BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRỊNH THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ, SINH HÓA VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG DƯA CHUỘT Cucum
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRỊNH THỊ THU HẰNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ, SINH HÓA VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG DƯA CHUỘT (Cucumis sativus L) VL116F1,VL118F1
TRỒNG TẠI TAM DƯƠNG - VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS Nguyễn Văn Đính
Hà Nội - 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được
gửi lời cảm ơn đến thầy PGS TS Nguyễn Văn Đính người đã dành nhiều
thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh bản Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Sinh học thực nghiệm này
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo phòng sau đại học trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn người dân và UBND xã An Hòa, UBND huyện Tam Dương…đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết để nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường và bạn bè đã động viên, khích lệ, sẻ chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2017
Tác giả Luận văn
Trịnh Thị Thu Hằng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại thí nghiệm đồng ruộng trên nền đất thuộc xã An Hòa – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc, không sao chép bất
kỳ nguồn nào khác
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2017
Tác giả Luận văn
Trịnh Thị Thu Hằng
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ số hoa cái/cây ở các công thức thí nghiệm của giống
VL116F1 50 Hình 3.2 Biểu đồ số hoa cái/cây ở các công thức thí nghiệm của giống
VL118F1 50 Hình 3.3 Biểu đồ số quả hữu hiệu/cây các công thức thí nghiệm của 2
giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 53 Hình 3.4 Biểu đồ khối lượng trung bình/quả các công thức thí nghiệm của
2 giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 53 Hình 3.5 Biểu đồ năng suất lý thuyết các công thức thí nghiệm của 2 giống
dưa chuột VL116F1 và VL118F1 54 Hình 3.6 Biểu đồ so sánh năng suất thực tế các công thức thí nghiệm của 2
giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 (Đối chứng là 100%) 55 Hình 3.7 Biểu đồ so sánh tỷ lệ quả thương phẩm các công thức thí nghiệm
của 2 giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 (Đối chứng là 100%) 58 Hình 3.8 Biểu đồ so sánh chiều dài quả các công thức thí nghiệm của 2
giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 (Đơn vị: cm/quả) 59 Hình 3.9 Biểu đồ so sánh đường kính quả các công thức thí nghiệm của 2
giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 (Đơn vị: cm/quả) 60 Hình 3.10 Biểu đồ so sánh độ dày thịt quả các công thức thí nghiệm của 2
giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 (Đơn vị: mm/quả) 61
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống
dưa chuột VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc 30 Bảng 2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ nảy mầm giống dưa chuột
VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc 32 Bảng 3 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa
chuột F1 trồng tại Tam Dương, Vĩnh Phúc 33 Bảng 4 Động thái tăng trưởng đường kính thân chính của các giống dưa
chuột F1 trồng tại Tam Dương, Vĩnh Phúc 36 Bảng 5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lá/câu giống dưa chuột
VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc 38 Bảng 6 Động thái phân cành cấp 1 và cấp 2 của các giống dưa chuột F1
trồng tại Tam Dương, Vĩnh Phúc 41 Bảng 7 Hàm lượng diệp lục tổng số của các giống dưa chuột F1 trồng tại
Tam Dương, Vĩnh Phúc 43 Bảng 8 Huỳnh quang diệp lục tổng số của các giống dưa chuột F1 trồng tại
Tam Dương, Vĩnh Phúc 47 Bảng 9 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra hoa cái của các
giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương, Vĩnh Phúc 49 Bảng 10 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu trành năng suất,
năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của 2 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương, Vĩnh Phúc 52 Bảng 11 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu liên quan đến
chất lượng quả các giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương, Vĩnh Phúc 57
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Nguồn gốc phân loại, giá trị của cây dưa chuột 3
1.1.1 Nguồn gốc phân loại của cây dưa chuột 3
1.1.2 Giá trị của cây dưa chuột 3
1.2 Đặc điểm của cây dưa chuột 5
1.2.1 Đặc điểm thực vật học 5
1.2.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa chuột 6
1.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về cây dưa chuột 8
1.3.1 Các nghiên cứu trong nước về cây dưa chuột 8
1.3.2 Tình hình nghiên cứu của nước ngoài về cây dưa chuột 11
1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam 12
1.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới 12
1.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột ở Việt Nam 13
1.4.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Tỉnh Vĩnh Phúc 14
1.5 Điều kiện tự nhiên của huyện Tam Dương 15
1.5.1 Vị trí địa lý 15
1.5.2 Tình hình sản xuất trên địa bàn huyện Tam Dương 20
CHƯƠNG 2 23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu 23
Trang 72.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1 Bố trí thí nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc 24
2.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu 24
CHƯƠNG 3 30
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống dưa chuột VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc 30
3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng giống dưa chuột VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc 31
3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ nảy mầm giống dưa chuột VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc 32
3.2.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái sinh trưởng chiều cao giống dưa chuột VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc 33 3.2.3 Động thái sinh trưởng đường kính thân chính của các giống dưa chuột F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc 35
3.2.5 Động thái phân cành cấp 1 và cấp 2 của các giống dưa chuột F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc 40
3.3 Nghiên cứu khả năng quang hợp của các giống dưa chuột F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc 42
3.3.1 Hàm lượng diệp lục tổng số của các giống dưa chuột F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc 42
3.3.2 Huỳnh quang diệp lục tổng số của các giống dưa chuột F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc 45
3.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc 48
Trang 83.4.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra hoa cái của 2 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc 48 3.4.2 Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu, năng suất lí thuyết của các giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc 51
3.5 Một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng quả các giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương - Vĩnh Phúc 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Rau xanh là nguồn thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày Trong rau xanh, hàm lượng nước chiếm khoảng 85-90%, chỉ có 5-15% chất khô Trong chất khô, hàm lượng glucid rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, dưa hấu 92%) Giá trị dinh dưỡng lớn nhất của rau chủ yếu là lượng đường (phần lớn là đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong hàm lượng glucid Nhờ
có khả năng hòa tan cao, chúng làm tăng sự hấp thụ và lưu thông máu, tăng
tính hoạt hóa trong quá trình oxy hóa năng lượng của các mô tế bào [5],[16]
Rau là nguồn cung cấp vitamin quan trọng nhất cho cơ thể con người, đặc biệt là các vitamin C Các chất khoáng Ca, P, Fe có tác dụng điều hòa, cân bằng toan kiềm trong máu, làm tăng khả năng đồng hóa protein
Trong rau có khối lượng chất xơ (cellulose) lớn tuy không có giá trị dinh dưỡng, nhưng do có thể tích lớn và xốp nên chất xơ có tác dụng nhuận tràng và tăng khả năng tiêu hóa [5] Chính vì vậy trong chế độ dinh dưỡng của con người, rau xanh là thức ăn không thể thiếu được và ngày càng trở nên quan trọng
Để nâng cao năng suất cây trồng nói chung, cây dưa chuột nói riêng thì bên cạnh yếu tố giống có chất lượng thì các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tưới nước, chăm sóc, bảo vệ thực vật có ý nghĩa quyết định đến năng suất cụ thể của giống Đối với cây dưa chuột tỉa cành và mật độ trồng là những biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng rõ rệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và năng suất dưa chuột Mật độ gieo trồng phụ thuộc vào đặc điểm của giống, những giống có tán nhỏ thì có thể trồng dày và ngược lại những giống có tán lớn cần trồng thưa để đảm bảo năng suất trên đơn vị diện tích đất, đồng thời hạn chế cỏ dại Nếu trồng quá dày, các lá sẽ che lẫn nhau, làm cho cây thiếu
Trang 10ánh sáng, quang hợp giảm, đồng thời khó kiểm soát sâu, bệnh Do đó để xác định mật độ hợp lý cho từng giống cần có những kết quả nghiên cứu cụ thể
Huyện Tam Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc là nơi có truyền thống trồng dưa chuột cung cấp cho thị trường trong huyện và thành phố Vĩnh Yên Tại đây, người nông dân trồng nhiều loại giống dưa chuột lai F1 khác nhau như: VL103 F1; VL 106 F1; VL 116 F1; VL 118 F1 do các cửa hàng vật tư nông nghiệp cung cấp Tuy nhiên, trong sản xuất người nông dân vẫn chủ yếu trồng theo kinh nghiệm nên năng suất có sự khác biệt nhau Do vậy, nếu xác định được mật độ gieo trồng hợp lí sẽ nâng cao năng suất và phẩm chất quả
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn để tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa và năng suất giống dưa chuột VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc”
* Ý nghĩa thực tiễn:
Xác định được mật độ gieo trồng phù hợp cho mỗi giống dưa lai làm cơ
sở khuyến cáo cho người sản xuất để nâng cao năng suất, tăng thu nhập
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc phân loại, giá trị của cây dưa chuột
1.1.1 Nguồn gốc phân loại của cây dưa chuột
Dưa chuột hay dưa leo (Cucumis sativus L) được biết ở Ấn Độ cách
nay hơn 3.000 năm, sau đó được lan truyền dọc theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu Dưa chuột được trồng ở Trung Quốc từ thế
kỹ thứ 6 và hiện nay được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới [5]
Theo bảng phân loại của Gabaev X (1932) các loài C sativus L (2n = 24) được chia thành 3 loài phụ sau:
Loài phụ đông Á: ssp Rigidus Gab
Loài phụ Tây Á: ssp Graciolor Gab
Dưa chuột hoang dại: ssp Agrotis Gab., var hardwickii (Royla) Alef
1.1.2 Giá trị của cây dưa chuột
* Giá trị dinh dưỡng
Các loại rau nói chung và dưa chuột nói riêng là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày và không thể thay thế Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 3500 - 4000 Kcal/ngày tùy vào loại hình lao động Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin và các chất khoáng đa lượng và vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể Hàm lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm [5][16]
Trang 12Dưa chuột là một thức ăn rất thông dụng và còn là một vị thuốc có giá trị Thành phần dinh dưỡng gồm protein (đạm) 0,8g; glucid (đường) 3,0g; xenlulo (xơ) 0,7g; năng lượng 15 kcalo; Canxi 23mg; Phospho 27mg; sắt 1 mg; Natri 13mg; Kali 169mg; Caroten 90mcg; Vitamin B1 0,03mg; VitaminC 5,0mg Trong thành phần của dưa chuột chứa hàm lượng cacbon rất cao khoảng 74-75%, ngoài ra còn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường đơn) Nhờ khả năng hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thông máu, tăng tính hoạt động trong quá trình oxi hóa năng lượng của mô tế bào Bên cạnh đó trong thành phần dinh dưỡng của dưa chuột còn có nhiều axit amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể như Thianin (0,024 mg%); Rivophlavin (0,075 mg%) và Niaxin (0,03 mg%), các loại muối khoáng như
Ca (23,0 mg%), P (27,0 mg%), Fe (1,0 mg%) Tăng cường phân giải axit uric
và các muối của axit uric (urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm giác dễ ngủ Không những thế trong dưa chuột còn có một lượng muối kali tương đối giúp tăng cường quá trình đào thải nước, muối ăn trong cơ thể có lợi cho người mắc các bệnh về tim mạch [5][16]
* Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao Dưa chuột là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị
Trước đây dưa chuột được sử dụng như loại quả tươi để giải khát Đến khi thị trường trong nước cũng như thế giới mở rộng, nhu cầu của người tiêu dùng phong phú thì việc đa dạng hóa cách sử dụng là tất yếu Ngày nay, dưa chuột được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như quả tươi, trộn salat, cắt lát, đóng hộp xuất khẩu
Bên cạnh đó dưa chuột còn là cây rau quả quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao do có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, chi phí đầu tư thấp có thể mở rộng trên nhiều vùng kinh tế khác nhau
Trang 131.2 Đặc điểm của cây dưa chuột
1.2.1 Đặc điểm thực vật học
Theo Tạ Thu Cúc [5] cây dưa chuột có một số đặc điểm sau:
* Rễ: Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 - 40
cm Hệ rễ chiếm 1,5% toàn bộ trọng lượng cây Ở nhóm có thời gian sinh trưởng dài, bộ rễ cùng các cơ quan trên bề mặt đất phát triển mạnh hơn Tuy nhiên, ở các giống lai F1 tất cả các pha sinh trưởng bộ rễ phát triển mạnh và
có khối lượng lớn hơn so với các cặp bố mẹ Chính vì vậy, đa số các giống lai F1 có năng suất cao
* Thân: Thân thảo hằng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi
bò Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống Các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0,5 - 2,5 m Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể hình thành nhiều rễ bất định Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống Thân chính thường phân nhánh; cũng có nhiều dạng dưa chuột hoàn toàn không thành lập nhánh ngang Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm
* Lá: Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuống lá
rất dài 5 - 15 cm; rìa lá nguyên hay có răng cưa, ở giữa kẽ lá và thân có tua cuốn Cùng với sự đột biến tự nhiên và phương thức trồng trọt, dạng dưa chuột bụi không leo, không hình thành tua là đỉnh cao nhất của sự tiến hoá
loài Cucumis sativus L Lá trên cùng cây cũng có kích thước và hình dáng
thay đổi
* Hoa: Đơn tính cùng cây hay khác cây Hoa cái mọc ở nách lá thành
đôi hay riêng biệt; hoa đực mọc thành cụm từ 5 - 7 hoa; dưa chuột cũng có hoa lưỡng tính Có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở Các giống dưa chuột trồng ở vùng
Trang 14đồng bằng sông Cửu Long thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4 - 5 trên thân chính, sau đó hoa nở liên tục trên thân chính và nhánh
Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa chuột rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện môi trường Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây Các dạng cây có giới tính khác nhau ở dưa chuột được nghiên cứu và tạo lập để sử dụng trong chọn tạo giống lai
* Quả và hạt (Trái, hạt): Lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ
mất đi Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt,
có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm), khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 - 10 ngày sau khi hoa nở Phẩm chất trái không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc vào độ chắc của thịt trái, độ lớn của ruột trái và hương vị trái Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200 - 500 hạt/trái
1.2.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dưa chuột
* Khí hậu: Dưa chuột thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ ngày thích hợp
cho dưa tăng trưởng là 300C và nhiệt độ ban đêm 18 - 210C Dưa có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùy theo giống, thông thường ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái, vì vậy điều kiện thời tiết vùng đồng bằng cho phép dưa chuột
ra hoa trái quanh năm
* Đất: Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa chuột rất lớn Dưa chịu hạn rất
yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng Tuy nhiên ẩm độ không khí cao lại làm cho bệnh đốm phấn phát
Trang 15triển mạnh Vì thế nên trồng dưa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ thoát thủy tốt, có nhiều chất hữu cơ, pH từ 6.5 - 7.5
* Nước: Dưa chuột là loại cây trồng ưa ẩm, độ ẩm đất thích hợp từ
80-90%, độ ẩm không khí thích hợp là 90-95% Mùa nắng tưới 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kỳ ra hoa, trái rộ và cần thoát nước tốt trong mùa mưa Trong trường hợp tưới rãnh, không nên để nước quá cao trong rãnh khi cây lớn vì có thể làm hạn chế sự phát triển của rễ hoặc hư rễ
* Phân bón: Quan hệ với điều kiện dinh dưỡng khoáng Trong ba
nguyên tố N, P, K thì dưa chuột sử dụng nhiều nhất là kali, kế đến là đạm và
ít nhất là lân
Dưa chuột mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao Vì vậy, phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác; đến khi dưa phân nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ mạnh kali Tuy nhiên, bón đạm dư thừa dẫn tới tình trạng cây tăng trưởng mạnh và ra nhiều hoa đực Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẵn trong đất và nhu cầu của cây qua từng giai đoạn sinh trưởng Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao, cần bón phân nhiều hơn giống điạ phương
Công thức phân thường dùng cho dưa chuột trồng ở đồng bằng là: N: 140 - 220 kg/ha
P2O5: 150 - 180 kg/ha
K2O : 120 - 150 kg/ha
Dựa vào công thức trên có thể bón cho 1 ha dưa chuột: 1 tấn phân
16-16-8, 100 kg Urê, 50 kg DAP và 100 kg KCl hoặc 200 - 300 kg Urê, 500 - 700 kg super lân, 150 - 200 kg KCl, 20-25 tấn phân chuồng và 1-2 tấn tro trấu
Trang 16Ở những vùng có tập quán bồi bùn, phân thúc được chia làm 2 lần bón trên mặt luống vào ngày thứ 12 và 20 sau khi gieo, sau đó bồi bùn lên mặt luống để lấp phân Phân bón nuôi trái cũng được chia làm nhiều lần sau các đợt thu trái Ngoài ra có thể phun bổ sung phân qua lá SUPERMES để tăng tỉ
lệ trái loại 1
1.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về cây dưa chuột
1.3.1 Các nghiên cứu trong nước về cây dưa chuột
Nghiên cứu về cây dưa chuột đã có rất nhiều những đề tài và các báo cáo cấp nhà nước Như đề tài “Đánh giá kỹ năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống dưa chuột có triển vọng Xuân Hè 2009 tại trung tâm giống cây trồng Tú Hạ, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế” của hai tác giả Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Đình Thi [49] Đề tài đã chỉ ra vai trò của rau xanh trong cuộc sống con người, và đi phân tích kỹ về giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế và có so sánh cụ thể với các loại cây trồng khác Hai tác giả cũng đã nêu tình hình sản suất cây dưa chuột ở nước ta và các nước trên thế giới Đề tài đi sâu nghiên cứu cây dưa chuột trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và chỉ ra một số giống dưa có thể đưa vào canh tác Trong đề tài các kỹ thuật trồng dưa chuột, kỹ thuật chăm sóc dưa và các thời điểm phát triển cụ thể của dưa được nêu khá chi tiết Song đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu, phân tích và đánh giá và đưa ra những chỉ số chứ không nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ trồng của cây dưa chuột đến khả năng cho năng suất và chất lượng của dưa chuột
Trên Tạp chí Khoa học và phát triển 2012: Tập 10, số 2 của hai tác giả Phạm Tiến Dũng và Đỗ Thị Hường “Ảnh hưởng của liều lượng phân bón compost và một số loại phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất dưa chuột sản xuất theo hướng hữu cơ trên đất Gia Lâm – Hà Nội” [8] Hai tác giả đi vào nghiên cứu và phân tích chủ yếu về cây dưa chuột và
Trang 17khả năng cho năng suất của dưa chuột khi sử dụng các loại phân bón Mặc dù các tác giả cũng đi sâu đánh giá, phân tích và chỉ ra những ưu thế khi sử dụng phân compost và phân hữu cơ vi sinh và cũng chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu ở một địa bàn cụ thể
Tác giả Trần Thị Minh Hằng, Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2012) cũng đã có công trình nghiên cứu in trên tạp chí khoa học và phát triển 2012, tập 10, số 6 của trường ĐHNN Hà Nội “Ảnh hưởng của tỉa nhánh với khoảng cách trồng khác nhau đến sinh trương, phát triển và năng suất dưa chuột bản địa H’Mông trồng tại Mộc Châu, Sơn La” [11] Tác giả đi phân tích những ảnh hưởng của khoảng cách trồng kết hợp với bón phân tỉa nhánh đến khả năng sinh trưởng phát triển của dưa chuột bản địa H’ Mông Trong đó nêu cụ thể thời gian sinh trưởng, cũng như chỉ ra đặc điểm sinh trưởng thân lá, đặc điểm tình hình sâu hại Tất cả đều có những đánh giá chi tiết thông qua các thí nghiệm cụ thể Từ đó chỉ ra các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng cây dưa chuột
Trần Thị Minh Hằng, Nguyễn Quốc Việt và CS (2012) [11] cho thấy trồng dưa chuột H'Mông với khoảng cách cây 40 cm kết hợp biện pháp tỉa để lại 3 nhánh trên thân chính thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột và có năng suất thực thu đạt cao nhất (105,3 tấn/ha), cao hơn gấp đôi so với trồng ở khoảng cách 30 cm mà không tỉa Trồng dưa chuột H'Mông ở khoảng cách cây thưa hơn (50cm) giúp cây sinh trưởng, ra hoa đậu quả tốt nhất nhưng năng suất giảm do giảm mật độ
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Lệ, Nguyễn Hồng Phương (2009)
“Nghiên cứu thay thế một phần phân đạm vô cơ bằng chế phẩm (phân) sinh
học cho cây dưa leo (Cucumis sativus L.) trên đất thịt nhẹ vụ xuân 2009 tại
Quảng Trị” Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số55 [8] cho thấy Bón phân Wehg và Vườn sinh thái để đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất dưa
Trang 18leo F1 Amata 765 cho thấy: có thể sử dụng các chế phẩm Sinh học bón cho dưa leo thay thế cho 50% đạm vô cơ Trong phạm vi một bài tạp chí nên hai tác giả chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu việc sử dụng phân bón bằng chế phẩm sinh học trong quá trình trồng và chăm sóc cây dưa chuột Hai tác giả chưa đi sâu vào việc nghiên cứu về đặc điểm, tình hình và các điều kiện tác động tới cây dưa chuột
Kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Thắng, Trần Thị Minh Hằng (2012) “ Ảnh hưởng của phân NPK đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cây dưa chuột bản địa vùng Tây Bắc”, Tạp chí khoa học và phát triển 2012, tập 10, số 1, trường ĐHNN Hà Nội [24] cho thấy, bón 800 kg NPK (15:10:15)/ha (tương ứng với 120 N: 80 P2O5: 120 K2O) là thích hợp nhất cho cây dưa chuột bản địa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cá thể cao nhất (4,34 kg/cây), cho năng suất thực thu cao nhất (90,12 tấn/ha), chất lượng quả tốt, hiệu quả bón phân cao nhất và hiệu quả kinh tế thu được là rất cao (296,22 triệu đồng/ha) Các tác giả đã phân tích đánh giá ảnh hưởng của phân bón NPK tới năng suất chất lượng, chất lượng của dưa chuột của vùng Tây Bắc Song trong phạm vi nghiên cứu chưa nhắc đến ảnh hưởng của khoảng cách cây trồng tới năng suất, chất lượng của cây dưa chuột Tuy nhiên đây cũng là một tư liệu vô cùng quý giá để tôi có những căn cứ so sánh và đánh giá trong quá trình nghiên cứu
Tác giả Trần Văn Dư, Trần Ngọc Hưng, Kiều Thị Thuyên, Trần Ngọc Trường đã cho ra giáo án về “ Trồng và chăm sóc cây dưa chuột” [30] giáo án dùng cho học viên học nghề Ở giáo án này các tác giả cũng đi vào nghiên cứu về kỹ thuật chăm bón, đặc điểm sinh học của cây dưa chuột và cách chăm sóc cụ thể, chi tiết từ khâu chuẩn bị phân bón, chuẩn bị giống đến cách trồng
và chăm sóc để cho chất lượng hiệu quả cao nhất
Trang 191.3.2 Tình hình nghiên cứu của nước ngoài về cây dưa chuột
Trong những năm gần đây, các kết quả nghiên cứu về cây dưa chuột chủ yếu tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của mật độ gieo trồng, phân bón đến sinh trưởng và năng suất cây dưa chuột
Theo Wayne V (1990) [47] Đã nghiên cứu và đưa ra những nhận định
cụ thể về khoảng cách cây trồng ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và chất lượng cây trồng Tác giả cũng đưa ra những con số thống kê cụ thể và có đánh giá,
so sánh với các cách thức trồng khác nhau Khi đi nghiên cứu tôi cũng sẽ sử dụng một số phương pháp đánh giá mà V Wayne đã sử dụng và chúng tôi cũng sử dụng kết quả đó để so sánh và cụ thể hóa về phương pháp và cách thức cải thiện chất lượng cây trồng
Than T.N (1996) [45] Đã đi vào nghiên cứu mật độ cây dưa chuột và ảnh hưởng của nó tới hàm lượng chất dinh dưỡng trong quả dưa Ở đây các tác giả đã chỉ ra những yếu tố làm thay đổi chất lượng cây dưa trong đó có ảnh hưởng của mật độ
Humphries & Vermillion, (1994) [33] đã đưa ra kết luận rằng trồng dày làm giảm hàm lượng chất khô tích lũy trong quả dưa chuột Những tác động của việc chăm sóc và khai thác quả cũng như giá trị dinh dưỡng của quả dưa chuột là nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng và năng suất cây trồng không cao
Theo Utobo & CS, (2010) [46]; Papadopoulos & CS, (2012) [39]; Gebologlu & Saglam, (2000) [32]; Abubaker & cs [31], (2010) [31] khi nghiên cứu về cây dưa chuột cho thấy tỉa nhánh và bố trí khoảng cách trồng là những biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, ra hoa đậu quả, sâu bệnh hại và năng suất dưa chuột Tỉa nhánh giúp tạo bộ tán cây dưa chuột thông thoáng, dễ kiểm soát sâu bệnh hại, thúc đẩy ra hoa, đậu quả, quả phát triển đồng đều và có thể tăng mật độ trồng, tăng năng suất
Trang 20Kết quả nghiên cứu của Schleicher, 2003 [42] và Abubaker & cs 2010 [31] còn cho thấy khi trồng dưa chuột với mật độ dày làm tăng khả năng tích lũy nitrate (NO3) trong quả, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Schvambach J L., J.L Andriolo, A.B Heldwein (2002) [43] đã xác định ảnh hưởng của mật độ trồng vào sự tích lũy chất khô và phân phối các loại trái cây của các nhà máy tẩy dưa chuột Các thí nghiệm được thực hiện bên trong một nhà kính bằng polyethylene, nơi cây được trồng ở mật độ 2.00, 2.50, 3.33 và 5.00 cây/m2 vào mùa xuân năm 1999, và 4.00, 5.00, 6.66 và 10.00 cây/m2 trong vụ hè thu năm 2000, nhằm xác định ảnh hưởng của mật
độ trồng vào sự tích lũy chất khô và phân vùng giữa các bộ phận thực vật
và hoa quả
Premalatha M.G.S, K.B.Wahundeniya, W.A.P.Weerakkody (2006) [40] với dự án nghiên cứu một số giống dưa chuột lai F1 cho thấy mật độ trồng và tỉa nhánh giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao
1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới
Dưa chuột là cây rau ăn quả có giá trị, thời gian sinh trưởng ngắn lại cho năng suất cao, hơn thế nữa sản phẩm dưa chuột vừa sử dụng ăn tươi, vừa chế biến xuất khẩu Trong những năm gần đây diện tích trồng dưa chuột trên thế giới ngày càng tăng nhưng năng suất lại giảm và sản lượng cũng giảm theo
Theo số liệu thống kê của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) năm
2009 diện tích trồng dưa chuột trên thế giới khoảng 1.958 nghìn ha, năng suất đạt 30,9 tấn/ha, sản lượng đạt 60.502,2 nghìn tấn Trong đó, Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất chiếm 52,9% về diện tích (1.037,4 nghìn ha) và 73,2% tổng sản lượng (42.256,2 nghìn tấn) so với thế giới Tiếp
đó là Iran với diện tích 82,9 nghìn ha; sản lượng 1.599,9 nghìn tấn chiếm 2,6% của thế giới (Nguồn: FAO.org, 2011)
Trang 21Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của các nước trên thế giới biến động không nhiều qua các năm 2008 và 2009, trên 1.930 ha Điều đó cho thấy dưa chuột có vai trò quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng
ở các nước trên thế giới Đặc biệt là ở các nước phát triển như Trung Quốc, Nga, Mỹ
Theo ước tính mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 – 110 kg/người/năm tức khoảng 250 -300g/người/ngày Đối với một số nước phát triển nhu cầu tiêu dùng rau ở mức cao như Nam Triều Tiên 141,1 kg/người/năm; Newzealand 136,7 kg/người/năm, Hà Lan 202 kg/người/năm, Canada 227 kg/người/năm (Nguồn: FAO, 2006) Hiện nay 5 nước có khối lượng dưa chuột xuất khẩu lớn nhất là Tây Ban Nha (399,3 nghìn tấn), Mexico (398,9 nghìn tấn), Newtherland (360,1 nghìn tấn), Jordan (64,3 nghìn tấn) và Canada (54,9 nghìn tấn) Những nước đứng đầu về nhập khẩu là Hoa
Kỳ (423,4 nghìn tấn), Đức (410,1 nghìn tấn), Anh (104,1 nghìn tấn), Newtherland (66,9 nghìn tấn), Pháp (59,0 nghìn tấn) Ở những nước như Hoa
Kỳ, Newtherland công nghệ chế biến đồ hộp đang phát triển mạnh do đó ở những nước này vừa có khối luợng nhập khẩu và xuất khẩu rất lớn
Dưa chuột là sản phẩm rau quả có giá trị và thị trường xuất nhập khẩu rất sôi động Mỹ là nước có lượng nhập khẩu lớn nhất thế giới khoảng 2 triệu tấn với giá trị khoảng 1,7-2 tỷ USD Mặc dù lượng nhập khẩu và giá trị nhập khẩu rất lớn nhưng lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu tương đương với xuất khẩu Nga là nước nhập khẩu rất nhiều khoảng 90 triệu USD năm
1.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột ở Việt Nam
Sản xuất dưa chuột ở Việt Nam: theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2009, năng suất dưa chuột của nước ta hiện nay đạt 181,1 tạ/ha cao hơn
so với trung bình toàn thế giới (173,2 tạ/ha) Ở đồng bằng sông Hồng một số vùng đạt năng suất 235,2 tạ/ha trên diện tích hàng năm là 5.201 ha Như vậy
Trang 22với bình quân đầu người về lượng dưa chuột sản xuất được của Việt Nam khoảng xấp xỉ 7 kg/người/năm tương đương với trung bình toàn thế giới khoảng 7,4 kg/người/năm
Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng sản phẩm chế biến từ dưa chuột đang tăng mạnh kể từ cuối năm 2008 đến nay Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột 5 tháng đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6%
so với cùng kỳ 2008 Tháng 6 năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt gần 1,9 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1 triệu USD Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu sang 3 thị trường
là Nga, Nhật Bản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội (chiếm 77,5% tổng kim ngạch)
Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam, trong đó Liên bang Nga đạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ Đây cũng là thị trường đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2008 đến nay Sản phẩm dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột được người tiêu dùng Nga rất ưa chuộng
1.4.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Tỉnh Vĩnh Phúc
* Diện tích, năng suất và sản lượng dưa chuột của Vĩnh Phúc
Diện tích cây dưa chuột chiếm 35% tổng diện tích cây rau và được trồng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Trong đó diện tích lớn và được trồng tập trung ở các huyện: Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Phúc Yên
Tam Dương là huyện có diện tích và sản lượng dưa chuột đứng đầu toàn tỉnh với diện tích là 437,5 ha, sản lượng 13.937,5 tấn, sau đó là huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên Huyện Vĩnh Tường mặc dù diện tích đứng thứ tư toàn tỉnh, nhưng do năng suất cao nhất tỉnh vì vậy sản lượng đứng thứ
Trang 23hai tỉnh Cũng từ các kết quả điều tra cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có số liệu chính thức về diện tích sản xuất cây dưa chuột an toàn
* Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột ở huyện Tam Dương
Diện tích dưa chuột là 437,5 ha bằng 45,7% tổng diện tích cây rau của huyện và được trồng rải rác ở các xã trong huyện Trong đó diện tích lớn và được trồng tập trung ở các xã: xã An Hòa, thị trấn Hợp Hòa, xã Thanh Vân,
xã Đồng Tĩnh, xã Hoàng Lâu và xã Vân Hội
Theo kết quả điều tra cho thấy, dưa chuột của huyện được trồng rải rác
ở hầu hết ở các xã, thị trấn trong huyện Tuy nhiên, diện tích dưa chuột lớn nhất là ở các xã An Hòa, thị trấn Hợp Hòa, xã Thanh Vân, xã Đồng Tĩnh, xã Hoàng Lâu và xã Vân Hội Về năng suất năm 2010, cao nhất là thị trấn Hợp Hòa có năng suất cao trội là 322 tạ/ha, tiếp đến là các xã Vân Hội, xã Đạo Tú,
xã Duy Phiên, xã An Hòa có năng suất dao động từ 320- 321 tạ/ha; Các xã còn lại dao động từ 268- 314 tạ/ha Về sản lượng, xã có sản lượng cao nhất là
An Hòa 6.316,8 tấn bằng 45,95% sản lượng dưa chuột của huyện, tiếp đến là thị trấn Hợp Hòa, xã Thanh Vân và xã Đồng Tĩnh
1.5 Điều kiện tự nhiên của huyện Tam Dương
1.5.1 Vị trí địa lý
Tam Dương là 1 trong 9 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 21017' đến 21028' Vĩ độ Bắc và
105030' đến 1050 38' Kinh độ đông
- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Lập Thạch
- Phía Nam giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên
- Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và huyện Vĩnh Tường
Huyện Tam Dương nằm liền kề với thành phố Vĩnh Yên, trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc Có hệ thống đường Quốc lộ 2A,
Trang 242B và 2C; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và các tuyến đường tỉnh lộ 310,
305, 314, 302 chạy qua Đồng thời, Tam Dương là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng, trung du và miền núi, là cầu nối giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác trong cả nước Những thuận lợi này là động lực thúc đẩy kinh tế Tam Dương phát triển
Trang 25- Vùng núi: phía Bắc huyện gồm 3 xã Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, địa hình đồi núi thấp xen kẽ với đồng bằng ven núi, các thung lũng hẹp
- Vùng đồng bằng: địa hình bằng phẳng tiếp giáp với TP.Vĩnh Yên và các huyện vùng đồng bằng của tỉnh gồm 3 xã Hợp Thịnh, Vân Hội, Hoàng Lâu
- Vùng trung du: gồm 6 xã An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân và thị trấn Hợp Hòa, địa hình đồi gò thấp xen lẫn các thung lũng và dải đồng bằng hẹp
* Khí hậu
Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, ánh áng, lượng mưa ) có tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và sản xuất nông nghiệp nhưng con người hầu như không kiểm soát được Nếu các yếu tố này thích hợp sẽ giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao
và chất lượng tốt Ngược lại, nếu các yếu tố này bất lợi sẽ làm giảm năng suất cũng như chất lượng và thậm trí có khi còn mất trắng Để sản xuất đạt hiệu quả cao, cần nắm chắc quy luật diễn biến các yếu tố thời tiết trong năm Từ đó tận dụng tối đa những yếu tố có lợi và né tránh những yếu tố bất lợi để lựa chọn những loại cây trồng, xây dựng cơ cấu cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu đó
Trang 26Tam Dương có khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi Đông Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ
Có mùa đông lạnh và khô; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều
+ Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4): Đặc điểm chung của chế độ nhiệt trong mùa khô ở Tam Dương là lạnh, ít mưa, và ẩm độ thấp Tháng lạnh nhất thường là tháng 1, nhiệt độ trung bình là 15,60C, nhiệt độ tối thấp trung bình đạt 12 – 140C, tối thấp tuyệt đối có những năm xuống đến 4 – 60C
+ Mùa khô nhiệt độ tuy thấp nhưng vẫn có thể phù hợp với khả năng chịu đựng với một số cây trồng vụ đông như ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, các loại rau cao cấp… có nguồn gốc ôn đới
+ Mùa mưa (từ tháng 5 ñến tháng 10): Khác với mùa khô khắc nghiệt, thời tiết mùa mưa khá thuận lợi cho cây trồng phát triển Nhiệt độ trung bình ngày là 290C, tháng nóng nhất là tháng 6 nhiệt độ tối cao trung bình lên đến 32,50C Trong mùa mưa, bình quân mỗi năm có khoảng 16 - 18 ngày có nhiệt
độ trung bình trên 300C, chủ yếu tập trung vào tháng 6, 7, 8 Vì vậy người dân thường gọi mùa mưa là mùa nóng hay mùa hè
* Chế độ ánh sáng
Tổng số giờ nắng trung bình trong 10 năm từ năm 2001 - 2010 là 1461,4 giờ/năm, bình quân đạt 121,8 giờ/tháng Số giờ nắng thấp nhất là các tháng 2, 3 (khoảng 40 giờ/tháng) Giai đoạn này thời tiết lạnh, ẩm độ không khí cao, ánh sáng yếu, cây trồng sinh trưởng không thuận lợi, sâu bệnh, dịch
Trang 27hại dễ phát sinh gây hại Các tháng mùa hè (tháng 5 đến tháng 9) có số giờ nắng khá cao thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng
* Chế độ mưa
Nước chiếm từ 75% đến 95% khối lượng cơ thể, là dung môi cho mọi hoạt động trao đổi chất xảy ra trong cơ thể sinh vật Trong tự nhiên, chu trình tuần hoàn nước gồm có bốc hơi, ngưng kết và mưa Mưa là yếu tố biến đổi mạnh nhất, có ảnh hưởng đến chế độ bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí và bốc hơi nước Mưa cung cấp phần lớn lượng nước cho cây trồng Ngoài tổng lượng mưa cần phải chú ý đến quy luật phân bố mưa của các tháng trong năm, có như vậy mới sử dụng một cách hợp lý lượng nước mưa vào sản xuất
Tam Dương có tổng lượng mưa trung bình của cả năm 1.345 mm Tuy nhiên, biên độ dao động lượng mưa giữa các năm (2001-2010) rõ lớn, năm mưa nhiều nhất tới 2.487 mm, năm mưa ít nhất chỉ từ 1.200 - 1.300 mm Với tổng lượng mưa bình quân năm như vậy là đủ cho sản xuất nông nghiệp
Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) lượng mưa đạt 1.077 mm (chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm), với lượng nước này là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng nhiệt đới phát triển Còn các tháng mùa khô, do lượng mưa ít, chỉ khoảng 20% của cả năm nên không đủ nước cho cây trồng vụ đông
Để khắc phục những khó khăn này, bên cạnh dầu tư cải tạo, nâng cấp
hệ thống thuỷ lợi thì việc vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những chân đất không chủ động nước là rất quan trọng, cần khuyến cáo người dân trồng những cây có nhu cầu nước thấp để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất
Trang 28* Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là một trong những đặc trưng của thời tiết khí hậu
Nó quyết định lượng mưa, ảnh hưởng đến bức xạ mặt trời Độ ẩm không khí đóng vai trò giữ cân bằng cho các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây trồng; chi phối sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại
Độ ẩm không khí trung bình năm của Tam Dương là 81% Các tháng cuối mùa xuân (tháng 2, 3) thời tiết ẩm ướt, độ ẩm trung bình 85 - 86% Các tháng đầu mùa đông (tháng 11, 12) độ ẩm không khí trung bình từ 77 - 80% phù hợp cho cây trồng có nguồn gốc ôn đới
Như vậy, qua đối chiếu với các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của huyện Tam Dương cho thấy, có thể trồng dưa chuột nhiều vụ trong năm Ở vụ xuân có thể gieo hạt từ đầu tháng 2 đến tháng 4; vụ hè thu gieo hạt
từ tháng 5 đến tháng 7; vụ thu đông gieo hạt từ tháng 8 đến đầu tháng 10
1.5.2 Tình hình sản xuất trên địa bàn huyện Tam Dương
Xác định nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu trong phát triển kinh
tế, huyện Tam Dương đã đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng Nhờ áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, luân canh cây trồng hợp lý, các vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa ở Tam Dương đã cho hiệu quả kinh tế cao, từng bước phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương trong huyện Trên địa bàn huyện đã có những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao, nhiều thương hiệu sản phẩm được biết đến như: gạo Long Trì; dưa chuột An Hòa, Hợp Hòa; bí đỏ An Hòa, Hoàng Lâu; bí xanh Vân Hội; su su Kim Long;
ớt Hoàng Lâu; ngô giống Hợp Thịnh
Hiện nay, huyện Tam Dương đã hình thành được gần 130 ha diện tích trồng cây hàng hóa tập trung ở các địa phương có truyền thống trồng rau quả như: Kim Long, An Hòa, Vân Hội, Trong đó, huyện tập trung phát triển các
Trang 29vùng trồng trọt hàng hóa như: vùng su su ở Kim Long với diện tích 25 ha, xen ghép với trồng mướp; vùng rau Vietgap 5 ha và 29 ha rau an toàn ở xã Vân Hội; vùng bí đỏ ở xã Hoàng Lâu trong vụ đông với diện tích 50 ha; vùng trồng dưa chuột ở xã An Hòa với diện tích 20 ha Để tiếp tục mở rộng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao, huyện đã xây dựng
cơ chế, chính sách để xây dựng và hình thành các vùng sản phẩm; Xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm đem lại giá trị, hiệu quả kinh tế cao
Hiệu quả của các vùng sản xuất hàng hóa ở Tam Dương những năm qua được khẳng định bằng việc tăng về khối lượng, giá trị sản phẩm, tạo ra được thị trường tiêu thụ ổn định, qua đó góp phần thay đổi nhận thức cho người sản xuất, chuyển từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường
Ở An Hòa, cây dưa chuột được trồng chủ yếu ở các thôn: Ngọc Thạch
1, Ngọc Thạch 2, Phương Lâu và Nội Điện Trước đây, diện tích trồng dưa này chủ yếu trồng lúa nhưng hiệu quả không cao UBND xã đã nhanh chóng hướng người dân chuyển đổi sang những cây trồng dưa chuột sạch, gắn liền với thị trường
Theo thống kê của UBND xã An Hòa, hiện 90% hộ dân ở 4 thôn: Ngọc Thạch 1, Ngọc Thạch 2 và Phương Lâu trồng dưa chuột 2 vụ/năm Tuy nhiên,
từ năm 2009 đến nay, vận dụng kiến thức khoa học vào trồng và chăm sóc cây dưa, nhiều hộ dân đã trồng thành công giống dưa chuột Hương Nha ở vụ thứ
3 vào các tháng 5,6,7 dương lịch cho năng suất, chất lượng quả tương đương
vụ hè thu Cụ thể trong năm 2015, tổng thu nhập từ cây dưa trong 3 vụ/năm (chiêm xuân, vụ mùa và vụ đông) toàn xã có doanh thu gần 35 tỷ đồng, chiếm 53% tổng thu ngành trồng trọt toàn xã ( năm 2015 tổng thu ngành trồng trọt của xã đạt 66 tỷ đồng), vượt trội hẳn so với các loại cây trồng khác
Trang 30Hiện nay diện tích trồng cây dưa chuột của toàn xã An Hòa gần 50 ha,
dự kiến trong năm tới diện tích trồng sẽ tiếp tục được mở rộng Nhờ làm tốt công tác liên kết tiêu thụ, giá cả hợp lý, nhiều gia đình cải thiện được thu nhập và thoát nghèo nhờ trồng dưa chuột
Trang 31CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng thực vật:
Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng 2 giống dưa chuột lai VL116 F1
và VL118 F1 đang được trồng chủ yếu ở Tam Dương, Vĩnh Phúc Các giống này do Công ty TNHH và Thương mại Hoa Sen nhập khẩu và cung ứng:
+ Độ sạch > 99%; Nảy mầm > 75%; Thời gian cho thu hoạch 38-40 ngày;
+ Thời vụ: trồng được vụ nóng và vụ mát ở miền Bắc
+ Khoảng cách trồng: cây cách cây 35 - 40 cm, hàng cách hàng 1,2 -1,3
m Số lượng hạt cần trồng cho 1000 m2 là 50 - 60g
* Các máy móc, hoá chất phục vụ cho nghiên cứu
Máy đo hàm lượng diệp lục tổng số OPITISCIENCES model CCM
-200 (do Mỹ cung cấp)
- Máy đo cường độ quang hợp và cường độ thoát hơi nước là máy IDS
- 2 (do Mỹ cung cấp)
- Máy đo huỳnh quang diệp lục chlorophyll fluorometer OS-30
- Hóa chất gồm: H2O2; H2SO4; KmnO4; HCl; axit Ascobic v.v
2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: được bắt đầu từ tháng 2/2016 đến 7/2016
- Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí trên nền đất Xã An Hòa – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc Phân tích một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh tại phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Trung tâm hỗ trợ NCKH và Chuyển giao công nghệ trường ĐHSP Hà Nội 2
Trang 322.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Bố trí thí nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc
* Thí nghiệm ngoài đồng ruộng được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm 50 m2 gồm các công thức:
- Đối chứng: khoảng cách các cây 40 cm (Theo khuyến cáo của Trần Thị Ba [1], Trần Khắc Thi [16] (Tương đương 6 cây/m2)
- Thí nghiệm 1: khoảng cách các cây 35 cm (Tương đương 6,8 cây/m2)
- Thí nghiệm 2: khoảng cách các cây 45 cm (Tương đương 5,3 cây/m2)
- Thí nghiệm 3: khoảng cách các cây 50 cm (Tương đương 4,8 cây/m2)
- Thí nghiệm 4: khoảng cách các cây 55 cm (Tương đương 4,3 cây/m2)
* Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột: kỹ thuật trồng theo khuyến cáo của Trần Thị Ba [1], Trần Khắc Thi [16]
2.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng giống dưa chuột VL116 F1 và VL118 F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc
Trang 33- Xác định thời gian khi trồng đến kết thúc thu hoạch (50% số cây có hoa có các lá ở gốc úa vàng)
* Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng giống dưa chuột VL116 F1 và VL118 F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng giống dưa VL116F1; VL118F1 thông qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ nảy mầm, động thái tăng trưởng chiều cao, động thái ra lá và phân cành v.v (Các chỉ tiêu sinh trưởng được xác định vào các thời điểm: 3 - 4 lá thực; ra hoa và cho thu hoạch lần đầu)
- Tỷ lệ nảy mầm: Xác định tỷ lệ hạt nảy mầm bằng cách đếm trực tiếp sau 2; 4 và 6 ngay sau gieo hạt
- Động thái tăng trưởng chiều cao: Chiều cao cây xác định bằng phương pháp đo trực tiếp từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng Mỗi thức đo 30 cây ngẫu nhiên
- Đường kính thân chính: Đường kính thân được đo bằng thước kỹ thuật ở tại điểm cổ rễ đầu tiên Mỗi công thức đo 30 cây ngẫu nhiên
- Động thái ra lá và phân cành: Được xác định bằng cách đếm trực tiếp của 30 cây ngẫu nhiên
* Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu quang hợp giống dưa chuột VL116 F1 và VL118 F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng quang hợp 2 giống dưa chuột VL116 F1 và VL118 F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc thông qua một số chỉ tiêu: Hàm lượng diệp lục tổng số và huỳnh
quang diệp lục:
Trang 34- Hàm lượng diệp lục tổng số: được xác định trên máy đo hàm lượng diệp lục tổng số OPITI-SCIENCES model CCM -200 (do Mỹ cung cấp), mỗi công thức đo 30 cây ngẫu nhiên
- Huỳnh quang diệp lục: Được xác định trên máy đo huỳnh quang diệp lục chlorophyll fluorometer OS-30, mỗi công thức đo 10 cây ngẫy nhiên
* Nguyên tắc thí nghiệm:
Diệp lục là sắc tố có khả năng thu nhận năng lượng ánh sáng Một phần năng lượng ánh sáng được diệp lục chuyển cho trung tâm phản ứng sử dụng cho việc tổng hợp chất hữu cơ, một phần lớn năng lượng còn lại được diệp lục bức xạ trở lại ở dạng huỳnh quang
Cây sống trong điều kiện thuận lợi, diệp lục không bị tổn thương chúng làm tốt nhiệm vụ thu nhận, vận chuyển năng lượng và phát huỳnh quang Khi điều kiện môi trường bất lợi hay trao đổi chất bị ảnh hưởng xấu, việc sử dụng năng lượng ánh sáng trong quang hợp kém và ít hiệu quả nên năng lượng dư thừa lớn, điều này thấy rõ ở giá trị huỳnh quang Fo tăng và giá trị FV giảm sút Sự biến động của 2 giá trị này còn cho thấy mức độ tổn thương của diệp lục dưới tác động của stress môi trường
* Cách tiến hành:
Huỳnh quang diệp lục được đo trên máy chlorophyll fluorometer OS-30
do hãng ADC-Anh cung cấp Thời gian ủ tối là 10 phút để các tâm phản ứng
ở trạng thái “mở” hoàn toàn hay toàn bộ chất nhận điện tử đầu tiên trong mạch vận chuyển điện tử quang hợp Quinon A (QA) ở trạng thái oxi hóa
- Máy đo xác định các chỉ tiêu:
+ F0: huỳnh quang ổn định F0 phản ánh sự mất đi năng lượng kích thích bằng bức xạ trong khoảng thời gian vận chuyển chúng về tâm phản ứng PSII ở trạng thái “mở”
Trang 35+ Fm: cường độ huỳnh quang cực đại, Fm đo được khi các tâm phản ứng PSII ở trạng thái “đóng”
+ Fvm: hiệu suất huỳnh quang biến đổi
Fvm phản ánh hiệu quả sử dụng năng lượng ánh sáng trong phản ứng quang hóa được xác định như sau:
* Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc
Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống dưa chuột lai F1 trồng tại Tam Dương, Vĩnh Phúc gồm các chỉ tiêu: Tỷ lệ hoa cái; các yếu
tố cấu thành năng suất, năng suất lí thuyết và năng suất thực thu
- Tỷ lệ hoa cái: Đếm tổng số hoa cái từ khi xuất hiện hoa mỗi lần cách nhau 5 ngày Mỗi công thức đếm ngẫu nhiên 10 cây
- Các yếu tố cấu thành năng suất: Số quả/cây; Khối lượng trung bình/quả (thu hái liên tục, cân khối lượng của quả từ khi bắt đầu thu hoạch cho đến khi tàn ở 20 cây ngẫu nhiên trong mỗi công thức)
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Số cây/m2 x số quả hữu hiệu/cây x khối lượng TB/quả (g) x 360 : 1000 (kg/360 m2)
- NSTT (tấn/ha) = năng suất thu được trên ô thí nghiệm sau đó qui đổi
ra ha
Trang 36* Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc
- Kích thước quả (cm): chiều dài, đường kính quả
- Độ dày thịt quả: tính theo phương pháp cho điểm (<6 điểm: Ruột quả rỗng; từ 7-8 điểm: Ruột quả đặc; > 9 điểm: Ruột quả rất đặc
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm
* Xử lý số liệu thí nghiệm
Số liệu thí nghiệm được xử lý nhờ phần mềm thống kê Excel 2007 với các thông số (Chu Văn Mẫn và CS, 2001) và chương trình thống kê sinh học IRRISTART 4.0 của IRRI
Trang 37* Nếu thì 2 số trung bình khác nhau không có ý nghĩa với xác suất
* Nếu thì 2 số trung bình khác nhau có ý nghĩa với xác suất
td t95%
td t95%
Trang 38CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống dưa chuột VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc
Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và của dưa chuột nói riêng có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ
và dự đoán thời gian thu hoạch của cây trồng Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ (hay khoảng cách) gieo trồng hai giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 được trồng tại Tam Dương, Vĩnh Phúc thông qua các chỉ tiêu về thời gian nảy mầm; xuất hiện 3 lá thật; ra hoa đầu tiên; thu hoạch đợt quả đầu tiên và thu hoạch đợt quả cuối, kết quả được trình bày ở bảng 1
Bảng 1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống dưa chuột VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc
Đơn vị tính: ngày
Giống Khoảng
cách
Ngày gieo hạt
Nảy mầm
3 lá thật
Ra hoa đầu tiên
Thu hoạch quả đầu tiên
Thu hoạch quả lần cuối
Trang 39- Thời gian từ gieo cho đến nảy mầm đều dao động từ 3 đến 4 ngày;
- Thời gian xuất hiện 3 lá thật từ 12 đến 13 ngày;
- Thời gian ra hoa từ 27 – 29 ngày ở giống VL116F1 và 28 – 29 ngày
3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng giống dưa chuột VL116F1, VL118F1 trồng tại Tam Dương – Vĩnh Phúc
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng giống dưa chuột VL116F1 và VL118F1 được xác định thông qua một số chỉ tiêu như: Khả