tài liệu điều dưỡng cơ bản một bao gồm các bài có trong chương trình điều dưỡng cơ sở 1 của bộ giáo dục và đào đạo, nói về các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, hướng dẫn chi tiết các bước của quy trình điều dưỡng
Trang 1MỤC LỤC
Lịch sử ngành điều dưỡng – kế hoạch hành động quốc gia về công tác điều dưỡng 03Vai trò, nhiệm vụ của người điều dưỡng – nguyên lý thực hành điều dưỡng 19
Tiếp nhận người bệnh nhập viện, xuất viện, chuyển viện 51
Tư thế nghỉ ngơi, trị liệu – vận chuyển, nâng đỡ bệnh nhân 64
Trang 2GIỚI THIỆU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG
MỤC TIÊU
1 Nêu được sơ lược lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng ở Viêt Nam và trên Thế giới.
2 Trình bày được kế hoạch hành động quốc gia về công tác điều dưỡng từ nay đến năm 2020
NỘI DUNG
I LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
1 Sơ lược lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng thế giới.
Điều dưỡng (nursing) có nghĩa là chăm sóc, nuôi dưỡng Nguồn gốc của sự chăm sóc là từnhững hành động của bà mẹ đối với con kể từ khi chúng mới lọt lòng
Trang 3Từ thời xa xưa do kém hiểu biết, con người tin vào thần linh họ cho rằng “thần linh là đấngthiệng liêng có quyền uy …” Khi có bệnh họ mời các pháp sư đến cầu kinh để chữa bệnh, khi họchết cho rằng đó là tại số, tại Thượng đế không cho sống từ đó hình thành nên các miếu, đền thờ,
tù đó tự phát hình thành các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người ốm tại đây Các pháp sư locầu kinh chữa bệnh, các nhóm người (phụ nữ) chuyên lo viêc chăm sóc bệnh nhân Hình thànhmối liên kết giữa: Y khoa - Điều dưỡng – Tôn giáo
Ở thế kỷ thứ I, năm 60, Bà Phoebe (Hy Lạp) đã chủ động đến từng nhà có người ốm để chăm
sóc Sau này bà được suy tôn là người Điều dưỡng tại gia đầu tiên trên Thế giới
Thế kỷ thứ IV, Bà Phabiola (La Mã) đã dành căn nhà sang trọng của mình làm nơi chăm sóc
nuôi dưỡng người ốm do chính bà tự đảm nhiêm
Thời kỳ chiến tranh (viễn chinh) ở châu Âu, có nhiều bệnh viên được thành lập Nhiều ngườitham gia công tác chăm sóc người ốm, nghề Điều dưỡng đã tự phát hình thành và được nhiềungười tôn kính
Đến thế kỷ thứ XVI, chế độ nhà thờ ở Anh bị bãi bỏ, các tổ chức tôn giáo bị giải tán, thiếu hụttrầm trọng người chăm sóc những người ốm Những người phụ nữ phạm tội thay vì đi tù họ đãđược lựa chọn là những người chăm sóc người ốm Những quan niêm xấu về nghề Điều dưỡng đãhình thành từ đây
Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, bà Floren Nightingale (1820 – 1910) là phụ nữ Anh Bà
sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, được học hành, biết ngoại ngữ, xong bà có hoài bão và
mơ ước được giúp đỡ người nghèo Vượt qua mọi trở ngại, phản kháng của gia đình, bà đã học vàlàm viêc tại bệnh viên Kaiser Weth (Đức) năm 1847 rồi ở Pháp năm 1853
+ Năm 1845- 1855, chiến tranh Crime nổ ra, bà được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ cùng 38 người phụ
nữ khác tham gia chăm sóc thương bệnh binh của quân đội Hoàng gia Anh Tại đây bà đã đưa ra
lý thuyết về khoa học vệ sinh tại các cơ sở Y tế Sau 2 năm thực hiện bà đã làm giảm tỷ lê chết donhiễm trùng từ 42% xuống còn 2% Bà đã làm viêc cần cù, đêm đêm cầm đèn đi tua chăm sócthương bệnh binh Bà đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong họ thời đó Sau này về nước bà đã đượctăng thưởng 50.000 bảng Anh
+ Bà Floren Nightingale đã giành toàn bộ số tiền trên để thành lập trường Điều dưỡng đầu tiêntrên Thế giới (1860) Trường Floren Nightingale với chương trình đào tạo 1 năm, đã tạo nền móngcho hệ thống đào tạo Điều dưỡng ở Anh và nhiều nước trên Thế giới
+ Sau này hội Điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày sinh của bà (12/5) làm ngày Điềudưỡng thế giới hàng năm
Ngọn đèn dầu trở thành biểu tượng của ngành Điều dưỡng
Hiện nay ngành Điều dưỡng trên thế giới đã lớn mạnh, được coi trọng như các ngành khoa họckhác, có nhiều trình độ và chức danh khác nhau, đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận
2 Sơ lược lịch sử phát triển ngành Điều dưỡng Viêt Nam
Cũng như các nơi trên thế giới, từ thời xa xưa các bà mẹ Viêt Nam đã chăm sóc, nuôi dưỡng concái và gia đình mình Bên cạnh những kinh nghiêm chăm sóc gia đình, các bà đã được truyền lạicác kinh nghiêm dân gian của các lương y trong viêc chăm sóc người bệnh Lịch sử y học của dân
Trang 4tộc ghi rõ phương pháp dưỡng sinh, đã được áp dụng trong viêc điều trị và chăm sóc người bệnh.Hai danh y nổi tiếng thời xưa của dân tộc ta là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791)
và Tuê Tĩnh (1330) đã sử dụng phép dưỡng sinh để trị bệnh rất có hiệu quả
Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Danh y Tuê Tĩnh
2.1 Giai đoạn trước năm 1954
Thời kỳ Pháp thuộc đã xây nhiều bệnh viện, trước năm 1990 ban hành chế độ học việc chonhững người muốn làm việc tại các bệnh viện Việc đào tạo là không chính quy, chỉ là cầm tay chỉviệc, họ là những người giúp việc, thạo kỹ thuật vững tay nghề, phụ giúp cho bác sỹ
Năm 1901 mở lớp nam Y tá đầu tiên ở bệnh viện Chợ Quán
Năm 1923 mở trường đào tạo Y tá tại bản xứ, chế độ chính sách không coi trọng người bản xứ,coi y tá như là người giúp việc, lương thấp
Năm 1924 hội y tá ái hữu và nữ hộ sinh Đông Dương thành lập do ông Lâm Quang Thiêm phụtrách
Ở miền Bắc, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 lớp Y tá đầu tiên được mở, với thời gian học 6tháng, do GS Đỗ Xuân Hợp làm hiệu trưởng ở quân khu X Viêt bắc, sau đó đến liên khu III
Trong những năm 50, do nhu cầu của cuộc chiến tranh, cục quân y mở lớp đào tạo Y tá cấp tốc 3tháng Trong giai đoạn này, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, thiếu thuốc men, phương tiên thô sơ, lạchậu Viêc điều trị cho thương bệnh binh chủ yếu dựa vào chăm sóc
2 2 Giai đoạn 1954- 1975
2.2.1 Ở Miền nam.
Năm 1956, có trường điều dưỡng riêng với chương trình đào tạo 3 năm
Năm 1968 mở lớp đào tạo Y tá 12 tháng (sơ cấp)
Năm 1970, Hội Điều dưỡng Miền nam Viêt Nam thành lập
Năm 1973, mở lớp đào tạo Điều dưỡng công cộng 3 năm
Trang 52.2.2 Ở Miền bắc
Năm 1954, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình đào tạo Y tá sơ cấp
Năm 1960, một số bệnh viên và trường Trung học y tế trung ương mở lớp đào tạo Y tá trưởng Năm 1968, xây dựng chương trình đào tạo Y tá trung cấp 2 năm 6 tháng cho đối tượng tốtnghiêp lớp 7 phổ thông, tại bệnh viên Bạch Mai, bệnh viện E trung ương, bệnh viện Việt Đức, sau
đó xây dựng thành trường Trung học y tế Bạch Mai trực thuộc Bộ Y Tế
2.3 Giai đoạn từ 1975 đến nay
Sau năm 1975 Bộ Y tế đã thống nhất chỉ đạo công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân trong cảnước, nghề Điều dưỡng cũng có tiếng nói chung cho cả 2 miền
2.3.1 Về công tác tổ chức
Năm 1982, Bộ Y tế ban hành chức danh Y tá trưởng bệnh viên, trưởng khoa
Năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập phòng Điều dưỡng trong các bệnh viên có từ
150 giường trở lên
Năm 1992, thành lập phòng Điều dưỡng của Bộ Y tế nằm trong vụ điều trị
Tháng 4/2000 Bộ trưởng bộ Y tế đã ký quyết định phệ duyêt kế hoạch hành động quốc gia vềtăng cường công tác Điều dưỡng - Hộ sinh, giai đoạn 2002 – 2010
3.2.2 Về công tác đào tạo, phát triển nhân lực Điều dưỡng
Năm 1986 về đào tạo điều dưỡng Đại học, năm 1985, Bộ Y tế được Bộ Đại học và Trung họcchuyên nghiêp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đồng ý, đã tổ chức khóa đào tạo đại học Cử nhân điềudưỡng tại chức đầu tiên tại Trường Đại học Y Hà Nội, năm 1986 tại Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh và đến năm 1996 tổ chức khóa đào tạo Đại học Cử nhân điều dưỡng chính quy.Năm 1999 Bộ Y tế chính thức ban hành chức vụ điều dưỡng trưởng tại Sở Y tế Viêc đào tạođiều dưỡng cao đẳng bắt đầu từ năm 1993 và hiện nay Bộ Y tế đang từng bước nâng cấp cáctrường trung cấp y lên thành trường cao đẳng y tế Từ năm 2003 chương trình đào tạo điều dưỡngtrung cấp rút ngắn từ 2 năm 6 tháng, xuống còn 2 năm
Năm 2006, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh được Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép
mở đào tạo thạc sĩ điều dưỡng đầu tiên của Viêt Nam, chương trình được ThS ĐD Trần ThịThuận và nhóm Hội điều dưỡng Nhịp cầu thân hữu biên soạn
Riêng về đào tạo điều dưỡng trưởng, liên tục từ năm 1982 đến nay nhiều lớp điều dưỡng trưởng
đã được tổ chức tại các trường Trung học Kỹ thuật Y tế Trung ương I (nay là Đại học Kỹ thuật y
tế Hải Dương), Trung học Kỹ thuật Y tế Trung ương III (nay là Khoa điều dưỡng kỹ thuật y họcĐại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh) lớp THYT Bạch Mai, Cao đẳng y tế Nam Định (nay làTrường Đại học Điều dưỡng Nam Định)
Đến 2005, chương trình Quản lý điều dưỡng được Bộ Y tế chỉnh lý thành chương trình đào tạođiều dưỡng trưởng dùng đào tạo chung cho các điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng bệnhviện toàn quốc
3 Sự ra đời và phát triển của Hội điều dưỡng
- Năm 1986, khu vực thành phố Hồ Chí Minh mở đại hội thành lập Hội Điều dưỡng thành phố
Hồ Chí Minh
Trang 6- Năm 1989, Hội Điều dưỡng thủ đô Hà Nội và Hội Điều dưỡng tỉnh Quảng Ninh ra đời, sau đólần lượt một số tỉnh thành khác cũng thành lập Hội Điều dưỡng, thôi thúc sự ra đời của Hội Điềudưỡng Viêt Nam
- Ngày 26/10/1990, Hội Y tá - Điều dưỡng Viêt Nam được thành lập, cho đến nay Hội đã hoạtđộng được 6 nhiêm kỳ với 6 lần đại hội
+ Nhiêm kỳ I (1990 - 1993) : đại hội lần thứ 1 là đại hội thành lập hội được tiến hành vào ngày26/10/1990 tại Hà Nội
+ Nhiêm kỳ II (1993 - 1997) : Đại hội lần 2 được tổ chức vào ngày 26/3/1993 tại Hà Nội
+ Nhiêm kỳ III (1997 - 2001) : Đại hội lần thứ 3 được tiến hành vào ngày 17/5/1997 tại hộitrường Thống Nhất - thành phố Hồ Chí Minh Đại hội đã đồng ý đổi tên Hội Y tá - Điều dưỡngViêt Nam thành Hội Điều dưỡng Viêt Nam
+ Nhiêm kỳ IV (2002 – 2007) : Đại hội lần thứ 4 hội Điều dưỡng Viêt Nam được tổ chức vàongày 11/5/2002 tại Hà Nội Trong nhiêm kỳ này Hội Điều dưỡng Viêt Nam đã có nhiều đóng gópxây dựng các chính sách và tiêu chuẩn thực hành điều dưỡng, nhà nước đã đổi tên ngành Y táthành ngành Điều dưỡng
+ Nhiêm kỳ V (2007 – 2012) : Đại hội lần thứ 5 được tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào ngày 24 và25/10/2007
+ Nhiêm kỳ VI (2012 – 2017) : Tại Hà Nội, Hội Điều dưỡng Viêt Nam phối hợp với Bộ y tế tổchức đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiêm kỳ (2012 – 2017)
Đến nay, mạng lưới của hộ Hội đã phủ tới 60/63 tỉnh, thành phố với trên 800 chi hội và hơn 80nghìn hội viên Sự hoạt động của hội đã góp phần cùng nhà nước, Bộ Y tế thúc đẩy ngành Điềudưỡng phát triển, động viên điều dưỡng thêm yêu nghề nghiêp và thúc đẩy công tác chăm sóc tạicác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Trong quá trình phát triển của ngành Điều dưỡng Viêt Nam từkhi đất nước được thống nhất đến nay, chúng ta đã được nhiều tổ chức điều dưỡng quốc tế giúp đỡ
cả về tinh thần, vật chất và kiến thức Trong các tổ chức đó phải kể đến đội ngũ điều dưỡng củaThụy Điển, hội Điều dưỡng Canada, v.v Các bạn đã giúp chúng ta cả về kinh phí, kiến thức và tàiliêu Chúng ta không thể quên được sự giúp đỡ quý báu của các bạn điều dưỡng quốc tế Chínhcác bạn đã giúp đỡ chúng ta hiểu rõ nghề nghiêp của mình và phấn đấu cho sự nghiêp Điều dưỡngViêt Nam phát triển
II KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
1 Thực trạng công tác điều dưỡng, hộ sinh
1.1 Những thành tựu đã đạt được
1.1.1 Hệ thống y tế được củng cố và chất lượng dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh trong chăm sóc
người bệnh đã từng bước được tăng cường
- Trong những năm qua, dịch vụ ĐD, HS đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng vào việc
nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) Những đổi mới quan trọngnhất bao gồm: bước đầu chuyển đổi mô hình phân công chăm sóc theo công việc sang môhình phân công chăm sóc theo đội, theo nhóm tại các khoa trọng điểm như khoa Hồi sức
Trang 7cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc, Khoa sơ sinh; ban hành các Hướng dẫn quy trình
kỹ thuật CSNB đã được BYT chuẩn hóa và cập nhật
- ĐD, HS đã có sự đóng góp tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, chương
trình tiêm chủng mở rộng, các chương trình phòng chống bệnh lao, phong, tâm thần,chăm sóc người HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và hướng dẫn giáo dục sức khỏe chongười dân ở cộng đồng
- Vai trò, chức năng và vị thế của người ĐD, HS ngày càng được tăng cường, mở rộng.
ĐD, HS phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ trong công tác KBCB
1.1.2 Xây dựng chính sách cho công tác điều dưỡng, hộ sinh
- Trong giai đoạn 2002-2010, nhiều chính sách cho ĐD, HS được xây dựng, bổ sung và
sửa đổi góp phần làm tăng vị thế của ĐDV, HSV trong ngành y tế, đồng thời tạo cơ sởpháp lý cho hai ngành ĐD và HS phát triển độc lập như: tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạchviên chức y tế ĐD, HS; các chế độ lương phụ cấp trách nhiệm cho điều dưỡng trưởng(ĐDT), hộ sinh trưởng (HST), xét tặng các danh hiệu cao quý Thầy thuốc ưu tú, Thầythuốc nhân dân cho ĐDV, HSV
1.1.3 Đào tạo và phát triển nghề nghiệp
Trong những năm qua, hệ thống đào tạo ĐD, HS bao gồm các trường đại học, cao đẳng và trungcấp ở khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc đã được tăng cường về mặt số lượng và các bậc đàotạo Cụ thể như sau:
- Cả nước có 20 cơ sở đào tạo ĐD trình độ đại học và sau đại học trong đó có 5 cơ sở đào tạo
ngoài công lập Trường đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo thạc sĩ ĐD; đạihọc Y Hà Nội hợp tác với đại học Gothenberg Thụy Điển đào tạo 01 khóa thạc sĩ ĐD nhikhoa; Trường Đại học Y, Dược Huế và Trường Đại học ĐD Nam Định đào tạo chuyênkhoa I ĐD Từ năm 2012, Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em thuộc BV Nhi Trung ương bắtđầu đào tạo ĐD chuyên khoa I Nhi
- Hiện có 39 cơ sở đào tạo ĐD, HS trình độ cao đẳng Trong 5 năm trở lại đây, số trường
trung cấp y được nâng cấp lên trường cao đẳng y tế để đào tạo ĐD trình độ cao đẳng tăng rấtnhanh, trong đó, một số trường có đào tạo cao đẳng HS
- Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề gồm 67 trường trực thuộc các
tỉnh, thành phố, trung ương và BYT quản lý Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều đã
có một cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề Ngoài ra, còn
có một số trường ngoài công lập tham gia đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp
- Hầu hết các cơ sở đào tạo đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy học
- Sau khi Bộ Y tế ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam (2012), một số
trường đang đổi mới nội dung, chương trình đào tạo dựa trên năng lực để từng bước hộinhập với các nước trong khu vực Hiện nay, ngành ĐD đã có chương trình đào tạo sau đạihọc (thạc sĩ, chuyên khoa I); ngành HS đã có chương trình đào tạo cao đẳng được xây dựngtrên cơ sở các chương trình tiên tiến, đáp ứng chuẩn quốc tế;
Trang 8- Các Hội đồng Chương trình quốc gia do BYT, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập đã có sự
tham gia và phản biện của Hội ĐD Việt Nam, Hội HS Việt Nam
1.1.4 Quản lý điều dưỡng, hộ sinh
- Hệ thống quản lý ĐD, HS từ Bộ Y tế đến các Sở Y tế (SYT) và các bệnh viện (BV) đã
được hình thành và hoạt động tương đối hiệu quả Tại Cục Quản lý khám, chữa bệnh,BYT đã thành lập Phòng Điều dưỡng - Tiết chế với vai trò tham mưu quản lý nhà nước
về hoạt động của ĐD Trong số 63 SYT, đã có 48 SYT bổ nhiệm ĐD trưởng SYT(76,2%), trong đó 34 ĐD trưởng SYT là Phó phòng Nghiệp vụ Y Tại các BV trực thuộcBYT và các BV tỉnh đã thành lập Phòng ĐD; phần lớn các BV tuyến huyện đã có Phòng
ĐD, số còn lại thành lập Tổ ĐD Một số BV đã bổ nhiệm ĐDV, HSV là Phó Giám đốc BVPhụ trách công tác ĐD
1.1.5 Phối kết hợp hoạt động với các hội nghề nghiệp
- Trong quá trình xây dựng chính sách cho ĐD, HS, Hội ĐD Việt Nam đã có nhiều công
sức đóng góp và phối hợp chặt chẽ với BYT và các Bộ ngành liên quan thúc đẩy quátrình vận động và xây dựng chính sách cho ĐD và HS Các Hội ĐD và Hội HS đã tíchcực tham gia vào trong quá trình xây dựng các chính sách có liên quan đến ĐD và HS.Hội ĐD Việt Nam đã được BYT công nhận là đơn vị có đủ điều kiện đào tạo liên tục vềlĩnh vực điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn
1.2 Những tồn tại và thách thức
1.2.1 Chất lượng chăm sóc điều dưỡng, hộ sinh chưa đáp ứng tốt các nhu cầu chăm sóc có
chất lượng của người bệnh và cộng đồng
- Do thiếu nhân lực ĐDV, HSV nên đa số các khoa lâm sàng áp dụng chế độ thường trực
24 giờ/ngày, mới chỉ tổ chức làm ca ở một số khoa trọng điểm Nhiều BV trong ca trựcđêm chỉ có một ĐDV hoặc một HSV phải theo dõi, chăm sóc cho 30-50 NB, dẫn đến NBkhi vào viện phải đưa theo người nhà để chăm sóc
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho CSNB còn nhiều hạn chế NB chủ yếu phải tự nuôi ăn,
đồ vải và trang thiết bị tối thiểu phục vụ việc sinh hoạt, nghỉ ngơi của NB khi nằm việncòn rất thiếu Việc hướng tới bảo đảm chất lượng của công tác KBCB, đặc biệt dịch vụ
ĐD và HS là các đòi hỏi cấp thiết trong thời gian tới
- Môi trường chăm sóc y tế hiện nay có nhiều áp lực về tâm lý và cường độ công việc nhất
là tại các BV trực thuộc BYT và một số BV tỉnh Ngoài ra còn thiếu các trang bị, phươngtiện phòng hộ cá nhân để phòng ngừa lây nhiễm cho NB và nhân viên y tế trong các hoạtđộng chăm sóc
- Mô hình bệnh tật thay đổi với sự xuất hiện ngày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm
kết hợp với sự gia tăng dân số, nguy cơ già hóa dân số cao tuổi và chi phí nằm viện ngàycàng cao, cần thiết phải tăng cường chăm sóc tại nhà Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sứckhỏe tại nhà hiện nay chưa phát triển kịp với nhu cầu xã hội
- Tình trạng quá tải NB và quá tải công việc làm cho ĐDV, HSV không có nhiều thời gian
giao tiếp với NB tăng nguy cơ sai sót chuyên môn NB phải chờ đợi lâu mới được chăm
Trang 9sóc, phục vụ dẫn đến người bệnh kém hài lòng với các dịch vụ chăm sóc của ĐDV, HSV.
Do vậy, việc điều chỉnh khối lượng công việc của ĐDV, HSV thông qua áp dụng các giảipháp chống quá tải BV; tăng số lượng ĐDV và HSV để áp dụng đúng tỉ số ĐDV và HSVtrên số giường bệnh và tỉ lệ ĐDV và HSV trên số bác sĩ là những khâu đột phá quan trọngnhằm tăng cường chất lượng dịch vụ ĐD, HS trong những năm tới
1.2.2 Hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về điều dưỡng, hộ sinh còn thiếu và chưa đáp ứng với
yêu cầu hội nhập quốc tế
- Hiện nay, hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về ĐD và HS ở Việt Nam chưa được hoàn
thiện so với các chuẩn mực quốc tế Việt Nam tuy đã ban hành Luật Khám bệnh, chữabệnh nhưng còn thiếu các điều khoản cụ thể được quy định trong Luật hành nghề ĐD, HS(Nursing and Midwifery Act) như ở nhiều nước trên thế giới để tạo điều kiện cho ngành
ĐD và HS phát triển độc lập tương xứng với vị trí và tầm quan trọng trong hệ thống chămsóc y tế
- Hiện tại, do chưa có phân cấp cụ thể phạm vi hành nghề của ĐDV, HSV theo trình độ đào
tạo dẫn đến ĐDV, HSV dù có trình độ đào tạo khác nhau nhưng thực hành không khácnhau và thiếu sự phân định giữa vai trò của ĐDV, HSV và của bác sĩ trong chuỗi chămsóc y tế liên tục cho NB Trong thực hành chăm sóc NB, ĐDV và HSV còn thiếu tính tựchủ mà chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh của bác sĩ Điều này đã dẫn đến một thực tế là nghề
ĐD và HS vẫn còn chưa được nhìn nhận như các nghề độc lập Vì vậy trong tương lai,các văn bản qui định trách nhiệm rõ ràng giữa các loại hình nhân viên y tế trong khi hànhnghề KBCB cần được làm rõ Bên cạnh đó, do còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm cũ coiĐDV, HSV chỉ là người giúp việc cho bác sỹ nên tính chuyên nghiệp của ĐDV, HSV cònnhiều hạn chế Bản thân họ còn mang nặng tư tưởng tự ti, phụ thuộc Đây là một trongnhững nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng CSNB đồng thời làm cho mối quan hệgiữa bác sĩ và ĐDV, HSV chưa mang tính chủ động và cộng tác, từ đó ảnh hưởng đếnviệc xây dựng và áp dụng ở Việt Nam các mô hình làm việc tiên tiến trong đó ĐDV vàHSV làm chủ, chịu trách nhiệm chính như ở các nước phát triển
- Chưa xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực HS Việt Nam nên đã ảnh hưởng đến quá
trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo, tài liệu dạy-học, đánh giá năng lực củasinh viên trong quá trình học tập, của HSV trong quá trình làm việc, các chính sách liênquan đến sử dụng và cấp giấy phép hành nghề cho HSV
- Thiếu chuẩn thực hành lâm sàng trong đào tạo ĐDV và HSV dẫn đến chưa áp dụng được
đào tạo dựa trên năng lực một cách toàn diện Do vậy chưa thể bảo đảm ĐDV và HSVkhi tốt nghiệp đạt được những năng lực cần thiết theo chuẩn quốc gia và khu vực
- Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chưa áp dụng mô hình Hội đồng ĐD và Hội
đồng HS đã làm hạn chế sự tham gia của ĐDV và HSV trong quá trình xây dựng và thựchiện các chính sách, thẩm định chương trình đào tạo liên quan, tham gia giám sát thựchành ĐD, HS và cấp chứng chỉ hành nghề cho ĐDV, HSV
1.2.3 Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu cả số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp
Trang 10- Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dân cao (35
người/vạn dân, 2009), nhưng cơ cấu lại không đồng đều và mặc dù số lượng nhân lực
ĐD, HS có tăng lên qua từng năm nhưng tỷ lệ ĐDV, HSV/10.000 dân lại xếp vào cácnhóm nước có tỷ lệ thấp do chính sách tuyển dụng tại các cơ sở y tế Theo thống kê năm
2008 của TCYTTG, tỷ lệ ĐDV, HSV/bác sỹ ở Philippine là 5,1; ở Indonesia là 8,0; TháiLan là 7,0 trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ là 1,6 xếp ở hàng thấp nhất trong khu vựcĐông Nam Á
- Tỷ lệ ĐDS, HSV/bác sỹ ở các cơ sở KBCB còn rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
ĐD, CSNB và chất lượng dịch vụ KBCB Theo Quyết định số 153/2006/QĐ-TT ngày 30tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định 1 bác sĩ có 3,5 ĐDV, HSV, như vậyước tính cả nước còn thiếu khoảng 100.000 ĐDV, HSV làm việc tại các cơ sở y tế Mặc dùlượng ĐDV, HSV tốt nghiệp hằng năm không thiếu nhưng do các cơ sở y tế dành chỉ tiêubiên chế để tuyển bác sĩ, dược sĩ và các chức danh khác vì vậy nên khó có cơ hội đểtuyển đủ số lượng ĐDV, HSV
- Trong những năm gần đây với sự phát triển của công tác đào tạo ĐDV, HSV, nhiều loại
hình ĐDV, HSV được hình thành, như cử nhân ĐD, cử nhân ĐD sản-phụ khoa, thạc sĩ,chuyên khoa I Mặc dù vậy, 85% lực lượng ĐD, HS còn ở trình độ trung cấp (kết quảkiểm tra BV 2010, Cục QLKCB) Như vậy, hiện nay Việt Nam mới chỉ có 15% ĐDV,HSV có trình độ cao đẳng, đại học tương đương với chuẩn đào tạo mà chính phủ cácnước ASEAN đã ký kết trong Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ ĐD và theokhuyến cáo của TCYTTG
- Vấn đề khác đáng quan tâm là y học ngày càng ứng dụng các thành tựu khoa học vào
công tác điều trị và tính chuyên khoa hóa ngày càng cao, đòi hỏi các bác sĩ, ĐDV, HSVphối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác chuyên môn Trong khi ngành ĐD thế giới đãphát triển thành ngành đào tạo đa khoa có nhiều chuyên khoa thì tại Việt Nam mới chỉ cómột số ít các các cơ sở triển khai đào tạo ĐD chuyên khoa nhưng cũng mới chỉ trên mộtphạm vi rất hạn chế
- Bên cạnh những hạn chế nêu trên về nhân lực ĐD, HS, hiện đang có sự mất cân đối về cơ
cấu và phân bổ nhân lực y tế nói chung và nhân lực ĐD, HS nói riêng ở các vùng nôngthôn và vùng khó khăn Nhân lực ĐD có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khu vực thànhthị và các trung tâm lớn Tình trạng dịch chuyển nhân lực ĐD, HS từ tuyến dưới lêntuyến trên, về các thành phố lớn là đáng báo động, ảnh hưởng đến việc bảo đảm số lượngnhân lực y tế cần thiết ở nông thôn, miền núi và y tế cơ sở
1.2.4 Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được các chuẩn năng lực nghề nghiệp đặc biệt là
năng lực thực hành, kỹ năng giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và cộng đồng
- Hiện nay, do còn thiếu nghiêm trọng đội ngũ giảng viên là ĐDV, HSV có trình độ và kỹ
năng thực hành lâm sàng, nên phải sử dụng tới 75% giảng viên các chuyên ngành khác để
Trang 11giảng dạy cho ĐDV, HSV Đội ngũ giáo viên tại nhiều cơ sở đào tạo vừa thiếu vừa yếu vềchất lượng
- Tài liệu đào tạo đại học và cao đẳng chưa phân biệt rõ ràng Đối với chương trình trung
cấp trước đây thời gian đào tạo là 3 năm, hiện nay theo Luật Giáo dục, chương trình nàychỉ có 2 năm, thời gian đào tạo như vậy là quá ngắn, không tương đương với chuẩn củakhu vực ASEAN, chưa đạt chuẩn theo khuyến cáo của TCYTTG, của Hội đồng ĐD vàcủa Liên đoàn HS quốc tế
- Các trường thiếu kinh phí thường xuyên để nâng cấp các phòng thực hành các môn y học
cơ sở, thực hành ĐD tiền lâm sàng, trong khi đó các môn này là xương sống của mộtchương trình đào tạo ĐD, HS Tình trạng này thực sự ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo,nhất là năng lực thực hành của ĐDV, HSV
- Cơ sở thực hành lâm sàng chưa đáp ứng nhu cầu thực tập của học sinh, sinh viên Nhiều
trường chưa có cơ sở thực hành lâm sàng mẫu, thiếu đội ngũ giảng viên hướng dẫn thựchành lâm sàng Các điều kiện thực hành tại BV còn rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởngđến năng lực thực hành của ĐDV, HSV sau khi ra trường do trong quá trình học khôngđược thực hành nhiều như trước đây
- Việc đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng, đại học ĐD hiện nay đang rất tự phát, thiếu quy
hoạch, không có sự điều phối của cơ quan chức năng Các trường tự xác định quy mô đàotạo và áp dụng quy chế xét tuyển nên nhiều trường nhất là trường trung cấp ngoài cônglập tuy mới thành lập nhưng đã tuyển sinh hết công suất, trong khi đang thiếu đội ngũgiảng viên cơ hữu, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ sở thực hành Chất lượng đàotạo không đồng đều giữa các trường do các điều kiện hỗ trợ học tập và trình độ giáo viênchênh lệch Điều này đặt ra yêu cầu cần kiểm định chất lượng chặt chẽ hơn và cần cóđánh giá chất lượng thực hành của ĐDVtrước khi cấp chứng chỉ hành nghề đối với ĐDV,HSV, đặc biệt là bậc đào tạo trung cấp
2 Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng, hộ sinh giai đoạn
từ nay đến năm 2020
2.1 Mục tiêu
2.1.1 Mục tiêu chung
- Đến năm 2020, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do ĐDV, HSV cung cấp bảo đảm an toàn,
chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng của ngườibệnh tại các cơ sở KBCB; ngành ĐD và HS phát triển đạt theo chuẩn nghề nghiêpkhu vực và quốc tế
Trang 12- Chỉ tiêu 1: Năm 2015, 100% các BV Trung uơng, 70% các BV tuyến tỉnh, 50% số BV
tuyến huyên và đến năm 2020, 100% các BV triển khai thực hiện đầy đủ các quy định vềchăm sóc NB theo Thông tư 07/2011/TT-BYT
- Chỉ tiêu 2: Năm 2015, 100% các BV tuyến Trung ương, 50% các BV tuyến tỉnh, tuyến
huyên và đến năm 2020, 100% các BV tổ chức cho ĐDV, HSV làm viêc theo ca tại cáckhoa trọng điểm, có cường độ làm viêc cao của BV, bao gồm các khoa: Cấp cứu, Hồi sứctích cực, Gây mê –Phẫu thuật, Phòng đẻ, sơ sinh
- Chỉ tiêu 3: Năm 2015, 100% BV tuyến Trung ương, 50% các BV tuyến tỉnh, tuyến
huyên và đến năm 2020, 100% các BV áp dụng mô hình chăm sóc phù hợp trên nguyêntắc lấy NB làm trung tâm và phát huy tính tựchủ của ĐDV, HSV
- Chỉ tiêu 4: Năm 2015, 20% BV các tuyến và đến năm 2020, 80% BV các tuyến thực
hiện phân cấp phạm vi thực hành của ĐDV, HSV theo trình độ đào tạo
- Chỉ tiêu 5: Năm 2015, 30% các tỉnh, thành phố và đến năm 2020, 60% các tỉnh, thành phố
áp dụng mô hình CSSK người cao tuổi tại nhà
M
u c tiêu c ụ thể 2: Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính tự chủ, độc lập và vị thế của nghề
ĐD và HS trong CSSK nhân dân, quản lý và điều hành công tác ĐD và HS ở các cấp được xâydựng và hoàn thiện theo khuyến cáo quốc tế
Chỉ tiêu phấn đấu:
- Chỉ tiêu 1: Chuẩn Năng lực cơ bản của HS Viêt Nam được phệ duyêt vào trước năm 2015.
- Chỉ tiêu 2: Chuẩn giáo dục của ĐD và HS được ban hành trước năm 2015.
- Chỉ tiêu 3: Chuẩn đạo đức nghề nghiêp HSV được phệ duyêt trước năm 2015.
- Chỉ tiêu 4: Phạm vi hành nghề của ĐDV và của HSV theo trình độ đào tạo được ban hành
ụ c tiêu c ụ thể 3 Tăng cường nguồn nhân lực ĐD, HS, cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình
độ phù hợp, ưu tiên nhân lực cho khu vực khó khăn (miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hảiđảo và khu vục nông thôn) bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế, đáp ứng nhucầu phát triển của xã hội, yêu cầu thực Hiện thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong khu vựcASEAN, các chuẩn mực của Hội đồng ĐD quốc tế và Liên đoàn HS quốc tế
Chỉ tiêu phấn đấu:
- Chỉ tiêu 1: Năm 2015, có 18,5 ĐDV, HSV trên 10.000 dân (15 ĐDV và 3,5 HSV) và đến
năm 2020, có 25 ĐDV, HSV/10.000 dân (20 ĐDV và 05 HSV)
- Chỉ tiêu 2: Năm 2020, 100% các trạm y tế xã ở khu vực có điều kiên kinh tế, xã hội đặc
biêt khó khăn có ĐDV và HSV trong biên chế của trạm để thực hiện nhiêm vụ chăm sócsức khỏe nhân dân trong lĩnh vực ĐD, HS (trừ những trạm đã có y sĩ Sản-Nhi)
- Chỉ tiêu 3: Năm 2015, có 100 thạc sĩ ĐD, HS và đến năm 2020, có 500 thạc sĩ ĐD, HS.
- Chỉ tiêu 4: Năm 2015: có 15 tiến sĩ ĐD, HS và đến năm 2020, có 50 tiến sĩ ĐD,HS.
Trang 13- Chỉ tiêu 5: Năm 2015: 40% giáo viên trong các cơ sở đào tạo ĐD, HS là ĐDV, HSV và
đến năm 2020: 70% giáo viên trong các cơ sở đào tạo ĐD, HS là ĐDV và HSV
- Chỉ tiêu 6: Năm 2020, tối thiểu 30% các trường/cơ sở đào tạo ĐD, HS có giáo viên là ĐD
hoặc HS tham gia công tác quản lý, lãnh đạo
- Chỉ tiêu 7: Năm 2015, 70% sinh viên ĐD tốt nghiêp và đến năm 2020, 100% sinh viên ĐD
tốt nghiêp đạt chuẩn năng lực cơ bản của ĐD đã phệ duyêt
- Chỉ tiêu 8: Năm 2015, 50% sinh viên HS tốt nghiêp và đến năm 2020, 100% sinh viên HS
tốt nghiêp đạt chuẩn năng lực cơ bản của HS đã được phệ duyêt
- Chỉ tiêu 9: Năm 2015, 30% ĐDV, HSV và đến năm 2020, 50% ĐDV, HSV có trình độ cao
đẳng trở lên
- Chỉ tiêu 10: Từ năm 2015, 100% ĐDV, HSV đang làm viêc trong hệ thống y tế được đào
tạo cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiêp vụ theo quy định của Luật KBCB với nhữngnội dung đào tạo thiết yếu để nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn và nghiêp vụ
- Chỉ tiêu 11: Năm 2015, 50% HSV trực tiếp hành nghề và từ năm 2020, 100% HSV trực
tiếp hành nghề được đào tạo cập nhận hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ SKSS
- Chỉ tiêu 12: Năm 2015, 30% HSV trực tiếp hành nghề và từ năm 2020, 100% HSV
trực tiếp hành nghề được đào tạo bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn của người đỡ đẻ có kỹnăng đã được Bộ Y tế phệ duyêt
- Chỉ tiêu 13: Năm 2015: Đưa vào áp dụng phần mềm quản lý đào tạo sinh viên ĐD, HS và
- Chỉ tiêu 3: Năm 2015, 100% BV có hệthống quản lý ĐD theo quy định tại Thông tư số
07/2011/TT-BYT vào năm 2015;
- Chỉ tiêu 4: Năm 2015, 100% TTCSSKSS, nhà HS, phòng khám đa khoa có ĐDT hoặc
HST;
- Chỉ tiêu 5: Năm 2015, 70% ĐDT, HST các cấp và đến năm 2020, 100% ĐDT, HST các
cấp đạt tiêu chuẩn chuyên môn và có chứng chỉ quản lý ĐD theo quy định;
- Chỉ tiêu 6: Năm 2020, 30% các BV/cơ sở KBCB có ĐDV, HSV tham gia công tác quản lý,
Trang 14- Chỉ tiêu 1: Hội ĐD Viêt Nam và Hội HSViêt Nam tham gia tư vấn, xây dựng và giám sát
thực hiện chính sách về ĐD, HS
- Chỉ tiêu 2: Từ năm 2015, Hội ĐD Viêt Nam và Hội HS Viêt Nam tham gia thẩm định
chương trình và tài liêu đào tạo ĐD, HS
- Chỉ tiêu 3: Từ năm 2015, Hội ĐD Viêt Nam và Hội HS Viêt Nam tham gia thẩm định, công
nhận chất lượng của các cơ sở đào tạo ĐD, HS
- Chỉ tiêu 4: Từ năm 2015, Hội ĐD Viêt Nam và Hội HS Viêt Nam tham gia quá trình cấp
chứng chỉ hành nghề cho ĐDV, HSV
- Chỉ tiêu 5: Hội ĐD Viêt Nam và Hội HS Viêt Nam phối hợp với các cơ quản lý liên quan
thực Hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá hình ảnh nghềnghiêp và hình ảnhngười ĐD, HS để nâng cao giá trị nghề nghiêp và vị thế cá nhân của ĐD, HS trong xã hội;
- Chỉ tiêu 6: Xây dựng cổng thông tin của Hội HS Viêt Nam để phối hợp cùng với cổng
thông tin điên tử của Hội ĐD Viêt Nam tạo thành diễn đàn trao đổi thông tin, tuyên truyền
về nghề ĐD, nghề HS góp phần phát triển nghề nghiêp và đội ngũ ĐDV, HSV
2.2 Các giải pháp thực hiện
2.2.1 Giải pháp về chính sách, quản lý và tổ chức
- Tăng cường sự tham gia của ĐD và HS vào viêc xây dựng các chính sách liên quan đến ĐD,
HS ở các cấp của ngành y tế
- Thành lập Hội đồng tư vấn về công tác ĐD, HS để tham mưu cho các cấp của ngành y tế
về chính sách liên quan tới ĐD,HS
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ĐD và HS trong Cục Quản lý khám, chữa bệnh
(QLKCB), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (SKBMTE), Bộ Y tế và ở địa phương Tiếp tụccủng cố hệ thống ĐDT, HST Sở Y tế, tối thiểu có 1 ĐDT hoặc HST tại SYT Có phòng ĐD,
HS tại một số SYT tỉnh, thành phố lớn Chỉ đạo thực hiện bổ nhiêm ĐDT, HST có đủ tiêuchuẩn theo quy định của BYT
- Tăng cường nhân lực cho hệ thống quản lý ĐD và HS các cấp từ Bộ Y tế đến địa phương,
các cơ sở KBCB nhà nước và tư nhân nhằm bảo đảm công tác tham gia vào quá trình xâydựng chính sách, lập kếhoạch, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo triển khai công tác ĐD, HS
- Thành lập và tăng cường chất lượng hoạt động của Hội đồng ĐD và HS BV Tiếp tục củng
cố về tổ chức và năng lực quản lý của Phòng ĐD và HS BV
- Hoàn thiện các hướng dẫn vềphân cấp trong các kỹ thuật ĐD và HS theo trình độđào tạo là
cơ sở để phân công trách nhiêm trong chăm sóc NB và giám sát để bảo đảm hướng dẫn vềphân cấp được thể Hiện trong bản mô tả công viêc của từng chức danh ĐD và HS tại cơ sở
- Hoàn thiện các chính sách có liên quan đến tuyển dụng, khuyến khích, đãi ngộ phù hợp cho
ĐDV và HSV, đặc biêt cho ĐDV và HSV và cô đỡ thôn bản làm viêc tại tuyến cơ sở, các cơ
sở y tế dự phòng, các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi khó khăn
- Hoàn thiện các hướng dẫn hỗtrợ cho tuyển dụng đủ số lượng để bảo đảm tỉ số ĐDV và HSV
trên giường bệnh và tỉ sốĐDV và HSV trên số bác sĩnhằm tăng cường chất lượng các dịch
vụ chăm sóc đáp ứng nhu cầu NB
Trang 15- Hoàn thiện các hướng dẫn hỗ trợ cho đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, và từ cao
đẳng lên đại học để bảo đảm tăng nhanh số lượng ĐDV và HSV ởtrình độ cao đẳng, đại họcbao gồm cả các chính sách hỗtrợ về tài chính
- Tăng cường giám sát để các BV, các cơ sở y tế bảo đảm môi trường làm viêc phù hợp cho
ĐDV và HSV Đưa điều kiên làm viêc của nhân viên vào trong tiêu chí đánh giá chấtlượng, xếp hạng BV
- Áp dụng hệ thống cơ sở dữliêu đăng ký sinh viên/học sinh ĐD, HS đầu vào để có thể theo
dõi được số lượng đào tạo và là cơ sở để đánh giá, cấp chứng chỉ hành nghề
- Áp dụng hệ thống cơ sở dữliêu quản lý nhân lực, bao gồm cả cấp chứng chỉhành nghề
ĐD, HS và nơi hành nghề để có thể theo dõi được sự biến động và dựbáo nhu cầu về ĐD
2.2.2 Giải pháp tăng cường nguồn nhân lực Điều dưỡng, Hộ sinh
a Đào tạo chính quy
- BYT phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo và UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo củng
cố và nâng cấp các trường trung cấp y tế lên cao đẳng Mở thệm các cơ sở đào tạo có đủđiềukiên tăng cường đào tạo ĐD, HS có trình độ cao đẳng, đại học và các mã ngành đào tạo ĐDchuyên khoa Định kỳkiểm tra các điều kiên đào tạo cao đẳng ĐD, HS sau khi được nângcấp trường cao đẳng và mở mã ngành đào tạo
- Tiếp tục xây dựng các chương trình đào tạo theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế Pháttriển các chương trình đào tạo HS đại học và sau đại học (chương trình đào tạo thạc sĩ, tiếnsĩ) Phát triển các chương trình đào tạo ĐD chuyên khoa (Nhi, Hồi sức, Ngoại, Tâmthần, Lão khoa, Phòng mổ, TMH, Mắt, QLĐD ) Áp dụng chuẩn năng lực ĐD, HS do BYTban hành trong xây dựng chương trình, giáo trình và đánh giá đào tạo ĐD, HS
- Tăng cường đào tạo để bảo đảm số lượng ĐD và HS theo các chỉ tiêu của BộY tế thông quahệthống đào tạo của nhà nước và tư nhân Khuyến khích các cơ sởđào tạo tư nhân tham giavào đào tạo ĐD và HS trên cơ sở bảo đảm chất lượng đầu ra
- Bảo đảm số lượng của đội ngũ giảng viên ĐD và HS thông qua ưu tiên tuyển dụng, thu hútĐDV, HSV có đủtrình độ và thâm niên lâm sàng ít nhất 3 năm về các cơ sở đào tạo làmgiảng viên nhằm tăng tỷ lê giảng viên là ĐD, HS trên tổng sốgiảng viên trong đó có giảngviên lâm sàng ở các trường, khoa đào tạo ĐD, HS Tăng cường năng lực hệ thống giáoviên ĐD, HS, bao gồm cả các giáo viên lâm sàng tại các BV/cơ sở giảng dạy thực hành
ĐD, HS Tăng cường thành phần ĐDV, HSV vào các Hội đồng xây dựng chương trình đàotạo ĐD, HS
- Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường đào tạo ĐD, HS theo hướng chuẩn hóa, Hiện đạihóa đặc biêt là trang thiết bị dạy học, phòng thực hành tiền lâm sàng và thúc đẩy phối kếthợp giữa nhà trường với các cơ sởthực hành để sinh viên ĐD, HS có cơ hội thực hành bảođảm năng lực đầu ra của sinh viên
- Bảo đảm chất lượng đào tạo ĐD, HS thông qua áp dụng nghiêm túc quy trình quản lý chấtlượng, thẩm định đào tạo và áp dụng đào tạo theo hướng hình thành năng lực dựa trênbằng chứng Tăng cường đào tạo theo hướng hình thành năng lực dựa trên bằng chứng, bảo
Trang 16đảm chất lượng đầu ra của ĐD, HS, đặc biêt bảo đảm thái độ và hành vi phù hợp, lấy NBlàm trung tâm Áp dụng chuẩn năng lực do BYT ban hành trong thực hiện đào tạo vàđánh giá đầu ra của ĐD, HS
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo uy tín quốc tế để đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ĐD, HS nhằmtăng thệm cơ sởđào tạo thạc sĩ ĐD, HS trong nước Xây dựng đề án đào tạo đội ngũ chuyêngia ĐD, HS ở nước ngoài Duy trì, mở rộng các cơ sở đào tạo quản lý về ĐD, HS
- Tăng cường số lượng ĐDV và HSV ởtrình độ cao đẳng thông qua đào tạo chính quy, đặcbiêt đào tạo liên thông/chuyển đổi từ hệ trung cấp lên cao đẳng để tăng số lượng ĐDV vàHSV cao đẳng theo hướng hội nhập quốc tếthông qua các giải pháp phù hợp vềchươngtrình đào tạo, tổchức đào tạo và cấp bằng
- Mở rộng các chương trình đào tạo, đặc biêt đào tạo và sử dụng cô đỡthôn bản phù hợp nhằmtăng cường đội ngũ nhân viên y tế có kỹ năng vềĐD, HS tại các vùng có điều kiên kinh tế xãhội đặc biêt khó khăn
b Đào tạo liên tục
- Tăng cường phối kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án tài trợ để đào tạocập nhật kiến thức y khoa liên tục cho ĐD và HS theo quy định của pháp luật về KBCBnhằm đạt được năng lực ĐD và HS, đặc biêt năng lực của người đỡ đẻ có kỹ năng, làmviêc trong lĩnh vực y tế công và tư nhân
- Tăng cường đào tạo tại chỗ, theo phương pháp cầm tay chỉ viêc hoặc qua các hình thức phùhợp tại các cơ sở lâm sàng Áp dụng phương án đưa ĐD và HS làm viêc ở tuyến xã lên làmviêc quay vòng ở BV huyên hoặc tỉnh nhằm duy trì và tăng cường năng lực
- Cập nhật và chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật, các chương trình đào tạo liên tục về an toàn
NB, kiểm soát nhiễm khuẩn, thái độ hành vi, giao tiếp với NB và người nhà NBđể áp dụngtrong toàn quốc
2.2.3 Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
- Bảo đảm phân bố số lượng nhân lực ĐD, HS theo tỷ sốphù hợp trên giường bệnh và trên số
bác sĩ Áp dụng mô hình phân công làm viêc theo ca, đặc biêt những nơi có nhiều NB nặng,
NB cần theo dõi sát Bảo đảm ĐDV và HSV được cập nhật kiến thức y khoa liên tục, thườngxuyên để duy trì năng lực
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiên, dụng cụ phục vụ chăm sóc NB, cải
thiện môi trường làm viêc cho ĐDV, HSV Bên cạnh các tiêu chuẩn chuyên môn kỹthuật, hành vi thái độđối với NB cần đưa vào làm một trong các tiêu chí đánh giá
- Cải thiện các điều kiên phục vụtrực tiếp cho NB gồm ăn, mặc, vệ sinh, chăm sóc, nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ y tế và từng bước áp dụng mô hình chăm sóc NBtoàn diên không cầnngười nhà chăm sóc
- Áp dụng các mô hình làm viêc trong đó ĐDV và HSV làm chủ để bảo đảm NB nhận
được dịch vụ chăm sóc tốt nhất, phù hợp với tình trạng của họ và không tốn kém, tránh sự canthiêp không cần thiết của bác sĩ Áp dụng mô hình các cuộc đẻthường, không biến chứng sẽ
do HS thực hiện đểtránh các cuộc mổ đẻ không cần thiết Áp dụng các mô hình ĐD và HS
Trang 17dựa trên cộng đồng gắn liền với chăm sóc sức khỏe ban đầu, bảo đảm chuỗi chăm sóc liên tụcđểNB và cộng đồng nhận được dịch vụ y tế tốt nhất, thuận tiên, phù hợp với văn hoá, tập quán
và chi phí thấp
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản quy định pháp luật về tăng cường công tác ĐD,
HS, các quy định, hướng dẫn chuyên môn khác, tổchức làm viêc và trách nhiêm cá nhân trongdịch vụĐD, HS, tăng cường công tác giám sát, hỗtrợđể bảo đảm chất lượng các dịch vụ nàytrong CSNB Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật bao gồm cả các chuẩnvềthái độ và hành vi trong lĩnh vực ĐD, HS
2.2.4 Giải pháp về tài chính
- Bố trí nguồn ngân sách riêng cho công tác ĐD và HS trong ngân sách sự nghiêp
ngành y tế các cấp và ở các cơ sở y tế để bảo đảm đào tạo liên tục, các hoạt động có liên quanđến ĐD và HS khác
- Tăng cường phối kết hợp với các chương trình, dự án có can thiêp liên quan đến ĐD và HS để
thực hiện các mục tiêu có liên quan của Chương trình hành động Kinh phí thực HiệnChương trình được huy động từ các nguồn vốn: ngân sách trung ương, ngân sách địaphương, vốn viên trợ quốc tế, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác
- Ưu tiên nguồn tài chính trong nước và quốc tếđể triển khai các Chương trình sau: Chương
trình cấp Bộ về nâng cao chất lượng chăm sóc ĐD, HS; Chương trình nâng cao năng lực lãnhđạo và quản lý cho ĐDT và HST; Chương trình đào tạo giảng viên trình độ cao ngành ĐD vàHS; Đề án đào tạo ĐD, HS ngang chuẩn khu vực và quốc tế; Đề án truyền thông để nâng caosựhiểu biết của người dân về vai trò của ĐD, HS
2.2.5 Giải pháp truyền thông, giáo dục
- Tăng cường nhận thức của người dân, cộng đồng về vai trò của Điều dưỡng,hộ sinh
+ Các cơ quan truyền thông các cấp của ngành y tế như Trung tâm Truyền thông, giáodục sức khỏe trung ương và các tỉnh thành phố, Báo Sức khỏe đời sống, Tạp chí BV,Tạp chí ĐD, các cổng thông tin điên tử, website của BYT, Cục QLKCB, Cục Khoa họccông nghệ và Đào tạo, các SYT, các BV, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp y tếthực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá nâng cao nhận thức về ngành ĐD, HStrong chăm sóc sức khỏe NB và cộng đồng
+ Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, quảng bá nâng caonhận thức của người dân về vai trò quan trọng của ngành ĐD trong chăm sóc sức khỏe
NB và cộng đồng trong tổng thể chuỗi chăm sóc y tế liên tục
+ Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền, quảng bá nângcao nhận thức của người dân về vai trò quan trọng của ngành HS trong chăm sócsức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ sơ sinh, vị thành niên, người cao tuổi, nam giới, đặcbiêt vai trò của HS trong viêc thực hiện chăm sóc các ca đẻthường, không có biến chứng
- Tă ng cường nhận thức về vai trò của chă m sóc điề u dưỡng, hộ sinh trong hệ
thống y tế
Trang 18+ Thực hiện công tác truyền thông, vận động về vai trò của chăm sóc ĐD và HS trong hệthống y tế nhằm nâng cao vị thế của ĐDV, HSV trong chăm sóc sức khỏe nhân dân vàmối quan hệ tương tác giữa ĐDV, HSV với bác sĩ và nhân viên y tế khác
2.2.6 Giải pháp về hợp tác quốc tế
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổchức quốc tế như TCYTTG, Quỹ dân số Liên
hợp quốc (UNFPA), Hội đồng ĐD quốc tế (ICN) và Liên đoàn HS quốc tế (ICM); tiếptục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, các Tổ chức phi chính phủ(NGO), Hội nghề nghiêp của các nước để có thệm nguồn lực và các hỗ trợ kỹ thuậtcho công tác ĐD, HS
- Thực hiện Cam kết thừa nhận lẫn nhau về dịch vụ ĐD, HS giữa các nước ASEAN, tham
dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo trong nước và nước ngoài có sự tham gia củacác nước thành viên
- Tăng cường hợp tác giữa Hội ĐD Viêt Nam và Hội HS Viêt Nam trong các lĩnh vực xây
dựng chính sách và hợp tác với các tổchức nghề nghiêp ĐD, HS khu vực ASEAN và thếgiới
- Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước tiếp nhận ĐDV, HSV Viêt Nam đến làm viêc để
đào tạo bổ sung cho các ứng viên ĐD, HS theo các yêu cầu đã được ký kết giữa hai nướcnhằm tạo điều kiên cho các ứng viên làm quen với môi trường làm viêc mới
2.2.7 Tăng cường vai trò của Hội Điều dưỡng và Hội Hộ sinh Viêt Nam
- Tăng cường vai trò của Hội ĐD Viêt Nam và Hội HS Viêt Nam trong viêc tham
gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách vềĐD HS; thẩm định chương trình và tài liêuđào tạo ĐD, HS; thẩm định, công nhận chất lượng của các cơ sở đào tạo ĐD, HS; cấpchứng chỉ hành nghề cho ĐDV và HSV; xây dựng và giám sát các chương trình đào tạo,cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao năng lực cho ĐDV và HSV
VAI TRÒ, NHIÊM VỤ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGUYÊN LÝ THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MỤC TIÊU
1. Nêu được định nghĩa, các định hướng của nghề Điều dưỡng.
2. Trình bày được vai trò, chức năng của người Điều dưỡng.
3. Trình bày được các học thuyết, nguyên lý thực hành Điều dưỡng.
Trang 19là quyền cơ bản của mỗi con người Sức khỏe chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Di truyền, môitrường, hành vi cá nhân, và sự chăm sóc y tế.
Khi con người không khỏe, không tự đáp ứng được nhu cầu cho bản thân, họ cần có sự chămsóc y tế Chăm sóc y tế thực chất là sự chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh của người thầy thuốc,người Điều dưỡng và sự cung cấp đầy đủ, tiên lợi các dịch vụ y tế cho cộng đồng, trong đó nghềĐiều dưỡng có vai trò hết sức quan trọng
2 Điều dưỡng và nghề điều dưỡng
Cho đến nay chưa có sự thống nhất về một định nghĩa chung cho ngành Điều dưỡng Dưới đây
là một số định nghĩa đã được đa số các nước công nhận
Theo Quan điểm của Florence Nightingale 1860: Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ.
Định nghĩa của Florence Nightingale về điều dưỡng phản ánh mối quan tâm của thời đại mà bàđang sống Bà đặt vai trò trọng tâm của người Điều dưỡng là giải quyết các yếu tố môi trườngxung quanh nơi người bệnh để người bệnh được phục hồi một cách tự nHiện
Theo quan điểm của Virginia Handerson 1960: Chức năng nghề nghiêp cơ bản của người
Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khoẻ của người bệnh hoặc người khỏe hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện nếu như họ có đủ sức khỏe, ý chí và kiến thức Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt
Định nghĩa của Virginia Handerson đã được Hội Điều dưỡng Quốc tế chấp nhận vào năm 1973
và đa số các nhà học thuyết điều dưỡng cũng có sự thống nhất Theo Handerson chức năng nghềnghiêp của người điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàngngày
Theo quan điểm của Hội Điều dưỡng Mỹ ( Năm 1965): Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung
cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào viêc hồi phục và nâng cao sức khoẻ
Năm 1980, định nghĩa về điều dưỡng của Mỹ đã được sửa đổi để phản ánh rõ bản chất nghềnghiêp, các khía cạnh luật pháp về phạm vi thực hành của người điều dưỡng và thể hiện xu hướng
của ngành điều dưỡng trong lĩnh vức chăm sóc sức khoẻ: Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra.
Định nghĩa trên là cơ sở để đưa ra quy trình điều dưỡng mà hiện nay được áp dụng tại rất nhiềunước trên thế giới
Theo quan điểm của các nhà khoa học Viêt Nam: Hiện nay, mặc dù trình độ đào tạo và phạm
vi thực hành của người điều dưỡng Viêt Nam đã có nhiều thay đổi song trong nhận thức chung vềvai trò của người Điều dưỡng chưa được cập nhật cho phù hợp thực tế
Từ điển tiếng Viêt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1999 định nghĩa: Y tá (điều dưỡng) là người
có trình độ trung cấp trở xuống và chăm sóc người bệnh theo y lênh của bác sỹ Chúng ta cần có
định nghĩa mới về điều dưỡng trong sự nghiêp chăm sóc sức khỏe hiện nay
3 Vai trò của người điều dưỡng
3.1 Người chăm sóc
Trang 20Theo Benner và Wrubel thì chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng hiệu quả Mọimáy móc, kỹ thuật hiện đại không thay thế được sự chăm sóc của người Điều dưỡng vì các thiết bịnày sẽ không tác động được tới cảm xúc và điều chỉnh hành động cho thích hợp với những nhucầu đa dạng của mỗi cá thể Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp Điều dưỡng và là thuộc tính
cơ bản của người Điều dưỡng
Leiningerm cho rằng: Chăm sóc là yếu tố thiết yếu của Điều dưỡng, là một nết đặc biêt và là đặctính duy nhất của Điều dưỡng Theo bà "không có sự chữa bệnh nào mà không có sự chăm sócnhưng sự chăm sóc có thể diễn ra mà không có điều trị"
Theo Jen Watson: "thực hành chăm sóc là hạt nhân của nghề Điều dưỡng" và đưa ra hai giả định
về những giá trị của sự chăm sóc con người là:
- Chăm sóc và tình cảm tạo ra những năng lượng cơ bản về thể chất và tinh thần
- Chăm sóc và tình cảm thiết yếu cho sự tồn tại và nuôi dưỡng con người
3.2 Người truyền đạt thông tin
Thông tin có hiệu quả là yếu tố thiết yếu của mọi nghề phục vụ trong đó có nghề Điều dưỡng Giao tiếp quy định mối quan hệ giữa người bệnh và người Điều dưỡng, giữa người Điều dưỡng
và đồng nghiêp cũng như các nhân viên Y tế khác
Nó có vai trò trong mọi hoạt động của người Điều dưỡng Người Điều dưỡng thường xuyêngiao tiếp cả bằng lời và bằng ngôn ngữ viết Loại giao tiếp này đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng vàphù hợp
3.3 Người giáo viên
Nhu cầu giáo dục sức khỏe của người Điều dưỡng đối với người bệnh ngày càng tăng Ngàynay, người ta chú trọng đến viêc nâng cao và duy trì sức khỏe hơn là chỉ chữa bệnh thuần túy Vìvậy người bệnh cần có thệm kiến thức để tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn ngày nằm viên
Sự gia tăng của các bệnh mạn tính và tật nguyền đòi hỏi người bệnh và gia đình phải có thệmkiến thức và kỹ năng để tự chăm sóc tại nhà
Qui trình giảng dạy gồm 4 thành phần cơ bản: nhận định, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch vàlượng giá
3.4 Người tư vấn
Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh để nhận biết và đương đầu với những stress về tâm lýhoặc những vấn đề xã hội, để cải thiện các mối quan hệ giữa người với người và để thúc đẩy sựphát triển của mỗi người
Tư vấn liên quan đến sự hỗ trợ về tình cảm, tri thức và tâm lý Người Điều dưỡng tập trung vàogiúp cho người bệnh phát triển những thái độ, tình cảm và các hành vi mới hơn là sự phát triển vềtrí tụê Người Điều dưỡng khuyến khích người bệnh tìm kiếm những hành vi thay thế, nhận ra sựlựa chọn và xây dựng ý thức tự kiểm soát
Tư vấn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp chữa bệnh, kỹ năng phân tích tình hình, tổng hợp thông tin vàđánh giá quá trình tiến triển của người bệnh sau khi đã được tư vấn
Trang 21Người Điều dưỡng phải là một mô hình mẫu để hướng dẫn những hành vi mong muốn Phải thểHiện sự quan tâm tới lợi ích của người khác, phải có suy nghĩ sáng tạo, một thái độ linh hoạt vàhài hước khi tiếp xúc với các đối tượng người khác nhau.
3.5 Người biên hộ cho người bệnh
Biên hộ nghĩa là hành động thay mặt hoặc bảo vệ lợi ích cho người khác Vì vậy, biên hộ là thúcđẩy những hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu của người bệnhđược áp dụng
Ngoài ra người Điều dưỡng còn có vai trò là người lãnh đạo, người quản lý, người làm công tácnghiên cứu Điều dưỡng và là chuyên gia giỏi về chăm sóc lâm sàng
4 Chức năng của người Điều dưỡng
4.1 Chức năng chủ động (Chức năng độc lập).
Chức năng chủ động của người Điều dưỡng bao gồm những nhiêm vụ chăm sóc cơ bản thuộcphạm vi kiến thức mà người Điều dưỡng đã được học và họ có thể thực hiện được một cách chủđộng
Thực hiện chức năng chủ động là nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh Các nhucầu cơ bản đó bao gồm các nhu cầu của người bệnh về: Hô hấp, ăn uống, bài tiết, vận động, duytrì thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, thay mặc quần áo, ngủ và nghỉ, an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, laođộng, học tập, hỗ trợ tinh thần
4.2 Chức năng phối hợp.
Chức năng này liên quan tới viêc thực hiện các y lênh của thầy thuốc và viêc báo cáo tình trạngngười bệnh cho thầy thuốc Trong khi thực hiện chức năng này người Điều dưỡng phải hiểu đượcmình là người cộng tác với thầy thuốc (Co- ordinator), chứ không phải là người trợ giúp cho thầythuốc như quan điểm trước đây
Chức năng phối hợp của người Điều dưỡng bao hàm cả viêc người Điều dưỡng cần có sự phốihợp với bạn bè đồng nghiêp (Điều dưỡng, Hộ sinh, kỹ thuật viên khác) để hoàn thành công viêccủa mình
5 Chức năng của người Điều dưỡng chăm sóc
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viên
- Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lênh của thầy thuốc
- Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viên:
+ Điều dưỡng trung cấp thực hiện được các kỹ thuật cơ bản như: Lập kế hoạch chăm sóc chongười bệnh, uống thuốc, kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng, đặt Sonde, kỹ thuật cấp cứutheo quy định và vận hành bảo quản các thiết bị y tế trong khoa theo sự phân công
+ Điều dưỡng cao cấp (Cử nhân Điều dưỡng) ngoài viêc thực hiện như Điều dưỡng chínhcòn phải thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi Điều dưỡng chính không thực hiện được,tham gia đào tạo, quản lý và sử dụng thành thạo các thiết bị y tế trong khoa
- Đối với người bệnh nặng nguy kịch phải chăm sóc theo y lênh và báo cáo kịp thời nhữngdiễn biến bất thường cho bác sỹ điều trị xử trí kịp thời
Trang 22- Ghi những thông số dấu hiệu, triêu chứng bất thường của người bệnh và cách xử trí vàophiếu theo dõi, chăm sóc theo quy định.
- Hàng ngày cuối giờ làm viêc phải bàn giao đầy đủ tình hình người bệnh cho Điều dưỡngtrực và ghi vào sổ những y lênh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từngngười bệnh đặc biêt là người bệnh nặng
- Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế, trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuật trongphạm vi được phân công
- Tham gia nghiên cứu Điều dưỡng và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc ngườibệnh cho học sinh - sinh viên khi được Điều dưỡng trưởng phân công
- Tham gia thường trực theo sự phân công của Điều dưỡng trưởng khoa
- Động viên người bệnh an tâm điều trị Phải thực hiện tốt quy định y đức
- Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức
6 Các học thuyết và nguyên lý cơ bản
6.1 Học thuyết Florent Nightingale (1820 ~ 1910)
Nguyên lý về thực hành điều dưỡng của Nightingale được phản ánh qua thời đại mà bà ta sốngvới mối quan tâm về các dịch bệnh do vệ sinh và ô nhiễm môi trường gây ra như dịch tả và cácbệnh đường tiêu hóa Vì vậy Florent Nightingale nhìn nhận vai trò của người điều dưỡng khôngchỉ đơn thuần là cho người bệnh dùng thuốc mà định hướng vào viêc tác động tới môi trường đểgiúp đỡ người bệnh mau chóng hồi phục Các yếu tố môi trường đó là:
- Không khí trong lành
- Ánh sáng
- Sự ấm áp của buồng bệnh
- Sư sạch sẽ nơi giường bệnh và buồng bệnh
- Sự yên tĩnh của buồng bệnh và bệnh viên
- Dinh dưỡng cho người bệnh đầy đủ
Quan niêm của Nightingale về vai trò của người điều dưỡng trong viêc sử dụng môi trườngbệnh viên tác động vào sự hồi phục của người bệnh đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong chươngtrình đàọ tạo và là chức năng cơ bản của nghề điều dưỡng dưới thời bà
Ngày nay, mặc dù môi trường bệnh viên đã được cải thiện nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnhviên vãn đang là thách thức đối với hệ thống các bệnh viên trên toàn thế giới Người điềủ dưỡng
có phạm vi thực hành rộng hơn song nhiêm vụ tạo dựng một môi trường an toàn cho người bệnhvẫn là một trong những nội dung quan trọng của người điều dưỡng
6.2 Học thuyết Virginia Handerson
Nguyên tắc thực hành điều dưỡng của Virginia Handerson liên quan tới các nhu cầu cơ bản củacon người Những nhu cầu dưới đây được gọi là 14 nhu cầu của Henderson:
1 Thở
2 Ăn, uống đầy đủ
3 Bài tiết
4 Vận động và tư thế
Trang 2313 Vui chơi và giải trí
14 Học tập và thỏa mãn sự ham hiểu biết
Người khỏe mạnh tự đáp ứng được nhu cầu hàng ngày cho mình, nhưng khi bị bệnh người bệnh
có thể chỉ tự đáp ứng được một phần hoặc phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác để đáp ứngcác nhu cầu trên cho mình Handerson cho rằng thiện chức nghề hghiêp của người điều dưỡng làgiúp người bệnh đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của họ Nghiên cứu học thuyết của Handersongợi ý cho người điều dưỡng khi tiếp cận với người bệnh cần phải đánh giá và chẩn đoán nhữngnhu cầu của họ trên cơ sở đó hỗ trợ họ đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người
6.3 Học thuyết Abdellah
Năm 1960, Abdellah đề cập tới dịch vụ chăm sóc toàn diên cho người bệnh để đáp ứng nhu cầu
về sinh lý, tình cảm, trí tuê, xã hội và các nhu cầu vổ tinh thần của người bệnh.Theo học thuyếtnày, người điều dưỡng cần có kỹ năng về mối quan hệ con người, tâm lý, sự tăng trưởng và pháttriển, giao tiếp, các khoa học xã hội và các khoa học cơ bản cùng kiến thức và kỹ năng điều dưỡngdặc hiệu Abdellah đã xác định 21 vấn đề chăm sóc và được gọi là 21 vấn đề điều dưỡng củaAbdellah:
1 Duy trì vệ sinh và sự thoải mái
2 Cân bằng sinh lý
3 Phòng ngừa, tai nạn, chấn thương và nhiễm khuẩn I 4 Duy trì vận động hàng ngày
5 Hỗ trợ cung cấp ô xy cho toàn bộ cơ thể
6 Hỗ trợ duy trì đinh dưỡng
7 Hỗ trợ bài tiết
8 Hỗ trợ cân bằng điên giải
9 Phát hiện những phản ứng sinh lý của cơ thể đối với bệnh
10 Hỗ trợ duy trì cơ chế điều tiết
11 Hỗ trợ duy trì chức năng cảm giác
12 Phát hiện và hỗ trợ những thay đổi về cảm xúc liên quan tới bệnh
13 Phát hiện và chấp nhận thay đổi về tâm sinh lý liên quan tới bệnh tật
14 Hỗ trợ duy trì giao tiếp bằng ỉời và không lời có hiệu quả
15 Hỗ trợ mối quận hệ người với người
16 Hỗ trợ những tiến bộ hướng tới mục tiêu tinh thần của mỗi người
17 Tạo ra một môi trường chăm sóc và điều trị thân thiện
Trang 2418 Hỗ trợ nhận thức của mỗi cá thể đối với các nhu cầu về thể chất, tình cảm và nhu cầu pháttriển.
19 Chấp nhận những hạn chế vễ thể chất và tinh cảm của người bệnh
20 Sử dụng nguồn lực của cộng đồng để giải quyết bệnh tật
21 Hiểu được vai trò của các yếu tố xã hội cũng như các yếu tố tác động tới nguyên nhân củabệnh
6.4 Học thuyết Dorothea Orem về tự chăm sóc
Năm 1971, Dorothea Orem phát triển thực hành điều dưỡng trọng tâm vào vấn đề tự chăm sóccủa người bệnh Orem cho rằng người điều dưỡng chỉ hỗ trợ người bệnh khi họ không thể tự đápứng các nhu cầu về thể chất, về tâm lý, xã hội và phát triển cho chính họ Bà đã đưa ra 3 mức độchăm sóc điều dưỡng như sau:
- Chăm sóc hoàn toàn: áp dụng đối với những người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, theodõi và kiểm soát các hoạt động của mình
- Chăm sóc một phần: áp dụng cho những người bệnh cần hỗ trợ một phần để đáp ứng các nhucầu hàng ngày
- Chăm sóc hỗ trợ sự phát triển: hướng dẫn, tư vấn, giáo dục sức khỏe áp dụng cho những ngườicần học kiến thức để tự chăm sóc
Theo Orem, người Điểu dưỡng phải xác định rõ vì sao người bệnh không tự đáp ứng được cácnhu cầu cho chính họ Người điều dưỡng phải làm gì để giúp người bệnh đáp ứng đựợc nhu cầucủa họ và người bệnh tự chăm sóc được đến đâu Mục tiêu của điều dưỡng là tăng cường khảnăng cho người bệnh để họ tự đáp ứng được các nhu cầu cho chính họ
Trang 25NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI
MỤC TIÊU
1 Mô tả được nhu cầu cơ bản của
2 Nhu cầu cơ bản của con người theo phân cấp của Maslow.
3 Giải thích được sự lien quan giữa nhu cầu và Điều dưỡng.
4 Kể được 14 nội dung chăm sóc cơ bản đáp ứng nhu cầu của người bệnh.
Nhu cầu tự
hoàn thiện chiếm 1%
1.2 Nhu cầu an toàn và được bảo vệ
Nội dung nhu cầu an toàn và được bảo vệ bao gồm an toàn cả về tính mạng và tinh thần
- An toàn về tính mạng là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe doạ cuộc sống
- An toàn về tinh thần là tránh được mọi sự lo lắng, sợ hãi
Để giúp người bệnh khỏi bị nguy hiểm, người Điều dưỡng phải biết rõ tính chất đặc điểm củangười bệnh Nhận biết được những tai biến có thể xảy ra cho người bệnh trong quá trình điều trị,
Trang 26chăm sóc Nếu có tai biến xảy ra người Điều dưỡng có thể xử trí một cách thông minh, nhanhnhẹn kịp thời.
1.3 Nhu cầu về tình cảm và quan hệ (nhu cầu về sự giao tiếp).
Khi hai nhu cầu trên của con người đã được thoả mãn thì nhu cầu quyền sở hữu và sự yêuthương sẽ trở nên rõ ràng hơn
Mỗi cá nhân dù khoẻ mạnh hay bệnh tật đều mong mỏi tình cảm của bạn bè, làng xóm, giađình do đó người Điều dưỡng luôn biểu lộ thái độ thân thiện đúng mức với người bệnh, quantâm đáp ứng thoả mãn nhu cầu tình cảm cho người bệnh
1.4 Nhu cầu được tôn trọng
Sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập Khi sự tôn trọng không được đáp ứngthì họ có cảm giác cô độc tự ti
Điều dưỡng đáp ứng nhu cầu này của người bệnh bằng cách biết được tâm tư, nguyên vọng củangười bệnh, chăm sóc ân cần và thân mật, niềm nở, chú ý lắng nghe ý kiến của người bệnh
1.5 Nhu cầu tự hoàn thiện (tự khẳng định)
Là mức cao nhất trong hệ thống phân loại nhu cầu của Maslow Maslow đánh giá chỉ 1% dân sốđạt đến mức tự hoạt động, tự khẳng định bản thân Nhu cầu tự hoàn thiện diễn ra trong suốt cuộcđời, nó chỉ xuất Hiện khi các nhu cầu dưới nó được đáp ứng trong một chừng mực nhất định Cácnhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự hoàn thiện ở mỗi cáthể Người Điều dưỡng phải đánh giá đúng những nhu cầu của người bệnh để từ đó có sự chămsóc thích hợp
2 Liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng.
- Nguyên tắc Điều dưỡng xuất phát từ viêc đáp ứng nhu cầu cho người bệnh
- Khi bị bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được các nhu cầu hàng ngày chochính mình nên cần sự hỗ trợ của người Điều dưỡng
- Nhu cầu của con người vừa có tính đồng nhất, vừa có tính duy nhất nên người Điều dưỡngcần có kế hoạch chăm sóc riêng biêt cho từng người bệnh
+ Nhu cầu của con người tuy cơ bản giống nhau nhưng mức độ và tầm quan trọng đối vớitừng nhu cầu ở từng người có khác nhau Hơn nữa trong cùng một con người cũng có khác nhaunhu cầu này có thể mạnh hơn nhu cầu khác và thay đổi mức độ ưu tiên theo từng giai đoạn củacuộc sống
+ Điều dưỡng cần nhận biết được các nhu cầu ưu tiên của người bệnh để lập kế hoạch chămsóc (KHCS) cho người bệnh thích hợp
- Sự tham gia của người bệnh vào kế hoạch chăm sóc :
+ Chăm sóc xuất phát từ nhu cầu của người bệnh, người bệnh hiểu rõ nhu cầu của họ trừtrường hợp hôn mê, tâm thần
+ Khi lập KHCS người Điều dưỡng cần tham khảo ý kiến người bệnh và gia đình họ để tạocho họ có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe
- Điều dưỡng cần tạo ra môi trường chăm sóc thích hợp để người bệnh được thoải mái mauchóng lành bệnh
Trang 273 Nhu cầu cơ bản và chăm sóc
Theo Virginia Henderson có 14 nội dung chăm sóc cơ bản:
1 Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp
2 Giúp đỡ người bệnh về ăn uống, dinh dưỡng
3 Giúp đỡ người bệnh trong sự bài tiết
4 Giúp đỡ người bệnh về tư thế vận động và luyên tập
5 Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi
6 Giúp người bệnh mặc và thay quần áo
7 Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt
8 Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày
9 Giúp người bệnh tránh được mọi nguy hiểm trong khi nằm viên
10 Giúp người bệnh trong sự giao tiếp
11 Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần và tự do tín ngưỡng
12 Giúp người bệnh lao động, để tránh mặc cảm là người vô dụng
13 Giúp người bệnh trong các hoạt động vui chơi giải trí
14 Giúp người bệnh có kiến thức về y học
4 Kết luận
Nhu cầu cơ bản của con người và các nguyên tắc của viêc chăm sóc thì cơ bản giống nhaunhưng không bao giờ giống nhau hoàn toàn Vì vậy kế hoạch chăm sóc phải được xây dựng riêngbiêt tuỳ theo tuổi, giới tính, hoàn cảnh văn hoá, xã hội và khả năng thể chất tinh thần của ngườibệnh Ngoài ra kế hoạch này còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh lý
Kế hoạch phải đem lại sự chăm sóc đồng nhất, liên tục nhưng nó cần thay đổi theo sự thích ứngvới nhu cầu của người bệnh Điều quan trọng là người Điều dưỡng phải tham khảo ý kiến củangười bệnh và gia đình họ để nhận định nhu cầu của người bệnh, xây dựng kế hoạch chăm sócngười bệnh một cách hữu hiệu nhất
Trang 28THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN
MỤC TIÊU
1 Nêu được mục đích, quy tắc chung khi đo dấu hiệu sống.
2 Nêu được theo dõi nhiệt độ cơ thể.
3 Trình bày được theo dõi mạch.
4 Trình bày được theo dõi nhịp thở.
5 Nêu được theo dõi huyết áp động mạch.
6 Thực hiện được quy trình kỹ thuật đo các dấu hiệu sống.
NỘI DUNG
1 Đại cương
Dấu sinh tồn bao gồm: nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở là những dấu hiệu chỉ rõ sự hoạt độngcủa các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và nội tiết, nó phản ánh chức năng sinh lý của cơ thể
Theo dõi dấu sinh tồn giúp phát hiện những bất thường của bệnh tim mạch, hô hấp, thần kinh, và
hệ thống nội tiết trong cơ thể Ngoài ra những thay đổi về tình trạng sinh lý của cơ thể, những đápứng về thể chất, môi trường, tâm lý đều gây ảnh hưởng đến dấu sinh hiệu
Những thay đổi này có thể xảy ra rất đột ngột hay kéo dài một khoảng thời gian Do đó bất kỳ sựthay đổi bất thường nào của dấu sinh tồn đều cần được ghi nhận và báo với thầy thuốc để cónhững can thiệt kịp thời
Dấu sinh tồn thứ năm là đau Đôi khi người bệnh không có kinh nghiệm để diễn tả mức độ đau,nhưng nó là dấu hiệu mà họ đến khám bệnh
2 Mục đích đo dấu hiệu sống
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
- Giúp chẩn đoán bệnh
- Theo dõi tình trạng bệnh, diễn tiến bệnh
- Theo dõi kết quả điều trị chăm sóc
- Phát hiện biến chứng của bệnh
- Kết luận sự sống còn của người bệnh
3 Chỉ định
- Nhận bệnh
- Kiểm tra sức khỏe
- Người bệnh đang nằm viện
- Người bệnh trước và sau phẫu thuật
- Trước và sau dùng thuốc ảnh hưởng hô hấp tim mạch, nhiệt độ
- Tình trạng người bệnh có những thay đổi về thể chất (hôn mê, lú lẫn, đau)
- Bàn giao ca trực đối với người bệnh nặng
- Người bệnh nhập viện, xuất viện, chuyển viện
- Đối với người bệnh đang nằm viện, Bộ Y tế quy định điều dưỡng ghi nhận kết quả vàophiếu theo dõi hai lần trong ngày vào buổi sáng và chiều, dù người bệnh có dấu sinh hiệu ổn định
Trang 29Trong trường hợp tình trạng người bệnh đang hồi sức hay dấu sinh hiệu không ổn định thì cầntheo dõi nhiều lần hơn.
4 Theo dõi đấu hiệu sinh tồn
4.1 Theo dõi nhiệt độ cơ thể
4.1.1 Các khái niêm
- Nhiệt độ cơ thể hay còn gọi là thân nhiệt (ký hiệu T) có sự khác nhau tùy từng vùng cơ thể
- Nhiệt độ cơ thể chia làm 2 loại:
+ Nhiệt độ trung tâm được đo ở những vùng trong cơ thể như miêng, hậu môn, màng nhĩ.+ Nhiệt độ ngoại vi: đo ở da thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường như đo ở trán,nách, bẹn
+ Giữa nhiệt độ ngoại vi và nhiệt độ trung tâm có thể chệnh lêch nhau 0,5
4.1.2 Giới hạn bình thường của thân nhiệt:
- Giới hạn thân nhiệt bình thường 36- 37,5 Bình thường ở các vị trí nhiệt độ cơ thể như sau:+ Nhiệt độ ở hậu môn hằng định nhất là : 37,5
+ Nhiệt độ ở miêng: 37
+ Nhiệt độ ở nách: 36,5
- Khi thân nhiệt cao hơn 37,5 thì gọi là sốt, khi thân nhiệt < 36 thì gọi là hạ thân nhiệt
4.1.3 Những thay đổi sinh lý của thân nhiệt
- Nhịp ngày đêm: Nhiệt độ cơ thể bình thường dao động từ 0,5 -1 trong ngày Buổi sáng sớmthân nhiệt thấp nhất và tăng dần cho đến 18 giờ
- Tuổi: Trẻ dưới 1 tuổi thân nhiệt thường dao động và dễ chịu ảnh hưởng của môi trường,người già thân nhiệt thường thấp
- Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyêt và mang thai: khi rụng trứng thì thân nhiệt tăng 0,3-0,5cho đến khi xuất Hiện kinh nguyêt lần sau, giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai thân nhiệt thườngtăng
- Lao động, thể dục thể thao, xúc động, ăn uống thì nhiệt độ thường tăng một ít
- Nhiệt độ của môi trường: trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, thân nhiệt cũng tănglên hoặc giảm đi tuy không nhiều lắm
4.1.4 Những thay đổi bệnh lý của thân nhiệt
* Tăng thân nhiệt
- Tăng thân nhiệt còn gọi là sốt khi nhiệt độ cơ thể > 375C
- Nguyên nhân:
+ Nhiễm khuẩn toàn thân hay cục bộ
+ Rối loạn nội tiết
+ Rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt, cơ thể suy nhược
+ Nhiệt độ bên ngoài quá cao
- Phân loại
+ Dựa vào cường độ: có 4 mức độ sốt
Sốt nhẹ: > 375C - 38C
Trang 30 Sốt vừa: > 38C - 39C.
Sốt cao: > 39C - 40C
Sốt quá cao: > 40C
+ Dựa vào thời gian sốt: sốt kéo dài trên 15 ngày gọi là sốt kéo dài
+ Dựa vào đường biểu diễn nhiệt độ: có 4 loại
Sốt liên tục: do viêm phổi, sốt nhiễm vi rút…
Sốt dao động: nhiễm khuẩn huyết, viêm mủ, lao phổi,…
Sốt cách nhật: sốt rét
Sốt quy hồi: nhiễm xoắn khuẩn
* Hạ thân nhiệt:
- Hạ thân nhiệt khi nhiệt độ cơ thể < 36 (chính xác nhất là đo ở trực tràng)
- Người có nguy cơ hạ thân nhiệt:
+ Bệnh nhân hậu phẫu
+ Ra nhiều mồ hôi
+ Chảy máu nhiều
+ Bệnh gây rối loạn chuyển hóa như xơ gan, đái đường, suy dinh dưỡng…
+ Tác dụng của rượu, một số hóa chất, dược chất gây giãn mạch ngoại biên đồng thời làmmất phản xạ co mạch
Công thức chuyển đổi đơn vị đo nhiệt độ: giữa độ C (Celsius) và độ F (Fahrenheit)
Nhiệt kế thủy ngân Nhiệt kế điện tử Nhiệt kế bằng hóa chất
b Phân loại theo vị trí:
- Nhiệt kế đặt ở tai
- Nhiệt kế đặt ở hậu môn
Trang 31- Nhiệt kế đặt ở miệng
- Nhiệt kế đặt ở nách
- Nhiệt kế đặt ngoài da (trán…)
Nhiệt kế đo tai Nhiệt kế đô hậu môn Nhiệt kế đo miệng
Nhiệt kế đo nách Nhiệt kế đặt ngoài da (hóa chất)
- Cường độ: đập mạnh hay yếu
- Nhịp điệu: là khoảng cách giữa các lần đập của mạch, tim đập đểu hay không đều
- Sức căng: là tính co giãn của mạch, bình thường động mạch nhẵn, mềm và có tính đàn hồitốt
4.2.3 Tần số mạch bình thường ở các lứa tuổi
Trang 324.2.5 Những yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến tần số mạch
- Thời gian: buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều
- Tuổi: tần số mạch giảm dần từ khi sinh ra đến tuổi già
- Giới tính: Phụ nữ mạch nhanh hơn nam giới 7 - 8 nhịp/phút
- Vận động, luyên tập, ăn uống, xúc động làm tăng tần số mạch
- Sử dụng thuốc: thuốc kích thích làm tăng tần số mạch, thuốc giảm đau và an thần thì làmgiảm tần số mạch
- Mạch nghịch: mất mạch ở thì hít vào, thường gặp trên người bệnh tràn dịch màng tim
- Mạch cứng: khó bắt, thường gặp ở người xơ vữa động mạch
Trang 33- Mạch yếu như sợi chỉ: mạch mờ nhạt khó bắt, gặp ở người bệnh nặng, sốc.
4.2.7 Sự liên quan giữa mạch và nhiệt độ
- Tăng thân nhiệt: khi thân nhiệt tăng 1 thì tần số mạch tăng ≥10 lần/phút
- Ví dụ: khi nhiệt độ là 38 thì mạch tương ứng là 90 lần/phút
- Khi không có sự tương ứng song song thì gọi là mạch nhiệt phân ly gặp trong bệnh thươnghàn hay trong xuất huyết nội tạng
- Ví dụ: nhiệt độ 40 nhưng mạch chỉ 90 lần/phút
4.2.8 Nguyên tắc đếm mạch
- Cần cho người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đếm mạch
- Trong khi đếm mạch không được tiến hành các thủ thuật trên người bệnh
- Đếm mạch 2 lần/ ngày (sáng và chiều) trường hợp người bệnh có dấu sinh hiệu ổn định.Theo dõi nhiều hơn trong trường hợp người bệnh đang hồi sức hay có dấu sinh hiệu không ổnđịnh
- Nên theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến tim mạch
- Dùng 2 – 3 ngón để đếm mạch.Không dùng ngón cái đếm mạch
- Khi đếm thấy mạch không đều hay bất thường nên đếm ở mỏm tim
- Khi ghi chép kết quả phải đảm bảo trung thực, chính xác Đường biểu diễn mạch là màu đỏtrên bảng theo dõi
4.3 Theo dõi nhịp thở
4.3.1 Khái niêm
- Một nhịp thở bao gồm hai thì hít vào và thở ra tương ứng lồng ngực nâng lên và hạ xuống
- Nhịp thở bình thường là nhịp thở đúng với tần số sinh lý êm dịu, đều dặn không có cảmgiác gì, phải được thực hiện qua mũi từ từ và sâu
4.3.3 Thay đổi nhịp thở sinh lý
- Nhịp thở tăng: lao động, thể dục thể thao, trời nắng, xúc động,…
- Nhịp thở chậm: ở người tập khí công, do ý muốn, do thần kinh bị căng thẳng, buồn phiền
Trang 34- Khó thở: động tác thở trở nên nặng nề, khó chịu cần phải có biên pháp can thiêp để thở.+ Một vài kiểu khó thở:
Kiểu chenyne – Stokes: khó thở - ngưng thở luân pHiện nhau, mỗi chu kỳ kéo dài khoảngmột phút
Sơ đồ kiểu thở Chey - stokes
Thường gặp trong chấn thương sọ não, xuất huyết não, urê máu cao, nhiễm độc
Kiểu thở Kussmall: một chu kỳ khó thở bao gồm : hít vào sâu (1) – ngưng thở ngắn (2) thở ra nhanh (3) – ngưng thở (4)
- Thường gặp trong : hôn mê do đái tháo đường
Sơ đồ kiểu thở Kussmall
Kiểu thở tăng thông khí: Tăng cả về biên độ và tần số
Thường gặp trong trường hợp làm viêc gắng sức, sợ hãi cao độ, sốt cao hoặc nhiễm toan dođái tháo đường
4.4 Theo dõi huyết áp động mạch
4.4.1 Định nghĩa huyết áp động mạch: Là áp lực của máu tác động lên thành động mạch.
- Khi tim co bóp thì huyết áp trong động mạch lên cao nhất gọi là huyết áp tối đa (hay làhuyết áp tâm thu)
- Khi tim giãn ra, áp lực xuống mức thấp nhất gọi là huyết áp tối thiểu (hay là huyết áp tâmtrương)
- Yếu tố cơ bản tạo nên huyết áp:
+ Sức co bóp của tim
+ Sức co giãn của động mạch lớn
+ Sức cản ngoại vi: khối lượng máu, độ quánh của máu, sức cản của thành mạch
Trang 35+ Thần kinh vận mạch.
4.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh lý của huyết áp.
- Tuổi: trẻ em huyết áp thường thấp hơn, tăng dần ở người lớn, người già huyết áp thườngcao hơn người trẻ (Ở người lớn có thể huyết áp tối đa = 100 + số tuổi)
- Yếu tố thần kinh: lo lắng, sợ, đau làm tăng huyết áp
- Giới tính: ở cùng độ tuổi nhưng nữ thường có huyết áp thấp hơn nam giới một ít
- Vận động : làm tăng huyết áp tức thời
- Thuốc: thuốc co mạch làm tăng huyết áp; thuốc giãn mạch , thuốc ngủ, thuốc giảm đau làm
- Giới hạn bình thường của huyết áp động mạch ở người lớn:
+ Huyết áp tối đa huyết (huyết áp tâm thu) là : 90 – 139 mmHg
+ Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) là : 60 – 89 mmHg
- Ở trẻ em: Huyết áp tối đa = 80 + 2n (n: số tuổi tính bằng năm)
- Bình thường: huyết áp tối thiểu = huyết áp tối đa /2 +10 (hoặc 20)
* Chỉ số huyết áp bất thường
- Tăng huyết áp:
+ Khi huyết áp tối đa 140 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu 90mmHg
+ Tăng huyết áp thường gặp trong các bệnh về thận, tim mạch, nội tiết
- Hạ huyết áp: khi huyết áp tối đa < 90mmHg hoặc huyết áp tối thiểu <60 mmHg
+ Hạ huyết áp tư thế: huyết áp tối đa giảm 25 mmHg, huyết áp tối thiểu giảm 10mmHg kèmtheo những dấu hiệu và triêu chứng thiếu máu não khi thay đổi tư thế
+ Huyết áp hạ thường gặp trong một số bệnh: nhiễm khuẩn cấp tính, trạng thái mất nước,chảy máu,…
- Huyết áp kẹt: khi hiệu số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu 20 mmHg thì gọi là huyết ápkẹt
Bảng xếp loại theo Ủy ban Quốc gia Cộng lực Hoa Kỳ J.N.C VI (1997)
Trang 364.4.4 Dụng cụ để đo huyết áp gọi là huyết áp kế, hiện nay có nhiều loại:
- Huyết áp kế thủy ngân
- Cổ chân: đo khi có chỉ định, hoặc khi không đo được ở cánh tay
b Đo huyết áp xâm lấn: bằng hệ thống catherte đặt trực tiếp vào động mạch, do bác sỹ thựchiện Phương pháp này cần cài đặt máy theo dõi (monitoring)
4.4.6 Nguyên tắc đo huyết áp động mạch
- Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo huyết áp
- Không dùng thuốc hoặc chất kích thích trước khi đo ít nhất 30 phút
- Tạo tâm lý, tư thế thoải mái, chuẩn bị vị trí thích hợp trước khi đo huyết áp
- Kiểm tra máy đo huyết áp, ống nghe trước khi đo
- Lần đầu tiên kiểm tra huyết áp, nên đo ở nhiều chi
- Kích thước của máy đo phải phù hợp với chi đo (bao hơi có chiều rộng khoảng 40% chu vichi đo, và chiều dài khoảng 80% chi đo)
- Để chi đo ngang với mức tim khi đo huyết áp
- Dây dẫn khí của máy đo phải nằm dọc theo đường đi của động mạch
- Không để quần áo siết chặt chi đo sẽ làm sai lệch kết quả
- Thực hiện đúng kỹ thuật đo để tránh sai số
- Không bơm hơi nhồi khi không ghi nhận được kết quả, phải xả hết hơi trong bao, chongười bệnh nghỉ ngơi vài phút rồi đo lại
5 Quy trình kỹ thuật
5.1 Chuẩn bị người bệnh
- Đối chiếu người bệnh
- Thông báo, giải thích công việc sắp làm
Trang 37- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường 15 phút trước khi đo.
5.2 Chuẩn bị dụng cụ: Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
- Hộp đựng nhiệt kế phù hợp có lót vải thưa
- Bồn hạt đậu đựng nước xà bông có lót vải thưa
- Máy đo huyết áp
- Đồng hồ có kim giây
- Gòn sạch
- Chất bôi trơn (nếu đo thân nhiệt ở hậu môn)
- Khăn nhỏ, mỏng (nếu đô thân nhiệt ở nách)
- Bảng theo dõi
- Bút, thước
- Thùng đựng rác thải
5.3 Tiến hành
5.3.1. Đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế thủy ngân
- Đo nhiệt độ ở miêng: không áp dụng cho trẻ nhỏ, bệnh nhân hôn mê, tâm thần, có tổnthương ở miêng, khó thở, ho nhiều
+ Dặn bệnh nhân không ăn uống nóng lạnh
+ Vẩy nhiệt kế để cột thủy ngân dưới 35
+ Đặt bầu thủy ngân dưới lưỡi hoặc bên má bệnh nhân để thời gian 5 phút
+ Lấy nhiệt kế ra đọc kết quả
+ Đặt nhiệt kế vào khay có dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng
+ Ghi vào bảng theo dõi
- Đo nhiệt độ ở hậu môn: không áp dụng đối với bệnh nhân có tổn thương ở trực tràng, bệnhtiêu chảy, táo bón
+ Đặt bệnh nhân nằm nghiêng chân trên co lại (trẻ em có thể nằm ngửa)
+ Kiểm tra và vẩy nhiệt kế để cột thủy ngân xuống dưới 35 (94)
+ Bôi dầu nhờn vào bầu thủy ngân
+ Đưa nhiệt kế vào hậu môn sâu 2 – 3 cm
+ Để thời gian 3 – 5 phút
+ Lấy ra dùng bông khô lau sạch phân rồi đọc kết quả
+ Đặt nhiệt kế vào khay có dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng
+ Ghi kết quả vào bảng theo dõi
- Đo nhiệt độ ở nách: Không áp dụng đối với người bệnh có vết thương ở nách
+ Vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống dưới 35
+ Lau khô hố nách
+ Đặt bầu thủy ngân vào giữa hõm nách, khép tay vào thân, cẳng tay để trên vùng bụng.+ Để nhiệt kế trong 10 phút
+ Sau đó lấy nhiệt kế ra đọc kết quả
+ Đặt nhiệt kế vào khay có dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng
Trang 38+ Ghi kết quả vào bảng theo dõi.
5.3.2 Đếm mạch
- Đặt bệnh nhân nằm thoải mái, cánh tay dọc theo thân
- Điều dưỡng viên ngồi cạnh giường bệnh nhân
- Nhẹ nhàng đặt 3 ngón tay (trỏ, giữa, nhẫn) lên trên động mạch quay của bệnh nhân, ấn nhẹcho đến khi sờ thấy mạch đập Trường hợp đặc biêt có thể đếm mạch ở động mạch cổ, thái dương,bẹn…
- Để đồng hồ theo dõi trước mặt, đếm mạch trong 30 giây nếu mạch đều, đếm trong 1 phútnếu mạch không đều
- Ghi kết quả vào bảng theo dõi chức năng sống bằng bút mực màu đỏ
* Chú ý: Khi đếm mạch cần đánh giá tần số mạch, nhịp điêu, cường độ, sức căng của thành
mạch
5.3.3 Đếm nhịp thở
- Đặt cánh tay bệnh nhân lên bụng và cầm tay bệnh nhân như đang đếm mạch
- Quan sát bụng hoặc lồng ngực bệnh nhân nâng lên, hạ xuống là tính một nhịp
- Đếm nhịp thở trong vòng 1 phút
- Ghi vào bảng theo dõi
* Chú ý: Không để bệnh nhân biết mình đang đếm nhịp thở Quan sát cách thở, sắc mặt, da
bệnh nhân trong khi đếm
5.3.4 Kỹ thuật đo huyết áp động mạch
- Kiểm tra dụng cụ đầy đủ, đem dụng cụ tới giường người bệnh
- Thông bao việc sắp làm và đặt ở tư thế thích hợp
- Bộc lộ chi cần đo, không để quần áo xiết chặt chi đo làm sai lêch kết quả
- Kiểm tra chi đo bảo đảm không có thương tổn, thả lỏng cơ
- Kiểm tra ống nghe và máy đo
- Đặt huyết áp ngang mức tim bệnh nhân
- Đặt phần giữa túi hơi trên động mạch cánh tay, bờ dưới túi hơi cách nếp gấp khuỷu tay5cm
- Khóa ốc vít của quả bóng cao su
- Đặt ống nghe vào 2 tai sẵn sàng
- Tìm động mạch cánh tay ở vùng trước nếp gấp khuỷu tay (hoặc động mạch ở khoeo chânnếu đo ở chân) và đặt loa nghe lên đó
- Bơm hơi từ từ cho đến khi không nghe thấy tiếng đập xác định mức trên mặt đồng hồ hoặccột thủy ngân, tiếp tục bơm thệm 30 mmHg nữa
- Mở van từ từ để xả hơi sao cho áp lực hạ dần với tốc độ 2-3 mmHg/giây, vừa chú ý lắngnghe tiếng đập của mạch vừa theo dõi kim đồng hồ hoặc cột thủy ngân
- Trị số huyết áp tối đa tương ứng với tiếng đập đầu tiên sau khoảng thời gian yên lặng Trị
số huyết áp tối thiểu tương ứng khi nghe tiếng đập cuối cùng hoặc tiếng thay đổi âm sắc
Trang 39- Xả hết khí trong túi hơi sau khi đã xác định huyết áp tối thiểu Tháo băng cuộn tay, gấpgọn.
- Giúp bệnh nhân trở lại tư thế thoải mái
- Đánh giá kết quả, ghi hồ sơ và báo cáo bác sĩ nếu bất thường
Những điểm cần lưu ý khi để đo được huyết áp chính xác
- Nên đo đúng giờ, cùng máy, cùng tư thế nhất là bệnh nhân tim mạch
- Trường hợp đặc biêt có thể đo ở động mạch khoeo chân
- Không được dừng lại ở giữa chừng rồi lại bơm hơi liên tiếp vì làm như vậy sẽ cho kết quảsai
- Khi xả hơi để đo huyết áp tối đa và tối thiểu thì phải xả liên tục cho đến khi kim hoặc cộtthủy ngân hạ xuống số 0
- Không được đo huyết áp nhiều lần ở cùng một vị trí vì sẽ cho kết quả sai Nếu nghi ngờ kếtquả 30 phút sau đo lại
Trang 40QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
1 Khái niêm về quy trình chăm sóc của điều dưỡng
1.1 Định nghĩa quy trình chăm sóc
Định nghĩa quy trình
Quy trình là một vòng tròn khép kín, bao gồm nhiều bước phải trải qua nhằm đạt được mục tiêu
đề ra
Định nghĩa quy trình chăm sóc
Là một quy trình bao gồm nhiều bước mà người Điều dưỡng phải trải qua gồm hàng loạt cáchọat động theo môt kế họach đã được định trước để hướng đến kết quả chăm sóc người bệnh màmình mong muốn
1.2 Nguồn gốc của quy trình chăm sóc
Quy trình chăm sóc được phát triển từ Học thuyết Khoa học giải quyết vấn đề Học thuyết này
đã được các nhà nghiên cứu khoa học khám phá ra nhằm tạo sự an toàn và hiệu quả của viêc chămsóc và điều trị cho người bệnh Giải quyết vấn đề được tiến hành 7 bước:
- Xác định vấn đề
- Thu thập các thông tin liên quan
- Đặt giả định cách giải quyết
- Đề nghị kế hoạch hành động
- Thực nghiêm và khảo sát kết quả
- Rút ra kết luận có ý nghĩa
- Đánh giá cách giải quyết và tái thẩm định
Qua nghiên cứu các bước của phương pháp khoa học giải quyết vấn đề, các nhà nghiên cứunhận ra rằng nếu thực hiện vào viêc chăm sóc người bệnh vẫn chưa hòan chỉnh và phức tạp màcần kết hợp thệm những sự sáng tạo bao gồm:
Kiến thức: phân tích sự viêc, xem mức độ nguy cơ, thời gian cần giải quyết
Sự nhạy bén: phát hiện kịp thời các vấn đề đang xảy ra, hoặc có nguy cơ sẽ xảy ra
Sự thích nghi: các phương tiên hiện tại có tại đơn vị, nên sử dụng thế nào để đạt hiệu quả Ngườiđược sử dụng có thích nghi với cách giải quyết vấn đề hay không?
Kinh nghiêm để giải quyết các vấn đề: kinh nghịêm sẽ giúp viêc giải quyết nhanh chóng, hiệuquả hơn Kinh nghiêm phát xuất từ quá trình thực hành thường xuyên
Quy trình chăm sóc: qua quá trình từ giải quyết vấn đề, kết hợp sự sáng tạo trong nghề nghiêp,các nhà điều dưỡng học đã nghiên cứu quy trình chăm sóc Từ khoa học giải quyết vấn đề, điềudưỡng xác định những vấn đề khó khăn của người bệnh và cung cấp một cấu trúc dịch vụ chămsóc, dựa vào mục tiêu và hướng tới hiệu quả cuối cùng
1.3 Ý nghĩa và mục đích qui trình điều dưỡng
- Là những bước mà người điều dưỡng phải trải qua để đạt được mục tiêu chăm sóc ngườibệnh
- Không bỏ sót công viêc chăm sóc người bệnh
- Viêc chăm sóc được thực hiện liên tục