1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu, phát triển một số tiện ích trong hệ thống đào tạo trực tuyến – Elearning Systems

84 1,9K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 5,97 MB

Nội dung

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiếnkịp các nước.Ý thức được những vấn đề đó, em chọn đồ án cho mình là

Trang 1

Phần I: LỜI NÓI ĐẦU

“Công nghệ thông tin sẽ đem lại những thay đổi rất lớn việc học củachúng ta… Những người công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kỹ thuật tronglĩnh vực của mình Mọi người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia cáckhóa học tốt nhất được dạy bởi các giáo viên giỏi nhất.” (The Road Ahead, BillGates)

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức Vì vậy, việcnâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân Hơnnữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà làhọc suốt đời E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này

Trên thế giới, e-learning phát triển không đồng đều ở các khu vực learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu E-learning cũng rất

E-có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này íthơn

Tại Việt Nam, các trường đại học cũng bước đầu nghiên cứu và triển khaiE-learning Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo

và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ ĐHQGHN, Viện CNTT ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP HCM, Học viện Bưu chínhViễn thông, Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thịtrường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo Tuy các sản phẩm này chưa phải

-là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúcđẩy sự phát triển E-learning ở Việt Nam Việt Nam cũng đã gia nhập mạng E-learning châu á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với

sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đạihọc Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông

Trang 2

Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo nàyđang được quan tâm ở Việt Nam Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiếnkịp các nước.

Ý thức được những vấn đề đó, em chọn đồ án cho mình là: “Nghiên cứu, phát triển một số tiện ích trong hệ thống đào tạo trực tuyến – E-learning Systems ” với sự hướng dẫn của thầy Hoàng Tuấn Hảo

Việc giải quyết vần đề này sẽ góp phần đánh giá, chọn lọc những ứngdụng tiên tiến, hiện đại của Công nghệ thông tin để đưa chúng vào phục vụ việcdạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Mục tiêu nghiên cứu:

1 Tìm hiểu mô hình learning và thực trạng phát triển của learning hiện nay

của hệ thống E-learning như; Chat, Video conference, forums …

Trong thời gian nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn của thầy Hoàng TuấnHảo em đã trang bị cho mình những kiến thức tổng quát về hệ thống E-learning.Đồng thời thông qua tìm hiểu thực tế một số trang web giáo dục trực tuyến củacác trường đại học Việt Nam :Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT -ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP HCM, Học viện Bưu chínhViễn thông, Đại học Hà Nội,… em đã thu hoạch được các ý tưởng cũng nhưcách thức để xây dựng một website E-learning phục vụ cho đồ án nghiên cứucủa mình

Trang 3

Do thời gian có hạn và khảo sát thực tế còn hạn chế, bài báo cáo của emkhông tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của cácthầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên: Nguyễn Thị Thúy

Trang 4

Mục lục

Phần I: LỜI NÓI ĐẦU 1

Phần II: NỘI DUNG 5

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ E-LEARNING 5

I GIỚI THIỆU VỀ E-LEARNING 6

1. Lịch sử: 6

2 Khái niệm E-learnig: 7

3 Một số hình thức E-learning: 10

4 Lợi ích của E-learning: 10

II TẠI SAO CẦN ĐẾN E-LEARNING VÀTẦM QUAN TRỌNG CỦA E-LEARNING: 12 1 Quan điểm của cơ sở đào tạo: 12

2 Quan điểm của người học: 13

III THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG E-LEARNING: 14

1 Cấu trúc của một chương trình đào tạo E-learning: 14

2 Mô hình chức năng 16

3 Mô hình hệ thống: 18

4 Hoạt động của một hệ thống E-learning: 20

IV CÁC CHUẨN E-LEARNING 22

1 Định nghĩa chuẩn 22

2 Các chuẩn E-learning hiện có 23

a) Chuẩn đóng gói 24

b) Chuẩn trao đổi thông tin 25

c) Chuẩn meta-data 27

d) Chuẩn chất lượng 29

e) Một số chuẩn khác 31

3 Chuẩn SCORM 34

a) SCORM là gì? 34

b) Các thành phần trong SCORM 35

c) Lợi ích kinh doanh của SCORM 37

d) SCORM trong tương lai 38

V TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG E-LEARNING: 38

1 Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning trên thế giới: 38

2 Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt Nam: 40

I GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHÓA HỌC (CMS) 43

Trang 5

1 Khái niệm hệ thống quản lý khóa học: 43

2 Đặc điểm của hệ thống quản lý khóa học: 44

3 Tại sao nên sử dụng CMS: 45

II THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC MOODLE 46

1 Những đặc điểm của Moodle 46

2 Tại sao lại dùng Moodle: 49

3 So sánh Moodle với hai hệ thống Blackboard và WebCT 51

III CÁC TÍNH NĂNG CỦA MOODLE : 53

1 Phân quyền trong Moodle 54

2 Các chức năng của Moodle: 58

4 Hệ thống đã xây dựng: 65

Hình 2.21: slide bài giảng được trình chiếu kềm theo phần video 67

Chương III: TÍCH HỢP VIDEO CONFERENCE VÀO E-LEARNING 68

I VIDEO CONFERENCE: 68

1 Tổng quan Video Conference: 68

2 Các giải pháp, đánh giá: 70

a Giải pháp dùng thiết bị phần cứng: 70

b Giải pháp dùng phần mềm: 70

c So sánh: 71

II PHÒNG HỌC TRỰC TUYẾN SỬ DỤNG OPEN SOURCE BIGBLUEBUTTON 75

1 Bigbluebutton là gì? 75

2. Lịch sử phát triển 75

3 Kiến trúc tổng quan: 76

4 Tính năng 79

Hình 2.3: các chức năng của một phòng học trực tuyến sử dụng video conference Bigbluebutton 80

5 Demo: 82

Phần III: KẾT LUẬN 83

Tài liệu tham khảo: 84

Trang 6

Phần II: NỘI DUNG Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ E-LEARNING

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của Internet và những pháttriển vượt bậc của ngành Viễn thông – Công nghệ Thông tin, việc áp dụng những thành tựu mới vào các lĩnh vực trong cuộc sống con người trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các hình thức đào tạo e-learning được nhắc đến như một phương thức đào tạo cho tương lai, hỗ trợđổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy và học E-learning thay đổi cách thức dạy và học mọi lúc, mọi nơi, theo tốc độ và khả năng tiếp thu, … Trong chương này em xin trình bày các vấn đề về E-learning: lịch sử hình thành và phát triển, cấu trúc hệ thống một chương trình E-learning, lợi ích mà E-learning đem lại và thực trạng phát triển E-learning hiện nay

I GIỚI THIỆU VỀ E-LEARNING

1 Lịch sử:

Vào đầu những năm 1960, các giáo sư tâm lý học của đại học StanfordPatrick Suppes và Richard C Atkinson đã thử nghiệm với việc dùng máy tínhdạy toán và đọc cho trẻ em tiểu học tại East Palo, California Chương trình giáodục cho tài năng trẻ của Standfors được bắt nguồn từ những thử nghiệm ban đầunày

Hệ thống Elearning ban đầu dựa trên học/đào tạo với máy tính thường cốgắng nhân rộng phong cách giảng dạy trong đó vai trò của hệ thống Elearningđược cho là chuyển giao kiến thức, trái ngược với các hệ thống sau này pháttriển dựa trên việc hỗ trợ học tập, khuyến khích chia sẻ sự phát triển và kiếnthức

Từ năm 1993, William D Graziadei đã miêu tả một bài giảng truyền tảicủa máy tính, hướng dẫn và đánh giá dự án sử dụng thư điện tử Năm 1997, ôngcông bố một bài báo miêu tả sử phát triển một chiến lược tổng thể cho việc quản

Trang 7

lý và phát triển khóa học dựa trên công nghệ cho hệ thống giáo dục Ông chorằng các sản phẩm phải dễ sử dụng, duy trì, vận chuyển, nhân rộng, có khả năng

mở rộng, và giá cả phải chăng, và chúng phải có khả năng thành công cao trongdài hạn với hiệu quả về chi phí

William D Graziadei, Sharon Gallagher, Ronald N Brown, JosephSasiadek đã xây dựng một hệ thống dạy và học đồng bộ và không đồng bộ: khaithác một giải pháp hệ thống quản lý các lớp học và khóa học Năm 1997,Graziadei, W.D, đã công bố một bài báo với tựa đề "Xây dựng hệ thống dạy

và học đồng bộ và không đồng bộ: khai thác một giải pháp hệ thống quản lý cáclớp học và khóa học" Họ miêu tả một quá trình tại đại học State University ofNew York trong việc định giá các sản phẩm và phát triển chiến lược tổng thểcho việc quản lý và phát triển các khóa học dựa trên công nghệ trong việc dạy

và học Sản phẩm này dễ sử dụng, duy trì, vận chuyển, nhân rộng, có khả năng

mở rộng, và chúng phải có khả năng thành công cao trong dài hạn Ngày naynhiều công nghệ có thể, hoặc đang được sử dụng trong Elearning, từ blogs đếnkết hợp phần mềm, ePortfolios, và các lớp học ảo Hầu hết các tình huốngeLearning sử dụng sự kết hợp các công nghệ này

2. Khái niệm E-learnig:

Lịch sử phát triển của e-learning: Thuật ngữ e-learning đã trở nên quenthuộc trên thế giới trong những năm gần đây Cùng với sự phát triển của tin học

và mạng truyền thông, các phương thức giáo dục, đào tạo ngày càng được cảitiến nhằm nâng cao chất lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học.Ngay khi mới ra đời, e-learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động huấnluyện đào tạo của các nước trên thế giới

Định nghĩa e-learning: Có rất nhiều quan điểm, định nghĩa e-learning đãđược đưa ra, dưới đây trích một số định nghĩa đặc trưng nhất:

Trang 8

E-learning là sử dụng các công nghệ web và Internet trong học tập(William Horton)

công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc)

quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau

và được thực hiện ở mức độ cục bộ hay toàn cục (MASIE Center)

truyền tải qua nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, TV, băng video, các hệthống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (SunMicrosystems, Inc)

thông qua các phương tiện điện tử như Internet, Intranet, Extranet, CD-ROM,băng video, DVD, TV, các thiết bị các nhân, …(e-learningsite)

Tóm lại, e-learning được hiểu một cách chung nhất là quá trình học thôngqua các phương tiện điện tử, quá trình học thông qua mạng Internet và các côngnghệ Web Nhìn từ góc độ kỹ thuật, có thể định nghĩa “e-learning” là hình thứcđào tạo có sự hỗ trợ của công nghệ điện tử, quá trình học thông qua web, quamáy tính, lớp học ảo và sự liên kết số Nội dung được phân phối đến các lớp họcthông qua mạng Internet, intranet/extranet, băng audio và video, vệ tinh quảng

bá, truyền hình, CD-ROM, và các phương tiện điện tử khác

Trang 9

Hình 1.1: Thành phần hệ thống E-learning

Trong mô hình này, hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, được chuyểntải đến người đọc thông qua các phương tiện truyền thông điện tử

Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện thông qua các

phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện Ví dụ, một file hướng dẫnngười học sử dụng Moodle được tạo lập bằng phần mềm adobe pdf, bài giảngCBT viết bằng công cụ Toolbook, Flash, …

Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông

qua các phương tiện điện tử Ví dụ, tài liệu được gởi cho học viên thông quaemail, học viên học trên trang web, học qua đĩa CD-ROM đa phương tiện, …

Quản lý: Quá trình học tập, đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ các

phương tiện truyền thông điện tử Ví dụ như việc đăng ký học được thực hiệnqua mạnghay bằng tin nhắn SMS; việc theo dõi tiến độ học tập, thi,kiểm trađánh giá đều được thực hiện qua mạng Internet hay các phương tiện điện tử…

Trang 10

Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học cũng được thông qua phương

tiện truyền thông điện tử Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua email,chatting, diễn đàn trên mạng, …

Với sự phát triển của Viễn thông – Công nghệ Thông tin, e-learning đượchiểu một cách trực quan hơn là quá trình học thông qua mạng Internet và côngnghệ web

3 Một số hình thức E-learning:

Có một số hình thức đào tạo bằng E-learning ,cụ thể như sau :

 Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training)

4. Lợi ích của E-learning:

E-learning được xem là phương thức đào tạo cho tương lai Về bản chất, cóthể coi e-learning cũng là một hình thức đào tạo từ xa và nó có những điểm khácbiệt so với đào tạo truyền thống Những đặc điểm nổi bật của e-learning so vớiđào tạo truyền thống là:

Giảm chi phí: Với sự phát triển của Internet, hầu hết các lĩnh vực kinh

doanh đều có lợi trong việc xây dựng chính sách giá cho khách hàng của mình,

và dịch vụ e-learning không phải là ngoại lệ Theo đó, chi phí khóa học sẽ đượcgiảm đến mức đáng kể Thông thường một học viên phải trả cho một khóa họcdạy về Quản lý thương hiệu trung bình khoảng 5 triệu đồng, thì đối với mộtkhóa học trực tuyến chi phí chỉ vào khoảng 500,000, nghĩa là chỉ 1/10 Hay mộtkhóa học tiếng Anh có giá khoảng 3 triệu đồng thì nếu học theo kiểu e-learning,học viên chỉ phải tốn khoảng 300,000 đồng

Trang 11

Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến trong một số dịch vụ, bạn có thể

tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình

độ, sở thích, mục tiêu của bản thân, hoặc một công ty có thể yêu cầu công tycung cấp dịch vụ học trực tuyến thiết kế khóa học theo yêu cầu của mình, theođịnh hướng hay theo nhu cầu kiến thức nhân viên

Tự điều chỉnh: Là một học viên học trực tuyến, bạn có thể tự điều chỉnh

nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là bạn có thể học từ từ hay nhanh do thờigian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình

Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng bởi

vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linhhoạt Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn tất bạn có thể học theo thời gian biểumình định ra Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫnđang ở trong lớp học “ảo” Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tựđiều chỉnh” như trình bày ở phần trên

Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến là có tính

đồng bộ cao vì các hầu hết học trình cùng tài liệu được soạn thảo và đưa vàochương trình dạy được xem xét và đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu Do vậy,tính đồng bộ được đảm bảo

Tương tác và hợp tác: Học trực tuyến bạn có thể giao lưu và tương tác với

nhiều người cùng lúc Bạn cũng có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trựctuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà Ngày nay, việc tương tác và hợp táctrên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook… và bạn có thể tận dụngInternet để “vừa làm vừa học vừa chơi”

Hiệu quả: Học trực tuyến giúp học viên là cá nhân và công ty không chỉ

tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình

Trang 12

Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ học trực tuyến dựa trên công nghệ là

Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng Bạn có thể tiếp cận và học bất cứ nơiđâu Đây cũng chính là tính thuận tiện của việc học trực tuyến

II TẠI SAO CẦN ĐẾN E-LEARNING VÀTẦM QUAN TRỌNG CỦA E-LEARNING:

Câu hỏi đặt ra là tại sao cần đến e-learning? Có nên chuyển đổi sange-learning hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta xét xem e-learning đemlại cho phía cơ sở đào tạo và người học những thuận lợi và khó khăn gì

1 Quan điểm của cơ sở đào tạo:

Cơ sở đào tạo là một tổ chức thiết kế và cung cấp các khóa học trực tuyếne-learning Hãy thử so sánh ưu và nhược điểm đối với cơ sở đào tạo khi chuyểnđổi các khoá học truyền thống sang khoá học e-learning

Giảm chi phí đào tạo: Sau khi

đã phát triển xong, một khoá học

e-learning có thể dạy cho hàng ngàn

học viên với chi phí chỉ cao hơn

một chút so với tổ chức đào tạo cho

20 học viên

Chi phí phát triển một khoá học:

Việc học qua mạng còn mới mẻ và cần cócác chuyên viên kỹ thuật để thiết kế khoáhọc

Rút ngắn thời gian đào tạo:

Việc học trên mạng có thể đào tạo

cấp tốc cho một lượng lớn học viên

mà không bị giới hạn bởi số lượng

giảng viên hướng dẫn hoặc lớp học

Lợi ích của việc học trên mạng vẫn chưa được khẳng định: Cơ sở đào tạo

phải chứng tỏ cho học viên thấy với họcphí tương đương nhưng e-learning manglại hiệu quả cao hơn so với học truyềnthống trên lớp

Cần ít phương tiện hơn: Các Yêu cầu kỹ năng mới: Cơ sở đào tạo

Trang 13

máy chủ và phần mềm cần thiết cho

việc học trên mạng có chi phí rẻ hơn

rất nhiều so với trang bị các phòng

địa lý: Giảng viên và học viên

không phải tập trung gặp nhau trên

Việc học trên mạng có thể giúp học

viên nắm bắt được nhiều kiến thức

hơn, có cái nhìn tổng quan, dễ dàng

sàng lọc, và tái sử dụng chúng

2 Quan điểm của người học:

Cá nhân hoặc tổ chức tham gia các khoá học e-learning trên mạng chắcchắn sẽ thấy việc đào tạo này xứng đáng với thời gian và số tiền họ bỏ ra Bảngdưới đây sẽ so sánh thuận lợi và khó khăn đối với học viên khi họ chuyển đổiviệc học tập theo phương pháp truyền thống sang học tập bằng e-learning:

Có thể học vào bất cứ lúc nào, tại

bất kỳ nơi đâu

Kỹ thuật phức tạp: trước khi bắtđầu khóa học, học viên phải thông thạocác kỹ năng sử dụng máy vi tính vàinternet

Trang 14

lại và học viên phải trang bị máy tính kết

nối mạng và có kỹ năng sử dụng máytính

Có thể tự quyết định việc học của

mình, học viên chỉ học những gì mà họ

cần

Không tiếp xúc trực tiếp vớigiảng viên và bạn học mà chỉ trao đổi,thảo luận qua mạng

Những thuận lợi và khó khăn trên là không tránh khỏi Nếu học viên có đầy

đủ trang thiết bị cũng nhưkiến thức sử dụng chúng, kết hợp với cơ sở đào tạo tổchức, quản lý tốt, học viên có thể khắc phục được hầu hết các khó khăn nêu trên

và nhận thấy được những ưu điểm vượt trội của e-learning

III THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG LEARNING:

E-1 Cấu trúc của một chương trình đào tạo E-learning:

Chương trình đào tạo E-Learning được chia thành 5 cấp Mỗi cấp đều cóyêu cầu đối với người tạo chương trình, phân phối quản lý nội dung, phươngthức học viên truy cập cũng như công cụ tạo và quản lý riêng biệt Dưới đây làbảng tổng hợp các cấp trong chương trình đào tạo:

lý nội dung

Phương thức truy cập

Công cụ tạo và quản lý

Ch

ương

trình

Chươngtrình học phải tích

hợp các khoá học

một cách chặt

chẽ

Nội dungphải thể hiệnmối quan hệlogic giữa cáckhoá học màhọc viên hoàn

Học viênphải đăng kýtruy cập

LearningManagementSystem (LMS)

Trang 15

thành hay đanghọc.

Kh

oá học

Tạo khoáhọc yêu cầu kết

đã hoàn thành,khoá nào chưa)

Truy cậpvào khoá học,học viên cóthể mở đểxem và chọnkhoá học chomình

CourseAuthoring Tool

i học

Tạo bài họcbao đảm bảo các

nhiều tranghay các thànhphần khác nhưmột thể thốngnhất

Truy cậpbài học đòihỏi học viênchọn một

trang của bàihọc

Courseauthoring và

text vào và tích

hợp nó với các

media khác

Cung cấpcác trang chohọc viên theoyêu cầu

Phải cómột cách đểyêu cầu mộttrang và thểhiện nó khinhận được

Websiteauthoring Tools

Me

dia

Tạo các ảnh,hình ảnh động,

âm thanh, âm

nhạc, video và

các media số

khác

Đòi hỏiphải lưu trữ nóhiệu quả và tiếtkiệm

Truy cậpmedia đòi hỏikhả năng thểhiện, trìnhdiễn đượctừng media

MediaEditor

Trang 16

Chương trình đào tạo Khoá học Bài học Trang Media

Các khoá học có quan hệ logic với nhau Sản phẩm

Chương tài liệu

Trang, web chủ đề

Hình ảnh, âm thanh, flash…

đơn lẻ

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các cấp trong chương trình đào tạo

Hình 1.2: Kiến trúc trong chương trình đào tạo E-Learning

2 Mô hình chức năng

Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thànhphần tạo nên môi trường e-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng

Học viện nghiên cứu công nghệ giáo dục từ xa (ADL - Advanced Distributed

Learning) đưa ra mô hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ (SCORM – Sharable Content Object Reference Model) mô tả tổng quát chức năng của một

Trang 17

Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Managerment System):

khác với LCMS chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS như làmột hệ thống dịch vụ hỗ trợ và quản lý quá trình học tập của học viên Các dịch

vụ như đăng ký, giúp đỡ, kiểm tra, … được tích hợp vào LMS

Hình 1.3: Mô hình chức năng hệ thống E-learningLMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhậpcủa người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấythông tin về các hoạt động của học viên từ LCMS

Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở vàtính tương tác Một mô hình kiến trúc của hệ thống e-learning sử dụng côngnghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cũng như vớicác hệ thống khác

Trang 18

Hình 1.4: Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ web

Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ web, các dịch vụ web có khả năng tốt

để thực hiện tính năng liên kết, tương thích với các hệ thống e-learning vì:

Thông tin trao đổi giữa các hệ thống e-learning như LOM (LearningObject Metadata, là một mô hình dữ liệu mô tả đối tượng học và các tài nguyên

số được sử dụng để hỗ trợ việc học) , gói tin IMS đều được mã hóa dưới dạngXML

Intranet

3 Mô hình hệ thống:

Một cách tổng thể, một hệ thống e-learning bao gồm 3 phần chính:

Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối (người

dùng), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,

Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS (Marcomedia,

Aurthorware, Toolbook, )

Trang 19

Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của e-learning là

nội dung các khoá học, các chương trình đào tạovà các phần mềm dạy học

Hình 1.5:Mô hình hệ thống E-learningKhi xây dựng các hệ thống e-learning cần tuân theo các chuẩn để nó có thểđáp ứng các khả năng sau:

một đối tượng được thiết kế với mục đích hướng dẫn cho học viên Một LO đơngiản là mẫu nội dung hay thông tin Một LO cung cấp sự hướng dẫn trên một kỹnăng hay đơn vị tri thức rõ ràng Đây là quá trình giao tiếp tri thức một chiều từngười hướng dẫn (giáo viên) đến học viên)

một sản phẩm mua thêm để đưa vào)

Trang 20

Quản lý nguồn tài nguyên (quản lý các nguồn tài nguyên vật lý như máytính, phòng học, sách, …)

(gọi là học “không đồng thời” vì các học viên truy cập các chương trình trựctuyến tại các thời điểm khác nhau và quá trình thảo luận có độ trễ nhất định) Các nhà cung cấp LMS phổ biến là: Docent, Gen21, Knowledge Planet,Learnframe, Pathlore, Saba và THINQ Có thể xem danh sách chi tiết hơn cácnhà cung cấp e-learning tại địa chỉ www.internettime.com Chúng ta cũng có thểmua hoặc được cung cấp miễn phí các báo cáo phân tích LMS và LCMS tại địachỉ www.brandonhall.net và www.masie.com

Có nhóm 3 hệ tiêu chuẩn đặc trưng cho các công nghệ e-learning làISO/IEC JTC1 SC36, IEEE LTSC, CEN/ISSS Ngày nay, tiêu chuẩn e-learningđược biết đến nhiều nhất là tiêu chuẩn SCORM được đưa ra bởi ADL Mô hìnhSCORM là một tập hợp các tiêu chuẩn thích ứng với nhiều nguồn khác nhau đểcung cấp một hệ thống toàn diện về các khả năng học e-learning, cho phép tiếpcận, tái sử dụng lượng kiến thức học trên web

4 Hoạt động của một hệ thống E-learning:

Một hệ thống đào tạo có hiệu quả, chất lượng cao phải được xây dựng dựatrên các yếu tố: nhu cầu của học viên và kết quả dự kiến của khóa học Dựa vàonhững yếu tố này, có thể đưa ra một mô hình cấu trúc điển hình e-learning chocác trường đại học, cao đẳng

Trang 21

Hình 1.6:Cấu trúc điển hình cho hệ thống e-learning

Giảng viên (A): Giảng viên cung cấp nội dung của khóa học cho phòng

xây dựng nội dung (C) dựa trên kết quả học tập dự kiến nhận từ phòng quản lýđào tạo (D) Giảng viên cũng tham gia tương tác với học viên (B) qua hệ thốngquản lý học tập LMS (2)

Học viên (B): Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với

giảng viên qua hệ thống quản lý học tập LMS (2) và sử dụng các công cụ hỗ trợhọc tập (3)

Phòng quản lý đào tạo (D): Quản lý việc đào tạo qua hệ thống LMS (2),

tập hợp các nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị của học viên để cải thiện nội dung,chương trình giảng dạy, tổ chức lớp học tốt hơn, nâng cao chất lượng dạy vàhọc

Cổng thông tin người dùng (user’s portal): Giao diện chính cho học

viên (B), giảng viên (A) cũng như các bộ phận (C), (D) truy cập vào hệ thốngđào tạo, hỗ trợ truy cập qua Internet từ máy tính cá nhân hay thậm chí từ cácthiết bị di động thế hệ mới

Trang 22

Hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (1): cho phép giảng viên (A)

và phòng xây dựng chương trình (C) cùng hợp tác để tạo ra nội dung bài giảngđiện tử LCMS kết nối với các ngân hàng kiến thức (I) và ngân hàng bài giảngđiện tử (II)

Hệ thống quản lý học tập LMS (2): là giao diện chính cho học viên học

tập cũng như phòng quản lý đào tạo quản lý việc học của học viên

Các công cụ hỗ trợ học tập cho học viên (3): như thư viện điện tử,

phòng thực hành ảo, …tất cả đều có thể được tích hợp vào hệ thống LMS

Các công cụ thiết kế bài giảng điện tử (4): như máy ảnh, máy quay

phim, máy ghi âm, các phần mềm chuyên dụng trong xử lý đa phương tiện, …để

hỗ trợ xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử Đây là những công cụ hỗ trợ chínhcho phòng xây dựng chương trình (C)

Ngân hàng kiến thức (I): là cơ sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức cơ

bản, có thể tái sử dụng trong nhiều bài giảng điện tử khác nhau Phòng xây dựngchương trình (C) sẽ thông qua hệ thống LCMS để tìm kiếm, chỉnh sửa, cập nhật

và quản lý ngân hàng dữ liệu này

Ngân hàng bài giảng điện tử (II): là cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng

điện tử Học viên sẽ truy cập đến cơ sở dữ liệu này thông qua hệ thống LMS

IV CÁC CHUẨN E-LEARNING

1 Định nghĩa chuẩn

Theo ISO- chuẩn là “Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuậthoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như cácluật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng cácvật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng”

Mỗi hệ thống khác nhau có cách trao đổi thông tin khác nhau trên mạng.Nhờ có các chuẩn mà chúng ta có thể trao đổi thông tin trên mạng một cáchnhanh chóng Chuẩn Internet bao gồm các chuẩn được IEEE công nhận: HTTP,HTML, FTP, TCP/IP, SMTP…

Trang 23

Trong hệ thống E-Learning cũng có các chuẩn và trong lĩnh vực này chuẩnrất quan trọng Bởi vì nếu không có chuẩn chúng ta không thể trao đổi thông tinvới nhau hay sử dụng lại các đối tượng Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường E-Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìmđược tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phươngpháp.

Các chuẩn hỗ trợ tính linh hoạt trong hệ thống học tập

2 Các chuẩn E-learning hiện có

Trước tiên, chúng ta xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khảchuyển như thế nào trong một hệ thống học tập Chúng ta nhìn nhận trên quanđiểm của hai phía, phía học viên và phía kia là người sản xuất cua học

Hình 1.7: Các chuẩn trong hệ thống E-learningNgười sản xuất cua học tạo ra các module đơn lẻ hay các đối tượng học tậpsau đó sẽ tích hợp lại thành một cua thống nhất

nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages) được gọi là các chuẩnđóng gói (packaging standards) Các chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập

và sử dụng được các các cua học khác nhau

bài học đơn lẻ Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá

Trang 24

trình học tập của học viên Những chuẩn như thế được gọi là chuẩn trao đổithông tin (communication standards), chúng quy định đối tượng học tập và hệthống quản lý trao đổi thông tin với nhau như thế nào

mô tả các cua học và các module của mình để các hệ thống quản lý có thể tìmkiếm và phân loại được khi cần thiết Chúng được gọi là các chuẩn metadata(metadata standards)

Chúng được gọi là chuẩn chất lượng (quality standards), kiểm soát toàn bộ quátrình thiết kế cua học cũng như khả năng hỗ trợ của cua học với những người tàntật

Các loại chuẩn trên cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp e-Learning cóchi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người tham gia e-Learning

a) Chuẩn đóng gói

Như chúng ta đã đề cập ở trên, chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đốitượng học tập riêng rẽ để tạo ra một bài học, cua học, hay các đơn vị nội dungkhác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khácnhau (LMS/LCMS) Các chuẩn này đảm bảo hàng trăm hoặc hàng nghìn fileđược gộp và cài đặt đúng vị trí

duy nhất Các đơn vị nội dung có thể là các cua học, các file HTML, ảnh,multimedia, style sheet, và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất

nhập vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu

mô tả cấu trúc của cua học và học viên sẽ học dựa trên menu đó

Trang 25

 Gồm các kĩ thuật hỗ trợ chuyển các cua học hoặc module từ hệ thốngquản lý này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bêntrong

Nếu bạn tự mình phát triển công cụ tạo ra các gói tuân theo chuẩn đóng góithì rất mất thời gian và tốn kém tiền của Rất may, vào thời điểm hiện tại đã cómột số công cụ miễn phí, thậm chí mã nguồn mở giúp chúng ta đóng gói nộidung tuân theo chuẩn Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số công cụ như vậy ReloadEditor (Bolton Institute )

RELOAD là một dự án được tài trợ bởi JISC Exchange for LearningProgramme Mục đích của dự án là phát triển các công cụ dựa trên các đặc tả kĩthuật học tập mới ra đời Hiện tại dự án được quản lý bởi Bolton Institute

RELOAD Editor là phần mềm mã nguồn mở , viết bằng Java, cho phép bạntạo và chỉnh sửa các gói tuân theo đặc tả SCORM 1.2, SCORM 2004

eXe (Auckland University of New Zealand )

eXe thiên về là công cụ soạn bài giảng dễ sử dụng, không cần các kiến thức

về HTML và XML eXe là dự án mã nguồn mở, do đó hoàn toàn miễn phí

b) Chuẩn trao đổi thông tin

Các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà con người hoặc sựvật có thể trao đổi thông tin với nhau Một ví dụ dễ thấy về chuẩn trao đổi thôngtin là một từ điển định nghĩa các từ thông dụng dùng trong một ngôn ngữ

Trong e-Learning, các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà

hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các module

Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét hệ thống quản lý và các module traođổi với nhau thông tin gì và như thế nào, các chuẩn trao đổi thông tin nào đang

Trang 26

có, chúng hoạt động như thế nào, và chúng ta phải làm gì để đảm bảo tính tươngthích với các chuẩn đó

Hình 1.8: Chuẩn trao đổi thông tinQua hình vẽ chúng ta thấy một vài chủ đề chính dùng trong trao đổi thôngtin:

động

thành đối tượng bao nhiều phần trăm

Trang 27

học tập trao đổi thông tin với nhau Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng choquá trình trao đổi như điểm kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành của họcviên

Có hai tổ chức chính đưa ra các chuẩn liên kết được thực thi nhiều trongcác hệ thống quản lý học tập

Aviation Industry CBT Committee (AICC)

AICC có hai chuẩn liên quan, gọi là AICC Guidelines vàRecommendations (AGRs) AGR006 đề cập tới computer-managed instruction(CMI) Nó được áp dụng cho các đào tạo dựa trên Web, mainframe, đĩa.AGR010 chỉ tập trung vào đào tạo dựa trên Web

Đặc tả ADL SCORM bao gồm Runtime Environment (RTE) quy định sựtrao đổi giữa hệ thống quản lý đào tạo và các SCO (Sharable Content Object -Đối tượng nội dung có thể chia sẻ được) tương ứng với một module Thực ra thìSCORM dùng các đặc tả mới nhất của AICC

c) Chuẩn meta-data

Hãy tưởng tượng xem nếu bạn muốn tìm một cuốn sách trên giá đầy sách

mà mỗi cuốn sách không có tiều đề được in trên gáy Bạn cũng gặp phải vấn đềnày trong một thế giới không có metadata

Metadata là dữ liệu về dữ liệu Với e-Learning, metadata mô tả các cua học

và các module Các chuẩn metadata cung cấp các cách để mô tả các module Learning mà các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy module họ cần Metadata không có gì bí ẩn cả, nó chỉ là việc đánh nhãn có mang thông tin

e-mô tả Mục đích chính thường là giúp cho việc phát hiện, tìm kiếm được dễdàng hơn

Trang 28

Metadata được dùng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày Có lẽ bạn đã từngxem bảng các thành phần dinh dưỡng được ghi trên một gói thức ăn Hoặc bạn

có thể đã đánh giá một cuốn sách dựa trên bìa sách, trang trí bên trong, các ghichú về bản quyền, mục lục, index, hoặc lời ghi cuối sách Bạn đã từng bao giờđọc một tờ quảng cáo film hoặc đọc các thông tin ở cuối một bộ phim Nếu bạn

đã từng thực hiện một trong các việc trên thì bạn đã sử dụng metadata rồi

Metadata giúp nội dung e-Learning hữu ích hơn đối với người bán, ngườimua, học viên, và người thiết kế Metadata cung cấp một cách chuẩn mực để mô

tả các cua học, các bài, các chủ đề, và media Những mô tả đó sẽ được dịch rathành các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng

Với metadata bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp Bạn không bịgiới hạn tìm kiếm theo các từ đơn giản Bạn có thể tìm kiếm các cua học tiếngNhật về Microsoft Word có độ dài 2 tiếng và tìm kiếm bất cứ cái gì bạn muốn

mà không phải duyệt toàn bộ các tài liệu Microsoft Word bằng tiếng Nhật Metadata cho phép bạn phân loại các cua học, bài học, và các module khác.Metadata có thể giúp người soạn bài tìm nội dung họ cần và sử dụng ngay hơn làphải phát triển từ đầu

Qua nhiều năm, có 3 đặc tả metadata đã được đưa ra và có các sản phẩmthực thi chúng trong thực tế Chúng bao gồm:

- IEEE 1484.12 Learning Object Metadata Standard

- IMS Learning Resources Metadata Specification

- SCORM Meta-data standards

Trong ba đặc tả metadata liệt kê ở trên, IEEE metadata có thể coi là đặc tảduy nhất được chứng nhận như là một chuẩn

Các chuẩn metadata xác định nhiều thành phần yêu cầu và tuỳ chọn Bâygiờ, chúng ta xem xét qua một số thành phần chính trong chuẩn IEEE 1484.12

Trang 29

 Title: tên chính thức của khoá học.

nhiều hơn nữa Aggregation Level xác định kích thước của đơn vị

để có thể chạy được khoá học

Để đảm bảo tính khả chuyển, metadata phải được thu thập và định dạng làXML, không phải là một công việc dễ để thực hiện bằng tay Hiện tại, các tổchức chuẩn và các người bán đã có các công cụ để tạo các metadata tuân theochuẩn

IMS đưa ra Developer Toolkit phát triển bởi Sun Microsystems Bạn có thểdownload tại website chính thức của IMS ADL đưa ra SCORM MetadataGenerator, có thể download ở website của ADL

d) Chuẩn chất lượng

Các chuẩn chất lượng liên quan tới thiết kế cua học và các module cũngnhư khả năng truy cập được của các cua học đối với những người tàn tật Cácchuẩn chất lượng đảm bảo rằng e-Learning có những đặc điểm nhất định nào đóhoặc được tạo ra theo một quy trình nào đó - nhưng chúng không đảm bảo rằngcác cua học bạn tạo ra sẽ được học viên chấp nhận

Trang 30

Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng nội dung của bạn có thể dùng được,học viên dễ đọc và dễ dùng nội dung bạn tạo ra Nếu các chuẩn chất lượngkhông được đảm bảo thì bạn có thể mất học viên ngay từ những lần học đầutiên

Các chuẩn chất lượng đảm bảo các đối tượng học tập không chỉ sử dụng lạiđược mà sử dụng được ngay từ những lần học đầu tiên

Chuẩn chất lượng cho e-Learning là E-Learning Courseware CertificationStandards của ASTD (E-Learning Certification Institue) Certification Instituechứng nhận rằng các cua học e-Learning tuân theo một số chuẩn nhất định nhưthiết kế giao diện, tương thích với các hệ điều hành và các công cụ chuẩn, chấtlượng sản xuất, và thiết kế giảng dạy

Các chuẩn này liên quan tới làm như thế nào để công nghệ thông tin có thểtruy cập được với những người tàn tật, chẳng hạn như những người bị hỏng mắt,nghe kém, không có sự kết hợp tốt giữa mắt và tay, không đọc được Hiện tại,không có các chuẩn dành riêng cho e-Learning, tuy nhiên e-Learning có thể tậndụng các chuẩn dùng cho công nghệ thông tin và nội dung Web

Section 508 liệt kê các chuẩn kĩ thuật trong một vài lĩnh vực của công nghệthông tin:

* §1194.21 Các ứng dụng phần mềm và các hệ điều hành

* §1194.22 Các ứng dụng và thông tin Internet và intranet dựa trên Web

* §1194.23 Các sản phẩm truyền thông

Trang 31

* §1194.24 Các sản phẩm multimedia và video

* §1194.26 Các máy tính xách tay và desktop

Các chuẩn trên đều áp dụng được cho e-Learning, nhưng §1194.22 là phùhợp nhất Để có được chuẩn này mời vào http://www.section508.gov Tại đâybạn cũng tìm thấy liên kết tới các trang Web giúp bạn hiểu và tuân theo cácchuẩn này Bạn cũng có thể tìm thêm trợ giúp trong IMS Guidelines forDeveloping Accessible Learning Applications Section 508 có liên quan tớiW3C Web content Accessibility Guidelines, sẽ được trình bày tiếp ở phần dưới

W3C Web Accessibility Initiative

World Wide Web Consortium đã đưa ra Web Accessibility Initiative vớikết quẩ là Web Content Accessibility Guidelines Mục đích của nó là "làm chomọi nội dung Web truy cập được với những người tàn tật" Chuẩn này bao trùm

cả đào tạo dựa trên Web và đào tạo dựa trên đĩa Để có thêm thông tin về chuẩnnày, hãy vào http://www.w3c.org

e) Một số chuẩn khác

Các chuẩn đóng gói, trao đổi thông tin, metadata, và chất lượng là cácchuẩn chính dùng trong e-Learning, tuy nhiên các chuẩn quan trọng khác đangtrong quá trình thử nghiệm và sắp ra đời

được phát triển trong một LMS, LCMS hoặc các hệ thống trường học ảo thườngkhông thể di chuyển được sang các hệ thống khác Đặc tả IMS Question andTest Interoperabililty cố gắng tìm các cách chung để các bài kiểm tra, câu hỏi cóthể dùng được trong nhiều hệ thống khác nhau

thông tin với các hệ thống khác của doanh nghiệp IMS Enterprise InformationModel tìm một cách để xác định các định dạng cho phép trao đổi các dữ liệuquản lý gi các hệ thống

Trang 32

 Learner Information Packaging: Trong thực tế, những người quảntrị dành rất nhiều thời gian đưa thông tin về học viên vào các hệ thống quản lýhọc tập khác nhau Đặc tả IMS Learner Information Packaging cố gắng xác địnhmột định dạng chung về thông tin học viên Các mô tả tuân theo đặc tả có thểtrao đổi một cách tự do giữa các hệ thống khác nhau

Sequencing (đã được đưa vào SCORM 2004), IMS ePortfolio chúng tôi sẽ tiếptục giới thiệu trong các bài viết về chuẩn

Các chẩn viễn thông áp dụng cho Internet và cũng như vậy với e-Learning.Một vài chuẩn sẽ cần thiết cho bạn nếu bạn dự định kết hợp các công cụ khácnhau phục vụ cho mục đích liên kết, trao đổi thông tin Tổ chức quan trọng nhấttrong việc đưa ra các chuẩn viễn thông là International TelecommunicationsUnion (http://www.itu.org):

tin Nó tăng cường sự tương thích trong việc truyền hội thảo bằng video thôngqua mạng IP

Nó bao gồm tài liệu hội thảo và phần chia sẻ ứng dụng của các cuộc gặp trựctuyến (online-meetings)

Các chuẩn về trao đổi thông tin có thể quan trọng trong một số dự án cụthể Nếu bạn nhìn thấy các chuẩn bắt đầu bằng "T" hoặc "H" thì bạn có thể vàowebsite của ITU để có thông tin cụ thể hơn

Trang 33

- CSS (Cascading Style Sheet) để kiểm soát giao diện bên ngoài của cáctrang HTML và XML

- DOM (Document Object Model) để lập trình các trình duyệt và các trangcủa nó

- HTML (Hypertext Markup Language) để tạo các trang Web

- HTTP (Hypertext Transfer Language) để gửi dữ liệu giữa server và trìnhduyệt

- MathML (Mathematics Markup Language) để hiển thị các phương trìnhtoán học

- PNG (Portable Network Graphics) dùng cho đồ hoạ điểm

- SMIL (Synchronized Multimedia Integration Language) để tạo các bàitrình bày multimedia

- XML (eXtensible Markup Language) để tạo các ngôn ngữ đánh dấu tuỳbiến được

Còn một số chuẩn media của các tổ chức khác như sau:

- GIF (Graphics Interchange Format) dùng cho đồ hoạ điểm củaCompuServe

- JPEG (Joint Photographic Expert Group) dùng cho các ảnh

- MPEG (Moving Picture Experts Group) phục vụ cho video

- vCard dùng cho các thẻ thương mại điện tử

- MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) bởi Internet EngineeringTask Force xác định các định dạng file và việc gửi chúng qua các thông điệp e-mail

Trang 34

3 Chuẩn SCORM

a) SCORM là gì?

SCORM (The Sharable Content Object Reference Model) do U.S.Department of Defense (DoD) phát triển đầu tiên E-Learning có nội dung đượcphát triển trên nhiều nền khác nhau, sử dụng nhiều chuẩn và đặc tả khác nhau vàgây nên những khác biệt trên những hệ thống không tương thích DoD liên kếtchặt chẽ cùng các kỹ sư chi tiết kỹ thuật E-Learning Aviation Industry CBTCommittee (AICC) phát triển trong thập kỷ trước

Kết quả là mô hình tham khảo thực nghiệm chung được AdvanceDistributed Learning (ADL) xuất bản, đó là sự nỗ lực cộng tác giữa chính phủ,ngành công nghiệp và giới học viện được bảo trợ bởi Office of the Secretary ofDefence Chuẩn SCORM là trọng tâm trên sự cho phép plug-and-play thao tácgiữa các thành phần, khả năng truy cập và khả năng dùng lại của nội dung họctập Web-based , với mục đích tốt nhất của sự bảo đảm cơ hội cao nhất cho chấtlượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân, phân phát có hiệuquả mọi nơi mọi lúc

Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn công nghệ đã được thừa nhận bao gồm XML vàJavaScript, SCORM trở nên bền vững, trên thực tế tiêu chuẩn công nghệ E-Learning ngày nay đã được bao quát rộng và được hỗ trợ bởi các tập đoàn hàngđầu thế giới, các trường đại học, hệ thống nhà cung cấp và các đại lý

SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và cáchướng dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng cácyêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các đặc tínhsau:

các nội dung giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác

dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức

Trang 35

 Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suấtbằng cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy

của sự phát triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém,cấu hình lại

giảng dạy tại một nơi với một tập công cụ hay nền (platform) và sử dụng chúngtại một nơi khác với một tập các công cụ hay nền

hợp các thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khácnhau

b) Các thành phần trong SCORM

lõi của đặc tả Content Packaging là một file manifest File manifest này phải

được đặt tên là imsmanifest.xml Như phần đuôi file đã đưa ra, file này phải tuân

theo các luật XML về cấu trúc bên trong và định dạng

Thành phần chính trong Package Interchange File:

gần như một bảng mục lục Nó tham chiếu tới các các tài nguyên và cácmanifest con khác được mô tả chi tiết hơn ở phần dưới

trong gói hoặc các file khác ở ngoài (như là các địa chỉ Web chẳng hạn)

chính Mỗi sub-manifest cũng có cùng cấu trúc bao gồm Meta-data,Organizations, Resources và Sub-manifests Do đó manifest có thể chứa cácsub-manifest và các sub-manifest có thể chứa các Sub-manifes khác nữa

Trang 36

Hình 1.9: SCORM PackagingĐặc tả này cho phép đóng gói nhiều khoá học và các thành phần cao cấpkhác từ những bài học đơn lẻ, các chủ đề và các đối tượng học Đặc tả này cũngcung cấp các kĩ thuật đóng gói manifest và các file thành một gói vật lý Cácđịnh dạng file được ghép các file riêng rẽ là PKZIP (ZIP) file, Jar file (JAR),hoặc cabinet (CAB) file Phương pháp thực thi một chuẩn theo một công nghệ

cụ thể được gọi là binding và không phải là phần lõi của chuẩn

Runtime Environment (RTE) quy định sự trao đổi giữa hệ thống quản lý đào tạo

và các SCO (Sharable Content Object - Đối tượng nội dung có thể chia sẻ được)tương ứng với một modul SCORM Runtime Environment xác định một giaothức và mô hình dữ liệu dùng cho trao đổi thông tin giữa các đối tượng học tập

và các hệ thống quản lý Trong quá trình thực thi, những người soạn bài tạo các

trang HTML, HTML trao đổi với một hệ thống quản lý bằng cách sử dụng các

hàm JavaScript nằm trong file APIWrapper.js Chuẩn trao đổi thông tin cungcấp rất nhiều cách thức mà hệ thống quản lý và modul có thể trao đổi thông tin.Sau đây là 5 phương thức quan trọng nhất trong SCORM RTE 2004: Initialize,Terminate, GetValue, SetValue và Commit

E-Learning, ví dụ như thông tin vể tác giả, thông tin về giá, danh mục, nhu cầu kỹ

Trang 37

thuật cho sự hoạt động của khoá học, chỉ tiêu phấn đấu của học viên, các từ khoágiúp ích cho việc tìm kiếm nội dung trên website…

c) Lợi ích kinh doanh của SCORM

Nhìn từ góc độ một doanh nghiệp, các chuẩn là có ích bởi vì chúng cầnthiết cho sự phát triển và mở rộng của nền công nghiệp dựa vào công nghệ Liệurằng chuẩn 802.11 cho hệ thống mạng không dây, HTML cho Web, hoặc chuẩnhoá khoảng cách đường ray tàu hoả cho hệ thống chuyên chở bằng xe lửa cóthoả mãn không, các chuẩn thúc đẩy năng suất và tính điều phối cho phép thịtrường tăng trưởng

Các mục đích này tất nhiên áp dụng cho các chuẩn E-Learning, cho phépcác tổ chức thông qua SCORM tạo nên năng suất, hạ giá thành, giảm bớt sự rủi

ro và sự tăng trưởng hiệu quả của học tập và vốn đầu tư (ROI)

tiến quan trọng trong doanh nghệp và sự phát triển năng suất và sinh lợi nhuận

các học viên và bối cảch khác nhau sẽ giảm bớt thời gian cho sự phát triển

tích hợp dễ dàng giữa các hệ thống đang tồn tại và trong tương lai, sự bảo hộvốn đầu tư cơ sở hạ tầng và làm yếu quyền sở hữu giá thành của bạn

tiến hành trong tổ chức, sử dụng công cụ lựa chọn mà không cần quan tâm đến

hệ thống hoặc nội dung cung cấp SCORM làm giảm đi giá thành của sự duy trìnội dung

Trang 38

 Giảm đi sự độc quyền trên các công cụ và công nghệ.

d) SCORM trong tương lai

SCORM tiếp tục mở rộng và phát triển về chức năng tự động cần thiết củanhững người phát triển, người học và nhà quản trị E-Learning Ví dụ như, gầnđây SCORM đã phát hành phiên bản 1.3 bao gồm sự sắp xếp về chức năng.Những lĩnh vực mà SCORM còn phải cải thiện trong tương lai:

- Tích hợp giữa các hệ thống tốt hơn.

- Hỗ trợ cho việc giả lập, tự động điều khiển cách trình bày và cho phép tìm

kiếm trong kho lưu trữ các đối tượng nội dung chia sẻ được (SCO)

- Hỗ trợ kĩ năng soạn bài điện tử.

- Các chuẩn phương pháp truy cập từ xa các tài nguyên kiến thức thông qua

mang máy tính

V TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG E-LEARNING:

1 Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning trên thế giới:

E-learinng phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ Ở châu Âu E-learning cũng rất

.E-có triển vọng , trong khi đó châu Á lạ là khu vực ứng dụng công nghệ này íthơn.Tại Mỹ ,dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợgiúp của chính phủ ngay từ cuối những năm 90 E-learning không chỉ đượctriển khai ở các truờng Đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng và triểnkhai E-learning cũng diễn ra rất mạnh mẽ Có nhiều công ty thực hiện việc

Trang 39

triển khai E-learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và mang lạihiệu quả cao Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh , mẽ của E-learningnên hàng loạt công ty đã chuyển sang hướng nghiên cứu và xây dựng các giảipháp về E-learning như: Click2Learn ,Global Learning Systems, Smart Force…Trong những năm gần đây ,châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việcphát triển CNTT cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội ,đăc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục.Các nước trong cộng đồng châu Âuđều nhận thức được tiềm năng to lớn mà CNTT mang lại trong việc mở rộngphạm vi , làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáodục.

Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai , chưa có nhiềuthành công vì một số lý do như : các quy tắc ,luật lệ bảo thủ ,tệ quan liêu, sự ưachuộng đào tạo truyền thống của văn hoá châu Á , vấn đề ngôn ngữ không đồngnhất , cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu

Á Tuy vậy, đó chỉ là rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này đangtrở nên ngày càng cao không thể đáp ứng được bởi các cơ sơ giáo dục truyềnthống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng khôngthể chối cãi được mà E-learning mang lại

Nhật Bản là nước có ứng dụng E-learning nhiều nhất so với các nước kháctrong khu vực.Môi trường ứng dụng E-learning chủ yếu là trong các công ty lớn,các hãng sản xuất , các doanh nghiệp ,…và dùng để đào tạo nhân viên

Số liệu thống kê trên E-Learning

Việc ứng dụng E- Learning đã tăng trưởng trong cả môi trường giáodục lẫn môi trường doanh nghiệp Có trên 1000 trường đại học truyền thốngvòng quanh thế giới đã đề nghị các khoá học trực tuyến vào cuối năm 1999.Phần lớn dữ liệu gần đây từ một hệ thống người cung cấp quản lý mức cao(WebCT) cho biết rằng sự làm việc với gần 2500 trụ sở cơ quan trong 81 quốc

Trang 40

gia (phần lớn ở Mỹ, Canada, UK và Australia) Việc này thay đổi từ trụ sở cơquan trực tuyến giống như trường đại học của Phoenix đến các trường đại họctruyền thống bao gồm khối liên minh tháng 10/2002 giữa Stanford, Princeton,Yale và Oxford cung cấp các khoá học cho trường đại học hoặc cao đẳng của họvới OpenCourseWare Initiative đã khởi đầu bằng MIT trong 4/2004.

2 Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt Nam:

Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về learning ở Việt Nam không nhiều Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứuE-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn Gần đây các hộinghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn

E-đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hộithảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đạihọc năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiêncứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003,Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiêncứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) vàKhoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầutháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại ViệtNam

Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khaiE-learning Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo

và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ ĐHQGHN, Viện CNTT ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP HCM, Học viện Bưu chínhViễn thông, Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triểnkhai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-learning trên thế giới và ở Việt Nam Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ởViệt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo Tuy các

Ngày đăng: 04/02/2018, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w