Cho đến nay, mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đã cố gắng nhiều để dần dần hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu nhưng vẫn còn một số tồn tại do nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, gây khó khăn cản trở cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và của Công ty nói riêng.Do vậy, để tạo thuận lợi cho hoạt động sau này, trong thời gian tới Nhà nước cần có những biện pháp giúp hoàn thiện cơ chế quản lý đối với hàng nhập khẩu như :
+ Về thuế nhập khẩu: Nhà nước cần có quy định rõ ràng về thuế nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng, kèm theo đó là bản phụ lục mô ta mặt hàng nhập khẩu chịu thuế.Sự hỗ trợ về thuế đối với các mặt hàng đóng vai trò quan trong đối với sự pháp triển của đất nước phải được duy trì.Đồng thời nhà nước phải lên kế hoạch đối với sự thay đổi về mức thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu, góp phần thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước nói chung và của ngành xây dựng nói riêng.
+ Chính sách điều tiết nhập khẩu: Nhà nước cần sớm thay đổi và hoàn thiện các thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Giữa Bộ công thương và Tổng cục Hải quan cần có sự thống nhất với nhau trong việc quản lý nhập khẩu.Nhà nước cần quan tâm tới việc sửa đổi, bổ sung quy trình thủ tục hải quan theo hướng tiêu chuẩn hóa.
+ Về chính sách quản lý ngoại hối: Công ty cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều phải sử dụng ngoại tệ trong thanh toán mà Nhà nước quản lý ngoại tệ với các hoạt động của Công ty khá chặt chẽ, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua. Tuy nhiên, việc quản lý này chưa thực sự có hiệu quả cao trên bình diện của nền kinh tế. Ngoại tệ dành cho nhập khẩu trong khi trên thị trường còn lưu hành nhiều ngoại tệ dù Nhà nước đã có quy định thanh toán trong nội địa không sử dụng ngoại tệ. Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh nguyên tắc và cơ chế phân bổ ngoại tệ cho nhập khẩu.
Điều mà hầu như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đều phải chú ý đến là tỷ giá hối đoái, hiện nay chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh xuất khẩu nên tỷ giá hối đoái thường được điều hành theo hướng có lợi cho
hoạt động xuất khẩu.Trong khi đó hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng góp phần quan trọng không kém trong việc bổ sung, cân đối các mặt hàng trong nước thiếu hụt, duy trì năng lực sản xuất.Do vậy Nhà nước cần có những biện pháp điều hành tỷ giá một cách hợp lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng cho tất cả doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế.