhưng trong thời gian này thị trường có nhiều thay đổi, giá cả biến đổi phức tạp thay đổi thất thường, lạm phát tăng cao, sự mất giả của đồng nội địa làm cho lợi nhuận thu về của công ty cũng bị ảnh hưởng.Hơn nưa, cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt dẫn đến lợi nhuận từ nhập khẩu thu về có tăng nhưng tăng không đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu của công ty. 3.4.1.4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn (Pv)
Pv = Lợi nhuận nhập khẩu *100% Tổng vốn nhập khẩu
Bảng 3. 7 Bảng tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn
Đơn vị tính :VNĐ
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
1 Lợi nhuận nhập khẩu Tỷ 1.34 2.25 4.37
2 Tổng nguồn vốn Tỷ 30 43 86
3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn
% 4.47 5.23 5.08
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của công ty
Dựa vào bảng 3.7 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn của công ty biến đổi qua các năm.Từ mức tỷ suất 4.47 % của năm 2009 tăng lên 5.23 % của năm 2010 sau đó lại giảm xuống 5.08 % của năm 2011.Nguyên nhân là do năm 2009, 2010, 2011 lợi nhuận nhập khẩu có tăng nhưng tăng không đáng kể, nhưng nguồn vốn lại tăng mạnh vào năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn giảm vào năm 2011 so với năm 2010.Điều này chúng tỏ sử dụng nguồn vốn của công ty chưa thực sự hiểu quả trong hoạt động nhập khẩu.Có sự biến đổi này là do trong các năm gần đây công ty đã đầu tư lượng vốn rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng theo đó chi phí kinh doanh cũng như chi phí nhập khẩu cũng tăng cao làm cho lợi nhuận thu về có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của chi phí.
3.4.1.5 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 3.8 Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính: VNĐ
1 Doanh thu thuần Tỷ 9.57 22.33 50.45
2 Vốn lưu động Tỷ 7.0 18.0 45.0
3 Số vòng quay vốn LĐ (1) : (2)
Vòng 1.36 1.24 1.12
4 Thời gian một vòng quay
vốn LĐ (360 : (3))
Ngày 265 291 321
5 Hệ số đảm nhiệm vốn LĐ
(2) : (1)
0.73 0.81 0.98
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của công ty
+ Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu:
Từ bảng 3.8 ta nhận thấy số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu ngày càng giảm.Năm 2009 chỉ tiêu này là 1.36 vòng,và giảm dần trong các năm tiếp theo năm 2010, 2011 là 1.24 và 1.12.Số vòng quay vốn lưu động giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty còn chưa cao.Nguyên nhân làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm là do trong mâý năm gần đây tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường nước ngoài nói riêng có nhiều biến động phức tạp, đồng nội địa bị mất giá, đồng USD trở nên khan hiếm dẫn đến khó khăn cho việc thanh toán giữa các bên làm cho lượng vốn thu về bị chậm trễ.
+ Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động:
Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay cũng tương tự như các nhân tố ảnh hưởng đến số vòng quay vốn lưu động, nên biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu số vòng quay vốn cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu thời gian một vòng quay vốn, chỉ khác là tác động của chúng ngược chiều nhau.Năm 2009 để vốn lưu động quay được 1 vòng cần 265 ngày,nhưng năm 2010 và 2011 lại phải đến 291 và 321 ngày.Số vòng quay của vốn lưu động giảm đi làm cho thời gian quay 1 vòng của vốn lưu động tăng lên. Điều này chứng tỏ công ty chưa sử dụng hiểu quả vốn lưu động.
+ Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động thực chất là sự nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng vốn lưu động.Nhìn vào bảng 3.8 ta có thể thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu liên tục tăng.Năm 2009 để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần công ty cần
phải sử dụng quá trình kinh doanh nhập khẩu 0.73 đồng vốn lưu động.Song sang đến năm 2010 và 2011 lượng vốn lượng vốn lưu động để tạo ra doanh thu tăng lên 0.81 và 0.86 đồng.
3.4.1.6 Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 3.9 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
1 Doanh thu nhập khẩu Tỷ 9.57 22.33 50.45
2 Lợi nhuận nhập khẩu Tỷ 1.34 2.25 4.37
3 Số lao động Người 90 120 200
4 Doanh thu bình quân 1 LĐ(1) : (3)
Tỷ 0.11 0.19 0.25
5 Mức độ sinh lời 1
LĐ(2): (3)
Tỷ 0.015 0.019 0.022
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của công ty. + Chỉ tiêu doanh thu bình quân 1 LĐ :
Năm 2009 trung bình một người lao động tạo ra doanh thu 0.11 tỷ đồng cho Công ty,năm 2010 và 2011 lần lượt là 0.19 và 0.25.Doanh thu bình quân một lao động tăng dẫn qua các năm điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn lao động của mình.
+ Chỉ tiêu mức sinh lời 1 lao động:
Ta thấy mức sinh lời 1 lao động tăng đều qua các năm.Năm 2009 mức sinh lời 1 lao động là 0.015 tỷ đồng, tức là một nguời lao động tham gia kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo ra khoảng 0.015 tỷ đồng lợi nhuận.Chỉ tiêu này tăng dần qua các năm 2010,2011 là 0.019 và 0.022.Đây có thể coi là dấu hiệu đáng mừng cho vấn đề sử dụng lao động của công ty.Tuy nhiên mức tăng trưởng này còn khá thấp, cho nên hiệu quả sử dụng lao động vẫn đang là vấn đề khá lớn cần phải cải thiện đối với ban lãnh đạo công ty.
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy tình hình tiến triển rõ rệt qua các năm.Cả hai chỉ tiêu đều có sự tăng trưởng mặc dù sự tăng trưởng là không nhiều.Điều này chúng tỏ người lao động trong công ty đang hoạt động có hiệu quả hơn.Tuy nhiên mức tăng trưởng này còn khá thấp có thể là do người lao động trong công ty chưa được đào tạo chuyên môn sâu về lĩnh vực nhập khẩu, cán bộ phụ trách lĩnh vực này
được lấy ở các bộ phận khác trong công ty như phòng : Kế toán, Hành chính…nên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình nhập khẩu.