Sự phân bố của sâu non bọ nẹt:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-Điều tra thành phần sâu hại, đặc điểm sinh thái,sinh học của Bọ nẹt (Trang 49 - 51)

8. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.

4.3.3. Sự phân bố của sâu non bọ nẹt:

Để xác định tần suất bắt gặp sâu non bọ nẹt trên lá dong riềng ngoài đồng ruộng chúng tôi tiến hành như sau:

Điều tra 5 lần mỗi lần điều tra 5 cây tại 5 điểm khác nhau. Quan sát 5 lá trên cùng tính từ trên xuống dưới, xác định số lượng bọ nẹt(tuổi 1 và 2) có trên mỗi lá và chúng tôi đã thu được kết quả theo bảng dưới đây:

Bảng 4. Sự phân bố của sâu non bọ nẹt (tuổi 1 và 2) trên cây dong riềng Ngày

điều tra

Số bọ nẹt có trên lá dong riềng đỏ ( con/ lá)

Cây 1 Cây 2 Cây 3 Cây 4 Cây 5

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 521/11 0 0 2 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 0 0 0 3 2 1 0 0 1 2 0 21/11 0 0 2 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 0 0 0 3 2 1 0 0 1 2 0 26/11 0 0 0 0 1 0 1 3 1 0 0 0 0 2 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 1/12 0 0 2 0 1 0 0 2 1 1 0 1 0 0 2 0 0 11 1 0 0 0 1 0 2 6/12 0 0 9 1 1 0 0 3 1 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 1 0 0 0 1 1 11/12 0 1 1 0 2 0 0 1 2 0 0 0 2 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 1 0

Tổng 0 1 14 2 5 0 1 1 0

5 2 0 1 4 3 4 0 0 17 5 3 0 0 3 4 3

Dựa vào kết quả trên chúng tôi thấy rằng sâu non bọ nẹt( tuổi 1 và 2) có thể bắt gặp từ lá thứ 2 từ trên xuống nhưng tập trung nhiều ở 3 lá dưới đặc biệt là ở lá thứ 3. Có thể nói dinh dưỡng ở lá thứ 3 rất phù hợp cho sâu non bọ nẹt và đó cũng là một phần thuộc tính của trưởng thành bọ nẹt (thường chọn lá thứ 3 hoặc thấp hơn 1 chút để đẻ trứng). Vì vậy để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu sau này, trong quá trình điều tra và quan sát chúng ta chỉ cần quan sát kĩ mặt dưới các lá thứ 3,4,5 thì khả năng bắt được sâu non bọ nẹt là rất cao.

4.3.4. Thời gian phát dục của bọ nẹt qua các giai đoạn sinh trưởng và

phát triển trong phòng thí nghiệm :

Bảng 5: Thời gian phát dục của bọ nẹt qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong phòng thí nghiệm :

Tuổi sâu

Số cá Thời gian phát dục (ngày) Nhiệt độ Ẩm độ Cao nhất Thấp nhất TB±Δ Tuổi 3 30 9 7 7.77±0.11 32.22 82.237 Tuổi 4 30 8 6 6.93±0.11 30.861 86.611 Tuổi 5 30 52 44 47.9±0.34 29.82 87.26 Nhộng 30 41 38 39.47±0.14 25.433 74.978 Trưởng thành 30 15 12 13.6±0.16 25.433 74.978

Qua bảng 5 chúng tôi nhận thấy trong tất cả các pha phát dục thì sâu non tuổi 4 có thời gian phát dục ngắn nhất 6.93±0.11 ngày và sâu non tuổi 5 có

thời gian phát dục dài nhất 47.9±0.34 ngày. Thời gian phát dục của nhộng là tương đối dài 39.47±0.14 ngày. Trưởng thành cũng có thưòi gian phát dục tương đối ngắn là 13.6±0.16 ngày. Từ kết quả nghiên cứu này chúng ta có thể xác định thời điểm phun thuốc hiệu quả nhất đặc biệt ở sâu non tuổi 4 và 5 nhằm bảo đảm được năng suất vì đây là 2 giai đoạn gây mức phá hại nặng nề nhất.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-Điều tra thành phần sâu hại, đặc điểm sinh thái,sinh học của Bọ nẹt (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w