1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về cách bài trí công sở tại cơ quan doanh nghiệp, đánh giá xu hướng bài trí công sở hiện nay

31 579 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài: 1 2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: 1 3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu 1 4. Phương pháp: so sánh, chứng minh, giải thích.. 1 5. Kết cấu đề tài: 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÀI TRÍ CÔNG SỞ 3 1.1 Khái niệm: 3 1.2 Mục đích, ý nghĩa 7 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU XU HƯỚNG BÀI TRÍ CÔNG SỞ HIỆN NAY 8 2.1 Bài trí Quốc huy, Quốc kỳ,tên biển cơ quan và khuôn viên cơ quan 8 2.2 Xu hướng bài trí phòng làm việc hiện nay 8 2.2.1 Thỏa mãn nhu cầu sử dụng 9 2.2.2 Bàn làm việc cho lãnh đạo 9 2.2.3 Bố trí phòng họp 10 2.2.4 Bàn làm việc, tủ tài liệu 11 2.2.5Trang thiết bị không dây 13 2.2.6 Nội thất tối giản 14 2.2.7 Không gian đa năng 15 2.2.8 Khu vực phòng chờ 16 2.2.9Màu sắc có sự tổ chức 16 2.2.10 Không gian làm việc chung 17 2.2.11Mang thiên nhiên vào văn phòng 18 2.2.12 Thiết kế đơn giản tinh tế 20 2.2.13Phối trộn giữa các kết cấu khác nhau 20 2.2.14 Linh hoạt 21 2.6.13 Ứng dụng phong thủy trong bài trí công sở 22 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG BÀI TRÍ CÔNG SỞ HIỆN NAY 25 PHẦN III. KẾT LUẬN 27

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Nhờ sự tâm huyết và tận tình của quý thầy cô cùng với sự phấn đấu khôngngừng của bản thân, đến nay em đã hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứutại trường , em đã trao dồi kiến thức và sự trưởng thành để làm hành trang bướcvào đời qua đây em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị Hải Yến đã tận tìnhtruyền đạt cho em những kiến thức quý báu và tận tình hướng dẫn em hoànthành bài tiểu luận này

Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng song với trình độ hiểu biếtcòn hạn chế, trải nghiệm thực tế chưa nhiều nên tất yếu sẽ còn nhiều thiếu sótnhất định Do đó rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quýthầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài viết của tôi là do bản thân thực hiện, không sao chépcác công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm riêng của mình Nếu

có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm về bài tiểu luận của mình

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu: 1

3 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu 1

4 Phương pháp: so sánh, chứng minh, giải thích 1

5 Kết cấu đề tài: 2

PHẦN II: NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÀI TRÍ CÔNG SỞ 3

1.1 Khái niệm: 3

1.2 Mục đích, ý nghĩa 7

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU XU HƯỚNG BÀI TRÍ CÔNG SỞ HIỆN NAY 8

2.1 Bài trí Quốc huy, Quốc kỳ,tên biển cơ quan và khuôn viên cơ quan 8

2.2 Xu hướng bài trí phòng làm việc hiện nay 8

2.2.1 Thỏa mãn nhu cầu sử dụng 9

2.2.2 Bàn làm việc cho lãnh đạo 9

2.2.3 Bố trí phòng họp 10

2.2.4 Bàn làm việc, tủ tài liệu 11

2.2.5Trang thiết bị không dây 13

2.2.6 Nội thất tối giản 14

2.2.7 Không gian đa năng 15

2.2.8 Khu vực phòng chờ 16

2.2.9Màu sắc có sự tổ chức 16

2.2.10 Không gian làm việc chung 17

2.2.11Mang thiên nhiên vào văn phòng 18

2.2.12 Thiết kế đơn giản tinh tế 20

2.2.13Phối trộn giữa các kết cấu khác nhau 20

2.2.14 Linh hoạt 21

2.6.13 Ứng dụng phong thủy trong bài trí công sở 22

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG BÀI TRÍ CÔNG SỞ HIỆN NAY 25

Trang 4

PHẦN III KẾT LUẬN 27

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay cùng với xu hướng phát triển cuả xã hội và quá trình hội nhậpngày càng mạnh mẽ, bài trí công sở được nói đến như 1 tiêu chí quan trọng đếncông việc và bộ mặt của cơ quan, doanh nghiệp Trong công sở để có được sựthành công không chỉ cần sự siêng năng, cần cù mà cần phải có 1 không gianlàm việc thoải mãi, khoa học thì mới đạt được hiệu quả công việc cao

Nhận biêt được ý nghĩa trên nên em đã chọn đề tài “ tìm hiểu về cách bàitrí công sở tại cơ quan doanh nghiệp, đánh giá xu hướng bài trí công sở hiệnnay” việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu về vấn đề này giúp em hiểu rõ hơn về tầmquan trọng của việc bài trí nơi công sở mà trước giờ 1 số cơ quan, doanh nghiệpchưa thật sự quan tâm

2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: bài trí công sở và xu hướng bài trí công sở

Phạm vi: tìm hiểu nghiên cứu cách bài trí công sở và đánh giá các xuhướng đó

3 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu

Việc tìm hiểu về cách bài trí không chỉ cần thiết cho cán bộ công chứcnhà nước mà đối với công dân việt nam đặc biệt là sinh viên theo học tại cáctrường cao đảng, đại học để tạo nên 1 môi trường công sở khoa học và vănminh

Là sinh viên đang theo học nghành quản trị văn phòng trường đại học nội

vụ hà nội tương lai có thể làm việc ở cac tổ chức nhà nước vì vậy nghiên cứuvấn đề bày trí công sở này sẽ giúp em và các bạn tìm hiểu được sâu sắc hơnnhiều vốn kiến thức trên lý thuyết cũng như trong thực tế để giúp ích cho chúng

em trong quá trình học tập hiện nay cũng như trang bị cho mình 1 hành trangvững chắc khi bước vào môi trường làm việc trong tổ chức sau này

4 Phương pháp: so sánh, chứng minh, giải thích

Trang 6

5 Kết cấu đề tài:

Phần1 : mở đầu

Phần 2: nội dung

Chương 1: khái quát chung về bài trí công sở

Chương 2: 1 số xu hướng bài trí công sở hiện nayChương 3: đánh giá xu hướng bài trí công sở hiện nayPhần 3: kết luận

Trang 7

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÀI TRÍ CÔNG SỞ 1.1 Khái niệm:

Công sở là một pháp nhân công quyền, chịu trách nhiệm tiến hành mộttrong các hoạt động của các đơn vị hành chính địa phương, thay mặt cho Nhànước, cho tỉnh, cho công xã nhưng chịu sự kiểm tra của các cấp đó”

Các tác giả nêu ra những yếu tố để nhận biết một công sở, đó là:

+ Về tổ chức: có cơ cấu tổ chức bộ máy và phân công chức năng;

+ Về chức năng: hoạt động công ích, công vụ;

+ Vật chất: có các loại tài sản, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động;+ Pháp lý: có thể chế, quy tắc điều chỉnh hoạt động Còn khái niệm công

sở tự quản dùng để chỉ các tổ chức hành chính nhà nước, theo tác giả JeanMichel De Forges: Công sở tự quản (établissement public) là quyền tự quản vềhành chính và tài chính Theo khái niệm này công sở tự quản được hiểu là một

tổ chức hành chính của Nhà nước (trùng với khái niệm cơ quan hành chính nhànước) và có sự khác biệt với các tổ chức tư nhân

Các tiêu chí dùng để nhận biết một công sở tự quản, đó là:

+ Một pháp nhân theo luật công

+ Một tổ chức gắn liền với một đơn vị hành chính lãnh thổ Chỉ có đơn vịhành chính lãnh thổ (dưới danh nghĩa nhà nước) tức là các cấp chính quyền mới

có thẩm quyền thành lập công sở tự quản

+ Một tổ chức chuyên môn hoá Mỗi công sở đều gắn với một chuyênmôn riêng của mình và chỉ được làm những công việc có liên quan đến chuyênmôn được giao

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, công sở là một khái niệmthuộc phạm trù khoa học tổ chức và hành chính học Trong lĩnh vực tổ chức vàquản lý nhà nước, thuật ngữ công sở đôi khi được xem là đồng nghĩa với trụ sở.Chẳng hạn:

Trang 8

“Công sở là trụ sở, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước nói chung”.

“Công sở, xét về nội dung là hoạt động thoả mãn một yêu cầu lợi íchchung, do vậy cần được sự bảo vệ kiểm tra của bộ máy hành chính nhà nướcmới đảm bảo thoả mãn nhu cầu này; xét về hình thức tổ chức, là một tập hợp có

tổ chức, có phương tiện vật chất và người được nhà nước hỗ trợ để thực hiệnnhiệm vụ của mình”

“Công sở là những cơ quan nhà nước hoạt động nhân danh pháp nhâncông pháp để thoả mãn các nhu cầu của nhân dân”

Những cách hiểu nêu trên đã đề cập đến những dấu hiệu cơ bản của công

sở Tuy nhiên, một số khái niệm còn thiếu tính bao quát, vì trong thực tế, cónhiều cơ quan nhà nước không thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng vẫnđược coi là công sở (ví dụ: bệnh viện, trường học, học viện…)

Ngoài ra, các giải thích đó còn chưa nêu rõ được những quan điểm khácbiệt giữa khái niệm “công sở” với khái niệm “cơ quan” trong bộ máy nhà nước.Trong thực tế, giữa hai khái niệm này có điểm khác biệt như sau: khái niệm cơquan chỉ một đơn vị trong cơ cấu thứ bậc và quyền hạn do luật định và các mốiquan hệ trong công tác.Trong khi đó, nói đến khái niệm công sở thì ngoài việcnói đến nó là một cơ quan, không thể không nói đến vị trí của nó trong khônggian (địa điểm) và các điều kiện vật chất khác đảm bảo cho hoạt động của nó

Từ các phân tích nêu trên, có thể thấy rằng, từ trước đến nay, khái niệmcông sở được hiểu theo các nghĩa sau:

-Theo nghĩa hẹp, công sở được hiểu là các cơ quan hành chính nhà nước,chỉ bao gồm các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước đứng đầu là Chínhphủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước

-Trong một phạm vi hẹp hơn nữa, công sở được dùng đồng nghĩa vớithuật ngữ “trụ sở” chỉ một địa điểm cụ thể, một thực thể hiện hữu về kiến trúc vàcác phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động của mọt cơ quan nhà nước nóichung

Tuy nhiên, khái niệm công sở hiểu theo nghĩa toàn diện phải có nhữngđặc điểm cơ bản sau:

Trang 9

+ Công sở chỉ gắn với nhà nước và chỉ do nhà nước thành lập và quản lýtheo ý chí của nhà nước, được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật Quychế hoạt động của công sở tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước Thẩm quyền,chức năng, nhiệm vụ của từng công sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xácđịnh;

+ Công sở là một pháp nhân cụ thể có liên quan đến hoạt động côngquyền hay dịch vụ công, nói cách khác công sở có tính đặc thù gắn liền với chứcnăng, nhiệm vụ được phân giao theo ngành, lĩnh vực hay lãnh thổ, được nhànước bảo đảm về mọi phương tiện để hoạt động đạt kết quả;

+ Công sở có tài sản công độc lập, sử dụng ngân sách nhà nước theo kếhoạch, có trụ sở hoặc các văn phòng đại diện trong phạm vi lãnh thổ hay ngoàilãnh thổ; được tổ chứ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ướcquốc tế khác;

+ Công sở có tên gọi riêng được khắc vào con dấu theo quy định, có quychế công vụ, thực hiện đúng các bổn phận theo quy định, phải chịu trách nhiêmpháp lý trước cơ quan tài phán hành chính có thẩm quyền;

+ Công sở có trụ sở giao dịch đặt tại các điểm trung tâm thuận tiện cho đilại, giao tiếp và thực hiện các mối quan hệ bên trong và bên ngoài

Từ những điều nêu trên, có thể hiểu và sử dụng thuật ngữ công sở theo hai nghĩanhư sau:

Theo nghĩa rộng:

Công sở là thuật ngữ dùng để chỉ “Một pháp nhân công quyền và là

bộ phận quan trọng hợp thành bộ máy nhà nước được thành lập theo ý chí của nhà nước (có tài sản và trụ sở) nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phục vụ xã hội”

Theo nghĩa hẹp:

Công sở là thuật ngữ sử dụng thông thường khi nói về “Trụ sở-nơi làm việc của các cơ quan nhà nước công quyền”

Theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt, công sở là nơi làm việc của

cơ quan nhà nước nói chung

Trang 10

Khái niệm văn hóa công sở

Văn hóa công sở cũng giống như bất cứ loại hình văn hóa nào khác, làmột loại hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mốiquan hệ của mình với người khác Văn hóa công sở còn là một hệ thống đượchình thành trong quá trình hoạt động của đơn vị, tạo niềm tin về thái độ làm việccủa cán bộ công chức, viên chức, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháplàm việc và hiệu quả hoạt động Loại văn hóa này bao gồm cả những quy địnhchính thức ghi thành văn bản pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơquan, đơn vị đã được thống nhất ban hành và còn có những quy định bất thànhvăn mà chúng ta đúc kết bằng kinh nghiệm trong cuộc sống

Văn hóa công sở là ăn mặc phù hợp, gọn gàng, lịch sự; là phong cách làmviệc; là ứng xử khi giao tiếp; là ý thức thực hành tiết kiệm và tự bảo vệ thươnghiệu của chính đơn vị mình Người CBCC, viên chức có khả năng thích ứngcông việc trong các tổ chức khác nhau, có vốn kinh nghiệm văn hóa công sở thìtrong bất kỳ tình huống nào cũng tự mình điều chỉnh một cách hợp lý đạt hiệuquả cao trong công việc

Trong công sở, nơi làm việc có nhiều thế hệ, nhiều trình độ khác nhau,tính cách cũng hoàn toàn khác biệt Thời gian tiếp xúc với đồng nghiệp đôi khicòn nhiều hơn cả với người thân trong gia đình Bởi vậy trong cuộc sống thườngnhật xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hòa đồng với mọi người là việc làm cần thiết

và luôn giữ nguyên tắc lấy công việc làm trọng Giúp đỡ đồng nghiệp cũng nhưsẵn sàng đón nhận ý kiến xây dựng của bạn bè để mình ngày càng hoàn thiệnhơn Trong công sở cũng luôn giữ hòa khí để tạo môi trường làm việc tích cực.Một CBCC, viên chức tốt thì trước hết phải là đồng nghiệp tốt, biết giữ lời hứa,biết lắng nghe, chia sẻ những khó khăn, biết đón nhận ý kiến đóng góp xây dựng

để tạo nên môi trường làm việc vui vẻ, hiệu quả cao

Theo PGS.TS Vũ Thị Phụng (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng)

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã đưa ra định nghĩa: “VHCS là tổng hoà những giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lí, môi trường – cảnh quan, phương tiện làm

Trang 11

việc, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức nhằm xây dựng một công sở văn minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao

Còn theo Minh Phúc: “Văn hoá nơi công sở, nói một cách khái quát, là một loạt hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác Văn hoá công sở còn là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của cán bộ làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó”

Qua 2 khái niệm trên ta có thể rút ra: bài trí công sở là 1 hoạt động nằm trong văn hóa công sở, là cách tổ chức sắp xếp bố trí các công việc trong công

sở 1 cách văn minh, lịch sự và hiện đại phù hợp với điều kiện của cơ quan, tổ chức nhằm tạo ra môi trường làm việc năng động, hiệu quả.

1.2 Mục đích, ý nghĩa

Bài trí công sở có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt nó thể hiện đến chấtlượng, hiệu quả khi xử lý, giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoahọc của đội ngũ cán bộ công chức hay các cơ quan ngoài nhà nước nhằm gópphần vào quá trình cải cách hành chính nhà nước

Khơi dậy phát huy nhân lực, tạo được nét văn hóa riêng của mỗi công sở,

sự đồng thuận chung của các cá nhân trong từng tổ, nhóm nói riêng và trongtoàn tổ chức nói chung

Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, tạo bầu không khí làm việckhoa học, hiệu quả,

Ngăn nắp trong công việc tạo môi trường làm việc sạch sẽ, tạo nhu cầucho các nhân viên, tập thể cũng như các hoạt động giao lưu giữa các cá nhân,nhóm, tổ với nhau với mục đích tăng cường sự hợp tác, trao đổi sáng kiến kinhnghiệm…để hoàn thiện nhiệm vụ và chức năng của tổ chức Qua đó tạo cơ hộicho các thành viên có cơ hội khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức đápứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước

Trang 12

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU XU HƯỚNG BÀI TRÍ CÔNG SỞ HIỆN NAY

2.1 Bài trí Quốc huy, Quốc kỳ,tên biển cơ quan và khuôn viên cơ quan

- Quốc huy: được treo trang trọng tại phía trên cổng chính của tòa nhà,

kích cỡ quốc huy phải phù hợp với không gian treo, không treo quốc huy quá cũhoặc hư hỏng

- Quốc kỳ: được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc tòa nhà chính,

quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước và màu sắc đã được Hiến pháp quyđịnh Việc treo quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tangtuân theo quy định về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức lễtang

- Biển tên cơ quan:Cơ quan phải có biển tên đặt tại cổng chính, ghi rõ têngọi đầy đủ bằng tiếng việt và địa chỉ cơ quan Phòng làm việc phải có biển tênghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức,viên chức

- Khu vực để phương tiện giao thông: Cơ quan có trách nhiệm bố trí khu

vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công, nhân viên và người đến giaodịch tại cơ quan, doanh nghiệp không thu phí gửi của người đến giao dịch

- Vệ sinh khuôn viên cơ quan và phòng làm việc: Tất cả các cán bộ, nhân

viên trong cơ quan phải có ý thức phải có ý thức giữ gìn vệ sinh trong cơ quan,doanh nghiệp

Cơ quan tổ chức lao động 2 tuần 1 lần tất cae các nhân viên phải tham giatrừ trường hợp đi công tác hoặc có công việc đột xuất

Tùy theo nhu cầu thực tế chi đoàn cơ quan, doanh nghiệp có thể huy độngđoàn viên thanh niên tổ chức làm vệ sinh trong khuôn viên cơ quan

2.2 Xu hướng bài trí phòng làm việc hiện nay

Mỗi một văn phòng làm việc như là một tổ ong vò vẽ, nơi thể hiện sự gắnkết và năng suất Những thiết kế văn phòng hiện nay đang dần được đầu tư kĩlưỡng hơn để mang đến sự gọn gàng và tạo ra không gian làm việc thoải mái cho

Trang 13

nhân viên trong văn phòng, giúp văn phòng lam việc trở nên hiện đại hơn

Không gian làm việc nên thể hiện sức sống, sự tái tạo để truyền cảm ứngcho một loạt các hoạt động thường xuyên và liên tục, thúc đẩy sự nhiệt huyếttrong suốt một ngày Và trong đó, nhiều công ty điển hình nổi tiếng đang làm tốtviệc kết hợp một số các yếu tố này vào trong thiết kế nơi làm việc Do vậy, một

số xu hướng dần được phát triển theo cách nhìn nhận chung về nơi làm việc lýtưởng

2.2.1 Thỏa mãn nhu cầu sử dụng

Thiết kế văn phòng thỏa mãn nhu cầu sử dụng là mục tiêu đầu tiên đặt ratrong mỗi bản thiết kế, bởi văn phòng là nơi có chức năng chính là làm việc,nhiệm vụ của nó là tạo môi trường hỗ trợ nhân viên thực hiện các công việc tốthơn, đồng thời kích thích khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu quả.Ngày nay những không gian làm việc được thiết kế theo dạng mở với môhình bàn làm việc module đã trở thành xu hướng đi đầu, giúp việc quản lý vănphòng trở nên linh động và hiệu quả cao Các dạng thiết kế nội thất phòng làmviệc có thể thay đổi theo nhiều hướng khác nhau, từ làm việc cá nhân cho đếnlàm việc nhóm, hoặc thậm chí là phòng họp

2.2.2 Bàn làm việc cho lãnh đạo

Việc sắp đặt bàn làm việc của lãnh đạo lý tưởng nhất là: sau bàn làm việcvăn phòng có tường chắc chắn, bên trái chỗ ngồi là cửa sổ, nhìn qua cửa sổ thấymột phong cảnh thiên nhiên đẹp, không khí thoáng đãng Cửa ra vào ở góc bênphải phía trước bàn sẽ không bị tạp âm quấy nhiễu và không bị người ngoài nhìnngó bất thường Cửa ra vào mở ở phía bên trái bàn làm việc có thể thay đổi vị trímột chút, hiệu quả vẫn tốt

Trong văn phòng ngoài bày tủ sách, máy tính, ghế ngồi cũng nên bố tríthêm các đồ thủ công mỹ nghệ, cây cảnh tạo không gian tươi sáng, trang nhã

Trang 14

- Ghế làm việc là món đồ nội thất có lẽ đặc biệt nhất Ghế ngồi của lãnh

đạo bao giờ cũng là chiếc ghế bề thế nhất, chiếc ghế tượng trưng cho địa vị, choquyền lực nên phải to lớn và ấn tượng

Ngoài bàn ghế thì tủ cũng đóng vị trí quan trọng đối với phòng lãnh đạo,bởi đó là nơi lưu trữ những tài liệu, giấy tờ quan trọng của cơ quan

2.2.3 Bố trí phòng họp

Phòng họp là nơi các thành viên trong cơ quan ngồi lại, đánh giá nhận xétcũng như đưa ra kế hoạch,ý kiến Tùy theo diện tích phòng họp mà có cách lựachọn và bố trí bàn ghế khác nhau

Trong việc chọn bàn hội nghị nên chọn hình tròn hoặc hình bầu dục.Chúng có tác dụng giúp mọi người dễ đạt được nhận thức chung, gợi mở ýtưởng và phát huy tinh thần đồng đội vì bàn tròn có thể giúp cho những ngườitham gia hội nghị giao lưu lẫn nhau một cách dễ dàng, tạo nên một bầu khôngkhí giao lưu bình đẳng, hướng tâm Bàn hình vuông về cơ bản cũng tạo nênnhững cảm nhận như vậy

Trang 15

Bố trí kiểu bàn ghế này thích hợp cho các chương trình ra mắt mặt hàng mới,các buổi diễn văn nghệ, các cuộc thi

Với kiểu sắp xếp này thì phù hợp cho các sự kiện mà số người tham giađông, Nên chú ý việc bố trí sắp xếp bàn ghế sao cho các khách mời có thể quansát người diễn giả đang nói phía trên mà không bị che khuất bởi người ghếtrước

2.2.4 Bàn làm việc, tủ tài liệu

- Bố trí phòng ban hoặc bàn làm việc theo luồng công việc sắp xếp cácphòng ban hoặc bàn làm việc theo luồng công việc nhằm tối thiểu hóa việc dichuyển khi chuyển giao tài liệu hoặc trao đổi công việc Khỏang cách quá xa sẽlàm mất rất nhiều thời gian Ngòai ra nó còn gíup ta giảm bớt khả năng làm thấtlạc giấy tờ, gây trì trệ và gián đọan công việc

- Mục đích chủ yếu của tủ tài liệu chính là để lưu trữ tài liệu, giúp chovăn phòng gọn gàng hơn Tủ tài liệu hiện nay có rất nhiều loại phù hợp với nhu

Ngày đăng: 29/01/2018, 18:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w