8. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.
4.3. Đặc điểm sinh học của bọ nẹt: 1 Đặc điểm hình thái của bọ nẹt:
4.3.1. Đặc điểm hình thái của bọ nẹt: 4.3.1.1. Pha sâu non:
Sâu non Bọ nẹt có 5 tuổi trải qua 4 lần lột xác, từ khi trứng nở đến khi hoá nhộng sâu non trải qua từ khoảng 3 tháng. Tuổi 1 và tuổi 2 cơ thể nhỏ có nhiều lông tơ màu trắng, cơ thể có màu xanh đậm. Tuổi 3 và tuổi 4 cơ thể lớn rất nhanh và có màu xanh ngả vàng. Sau lần lột xác thứ 4 thì cơ thể chuyển sang màu xanh lá cây và cứ như thế cho đến khi đẫy sức hoá thành nhộng.
Theo như chúng tôi quan sát và ghi lại thì đặc điểm ngoài của sâu non bọ nẹt được mô tả như sau: Sâu non mình thô ngắn, mặt bụng dẹp bằng, mặt lưng hơi vồng, đầu bé rụt vào phía trong ngực trước. Cơ thể chia đốt không rõ. Chân bụng thoái hóa. Phía lưng có mọc nhiều gai lông chia nhánh nối liền tuyến độc. Trên lưng có 1 dải vạch bao gồm 5 dải màu trong đó ở trong cùng là dải màu trắng sữa, lấy dải màu trắng đối xúng 2 bên là màu xanh lá cây đậm và dải màu vàng chạy dọc từ phần đầu đến cuối cơ thể, xen giữa 2 viền màu xanh và vàng chạy theo dọc cơ thể là các lỗ thở, có 9 cặp lỗ thở đỗi xứng nhau qua vạch trắng. Lỗ thở nẵm lõm trên lưng, có hình cầu dẹt. Dọc trên lưng còn có 2 hàng u lông nằm đối xứng qua vạch lưng, có 9 cặp u lông.8,6,5,4,4,10,5,5,8, 2 u lông ở đỉnh đầu có 5 lông u, 2 u lông bên cạnh của 2 u lông đỉnh đầu có số lông là 16, 2 u lông ở phần cuối cơ thê có số lông là 39. Còn lại 16 u lông tương đương với 8 cặp u lông nằm sát ở 2 bên lườn gần phần chân đối xúng nhau qua vạch màu đều có số lông là 39. Nửa trên đầu của sợi lông có màu nâu đậm có chứa chất độc để phòng vệ khi có sự tấn công của bên ngoài, nửa duới có màu xanh đậm trùng với màu của cơ thể. Giữa 2 hàng lông của 2 bên cơ thể có 1 hàng vết lõm sâu nhìn rõ bằng mắt thuờng, mỗi hàng có 10 vết lõm, ở đáy của vết lõm có 1 hình que màu xanh viền vàng ở giữa có 1 lỗ thở(?). Đặc biệt ở vết lõm thứ 5 ở đáy có hình tam giác màu xanh viền vàng khá rõ khi quan sát bằng mắt thường, và vết lõm thứ 10 chỉ có 1 lỗ thở không(?). Sâu non bọ nẹt thuộc lớp chân mềm , chân bụng thoái hoá. Khi di chuyển phần chân bụng của sâu non uốn nhẹ cơ thê, phần chân bụng tạo ra 1 gợn hình sóng bắt đầu từ phần cuối cơ thể đến phần đầu để đẩy cơ thể đi về phía trước và ngược lại khi lùi về đằng sau. Do phải uốn mình tạo nên lực để di chuyển nên chân bụng của sâu non thường tiết ra chất dính để cơ thể có thể di chuyển 1 cách chắc chắn nhất, tạo được độ bám trên lá kể cả khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi. Đồng thời khi di
chuyển thì sẽ xuất hiện lực đẩy các chất thải trong cơ thể ở phần bụng xuống hậu môn và đi ra ngoài cơ thể. Ở duới hàng u lông bên lườn của cơ thể là phần chân bụng của sâu non. Phần chân bụng có màu trắng nhạt chia 2 làm 2 phần chính và phụ ngăn nhau bởi 1 mép gập. Ở phần phụ tính từ duới phần u lông bên lườn đến mép gấp, còn phần chính là nằm duới mép gấp. Ở phần phụ có 1 hàng lỗ thở(?), từ phần đuôi đến phần đầu có 9 lỗ thở màu vàng xám nhưng ở 7 lỗ đầu tiên xếp thành hàng nằm ở giữa phần phụ. Lỗ thở tiếp theo nằm sát ở u lông thứ 8 tính từ cuối cơ thể đến đầu. Còn lỗ thở cuối cùng nằm trong phần đầu, thường chỉ có thể thấy được khi sâu non vươn đầu ra ăn lá hoặc di chuyển. Phần chân chính nằm ở dưới cùng của sâu con là bộ phận trực tiếp tiết ra dich để tăng độ bám dính và bao gồm các cơ bụng để giúp sâu non di chuyển. Khi sâu non nằm yên thì phần đầu thụt vào nằm sâu trong môi. Khi sâu non di chuyển thì môi mở phần đầu hé ra để cùng tạo lực di chuyển, khi sâu non ăn thì phần môi mở rộng phần đầu của sâu non vuơn ra căng nhất để có thể gập đầu ăn lá. Mắt của sâu non có màu nâu đậm có hàm trên to dài để đâm vào lá giữ lá yên khi ăn, hàm dưới nhỏ hơn nằm khuất duới hàm trên. Miệng có cấu tạo kiểu miệng nhai để ngoạm và nghiền nát thức ăn khi đưa vào cơ thể.
Một số ít mình trơn hoặc có nhiều đốm vân xanh, đỏ rõ rệt. Sâu non phá hoại lá cây ăn quả, cây rừng và cây công nghiệp lâu năm
Hình 8. 1 số hình ảnh về pha sâu non bọ nẹt. 4.3.1.2. Pha trưởng thành :
Trưởng thành sau khi vũ hoá từ nhộng có sức sống từ 12 đến 15 ngày. Trưởng thành dài 12-14 mm, sải cánh rộng 5-6 mm, phần lưng các đốt bụng có 5 khoang đen, chân phủ nhiều lông màu xám tro, khi đậu trên lá 2 chân trước quắp lại, 4 chân giữa và sau bám vào lá. Râu đầu sợi chỉ(răng lược) (?) , mắt kép hình cầu, màu đen xám, vòi được bảo vệ bằng 2 chùm lông. Cánh trước màu vàng lóng lánh bởi lớp vảy bên ngoài, cánh sau màu vàng có lớp phấn phủ trên ngoài ra có các đốm đen ở mặt sau cánh.
Hình 9. 1 số hình ảnh về pha trưởng thành bọ nẹt. 4.3.1.3. Giai đoạn nhộng :
Khi sâu non đẫy sức nó nhả tơ màu trắng để hoá nhộng. Dấu hiệu để nhận biết trước khi hoá nhộng là từ 1-2 ngày trước khi hoá nhộng sâu non ít di chuyển chủ yếu nằm dưới góc lá, cơ thể thường chuyển từ màu xanh lá cây sang màu vàng nhạt. Nhộng được bao bọc trong một kén tròn trông giống như hạt cau khô, có chiều dài từ 12-15 mm chiều rộng khoảng từ 8-10mm, kén mới màu trắng đục rất mềm, sau chuyển màu đen sẫm và vỏ kén khô cứng lại bảo vệ nhộng qua Đông. Sau khi nhả kén sâu non uốn mình thành hình tròn, ngửa mặt bụng lên trên. Thường nhộng được hoá trên thân cây ở tầng sát đất hoặc cuốn vào trong lá ở các lá tầng trung của cây. Nếu gặp điều kiện ấm áp(>= 25 độ C) thì nhộng sẽ vũ hoá sau khảng thời gian từ 37-42 ngày. Còn nếu thời tiết ko thuận lợi lạnh nhiều thì nhộng sẽ ngủ đông cho đến khi gặp thời tiết thuận lợi sẽ vũ hoá thành ngài.
Hình 10. 1 số hình ảnh về pha nhộng bọ nẹt.