8. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.
4.1. Tình hình sâu hại trên dong riềng vụ thu đông năm 2008 tại Hưng Yên và vùng phụ cận:
Yên và vùng phụ cận:
Tình hình sâu hại trên dong riềng năm 2008 là khá nghiêm trọng, hầu hết
tất cả các vùng trồng dong riềng ở Hưng Yên và vùng phụ cận đều bị thiệt hại. Năm nay tình hình sâu hại không bằng những năm trước nhưng cũng để lại những thiệt hại đáng kể.
Hiện nay tại Hưng Yên và vùng phụ cận người nông dân chủ yếu đưa vào trong sản xuất hai loại dong riềng là dong riềng trắng và dong diềng đỏ. Hai loại dong riềng này có tính chống chịu cao trước thời tiết đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho người dân mà ít tốn công chăm sóc nên được trồng với diện tích rất lớn. Nhưng việc trồng với diện tích lớn lại kết hợp với việc ít chăm sóc nên vô hình chung đã làm sâu hại phát triển một cách mạnh mẽ trên dong riềng làm giảm chất lượng của củ khi thu hoạch.
Tại Thường Tín - Hà Tây có diện tích trồng dong riềng tương đối cao nhưng do không chăm sóc nên cây thấp không đạt được phẩm chất cần có nên năng suất và chất lượng củ thường thấp. Một lý do khác do sự phá hại của bọ nẹt – 1 loài sâu hại mới có sức phá hại rất lớn cho cả dong riềng và chuối từ giai đoạn cây trưởng thành đến khi thu hoạch làm giảm chất dinh dưỡng của củ do mật độ trên 1 cây của bọ nẹt là rất lớn.
Tại Lĩnh Nam đã bắt đầu xuất hiện các ruộng dong riềng với diện tích lớn do người nông dân đã coi đó là cây trồng chủ đạo cho nguồn lợi kinh tế cao nên đã trồng với diện tích rất lớn. Nhưng do còn nhiều hạn chế về kĩ thuật
trồng và chăm sóc nên năng suất không cao. Do đây là cây trồng mới lại có sự xuất hiện của loại sâu hại mới nên trong vài vụ trồng gần đây thiệt hại do sâu hại là rất lớn.
Ở Hưng Yên có 2 xã là xã Hàm Tử và Tứ Dân có diện tích trồng dong riềng lớn nhất nên tình hình sâu hại diễn ra tương đối phức tạp. Tuỳ vào thời gian sinh trưởng và điều kiện thời tiết mà mức độ gây hại của các loài sâu hại là khác nhau. Nhưng theo điều tra của chúng tôi thì dù vào khoảng thời gian nào trong năm thì rộ lên một vài đối tượng sâu hại mạnh. Do mật độ trồng cây dong riềng hiện tại ở 2 xã này là rất dày đồng thời việc trồng xen với cây chuối làm sâu hại của chuối cũng tấn công cây dong riềng gây thiệt hại lớn.
Hiện nay vì sự hiểu biết của người nông dân về những biện pháp phòng trừ còn hạn chế và những kiến thức về bọ nẹt của cả người nông dân và cán bộ BVTV rất ít, họ cũng suy nghĩ rằng vì đây là cây cho hiệu quả kinh tế cao lại ít công chăm sóc nên họ không chú trọng trong việc chăm sóc nên điều này đã tạo điều kiện sâu hại phát triển mạnh nhất trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Đặc biệt với sự xuất hiện của bọ nẹt -1 loài sâu hại mới nên người nông dân không được trang bị những kiến thức phòng trừ, đặc điểm sinh học về loài mới nên những năm gần đây mức độ gây hại ngày càng lớn, mật độ gây hại dày làm giảm chất lượng của củ gây thiệt hại kinh tế cho người dân mà chưa có giải pháp khắc phục. Theo điều tra của chúng tôi thì 40% diện tích dong riềng bị thiệt hại bộ phận ngọn toàn bộ chủ yếu do bọ nẹt và các loài sâu hại khác gây nên.
Để hiểu rõ hơn các vấn đề này nên chúng tôi đã có 1 số điều tra sơ bộ như sau:
4.1.1.Thành phần sâu hại trên Dong riềng ở vùng sản xuất Hưng Yên và vùng phụ cận :
Để có thể đưa ra được các biện pháp phòng trừ sâu hại trên dong riềng một cách hiệu quả, chúng ta cần phải nắm bắt được thành phần các loài sâu hại để từ đó biết được đặc điểm sinh học của chúng qua đó tìm được cách phòng chống hữu hiệu nhất.
Qua quá trình quan sát và điều tra định kì chúng tôi đã tổng hợp được thành phần sâu hại trên dong riềng vụ thu đông năm 2008 tại 2 xã Hàm Tử và Tứ Dân như sau:
Bảng 1: Thành phần sâu hại trên dong riềng ở vùng sản xuất Hưng Yên:
STT Tên Việt Nam Tên khoa hoc Mức độ phổ biến Bộ phận bị hại
T7 T8 T9 T10 T11 T12
1 Sâu khoang Spodoptera litura
Fabr
++ + + + + Thân,lá
2 Sâu cuốn lá Calpodes ethlius + + + + ++ ++ Lá
3 Sâu róm Euproctis
pseudoconspersa sp
+ + ++ ++ Lá
4 Bọ nẹt Parnasa sp + ++ +++ +++ +++ ++ Lá
5 Châu chấu Oxya chinesis sp +++ ++ ++ + + Thân,lá
6 Câu cấu Hypomeces
squamosus
+ + + + + + Lá
7 Bọ cánh cứng Popillia japonica + + + + Củ
8 Sâu đo Anomis flava Fabr. + + + + + Lá
9 Rệp Aphis sp. + + + + + + Lá
10 Sâu kèn ?????? + + + ++ ++ +++ Lá
Chú thích: + : ít gặp ++ : trung bình +++ : phổ biến
Theo bảng trên chúng tôi thấy thành phần sâu hại như sau: 1.Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr):
Xuất hiện tương đối sớm ngay từ khi cây còn ở giai đoạn cây con, sâu khoang đã tấn công ăn các lá búp và lá phía trên. Sâu hoạt động mạnh vào buổi tối hoặc sáng sớm thường ở những ngày thời tiết mát mẻ, khi gặp điều kiện bất lợi về nhiệt độ, thời tiết thì chui vào trong búp nằm đến khi gặp điều kiện thuận lợi thì chui ra. Theo bảng trên ta có thể thấy mức độ phổ biến của sâu khoang giảm dần về cuối vụ. Cụ thể ở tháng 7 ta thấy mức độ phổ biến của sâu khoang là trung bình và giảm dần cho đến cuối tháng 11 đầu tháng 12 thì không xuất hiện nữa. Theo sự ghi nhận của chúng tôi từ người dân địa phương thì ở giai đoạn cây con mới trồng từ những đầu tháng 3 thì mức độ phổ biến là cao, nhưng do sâu khoang là 1 loại sâu đa thực trên nhiều loại cây trồng và đã có rất nhiều biện pháp phòng trừ nên người nông dân đã giảm được những thiệt hại trên sâu khoang đã gây ra trên dong riềng.
Hình 1. Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr)
2.Sâu cuốn lá (Calpodes ethlius) :
Là loài sâu hại có mức độ phổ biến ít nhưng xuất hiện suốt trong quá trình phát triển của cây. Sâu chủ yếu ăn ở phần mép lá, khi gặp điều kiện bất lợi về thời tiết thì sâu cuốn một góc lá vào và nằm yên trong đó đến khi đói và gặp điều kiện thuận lọi thì bò ra để ăn. Theo bảng trên thì ta thấy sâu cuốn lá luôn xuất hiện trong suốt quá trình điều tra và chỉ đến 2 tháng cuối vụ 11,12 thì sự phát triển của sâu cuốn lá mới mạnh hơn so với 4 tháng trước, tuy nhiên sự gây hại của sâu cuốn lá trên dong riềng theo ghi nhận của chúng tôi chỉ ở mức độ trung bình không gây thiệt hại nghiêm trọng.
3.Sâu róm (Euproctis pseudoconspersa sp) :
Xuất hiện khi ở giai đoạn trưởng thành của cây và dần dần phát triển mạnh về cuối vụ. Sâu róm có khả năng di chuyển nhanh, khi gặp đièu kiện bất lợi thì bò xuống các tầng lá thấp nằm trong các lá che phủ lẫn nhau, thường ăn
từ mép lá vào trong cho đến sát cuống rất giống với triệu chứng bị hại trên lá của bọ nẹt. Tuy nhiên chúng không ăn nhiều bằng bọ nẹt và trên dong riềng chúng phát triển chậm nên sức phá hại là không cao. Dựa vào bảng mức độ phổ biến ta có thể thấy 2 tháng 7 và 8 hoàn toàn không có sâu róm chỉ khi đến giai đoan trưởng thành cây cao nhất và hoa nở thì mới xuất hiện sâu róm. Dần dần chúng phát triển nhưng chỉ dừng lại ở mức độ trung bình ở 2 tháng cuối và ít gặp ở 2 tháng 9,10.
Hình 2. Sâu róm (Euproctis pseudoconspersa sp)
4.Bọ nẹt (Parnasa sp):
Được coi là đối tượng gây hại chính cho cây dong riềng. Tuy phải đến giai đoạn trưởng thành của cây thì mới xuất hiện nhưng về sau thì lại phát triển rất mạnh về số lượng và gây thiệt hại là rất lớn. Sâu non khi nở từ trứng đến lúc đẫy sức trải qua một thời gian dài qua nhiều lần lột xác nên sức ăn rất khoẻ do đó sức phá hoại là rất lớn. Sâu non thường thích thời tiết mát mẻ, không chịu được thời tiết nóng nên hay bò xuống tầng lá thấp nằm ở mặt sau
của lá và ăn lá. Theo bảng mức dộ phổ biến ta thấy bắt đầu từ tháng 7 đã có sự xuất hiện của bọ nẹt ở mức độ ít nhưng ở tháng tiếp theo thì có thể khá dễ dàng bắt gặp trên cây. Liên tục 3 tháng sau là 9,10,11 thì điều kiện thời tiết là khá thuận lợi, lá cây dong riềng có nhiều chất dinh dưỡng nên chúng phát triển đến mức mạnh nhất và sức ăn là rất khoẻ nên thường gây ra thiệt hại nặng trên diện rộng đối với người trồng rong. Và chỉ đến khi tháng 11 sau khi sâu non hoá nhộng gặp thời tiết lạnh sẽ ngủ đông đợi sang vụ sau để vũ hoá và đẻ trứng tiếp tục gây hại, do đó đến cuối tháng 11 trở đi thì mức độ phổ biến giảm dần và chỉ ở mức trung bình.
Hình 3 . Bọ nẹt (Parnasa sp)
5.Châu chấu (Oxya chinesis sp) :
Là loài đa thực, hoạt động mạnh vào thời gian hè thu. Vào khoảng thời gian tháng 5 khi thời tiết ấm áp, cây dong riềng đã đạt được độ lớn nhất định, có nhiều dinh dưỡng là lúc thuận lợi để châu chấu bùng phát mạnh. Mật độ theo
chúng tôi quan sát và ghi nhận vào khoảng thời gian đầu tháng 7 là rất lớn, thành phần rất đa dạng có cả sự xuất hiện của các loại châu chấu lớn như châu chấu voi có sức tàn phá mạnh. Chúng thích ăn lá non, thậm chí cắn gẫy cả búp, làm thân cây đổ làm cây phát triển chậm hoặc không đạt được phẩm chất tốt nhất. Phải đến khi mùa mưa thì mật độ mới giảm dần và khi thời tiết bắt đầu sang đông thì không xuất hiện nữa, nhưng sự phá hại mạnh ở thời kì cây con của châu chấu ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến năng suất ở cuối vụ.
Hình 4 . Châu chấu (Oxya chinesis sp)
6.Câu cấu (Hypomeces squamosus sp):
Xuất hiện trong suốt thời gian sinh trưởng của cây. Tuy xuất hiện trong suốt vụ mùa nhưng thiệt hại gây ra là không lớn. Câu cấu thường xuất hiện ở tầng lá trên và ăn các mép lá già. Nhưng nhìn chung mức độ gây hại và mật độ xuất hiện câu cấu là thấp nên người nông dân thường không để ý và quan tâm đến các biện pháp phòng trừ câu cấu.
Hình 5 . Câu cấu (Hypomeces squamosus sp)
7.Bọ cánh cứng (Popillia japonica sp):
Bao gồm các loại bọ hung như cánh cam và một số loại khác là sâu hại trực tiếp trên củ dong riềng. Bọ cánh cứng xuất hiện trong phần lớn thời gian sinh trưởng và phát triển của cây. Bọ chỉ di chuyển ở dưới mặt đất ít di chuyển trên lá chủ yếu bò dưới đất để ăn phần củ. Thời gian đầu khi củ dong mới hình thành là thời gian thích hợp để bọ cánh cứng ăn nhưng chỉ trong một thời gian ngắn khi củ dong lớn rất nhanh và lớp vỏ trở nên dày và cứng hơn vì vậy khả năng tấn công của bọ cánh cứng sẽ bị hạn chế rất nhiều. Do đó bọ cánh cứng chỉ xuất hiện và gây hại ở thời kì cây con đến khi cây trưởng thành thì giảm dần cho đến khi gặp thời tiết bất lợi thì không xuất hiện nữa.
8.Sâu đo (Anomis flava Fabr.):
Thường xuất hiện trong phần lớn thời gian kể từ khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng cây. Sâu đo thường bò trên tầng lá trên ăn mép lá, hay nằm
ở dưới mặt lá ít di chuyển. Mật độ của sâu đo là thấp cũng như khả năng phá hại trên dong riềng của nó là thấp. Từ tháng 7 đến tháng 11 tần suất phổ biến của sâu là thấp đến cuối tháng 11 trở đi thì không còn nữa. Vì những thiệt hại của sâu đo gây ra trên dong riềng là không đáng kể nên người nông dân không chú trọng phòng trừ.
Hình 6 . Sâu đo (Anomis flava Fabr.)
9.Rệp (Aphis sp.):
Cũng thuộc nhóm sâu hại nhưng gây thiệt hại thấp trên dong riềng. Chúng thường sống trên mặt lá hút các chất dinh dưỡng trong lá làm lá bị quăn, lá bị quăn nên việc hấp thu năng lượng sẽ kém đi làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, làm giảm phẩm chất của cây. Theo sự quan sát điều tra của chúng tôi thì rệp xuất hiện tương đối sớm, có tần suất phổ biển thấp mức độ gây hại cũng thấp do đó chúng cũng không được quan tâm như sâu đo và bọ cánh cứng.
10.Sâu kèn :
Theo chúng tôi là loài sâu hại rất đáng được quan tâm chú ý đúng mức. Tuy tần suất phổ biến là thấp trong suốt 2/3 mùa vụ nhưng khi vào cuối vụ thì bùng phát rất cao. Sâu kèn chủ yếu nằm ở tầng giữa và trên, thường quấn các mảnh lá vụn rồi nhả kén trắng hình cái kèn rồi chui ở trong, sâu nhả tơ dính chặt trên lá, khi đói thì nhô nửa trên cơ thể ra khỏi kén để ăn lá còn nửa dưới thì vẫn nằm trong kén để di chuyển kén cùng theo. Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy ở 3 tháng đầu mức độ phổ biến là thấp nhưng vào 3 tháng sau thì rất cao, đặc biệt khi trời lạnh mức độ phổ biến là cao nhất. Chúng ăn nát phần lá trên cây nhiều cây bị trụi lá gần như toàn bộ. Vì chỉ phát triển mạnh vào cuối vụ nên người nông dân thường không chú trọng và không phun thuốc phòng trừ nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến phẩm chất của củ khi thu hoạch.