Về kiến thức: - Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng -Tích hợp GDMT, TKNL: + Các chất thải công nghiệp có ảnh hưởng
Trang 1BÀI 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1 Về kiến thức:
- Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp năng lượng
-Tích hợp GDMT, TKNL:
+ Các chất thải công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, một số ngành
CN sử dụng nhiều tài nguyên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao
+ Than, dầu mỏ là tài nguyên không thể phục hồi, những năm gần đây sản lượng khai thác tăng nhanh, cạn kiệt nhanh, CN điện lực là cơ sở chủ yếu để phát triển các ngành CN hiện đại,
2 Kỹ năng:
- Xác định trên bản đồ những khu vực phân bố trữ lượng dầu mỏ, những nước khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện chủ yếu trên thế giới
- Biết nhận xét biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới
3 Thái độ, hành vi:
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành năng lượng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những thuận lợi và những khó khăn của hai ngành này đối với nước ta
- Có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng
II Các phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở
- Phương pháp sử dụng bản đồ
2 Phương tiện:
- Các hình ảnh minh hoạ về ngành công nghiệp khai thác than, dầu, điện lực
- Phóng to các hình Sgk
- Bản đồ địa lý khoáng sản thế giới
III Hoạt động dạy học:
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Trình bày vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố công nghiệp?
3 Bài mới
a Khám phá: Bài học hôm nay chúng ta bắt đầu tìm hiểu địa lý các ngành CN.
Trước hết, chúng ta đi vào tìm hiểu ngành CN năng lượng là ngành kinh tế cơ bản và quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá của một nước
b Nội dung
Trang 2Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của
công nghiệp năng lượng (Cả lớp )
+ GV yêu cầu HS dựa vào nội dung
sgk cho biết:
-Vai trò của ngành công nghiệp năng
lượng? -Ngành công nghiệp năng
lượng có những ngành nhỏ nào?
+HS trả lời
+GV chuẩn kiến thức
Tích hợp GDMT, NLTK: Hiện nay dầu
mỏ và than là nguồn năng lượng không
thể phục hồi con người đã có biện
pháp gì để sử dụng tiết kiệm nguồn
năng lượng này ?(giờ Trái Đất, sử
dụng điện tiết kiệm,.).
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của
công nghiệp năng lượng (Cặp/
nhóm )
-Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm
vụ cho từng nhóm
GV yêu cầu HS dựa vào hình 32.3 và
32.4 SGK để thảo luận
+ Nhóm 1,2: Vai trò, trữ lượng, phân
bố của ngành công nghiệp khai thác
than Liên hệ Việt Nam?
+ Nhóm 3,4: Vai trò, trữ lượng, phân
bố của ngành công nghiệp khai thác
dầu Liên hệ Việt Nam?
+ Nhóm 5,6: Vai trò, trữ lượng, phân
bố của ngành công nghiệp điện lực
Liên hệ Việt Nam?
-Bước 2:
+Đại diện từng nhóm trình bày,
+GV chuẩn kiến thức, kết hợp chỉ bản
đồ
Liên hệ Việt Nam: Nước ta than
được phân bố nhiều ở đâu(Vùng Đông
Bắc(Quảng Ninh), khai thác bắt đầu
vào năm 1884; dầu mỏ khai thác vào
năm 1986, năm 2009 ra đời ngành lọc
dầu ở Dung Quất Quảng Ngãi; công
nghiệp điện lực phát triển tương đối
I Công nghiệp năng lượng.
1 Vai trò:
Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng, là tiền đề của tiến bộ khoa học – kĩ thuật
2 Cơ cấu , tình hình sản xuất, phân bố.
Gồm: Công nghiệp điện lực, khai thác than, công nghiệp điện lực
a Khai thác than:
- Vai trò:
+ Nguồn năng lượng truyền thống cơ bản
+ Nhiên liệu cho CN điện, luyện kim + Nguyên liệu cho CN hoá chất
- Trữ lượng: khoảng 13000 tỉ tấn (3/4
là than đá)
- Khai thác khoảng 5 tỉ tấn /năm
- Nước khai thác nhiều là những nước
có trữ lượng lớn: Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc
b Khai thác dầu:
- Vai trò:
+ Nhiên liệu quan trọng “vàng đen” + Nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất
- Trữ lượng: ước tính 400 – 500 tỉ tấn
- Khai thác khoảng 3.8 tỉ tấn/năm
- Nước khai thác nhiều nhất: Các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á
c Công nghiệp điện lực:
- Vai trò: Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, nâng cao đời sống, văn minh
- Cơ cấu: Nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện tử năng lượng gió mặt trời…
Trang 3sớm ở trên sông Gấm Hải Phòng vào
năm 1892.như vậy chúng ta cần có
chiến lược sử dụng tài nguyên có hiệu
quả
Hoạt Động 3: Tìm hiểu đặc điểm
phân bố công nghiệp dầu mỏ và công
nghiệp điên trên thế giới ( Cặp)
-Bước 1: GV yêu cầu HS đọc bảng và
các hình 32.3, 32.4 và trả lời câu hỏi
SGK trang 121
-Bước 2:
+ HS trả lời
+GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi
nhớ nội dung ở cột bên
- Sản lượng : khoảng 15000 tỉ KWh
- Phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá
* Đặc điểm phân bố CN dầu mỏ và
CN điện trên thế giới -Ngành khai thác dầu: khai thác nhiều
ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á (Việt Nam năm
2004 là 20 triệu tấn)
- Công nghiệp điện lực: tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và các nước CNH:
Na uy:23.500kWh/người, Ca na đa gần 16.000, Thụy Điển 14.000, Phần Lan gần 14.000, Cô oét 13.000, Hoa
Kì gần 12.000, Châu Phi, Nam Á 100kWh/ người, Việt Nam năm 2004
là 561 kWh/ người
II Công nghiệp luyện kim
(GIẢM TẢI)
IV Củng cố:
Giáo viên yêu cầu các em nắm được những nội dung chính của bài như: vai trò, đặc điểm, trữ lượng, phân bố của các ngành công nghiệp năng lượng
- Một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa
học kĩ thuật ?
A Luyện kim
B Hóa chất
C Năng lượng (X)
D Cơ khí
Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân nhanh nào sau đây
A Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí
B Công nghiệp điện lực , hóa chất và khai thác than
C Khai thác gỗ , khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện
D Khai thác than , khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực (X)
Trang 4Câu 3: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên
liệu cho
A Nhà máy chế biến thực phẩm
B Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
C Nhà máy nhiệt điện , nhà máy luyện kim (X)
D Nhà máy thủy điện , nhà máy điện hạt nhân
Câu 4: Khoáng sản nào sau đây được coi là ‘’ vàng đen ‘’ của nhiều quốc gia ?
A Than
B Dầu mỏ (X) C Sắt
D Mangan V Hoạt động nối tiếp: 1 Học bài cũ và chuẩn bị trước bài Địa lý các ngành công nghiệp tiếp theo VI Phụ lục: VII Nhận xét của GVHD: ………
………
………
………
………
VIII Rút kinh nghiệm: