1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu việc gìn giữ và phát triển giá trị của đặc sản bánh cáy làng Nguyễn tại tỉnh Thái Bình

33 878 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 708,5 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Tiến sĩ LÊ THỊ HIỀN - giảng viên bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” của khoa Văn hóa - Thông tin và xã hội đã trang bị cho tôi những kiến thức, kĩ năng cơ bản để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ Ủy ban Nhân dân xã Nguyên Xá cùng toàn thể các hộ nông dân xã Nguyên Xá đã tạo điều kiện cho tôi có thêm hiểu biết về nguồn gốc, phương thức sản xuất và giá trị sâu sắc của đặc sản bánh cáy làng Nguyễn – Thái Bình. Tôi hi vọng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về nguồn gốc, phương thức sản xuất và giá trị của đặc sản bánh cáy làng Nguyễn. Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng tổng hợp đầy đủ các kiến thức về nguồn gốc, cách làm và giá trị mọi mặt của món đặc sản bánh cáy làng Nguyễn – Thái Bình nhưng tôi khó tránh khỏi những sai sót khi tìm hiểu, đánh giá cũng như trình bày về đề tài nghiên cứu này. Tôi rất mong bạn đọc thông cảm và mong giành được sự quan tâm đóng góp ý kiến của cô giáo và các bạn cho bài nghiên cứu để tôi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đề tài hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC SẢN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐẤT THÁI BÌNH 4 1.1. Một số khái niệm 4 1.1.1. Khái niệm về ẩm thực 4 1.1.2. Khái niệm về đặc sản 4 1.2. Khái quát chung về vùng đất Thái Bình 5 1.2.1. Đặc điểm về vị trí địa lý- kinh tế 5 1.2.2. Đặc điểm về văn hóa- xã hội 7 Tiểu kết 8 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ ĐẶC SẢN BÁNH CÁY LÀNG NGUYỄN – THÁI BÌNH 9 2.1. Nguồn gốc ra đời 9 2.2. Nguyên liệu và cách làm 10 2.2.1 Nguyên liệu 10 2.2.2 Cách làm 10 2.3 Văn hóa thưởng thức ẩm thực bánh Cáy 12 2.4. Thực trạng sản xuất đặc sản bánh cáy ở làng Nguyễn- Thái Bình 12 2.5 Giá trị của đặc sản bánh cáy làng Nguyễn 14 2.5.1. Giá trị ẩm thực 14 2.5.2. Giá trị tâm linh 15 2.5.3. Gía trị kinh tế 15 2.5.4. Giá trị văn hóa 16 Tiểu kết 17 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐẶC SẢN BÁNH CÁY LÀNG NGUYỄN – THÁI BÌNH 18 3.1. Đánh giá về việc gìn giữ và phát triển đặc sản bánh Cáy, làng Nguyễn- Thái Bình 18 3.1.1. Ưu điểm 18 3.1.2. Nhược điểm 19 3.2. Giải pháp gìn giữ và phát triển đặc sản bánh cáy làng Nguyễn – Thái Bình 20 3.2.1. Giải pháp gìn giữ và phát triền làng nghề 20 3.2.2. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về đặc sản bánh Cáy làng Nguyễn- Thái Bình 21 3.2.3. Giải pháp hội nhập, giao lưu, giới thiệu đặc sảncủa địa phương ra các khu vực trong và ngoài tỉnh 21 3.2.4. Giải pháp vận dụng những công nghệ máy móc khoa học trong việc sản xuất bánh cáy 22 Tiểu kết 22 KẾT LUẬN 24 PHỤ LỤC 26

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi thực hiện đề tài “ tìm hiểu về giá trị của đặc sản bánh cáy làngNguyễn – Thái Bình” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôitrong thời gian qua Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trungthực về thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Tiến sĩ LÊ THỊ HIỀN - giảng

viên bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” của khoa Văn hóa - Thông tin

và xã hội đã trang bị cho tôi những kiến thức, kĩ năng cơ bản để tôi có thể hoànthành đề tài nghiên cứu này

Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ Ủy ban Nhân dân xã Nguyên Xá cùngtoàn thể các hộ nông dân xã Nguyên Xá đã tạo điều kiện cho tôi có thêm hiểubiết về nguồn gốc, phương thức sản xuất và giá trị sâu sắc của đặc sản bánh cáylàng Nguyễn – Thái Bình

Tôi hi vọng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích cung cấp cho bạn đọcnhững kiến thức về nguồn gốc, phương thức sản xuất và giá trị của đặc sản bánhcáy làng Nguyễn

Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng tổng hợp đầy đủcác kiến thức về nguồn gốc, cách làm và giá trị mọi mặt của món đặc sản bánhcáy làng Nguyễn – Thái Bình nhưng tôi khó tránh khỏi những sai sót khi tìmhiểu, đánh giá cũng như trình bày về đề tài nghiên cứu này Tôi rất mong bạnđọc thông cảm và mong giành được sự quan tâm đóng góp ý kiến của cô giáo vàcác bạn cho bài nghiên cứu để tôi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đề tài hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC SẢN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐẤT THÁI BÌNH 4

1.1 Một số khái niệm 4

1.1.1 Khái niệm về ẩm thực 4

1.1.2 Khái niệm về đặc sản 4

1.2 Khái quát chung về vùng đất Thái Bình 5

1.2.1 Đặc điểm về vị trí địa lý- kinh tế 5

1.2.2 Đặc điểm về văn hóa- xã hội 7

Tiểu kết 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ ĐẶC SẢN BÁNH CÁY LÀNG NGUYỄN – THÁI BÌNH 9

2.1 Nguồn gốc ra đời 9

2.2 Nguyên liệu và cách làm 10

2.2.1 Nguyên liệu 10

2.2.2 Cách làm 10

2.3 Văn hóa thưởng thức ẩm thực bánh Cáy 12

2.4 Thực trạng sản xuất đặc sản bánh cáy ở làng Nguyễn- Thái Bình 12

2.5 Giá trị của đặc sản bánh cáy làng Nguyễn 14

2.5.1 Giá trị ẩm thực 14

2.5.2 Giá trị tâm linh 15

2.5.3 Gía trị kinh tế 15

2.5.4 Giá trị văn hóa 16

Tiểu kết 17

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ ĐẶC SẢN BÁNH CÁY LÀNG NGUYỄN – THÁI BÌNH 18

3.1 Đánh giá về việc gìn giữ và phát triển đặc sản bánh Cáy, làng Nguyễn- Thái Bình 18

3.1.1 Ưu điểm 18

Trang 4

3.1.2 Nhược điểm 19

3.2 Giải pháp gìn giữ và phát triển đặc sản bánh cáy làng Nguyễn – Thái Bình 20

3.2.1 Giải pháp gìn giữ và phát triền làng nghề 20

3.2.2 Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về đặc sản bánh Cáy làng Nguyễn- Thái Bình 21

3.2.3 Giải pháp hội nhập, giao lưu, giới thiệu đặc sảncủa địa phương ra các khu vực trong và ngoài tỉnh 21

3.2.4 Giải pháp vận dụng những công nghệ máy móc khoa học trong việc sản xuất bánh cáy 22

Tiểu kết 22

KẾT LUẬN 24

PHỤ LỤC 26

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Việt Nam tôi – đất nước của những con người Việt Nam cần cù, chất phát.Nơi những người con rời quê lập nghiệp luôn đau đáu một nỗi nhớ “hình bóngquê nhà” Cứ xa quê là nhớ, nhớ đất, nhớ người, nhớ cơm mẹ nấu, nhớ hương vịcác món ăn mà chỉ ở quê mình mới có Có lẽ vì thế mà ở khắp mọi nơi, từ Bắc

vô Nam, mỗi miền đất nước ta đều có những món ngon vật lạ, những đặc sảnnổi tiếng mang theo hương vị của đất, của tình người Việt Nam, đất nướcphương đông với rất nhiều nét văn hóa truyền thống nổi tiếng được bạn bè trênthế giới biết đến và ngợi ca Bên cạnh những nét văn hóa trong giao tiếp ứng xử,nét văn hóa trong ẩm thực cũng tạo nên những nốt nhạc góp chung vào bản nhạc

về nét đẹp văn hóa Á Đông bay cao bay xa Xuất phát điểm là một nước nôngnghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn với người dân, đặc biệt là người dânnông thôn với nghề chủ yếu là trồng trọt chăn nuôi nhưng đã đem đến cho giới

ẩm thực rất nhiều món ăn đặc biệt

Không mang vẻ hùng vĩ, rợn ngợp như nhiều địa danh khác trên dải đấthình chữ S, quê lúa Thái Bình hiền hòa như chính cái tên của mình Khắp tỉnhđều mượt mà đồng ruộng bằng phẳng, nhiều sông ngòi hồ ao và khí hậu mát

mẻ Điểm cuốn hút của Thái Bình là những di tích lịch sử và văn hóa, các lễ hội,trò chơi, điệu múa dân gian hấp dẫn Đặc biệt, Thái Bình có riêng nhiều món ănngon, lành như bánh cáy Làng Nguyễn, canh cá Quỳnh Côi, ổi Bo, nem chạo VịThủy…Nói đến Thái Bình là chúng ta liên tưởng ngay đến những cánh đồng lúaphì nhiêu, đến đền Trần, chùa Keo cổ kính… Thái Bình là mảnh đất có chiều dàilịch sử và bề dày truyền thống văn hóa độc đáo Đây là nơi sinh sống của conngười các thế hệ cha ông từ bao đời nay, có nền văn minh lúa nước gây dựngnên tên gọi “ quê hương 5 tấn “ Trong suốt quá trình gây dựng và gìn giữ, trênmảnh đất này đã xuất hiện rất nhiều làng nghề truyền thống với các món ăn đặcsản quê hương như ổi Bo Hoàng Diệu, canh cá Quỳnh Côi, bánh cuốn Tiền Hải,

cá nướng Thái Xuyên, Và còn một điều hẳn không ai có thể quên, đó làhương vị của Bánh Cáy làng Nguyễn - một đặc sản của quê hương 5 tấn Đây là

Trang 6

thức quà mang giá trị cần được tìm hiểu, giữ gìn và phát triển bởi nó không chỉ

là món ngon tráng miệng mà còn là kết tinh của hương đất, hương trời và tấmlòng thơm thảo cả người dân quê lúa ; qua đây đề xuất thêm những ý kiến pháttriển mở rộng hơn nữa thương hiệu bánh cáy Làng Nguyễn – Đông Hưng nóiriêng và các thức quà quê hương Thái Bình nói chung một cách hiệu quả

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu :

- Đối tượng nghiên cứu : Tập trung nghiên cứu , gìn giữ và phát triển giátrị đặc sản bánh cáy Thái Bình

- Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu việc gìn giữ và phát triển giá trị củađặc sản bánh cáy làng Nguyễn tại tỉnh Thái Bình

3 Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là tìm hiểu nguồn gốc , quá trìnhhình thành, tồn tại, phát triển, giá trị và tìm ra những nét đặc trưng cơ bản Từ

đó đưa ra những ý kiến gìn giữ và phát huy

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu nguồn gốc, quá trình sản xuất và giá trị của đặc sản bánh cáylàng Nguyễn - Thái Bình

4 Phương pháp nghiên cứu khoa học

Để thực hiện để tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nhìn đối tượng nghiên cứu như một hệthống để khảo sát, phân tích

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 7

và phát triển phù hợp Làm tài liệu tham khảo cho các khóa sau.

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết thúc thì nội dung của đề tài còn được chiathành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đặc sản và khái quát chung về vùng đất Thái Bình

Chương 2: Thực trạng đặc sản bánh cáy làng Nguyễn- Thái Bình Chương 3: Giải pháp gìn giữ và phát huy giá trị đặc sản bánh cáy làng Nguyễn – Thái Bình

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC SẢN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐẤT THÁI BÌNH 1.1 Một số khái niệm

1.2 Khái niệm về ẩm thực

Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn,nghĩa hoàn chỉnh là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyềnthống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn,thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể Nó thường được đặt tên theo vùnghoặc nền văn hóa hiện hành Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thànhphần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi.Những thực phẩm mang màu sắc tôn giáo cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới

ẩm thực Mở rộng ra thì ẩm thực có nghĩa là một nền văn hóa ăn uống của mộtdân tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóavật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần"

2 Khái niệm về đặc sản

Đặc sản là tên gọi chỉ chung về những sản vật, sản phẩm, hànghóa (thường là nông sản) mang tính đặc đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt,riêng có mà xuất xứ từ những vùng, miền, địa phương và tạo nên những nét đặctrưng của một vùng, miền hay một địa phương nào đó Khái niệm đặc sản cũngkhông nhất thiết chỉ về những sản phẩm, sản vật được ra đời đầu tiên tại vùng,miền hay địa phương nhưng nó mang tính chất thông dụng, phổ biến tại địaphương hay có chất lượng cao hơn hẳn những sản phẩm cùng loại và được nhândân địa phương coi như sản phẩm truyền thống của địa phương mình

Trong tiếng Việt, đặc sản thường dùng để chỉ về lĩnh vực ẩm thực đặc biệt

là những món ăn, thức uống, nguyên liệu, hương liệu, gia vị trong ẩm thực mangtính đặc thù của một địa phương, đặc sản thường được dùng là quà biếu trongmỗi chuyến đi, đến từ một vùng miền nổi tiếng về một loại đặc sản nào đó, nócòn có ý nghĩa trong hoạt động du lịch Ở phương Tây, khái niệm đặc sản (Localfood) là một phần của khái niệm mua bán hàng hóa địa phương và nền kinh

Trang 9

tế địa phương, và thường được những chế độ ưu đãi để mua hàng hoá sản xuấttrong nước, vùng miền sản xuất Đặc sản cũng không chỉ đơn thuần là một kháiniệm địa lý dù những sản phẩm này có chứa những chỉ dẫn địa lý về vùng, miền,quốc gia nó xuất xứ.

Trong ẩm thực, đặc sản có thể là những món ăn, thức uống, thông dụng,phổ biến và có thương hiệu toàn cầu nhưng cũng có thể là những món ăn, thứcuống gia truyền, bí truyền hay mang tính độc đáo chẳng hạn như những món ăn

từ côn trùng, sâu bọ, ấu trùng hoặc từ những bộ phận, phủ tạng hoặc được chếbiến bằng những phương pháp đặc biệt

2.1 Khái quát chung về vùng đất Thái Bình

2.2 Đặc điểm về vị trí địa lý- kinh tế

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc ViệtNam Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phíađông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía đông bắc Thái Bình tiếpgiáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, HảiPhòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam.Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ) Theo quy hoạch phát triển kinh tế, TháiBình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ

Từ ngàn xưa, đất đai tỉnh Thái Bình vốn là bãi bồi phù sa ven biển, có sứccuốn hút các thế hệ cư dân từ nhiều vùng miền đổ về khai phá, chung lưng đấucật quai đê trị thủy, lấn biển, lập làng để tạo thành một miền quê trù phú Địaphận tỉnh Thái Bình được giới hạn bằng ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển

Do sự hội tụ cư dân từ “chín người mười làng” về hợp cư sinh tồn ở nơi đầusóng ngọn gió, cửa ngõ của biển Đông nên các thế hệ cư dân ở đất này đã sớmhình thành và vun đắp nên những truyền thống nổi trội, góp phần tích cực vàoquá trình tạo lập những tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam Có khánhiều công trình nghiên cứu về Thái Bình của các học giả trong và ngoài nước

đã hướng tới sự khẳng định: Do chung đúc khí thiêng sông biển nên những bậcanh hùng hào kiệt “lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa” ở đất này thời nàocũng có Nếu như trong truyền thống, Việt Nam là một nước nông nghiệp thì

Trang 10

Thái Bình là một trong những miền quê có nền kinh tế nông nghiệp sớm pháttriển Trải ngàn đời, từ truyền thống đến hiện tại Thái Bình luôn là một điểnhình về thâm canh lúa nước Do cư dân sớm đông đúc, giỏi thâm canh lúa nước

và phát triển các nghề thủ công nên vùng quê này từng được sử sách tôn vinh là

“quê lúa, đất nghề”, là “kho người, kho của” cung cấp nhân tài, vật lực cho sựnghiệp dựng nước và giữ nước ở mọi thời kỳ lịch sử Người dân Thái Bình cần

cù, sáng tạo, dũng cảm và thân thiện Ở bất cứ đâu du khách cũng bắt gặp những

nụ cười hồn hậu của người dân nơi đây Vào mùa nào cũng vậy, Thái Bình làmột bức tranh tuyệt mỹ đầy màu sắc; lúc lúa đương thì con gái, khắp nơi chếngự một nền xanh bất tận, điểm xuyết những cánh cò trắng, còn vào mùa lúachín, tất cả vàng rộm một màu, chen lẫn những ngôi đền, ngôi làng trù phú dướibóng những bụi tre

Không có những dãy núi đầy thách thức cùng các hang động kỳ bí chongười ưa khám phá, không có những di tích lịch sử cho người thích “về nguồn”,không có cái náo nhiệt đặc trưng chốn thành thị, và cũng chẳng có cái mộng mơ,

bí hiểm cố hữu của Đà Lạt phố, Đà Lạt hoa, Đà Lạt hoang dại… Thái Bình như đúng tên gọi - mang một vẻ đẹp bình dị, hiền hòa; mà người khó tính hẳn sẽnói là ít thơ.Nếu đó là cảm giác của bạn khi vô tình một lần ghé thăm Thái Bình,thì xin hãy nhìn bằng cái nhìn suy tưởng, nhân văn hơn! Bạn hãy nhìn bằng cảtâm hồn mình, qua bề sâu văn hóa và chiều dài lịch sử Trong cuộc sống, cónhững thoáng bất chợt đầy ý vị giữa muôn vàn bất chợt Bất chợt ngang quaThái Bình, ghé chơi, bất chợt lang thang phiêu bước, để rồi bắt gặp cái thănghoa bất chợt của tâm hồn theo một điệu hát lạ… Đó chính là cảm giác của dukhách khi chứng kiến hội chèo Thái Bình Giống như hội Lim của làng quê KinhBắc, hay những đêm chợ tình trên rẻo núi các buôn làng, hội chèo là nét sinhhoạt văn hóa đặc thù nơi đây Không quá hồn nhiên như điệu Khưa, điệu Sli,điệu Lượn của vùng núi Tây Bắc, nhưng cũng không quá kín đáo “người ơingười ở đừng về” như quan họ Bắc Ninh, hát chèo Thái Bình dè dặt như một nỗiniềm chẳng dám bày tỏ Lời chèo đằm thắm, duyên dáng, điệu chèo dịu nhẹ,mong manh Lời và điệu hòa quyện, mở ra một không gian vời vợi và thời gian

Trang 11

-thăm thẳm - cái không gian, thời gian của hàng ngàn đêm hội, hàng ngàn điệuhát huyền sử Thái Bình.Đến Thái Bình, một ngày, hai ngày bạn thấy chán, bởiThái Bình trầm lặng đến khó hiểu Nhưng một ngày nào đó, nếu bạn chợt thấycăng tràn lồng ngực cái hơi thở mặn mòi của biển; thấy dịu ngợp đôi mắt màuxanh mút mát của lúa; thấy ngập tròn hơi thở mùi thơm nồng nã của đất sau trậnmưa mùa hạ Nếu bạn biết bâng khuâng trước những cụm dành dành trắngmuốt bung biêng dọc sông Trà, biết xao xuyến khi lắng nghe tiếng dế mèn thaothiết thở trong đêm, biết rộn ràng trong tim tiếng cuộc sống âm thầm mà mãnhliệt từ những khu công nghiệp mới Nếu trong bạn chợt dậy lên cảm giác thânthương, gần gũi… Thì đó chính là khi bạn đã bị Thái Bình chinh phục – mộtcách hoàn toàn.Bởi Thái Bình luôn ẩn chứa trong mình những bất ngờ, nhưngThái Bình chỉ tặng món quà ấy cho những người biết tri ân!

3 Đặc điểm về văn hóa- xã hội

Thái Bình là một trong những cái nôi của các làn điệu dân ca ngọt ngào,câu chèo tinh tế dung dị với những lễ hội dân gian phong phú, được miêu tảkhông khí ngày hội đặc biệt say sưa “Sáng rối - tối chèo”.So với các tỉnh khácthuộc châu thổ Bắc Bộ thì Thái Bình có lịch sử hình thành đất đai và cư dânmang tính gối sóng tương đối rõ rệt Nhiều làng cổ thuộc vùng đất Hưng Hà,Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Vũ Thư có lịch sử trên dưới 2000 năm Tuy nhiên, sốlàng được khai phá từ thời Trần trở về sau chiếm tỉ lệ cao, những làng coi là mớiđược xác lập ở Tiền Hải từ cuộc đại khẩn hoang của Nguyễn Công Trứ được tổchức vào năm 1828 đến nay cũng đã có lịch sử 180 năm Cư dân Thái Bình vốn

là sự hội tụ đa cực các luồng cư dân có gốc Sơn Tây, Hà Đông Phú Thọ, VĩnhPhúc, Đông Triều, Quảng Yên, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An,

Hà Nam, Nam Định, và có cả một bộ phận theo đường biển từ Bắc xuống, từNam ra vốn làm nghề đánh cá về sau hợp cư, định cư trên đất Thái Bình Vănhoá truyền thống của Thái Bình là sự hỗn dung sắc thái văn hoá của nhiều vùngmiền của đất nước Việt Nam và đã được Thái Bình hoá trong điều kiện môi củamột vùng đồng bằng sông nước với cư dân sinh sống chủ yếu bằng cấy lúanước, đánh bắt thuỷ hải sản, nghề phụ là các nghề thủ công chế biến lương thực

Trang 12

thực phẩm, trồng bông dệt vải, trồng dâu nuối tằm ươm tơ dệt lụa, trồng cóichiếu trồng đay gai dệt võng, đan lưới vó, làm muối cùng các nghề rèn đúc kimloại Do vậy thành phần dân cư chủ yếu là nông dân, ngư dân và diêm dân màđặc điểm chủ yếu là chín người mười làng cùng hợp sức đồng tâm trị thuỷ khẩnhoang nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, quai đê lấn biển thau chua rửa mặnthâm canh và quảng canh lúa nước, dâu tằm Trong truyền thống nét điển hìnhcủa văn hoá làng Thái Bình là một vùng văn hoá dân gian phong phú, đa dạng lễhội truyền thống nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình.

Tiểu kết

Ở chương 1, tôi đã trình bày hai vấn đề lớn đó là cơ sở lí luận về đặc sản

và khái quát chung về vùng đất Thái Bình, trong đó có các khái niệm như : kháiniệm về ẩm thực, khái niệm về đặc sản; đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm vềkinh tế văn hóa đời sống của mảnh đất Thái Bình để phần nào giúp đọc giả kháiquát hiểu được nơi đặc sản bánh cáy được sản xuất và cũng là nơi tôi thực hiện

đề tài nghiên cứu này

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ ĐẶC SẢN BÁNH CÁY

LÀNG NGUYỄN – THÁI BÌNH 2.1 Nguồn gốc ra đời

Làng Nguyễn cũng như bao làng quê khác của vùng đồng bang châu thổSông Hồng nói chung và Thái Bình nói riêng, nghề trồng lúa nước là nghề chínhcủa người dân nơi đây nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà nghề trồng lúanước truyền thống có từ ngàn đời nay đã tạo nên cho làng Nguyễn một diện mạovăn hóa khá đặc trưng Không cần những biển báo địa giới, không cần những lờihỏi thăm đường xá vòng vèo, qua đất Nam Định, có một đặc điểm người ta biết

đã đặt chân tới đất Thái Bình, ấy là bạt ngàn những cửa hàng bán bánh Cáy.Bánh Cáy là quà ngon được làm từ bàn tay khéo léo của những người dân làngNguyễn thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Từ thành phốThái Bình, xuôi theo quốc lộ 10 chừng 10 km, rồi rẽ vào quốc lộ 39, đi một đoạn

là tới làng Nguyễn Đây là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nướcViệt Nam, đồng thời cũng là quê hương của món bánh Cáy nức tiếng xa gần Từnhững nguyên liệu đồng quê như thóc, gạo, lạc, vừng, những con người tài hoanơi đây đã tạo nên một loại bánh nổi tiếng đó là bánh Cáy, đã có nhưng câu catruyền tụng rằng

“Cung đình hội rối ngày xưa, bánh Cáy làng Nguyễn tiến vua thuở nào”.

Bánh cáy không phải được làm từ con cáy Bánh cáy là một loại bánhđược làm chủ yếu từ các nguyên liệu nông nghiệp như mếp cái hoa vàng, vừng,lạc, mỡ,… Bánh cáy có quy trình làm đặc biệt cách pha chế các nguyên liệu vớinhau để thành một món bánh

Bánh Cáy là quà ngon được làm từ bàn tay khéo léo của những người dânlàng Nguyễn thuộc xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Từ thànhphố Thái Bình, xuôi theo quốc lộ 10 chừng 10 km, rồi rẽ vào quốc lộ 39, đi mộtđoạn là tới làng Nguyễn Đây là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rốinước Việt Nam, đồng thời cũng là quê hương của món bánh Cáy nổi tiếng mộtthời là sản vật tiến Vua

Trang 14

Các cụ ở nơi đây kể lại rằng: dân làng Nguyễn làm bánh đã từ lâu lắm rồi,

từ ngày xửa ngày xưa… Bánh thường làm để ăn trong dịp tết Thế rồi vào nămCanh Tý xưa ấy, có một ông quan đại thần kinh lý qua làng Dân làng đem thứbánh ấy biếu ông quan gọi là có chút quà quê Ông quan đại thần đem thứ bánhngon ấy về dâng lên vua Vua ăn khen ngon và hỏi thứ bánh ấy tên là bánh gì.Bánh ăn thơm ngon, cay cay Vì thế, ông quan trả lời “Thưa bệ hạ, bánh này làbánh cay ạ” Thế là bánh cay được cả nước biết đến và được mọi miền ưachuộng Còn người đàn bà quê làng Nguyễn kia được vua ban thưởng Một hôm,trong giấc mơ kỳ lạ, bà nhìn thấy hai mẹ con con cáy ôm nhau, bà liền rẽ biển đitới nhưng cáy cứ gọi bà rồi run lẩy bẩy và biến mất Trước khi qua đời, bà dặncon cháu đưa bà về với biển Khi thi hài của bà xuống tới bờ biển thì lạ thay,một lối nước từ từ rẽ ra đón bà đi Thế là từ đấy, người ta gọi bánh cay là bánhCáy, bánh thần cáy ban cho dân làng và đất nước

có thể nhận ra nó giống như trứng cáy mà gọi luôn là bánh cáy chăng? Khôngbiết truyền thuyết và loại suy đúng bao nhiêu nhưng bánh cáy đúng là loại bánhdân giã mà ngoài Thái Bình không thấy nơi nào có

2.2.2 Cách làm

Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyênliệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vịđặc trưng Bánh cáy làng Nguyễn được chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, gồm cónếp cái hoa vàng tròn mẩy, gấc chín đỏ, lạc, vừng rang vàng, mỡ phần, cơm dừaxắt lát ướp đường, mứt bí dẻo thơm, mạch nha, tinh dầu hoa bưởi Để làm mộtchiếc bánh cáy, đòi hỏi nhiều công phu bởi nguyên liệu chính là gạo nếp nhưng

Trang 15

các phụ liệu lại khá nhiều, mỗi loại nguyên liệu lại có một cách xử lý riêng Gạonếp làm bánh được chia làm 2 phần, một phần đồ xôi với nước quả gấc tạo nênmàu hồng thắm; phần còn lại đồ xôi với nước quả dành dành tạo nên màu vàngtươi Hai loại xôi này đều được giã bằng chày như làm bánh giầy Sau khi giãnhuyễn đều, cán mỏng, cắt thành lát như mứt bí rồi sấy khô Sấy xong cho vàochảo mỡ lợn đang sôi đảo đều tới khi lát bánh thơm giòn Các nguyên liệu phụnhư lạc, vừng được rang chín ròn, xát bỏ vỏ Gạo nếp hoa vàng được rang nổbỏng, nở tung, sạch trấu, dậy mùi thơm Mỡ lợn khẩu muối đường hơn nửatháng, đem ra thái nhỏ như hạt lựu, xào ngọt lấy độ trong, giòn Cà rốt xào nướcđường, nước gừng, vỏ quýt tươi được chuẩn bị đầy đủ.Cho các nguyên liệu đãchuẩn bị trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới mùi thơm

kỹ thuật thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi néncho bánh trở nên cứng, sau đó lấy ra cho vào bao bì, ta sẽ được bánh cáy thànhphẩm Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làmđúng kỹ thuật

Bánh cáy ngon là vừa đủ độ dẻo, ngọt, gạo nếp, lạc vừng dậy mùi Khi ănmiếng bánh có vị ngọt của đường, cay nhẹ của hương gừng, béo bùi, dẻo thơmcủa nếp Ngày nay ngoài Thái Bình ra thì cũng có một số nơi làm bánh Cáynhưng không nơi nào làm bánh cáy ngon bằng Làng Nguyễn Có lẽ do nhữngnhân tố tự nhiên đã giúp cho Bánh Cáy ở Thái Bình cho loại trứng rất chắc vàngon Gạo nếp cái hoa vàng ở Thái Bình cũng nổi tiếng dẻo và thơm Tất cả đãhội tụ, hòa quyện lại cộng thêm sự khéo léo cùng tâm tình nghê nhân yêu quêhương của người chế biến đã tạo nên một đặc sản đặc trưng cho mảng đất nơiđây

Trang 16

2.3 Văn hóa thưởng thức ẩm thực bánh Cáy

Bánh Cáy có nguồn gốc từ chè kho, chè lam nhưng có thêm nhiều phụgia Theo cách giải thích của người làng Nguyễn, bánh Cáy có giá trị bồi dưỡng

cơ thể, điều này có thể đúng khi tìm hiểu xuất xứ của bánh Cáy Người làngNguyễn còn bảo khoa học đã xác định trong cơ thể con người có ngũ tạng (tâm,can, tỳ, phế, thận) rất quan trọng Bánh Cáy có ngũ sắc (đỏ, xanh, vàng, trắng,đen) có bát vị (đắng, cay, chua, mặn, ngọt, bùi, ngậy, béo) những thứ này rất cógiá trị bồi dưỡng cơ thể

Bánh Cáy xưa chỉ được làm vào mùa Đông, đặc biệt là dịp Tết NguyênĐán Bánh được chế biến từ gạo nếp - phải là nếp cái hoa vàng, loại lúa đặc sảncủa quê hương Lúa chỉ cấy mỗi năm một vụ, cấy vào vụ chiêm, thu hoạch vào

vụ mùa Nay do bảo quản được nguyên liệu tốt nên bánh Cáy có thể làm quanhnăm, phục vụ xa gần được lòng mọi thực khách dù là thực khách khó tính nhấtcũng phải siêu lòng trước vẻ đẹp và vị ngon của bánh Cáy

Chứng kiến các công đoạn tỉ mẩn để làm nên chiếc bánh của người thợlàng Nguyễn, du khách sẽ cảm nhận được tâm huyết, tình cảm gói trong từng látbánh thơm ngon Trong tiết trời se lạnh, vị cay nóng của gừng khiến cho người

ăn cảm thấy ấm dạ, khoan khoái

Giống như Cốm Làng Vòng, bánh Cáy không phải là thức quà ăn vội,người tinh túy, sành ăn thường ăn bánh Cáy nhâm nhi cùng chén trà xanh đắngdịu, mới nói lên hết được vẻ thanh tao, cao quý, tinh hoa đất trời của sản vật tiếnvua này

2.4 Thực trạng sản xuất đặc sản bánh cáy ở làng Nguyễn- Thái Bình

Từ lâu, bánh cáy Làng Nguyễn (xã Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình)được coi là đặc sản của vùng quê lúa Tuy nhiên, sự phát triển theo kiểu “mạnh

ai nấy làm”, những người sản xuất đang tự làm khó mình trong việc xây dựngmột thương hiệu chung, nền tảng hướng đến mở rộng thị trường

Xã Nguyên Xá được biết đến là “làng kháng chiến kiểu mẫu” trong kháng chiếnchống Pháp Hòa bình lập lại, vùng đất ấy tiếp tục là một điểm sáng năng độngtrong công tác tìm kiếm, tự tạo việc làm tại chỗ, từ phát triển nghề dệt may, chế

Ngày đăng: 30/01/2018, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w