Xuất phát từ thực tiễn vấn đề tại địa phương tôi đề xuất đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An” làm khóa luận tốt nghiệp củ
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam ngành Thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng đóngvai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ta có thể ví đâynhư là một “ngành xương sống” bởi các lý do sau: Thứ nhất, cung cấp thực phẩm, tạonguồn dinh dưỡng cho người dân Việt Nam Thứ hai, đảm bảo an ninh lương thực,thực phẩm và xoá đói giảm nghèo Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nôngthôn Ngoài ra, đây còn là một ngành có lợi thế xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam,đóng góp một phần lớn giúp cân bằng cán cân thương mại
Hàng năm, cùng với xu thế phát triển chung của các ngành, lĩnh vực trong cảnước, ngành thủy sản cũng đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận Cụ thể, tốc
độ tăng trưởng của Việt Nam về xuất khẩu Thủy sản là cao nhất thế giới, đạt 18% nămgiai đoạn 1998-2008 Năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt trên 4,9 tỷUSD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2009 Tuy nhiên, có thể nói đây là một năm đầysóng gió đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, khi phải đối mặt với hàng loạt khókhăn từ nội tại cho đến thị trường xuất khẩu Theo dự kiến năm 2011, xuất khẩu thủysản Việt Nam của năm sẽ đạt mức 5,3 tỉ đô la Mỹ Theo đó chúng ta càng có cơ sở đểnhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn cho việc mở rộng và phát triển ngành, nghề nuôitrồng thủy sản trong cả nước
NTTS đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và địa bàn các huyện, xã nóiriêng đã từng là một hiện tượng, nó chính là một công cụ xóa đói giảm nghèo “ siêutốc” một nghề “siêu lợi nhuận”, nó đã thực sự bùng nỗ và mang lại những kết quảđáng ghi nhận vào những năm 2002 trở về trước Thế nhưng theo thời gian, nuôi trồngthủy sản cũng chính là nhân tố cốt lõi khiến rất nhiều hộ nuôi phải rơi vào cảnh khókhăn, nợ nần Vấn đề đặt ra là, nguyên nhân chính dẫn đến điều này xuất phát từ đâu?
Ta biết rằng, hầu hết đối tượng nuôi được ưu tiên lựa chọn hàng đầu là tôm sú, bởi nó
có thời gian nuôi tương đối ngắn nhưng giá trị mang lại cực kỳ cao, ngoài ra nó còn làmột đặc sản được người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới yêu chuộng Thế nhưngđây cũng là đối tượng có yêu cầu về kỹ thuật và điều kiện sống rất nghiêm ngặt Việc
Trang 2ai mặn mà với công việc này như thời gian trước đây nữa.
Quảng An là một xã bãi ngang nghèo, thuộc đối tượng vùng đặc biệt khó khăncủa tỉnh Thừa Thiên Huế Tuy nhiên đây lại có diện tích mặt nước khá rộng, đồng thờiNTTS cũng là nghề truyền thống có từ rất lâu, chính điều này là cơ sở cho việc pháttriển nghề NTTS tại địa phương Cũng như tình hình chung, NTTS với đối tượngchính là tôm sú đã mang lại những kết quả tốt trong thời gian đầu nhưng sau đó vấn đề
ô nhiễm môi trường nước làm cho hầu hết các hộ nuôi trồng đều phải lâm cảnh nợ nần.Thực hiện sự chỉ đạo của Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với sự hướng dẫncủa Trung tâm khuyến nông huyện Quảng Điền về việc thay đổi cơ cấu, đối tượngnuôi UBND mà cụ thể là cán bộ khuyến nông đã yêu cầu nông dân thực hiện thaynuôi chuyên tôm bằng việc áp dụng mô hình nuôi xen ghép với ba đối tượng nuôichính là tôm, cá và cua Đặc biệt hơn, trên địa bàn xã đã tiến hành thực hiện dự án thíđiểm về nuôi trồng thủy sản với công nghệ mới Với việc ứng dụng chế phẩm sinh họcchiết xuất từ bã trầu, dự án bước đầu đã thu được những tín hiệu rất đáng mừng Xuất
phát từ thực tiễn vấn đề tại địa phương tôi đề xuất đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xã Quảng An” làm khóa luận
tốt nghiệp của mình
M ục đích nghiên cứu của đề tài:
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ trên địa bàn xãQuảng An
-Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương; sosánh hiệu quả giữa hình thức nuôi bán thâm canh có sử dụng chế phẩm với các hìnhthức nuôi khác
Trang 3- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạt động nuôitrồng thủy sản.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạtđộng nuôi trồng thủy sản
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Hoạt động nuôi trồng thủy sản của các nông hộ ở xã Quảng An, huyện QuảngĐiền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ph ạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu sự biến động của hoạt động nuôitrồng thủy sản trở địa phương giai đoạn 2008 - 2010, trong đó tập trung chủ yếu vàonăm 2010
- Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở địa bàn xã Quảng An, huyệnQuảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Gi ới hạn của đề tài: do khó khăn về thời gian cũng như tình hình thực tiễn
tại địa phương, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu vào mô hình xen ghép tôm - cá
- cua ở điều kiện nước lợ
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 75 hộ trên địabàn xã Quảng An
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập qua Chi cục NTTS tỉnh Thừa Thiên Huế,phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền, UBND xã các báo cáo,tài liệu, thông tin thu thập trên các trang Web liên quan
- Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp phân tích tài liệu: dựa trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vậndụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất
Trang 4+ Phương pháp phân tổ thống kê: Phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởngcủa một số nhân tố như: quy mô đất đai, chi phí trung gian, chi phí thức ăn,… đến kếtquả và hiệu quả kinh tế và so sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố đó
+ Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để làm sáng tỏ những vấn đề lí luậncũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tài tôi sửdụng phương pháp thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý,cán bộ khuyến nông của huyện, từ đó đề xuất giải pháp có tính khả thi cao phù hợp vớithực tế địa phương
- Một số phương pháp phân tích khác
Trang 5PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế là mục tiêu, là cái đích mà aicũng muốn đạt tới Đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì cách nhìn nhận về hiệu quảkinh tế cũng khác nhau Ta có thể hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh
tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khaithác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằmđạt những mục tiêu đã đề ra
Có nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế Khi đề cập đến hiệu quảcác tác giả Farrell (1950), Schuhz (1964), Rizzo (1979), Đỗ Kim Chung (1997), PhạmVân Đình, (1997) đều thống nhất cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹthuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế Đó là khả năng thu được kếtquả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định.Theo Farrell chỉ đạt được HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và cả hiệuquả phân bổ (David Colman, 1994)
Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể đạt được
trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điềukiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp Hiệu quả kỹthuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầuvào để sản xuất Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất Nóchỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm
Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu quả trong
Trang 6thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợpcác yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhấtđịnh nhằm đạt được lợi nhuận tối đa Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹthuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn đượcgọi là hiệu quả về giá
Theo hình 1, các chỉ số hiệu quả của Farrell được đo lường như sau:
Nếu các điểm P ,Q, Q’ biểu thị các nông trại đang sản xuất ra 1 đơn vị sảnphẩm, thì các nông trại Q, Q’ có hiệu quả kỹ thuật =1 vì nằm trên đường đồng mức
SS’, còn hiệu quả kỹ thuật của nông trại P: x2/y S P
Với đường đồng giá AA’ ta có thể tính
Như vậy, hiệu quả kinh tế tại điểm P: O A’ x 1 /y
EE = TE x AE Hình 1: Các ch ỉ số hiệu quả của Farrell
= 0Q/0P x 0R/0Q
= 0R/0Q (0≤EE≤1)
Q’ là điểm đạt hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế không chỉ đề cập đến kinh tế tài chính mà còn gắn với hiệuquả xã hội và môi trường Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là “sinh lời -lợi nhuận” (Lê Trọng, 1995) Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển từ cơchế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thìkhông nên đơn giản hoá coi lợi nhuận như là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá HQKT.Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT phải dựa trên cả
ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường
Trang 7Hiệu quả kinh tế xã hội là tương quan giữa chi phí mà xã hội bỏ ra với kết quả
mà xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, thuhẹp khoảng cách giàu nghèo, ổn định xã hội Phát triển kinh tế và phát triển xã hội cómối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu phát triển kinh tế tạo tiền đề để phát triển xãhội và ngược lại
Quan niệm về hiệu quả kinh tế NTTS cũng giống như quan niệm về hiệu quảkinh tế đã đề cập ở trên Hiệu quả kinh tế NTTS là tương quan so sánh giữa các yếu tốnguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả đầu ra trong hoạt động sản nuôi trồng thủysản Quá trình nuôi trồng thủy sản là một quá trình hoạt động kinh doanh, lấy hiệu quảkinh tế làm cơ sở để phát triển
1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiếtkiệm chi phí xã hội Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả sảnxuất ở mức tối đa với chi phí đầu vào nhất định hoặc là, đạt được một kết quả nhấtđịnh với chi phí là tối thiểu Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nó bao gồm cảchi phí đầu tư nguồn lực và chi phí cơ hội của việc đầu tư, sử dụng nguồn lực
Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cần xác định rõ các chiến lượcphát triển, cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển Tuynhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu bao trùm tổng quát nhất là lợinhuận Cho tới nay, các tác giả đều nhất trí dùng lợi nhuận làm mục tiêu chuẩn cơbản để phân tích hiệu quả kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuốicùng của mọi nổ lực sản xuất kinh doanh Có nâng cao được hiệu quả kinh tế thì chủthể kinh doanh mới có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường Nâng cao hiệuquả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh
tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung Để đạt được mục tiêu đó, cần tận dụng vàtiết kiệm những nguồn lực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy nhanhcông nghiệp hoá hiện đại hoá, tuy nhiên cần bảo vệ và gìn giữ những giá trị tinh thần
Trang 81.1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế
Nuôi trồng thủy sản cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, hiệuquả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu làm cơ sở cho các quyết định đầu tư, phát triển củadoanh nghiệp và xã hội Việc đánh giá hiệu quả kinh tế rất có ý nghĩa.Nó giúp chongười dân nhận biết được thực trạng quá trình sản xuất nhằm tìm giải pháp thiết thực
để đạt và duy trì hiệu quả kinh tế cao
Nhóm chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất
Để đánh giá khả năng và mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào của NTTS chúng ta
sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
Chi phí ao hồ, công trình xây dựng cơ bản bình quân trên một đơn vị diệntích bao gồm các hạng mục: đê, kè, đập, cống, nhà kho,…và các loại tài sản cố địnhphục vụ công tác NTTS như: phương tiện vận chuyển, máy bơm nước, máy sục khí,máy đào,…Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng độ kiên cố và trình độ thâm canh của aonuôi Đây là phần chi phí cố định ban đầu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phíNTTS và được thu lại dưới dạng giá trị khấu hao TSCĐ theo quy định chung hay theongành chủ quản quy định
De= (Gb+ S –Gt)/T
De: Giá trị khấu hao TSCĐ
Gb: Giá trị ban đầu của TSCĐ
S: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Gt: Giá trị còn lại của TSCĐ
T: Thời gian sử dụng TSCĐ
Chi phí ngư y, chi phí xử lý, cải tạo ao nuôi trên một đơn vị diện tích Chỉtiêu này phản ánh chất lượng giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho việc xử lý, cải tạo ao hồ,tạo môi trường thuận lợi và diệt trừ hại cho ao nuôi tôm
Trang 9 Chi phí về giống trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu
tư về con giống trong sản xuất Đây là một trong những nhân tố hàng đầu quyết địnhđến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng
Chi phí lao động trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này phản ánh mức đầu tưlao động sống phục vụ cho NTTS
Chi phí thức ăn trên một đơn vị diện tích: Phản ánh giá trị thức ăn đã đầu tưtrên một đơn vị diện tích, không tính lượng thức ăn có trong tự nhiên
Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ mà hộ nuôiphải trả bằng tiền
Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích (TC): Gồm hao phí vật tư, dịch vụ vàhao phí lao động sống đã sử dụng trong quá trình sản xuất
Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
Diện tích nuôi trồng thủy sản: Là toàn bộ diện tích mặt nước được hộ nuôi sửdụng vào nuôi tôm, thường được tính theo vụ trong năm hoặc cả năm Đây là chỉ tiêuphản ánh năng lực sản xuất của hộ nuôi và cũng là căn cứ quan trọng để tính các chỉtiêu khác
Sản lượng thủy sản (Q): Là toàn bộ sản phẩm thu được mà hộ nuôi được tạo
ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm)
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thủy sản của hộ nuôi đượctạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm)
GO = ∑Qi * Pi (i = 1,2 ,n)
Qi: số lượng sản phẩm loại i
Pi: giá bán sản phẩm loại i
Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động NTTS của
hộ nuôi trong một kỳ nhất định (thường là một vụ hay một năm) Đây là chỉ tiêu phảnánh đúng đắn và toàn diện nhất kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nuôi, là cơ sở đểthực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người nuôi
Trang 10 Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA - De– lãi vay- thuế, phí, lệ phí
De: Giá trị khấu hao TSCĐ
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Năng suất (N): N = Q/S
Trong đó: N là năng suất; Q là sản lượng; S là diện tích
Chỉ tiêu này cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích
Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Phản ánh một đơn vịchi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất trong một thời kỳnhất định
Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Cho biết một đồng chi phítrung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích
Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích (MI/IC): Cho biết một đồng chiphí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho các hộ nuôi
1.1.2 Đặc điểm kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
Việc nắm vững đặc điểm của các loài động vật thủy sản là vấn đề quan trọngtrong NTTS vì chúng là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng.Quá trình sinh trưởng và phát triển đó lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, màmỗi vùng lại có những điều kiện tự nhiên khác nhau Chính những điều này nên nhữngquy định của hoạt động nuôi trồng thủy sản tương đối phức tạp hơn so với các hoạtđộng sản xuất vật chất khác Hoạt động nuôi xen ghép cũng là một trong những mãngthuộc NTTS Do đó, muốn nghiên cứu về hoạt động nuôi xen ghép thì trước tiên taphải tìm hiểu các đặc điểm của nó, cụ thể:
- Giống là khâu then chốt, quyết định thành bại của hình thức nuôi này:
Từ thực tế sản xuất, cơ cấu nuôi xen ghép được xác định là 3 đối tượng chủ lựcbao gồm: tôm sú - cá kình - cua Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương cóthể xen thêm các đối tượng khác như: cá dìa, cá nâu, cá đối, cá rô phi, rong câu, tômđất
Trang 11Khi thả nuôi cá kình, cần chú ý: để tránh gây sốc cho cá kình, cần thuần hóa(bằng cách hạ độ mặn) trước khi thả nuôi ở vùng có độ mặn thấp Đồng thời, ta cầnphải nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá kình, mùa vụ xuất hiện giống, làm cơ sởcho công tác chuyển đổi.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi:
Trước đây, chỉ nuôi tôm sú năng suất từ 2 - 3 tấn/ha thì yêu cầu kỹ thuật đặt rakhá chặt chẽ và chi phí cho việc xử lý ao hồ cũng không dưới 10 triệu đồng/ha Ngàynay, khi mọi việc đã thay đổi, người dân có xu hướng thả thưa và nuôi hỗn hợp nhiềuđối tượng thì việc áp dụng quy trình kỹ thuật cần điều chỉnh để sát với tình hình thựctế:
+ Đối với những ao hồ quá sâu, không có khả năng phơi đáy và khi bơm tát cóthể làm vỡ đê, giải pháp tốt nhất là dùng sáo để thấy (bắt) hoặc lưới kéo bớt cá tạp rồithả thẳng tôm sú 45 ngày tuổi, cá kình, cua với mật độ thưa
+ Đối với những ao hồ có diện tích lớn (từ 2 ha trở lên) không có kinh phí để xử
lý ao hồ thì nên áp dụng hình thức nuôi QCCT bằng cách: xử lý 1/3 diện tích ao, ươngtôm P15 đủ nhu cầu của gia đình Sau 45 ngày bung tôm ra phần diện tích còn lại vớimật độ 2 con tôm/m2 + 0,5 con cá kình/m2 + 30 kg cua giống/ha
+ Với những ao hồ có khả năng xử lý, cần tuân thủ nguyên tắc hạn chế tối đađầu vào không cần thiết, chú trọng nhiều đến việc dùng vôi và đúc rút kinh nghiệm củagia đình và địa phương để lựa chọn cách nuôi phù hợp với tài chính và quản lý của giađình
1.1.3 Tổng quan về chế phẩm sinh học
Chức năng của vi sinh vật hữu hiệu
+ Cố định đạm trên không khí
+ Mùn hóa các chất bã và chất thải hữu cơ
+ Ngăn ngừa các bệnh sinh ra từ đất
Trang 12+ Sử dụng lại và tăng cường khả năng dinh dưỡng của cây trồng
+ Sản xuất ra các chất kháng sinh và các nguyên tố hoạt động sinh học khác
+ Sản xuất ra các phân tử hữu cơ đơn giản để cây trồng hấp thụ
Chức năng của vi sinh vật có hại
+ Tạo ra các bệnh của cây trồng
+ Kích thích các bệnh sinh ra từ đất
+ Không huy động được các chất dinh dưỡng cho cây trồng
+ Kìm hãm sự nảy mầm của giống
+ Kìm hãm sự lớn lên của cây trồng và sự tăng trưởng của chúng
+ Dung dịch có màu nâu, mùi thơm, vị chua ngọt
Trang 13+ Mùi thơm, vị chua ngọt.
+ Là chế phẩm được sử dụng với mục đích chính bảo vệ thực vật
1.1.4 Một số hình thức nuôi trồng thủy sản
Việc lựa chọn hình thức NTTS có những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả
và hiệu quả NTTS Những hộ khác nhau có điều kiện tài chính khác nhau, sốngtrong những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau và họ sẽ tự lựachọn cho mình những hình thức NTTS phù hợp Hiện nay, ở nước ta có 5 hìnhthức nuôi sau đây:
- Quảng canh: là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao, hồ,
đầm ở nông thôn và các vùng ven biển với diện tích nuôi từ 2 đến vài chục ha, cải tạo
ao và đầu tư cơ sở hạ tầng hầu như không có và năng suất chỉ đạt từ 0,03 đến 0,3tấn/ha
- Quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn tự
nhiên nhưng có bổ sung giống nhân tạo ở một mức độ nhất định (1 - 4 con/m2) đồngthời có đầu tư cải tạo thủy vực, diện tích nuôi từ 1 đến 10 ha, năng suất đạt từ 0,3 đến0,8 tấn/ha
- Bán thâm canh: Là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo
nhưng kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực Ngoài ra, hệ thống ao hồđược đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ động nguồn nước cung cấp, diện tích nuôi từ 0,5 đến 5
Trang 14- Thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo,
mật độ thả giống dày (25 - 60 con/m2), năng suất cao (>=3 tấn/ha), được đầu tư cơ sở
hạ tầng đầy đủ và diện tích nuôi ít, chỉ từ 0,5 đến 2 ha
- Siêu thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân
tạo với mật độ rất cao, đồng thời sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vậtnuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, khôngphụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, đạt các mục tiêu sản xuất và lợi nhuận trong thờigian ngắn nhất, năng suất đạt được từ 10 tấn/ha trở lên
Trang 151.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Thực tiễn phát triển sản xuất ngành thủy sản của Việt Nam
Việt nam là đất nước có bờ biển dài trên 3000 km và nhiều hệ thống sông suối
ao hồ dày đặt Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn vềphát triển NTTS với những loài có giá trị kinh tế cao như: Cá basa, cá chẽm, cásong tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, tôm càng xanh…Vì thế trong những năm qua Đảng
và nhà nước ta luôn quan tâm khuyến khích thế mạnh này nhằm tạo nguồn đầu vàocho các ngành công nghiệp chế biến thủy sản để xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại
tệ lớn cho đất nước, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.Hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả NTTS là điều được người dân sản xuất rất quantâm, trong đó vấn đề lựa chọn đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao luôn đượcđặt lên hàng đầu
Năm 2010, diện tích NTTS cả nước là 1.096.722 ha (đạt 109,68% so với chỉtiêu) Sản lượng NTTS là 2.828.622 tấn, đạt 141,4% so với kế hoạch Về sản xuấtgiống, cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm, đặc biệt là giống các đốitượng nuôi chủ lực Ví dụ, giống tôm nước lợ đạt 45 tỷ con, bằng 128,6% so với kếhoạch, giống cá tra là 2,36 tỷ con, bằng 337,25% so với kế hoạch, giống của một sốloài thủy sản kinh tế và giống cá nước ngọt truyền thống là 27, 5 tỷ con, bằng 229,2%
so với kế hoạch Kim ngạch xuất khẩu từ NTTS đạt 3,5 tỷ USD, bằng 125% so với kếhoạch Phát triển nuôi trồng thủy sản đã giải quyết được 3,5 triệu việc làm cho ngườilao động, bằng 175% chỉ tiêu đề ra Ngoài ra, cơ sở hạ tầng vùng NTTS, vùng sản xuấtgiống tập trung từng bước được đầu tư hoàn thiện Hệ thống thủy lợi phục vụ NTTSđược cải thiện Hệ thống các trung tâm quốc gia giống thủy sản, trung tâm giống thủysản cấp I, trung tâm giống thủy sản các tỉnh, các khu vực sản xuất giống thủy sản tậptrung được hình thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả
Tại Hội nghị tổng kết Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) giaiđoạn 1999 - 2010 và kế hoạch phát triển đến năm 2020 (ngày 1/4/2011, tại Cát Bà, Hải
Trang 16được sự thay đổi rõ nét về tư duy trong phát triển NTTS theo hướng sản xuất hàng hoálớn Khoa học công nghệ thủy sản đã có nhiều tiến bộ, đóng vai trò quan trọng vào sựthành công của Chương trình Nhiều chính sách đã được ban hành góp phần thúc đẩyNTTS phát triển Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều ý kiến phát biểu đã nêunhững hạn chế trong quá trình triển khai Phát triển nuôi biển còn lúng túng trong triểnkhai dẫn đến không đạt chỉ tiêu đề ra Mức đầu tư cho Chương tình thấp, lại dàn trảinên hiệu quả đầu tư không cao Hệ thống quản lý phát triển NTTS chưa được hoànchỉnh và ổn định từ trung ương đến địa phương Công tác kiểm tra, kiểm soát chấtlượng giống và thức ăn còn nhiều bất cập
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Vũ Văn Tám khẳng định, Chương trình 224 đãtạo ra bước đột phá, chuyển biến về chất đối với NTTS, là thành tựu đáng tự hào củangành thủy sản Việt Nam Sản lượng NTTS đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng sảnlượng thủy sản Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra đều đạt và vượt Khoa học công nghệ đãđạt nhiều tiến bộ, làm chủ được các yếu tố công nghệ phục vụ NTTS Nhiều kết quảnghiên cứu đã được áp dụng, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao.Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời góp phần thúc đẩy NTTS phát triểnmạnh trong thời gian qua, tạo được nhiều mô hình tổ chức sản xuất, đặc biệt là quản lýtheo chuỗi sản phẩm Phát triển NTTS đã tạo động lực cho các lĩnh vực khác phát triểnnhư chế biến, xuất khẩu và dịch vụ NTTS theo hướng xã hội hoá
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã nhấn mạnhnhững hạn chế cần khắc phục Trong thời gian qua, nuôi biển phát triển còn chậm,chưa phát huy lợi thế và chưa tương xứng với tiềm năng về mặt nước biển hiện có.Hiệu quả của các dự án đầu tư chưa cao như các mô hình nuôi tôm công nghiệp Nhiềuđối tượng nuôi đã được thử nghiệm nhưng chưa tạo được khối lượng hàng hóa lớn vàbền vững Về tiêu thụ, nhiều đối tượng nuôi chưa tìm được thị trường ổn định, trongkhi suất đầu tư lớn và nhiều rủi ro Quá trình phát triển NTTS cũng bộc lộ nhiều yếu tốthiếu bền vững như công tác quy hoạch không theo kịp yêu cầu phát triển nuôi trồngthuỷ sản; Đầu tư cho NTTS đã được chú trọng hơn nhưng còn dàn trải và chiếm tỷtrọng rất thấp trong cơ cấu đầu tư chung của Nhà nước; Nhiều chương trình chưa đạt
Trang 17được mục tiêu đề ra do không có nguồn kinh phí; Môi trường tại các vùng nuôi chưađược quan tâm đầu tư đúng mức, do đó cũng hạn chế kết quả thực hiện Chương trình.Bên cạnh đó, phát triển NTTS chưa thể hiện rõ sự gắn kết giữa công tác nghiên cứukhoa học và công nghệ với thực tiễn NTTS và chưa đáp ứng nhu cầu của người nuôi ởcác lĩnh vực cơ bản như con giống, công nghệ nuôi, quản lý môi trường và dịch bệnh.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ kết quả thực hiện Chương trình trong giaiđoạn 2000 - 2010 có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để thực hiện thành công Chiếnlược phát triển thủy sản và Đề án phát triển NTTS đến năm 2020, đưa thủy sản nóichung và NTTS nói riêng phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả, góp phần tíchcực vào việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng và chủquyền vùng biển, đảo của Tổ quốc
1.2.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa thiên Huế có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang - CầuHai kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến chân núi Vĩnh Long, là một tỉnh miền trung có hệđầm phá lớn nhất cả nước Đây là tiềm năng vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã bantặng cho địa phương để phát triển kinh tế Ở đây không chỉ phát triển trong lĩnh vựcnuôi trồng thủy sản mà còn có tiềm năng lớn về du lịch và một số lĩnh vực quan trọngkhác Nhờ những ưu thế đó, trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã khôngngừng đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản, mỗi năm đóng góp nguồn thu lớn cho ngânsách của tỉnh Hiện nay, các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá, tôm, cua,ốc đã được đưa vào nuôi trồng có hiệu quả Trong đó, nhiều loại cá có giá trị dinhdưỡng cao được nuôi ở môi trường nước lợ là cá dìa, cá chẽm, cá kình Các loại thủysản này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà nó là công cụ hữu hiệu trong côngcuộc xóa đói giảm nghèo đối với các địa phương trong tỉnh
Trang 18- Diện tích nuôi nước lợ, mặn Ha 3.749 67,54 3.824 67,01 3.614 66,32 2,00 -6,49Trong đó: Nuôi tôm các loại Ha 2.092 37,69 1.610 28,21 1.611 51,68 -23,05 0,09
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2010)
Trang 19Quan sát bảng 1 ta nhận thấy rằng, diện tích được đem vào thả nuôi của tỉnhnăm 2009 tăng so với năm 2008, tăng từ 5.551 ha lên đến 5.706 ha tương ứng với1,89% Thế nhưng đến năm 2010, mặc dù kế hoạch của tỉnh dự kiến đem vào thả nuôi5.800 ha thì mức thả lại thấp hơn dự kiến rất nhiều chỉ đạt 93,95% so với kế hoạch và
so với năm 2009 thì diện tích thả nuôi giảm đi 4,60 Đầu tiên ta thấy rằng, diện tíchnuôi thủy sản nước ngọt có xu hướng tăng dần qua ba năm, hàng năm diện tích nuôiđược đưa vào nuôi trồng tăng đáng kể đồng thời tỷ lệ trong cơ cấu diện tích nuôi cũngtăng lên Thứ hai, đối với diện tích nuôi nước mặn, đây là phần chiếm một tỷ trọng lớntrong tổng cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản qua ba năm Nếu như có sự gia tăng vềdiện tích nuôi trồng thủy sản từ năm 2008 đến năm 2009 từ 3.749 ha lên đến 3.824 hathì sau đó diện tích thả nuôi lại giảm mạnh vào năm 2010, cụ thể giảm so với năm
2009 là 2,46% Theo kết quả từ một số nghiên cứu, nguyên nhân một phần do ảnhhưởng từ điều kiện khí hậu, nhưng sâu xa hơn đó là sự thất bại từ các hoạt động nuôitrồng thủy sản nước lợ Chính điều này làm cho diện tích thả nuôi giảm, người dân thìtìm giải pháp và nghề mới, trong đó nuôi cá lồng là sự lựa chọn của người dân vào lúcnày Qua bảng số liệu cũng cho thấy, quy mô cá lồng liên tục tăng qua các năm, nếunhư năm 2008 là 2.820 lồng thì năm 2010 số lồng được đưa thả nuôi là 3.958 lồng
Về mặt sản lượng, kết quả thu được từ hoạt động nuôi trồng nước ngọt cho thấyliên tục tăng, chứng tỏ việc nuôi trồng ở môi trường nước ngọt giảm được rủi ro và làhướng lựa chọn đúng đắn Rất nhiều mô hình nuôi xen ghép ở điều kiện nước ngọt đãđược ứng dụng thành công, tiêu biểu như mô hình lúa - cá ở địa bàn xã Thủy Phươnghuyện Hương Thủy, xã Vinh Thái, thị trấn Thuận An huyện Phú Vang Một tín hiệuđáng mừng nữa là, mặc dù quy mô thả nuôi có xu hướng giảm đi nhưng việc chuyểnđổi mô hình nuôi thích hợp đã mang lại kết quả khả quan cho ngư dân ở tỉnh ThừaThiên Huế, cụ thể mức sản lượng thu hoạch thủy sản nước lợ qua ba năm đều tăngkhá, đây là kết quả từ sự chỉ đạo đúng đắn của các cơ quan, ban, ngành từ phía tỉnhcho đến địa phương Kết quả cụ thể cho thấy mức tăng sản lượng thu hoạch về thủysản nước lợ như sau, năm 2009 kết quả thu được cao hơn 715 tấn hay 12,65% so với
Trang 21CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CỦA NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG AN2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng An là một xã đồng bằng nằm cuối huyện Quảng Điền, có tuyến đườngtỉnh lộ 4B chạy xuyên suốt từ đầu cho đến cuối địa bàn xã Xã Quảng An được chia cắtbởi con sông Bồ tạo thành hai khu vực đó là phía Bắc và phía Nam, hằng năm được bùđắp một lượng phù sa khá lớn rất thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp của xã
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.422,50 ha, trong đó diện tích đấtnông nghiệp là 1014,12 ha chiếm 71,29 % tổng diện tích đất tự nhiên của xã, bìnhquân đất nông nghiệp trên đầu người là 500 m2
2.1.1.2 Đặc điểm thời tiết, khí hậu
Quảng An là một xã nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh vàmùa hè nóng Điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai ở đây thuận lợi cho việc phát triểnnông nghiệp chủ yếu là trồng cây lúa nước Tình hình cơ bản về thời tiết, khí hậu tạiđịa phương được thể hiện qua bảng 2
Tại địa phương, vào tháng 1, 2, 3 nhiệt độ thường xuống thấp, trời rét, nhiệt độ
có năm xuống tới 18,5 0C Mưa ít diễn ra và lượng mưa thường thấp từ 19 - 28mm/tháng Vào mùa này, lượng bốc hơi nước thấp, số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn,như tháng 1 bình quân chỉ có 75 giờ chiếu sáng; nhưng độ ẩm không khí cao, trungbình là 80 % nên thuận lợi cho các loài sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại nên ảnhhưởng tới khả năng mọc mầm và phát triển của cây trồng Ngoài ra, về mùa này cònxuất hiện một số đợt rét đậm, rét hại, sương muối; dịch các loại sâu bệnh diễn ra phứctạp trên cây trồng và vật nuôi
Trang 22Vào khoảng tháng 5 - 9 lại là những tháng có nhiệt độ tương đối cao, có thángtới 42,8 00C; số giờ chiếu sáng trong ngày cũng dài hơn, cao nhất là 13 giờ/ngày, điểnhình như tháng 7 bình quân 165 giờ/tháng Lượng mưa phân bố không đều trong cáctháng Tháng 8, tháng 9 có mưa nhiều và thường diễn ra lũ lụt, còn tháng 5, tháng 6 lại
có lượng mưa nhỏ nên gây ra thiếu nước Đặc biệt mùa này có gió phơn Tây Nam khônóng nhưng làm cho nhiệt độ không khí thấp 65-70 % do đó làm tăng khả năng bốchơi nước, cao nhất là 105,4 mm/tháng
Bảng 2: Một số chỉ tiêu thời tiết, khí hậu của địa phương
(Nguồn: UBND xã Quảng An)
Nhìn chung, với kiểu khí hậu này của địa phương thì không mấy thuận lợi chosản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động NTTS nói riêng Vậy nên việc tiến hànhthả giống và thu hoạch trong NTTS đóng một vai trò rất quan trọng, cần khuyến cáongười dân thả đúng thời điểm, một mặt không làm trễ lịch thời vụ, đồng thời đảm bảothu hoạch kịp thời nhằm tránh rủi ro với lũ lụt đến sớm vào giai đoạn tháng 6, tháng 7
2.1.1.3 Điều kiện thủy văn
Nguồn nước có tác động rất lớn đến cây trồng, vật nuôi, giữa chúng có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, nếu nguồn nước thuận lợi và thích hợp thì cây trồng, vậtnuôi sẽ phát triển tốt hơn và ngược lại, điều này nó càng có ý nghĩa hơn khi đối tượngnuôi của chúng ta là tôm, cá và cua, đây là những loài có yêu cầu về môi trường nướcrất nghiêm ngặt, môi trường nước tốt chính là cơ sở đầu tiên cho việc đảm bảo một kếtquả tốt sau này
Trang 23Trên địa bàn xã có con sông Bồ chạy qua chia thành 2 khu vực phía Bắc và phíaNam xã, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn thuận tiện cho việc phát triểnnông nghiệp và cũng là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp Trong
xã có 9 trạm bơm điện chủ động cung ứng nước tưới tiêu cho toàn bộ diện tích gieotrồng lúa, hơn thế nữa hệ thống kênh mương phân bố đều trên đồng ruộng ở tất cả cácthôn, phần lớn đã được bê tông hóa rất thuận tiện trong công tác tưới tiêu
Về chế độ thủy triều, hàng năm chế độ thủy lý, thủy hóa khá ổn định Điều nàytạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và NTTS tại địa phương Ngoài ra, chế độnước biến động tăng giảm từ 50 - 70 cm, độ mặn dao động từ 6 - 18 %, độ PH daođộng từ 7 - 8,5
Nói chung, với điều kiện thủy văn như vậy rất thích hợp cho sự phát triển nghềNTTS tại địa phương Tuy nhiên, cần có sự theo dõi và chỉ đạo kịp thời từ phía cán bộchuyên trách để người dân có thể thích ứng trước những biến động phức tạp về nguồnnước
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
từ các đại gia đình Đến năm 2010, tình hình này đã ổn định, đặc biệt số hộ giảm đi 5
do chuyển đến nơi khác sinh sống Tổng số hộ trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có sựthay đổi như với tình hình chung Đặc biệt, số hộ phi nông nghiệp lại có xu hướng tănglên, phần lớn các hộ có dự định chuyển đổi hoạt động sản xuất hoạt loại hình kinh
Trang 24178 hộ nuôi thì sang năm 2009 số lượng hộ giảm đi 9 hộ tương ứng mức giảm 5,06%,
và sau đó số hộ nuôi trở về con số của năm 2008 Nguyên nhân của hiện tượng này là
vì các hộ cho rằng, việc dừng nuôi một mặt sẽ giúp cải thiện môi trường nước, đồngthời cũng giúp họ có thêm nguồn vốn để đầu tư
Về tổng số nhân khẩu, đã có sự thay đổi nhỏ nhưng không đáng kể Đây là hiệuquả từ công tác tuyên truyền dân số và kế hoạch hóa gia đình Tổng số lao động giảm
đi 9 tương ứng với 1,14 % Tuy nhiên, đến năm 2010 số lao động lại tăng lên 2 tươngứng 0,03 % Nhìn chung, sự thay đổi về số lao động của xã qua ba năm là không đáng
kể Xét cho lao động theo lĩnh vực, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướnggiảm xuống qua các năm Đặc biệt giảm đi 21 lao động tương ứng 3,34 %, năm 2009
so với năm 2008 Năm 2010, số lao động trong lĩnh vững nông nghiệp có xu hướnggiảm đi, cụ thể mức giảm này là 21 lao động tương ứng 0,34% nếu so sánh năm 2009với năm 2008, và mức giảm là 6 lao động nếu so sánh năm 2010 và năm 2009.Trongkhi đó, lao động phi nông nghiệp lại tăng lên Lý giải các vấn đề này như sau: thứnhất, do phần lớn chủ hộ có mức tuổi khá cao nên họ đã được xếp vào đối tượng ngoài
độ tuổi lao động Thứ hai, đối với việc lao động nông nghiệp giảm là do các thanhnhiên có xu hướng tìm việc làm khác thay vì tham gia sản xuất nông nghiệp Điều nàycũng hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước nói chung và tại địa phươngnói riêng
Trang 25Bảng 3: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua giai đoạn 2008 - 2010
( Nguồn: Số liệu từ báo cáo Dân cư - Lao động của UBND xã Quảng An)
+ Lao động nông nghiệp LĐ 6.193 58,20 6.172 58,08 6.166 58,01 -21 -0,34 -6 -0,1
Trang 262.1.2.2 Tình hình sử dụng đất tại xã Quảng An
Thông qua tình hình sử dụng đất đai của xã qua giai đoạn 2008 - 2010 ta sẽ cómột cái nhìn tổng quan hơn về cơ cấu đất đai cũng như tình hình biến động đất đaitrong thời kỳ này Kết quả phân tích được sẽ là tiền đề phục vụ cho quá trình nghiêncứu của đề tài ở những phần kế tiếp Nhìn chung, tổng diện tích đất tự nhiên của địaphương là không thay đổi Tuy nhiên, đối với cơ cấu mỗi loại đất thì lại có sự biếnđộng theo những chiều hướng khác nhau, điều này thể hiện khuynh hướng chuyển đổimục đích sử dụng đất tai địa phương
Thứ nhất, đối với tổng diện tích đất nông nghiệp, đây là loại đất chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu tổng diện tích đất tại địa phương Trong năm 2008, tổng diệntích đất sản xuất nông nghiệp là 650,28 ha thì đến năm 2009 tổng diện tích này giảm đi11,5 ha tương ứng với 1,7% Trong khi đó, vào năm 2010 diện tích đất sản xuất nôngnghiệp có xu hướng tăng lên Riêng đối với diện tích trồng lúa nước, diện tích này có
xu hướng giảm đi vào năm 2009 nhưng lại tăng lên trở lại vào năm 2010 Cụ thể, mứctăng từ 476,92 ha lên đến 529,30 ha Sở dĩ có mức tăng lớn như vậy là vì một phầndiện tích đất đã ngập mặn được xử lý để đưa vào quá trình sản xuất Về diện tích đấtNTTS, tính đến năm 2010 đã có 188,1 ha được đưa vào sản xuất, tăng lên 25,79 hatương ứng với 15,89 % so với năm 2009 Điều này cho thấy tín hiệu đáng mừng vềtình hình NTTS tại địa phương
Trang 27Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng An giai đoạn 2008 - 2010
Trang 28Thứ hai, đối với đất phi nông nghiệp, diện tích chiếm tỷ trọng lớn nhất là đất
sông suối và MNCD Trong năm 2008 và năm 2009, diện tích loại đất này gần như ổnđịnh ở mức 508,5 ha chiếm gần 36 % trong cơ cấu tổng diện tích đất tại địa phương.Trong khi đó có sự giảm mạnh về diện tích loại đất này trong năm 2010, chính điều đó
là tác nhân chính làm giảm diện tích đất phi nông nghiệp trong năm 2010 so với hainăm trước đó Ngoài ra, một phần lớn diện tích đất sông suối và MNCD được đưa vàodiện tích nuôi trồng thủy sản Về tình hình các loại đất khác, đối với đất ở có xu hướngtăng lên; đất chuyên dùng, đất nghĩa địa có xu hướng thu hẹp Tuy nhiên, diện tích đấtđược sử dụng cho mục đích tôn giáo có tăng lên nhưng lượng tăng không đáng kể
Thứ ba, đối với đất chưa sử dụng, nhìn chung quỹ đất của địa phương là không
thể mở rộng thêm được nữa Đất chưa sử dụng được tận dụng để tiến hành một cáchtriệt để
Việc nghiên cứu về tình hình đất đai của xã qua các năm cho ta có một số nhậnxét cơ bản như sau: đầu tiên, tổng diện tích đất đai của địa phương là không thay đổi.Tiếp theo đó, có sự biến động khá lớn về cơ cấu đất đai của địa phương qua các năm.Cuối cùng, diện tích đất chưa sử dụng hiện nay còn không đáng kể Vậy nên, cần cómột số giải pháp tổng thể về đất đai Cụ thể, chú ý hơn trong việc lựa chọn chuyển đổimục đích sử dụng đất đai; nên tập trung chú ý nâng cao về năng suất và chất lượng hơn
là tập trung về việc mở rộng quy mô
2.1.2.3.Cơ sở hạ tầng
Giao thông: Quảng An có trục đường chính là tỉnh lộ 4B, hiện nay tuyến đường
về vùng NTTS đã bê tông hoá
Thuỷ lợi: Hệ thống kênh mương thuỷ lợi đã từng bước được quy hoạch phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp và NTTS Trên tuyến đê ngăn mặn đã bố trí cống để cầnthiết thoát nước phục vụ cho nông nghiệp khi có ngập úng hoặc đóng kịp thời khi cótriều cường Hệ thống kênh mương ở các vùng nuôi đã hình thành khá chi tiết, mỗi aonuôi đều bố trí một cống cấp thoát nước, nhiều ao nuôi đã bố trí từ 1 đến 2 cống nhằmđảm bảo cho việc cấp thoát nước cho vùng nuôi Hiện nay, kênh cấp thoát nước vẫn
Trang 29còn dùng chung và chưa chủ động bố trí ao để xử lý nước thải cho nên tình trạng ônhiễm môi trường, dịch bệnh vẫn còn diễn ra.
Về y tế: đã được xã quan tâm, các chương trình y tế cộng đồng là phòng bệnh,
tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã triển khai và hoạt động có hiệuquả Đội ngũ y bác sĩ đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, trạm đã có bác sĩ chuẩnmới, đã có ý tế thôn bản trên địa bàn
Văn hoá xã hội: Địa bàn xã có hệ thống truyền thanh, 5 thôn đều có hệ thống
thông tin lưu động, có điểm bưu điện văn hoá xã Đã đăng ký xây dựng làng văn hoátrên địa bàn các thôn, tỷ lệ hộ có phương tiện nghe nhìn đều đạt 100%
Mặt trận và các đoàn thể xã đến thôn đã phối hợp đồng bộ trong hoạt động,đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ pháttriển kinh tế, tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, tìm hiểu về mô hình sản xuất, tổchức sinh hoạt các câu lạc bộ gia đình
2.1.2.4 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã giai đoạn 2008 – 2010
Việc phân tích tình hình NTTS trên địa bàn xã sẽ phần nào cho ta cái nhìn tổngquan về vấn đề nghiên cứu Qua đó, chúng ta có thêm cơ sở nhằm giải quyết vấn đềthực tiễn đang diễn ra tại địa phương
Bảng 5: Tình hình NTTS của xã Quảng An qua giai đoạn 2008 - 2010
Trang 30Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy rằng, trong năm 2009 diện tích thả nuôi tăng 4 hatương ứng với 3,16 % so với năm 2008 Nguyên nhân chính là do người dân đã nhậnthấy tín hiệu khả quan từ hoạt động nuôi trồng của các hộ khác Đến năm 2010, diệntích thả nuôi có giảm nhưng không đáng kể, cụ thể giảm 1,4 ha tương ứng 1,07 % Về
số hộ nuôi, các hộ đã mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động NTTS, bằng chứng là số hộ nuôi
đã tăng từ 169 hộ năm 2008 và giữ nguyên ở mức 178 hộ ở năm 2009 và năm 2010.Sau nhiều năm điêu đứng với NTTS thì giờ đây tình hình đã được cải thiện hơn Kếtquả cho thấy, số hộ nuôi có lãi ngày càng tăng lên, đồng thời mức lãi cũng cao hơn sovới những năm trước đó Nếu năm 2008 có 107 hộ nuôi có lãi thì đến năm 2009 số hộnày đã tăng lên 125 hộ tức tăng 14,4 %, đến năm 2010 số hộ lãi đã tăng lên 127 hộmặc dù số hộ nuôi không thay đổi Giá trị sản lượng thu được từ NTTS liên tục tăngmột cách đáng ghi nhận Năm 2008, hoạt động này thu về 4.500 triệu đồng thì chỉ mộtnăm sau đó đã tăng lên 200 triệu tương ứng với mức tăng 4,44 % Hoạt động này càngcho thấy tín hiệu khả quan hơn khi đến năm 2010 giá trị sản lượng đạt được là 5.086triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với năm 2009 Đạt được kết quả như vậy một phần từchuyển biến của việc đưa chế phẩm sinh học được chiết xuất từ bã trầu vào hoạt độngNTTS
Như vậy qua quá trình phân tích tình hình NTTS qua gia đoạn 2008 - 2010 trênđịa bàn xã Quảng An ta đã có được một số nhận xét, đánh giá về thực trạng nuôi trồngtại địa phương
Trang 313.1 Năng lực sản xuất của hộ điều tra
3.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi trồng thủy sản
Trong tất cả các yếu tố cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất của cải vậtchất thì con người luôn luôn giữ vị trí trung tâm và NTTS cũng không nằm ngoài quyluật đó Để có thể đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động NTTS thì việcđầu tiên là tiến hành phân tích yếu tố con người Qua bảng 7 ta thấy, số nhân khẩubình quân trên hộ là 5,17 trong đó hộ có số nhân khẩu cao nhất là 9 và thấp nhất là 4,nhìn chung đây là con số không phải nhỏ, và nó đảm bảo điều kiện để tiến hành hoạtđộng NTTS Về tốc độ tăng dân số hàng năm là 1,08% con số này phản ánh đúng tốc
độ gia tăng dân số của đất nước nói chung và khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.Đây cũng là một áp lực đối với các nhà quản lý trong vấn đề tạo việc làm cho tầng lớpthanh niên
Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra
3 Tổng số lao động trong gia đình Người 1,00 6,00 2,53
4 Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 33,00 66,00 47,32
( Nguồn: số liệu điều tra 2011) Đối với lao động trong gia đình: ta thấy rằng bình quân lao động trong gia đình
tương đối cao, cụ thể là 2,53 trong đó lao động nam là 1,34 và lao động nữ là 1,19 vớinguồn lao động như vậy sẽ có được nhiều lợi thế trong NTTS Tuy nhiên, cần có biện
Trang 32pháp giải quyết việc làm, đặc biệt là đối với lao động nữ, vì đa phần nữ giới không thểlàm tốt việc NTTS như nam giới
Đối với độ tuổi của chủ hộ: ta thấy rằng tuổi chủ hộ lớn nhất là 66, thấp nhất là
33 và bình quân chung là 47 tuổi, nói chung với độ tuổi như vậy sẽ đáp ứng vấn đềliên quan đến kinh nghiệm chăm sóc, nuôi trồng Tuy nhiên, nó cũng là một thách thứckhông nhỏ vì kinh nghiệm càng nhiều thì khả năng nhạy bén học hỏi cũng giảm đi mộtphần do tính cách bảo thủ của lao động nông nghiệp nói chung
Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn cũng là một trong những yếu tố ảnhhưởng đến kết quả, hiệu quả của hoạt động NTTS bởi đây là một ngành đòi hỏi kỹthuật rất cao Rất nhiều nơi lý do thất bại là không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật
Bảng 7: Trình độ văn hóa và chuyên môn của các chủ hộ
Trang 33thể khẳng định lại ý kiến này ta sẽ tiến hành phân tích nó ở một phần sau với một sốứng dụng của thống kê toán học.
Đối với trình độ chuyên môn: đa phần các nông hộ thường không có kiến thức
chuyên môn về nuôi trồng thủy sản mặc dù tính chất của nghề này thì hoàn toàn ngượclại Qua điều tra cho thấy 85,33% các chủ hộ là không có chuyên môn, một số ít cònlại có trình độ trung cấp và sơ cấp, số hộ có trình độ Cao đẳng và Đại học chiếm rất ít
Với đặc điểm dân cư như vậy, chính quyền địa phương cần có những địnhhướng và giải pháp đúng đắn hơn trong việc tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệmcho các nông hộ để sản xuất đạt được hiệu quả tốt
3.1.2 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi trồng thủy sản
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế, mọi hoạt động sảnxuất hầu như không thể tiến hành nếu như không có mặt của nó Quá trình tiến hànhđiều tra cho thấy tổng diện tích đang sử dụng của người dân là khá cao, bình quân mỗi
hộ có 8.826,2 m2 Căn cứ vào chỉ tiêu nguồn gốc hình thành đất thuộc sở hữu củangười dân thì có đất giao khoán, đất đấu thầu và một lượng nhỏ là đất thuê mướn vàđất khai hoang Tuy nhiên, phần đất giao khoán vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất
Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi trồng thủy sản
Trang 34Về cơ cấu đất đai của các hộ nuôi trồng thủy sản, ta nhận thấy rằng một phầnnhỏ trong tổng diện tích đất sử dụng là đất thổ cư và nhà ở, một phần khác là diện tíchđất trồng cây hàng năm mà cụ thể là các loại cây như rau màu, đỗ, lạc Đây là các loạicây góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống Đáng chú ý nhất làđất dành cho NTTS, cụ thể nó chiếm đến 77,35% trong tổng cơ cấu đất đai đang sửdụng Bình quân mỗi hộ có khoảng 6.826,7 m2 để tiến hành hoạt động sản xuất Với sốđất đai như vậy, các hộ có thể tập trung để đầu tư tốt nhằm phát triển sản xuất Phầnlớn quỹ đất ở địa phương là không thể mở rộng thêm được nữa, thậm chí có xu hướngthu hẹp lại bởi thời gian gần đây được sự quan tâm của chính quyền các cấp, rất nhiều
dự án liên quan đến việc phát triển cơ sở hạ tầng như điện đường, trường trạm… dànhcho địa phương Do đó, việc tận dụng dựa trên những nguồn lực sẵn có mà cụ thể làdiện tích đất đai là rất quan trọng, chú trọng tập trung phát triển vào chiều sâu, quantâm đến chất lượng là hướng đi đúng đắn
3.1.3 Tình hình sử dụng vốn vay
Cũng như các nguồn lực quan trọng khác, vốn đóng một vai trò cực kỳ quantrọng và nó càng có ý nghĩa hơn khi đây là một hoạt động sản xuất yêu cầu lượng vốnlớn Với đặc trưng như vậy, đồng thời phần lớn bộ phận người dân sống ở nông thônlàm nông nghiệp nên việc vay vốn là điều tất yếu Thực tế cho thấy, bên cạnh nguồnvốn tự có của gia đình thì một phần lớn là vốn vay mượn từ các nguồn để tiến hànhđầu tư như xây dựng ao hồ, mua sắm trang thiết bị Do hạn chế trong quá trình điều tracũng như khó khăn trong việc cung cấp thông tin từ phía người dân nên đề tài không thểxác định được nguồn vốn tự có của gia đình và nguồn vốn vay một cách chi tiết
Tùy vào mức độ đầu tư khác nhau, một phần có thể ảnh hưởng từ hình thứcnuôi nên mức độ vay vốn của các hộ gia đình khác nhau Nguồn vốn vay được hìnhthành theo hai hướng, thứ nhất là vay chính thống chủ yếu là từ các ngân hàng màphần lớn là Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, một số ngân hàng khác nhưng lượng vay không đáng kể Thứ hai là vay từ bạn
bè và người thân, hoặc một số tiểu thương và người chuyên cho vay ở địa phương
Trang 35Việc vay từ các đối tượng này khiến cho người vay phải chịu mức lãi suất cao hơn rấtnhiều so với vay từ các ngân hàng.
Bảng 9: Tình hình vay vốn và mục đích vay vốn của các hộ điều tra
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011
Bảng 10: Tình hình vốn vay và trả lãi vay của hộ điều tra
( Nguồn: số liệu điều tra 2011)
Kết quả phân tích cho thấy, mức tiền vay bình quân tính cho một hộ là 65.093ng.đ, có hộ vay đến 140.000 ng.đ Đây là một khoản vay rất lớn, riêng đối với tiền lãiphải chịu hàng năm cũng là một gánh nặng Qua bảng trên ta cũng nhận thấy rằng, vay
từ nguồn chính thống vẫn chiếm một phần lớn, bởi đây là một trong những chủ trương
Trang 36Mặc dù hoạt NTTS là hoạt động chính đối với các hộ dân nơi đây, thế nhưng nókhông phải là nguồn thu duy nhất, mà xen vào đó là các hoạt động ngành nghề khác.Điều này cũng dể hiểu, vì thời gian tiến hành sản xuất chỉ kéo dài bốn tháng trongnăm, thời gian nhàn rỗi là điều tất yếu nên cần phải đa dạng hóa thu nhập nhằm hạnchế rủi ro.
Bảng 11: Các hoạt động sản xuất chính trong năm của hộ điều tra
( Nguồn: số liệu điều tra 2011)
Qua điều tra và phân tích ta thấy rằng, trồng lúa cũng là một hoạt động có thểxem là trọng tâm, tiếp theo đó là một số hoạt động như chăn nuôi lợn Nhìn chungcác cấp chính quyền địa phương cần có một số định hướng nhằm thúc đẩy nhân dân
mở rộng ngành nghề sản xuất nhằm đa dạng hóa thu nhập nâng cao chất lượng cuộcsống
Trang 373.1.4 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản
Ngoài những yếu tố cần thiết để tiến hành hoạt động nuôi trồng thủy sản thìviệc trang bị TLSX cũng là một yêu cầu không kém phần cần thiết Các tư liệu này cụthể như máy bơm nước, giàn sục khí, hoặc các tư liệu liên quan đến chăm sóc, thuhoạch như thuyền, chài lưới… Sở dĩ đề tài tiến hành phân tích mức độ trang bị TLSXtheo hình thức nuôi bởi đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnkết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất sau này
Bảng 12: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Nhìn chung các nông hộ có mức độ trang bị TLSX khá đầy đủ cho hoạt động
Trang 38dụng chế phẩm sinh học thì các dụng cụ được trang bị đầy đủ hơn Chẳng hạn đối vớimáy bơm nước, trong khi ở hình thức QCCT được trang bị là 0,8 chiếc và giá trị tươngứng là 4.380 ng.đ, thì đối với hình thức BTC truyền thống là 1,23 chiếc, giá trị tươngứng là 8.000 ng.đ, tương tự là 1,33 chiếc cho hình thức BTC có sử dụng chế phẩm.Tương tự như về mức độ đầu tư máy sục khí, đây là một tư liệu rất quan trọng liênquan đến việc cung cấp oxy cho đối tượng nuôi Các hộ nuôi đều trang bị khá đầy đủ,đặc biệt mức trang bị là 1,25 chiếc đối với hộ nuôi theo hình thức BTC truyền thống
và 1,27 chiếc đối với hộ nuôi theo hình thức BTC có sử dụng chế phẩm Mức đầu tưcũng theo chiều hướng như vậy đối với một số tư liệu khác như thuyền, nò, sáo… với
cả ba hình thức nuôi Nếu như giai đoạn trước từ 2002 - 2004 thì việc đầu tư TLSX rấtđược chú trọng thì nay xu hướng này lại giảm đi, không ít gia đình có TLSX mà không
sử dụng hoặc không bảo quản bởi họ cho rằng việc sử dụng nó chưa hẳn đã đem lạihiệu quả Cho nên, việc khuyến khích nông dân lấy lại niềm tin vào ngành nghề chínhcủa mình là rất quan trọng, cụ thể ở đây cần làm rõ vai trò tích cực của các tư liệu này
3.2 Kết quả và hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ điều tra 3.2.1 Chi phí và kết cấu chi phí của hoạt động nuôi trồng thủy sản của nông hộ
Để tạo ra được sản phẩm đầu ra chúng ta cần một tổ hợp rất nhiều các yếu tốđầu vào Bên cạnh việc việc đầu tư các yếu tố cơ bản ban đầu việc đầu tư giống, thức
ăn lao động, tu bổ, xử lý ao hồ… sẽ là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến kếtquả cuối cùng của quy trình sản xuất Việc phân tích chi phí và cơ cấu chi phí của hộnuôi là rất quan trọng, qua đó đề tài phải trả lời các câu hỏi cơ bản sau đây: liệu có sựkhác biệt về chi phí sản xuất giữa các hình thức nuôi? Trong bảng kết cấu chi phí thìnhững thành phần nào chiếm tỷ trọng cao nhất? Mức độ đầu tư các loại chi phí khácnhau có cho kết quả khác nhau hay không? Việc đầu tư như vậy đã ở mức hợp lý chưa,
có cần phải điều chỉnh tăng, giảm gì không ? Cần và không cần đầu tư thêm ở nhữngyếu tố nào? (Do hạn chế về mặt thực tế của việc ước lượng cũng như về chuyên mônnên đề tài chỉ dừng lại ở việc lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mộtcách tương đối)
Trang 39Kết quả phân tích cho thấy, trong cơ cấu tổng chi phí tính chung cho cả ba hìnhthức nuôi thì chi phí trung gian chiếm một tỷ trọng rất lớn, cụ thể là 38.086 ng.đ/hahay 74,66% trong cơ cấu tổng chi phí Có thể nói rằng đây là nhân tố mang tính quyếtđịnh đến kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ sau này Khoản chi phí trung gian đềuchiếm một tỷ lệ lớn đối với cả ba hình thức nuôi, cụ thể trên 70% Tuy nhiên, mức đầu
tư về mặt giá trị đối với các hình thức nuôi có sự khác biệt rõ rệt, nếu hình thức nuôiQCCT mức đầu tư chỉ ở mức vừa phải, con số cụ thể là 23.371 ng.đ/ha thì đối với haihình thức nuôi BTC mức đầu tư chi phí trung gian đều cao hơn nhiều và gần như gấpđôi Với hình thức nuôi BTC có sử dụng chế phẩm, mức đầu tư về chi phí trung giancao hơn so với hình thức nuôi BTC truyền thống nhưng mức chênh lệch này khôngđáng kể Ở đây chúng ta tạm thời đề cập đến chi phí trung gian còn các khoản mụckhác như KHTSCĐ, lãi vay, lao động gia đình, ta sẽ đề cập ở phần phân tích chi tiếtdưới đây
Tương tự như vậy, ta xét đến chỉ tiêu tổng quát nhất là tổng chi phí sản xuấtcủa hộ, với hình thức nuôi QCCT mức đầu tư là 32.792 ng.đ/ha, mức đầu tư này phảnánh đúng bản chất của hình thức nuôi này; với hình thức nuôi BTC truyền thống mứctổng chi phí là 58.537 ng.đ/ha, mức này thấp hơn so với hình thức nuôi BTC có sửdụng chế phẩm gần 4.000 ng.đ/ha Cuối cùng, tổng chi phí sản xuất tính chung cho cả
ba hình thức nuôi là 51.011 ng.đ/ha, nhìn chung mức đầu tư này khá cao so với một sốkhu vực khác ở đầm Phá Tam Giang, chứng tỏ người dân nơi đây rất chú trọng đếnhoạt động NTTS
Việc phân tích tổng quan về chi phí và kết cấu của chi phí cho ta cái nhìn sơlược về mức độ đầu tư của các hộ NTTS nói chung Để có thể hiểu sâu hơn về vấn đềnày ta tiến hành phân tích một cách chi tiết hơn đối với các loại chi phí riêng biệt nhằmgiải quyết các câu hỏi liên quan đến sự khác biệt chi phí giữa các hình thức nuôi, đồngthời làm tiền đề cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả vàhiệu quả sau này