Thực vậy, nếu cứ tra trong sách thì Đại Tiểu hạn gặp sao này bị hạn, gặp sao kia phát tài, hoặc Đại hạn nhiều sao tốt hơn sao xấu là tốt, hoặc Đại hạn xấu mà Tiểu hạn tốt cũng không hay
Trang 1Giải đoán Đại Tiểu Hạn
Trên bước đường nghiên cứu và học hỏi về Tử-Vi, tôi có thể nói rằng việc giải đóan vận hạn (tức là Đại Tiểu Hạn) khó khăn, phức tạp, nhất là vì ta phải cân nhắc và phối hợp qúa nhiều yếu tố, mặc dầu trong nhiều sách số có bàn tới khía cạnh này, nhưng tôi rất tiếc là hơi tổng quát và không được rõ ràng Thực vậy, nếu cứ tra trong sách thì Đại Tiểu hạn gặp sao này bị hạn, gặp sao kia phát tài, hoặc Đại hạn nhiều sao tốt hơn sao xấu là tốt, hoặc Đại hạn xấu mà Tiểu hạn tốt cũng không hay … như thế chúng ta làm sao
có thể đi tới kết luận và như thế cũng qúa giản dị, dễ dàng và thiếu linh họat, uyển chuyển, trái hẳn với tinh thần Tử-vi
Vi vậy tôi cố gằng thử triển khai cách giải đóan Đại Tiểu hạn (trong bài này tôi không đề cập đến Nguyệt
và Nhật Hạn vì đi qúa sâu vào chi tiết rất khó khăn, dễ sai lầm và dễ bị thất vọng) nhưng sẽ bỏ qua những nguyên tắc thường được các sách nêu ra để cho khỏi rườm rà
I/- ĐẠI HẠN :
Nếu so sánh với Tiểu hạn thì Đại Hạn dễ giải đóan hơn nhiều Vì Đại hạn bao trùm chu kỳ 10 năm, do đó tổng quát hơn và nhất là các Đại hạn không bao giờ giống nhau, vì mỗi Đại hạn ở một cung không trùng nhau như Tiểu hạn (vì Tiểu hạn cứ 12 năm lại trở về cung trước) Tuy nhiên khi so sánh với cách giải đóan tổng quát Mệnh, Thân thì Đại hạn vẫn khó tìm hiểu vô cùng
Nói chung, khi giải đóan Đại hạn qúy bạn nên lưu tâm tới những điểm sau (theo thứ tự ) :
- Tương quan giữa các sao hoặc các cách (nhất là chính tinh) của Mệnh, Thân với các sao hoặc các cách của Đại hạn
- Tương quan giữa ngũ hành của bản Mệnh (hoặc Cục) và ngũ hành của cung nhập Đại hạn,
- Ảnh hưởng sớm hoặc trễ của các sao Nam Đẩu hoặc Bắc Đẩu tinh
- Phối hợp cung Phúc Đức với Đại hạn
- Phối hợp cung liên hệ đến hòan cảnh xảy ra trong Đại hạn (nếu cần)
- Khác ( Nếu có)
* Ghi chú :
– Nam đẩu tinh gồm có các sao : Thiên Phủ, Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất sát, Thiên Đồng, Thái Dương, Thiên Cơ
– Bắc đẩu tinh gồm có các sao : Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân
– Riêng Sao Tử-Vi : vừa Nam đẩu tinh & Bắc đẩu tinh
Lẽ tất nhiên qúy bạn phải xét tới ý nghĩa tốt xấu của các sao mà tôi không nêu ra, vì các sách đã có bàn tới, ngòai những nguyên tắc nêu trên Bây giờ tôi xin đưa ra những ví dụ cụ thể để qúy bạn hiểu rõ các nguyên tắc tổng quát liệt kê trên đây :
Trang 21- Sau khi đã nhận định về ý nghĩa tốt xấu của các sao nhập Đại hạn qúy bạn cần xem các Sao, hoặc nhóm Sao của MỆNH (nếu chưa quá 30 tuổi), hoặc THÂN (nếu trên 30 tuổi) có hợp với các sao nhập Đại hạn hay không ? Đây là điểm quan trọng nhất mà nhiều người biết Tử-vi thường hay bỏ qua Thực tế có khi cách hoặc Sao nhập hạn rất hay mà vẫn chẳng tốt hoặc chẳng ứng nghiệm, chỉ vì không hợp với cách của MỆNH, THÂN
Ví dụ : như Mệnh, hoặc Thân có cách Sát Phá Liêm Tham mà cung nhập hạn có cách Cơ Nguyệt Đồng Lương thì không sao dung hòa được, và do đó cuộc sống phải gặp nhiều trở ngại, mâu thuẫn đối kháng,
dù cho Cơ Lương đắc địa tại Thìn-Tuất chăng nữa ? Còn như Mệnh, Thân có cách Tử Phủ Vũ Tướng mà hạn gặp Cơ Nguyệt Đồng Lương thì nhất định là hay rồi, với điều kiện đừng có Không Kiếp lâm vào Vì Tử Phủ rất kị 2 sao này, dù gặp gián tiếp
Ngòai ra còn cần phải xem ngũ hành của Chính tinh thủ mạng, hoặc Thân với ngũ hành của chính tinh tọa thủ tại cung nhập hạn (nếu có) Ví dụ như Mệnh có Tham Lang thuộc Thủy Nếu đại hạn có Tử-Phủ ở Dần hoặc Thân chẳng hạn thì vẫn xấu như thường, vì Tử-Phủ thuộc Thổ khắc với chính tinh là Tham Lang
2- Điểm quan trọng thứ nhì là phải xem ngũ hành của Mệnh (nếu chưa quá 30 tuổi) hoặc của Cục (nếu quá 30 tuổi) có hợp với Ngũ hành của Chính tinh và của cung nhập hạn hay không Hay nhất là được cung và sao sinh bản Mệnh hoặc Cục (tùy theo từng trường hợp) hoặc nếu không phải tương hòa, nghĩa
là cùng một hành ( có nhà Tử-vi lại cho rằng cùng một hành là thuận lợi nhất), còn trường hợp sinh xuất, tức là Mệnh sinh Sao hoặc cung nhập hạn, và khắc nhập tức là Sao hoặc cung khắc Mệnh, thì đều xấu cả Riêng trường hợp khắc nhập, tức là sao hoặc cung khắc Mệnh thì đều xấu cả Riêng trường hợp khắc xuất tuy cũng vất vả, nhưng mình vẫn khắc phục được hòan cảnh, và do đó chưa hẳn là xấu
Ví dụ : Mạng của mình là Thủy đi đến Đại hạn có Cự Môn, Hóa Kị, Không-Kiếp cũng chẳng hề gì, nếu có xảy ra cũng chỉ sơ qua, trong khi đó nếu mình Mạng Hỏa, hoặc Kim thì đương nhiên dễ bị hiểm nghèo về nạn sông nước Hoặc là mạng mình là Kim đi đến cung nhập hạn có Vũ Khúc (Kim) hội Song Lộc, Tử-Phủ
… thì làm gì mà không giàu có, trong khi người mạng Mộc thì có khi lại khổ về tiền tài
3- Về ảnh hưởng sớm trễ của chính tinh, chắc qúy bạn đều biết là Nam Đẩu Tinh ứng về 05 năm sau của Đại hạn, còn Bắc Đẩu Tinh ứng về 05 năm trước của Đại hạn Tuy vậy cũng vẫn có bạn chưa hiểu phải áp dụng để giải đóan như thế nào
Tôi xin cử một Ví dụ : Mạng có Đào Hoa, Mộc Dục, Hoa Cái Đại hạn có Tham Lang, Thiên Riêu, Hồng Loan, Kình Dương, Thiên Hình … thì gần như chắc chắn trong 05 năm đầu đương số sống trong giai đọan rất lả lướt, bay bướm vì Tham Lang (thuộc nhóm sao Bắc Đẩu Tinh) cũng như cái đầu tàu lôi kéo tất cả các sao phụ kia, nhưng với điều kiện đương số phải là mạng Thủy, Mộc hoặc Kim thì mới ứng nghiệm nhiều Vì Tham Lang thuộc hành Thủy hợp với ngũ hành trên Nếu chính tinh nhập hạn là Thiên Lương (thuộc nhóm sao Nam Đẩu Tinh ) thì các sao phụ đó lại phải họat động chậm lại theo với ảnh hưởng của chính tinh, tuy nhiên cuộc sống không bừa bãi bằng người có Tham Lang nhập hạn, vì dù sao Thiên Lương vẫn là sao đứng đắn, đàng hòang hơn (chỉ trừ trường hợp Thiên Lương cư Tị-Hợi mới xấu, mà nhiều sách đã nói tới nhiều rồi …)
Trang 34- Nhiều khi phối hợp Mệnh-Thân với Đại hạn cũng chưa đủ, qúy bạn còn cần xét đến cung Phúc Đức nữa và đừng bao giờ nên quan niệm cung Phúc Đức chỉ biểu tượng đơn thuần về Âm Đức của Ông Bà, Cha Mẹ để lại hoặc của chính tinh tạo ra hoặc mối liên hệ tinh thần của cả giòng họ nội của mình, vì thực
ra cung Phúc Đức có thể được coi như cung Mệnh thứ nhì, và đôi khi còn quan trọng và ảnh hưởng hơn
Có nhiều nhà Tử-vi chỉ xét riêng cung Phúc Đức mà có thể tìm ra được khá nhiều nét về cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của một người, nhất là trong trường hợp Mệnh-Thân không có đủ yếu tố để mình nhận định rõ ràng hoặc bị coi như là nhược, khiến cho ta không thể bám víu vào mà đoán
Ví dụ như một người có Tả Phù, Hữu bật, Đào Hoa, Hồng Loan chiếu Thê và cung Mệnh có Thiên Riêu, Mộc Dục, Hoa Cái … hội chiếu thì đương nhiên có lòng tà dâm, dễ có nhiều vợ …! , nhưng nếu cung Phúc Đức có Vũ Khúc, Cô-Qủa, Lộc Tồn thì dù có gặp Đại hạn có yếu tố đa tình, lả lướt chăng nữa cũng khó chung sống thêm với một người đàn bà nào khác một cách chính thức, chỉ có thể giỡn chơi, hoặc thèm
ăn phở … trong một thời gian ngắn là cùng
5- Điểm sau chót qúy bạn nên lưu tâm là cung liên hệ đến hòan cảnh xảy ra hoặc cần phải giải đóan trong Đại hạn Trong phần nguyên tắc tổng quát nêu trên, tôi có nói là “nếu cần” thì mới xét tới, vì khi mình giải đóan chung vận hạn thì ít khi phải nhận định khía cạnh này, chỉ trừ khi nào cần thiết một điểm riêng biệt nào mới phải ngó tới cung liên hệ
Ví dụ : Như đương số đã có vợ, hoặc chồng mà cần biết về đường con cái trong Đại hạn đương diễn tiến thì ngòai các điểm cần phối hợp nêu trên, ta phải quan tâm đến cung Tử-Tức (tức là cung liên hệ đến hòan cảnh) trước Đại hạn Nếu cung Tử-Tức qúa hiếm hoi, như có Đẩu Quân, Cô-Qủa, Kình-Đà, Lộc-Tồn, Vũ-Khúc, Không-Kiếp chẳng hạn thì dù có Đại Hạn có đủ cả Song-Hỷ, Đào-Hồng, Thai, Nhật-Nguyệt đắc địa, Long-Phượng cũng chưa chắc gì đã sinh con đẻ cái đầy đàn, hoặc may mắn về công danh, tiền tài … Còn nếu gặp trường hợp cung Tử-Tức không bị các sao hiếm mà lại còn có Tả-Hữu chiếu, thì gặp Đại hạn trên sẽ sinh liên tiếp, có khi năm một không chừng !?
6- Lưu Đại hạn hàng năm : Lưu Đại hạn là một cung cho biết cái của vận hạn trong năm đó, và tính từ gốc Đại hạn Một nhà Tử vi đã bảo rằng Đại hạn giống như cỗ xe, và Lưu Đại hạn giống như người tài xế Cỗ
xe tốt, thì đi tốt, nhưng cũng còn tuỳ theo người tài xế hay, dở thế nào Vậy phải nhập cả cung Lưu Đại hạn vào mà đoán Xem Lưu đại hạn, phải đủ cung chính và 3 cung xung chiếu, nhị hợp
* Cách Lưu Đại hạn hàng năm : Bạn đọc tham khảo các sách Tử vi (tôi không nhắc lại)
* Như vậy, muốn đoán Tiểu hạn ta phải xem gốc Đại hạn, Lưu Đại hạn và cung của Tiểu hạn Ba yếu tố này kết hợp với nhau mà đoán
II- TIỂU VẬN
Bàn về Tiểu-Hạn (tức là vận hạn trong một năm) qúy bạn sẽ thấy khó khăn, phức tạp hơn Đại-Hạn nhiều,
vì phải phối hợp với nhiều yếu tố hơn
Trang 4Cung Tiểu hạn ghi những biến cố xảy ra trong năm, địa chi của của năm có ghi ở mỗi cung (Tý, Sửu, Dần, Mão ….) Như Tiểu hạn mà thật tốt về công danh, nhưng xem các cung Mệnh, Quan Lộc thấy không báo hiệu công danh tốt Đại hạn không phải là Đại hạn công danh, và Lưu Đại Hạn không báo hiệu công danh, thì công danh trong năm Tiểu hạn cũng khó mà có, hoặc chỉ có công danh nhỏ Ngược lại, thấy Tiểu hạn xấu, nhưng lại thấy Đại hạn tốt đẹp, thì cũng không có gì đáng phải lo ngại, bởi vì Đại hạn là nền gốc Xem Tiểu hạn, phải đủ cung chính và 3 cung chiếu, nhị hợp
Nếu đặt vấn đề nguyên tắc thì Tiểu-Hạn tạm căn cứ vào các điểm sau (mà một vài điểm theo quy tắc đã được các sách đã nêu ra) :
- Tương quan giữa Đại-Hạn và Tiểu-Hạn
- Tương quan giữa Ngũ hành bản Mệnh với các Chính tinh (nếu có) và cung nhập hạn
- Tương quan giữa Lưu Đại-Hạn, Địa bàn và Thiên Bàn
- Tương quan giữa Ngũ Hành của năm Nhập Hạn với cung và sao nhập hạn
- Các phi tinh (tức là các sao Lưu như : Lưu Thiên Mã, Lưu Lộc-Tồn, Lưu Kình-Dương, Lưu Đà-La, Lưu Tang-Môn … ) ngòai ý nghĩa xấu tốt của các chính tinh và phụ tinh mà các sách thường nêu ra
- Khác (như Tứ hành xung, Can Chi của tuổi so với Can Chi của năm hiện hành …)
Dưới đây tôi xin triển khai các điểm ghi trên để qúy bạn đọc hiểu rõ ràng :
1- Khi xét đến tương quan giữa Đại Hạn và Tiểu Hạn là đương nhiên ta đã tìm hiểu kỹ Đại Hạn theo các nguyên tắc mà tôi đã nêu ra ở trên Tôi có thể nói mối tương quan này tối quan trọng, cũng như mối tương quan giữa Đại & Tiểu Hạn nên không bao giờ ta giải đóan giống nhau, mặc dầu cứ 12 năm lại trở
về lại cùng một cung tức là cùng các sao và ngũ hành Riêng mục (1) này tôi chỉ xin nêu ra nhiều ví dụ vì mục này rất quan trọng
Ví dụ : Đầu tiên là các sao bao giờ cũng phải có đủ bộ mới làm nên chuyện hoặc mới họat động Chẳng hạn như Đại Hạn có Thái Tuế, Bạch Hổ, Quan Phù, Không-Kiếp, Khốc-Hư thường chủ về tranh chấp, kiện cáo, khẩu thiệt Khi gặp Tiểu-Hạn có Cô-Qủa, Kình-Đà, Hình-Linh, Hóa Kị, Phục Binh … Thì dễ bị tai họa tù tội Nếu Đại Hạn không có những sao nêu trên thì Tiểu-Hạn dù có những sao đó vẫn chẳng bị tai họa gì,
có thể bị đau yếu sơ qua, hoặc bị xa gia đình …
Đó là bàn về chuyện xấu, còn về việc làm ăn thịnh vượng thì nếu :
– Đại Hạn có Vũ-Khúc, Thiên Phủ hợp Mệnh mà Tiểu Hạn có Song Lộc thì đương nhiên làm ăn phát tài,
dễ dàng
– Hoặc như Đại hạn có Tử-vi cư Ngọ (nhất là có Quan Lộc hoặc Tài Bạch đóng ở đó) hợp Mệnh mà Tiểu hạn có Khôi-Việt, Thai-Tọa, Tả-Hữu, Long-Phượng, Đào-Hồng-Hỷ, Xương-Khúc … thì dễ có chức phận lớn,
dễ chỉ huy hoặc kinh doanh có tầm quy mô …
r Nếu thấy các sao nhập Đại Hạn & Tiểu-Hạn hợp thành bộ rồi, cần phải xét xem các Chính tinh (không
Trang 5bao giờ xét đến phụ tinh) của Đại-Hạn có phù hợp hoặc đối kháng với các Chính tinh của Tiểu-Hạn hay không
r Nếu Đại-Hạn có Cơ Nguyệt Đồng Lương thì Tiểu-Hạn cần có Cự-Nhật hoặc Tử Phủ Vũ Tướng chứ không nên có Sát Phá Liêm Tham … Về điểm này qúy bạn nên xem phần Tiểu luận trong sách Tử vi Đẩu Số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang cũng đầy đủ và dễ hiểu lắm Vì thế Tiểu-Hạn tốt cũng chưa chắc ăn mấy
r Nếu chú ý về cá nhân mình, thì cần Đại-Hạn tốt đi vào một trong những cung liên hệ trực tiếp đến mình thời Tiểu-Hạn mới xứng ý (như cung Tài, Quan, Di, Điền, Phúc )
Ví dụ : Mình muốn làm ăn, kinh doanh lớn mà Đại-Hạn còn ở cung Phụ-Mẫu hoặc cung Tử-Tức thì dù cho Tiểu-Hạn có tốt cũng vẫn chưa thể phát huy được đúng mức, nhất định là phải chờ Đại-Hạn chuyển sang cung Tài-Bạch (nhưng nếu xui xẻo ! gặp cung Tài-Bạch lại xấu thì kể như vô vọng ?) mới hạnh thông được
r Sau hết, tôi xin nêu ra một trường hợp rất khó đóan : Đương số Mệnh có Tham Lang cư Thìn, tức là tổng quát sống lả lướt và Đào-Hoa Cung Thê có Đào-Hồng, Tả-Hữu chiếu tức là có sự lựa chọn, mai mối nhiều và Đại-Hạn lại đi tới cung Thê như thế là đủ hết các yếu tố đi tới hôn nhân Do đó các thày Tử-vi đều đóan đương số lấy vợ ở các Tiểu-Hạn có : Đào-Hồng-Hỷ, Tả-Hữu, Xương-Khúc … nhưng ai ngờ rằng, đương số lại lập gia đình trong Tiểu-Hạn có Cô-Qủa, Tang-Hổ, Nhật-Nguyệt hãm địa hội Hóa-Kị và lại không ngó thấy ở cung Thê (vì thường thường các nhà Tử-vi hay lựa Tiểu-Hạn hội chiếu với cung Phối hoặc trùng phùng ngay vào cùng Phối để đóan hôn nhân) Tuy trường hợp này hơi kỳ lạ nhưng nếu suy luận một chút là thấy hợp lý vì theo nguyên tắc “ Tổn hữu dư, bổ bất túc “ trong Dịch học, ta thấy các yếu
tố về hôn nhân qúa nhiều (tức là dư) thì cần phải có các sao tiết giảm như Cô-Qủa, Tang-Hổ, Kị … thời con thuyền mới có bến đậu được, chứ không “Trăm mối tối nằm không” nhất là Tiểu-Hạn vào cung Giải-Ách, tức là tránh né không nhìn thấy cung Thê là cung Đại-Hạn đi tới để khỏi chịu ảnh hưởng qúa mạnh của các sao Hỷ Trường hợp này ít khi xảy ra hoặc ít khi gặp, nên quý bạn đừng qúa hoang mang, cứ đóan như thường lệ đi !!!
2- Thường thường đóan Tử-vi ai cũng thích các Chính tinh sinh bản mệnh Điều này chưa hẳn đã hay hòan tòan Vì nếu gặp chính tinh như Phá Quân hoặc Tham Lang nhập hạn và Mạng mình có Cơ Nguyệt Đồng Lương thì nên lựa Mạng khắc hai sao này hơn là được hai sao này sinh (Lẽ dĩ nhiên nếu hai sao này khắc Mạng là điều tối kị !) Vì bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương không ưa hai chính tinh này, nên tốt hơn hết là “ mời “ hai sao đó “ đi chơi chỗ khác “ tức là trường hợp mình có Mạng khắc hai sao này Ngay cả trường hợp Mạng mình có bộ sao chế ngự được Tham-Phá (như bộ Tử-Phủ, Vũ-Tướng chẳng hạn) cũng không nên liên hệ đến hai sao này, vì dù sao chúng cũng chủ về tham vọng, ích kỷ, phá tán, bừa bãi, trừ phi đương số là lọai người thích đi vào con đường đó thì không kể Còn chính tinh nhập hạn như Tử-Phủ, Đồng-Lương … bao giờ cũng cần sinh bản Mệnh, hoặc ít ra cùng một hành với Mạng, dù cho Đại-Hạn có
bộ sao đối kháng với các sao ở Tiểu-Hạn
r Về tương quan giữa Ngũ Hành bản Mệnh với cung Nhập hạn thì bao giờ cũng sinh bản Mệnh là tốt đẹp, thuận lợi hoặc nếu được tương hòa vẫn hay, chỉ ngại nhất cung khắc bản Mệnh, còn như Mạng sinh Cung, hoặc khắc Cung cũng có khi dùng được, tuy không phải là hay
Trang 6Ví dụ : Như hạn đến cung Tử-Tức có các sao tốt Nếu sinh được cung, tức là mình lo được cho con cái thành công, hoặc đầy đủ, chứng tỏ mình có phương tiện, tuy mình phải vất vả một chút vì con cái Nhưng nếu cung Tử-Tức xấu đương nhiên là minh khổ vì con (hoặc vì chúng đau yếu, chết non hay con cao bồi du đãng, ăn chơi, hút chích, sì ke ma túy … mà mình vẫn thương yêu chúng )
r Còn gặp trường hợp khắc cung cũng vậy, có khi hay mà cũng có khi dở Nếu gặp Tiểu-Hạn đi tới cung Nô-Bộc thì lại hay vì mình khắc phục được người dưới quyền hoặc hòan cảnh, còn như Tiểu-Hạn đi tới cung Phụ-Mẫu chẳng hạn thì mình hay bất hòa với cha-mẹ (Nếu cung Phụ-Mẫu xấu qúa có thể mình phải
xa cách cha-mẹ khi qua đời … ).Những điểm trên đây qúy bạn cũng có thể áp dụng luôn cho cả Đại hạn (mà phần Đại hạn tôi chưa đề cập tới)
3- Về vần đề Lưu Đại-Hạn, Địa bàn (tức là Tiểu-Hạn theo vị trí cố định của các cung - tức Lưu Thái tuế theo từng năm, như năm nay Đinh Hợi xem Địa Bàn ở cung Hợi-tức Lưu Thái Tuế ở cung Hợi kích động)
và Thiên Bàn (tức là Tiểu-hạn theo hàng Chi an ở ô giữa lá số Tôi thấy không quan trọng lắm Vì thực ra chỉ xét kỹ Thiên Bàn là đủ và đỡ rắc rối qúa mức Chỉ trừ khi nào ta thấy Thiên bàn qúa xấu hoặc không rõ chút nào, lúc đó ta mới cần kết hợp thêm Lưu Đại-Hạn, và địa bàn để xem có yếu tố gì cưu giải hoặc soi sáng thêm hay không ?? Về cách Lưu Đại-hạn trong các sách như Tử-vi đã có ghi rõ và nêu rồi, tôi không nhắc lại nữa
Bởi thế ngay khi rảnh rang ngồi cân nhắc kết hợp cũng chưa chắc đã giải đóan được chính xác Vì yếu tố này bổ túc hoặc chế hóa yếu tố kia sẽ đưa đến những kết luận khác nhau Dù có biết đủ các dữ liệu để giải đoán Tiểu-hạn cao hay thấp còn tùy thuộc rất nhiều vào óc kết hợp tinh vi và kinh nghiệm của người giải đóan
4- Về ngũ hành của hàng Can Năm nhập hạn cũng ảnh hưởng tới Tiểu-hạn nhiều hay ít
Ví dụ dễ hiểu như sau : Một người mạng Kim có Cự Môn, Hóa-kỵ tọa thủ tại Mệnh Đại-hạn có Không-Kiếp, Tả-Hữu, Sát Phá Tham (tức là hạn Trúc La) đã chết đuối trong tiểu hạn năm Nhâm-Thân Vì chữ Nhâm là Thủy và cung nhập hạn cũng là Thủy, trong khi đó mạng Kim là sinh Thủy cho nên nước qúa nhiều thì Kim phải chìm lỉm !?
Suy ra những trường hợp khác cũng vậy Ví dụ như Tiểu-Hạn đến cung Điền có Tang-Hỏa và nhiều sao Hỏa Nếu gặp năm Nhâm, hoặc Qúy (đều là Thủy) thì vẫn không đáng ngại về hỏa họan vì đã được Thủy dập tắt rồi ! Như vậy mục 4 này quý bạn cũng không nên bỏ qua khi đóan tiểu hạn, và đây cũng là một điểm cho thấy hai tiểu hạn (12 năm trở lại ) cùng 1 cung đã có sự khác biệt rồi
5- Phần chót là về các phi tinh (tức là các sao Lưu như Lưu Thái-Tuế, Lưu Lộc Tồn …) Tôi thấy các Phi tinh không quan trọng lắm, chỉ là để xác định thêm một chút những yếu tố đã tìm ra Ví dụ như biết hạn xấu rồi, thì nếu có thêm Lưu Kình-Dương gặp Kình-Dương cố định đồng cung ta có thể tin chắc là nguy nan Nếu Tiểu-Hạn tốt thì dù có 2 sao này cũng chẳng hề hấn gì Cũng có Nhà Tử-vi căn cứ vào vòng Tràng Sinh (Lưu) để tìm ra vận hạn cho những người liên hệ trực tiếp với mình như cha, mẹ, vợ con … Nhưng tôi
Trang 7thấy chưa có gì chính xác và hợp lý nên xin miễn bàn trong mục này.
Qua những điều tôi trình bày trên đây về Đại-Tiểu Hạn Quý bạn hẳn thấy việc giải đoán vận hạn rất rắc rối và khó khăn rất nhiều, có thể làm ta chán nản Vì không biết đúc kết các yếu tố tìm ra thế nào, do đó
dễ bị sai lầm Nhiều khi ta đành phải chờ sự việc xảy ra rồi mới thấy rõ cái hay của Tử-vi, và vì thế tôi thấy học Tử-vi không gì hay bằng chiêm nghiệm thật nhiều lá số mà mình đã theo dõi, chứ nếu chỉ có học thuộc các câu phú hoặc nguyên tắc giải đóan (mà các sách đã nêu) không thôi, thì chẳng bao giờ có thể giải đoán vững vàng./
Phần trên tôi đã có dịp thảo luận cùng qúy bạn về những khía cạnh cần nhớ khi giải đóan Đại-Tiểu hạn, nhưng tôi nhận thấy còn nhiều điều cần khai triển thêm cho rõ ràng, đồng thời còn có một số yếu tố chưa để cập tới, cho nên mới có bài bổ túc hôm nay, để giúp qúy bạn bớt đi được nhiều thắc mắc
1- Tương quan giữa các sao (nhất là Chính tinh) tại Mệnh, “Thân” và Đại Tiểu hạn
Mục này tôi đã nêu ra trong bài trước, nhưng có một số độc giả cho tôi biết là chưa được rõ ràng, dễ hiểu, nên tôi xin cố gắng trình bày tỷ mỉ hơn như sau :
a)- Tương xứng :
Trước khi nói trực tiếp đến các sao, tôi xin nêu một thí dụ cụ thể và thực tế để quý bạn khỏi mệt óc : Nếu qúy bạn có một chiếc xe gắn máy Nhật Bản (như Hon Đa chẳng hạn) mà khi hư một cơ phận nào lại lấy một bộ phận xe gắn máy hiệu khác thay thế vào thì đương nhiên chiếc xe của quý bạn khó lòng chạy nổi hoặc nếu có chạy được thì cũng không vừa ý Đó là chưa kể trường hợp khác hẳn (tỷ dụ như dùng một
cơ phận xe hơi để thay thế) mà tôi khỏi cần nói qúy bạn cũng thấy rõ kết qủa ra sao rồi Tôi nêu thí dụ này ra, để qúy bạn suy ra mối tương quan giữa các sao chứ tôi không hề có ý cho rằng các sao cũng thiếu linh động như các cơ phận
Bây giờ hẳn qúy bạn đã có một ý niệm về sự tương xứng giữa các sao rồi và quý bạn không còn ngạc nhiên khi tôi nói gặp lại Đại Tiểu hạn thực tốt cũng chưa dám chắc là tốt Thiếu gì người gặp Đại hạn có
Tử Phủ Vũ Tướng hội Khôi Việt, Tả Hữu, Thai Tọa, Khoa, Quyền, Lộc mà vẫn lận đận, bất mãn chỉ vì Mệnh (hoặc Thân) có Phá Quân hội Không, Kiếp, Kình, Đà Thực tế, nhóm sao sau thuộc loại dữ dằn, thủ đọan, lưu mạnh … làm sao dung hòa được với nhóm trước thuộc lọai quân tử, trượng phu, nhân hậu, bề thế … Phải chi Đại hạn có Hỏa Linh, Thất Sát … lại dễ thành công hơn nhiều
- Bổ túc :
Trường hợp bổ túc khác với trường hợp tương xứng ở điểm là không cần đến sự “bằng vai phải lứa” mà cần đến sự cung ứng thêm cho đủ bộ hoặc đủ năng lực của nhóm sao Cũng như khi nấu cơm, nếu ta đã
có gạo, nước, củi, than, nồi … Rồi thì ta cần phải có lửa mới có thể thực hiện được Về Tử-Vi, Tỷ dụ như Mệnh, Thân có Bạch Hổ, Hoa Cái thì khi gặp Đại Tiểu hạn có Long Trì, Phượng Các sẽ tạo thành gián tiếp
bộ Tứ Linh (Long Phượng Hổ Cái) và như thế trong Đại Tiểu hạn đó mình dễ hoạt động hữu hiệu, thành
Trang 8công hiển hách, nhất là khi có thêm một cách khác tốt nữa (tỷ dụ như thêm Khoa, Quyền, Lộc…) Trường hợp Mệnh có Tử Phủ (Dần Thân), tức là có cách Tử Phủ Vũ Tướng chiếu Mệnh, thì Đại Tiểu hạn nên có Khôi, Việt, Tả Hữu, Thai Tọa, Đào Hồng, Xương Khúc, Khoa Quyền Lộc để tạo thành “triều đình” riêng Trường hợp Mệnh có Sát Phá Tham Vũ thì nên có Không Kiếp (miếu địa tại Tị, Hợi) hoặc Kình Đà (cũng phải miếu vượng) hỗ trợ mới hay chứ có Khôi Việt, Thai Tọa nhập hạn kể như là vô ích, có khi còn gây cản trở nữa
Trên đây là nói về khía cạnh tìm hiểu điều tốt đẹp , còn bàn về điểm xấu nếu Mạng có Hỏa Linh thì khi gặp Đại Tiểu hạn có Hình, Việt dễ bị nạn lửa điện hoặc sét đánh (nguy đến tính mạng hay không còn tuy thuộc vào yếu tố khác) Nếu Mạng có Tang Hổ, Thiên Mã mà gặp Đại Tiểu hạn (nhất là ở cung Giải Ách)
có Khốc Hư, Không Kiếp, Hỏa Linh thì dễ sinh ra ho hen, đàm suyễn hoặc ho lao Qua mục ( này qúy bạn thấy vấn đề bổ túc rất quan trọng, vì nhiều khi trong Đại Tiểu hạn có nhiều sao tốt hợp với các sao ở Mệnh và hợp với Mệnh nữa mà vẫn không được hạnh thông, cũng chỉ vì thiếu một sao nào đó trong Đại Tiểu hạn khiến cho nhóm sao liên hệ chưa thể “nhúc nhích” được Ví dụ như có Khoa, Quyền nhưng lại thiếu Hóa Lộc, có Văn Xương lại vắng Văn Khúc, có Thiên Khôi lại tìm không ra Thiên Việt, hoặc có Sát Phá Tham lại thiếu Liêm-Trinh hoặc Vũ Khúc (nhưng thiếu Liêm Trinh thì kém hơn thiếu Vũ Khúc) Do đó mới
có cảnh trên xã hội, người thỏa mãn về công danh cứ than vãn về tiền tài thiếu thốn, kẻ có tiền tài lại buồn về hạnh phúc gia đình xáo trộn … cũng chỉ vì các nhóm sao liên hệ có nhóm chưa đủ bộ (về Mệnh cũng như về Đại Tiểu hạn) Thực không khác gì trường hợp xe gắn máy của ta bị đứt dây curoa chẳng hạn
mà đi đến tiệm nào cũng chỉ toàn bán dây xích hận làm sao !?
Sau hết, khi qúy bạn thấy nhóm sao nào tạm cho là tương đương với sao thiếu, khả dĩ giúp cho nhóm sao đó đủ bộ được không Tỷ dụ như có Khoa, Quyền mà thiếu Hóa Lộc thì ta có thể tạm xét đến Lộc-Tồn nếu có; trường hợp có Long Trì mới nên chuyện mà kiếm không ra sao đó thì đành phải dùng đến Thanh Long thế vào; hoặc khi thiếu Địa Kiếp mà có Kiếp Sát thì chuyện hung (thêm các sao khác) vẫn xảy ra Lẽ tất nhiên khi dùng “ép” như vậy (chẳng khác nào dùng cơ phận “lô can” cho xe), làm sao mà đúng mức được, về phương diện tốt cũng như về phương diện xấu cho vận hạn
2- Ý nghĩa của các sao
Mục này tôi chưa đề cập đến trong bài trước, và cũng đóng vai trò khá quan trọng khi giải đoán Đại Tiểu hạn Thực tế nếu cứ lấy ý nghĩa bình thường của các sao để áp dụng cho Đại Tiểu hạn tuy không phải là sai lầm nhưng vẫn có trường hợp trái ngược, nghĩa là đang tốt trở thành xấu hoặc ngược lại, hoặc có khi sao này ở trong giai đoạn hiện tại rất tốt và thích hợp, nhưng ở trong tương lai xa lại gây trở ngại, đau thương, hoặc có khi một sao hoặc một bộ sao tốt đối với người này lại không thích hợp với người khác
Để quý bạn hiểu rõ, tôi xin nêu ra sau đây nhiều thí dụ điển hình :
a)- Tam Thai, Bát Tọa :
Nếu biết về Tử-vi chắc ai cũng phải biết là hai sao này có ý nghĩa tốt, nào là bề thế, chững chạc, nào là thanh nhàn, trung hậu Khó lòng ta có thể tìm được ý nghĩa xấu của hai sao đó trong bất cứ sách nào Thế mà có trường hợp ta buộc lòng phải “chê” chúng vì nếu gặp là có thể nằm … nhà thương, nhưng
Trang 9trường hợp này thật là hạn hữu Tỷ dụ như hạn có Cô Qủa, Kình, Hình, Mã, Thai Tọa rất dễ ứng vào trường hợp bị tai nạn phải nằm bệnh viện, vì khi đó Thai Tọa khiến cho ta thanh nhàn đến nỗi nằm một chỗ, ăn uống có người mang đến tận nơi Nếu thay vì Thai Tọa mà có Long Phượng Hổ Cái chẳng hạn thì đâu đến nỗi như vậy Vì nhóm Tứ Linh chủ về hoạt động, tháo vát hữu hiệu đâu có cho phép mình nằm một chỗ Xem như thế đủ biết ý nghĩa của Thai Tọa, tuy vẫn giữ y nguyên ý nghĩa nhưng môi trường đã không thích hợp, khiến cho ý nghĩa tốt lành trở thành xấu xa
- Đào Hồng :
Thường thường các bạn thanh thiếu niên biết chút ít về Tử-Vi chỉ thích Đào Hồng nhập Đại Tiểu hạn để cuộc sống tình ái được nhiều may mắn và nên thơ Nếu nói một cách phiến diện và tổng quát như vậy cũng có phần đúng Nhưng với điều kiện đừng bị yếu tố khác xung phá
Ví dụ như Đào Hồng gặp Song Hỷ, Khôi Việt, Tả Hữu thì “tốt duyên” ai bằng được Nhưng trường hợp không gặp những sao đó mà lại chỉ vướng vào những sao như Hóa Kị, Thiên Không, Không Kiếp, Cô Qủa, Thái Tuế, Vũ Khúc … thì lại “vô duyên” hơn cả Khi không có Đào Hồng nhập hạn, vì trường hợp này yếu
tố lả lướt, đa tình của Đào Hồng đã bị trực tiếp vô hiệu hóa Đó là chưa kể đến trường hợp Mệnh có Tử Tham ngộ Triệt và Thiên Không mà Đại Tiểu hạn hội đủ các sao đó thì chỉ ham đi tu, chẳng còn thiết tha
gì đến cuộc sống tình cảm nữa
Sau hết, tôi cần nhắc quý bạn là đừng nên ham Đào Hồng nhập vào Đại Tiểu hạn gần cuối cuộc đời, vì lúc
đó Đào Hồng hay làm cho mình cô đơn, góa bụa, nhất là khi có thêm Cô Qủa, Thiên Không; còn trường hợp có thêm Thiên Cơ vào nữa thì chính mình có thể mãn số, tuy không có gì hiểm nghèo
c)- Tứ Linh hội Khoa Quyền Lộc :
Xem Tử-vi mà được Đại Tiểu hạn có Long Phượng Hổ cái hội Khoa Quyền Lộc, dù cho không có thêm cách nào nào tốt khác, ta phải nói là hạnh thông lắm rồi, nhưng có khi chẳng làm cho đương số hài lòng mà có khi còn thấy vất vả hơn nữa, vì có người chỉ thích sống một cuộc đời an nhàn, hưởng thụ ghét cảnh bon chen trên đường danh lợi mà cứ gặp nhóm sao trên chủ về tháo vác, xoay sở, linh động tài năng vượt mức thì đương nhiên phải thấy vất vả Đây tương đối còn là điểm tâm lý, nhưng đối với một người đã gần về già mà vẫn đeo đẳng nhóm sao trên, thì phải đoán là đương số thực sự là không may mắn vì già nua, đáng lẽ phải được nhờ con cái phụng dưỡng chứ còn phải quần quật làm ăn, buôn bán, dù cho thật thịnh vượng, thì cũng chẳng có gì đáng ham
d)- Vũ Khúc hội Cô Qủa :
Nhiều người, nhất là các bà hay đa sầu đa cảm, mỗi khi thấy có các sao này nhập hạn là đâm ra lo âu, cứ mường tượng ra một cuộc sống lạnh lùng, cô đơn sắp diễn ra vì các sao Vũ Khúc, Cô Qủa thường chủ về
lẻ loi, đơn chiếc Điều này không phải là sai lầm nhưng nhiều khi lại làm thoải mái cho ta
Ví dụ như khi ta đang nghèo túng, cứ phải ăn nhờ ở đậu nơi họ hàng, bạn bè hoặc ở trong trại lính (nếu
Trang 10là quân đội) Nếu gặp Đại tiểu hạn có Vũ Khúc, Cô Qủa ta đừng vội buồn vì có khi tự nhiên ta có dịp được làm chủ một ngôi nhà do ta mua tậu (to hay nhỏ tuỳ theo các sao khác), nhất là khi cung nhập hạn hoặc cung Lưu Đại hạn lại đúng là cung Điền Trạch và đặc biệt là khi có thêm Quyền Lộc hoặc Quốc Ấn, Tả Hữu, Đào Hồng (trường hợp này Đào Hồng rất đắc dụng)
Qua những ví dụ nêu trên qúy bạn hẳn thấy rằng việc giải đoán theo ý nghĩa các sao tuy rất dễ dàng, rõ rệt, nhưng thực ra đó cũng là một yếu tố rất khó khăn và dễ đưa ta đến những sự lầm lẫn nặng nề nếu không nói là tai hại
3- Quân bình
Sau khi đã xét đến khía cạnh tương ứng, bổ túc và ý nghĩa linh động của các sao qúy bạn cần phải lưu tâm đến khía cạnh quân bình khi giải đoán đại tiểu hạn Khía cạnh này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và cân nhắc kỹ lưỡng chứ không thể nào mới học tử vi mà đã mổ sẻ nổi, và do đó tôi không có thể đưa ra những quy tắc dứt khoát để giúp qúy bạn nghiên cứu mà chỉ có thể nêu ra một vài ví dụ điển hình thôi a)- Quân bình giữa Mệnh, Thân và Đại Tiểu Hạn :
Nhiều khi ta gặp trường hợp đại tiểu hạn (nhất là đại tiểu hạn trùng phùng) rất tốt và hợp với các sao tại Mệnh, Thân, mà vẫn khốn khổ hoặc có khi mạng vong nữa Tôi xin đưa ra một thí dụ cho dễ hiểu : Một đứa trẻ con ở một gia đình nghèo thường ăn uống kham khổ, ngày này qua tháng khác, rồi bất ngờ cha
mẹ trở nên giàu sang và vì thương con cứ ngày nào cũng cho ăn đủ món cao lương mỹ vị, thêm cả các thứ thuốc thật bổ (vừa uống vừa chích chẳng hạn) thì chắc chắn chỉ một thời gian ngắn sau, đứa bé sẽ đau ốm và có khi chết vì qúa tẩm bổ !?
Về Tử-vi cũng vậy, nếu Mạng, Thân của mình qúa yếu kém, non nớt (tỷ dụ như có Cự, Đồng hãm địa hội Song Hao, Linh, Không, Kiếp …) mà hạn gặp Sát Phá Liêm Tham hội Tứ Linh, Khoa Quyền Lộc, Tả, Hữu, Xương Khúc, Quang Quý thì đừng có ham Vì như thế mình thâu nhận không nổi, có khi đâm ra chết yểu hoặc qúa vất vả Thực không khác gì một người phu xích lô tự nhiên đưa ngay lên làm Trưởng lãnh đạo
về phương diện chuyên môn (như kinh tế chẳng hạn) lẫn nhân sự Ta không thể ngụy biện rằng có người
từ nghèo hèn trở nên giàu sang, để cho rằng gặp hạn tốt vẫn cứ lên như diều Nhưng về tử vi có điều khó là làm sao ta tìm ra được Mệnh, Thân có dung nạp nổi đại tiểu hạn hay không, vì có trường hợp đại tiểu hạn tốt vẫn dùng được nhưng có đại tiểu hạn rất tốt lại nguy hại Ngoài ra qúy bạn đừng lầm lẫn quân bình với tương xứng hoặc bổ túc mà tôi đã nêu ra trong phần 1
- Quân bình giữa ngũ hành của các sao nhập hạn với các sao tọa thủ tại Mệnh, Thân :
Trong mục này tôi chỉ xin nêu ra một vài nét chính yếu liên quan đến cách giải đoán đại tiểu hạn, chứ không dám bàn tới vấn đề ngũ-hành tổng quát là một vấn đề rất rắc rối, phức tạp
Thường khi xem tử-vi ta hay ngại khía cạnh ngũ hành của các sao nhập hạn (nhất là chính tinh) khắc với Mệnh, nhưng như thế nhiều khi rất tai hại vì như trường hợp mạng Hỏa và các sao tọa thủ tại Mệnh hầu hết thuộc Hỏa chẳng hạn, thì khi gặp đại tiểu hạn nào có nhiều sao Thủy (kể cả trung tinh và bàng tinh)