1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu để xây dựng quy chế văn hoá công sở tại Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành và giải pháp để triển khai văn bản này trong thực tế

39 376 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 107,24 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN I. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Mục đích nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG 2 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM THÀNH 4 1.1. Cơ sở lý luận chung về quy chế văn hóa công sở 4 1.1.1. Khái niệm công sở 4 1.1.2. Khái niệm văn hoá công sở 5 1.1.3. Vai trò của văn hoá công sở đối với sự phát triển của công sở 8 1.1.4. Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 10 1.1.5. Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở 11 1.2. Tổng quan về Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành 12 Chương 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ, XÂY DỰNG QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ CHO CÔNG TY NAM THÀNH 15 2.1. Thực trạng quy chế Văn hóa công sở tại Công ty Nam Thành 15 2.2. Xây dựng quy chế văn hóa công sở tại Công ty Nam Thành: 18 Tiểu kết 30 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÔNG TY NAM THÀNH 31 3.1. Các giải pháp giáo dục tư tưởng 31 3.2. Các giải pháp về cơ sở vật chất 31 3.3. Các giải pháp về chế tài thực hiện 32 3.4. Một số giải pháp khác 32 KẾT LUẬN 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 1

Để hoàn thành bài tiểu luận này, trước hết, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến quý thầy, cô trong khoa Quản trị văn phòng, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đãtận tình truyền đạt kiến thức trongkhoảng thời gian em học tại trường Đặc biệt, emxin cảm ơn cô Đinh Hải Yến đã tận tình hướng dẫn chúng em qua từng buổi họctrên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về bộ môn, để em có thể hoànthiện bài tiểu luận môn Nghi thức Nhà nước của mình.

Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp tạicông ty đã tiếp nhận, cung cấp tài liệu và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trìnhlàm việc, giúp em hoàn thành tốt công việc được giao và có thêm nhiều kinhnghiệm trong công việc Tại đây, em đã có được những cái nhìn khái quát chung vềmột môi trường công sở và quy chế văn hóa công sở

Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập và làm việc, khôngchỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu tiểu luận mà còn là hành trang quý báu để

em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2017

Sinh viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Với đề tài “Nghiên cứu xây dựng Quy chế văn hóa công sở và giải pháp

để triển khai tại Công ty Cổ phần Kỹ Thuật Công nghệ Nam Thành”, em xincam đoan đây là công trình nghiên cứu của em trong thời gian làm việc tại đây,dưới sự hướng dẫn khoa học của cô Đinh Hải Yến Các nội dung nghiên cứu, kếtquả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nàotrước đây Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng một số tài liệu tham khảo

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

về nội dung đề tài nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 2017

Sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Mục đích nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

II NỘI DUNG 2

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM THÀNH 4

1.1 Cơ sở lý luận chung về quy chế văn hóa công sở 4

1.1.1 Khái niệm công sở 4

1.1.2 Khái niệm văn hoá công sở 5

1.1.3 Vai trò của văn hoá công sở đối với sự phát triển của công sở 8

1.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước 10

1.1.5 Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở 11

1.2 Tổng quan về Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành 12

Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ, XÂY DỰNG QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ CHO CÔNG TY NAM THÀNH 15

2.1 Thực trạng quy chế Văn hóa công sở tại Công ty Nam Thành 15

2.2 Xây dựng quy chế văn hóa công sở tại Công ty Nam Thành: 18

Tiểu kết 30

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI CÔNG TY NAM THÀNH 31

Trang 4

3.1 Các giải pháp giáo dục tư tưởng 31

3.2 Các giải pháp về cơ sở vật chất 31

3.3 Các giải pháp về chế tài thực hiện 32

3.4 Một số giải pháp khác 32

KẾT LUẬN 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 5

sở đặc trưng Quy chế văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực pháttriển con người Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ lànhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, côngchức, viên chức đối với công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau

Với đề tài “Nghiên cứu để xây dựng quy chế văn hoá công sở giải pháp đểtriển khai văn bản này trong thực tế”, nhận thấy đối với mỗi công sở thì cónhững thực trạng khác nhau, để hiểu rõ hơn thì chỉ khi khảo sát thực tế mới cóthể có cái nhìn khách quan nhất Vốn là sinh viên nghành Quản trị văn phòng,trường Đại học Nội vụ Hà Nội và sau hơn hai năm làm nhân viên Hành chính tạiCông ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành, xét thấy việc nghiên cứu về đềtài này rất có ích để phục vụ cho công việc hiện tại và sau này Với những lý dotrên, em xin chọn đề tài “Nghiên cứu để xây dựng quy chế văn hoá công sở tạiCông ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành và giải pháp để triển khai vănbản này trong thực tế”, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng được một nềnhành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại,hoạt động có hiệu quả

Trong quá trình làm tuy đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏinhững sai sót Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của cô để bài tiểu luận của

em được hoàn thiện hơn

Trang 6

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu, xây dựng Quy chế văn hóa công sở và giải pháp để triển khaitại Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành

- Đánh giá được thực trạng làm cơ sở để xây dựng quy chế văn hóa công

sở cho Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành

- Giải pháp để triển khai quy chế văn hóa công sở nhằm mục đích xâydựng tốt hơn văn hóa riêng của Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành

6 Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp quan sát, khảo sát

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp điều tra, phân tích

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp kết luận chung

II NỘI DUNG

Bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quy chế văn hóa công sở và tổng quan về Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành

Trang 7

Chương 2 Thực trạng văn hóa công sở, xây dựng quy chế văn hóa công sở cho Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành

Chương 3 Một số Giải pháp triển khai quy chế văn hóa công sở tại Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành

Trang 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM

THÀNH 1.1 Cơ sở lý luận chung về quy chế văn hóa công sở

1.1.1 Khái niệm công sở

Công sở theo các khái niệm được hiểu chung thì: công là chung, sở là cơquan; công sở là chỗ làm việc của các cơ quan công quyền Tuy nhiên cũng córất nhiều khái niệm để định nghĩa về công sở tuỳ vào thuật ngữ này được sửdụng để chỉ khía cạnh nào: vật chất, địa điểm hoạt động, hay còn gọi là trụ sở,nơi công vụ được tiến hành hoặc dịch vụ công được cung cấp; hay một sốtrường hợp thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho thuật ngữ khác quen dùng

là cơ quan hành chính nhà nước

Công sở là nơi được dùng để tổ chức các cơ chế kiểm soát công việc hànhchính, quản lý các mặt của đời sống xã hội, là nơi soạn thảo và xử lý các vănbản để phục vụ cho công việc chung, đảm bảo các thông tin cho hoạt động của

bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp các bộ phận cán bộ theo một cơ chế nhấtđịnh để thực hiện một nhiệm vụ

Công sở có tên gọi riêng được khắc vào con dấu theo quy định, có quychế công vụ, thực hiện đúng các bổn phận theo quy định, phải chịu trách nhiệmpháp lý trước cơ quan tài chính có thẩm quyền

Các điều kiện cơ bản để xác định là công sở:

- Ra đời và tồn tại để thực hiện các hoạt động công vụ - hoạt động vì lợi

ích chung;

- Nguồn nhân lực bao gồm cán bộ, công chức, viên chức cùng các loại

hình lao động hợp đồng khác;

- Hoạt động trên cơ sở sử dụng công quyền - quyền lực công, hoặc thực

hiện các chức năng, nhiệm vụ công do luật pháp quy định;

- Được sử dụng công sản - các nguồn lực tài chính, vật chất, kỹ thuật là

tài sản công để duy trì tổ chức và thực thi công vụ

Trang 9

1.1.2 Khái niệm văn hoá công sở

a Khái niệm:

Văn hoá công sở là một bộ phận của văn hoá nói chung, trong đó đốitượng được hướng đến ở đây là văn hoá liên quan đến niềm tin và cách hànhđộng trong nội bộ tổ chức công sở và liên quan đến hình ảnh, diện mạo, uy tín

và ảnh hưởng của tổ chức đối với bên ngoài Bởi khi nói đến văn hoá người tathường nói đến khía cạnh tinh thần Trên thực tế, văn hoá có biểu hiện mang 13tính vật thể và phi vật thể Nói như vậy, cũng có nghĩa rằng văn hoá có nhữngđiều có thể cảm nhận được bằng các giác quan nhưng cũng có những điều mà tachỉ đánh giá qua nhận thức mà thôi

Từ sự nhận thức trên có thể khái niệm văn hoá công sở như sau:

Văn hoá công sở là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội, là một sự phatrộn riêng biệt của các giá trị, niềm tin, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành xửtrong hoạt động công sở, mà các thành viên trong công sở cùng tiếp nhận để ứng

xử với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ cộng đồng với sự tác động của hệthống quan hệ thứ bậc mang tính quyền lực và tính xã hội, tạo nên một dấu ấnriêng biệt, giúp phân biệt công sở này với công sở khác Văn hoá công sở ảnhhưởng đến các thành viên trong công sở một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.Thông qua các quy định chính thức như Quy chế làm việc, văn hoá là công cụ

để các nhà quản lý hướng cách thức hành vi của đội ngũ theo những kiểu nhấtđịnh Đồng thời, văn hoá còn hiện diện và ảnh hưởng đến nếp nghĩ, nếp làm củacán bộ, công chức thông qua hệ thống các quy tắc xử sự mang tính thông lệ,không chính thức, không thành văn, nhưng đôi khi có tính lâu bền và sức ảnhhưởng mạnh mẽ hơn bất cứ công cụ chính thức nào Văn hoá công sở như mộtmôi trường văn hoá đặc thù với những giá trị chuẩn mực văn hoá chi phối mọihoạt động, các quan hệ trong nội bộ công sở cũng như đối với công dân với tưcách là cơ quan quyền lực nhà nước hay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công.Trên thực tế, để hiểu một cách thấu đáo về văn hoá công sở cũng là điều phảibàn Bởi lẽ, văn hoá công sở vốn là sự pha trộn riêng biệt có thể là chuẩnmực của tổ chức này nhưng là phù phiếm của công sở kia Do vậy, việc xác định

Trang 10

các biểu hiện của văn hoá công sở là một yêu cầu quan trọng để đánh giá côngsở.

Văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính được biểu hiện qua các nộidung như trang phục, lễ phục; tinh thần đoàn kết, hành vi, thái độ ứng xử củađội ngũ công chức; cách thức tổ chức, điều hành hoạt động của công sở; trang bịphương tiện làm việc và bài trí, hiện đại hóa công sở… Các nội dung trên luôn

có tính ràng buộc và tác động qua lại với nhau, cho nên xây dựng văn hóa công

sở phải mang tính đồng bộ, chú trọng xây dựng nề nếp tổ chức, điều hành công

sở khoa học, hợp lý; trụ sở làm việc văn minh, hiện đại, quan tâm xây dựng độingũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, tinh thần làm việc tốt, nắm vững vàthực hiện nghiêm túc các chuẩn mực về trang phục, hành vi, thái độ với cấp trên,với đồng nghiệp và với nhân dân khi thực thi công vụ

Đặc điểm của văn hoá công sở:

- Tác động qua lại với văn hóa lãnh đạo của công sở

- Tác động qua lại với hệ thống nguyên tắc vận hành chính thức của công

sở

- Văn hóa công sở lý tưởng và văn hóa công sở thực tế

-Văn hóa công sở ảnh hưởng đến việc lựa chọn mục tiêu của các cá nhântrong quá trình thực thi công vụ, ảnh hưởng đến niềm tin của họ về cách thứchiện thực hóa những mong đợi, tác động đến kết quả lựa chọn cách thức xử sự

Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nền nếp làm việc khoa học,

có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất

đi tính dân chủ Văn hóa công sở được hình thành trong quá trình hoạt động củacông sở góp phần tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết nhất trí của cả tập thể trongviệc nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của cơ quan đơn vị Cách hành

xử văn hóa chốn công sở thực tế mang lại rất nhiều lợi ích

b Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở

Văn hóa công sở được cấu thành từ các yếu tố sau:

Thứ nhất, các yếu tố hình thành hệ thống giá trị văn hóa công sở Đó là

các yếu tố truyền thống, hiện đại, trình độ học vấn, trình độ văn minh, giá trị cấu

Trang 11

trúc, giá trị chức năng và giá trị vật chất Các giá trị này có thể được bộc lộchính thức hay không chính thức như: mọi thành viên trong công sở đều phảibiết cư xử với nhau, đi làm đúng giờ, tôn trọng nhân cách và đời tư của đồngnghiệp, … đem lại hiệu quả giao tiếp hành chính cao Có thể nói văn hóa là nềntảng tinh thần của hoạt động công sở, nó biểu hiện sức mạnh tiềm tàng và bảnlĩnh của các thành viên trong công sở.

Thứ hai, giá trị truyền thống và hiện đại Tất cả những hoạt động lưu

truyền từ trong lịch sử của công sở và được lưu giữ tồn tại đến ngày nay đã tạo

ra những giá trị văn hóa mang tính truyền thống Tuy nhiên văn hóa công sởkhông phải là bất biến, nó được phát triển và thích ứng với hoàn cảnh và môitrường, vì vậy nó mang các giá trị hiện đại

Thứ ba, trình độ học vấn và trình độ văn minh Trình độ học vấn là một

yếu tố cần và đủ cấu thành nên văn hóa công sở Trình độ học vấn là chìa khóa

để con người bước vào nền văn hóa tiên tiến hơn Không ngừng nâng cao trình

độ học vấn giúp cho con người vươn tới đỉnh cao của sự sáng tạo, góp phần nuôidưỡng con người phát triển toàn diện hơn Còn trình độ văn minh là sự đánh dấumỗi thời kỳ phát triển của lịch sử Thế giới đã trải qua ba giai đoạn lớn của nềnvăn minh nhân loại: nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp vànền văn minh trí tuệ Nền văn minh nông nghiệp xuất hiện cùng với sự xuất hiệncủa nền văn minh lúa nước; nền văn minh công nghiệp xuất hiện khi có sự ra đờicủa máy hơi nước của James Watl; nền văn minh trí tuệ xuất hiện khi các “côngnhân cổ cồn” xuất hiện, lúc này các chú robot được thay cho sức lao động củacon người Con người được giải phóng sức lao động chân tay, bước vào đỉnhcao của khoa học và công nghệ, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức, lấy tri thứccải tạo điều kiện tự nhiên, xã hội và con người Vai trò của văn hóa càng đượcphát huy nếu như nó được gắn liền với văn minh ngay trong hoạt động của cáccông sở

Thứ tư, giá trị của Chân - Thiện - Mỹ.

Một trong những yếu tố cấu thành cơ bản của văn hóa công sở được thểhiện là nền tảng mang tính nhân bản - giá trị của “Chân”, nó được biểu hiện ở

Trang 12

ba khía cạnh là: giá trị của cái đúng, của chân lý; giá trị của nền tảng quy phạmđạo đức, quy phạm pháp luật; giá trị của tri thức khoa học.

Vai trò của văn hóa còn thể hiện nền tảng mang tính nhân ái (cái Thiện),giá trị của “Thiện” biểu hiện ở các khía cạnh: giá trị của lương tâm; giá trị củađạo đức; giá trị của của cái tốt Sự vô cảm, thiếu “cái tâm” trong hoạt động công

vụ sẽ mất đi giá trị “cái thiện” trong mỗi con người

“Cái Mỹ” thường gắn với các giá trị vật chất và hành động cụ thể trongthực tiễn hoạt động công sở Văn hóa thẩm mỹ công sở là vấn đề đem đến hiệulực và hiệu quả cao trong hoạt động công sở Cái đẹp thể hiện qua phong thái,

cử chỉ, hành vi, sắc thái tình cảm của người thừa hành công vụ, đồng thời cáiđẹp còn thể hiện văn hóa công sở minh bạch, lịch sự, trang trọng

Chân - Thiện - Mỹ qua thời gian luôn sàng lọc, nâng niu những giá trị tốtđẹp còn đọng lại ở mỗi thời đại, mỗi nền văn minh, mỗi quốc gia, dân tộc và đặcbiệt ở mỗi con người, đem lại những giá trị tốt đẹp nhất cho con người

1.1.3 Vai trò của văn hoá công sở đối với sự phát triển của công sở

Văn hóa công sở tạo điều kiện cho các bên tham gia vào quan hệ hànhchính ở công sở thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình Văn hóa công sở thểhiện mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân thông qua quá trình giao tiếp hànhchính góp phần hình thành nên những chuẩn mực, giá trị văn hóa mà cả hai bêncùng tham gia vào Mối quan hệ ứng xử giữa người dân với cán bộ, công chức,viên chức và giữa các thành viên trong công sở với nhau phải được cân bằngbằng cán cân của hệ thống giá trị văn hóa

Văn hóa công sở là điều kiện phát triển tinh thần và nhân cách cho conngười Khả năng gây ảnh hưởng, để người khác chấp nhận giá trị của mình làmột nghệ thuật Nhờ có văn hóa con người có thể hưởng thụ những giá trị vậtchất và tinh thần như ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng tự trọng, … Từ đó pháttriển tinh thần và nhân cách của mỗi cán bộ, công chức, viên chức góp phần vào

sự phát triển, cải cách nền hành chính công

Văn hóa công sở đem lại giá trị toàn diện cho con người Giá trị là cái tồntại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của công sở Giá trị của văn hóa công sở

Trang 13

cũng gắn bó với các quan hệ trong công sở, đó là:

- Giá trị thiết lập một bầu không khí tin cậy trong công sở;

- Sự tự nguyện phấn đấu, cống hiến cho công việc;

- Được chia sẻ các giá trị con người cảm thấy yên tâm và an toàn hơn;

- Biết được giá trị trong văn hóa ứng xử thì cán bộ, công chức, viên chứctránh được hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp hành chínhvới người dân;

- Các giá trị làm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các quy địnhnhưng vẫn đảm bảo đúng chính sách của nhà nước, của pháp luật làm cho hoạtđộng của công sở thuận lợi hơn

Văn hóa công sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển con người.Việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa công sở không chỉ là nhiệm vụ của mỗi

cơ quan, tổ chức mà còn là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức đốivới công việc của mình ở các vị trí, cương vị khác nhau trong thực thi công vụ

và cung cấp dịch vụ công Thực tế đã chứng minh không thể coi nhẹ nhân tố conngười trong sự phát triển của các cơ quan, công sở Nói đến con người chính lànói đến văn hóa, vì toàn bộ những giá trị văn hóa làm nên những phẩm chất,năng lực và tinh thần của con người Vận dụng các yếu tố văn hóa trong việcthúc đẩy mọi hoạt động của công sở như xây dựng hệ thống thi đua - khenthưởng công bằng, minh bạch, tạo ra bầu không khí làm việc phát huy tối đa sựsáng tạo, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức, tạo động lực làm việchăng say… sẽ kích thích, loại bỏ được sức ỳ trong công việc

Yếu tố văn hóa xuất hiện trong công sở xuất phát từ chính vai trò củacông sở trong đời sống xã hội và trong hoạt động của bộ máy hành chính Mộtcông sở chỉ làm tròn nhiệm vụ và chức năng của nó khi tạo dựng được mối quan

hệ tốt giữa cán bộ, công chức, viên chức trong công việc, các chuẩn mực ứng

xử, các nghi thức tiếp xúc hành chính, ý thức chấp hành kỷ luật trong và ngoài

cơ quan Văn hóa công sở ảnh hưởng đến việc lựa chọn mục tiêu của các cánhân trong quá trình thực thi công vụ, ảnh hưởng đến niềm tin của họ về cáchthức hiện thực hóa những mong đợi, tác động đến kết quả lựa chọn cách thức xử

Trang 14

Ngăn nắp trong công việc tạo một môi trường làm việc sạch sẽ, tạo nhucầu cho các nhân viên, tập thể, cũng như các hoạt động giao lưu giữa các cánhân, tổ, nhóm với nhau với mục tiêu tăng cường sự hợp tác, trao đổi sáng kiến,kinh nghiệm…để hoàn thành nhiệm vụ chức năng của tổ chức Qua đó, tạo cơhội để mỗi thành viên có thể khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức

Văn hóa công sở chẳng những giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả vận hành của một công sở cụ thể ở thời hiện tại mà còn giữ vai tròquan trọng đối với cơ hội phát triển của công sở đó trong tương lai

1.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng quy chế văn hóa công sở trong các

cơ quan hành chính nhà nước

+ Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay,bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn vàđạt hiệu quả cao hơn thì có một cách tốt nhất để xây dưng giá trị bản thân đó làhình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vivăn minh, lịch sự chốn công sở

+ Công sở là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, với các cơ quanhữu quan, đồng cấp và cấp trên; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại nơi công sởchỉ đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình làm việc, giao tiếp, yếu tố quan trọng hơnchính là yếu tố con người Con người sẽ quyết định văn hóa công sở, quyết định

sự thành bại cũng như dấu ấn ghi lại của tổ chức trong suốt quá trình tổ chức đóhoạt động

+ Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nền nếp làm việc khoahọc, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng khôngmất đi tính dân chủ; tạo được tinh thần đoàn kết và khắc phục được bệnh quanliêu cửa quyền + Môi trường văn hóa công sở sẽ trở nên tốt đẹp sẽ tạo đượcniềm tin của cán bộ, công chức, viên chức với cơ quan, với nhân dân góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động của công sở Tính tự giác của cán bộ, công chức,viên chức trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so vớicông sở khác

Trang 15

+ Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tínhvăn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nêntrong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phátính cục bộ, sự đối lập có tính bản thề của các thành viên Hướng các cán bộ,công chức, viên chức đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc

và chuẩn mực văn hóa của công sở

1.1.5 Ý nghĩa của việc xây dựng quy chế văn hóa công sở

Văn hóa công sở - yếu tố đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu hiệu quảcủa hoạt động công sở Đó là sự thừa nhận một cách chính thức những giá trịnhất định của văn hóa công sở; thể hiện rõ tư tưởng và thái độ chính trị về nộidung tương ứng

Việc hình thành các chuẩn mực bắt buộc của văn hóa công sở làm cơ sởcho việc xây dựng hệ thống quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể thựchiện; là biện pháp thiết thực đưa văn hóa công sở vào hoạt động thường nhật của

cơ quan nhà nước

Việc xây dựng Quy chế văn hóa công sở tạo ra sự thống nhất trong việc

áp dụng văn hóa công sở, góp phần bảo đảm tính đồng bộ của hoạt động quản lýnhà nước; khắc phục sự tùy nghi hay ngẫu hững khi thực hiện

Mọi thành công hay thất bại trong hoạt động của công sở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chủ yếu nhất là con người và hành vi ứng xử văn hóa nơi công sở của các cá nhân, từ cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành cho tới các nhân viên phục vụ Biểu hiện cụ thể của văn hóa công sở là tinh thần trách nhiệm, thái độ phục

vụ công việc, ý thức chấp hành kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động cùng với ý thức trau dồi kiến thức văn hóa, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ hiểu biết pháp luật để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả Thực tế, văn hóa công sở được hình thành trên cơ sở văn hóa ứng xử của các thành viên trong tổ chức, nó có tính kế thừa và tiếp thu sáng tạo, có chọn lọc qua các giai đoạn phát triển của bộ máy tổ chức và không ngừng được bổ sung hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của chế độ công vụ và sự phát triển của tổ chức

Thực hiện văn hoá công sở chính là một phần của yêu cầu cải cách hành chính

để đạt được mục tiêu xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỉ cương và dân chủ

Trang 16

mà từng cán bộ, công chức, viên chức cần nhận thức và xác định đúng đắn vai trò và trách nhiệm của bản thân mình trong quá trình này Bên cạnh đó, để đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cần có phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ,

có phẩm chất đạo đức tốt, luôn có ý thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Do

đó, tại các công sở, đặc biệt là những nơi tiếp xúc với nhân dân, cán bộ công chức cần nghiêm chỉnh tuân theo các quy định cụ thể thực hiện văn hóa công sở, đặc biệt cần tuân thủ tốt quy định về phong cách phục vụ nhân dân, ứng xử với nhân dân một cách

có văn hóa, góp phần tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh nơi công sở.

Với ý nghĩa đó, văn hóa công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình

độ văn hóa của họ Xây dựng văn hóa công sở thực chất là xây dựng con người lao động mới – văn minh, chuyên nghiệp – yếu tố quyết định chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động công sở

1.2 Tổng quan về Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành

* Giới thiệu chung:

Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành, gọi tắt là Công ty NamThành, là công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và ThươngMại Sohaco Group

Công ty Nam Thành là nhà nhập khẩu và phân phối các sản phẩm côngnghệ lâu năm và có uy tín trên thị trường Việt Nam với gần 20 năm xây dựng vàphát triển Với mục tiêu đem đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sảnphẩm công nghệ có chất lượng, Nam Thành đã liên tục tìm kiếm nguồn hàng,

mở rộng thị trường và trở thành nhà nhập khẩu - phân phối chuyên nghiệpcác thiết bị I.T, kỹ thuật số tại Việt Nam

Hiện nay, Công ty Nam Thành là nhà phân phối độc quyền sản phẩm loa

vi tính Microlab tại thị trường miền Bắc và là đại diện phân phối chính thức trêntoàn quốc của các thương hiệu sản phẩm có uy tín như chuột, bàn phím Rapoo,thiết bị mạng W-Net, pin sạc dự phòng Yoobao,

Địa chỉ: Số 51 Phố Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Trang 17

Công ty Nam Thành hiện có hơn 80 nhân viên với trụ sở văn phòng đầy

đủ trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt cho hoạt động kinh doanh và chăm sóc,phục vụ khách hàng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

Trang 18

- Nhập khẩu và phân phối toàn quốc các sản phẩm I.T Kỹ thuật số Điện tử.

Kinh doanh bán buôn, bán lẻ dịch vụ phần mềm các sản phẩm I.T

- Microlab: loa vi tính, tai nghe.

- Rapoo: chuột, bàn phím (không dây và có dây), tai nghe không dây.

- Yoobao: pin sạc dự phòng cho điện thoại và máy tính bảng.

- ViewPaker: AIO (màn hình liền case) cho game thủ

- W-Net, Totolink, TP-link: thiết bị mạng.

- Golden Link: cáp mạng

Trang 19

Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ, XÂY DỰNG QUY CHẾ

VĂN HÓA CÔNG SỞ CHO CÔNG TY NAM THÀNH

2.1 Thực trạng quy chế Văn hóa công sở tại Công ty Nam Thành

Cũng như bao cơ quan, xí nghiệp, công ty khác, công ty Nam Thành đã vàđang từng bước xây dựng, phát huy một môi trường văn hoá công sở hoàn thiện

- Chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, phụ cấp tốt tạo môi trường và động

cơ làm việc cho nhân viên

- May đồng phục riêng cho nhân viên làm cho khách hàng đến công tynhìn thấy hình ảnh của sự chuyên nghiệp, năng động

- Sử dụng máy chấm công và bảng chấm công tuần để nhân viên thựchiện đi làm đúng giờ Bên cạnh đó, mỗi phòng ban, bộ phận có một quyển sổđăng ký đi muộn - về sớm để phòng Hành chính quản lý và tạo điều kiện chonhân viên khi họ có những việc cá nhân đột xuất

- Tổ chức và thực hiện theo “Quy định 5S”

Quy định 5S mà công ty đang thực hiện cụ thể như sau:

a Nguyên tắc chung:

 Mỗi thứ đều có chỗ để riêng;

 Mọi đồ đạc đều sạch sẽ, gọn gàng;

 Bảo đảm tìm kiếm hồ sơ, tài liệu, vật dụng trong 05 phút;

 Nếu bạn muốn làm việc trong môi trường sạch sẽ, an toàn thì tốt nhấtbạn hãy tạo ra nó

* Buổi sáng: 7h45’ đến 8h00 thực hiện vệ sinh sạch sẽ: Các phòng/ban

phân công người trực đến sớm 15 phút để quét dọn phòng và lau sàn nhà (ápdụng cả khu vực tầng 1)

* Buổi chiều: 16h45’ - 17h

- Vệ sinh đồ dùng cá nhân, bao gồm máy tính, điện thoại, bàn ghế, quanhchỗ làm việc

- Giấy tờ, vật dụng không cần thiệt được hủy bỏ vào sọt rác

- Phân loại những gì cần thiết theo thứ tự dễ sử dụng, có chỗ để cho mỗithứ

Ngày đăng: 29/01/2018, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w