1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP

16 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 92,59 KB

Nội dung

Với thời buổi hiện nay, khi mà nền kinh tế trên thế giới đang ngày càng hoàn thiện, mở rộng giao lưu, tăng cường hợp tác quốc tế. Toàn cầu hoá là một mục tiêu chiến lược mà cả thế giới nói chung và mỗi quốc gia, mỗi khu vực nói riêng đã và đang rất quan tâm. Xu hướng này không chỉ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung trên phạm vi toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội, hướng đi mới cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy phát huy nội lực và ngoại lực một cách hiểu quả. Không thể phủ nhận tác động tích cực mà xu hướng này mang lại cho nền kinh tế các nước nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro, dưới tác động vô cùng mạnh mẽ, biến cố xảy ra ở một quốc gia có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của một khu vực bao gồm nhiều nước trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trên thế giới có nhiều liên minh kinh tế toàn cầu và khu vực. Ta có thể kể đến một số khu vực liên minh lớn mạnh như là khối NaFTA, ASEAN, APEC, MERCOSUR…trong số đó ta không thể không nhắc đến khu vực Liên minh Châu Âu (EU)Như chúng ta đã biết Liên minh Châu Âu(EU) là một liên minh về kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên tại Châu Âu. Và hiện tại, hệ thống tiền tệ chung đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liên minh châu Âu thường được biết đến với tên gọi khu vực đồng EURO. Liên minh Châu Âu là một thị trường kinh tế lớn mạnh có sức ảnh hưởng trên thế giới.Năm 2008 là một năm đen tối trong lịch sử kinh tế thế giới với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng xuất phát từ “ bong bóng thị trường bất động sản” Mỹ. Sang đến năm 2009, hệ thống kinh tế tài chính thế giới lại một lần nữa “ nổi sóng” khi cuộc khúng hoảng nợ công Châu Âu xảy ra đầu tiên tại Hy Lạp và lan ra nhiều nước trong khu vực đã có sức ảnh hưởng không hề nhỏ tới không chỉ các nước trong khu vực chung Châu Âu mà còn trên cả thế giới. Tại mỗi đất nước mà cuộc khủng hoảng nợ công đi qua đều có những sắc thái khác nhau. Và để có những góc nhìn khác về cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu Vực Châu Âu em đã chọn đất nước Hy Lạp để phân tích về đề tài này.PHẦN 1TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG, KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG1.1Nợ công1.1.1Khái niệmTheo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF): Nợ công được hiểu là nợ của khu vực tài chính công và nợ của khu vực phi tài chính công. Trong đó :+ Khu vực tài chính công gồm : Các tổ chức tiền tệ( Ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng Nhà nước) và các tổ chức phi tiền tệ( các tổ chức tín dụng không cho vay mà chỉ có chức năng hỗ trợ phát triển+ Khu vực phi tài chính gồm : Chính phủ, tỉnh thành phố, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp phi tài chính Nhà nước.1.1.2Phân loại nợ công Dựa vào tiêu thức phân loại khác nhau, nợ công có thể được chia thành nhiều bộ phận riêng biệt, có mối quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Sau đây là 3 loại chủ yếu được sử dụng đối với các khoản nợ của mỗi quốc gia, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của quốc gia đóPhân loại theo nguồn vay nợ Nợ trong nước : gồm các khoản vay từ nhà đầu tư trong nước Nợ nước ngoài : gồm các khoản vay từ nhà đầu tư nước ngoàiTrong thực tế, Khi tiến hành thống kê và tính toàn giá trị nợ công của một số nước, trong đó có Việt Nam, người ta chỉ quân tâm đến các khoản nợ nước ngoài mà mặc nhiên bỏ qua các khoản nợ trong nước. Đây là một hạn chế cần sửa đổi; bởi lẽ, thiếu sót này nhiều khi đưa đến kết quả không chính xác cho giá trị nợ công của một quốc gia, gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc nhận thức kịp thời và đúng đắn tình trạng nợ của đất nước mình để lên kế hoạch, chính sách ứng phó kịp thời và hợp lý.Phân loại theo chủ thể nợ Nợ của Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài , được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước , nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quền phát hành theo quy định của pháp luật; không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiện tệ trong từng thời kỳ. Nợ của chính quyền địa phương: là các khoản nợ do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Nợ được chính phỉ bảo lãnh : là các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước mà chính phỉ đứng ra bảo lãnh. Phân loại dựa vào thời hạn nợ Nợ ngắn hạn : các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống. Nợ trung hạn : các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm đến 10 năm. Nợ dài hạn : các khoản nợ có thời hạn trên 10 năm.1.1.3Các nhân tố ảnh hường tới nợ công Một yêu cầu tối quan trong đối với các Chính phủ là đảm bảo tỷ lệ nợ công so với GDP là ổn định, qua đó tăng hiệu quả quản lý nợ, quản lý thâm hụt ngân sách và làm tốt các công tác dự báo, lập kế hoạch Ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô. Để làm được điều đó, ta cần phải nắm rõ các nhận tố ảnh hưởng đến nợ công, nhận biết các tác động, ngăn chặn từ đầu, phòng tránh và giải quyết kịp thời các tác động có khả năng gây bất ổn tới tỉ lệ này. Từ bản chất nợ công đã phân tích ở trên, có thể nhận thấy mức thâm hụt ngân sách phản ảnh giá trị tuyệt đối của nợ công chính phủ. Điều đó đồng nghĩa với việc, khi khoảng cách thâm hụt nhỏ, những khoản vay bù đắp giảm đi, làm cho nợ công được hạn chế.Thứ hai, lãi suất thực tế có tác động đến các khoản nợ vay của chính phủ, quyết định xem các khoản nợ này sẽ đắt hơn (khi lãi suất tăng lên) hay giảm đi (khi lãi suất giảm đi). Mặt khác, việc lãi suất tăng sẽ làm cho các khoản vay của chính phủ khó khăn hơn, không đảm bảo được cho vay nợ đúng hạn.Thứ ba, tốc độ tăng trưởng thực tế ảnh hưởng đến nợ công theo hai cơ chế. Một là, nền kinh tế phát triển hơn thì chính phủ dễ dàng vay tiền hơn, dẫn đến khả năng nợ công tăng lên. Hai là, tăng trưởng nhanh thường đi kèm với lạm phát, dẫn đến việc cấp bù lạm phát cho các khoản nợ đã đến hạn thanh toán.Thứ tư, lãi suất ngoại tệ có liên quan đến các khoản vay nước ngoài của chính phủ. Cơ chế tác động của nhân tố này tương tự như lãi suất thực tế, chỉ khác nhau đề đối tượng hưởng lãi.Thứ năm, tỷ giá cũng có tác động tới việc vay nợ nước ngoài. Sự biến động của tỉ giá ảnh hưởng đến chi phí của khoản nợ công: có thể tăng lên (khi tỉ giá tăng) hoặc giảm đi (khi tỉ giá giảm).1.1.4Các hình thức vay nợ và công cụ vay nợ công Dựa vào đặc điểm và điều kiện cho vay của các khoản vay nợ, các hình thức vay nợ được chia vào hai nhóm chính là: vay nợ gián tiếp (chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu) và vay nợ trực tiếp từ trong và ngoài nước. Mỗi cách vay nợ có ưu, nhược điểm riêng, thích hợp sử dụng cho những hoàn cảnh riêng, trong điều kiện xếp hạng tín dụng và vị thế nhất định của mỗi quốc gia.Vay nợ gián tiếpChính phủ các nước có thể tiến hành vay nợ gián tiếp từ các tổ chức, cá nhân để bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua việc phát hành các công cụ nợ như: tín phiếu, trái phiếu, hình thức chứng chỉ... Trái phiếu trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa rộng, gồm có: trái phiếu (Tbonds), trái phiếu chính quyền địa phương (Municipal Bonds), trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc và trái phiếu công trình. ; trong đó, trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán.Vay nợ trực tiếpNgoài cách phát hành giấy vay nợ như một tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của mình, Chính phủ các nước còn một lựa chọn khác để tài trợ cho các khoản thâm hụt đáng kể thông qua con đường vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á,…). Các nguồn vay này tồn tại dưới một số hình thức phổ biến như: Vay viện trợ phát triển chính thức, vay có tính chất thương mại hay vay ưu đãi. Thông thường, các hình thức trực tiếp này được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì những nước này khó có khả năng vay nợ bằng phát hành trái phiếu chính phủ.Trong số các khoản vay trực tiếp đã liệt kê, nguồn vay ODA là nguồn vốn bổ sung đều đặn nhất và có tầm quan trọng lớn đối với các nước đang phát triển. Nguồn vay này có thể

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Với thời buổi hiện nay, khi mà nền kinh tế trên thế giới đang ngày càng hoàn thiện, mở rộng giao lưu, tăng cường hợp tác quốc tế Toàn cầu hoá là một mục tiêu chiến lược mà cả thế giới nói chung và mỗi quốc gia, mỗi khu vực nói riêng đã và đang rất quan tâm Xu hướng này không chỉ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung trên phạm vi toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội, hướng đi mới cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy phát huy nội lực và ngoại lực một cách hiểu quả Không thể phủ nhận tác động tích cực mà xu hướng này mang lại cho nền kinh tế các nước nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro, dưới tác động vô cùng mạnh mẽ, biến cố xảy ra ở một quốc gia có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của một khu vực bao gồm nhiều nước trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau

Trên thế giới có nhiều liên minh kinh tế toàn cầu và khu vực Ta có thể kể đến một số khu vực liên minh lớn mạnh như là khối NaFTA, ASEAN, APEC, MERCOSUR…trong số đó

ta không thể không nhắc đến khu vực Liên minh Châu Âu (EU)

Như chúng ta đã biết Liên minh Châu Âu(EU) là một liên minh về kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên tại Châu Âu Và hiện tại, hệ thống tiền tệ chung đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liên minh châu Âu thường được biết đến với tên gọi khu vực đồng EURO Liên minh Châu Âu là một thị trường kinh tế lớn mạnh có sức ảnh hưởng trên thế giới

Năm 2008 là một năm đen tối trong lịch sử kinh tế thế giới với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng xuất phát từ “ bong bóng thị trường bất động sản” Mỹ Sang đến năm

2009, hệ thống kinh tế tài chính thế giới lại một lần nữa “ nổi sóng” khi cuộc khúng hoảng nợ công Châu Âu xảy ra đầu tiên tại Hy Lạp và lan ra nhiều nước trong khu vực đã

có sức ảnh hưởng không hề nhỏ tới không chỉ các nước trong khu vực chung Châu Âu mà còn trên cả thế giới Tại mỗi đất nước mà cuộc khủng hoảng nợ công đi qua đều có những sắc thái khác nhau Và để có những góc nhìn khác về cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu Vực Châu Âu em đã chọn đất nước Hy Lạp để phân tích về đề tài này

Trang 3

PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ NỢ CÔNG, KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

1.1 Nợ công

1.1.1 Khái niệm

Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF): Nợ công được hiểu là nợ của khu vực tài chính công

và nợ của khu vực phi tài chính công Trong đó :

+ Khu vực tài chính công gồm : Các tổ chức tiền tệ( Ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng Nhà nước) và các tổ chức phi tiền tệ( các tổ chức tín dụng không cho vay mà chỉ

có chức năng hỗ trợ phát triển

+ Khu vực phi tài chính gồm : Chính phủ, tỉnh thành phố, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp phi tài chính Nhà nước

1.1.2 Phân loại nợ công

Dựa vào tiêu thức phân loại khác nhau, nợ công có thể được chia thành nhiều bộ phận riêng biệt, có mối quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau Sau đây là 3 loại chủ yếu được sử dụng đối với các khoản nợ của mỗi quốc gia, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của quốc gia đó

Phân loại theo nguồn vay nợ

- Nợ trong nước : gồm các khoản vay từ nhà đầu tư trong nước

- Nợ nước ngoài : gồm các khoản vay từ nhà đầu tư nước ngoài

Trong thực tế, Khi tiến hành thống kê và tính toàn giá trị nợ công của một số nước, trong

đó có Việt Nam, người ta chỉ quân tâm đến các khoản nợ nước ngoài mà mặc nhiên bỏ qua các khoản nợ trong nước Đây là một hạn chế cần sửa đổi; bởi lẽ, thiếu sót này nhiều khi đưa đến kết quả không chính xác cho giá trị nợ công của một quốc gia, gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc nhận thức kịp thời và đúng đắn tình trạng nợ của đất nước mình để lên kế hoạch, chính sách ứng phó kịp thời và hợp lý

Phân loại theo chủ thể nợ

- Nợ của Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài , được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước , nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quền phát hành theo quy định của pháp luật; không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiện tệ trong từng thời kỳ

- Nợ của chính quyền địa phương: là các khoản nợ do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành

- Nợ được chính phỉ bảo lãnh : là các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước mà chính phỉ đứng ra bảo lãnh

Trang 4

Phân loại dựa vào thời hạn nợ

- Nợ ngắn hạn : các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống

- Nợ trung hạn : các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm đến 10 năm

- Nợ dài hạn : các khoản nợ có thời hạn trên 10 năm

1.1.3 Các nhân tố ảnh hường tới nợ công

Một yêu cầu tối quan trong đối với các Chính phủ là đảm bảo tỷ lệ nợ công so với GDP là

ổn định, qua đó tăng hiệu quả quản lý nợ, quản lý thâm hụt ngân sách và làm tốt các công tác dự báo, lập kế hoạch Ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô Để làm được điều đó, ta cần phải nắm rõ các nhận tố ảnh hưởng đến nợ công, nhận biết các tác động, ngăn chặn từ đầu, phòng tránh và giải quyết kịp thời các tác động có khả năng gây bất ổn tới tỉ lệ này

Từ bản chất nợ công đã phân tích ở trên, có thể nhận thấy mức thâm hụt ngân sách phản ảnh giá trị tuyệt đối của nợ công chính phủ Điều đó đồng nghĩa với việc, khi khoảng cách thâm hụt nhỏ, những khoản vay bù đắp giảm đi, làm cho nợ công được hạn chế

Thứ hai, lãi suất thực tế có tác động đến các khoản nợ vay của chính phủ, quyết định xem các khoản nợ này sẽ đắt hơn (khi lãi suất tăng lên) hay giảm đi (khi lãi suất giảm đi) Mặt khác, việc lãi suất tăng sẽ làm cho các khoản vay của chính phủ khó khăn hơn, không đảm bảo được cho vay nợ đúng hạn

Thứ ba, tốc độ tăng trưởng thực tế ảnh hưởng đến nợ công theo hai cơ chế Một là, nền kinh tế phát triển hơn thì chính phủ dễ dàng vay tiền hơn, dẫn đến khả năng nợ công tăng lên Hai là, tăng trưởng nhanh thường đi kèm với lạm phát, dẫn đến việc cấp bù lạm phát cho các khoản nợ đã đến hạn thanh toán

Thứ tư, lãi suất ngoại tệ có liên quan đến các khoản vay nước ngoài của chính phủ Cơ chế tác động của nhân tố này tương tự như lãi suất thực tế, chỉ khác nhau đề đối tượng hưởng lãi

Thứ năm, tỷ giá cũng có tác động tới việc vay nợ nước ngoài Sự biến động của tỉ giá ảnh hưởng đến chi phí của khoản nợ công: có thể tăng lên (khi tỉ giá tăng) hoặc giảm đi (khi tỉ giá giảm)

1.1.4 Các hình thức vay nợ và công cụ vay nợ công

Dựa vào đặc điểm và điều kiện cho vay của các khoản vay nợ, các hình thức vay nợ được chia vào hai nhóm chính là: vay nợ gián tiếp (chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu) và vay nợ trực tiếp từ trong và ngoài nước Mỗi cách vay nợ có ưu, nhược điểm riêng, thích hợp sử dụng cho những hoàn cảnh riêng, trong điều kiện xếp hạng tín dụng và vị thế nhất định của mỗi quốc gia

Trang 5

Vay nợ gián tiếp

Chính phủ các nước có thể tiến hành vay nợ gián tiếp từ các tổ chức, cá nhân để bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua việc phát hành các công cụ nợ như: tín phiếu, trái phiếu, hình thức chứng chỉ Trái phiếu trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa rộng, gồm có: trái phiếu (T-bonds), trái phiếu chính quyền địa phương (Municipal Bonds), trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc và trái phiếu công trình ; trong đó, trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán

Vay nợ trực tiếp

Ngoài cách phát hành giấy vay nợ như một tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của mình, Chính phủ các nước còn một lựa chọn khác để tài trợ cho các khoản thâm hụt đáng kể thông qua con đường vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á,

…) Các nguồn vay này tồn tại dưới một số hình thức phổ biến như: Vay viện trợ phát triển chính thức, vay có tính chất thương mại hay vay ưu đãi Thông thường, các hình thức trực tiếp này được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì những nước này khó có khả năng vay nợ bằng phát hành trái phiếu chính phủ

Trong số các khoản vay trực tiếp đã liệt kê, nguồn vay ODA là nguồn vốn bổ sung đều đặn nhất và có tầm quan trọng lớn đối với các nước đang phát triển Nguồn vay này có thể nhận được dưới các thể thức: viện trợ song phương, viện trợ đa phương, viện trợ không hoàn lại hay viện trợ của tổ chức phi chính phủ

1.2 Khủng hoảng nợ công

1.2.1 Khái niệm

Hiểu một cách khái quát nhất, khủng hoảng nợ xảy ra khi thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó vượt quá khả năng kiểm soát, điều tiết và trả nợ của chính phủ, dẫn đến suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng

Một quốc gia được xác nhận lâm vào khủng hoảng nợ nếu nó được tổ chức Standard & Poor’s liệt vào danh sách các nước không có khả năng hoàn trả nợ hoặc phải xin vay từ IMF một khoản lớn (vượt quá 100% hạn mức tín dụng đề ra) để tài trợ cho khoản nợ nói trên Ở đây, tiêu chuẩn được đưa ra để Standard and Poor’s xác định một quốc gia là không có khả năng hoàn trả nợ là việc chính phủ của quốc gia đó không thể thanh toán đủ gốc hoặc tiền lãi cho các khoản nợ nước ngoài vào ngày đáo hạn hoặc trong thời gian ân hạn quy định (bao gồm các khoản phát sinh trong nghiệp vụ thanh toán nợ bằng hối phiếu, nghiệp vụ SWAP tài sản nợ ) Như vậy, tình hình vay nợ bất thường với quy mô lớn tại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF là một trong những dấu hiệu báo trước cho những bất ổn trong tình trạng nợ công của một quốc gia, có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nhanh chóng

Trang 6

1.2.2 Đặc điểm khủng hoảng nợ công

Dựa vào những định nghĩa nêu trên, có thể chỉ ra một số đặc trưng quan trọng mang tính bản chất đối với các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới

Một là, khủng hoảng nợ công mang bản chất là khủng hoảng kinh tế, làm suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế

Hai là, khủng hoảng nợ công không phân biệt quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển Điều này có nghĩa là, bên cạnh vấn đề thiếu nợ thường xuyên tái diễn ở các quốc gia thuộc “Thế giới thứ ba”, khủng hoảng nợ hoàn toàn có khả năng xảy ra ở những nước phát triển, nơi nền kinh tế tăng trưởng một cách tương đối cao và ổn định

Ba là, khủng hoảng nợ công một khi đã diễn ra thường kéo dài trong một thời gian, kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn trong chính trị - văn hóa - xã hội Bốn là, khủng hoảng nợ công gắn liền với mức độ tín nhiệm của chính phủ quốc gia xảy

ra sự kiện Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đánh giá tín nhiệm công ty và quốc gia, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay; khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế

PHẦN 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP 1.3 Nguyên nhân dẫn đến nợ công.

Gia nhập vội vã

Than vọng tạo ra một khối kinh tế chung có sức ảnh hưởng đã khiến cho các thành viên sang lập lúc bấy giờ muốn có càng nhiều thành viên càng tốt Điều đó khiến các tham vọng chính trị va vấp với thực trạng kinh tế của các quốc gia

Năm 1996, để chuẩn bị cho việc ra mắt đồng euro, Hội đồng châu Âu đã họp tại Dublin

để thảo luận các vấn đề cần thiết Và liên minh châu Âu EU ký hiệp ước Maastricht quy định để tham gia vào khu vực đồng tiền chung, các quốc gia thành viên phải đáp ứng nhiều chuẩn mực, trong đó có quy định mức bội chi của ngân sách phải nhỏ hơn hoặc bằng 3% GDP, nợ chính phủ nhỏ hơn hoặc bằng 60% GDP Theo quy định, Hy Lạp không

đủ điều kiện để tna gia khu vực đồng tiền chung, Nhưng vào 1/1/2001, mặc dù chưa đủ chuẩn, Hy Lạp vẫn được chấp thuận gia nhập với điều kiện phải nỗ lực cải thiện thân hụt ngân sách và nợ Chính phủ Tuy nhiên đến nay các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của

Hy Lạp Bội chi ngân sách và nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng

Khiếm khuyết về mặt cơ cấu của Eurozone

Hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu bao gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu và 16 ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên ECB điều hành chính sách tiền tệ Quy định này tạo nền tảng cho việc hành thành và ổn định đồng euro Trong khi đó các

Trang 7

chính phủ thành viên lại quản lý chính sách tài khoá Nhưng chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ lại có mối quan hệ khăng khít với nhau

Hy Lạp khi đó đã có mức thâm hụt ngân sách quá cao so với quy định( 14%GPD ) Tuy nhiên, việc cam kết giảm thâm hụt ngân sách về mức 3% được xem như bất khả thi Vào năm 2004, việc Hy Lạp công bố số liệu kinh tế giả mạo đã rõ như ban ngày EU đã mở cuộc điều tra đầu tiên nhắm vào tình trạng bội chi của Athens Mặc dù Cơ quan Thống kê châu Âu thu thập đủ bằng chứng về sự gian dối số liệu của Hy Lạp, nhưng các quan chức của châu Âu vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất HL khỏi Khu vực đồng tiền chung Euro không phải là lựa chọn của họ

Sự yếu kém của chính quyền trong điều hành nền kinh tế.

Việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để HL có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế bởi việc sử dọng một đồng tiền được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu, HL nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư và dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mực lãi suất thấp Trong gần một thập kỉ qua, chính phủ HL liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỉ đô Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh

tế HL tiền rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý Nhưng điều này không xảy ra, các đời chính phủ HL đã tiêu quá tay mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả

nợ, trong đó có thể kể đến như thế vận hội Olympic 2004 Có lẽ cơ hội được tiếp cận dễ dàng nguồn tín dụng rẻ từ khi gia nhập Eurozone đã khiến cho chính phủ HL chi tiêu quá tay mà quên mất những nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai:

• Bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả của HL chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc gia này

• Sự già hoá dân số và hệ thống lương hưu vào loại hào phóng bậc nhất khu vực châu Âu của HL cũng được coi là mội trong những gánh nặng cho chi tiêu công

• Nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thân hụt ngân sách và gia tăng nợ công Tham nhũng và trốn thuế là nhân tố quan trọng làm giảm nguồn thu ngân sách

• Tỷ lệ thất thoát thuế ở HL thuộc hàng lớn nhất châu Âu và cũng là con số khá cao trên thế giới, số tiền thất thoát lên tới 25%

• Cơ cấu vốn vay bất hợp lý : chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn

• Hấu hết các khoản nợ của HL là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm 2010

là 16% tổng nợ Khi khác khoản vay ngắn hạn chưa phát huy được hiệu quả thì chính phủ lại phải lo trả nợ Điều này càng làm gia tăng áp lực nợ lên chính phủ

1.4 Tác động khủng hoảng nợ công tới Hy Lạp

Hy Lạp mắt xích tương đối yếu của khu vực đồng tiền chung Châu Âu Tưởng chừng gia nhập EU sẽ giúp Hy Lạp có thể vay với lãi suất thấp cùng với những khoản vay

Trang 8

khổng lồ Nhưng việc này lại tới lạm phát, dẫn tới tình trạng leo thang của giá cả Đi cùng với đó, cuộc khủng hoảng năm 2008 càng khiến kinh tế nước này thêm nguy khốn

1.4.1 Về kinh tế

− Khủng hoảng được dánh dấu bằng sự kiện ngày 5/11/2009 chính phủ Hy Lạp thông báo thâm hụt ngân sách 2009 ở mức 12,7%GDP, cao gáp đôi con số trước đó và sẽ

cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ

− Tổng số nợ công năm 2009 của Hy Lạp là 300 tỷ euro, chiếm 124% GDP Mức thâm hụt ngân sách 15,4% GDP cuối năm 2009, mức cao chưa từng có trong khu vực đồng tiền chung châu Âu ( cao gấp đôi so với mức 6,7 % được tính đó, trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục âm (-2%)

− 22/12/2009 Moody( cơ quan thứ 3 xếp hạng tín dụng của Hy Lạp) hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức A2 từ mức A1 bởi thâm hụt NS nước này tăng cao

− Cuộc khủng hoảng này còn làm mất niềm tin nhà đầu tư: Standart&Poor dã giảm điểm tín nhiệm của Hy Lạp xuống 3 nấc, các nhà đầu tư còn lo ngại sự cứu trợ của Liên minh không đủ mạnh sẽ làm triệt tiêu tăng trưởng Hy Lạp dẫn đến nguy cơ rút vốn hàng loạt

− Lo ngại về tương lai của Hy Lạp với những kế hoạch mờ mịt khiến các nhà đầu tư lo

sợ, bán ồ ạt trái phiếu CP => Lãi suất cho những đợt phát hành nợ sắp tới leo thang không ngừng, gánh nặng nợ nần càng căng thẳng

1.4.2 Về xã hội.

− Để chấp nhận gói cứu trợ 110 tỷ euro của EU và IMF, CP Hy Lạp phải đưa ra một loạt các biện pháp hà khắc” Thắt lưng buộc bụng”, khu vực công cắt giảm tối thiểu

Trang 9

1000euro các khoản thưởng cuối năm, cắt hoàn toàn cho những người có lương từ

3000 euro mỗi tháng, giảm 8% trợ cấp, 3% chi tiêu công tăng thuế VAT, thuế vào mặt hàng xa xỉ để nhằm tăng nguồn thu NS

− Dấy lên làn song phản đối mạnh mẽ của người dân 5/5/2010, mọi hoạt động tê liệt

vì đình công, xã hội hỗn loạn Mặt khác điều này ảnh hưởng đến sức mua của các

hộ gia đình, gánh nặng cho người dân tỷ lệ thất nghiệp tăng

− Tỷ lệ thất nghiệp tại nước này trong đã chạm ngưỡng kỷ lục mới 27,2%, tăng gấp 3 lần kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ công của nước này bùng phát năm 2009 và tăng gấp 2 lần tỷ lệ thất nghiệp trung bình của khu vực đồng tiên chung châu Âu Tỷ lệ thất nghiệp của người trẻ tuổi tại Hy Lạp đứng ở mức trên 59%, tăng hần 1% so với cùng kỳ năm 2012 Điều này cho thấy, kinh tế Hy Lạp vẫn đang chìm sâu vào suy thoái sau 3 năm áp dụng biện pháp thắt lưng buộc bụng Nhiều người dân Hy Lạp đã bày tỏ sự bi quan khi số liệu trên được công bố

− Trước những tác động tiêu cực vào thị trường khiến Hy Lạp càng sa chân vào vòng xoáy nợ nần làm mất dần niềm tin của người dân với chính phủ

1.5 Hiệu ứng tới các nước trong khu vực và trên thế giới

1.5.1 Về kinh tế

− Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã làm rung động thị trường tài chính châu Âu và toàn cầu Thị trường chứng khoán thế giới đã có những phiên giao dịch diễn ra trong hoảng loạn và sự phục hồi kinh tế thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng

− Cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đã kéo theo mối lo ngại về một hiệu ứng khủng hoảng domino lan rộng khắp Châu Âu Sau Hy Lạp, các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-len và Ý là những nước phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ công Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 20%, thâm hụt ngân sách trên 10% GDP; Bồ Đào Nha có thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở mức cao, tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, nợ công của Ý chiếm 106,1% GDP (năm 2008)

Ngày đăng: 26/01/2018, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w