1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Bộ luật hình sự năm 2015

56 299 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 75,42 KB

Nội dung

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Bộ luật hình sự năm 2015, pháp nhân thương mại, Bộ luật hình sự năm 2015, trình tự truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, quy định về trách nhiệm hình sự

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước Chính sách hội nhập, đổi mới của Đảng và Nhà nước đã gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân khôngngừng được cải thiện, nâng cao Trong những năm qua, cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế đất nước, hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tếcũng có chiều hướng gia tăng, góp phần tạo ra những chuyển biến lớn trongnền kinh tế, nhưng đồng thời cũng kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực Xuất phát

từ yêu cầu lợi nhuận mà các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế bất chấp mọithủ đoạn thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêmtrọng cho Nhà nước và xã hội Việc xử lý đối với pháp nhân thương mại(PNTM) vi phạm gặp phải nhiều khó khăn do chế tài xử lý hành chính cònchưa đủ cứng rắn, dẫn đến tình trạng pháp nhân thương mại coi thường, bấtchấp pháp luật, thậm chí sẵn sàng nộp phạt để tiếp tục tái phạm Điều đó đòihỏi hệ thống pháp luật Việt Nam phải có biện pháp mạnh mẽ hơn để đảm bảotính răn đe đối với những sai phạm do pháp nhân thương mại thực hiện

Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 (được sửa đổi bổ sung năm 2009)với 344 điều luật quy định về tội phạm và vấn đề trách nhiệm hình sự (TNHS)đối với người phạm tội thực sự là một công cụ pháp lý hiệu quả, góp phầnngăn chặn tội phạm, giảm thiểu hậu quả thiệt hại mà những hành vi phạm tội

đó gây ra cho xã hội Tuy nhiên, xu hướng tội phạm của các cá nhân phạm tộitrong một số lĩnh vực như môi trường, kinh tế, ma túy… lại gắn với các phápnhân thương mại Trong khi đó bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009chưa có quy định về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.Điều này tạo ra những khó khăn, bất cập trong công tác điều tra, xử lý hành viphạm tội đồng thời không giải quyết triệt để nguyên nhân, điều kiện của tộiphạm

Trang 2

Khắc phục những khó khăn, bất cập đó, Bộ luật hình sự năm 2015 đãxây dựng các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theohướng cụ thể, nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế nhằm khắcphục những sơ hở, thiếu sót trong quy định của pháp luật trước đây Điều này

là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của xã hội

Tuy nhiên, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại làmột vấn đề hoàn toàn mới, do đó chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đềnày

Với những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài

“Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật hình sự 2015” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua đã có những chuyên đề khoa học, sách báo, khóaluận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ của một số tác giả nghiên cứu về trách nhiệmhình sự (TNHS) nói chung, TNHS của pháp nhân thương mại (PNTM) nóiriêng, có thể kể đến một số công trình khoa học đã nghiên cứu thành công,điển hình như:

- Luận văn thạc sĩ “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật Hình

sự Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang hoàn thành năm

2012, Học viện Khoa học xã hội;

- Sách chuyên khảo “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luậthình sự” của tác giả Trịnh Quốc Toản xuất bản năm 2011;

- Sách chuyên khảo “Trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự” của Đạihọc Khoa học tự nhiên xuất bản năm 2011

Các công trình khoa học của các tác giả nêu trên đã nghiên cứu trựctiếp hoặc gián tiếp liên quan đến TNHS ở những góc độ, phạm vi khác nhau.Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về TNHS của

PNTM theo quy định của BLHS năm 2015 Do đó, đề tài “Trách nhiệm hình

Trang 3

sự của pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật hình sự 2015” hoàn

toàn mới, không trùng với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứutrước đây

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề liên quan đến TNHS của PNTM

- Nghiên cứu thực trạng quy định của BLHS năm 2015 về TNHS củaPNTM, đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế của chế định này

- Dự báo tình hình và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

áp dụng pháp luật đối với vấn đề TNHS của PNTM trong thực tiễn áp dụng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về TNHScủa PNTM được quy định trong BLHS Việt Nam năm 2015

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề tài nghiên cứu về vấn đề TNHS củaPNTM trong một số lĩnh vực như môi trường, thuế, bảo hiểm xã hội…

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, các chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách vàpháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sáchhình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các văn kiện củaĐảng

Trang 4

Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như:Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phươngpháp so sánh; phương pháp tổng kết thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụnghiên cứu.

Trang 5

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

CỦA PHÁP NHÂN 1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và yêu cầu của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1.1.1 Khái niệm pháp nhân thương mại

Pháp nhân là một thực thể của pháp luật Những quy định về pháp nhân

đã được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũngnhư trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vựcdân sự, thương mại…

Trong lịch sử lập pháp của Việt Nam, thuật ngữ pháp nhân lần đầu tiênđược quy định tại pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 của Trọng tàiKinh tế, Nghị định số 17 ngày 16/01/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnhtrọng tài Kinh tế, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ngày 01/07/1991 Theo đó, tưcách pháp nhân được thừa nhận cho một số cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,doanh nghiệp Nhà nước… Dấu hiệu được ghi nhận trong các văn bản trêncủa Pháp nhân bao gồm:

1 Có con dấu riêng;

2 Có tài khoản riêng.

Quan niệm về Pháp nhân được xây dựng như trên Pháp lệnh hợp đồngdân sự ngày 29/04/1991 thừa nhận các dấu hiệu cơ bản của pháp nhân tạiKhoản 2 Điều 4 bao gồm: 1- Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tàisản của mình; 2- Tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể lànguyên đơn, bị đơn trước Tòa án; 3- Được thành lập hợp pháp và được phápluật công nhận là một tổ chức độc lập[1, tr.5]

Trang 6

Tuy nhiên, đến năm 1995, pháp nhân mới chính thức được thừa nhậnnhư là một chủ thể của quan hệ pháp luật và được quy định trong Bộ luật dân

sự (BLDS) năm 1995 Theo đó, Điều 94 đã định nghĩa pháp nhân như sau:

“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1- Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;

BLDS năm 2005 cũng quy định về pháp nhân tại điều 84 với sự kế thừa

về mặt nội dung so với quy định tại Điều 94 BLDS năm 1995 như sau: “1 Được thành lập hợp pháp; 2 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4 Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Năm 2015, BLDS được ban hành theo tinh thần cải cách tư pháp, theo

đó, pháp nhân tiếp tục được quy định trong bộ luật này Tuy nhiên, để đảmbảo tính thống nhất trong thuật ngữ pháp lý, BLDS năm 2015 thay đổi cụm từ

“tổ chức” tại khoản 3 thành cụm từ “pháp nhân” Cụ thể:“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a, Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b, Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c, Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d, Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Qua các văn bản pháp luật đã ban hành nêu trên, có thể rút ra khái niệmpháp nhân như sau: Pháp nhân là tổ chức có cơ cấu tổ chức thống nhất, được

Trang 7

thành hợp pháp và có tài sản độc lập với cá nhân và chịu trách nhiệm bằng tàisản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Từ khái niệm trên thì một tổ chức được coi là pháp nhân khi tổ chức đóhội tụ đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, pháp nhân phải được thành lập hợp pháp Một tổ chức được

coi là hợp pháp nếu có mục đích và nhiệm vụ hợp pháp, được thành lập theotrình tự luật định Pháp luật quy định về trình tự thành lập của pháp nhânnhằm kiểm soát tính hợp pháp của pháp nhân, nhằm bảo vệ lợi ích của giaicấp thống trị và toàn xã hội

Thứ hai, pháp nhân tồn tại không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành

viên của pháp nhân đó Do vậy, pháp nhân được coi là một cá thể riêng biệt,

có “ý chí riêng”, “đời sống riêng” mà không phụ thuộc vào các thành viên củamình

Thứ ba, pháp nhân có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm độc lập về

tài sản, có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình Tài sảncủa pháp nhân là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân, hoặc tài sản được nhànước giao cho quản lý, khai thác Tài sản được hiểu là vốn, tư liệu sản xuất,công nghệ, quyền tài sản thuộc về pháp nhân Pháp nhân có quyền chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt tài sản phù hợp với mục đích hoạt động của mình Tài sảncủa pháp nhân có được từ nhiều nguồn khác nhau: đóng góp của các thànhviên, lợi nhuận thu được, nhà nước giao… Pháp nhân quản lý, sử dụng vàđịnh đoạt tài sản trong khuôn khổ điều lệ hay quyết định thành lập quy địnhcủa mình Pháp nhân tham gia quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân như mộtchủ thể độc lập của pháp luật, chịu trách nhiệm về “hành vi pháp nhân” thôngqua người đại diện của pháp nhân Trách nhiệm của pháp nhân thuộc dạngtrách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản của mình

Thứ tư, pháp nhân có quyền khởi kiện nguyên đơn và bị đơn trước

Tòa án và thực hiện các hành vi pháp lý nhân danh mình Với tư cách là một

Trang 8

chủ thể độc lập trong quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân được hưởng quyền

và gánh vác các nghĩa vụ Khi bị xâm phạm quyền lợi, pháp nhân có tư cáchđộc lập khởi kiện tại Tòa án và chịu trách nhiệm về hành vi của mình Mặtkhác, pháp nhân cũng là bị đơn trước Tòa án khi gây thiệt hại cho tổ chức, cánhân khác Mỗi hệ thống pháp luật khác nhau thì việc sắp xếp các điều kiệnpháp nhân là khác nhau Tuy nhiên, pháp nhân ở bất cứ hệ thống pháp luậtnào cũng phải thỏa mãn các điều kiện chung nhất là: được thành lập hợppháp, có tài sản độc lập, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình Các điềukiện đó là một thể thống nhất, không thể tách rời của pháp nhân

Theo quy định của BLDS năm 2005, pháp nhân được phân loại thànhcác loại pháp nhân sau: Các pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trangnhân dân; Các pháp nhân là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;Các pháp nhân là các tổ chức kinh tế; Các pháp nhân là tổ chức chính trị xãhội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp; Các phápnhân là các quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Các pháp nhân là các tổ chức khác có đủđiều kiện theo quy định tại điều 84 của BLDS 2005 (Điều 100, BLDS năm2005)

Trong quy định của Bộ luật này tuy có sự phân loại về pháp nhânnhưng không có thuật ngữ nào đề cập đến PNTM Trong các văn bản phápluật chuyên ngành nước ta trước năm 2015 cũng có quy định về pháp nhânnhưng chưa có quy định cụ thể về PNTM

Chẳng hạn, Luật thương mại năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm

2005 nay là Luật thương mại và Luật Doanh nghiệp năm 2015 chỉ quy định

về “ hoạt động thương mại” tại Khoản 1 Điều 3: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” và thương nhân tại khoản 1 Điều 6: “Thương nhân bao gồm tổ chức

Trang 9

kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”

Theo đó, tổ chức kinh tế gắn liền với hoạt động thương mại được coi làpháp nhân thương mại Tuy nhiên, theo cách hiểu đó thì Hợp tác xã với tưcách là một tổ chức kinh tế cũng có tư cách pháp nhân vì theo Khoản 1 Điều 3

Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt đọng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”, và theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”

thì Hợp tác xã được coi là pháp nhân thương mại Điều này tạo ra sự bấtđồng, khó khăn trong nhận diện và chính sách xử lý đối với các pháp nhân viphạm pháp luật

Như vậy, mặc dù vấn đề pháp nhân và trách nhiệm pháp lý của phápnhân tuy được quy định từ rất sớm trong các văn bản pháp luật của Việt Namnhưng chưa có quy định nào đề cập đến PNTM

Sự ra đời của BLDS và BLHS năm 2015 đánh dấu bước ngoặt lớntrong lịch sử lập pháp nước ta Lần đầu tiên khái niệm “Pháp nhân thươngmại” được quy định trong BLDS tại Điều 75 như sau:

“1 Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên

2 Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Trang 10

3 Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo quy định tại Điều 75 BLDS năm 2015 thì pháp nhân thương mạibao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác Các Công ty Trách nhiệmhữu hạn( TNHH), Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh… được pháp luật côngnhận tư cách pháp nhân hoạt động vì mục đích lợi nhuận thì được xem làpháp nhân thương mại

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người phạmtội phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình, bao gồmnghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội,chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS là hình phạt, biện pháp tư pháp và mang

án tích [2, tr.164] Như vậy, TNHS là hậu quả pháp lý bất lợi đối với cá nhânngười phạm tội khi và chỉ khi người đó thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho

xã hội

Hiện nay, BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm chủ thể mới của tội phạm

là “pháp nhân thương mại” tại khoản 1 Điều 8 Cụ thể: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật

tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải

xử lý hình sự”.

Với tư cách là chủ thể của tội phạm, PNTM cũng thực hiện những hành

vi gây thiệt hại cho xã hội Điều đó tất yếu đòi hỏi pháp luật hình sự phải có

Trang 11

chế tài áp dụng đối với những PNTM phạm tội đó Từ khái niệm trên có thểkhẳng định khi pháp nhân thương mại thực hiện hành vi bị coi là tội phạm,xâm hại đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ thì Pháp nhânthương mại sẽ phải chịu TNHS, tức là phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi đượcbiểu hiện cụ thể ở những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhànước áp dụng đối với pháp nhân, tước bỏ hay hạn chế các quyền và lợi íchhợp pháp của pháp nhân mà không có bất kì sự cản trở nào Pháp nhân khi đóphải tự mình gánh chịu TNHS, không thể ủy thác hoặc chuyển cho một phápnhân khác như cơ quan quản lý cấp trên hay cho một pháp nhân con của mìnhchịu thay được

TNHS của pháp nhân thương mại sẽ được áp dụng thông qua một trình

tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định nhằm đảm bảo tính khách quan,trung thực trong hoạt động tố tụng TNHS của pháp nhân thương mại cũngphải được thể hiện rõ ràng trong bản án hay quyết định của Tòa án và mộtpháp nhân thương mại chỉ bị coi là có tội khi bị kết án bằng bản án có hiệulực pháp luật của Tòa án Bản án là cơ sở pháp lý khẳng định một pháp nhânthương mại có tội hay không có tội, quy định các hình thức TNHS mà phápnhân đó phải gánh chịu Các bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật sẽ được đưa ra thi hành và có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quannhà nước cũng như mọi cá nhân Và như vậy, TNHS đối với pháp nhânthương mại sẽ được đảm bảo thi hành trên thực tế

1.1.3 Yêu cầu của việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1.1.3.1 Tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu kinh tế mà các phápnhân đem lại cho Nhà nước và xã hội thì còn một bộ phận các pháp nhân vìlợi nhuận đã có những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại nghiêm trọng

Trang 12

cho xã hội Những hành vi vi phạm pháp luật đó có tính chất nghiêm trọng,thậm chí nghiêm trọng hơn so với những hành vi phạm tội của cá nhân vớidiễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là trong các lĩnh vực sau:

- Vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Theo số liệu thống kê,trong những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môitrường xảy ra phổ biến và nghiêm trọng nhất Vì mục tiêu lợi nhuận, vớimong muốn giảm chi phí sản xuất, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã cố ý xảthải qua môi trường không qua quá trình xử lý, gây thiệt hại nghiêm trọng đếnđời sống của người dân, ảnh hưởng môi trường sống và sản xuất của nôngdân, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của nhân dân Trong đó số vụ xả thải vàkhi thải chiếm trên 90% với chiều hướnggia tăng và mức độ ngày càng

nghiêm trọng, cụ thể: (Phụ lục)

- Từ năm 2000 đến năm 2005 các vi phạm về môi trường tăng mạnh, số

vụ điều tra từ 25 vụ lên đến 450 vụ, gây hậu quả nghiêm trọng đến môitrường

- Các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực môi trường lại giảm đáng kể từnăm 2005 đến 2009, số vụ điều tra từ 450 vụ giảm xuống còn 150 vụ Con sốnày giảm đáng kể là do công tác tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ của các cơquan chức năng về nâng cao nhận thức của người dân, các cấp, các ngànhtrong việc bảo vệ môi trường đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của toàn

xã hội trong đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường

- Tuy nhiên, từ năm 2009 đến năm 2012 số vụ vi phạm xảy ra lại tiếptục tăng mạnh, số vụ điều tra tăng từ 150 vụ lên đến gần 500 vụ và con số nàyvẫn còn có chiều hướng tiếp tục tăng lên Hiện tượng này xảy ra là do tìnhtrạng sử dụng, khai thác tài nguyên bừa bãi với những thủ đoạn tinh vi, hoạtđộng kinh doanh nhập khẩu trái phép các chất thải có hại vào nước ta dướinhiều hình thức khác nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hủyhoại môi trường sống, ảnh hưởng đến đời sống - xã hội

Trang 13

Trong những vụ việc nói trên, điển hình là vụ vi phạm xả nước thải trựctiếp ra sông Thị Vải Đồng Nai suốt 14 năm liền, gây ô nhiễm 2.686 hecta đấtnuôi trồng thủy sản, chiếm 80 – 90% ô nhiễm cho sông, thiệt hại vật chấthàng ngàn tỷ đồng của Công ty Vedan Việt Nam Tuy nhiên, vụ việc này lạikhông có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với công ty Vedan, việc đưa Công tyVedan ra xét xử gặp nhiều khó khăn liên quan đến yếu tố chứng minh hành vi

vi phạm và đồng thời mức xử phạt đối với Vedan còn thấp (267.500.000đồng) Điều này vừa không đảm bảo tính răn đe đối với Vedan đồng thời chưaphù hợp với thiệt hại mà nhân dân phải gánh chịu

Hay một vụ việc khác đó là tập đoàn Hyundai – Vinashin xả chất thảilỏng chưa qua hệ thống xử lý ra vịnh Vân Phong, gây hôi thối nặng nề mộtvùng biển, làm cá và các sinh vật biển khác chết hàng loạt, loài ruốc biển biếnmất, ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân Tuy nhiên, công ty này sau đó chỉ

bị phạt 65 triệu đồng

- Vi phạm trong lĩnh vực thuế: Theo kết quả thanh tra, kiểm tra củaNgành Thuế tại 2.110 doanh nghiệp, đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỉđồng, giảm khấu trừ 136,95 tỉ đồng Đặc biệt, thanh tra thuế đã buộc doanhnghiệp phải giảm lỗ lên tới hơn 4.12 tỉ đồng Theo đánh giá của thanh tra, sốtiền truy thu chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp FDI (chiếm 40% tổng

số thu), tỷ lệ số thu bình quân trên một doanh nghiệp là 1,73 tỉ đồng [3, tr.9].Theo cục thuế Hà Nội, trong năm 2016, qua kiểm tra thuế, đơn vị đã ban hành

9211 quyết định xử lý truy thu, thu hồi và phạt 2106 tỷ đồng Cục thuế đãthực hiện 1197 cuộc thanh tra, số thuế truy thu, truy hoàn, xử phạt đạt 1171 tỷđồng, cơ quan thuế cũng ra quyết định giảm số thuế giá trị gia tăng được khấutrừ 148,7 tỷ đồng[4, tr.8]

- Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại: Trong lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh, tình trạng pháp nhân là các doanh nghiệp đã kinh doanh trái phép,buôn lậu, gian lận thương mại…cũng xảy ra khá phổ biến, gây thiệt hại

Trang 14

nghiêm trọng cho nền kinh tế, tác động xấu đến môi trường sản xuất- kinhdoanh Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, hàng kém chấtlượng của các doanh nghiệp, công ty ở mức đáng báo động Phương thức chủđoạn chủ yếu của các doanh nghiệp này thường là quay vòng hóa đơn chứng

từ, mua bán hóa đơn để hợp thức hóa hàng hóa nhập lậu, gian lận trong việc

kê khai giá trên hóa đơn bán hàng để giảm thuế giá trị gia tăng

- Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Do sức ép về lợi nhuận, thànhtích mà một số pháp nhân là ngân hàng đã nới lỏng điều kiện tín dụng, khôngtuân thủ nghiêm túc một số trình tự, thủ tục, quy định cho vay theo quy địnhcủa pháp luật; không chuyển nhóm nợ theo quy chế, cho vay không có tài sảnthế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ thủ tục pháp lý, thiếu sự kiểm tranăng lực tài chính của khách hàng, chỉ đạo định giá tài sản thế chấp cao hơn

so với thực tế…làm thất thoát một lượng lớn tài sản, làm tăng nợ xấu, thậmchí có trường hợp cá nhân chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng, không chỉ gây thiệthại lớn cho tài sản Nhà nước và công dân, mà còn tác động tiêu cực tới cácchính sách phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian dài

Ví dụ Công ty cho thuê tài chính 2 thuộc Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn (ALCII) Công ty đã sai phạm về quản lý kinh tế nhưhạch toán sai các khoản thu chi; không quản lý được tài sản cho thuê; khôngtrích lập dự phòng đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật; chi phí dựphòng rủi ro thấp… dẫn đến tài chính của công ty mất cân đối nghiêm trọng,lâm vào tình trạng phá sản; tổn thất lên tới 1.937 tỷ đồng tài sản của Nhànước; số nợ xấu khó thu hồi rất lớn; số lỗ đã lớn gấp 10 lần vốn Điều lệ Tuynhiên, hành vi của công ty lại chưa bị xử lý nghiêm khắc

- Trong lĩnh vực bảo hiểm: Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội ViệtNam, những năm gần đây, các hành vi vi phạm của pháp nhân về lĩnh vựcBảo hiểm đang gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp, hậu quả ngày càngnặng nề Các hành vi vi phạm pháp luật phổ biến của các pháp nhân là: vi

Trang 15

phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động (đến ngày31/7/2014, có trên 50% doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm bằng các thủ đoạnkhác nhau với số tiền trên 11 nghìn tỷ đồng); dùng thủ đoạn gian dối để thụhưởng trái phép các chế độ bảo hiểm và vi phạm trong quản lý và thực hiệnbảo hiểm

Tính từ năm 2007 đến năm 2013, số tiền mà các doanh nghiệp nóichung nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) tăng cao Năm

2007 số nợ là 1.734 tỷ đồng, đến hết năm 2013 tổng số nợ BHXH, BHYT,bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là trên 6,4 nghìn tỷ đồng (trong đó nợ BHXHbắt buộc là trên 4,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,34% tổng số nợ phải thu); tính đến31/7/2014, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN đã trên 11 nghìn tỷ đồng, quyềnlợi của rất nhiều lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến người lao động

bị khiếu nại, tố cáo, thậm chí có nơi còn đình công ảnh hưởng nghiêm trọngdẫn đến người lao động khiếu nại tố cáo, thậm chí có nơi còn đình công ảnhhưởng đến an toàn trật tự xã hội Tình trạng trốn đóng BHXH, BHYT xảy ra

ở hầu hết các địa phương với mức độ ngày càng nhiều, phổ biến nhất ở cácdoanh nghiệp quốc doanh

Như vậy, có thể khẳng định tình hình vi phạm pháp luật của các phápnhân là các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến, thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau của đời sống kinh tế - xã hội, có xu thế tăng và với tính chất và mức độngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ là những thiệthại về tài sản, mà còn đe dọa trực tiếp sự an toàn về tính mạng, sức khỏe và

sự phát triển lành mạnh của giống nòi, ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế

và trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tình trạng gây mất ổn định xã hội

Vì vậy, hơn lúc nào hết, Nhà nước cần có những biện pháp phòng ngừahữu hiệu hơn để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này vi phạm của loại phápnhân này, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững của xã hội và

Trang 16

để thực hiện một trong những quyền hiến định của người dân đó là quyềnđược sống trong một môi trường trong lành và được đảm bảo an sinh xã hội

1.1.3.2 Quy định của pháp luật hiện hành chưa đủ mạnh để xử lý pháp nhân và trình tự thủ tục khởi kiện chưa đảm bảo tạo điều kiện để người dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước những hành vi vi phạm của pháp nhân

Trước năm 2015, theo quy định của pháp luật nước ta, khi pháp nhân làcác doanh nghiệp có hành vi vi phạm thì chỉ có thể áp dụng biện pháp xử phạthành chính hoặc buộc pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạmgây ra theo quy định của pháp luật dân sự

- Áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với pháp nhânTheo quy định của điểm b khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành

chính thì “Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính

do mình gây ra” Đồng thời, tại điểm 1 Điều 2 của Luật quy định “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Về hình thức xử phạt: Theo khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hànhchính, tổ chức, pháp nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một trong cáchình thức là cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạtđộng có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Theo đó,cảnh cáo, phạt tiền là biện pháp phạt chính; tước quyền sử dụng giấy phép,đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hànhchính có thể được áp dụng là biện pháp phạt chính hoặc biện pháp phạt bổsung

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt như đã nêu ở trên, pháp nhân

vi phạm còn có thể bị áp dụng một hay nhiều biện pháp khắc phục hậu quảquy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính là: buộc khôi

Trang 17

phục tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình, buộc áp dụng biện phápkhắc phục ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc đưa ra khỏi lãnh thổhoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy hàng hóa, vậtphẩm; buộc cải chính thông tin; buộc thu hồi sản phẩm; buộc nộp lại số lợibất hợp pháp…Cũng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, tạiđiểm e khoản 1 Điều 3 và tại Điều 23 thì mức phạt tiền đối với pháp nhânbằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân và mức phạt tối đa là 2 tỷ đồng, trừ cáctrường hợp luật chuyên ngành quy định khác.

Như vậy, Luật xử lý vi phạm hành chính tuy đã được điều chỉnh theohướng nâng mức phạt cao hơn so với trước kia, nhưng cũng không đủ sức răn

đe các doanh nghiệp, tổ chức vi phạm Mức phạt tối đa theo điểm k khoản 1,khoản 2 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với tổ chức là 2

tỷ đồng chỉ trong một số lĩnh vực (quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địanước ta, quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ,kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khái thác dầu khí và cácloại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường), trong khi đó hậu quả do hành vi viphạm của pháp nhân gây ra trong nhiều trường hợp là đặc biệt nghiêm trọng.Với mức phạt như hiện hành còn rất hạn chế, đối với pháp nhân là các doanhnghiệp lớn hoàn toàn không đủ sức răn đe Nhiều trường hợp pháp nhânthương mại sẽ chấp nhận sẵn sàng nộp phạt để tiếp tục vi phạm

Trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính hiệnnay đối với vi phạm của pháp nhân cũng gặp nhiều khó khăn nhất là việc xácminh hành vi vi phạm và mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm của pháp nhângây ra, do vậy, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính gặprất nhiều khó khăn khi áp dụng các biện pháp phạt hành chính hay các biệnpháp xử lý hành chính khác

- Áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại đốivới pháp nhân có hành vi vi phạm

Trang 18

Việc buộc pháp nhân khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại đượcthực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự Điều đó có nghĩa là để đượcbồi thường, người bị thiệt hại phải khởi kiện vụ án dân sự ra trước Tòa án cóthẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại mà pháp nhân gây ra cho mìnhtheo quy định về bồi thường ngoài hợp đồng Khi đó, bên bị hại phải tự bỏtiền, bỏ thời gian để chứng minh về hành vi vi phạm của pháp nhân

Theo quy định hiện hành, đối với các pháp nhân là doanh nghiệp cóhành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử lý thông qua khởi kiện vụ án dân sự,nhưng trên thực tế, do hành vi xảy ra trong một khoảng thời gian dài, vớinhiều đối tượng bị hại khác nhau nên việc xác định ai là người khởi kiện gặpkhó khăn Mặt khác, theo quy định hiện hành thì việc khởi kiện đòi bồithường thiệt hại luôn đi kèm một mức án phí dân sự rất lớn nên đã gây ranhiều cản trở cho người dân trong việc đòi bồi thường thiệt hại

Có thể thấy, theo quy định hiện hành, đồng thời với biện pháp xử lýhành chính, các pháp nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra.Tuy nhiên, trên thực tế việc bồi thường thiệt hại hầu như ít khi được thựchiện Bởi vì, thứ nhất, bản thân người bị thiệt hại do hành vi vi phạm của phápnhân gây ra không đủ kiến thức pháp lý cũng như nguồn lực tài chính đểchứng minh tổn thất, thiệt hại của mình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân

sự, nhất là các vi phạm về môi trường, để khởi kiện yêu cầu pháp nhân bồithường thiệt hại; thứ hai, trong nhiều trường hợp, số tiền tạm ứng án phí dân

sự vượt quá khả năng của người khởi kiện; thứ ba, đa số các trường hợp thiệthại do pháp nhân gây ra cho rất nhiều người và không phải cá nhân nào cũngmuốn hoặc đủ khả năng khởi kiện, làm cho việc giải quyết vụ án bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng thiếu hiệu quả, thiếu triệt để, thiếu toàn diện và kéodài

Ví dụ: Vụ xả thải của công ty Vedan là một minh chứng cụ thể sinhđộng về những bất cập trong việc buộc Công ty này phải bồi thường thiệt hại

Trang 19

do hành vi vi phạm xả thải cho những người bị gây thiệt hại Công ty gây rathiệt hại cho người dân ở 3 tỉnh là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - VũngTàu, Đồng Nai Theo đó, nông dân Cần Giờ được hỗ trợ án phí nên khởi kiện

vụ án dân sự; trong khi nông dân Đồng Nai vì không chứng minh được và khókhăn trong việc nộp án phí cho nên chỉ yêu cầu công ty Vedan hỗ trợ một sốtiền nhất định

- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

Theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu xử lý viphạm hành chính là quá ngắn Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quyđịnh thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Điểm a khoản 1 Điều 6 như

sau: “ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở, đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm” Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu xử lý vi

phạm hành chính tối đa là 02 năm, trong khi đó, bên bị hại lại phải tự chứngminh hành vi vi phạm của pháp nhân thương mại phạm tội Điều này là rấtkhó trong khả năng của bên bị hại Không phải nguời bị hại nào cũng đủ tiềmlực kinh tế để chứng minh hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại trongmột khoảng thời gian ngắn như vậy

Vì vậy, nếu không quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhânthương mại trong Bộ luật hình sự mà chỉ quy định việc xử lý vi phạm củapháp nhân trong luật xử lý hành chính như trên thì sẽ không có hiệu quả trong

Trang 20

việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm, không có khả năng trấn áp tội phạm.Trong một số trường hợp khi phát hiện ra sai phạm thì đã hết thời hiệu để xử

lý hành vi vi phạm đó

1.1.3.3 Xu thế hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cần thay đổi chính sách

xử lý hình sự đối với pháp nhân ở Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã trởthành thành viên của nhiều công ước quốc tế về phòng, chống tội phạm như:Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước chống thamnhũng, Công ước chống tài trợ khủng bố, 40 Khuyến nghị của FATF vềchống rửa tiền,…thì việc bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế trong đó cóvấn đề về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhằm tăng cường hợp tác quốc

tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm là hết sức cần thiết Điều này đòihỏi Việt Nam cần phải có sự thống nhất trong các quy định pháp luật để đảmbảo tính thống nhất trong vấn đề xử lý hình sự đối với các tội phạm có tínhchất toàn cầu

Tuy nhiên, trước năm 2015, chúng ta mới xử lý hình sự đối với cánhân, còn đối với pháp nhân tham gia thực hiện tội phạm, trong đó có tộiphạm tham nhũng, buôn bán người,…thì không bị xử phạt vi phạm hànhchính cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì Luật Xử lý vi phạm hànhchính không quy định xử phạt đối với những hành vi này mà BLHS thì cũngchưa quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân Điều này đã tạo rakhoảng trống trong việc xử lý vi phạm của pháp nhân ở nước ta, dẫn đến tìnhtrạng cá nhân có hành vi tham nhũng, buôn bán người, thì bị xử lý hình sự,còn nếu pháp nhân cũng thực hiện các hành vi phạm tội này, thậm chí là ởquy mô và mức độ nghiêm trọng hơn thì không có cơ sở pháp lý để xử lý, kể

cả hình sự lẫn hành chính

Trang 21

Theo số liệu thống kê, hiện có 119 nước trên thế giới đã quy địnhTNHS của pháp nhân Trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có 5/10nước đã quy định chính thức và 2/10 nước (Lào và Brunei) đang trong quátrình xem xét Đây là kinh nghiệm của các nước đi trước, hiệu quả xử lýTNHS đối với pháp nhân cao Có thể thấy, pháp nhân thương mại không phảivấn đề mới trong pháp luật hình sự của các quốc gia trên thế giới Nếu khôngđưa vấn đề TNHS của PNTM vào trong quy định của BLHS thì các phápnhân thương mại sẽ tiếp tục phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đối với xãhội; các pháp nhân thương mại nước ngoài có thể lợi dụng chính sách phápluật của Việt Nam để thực hiện hành vi phạm tội và tránh sự trừng trị củapháp luật nước họ.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, tình hình vi phạm của các tổ chức cơbản là tổ chức kinh tế (pháp nhân thương mại) diễn ra khá phổ biến và nhiềutrường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế,môi trường Trong khi đó, cơ chế xử lý hành chính, dân sự hiện hành tỏ rakhông hiệu quả, tính răn đe phòng ngừa của các chế tài xử lý này không cao,hậu quả pháp lý của việc xử lý này đối với doanh nghiệp vi phạm chưa có sứcnặng đủ để phòng ngừa tái phạm nên chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranhphòng, chống hành vi vi phạm của các công ty, doanh nghiệp

Cùng với đó, yêu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có biệnpháp xử lý mạnh mẽ hơn, nghiêm khắc hơn để bảo đảm tính nghiêm minh củapháp luật và truy xét đến cùng trách nhiệm của công ty, doanh nghiệp đối vớihành vi vi phạm nguy hiểm mang tính chất tội phạm mà một trong những biệnpháp đó chính là xử lý hình sự đối với các công ty, doanh nghiệp vi phạm.Trên tinh thần đó, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã bổ sung quy định

về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Trang 22

1.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân

1.2.1 Quy định của pháp luật Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, chế định TNHS của pháp nhân đã tồn tại hơn 100 và đượcthể hiện trong hệ thống pháp luật của liên bang cũng như pháp luật của từngbang

Quy định về TNHS của pháp nhân tại Hoa Kỳ lần đầu tiên được quyđịnh trong Đạo luật hình sự Serman năm 1890 chống các Tơrowts Theo đó,các pháp nhân có thể bị trừng trị trên phương diện hình sự về nhũng loại tộiphạm không đòi hỏi yếu tố ý định phạm tội

Quá trình pháp điển hóa pháp luật hình sự Hoa Kỳ tiếp tục mở rộngphạm vi truy cứu TNHS vủa pháp nhân Hiện nay, vấn đề TNHS của Hoa Kỳđược quy định trong pháp luật của liên bang cũng như từng bang

Trong PLHS hiện nay của Hoa kỳ, về cơ bản, có bốn loại văn bản phápluật ở cấp độ Liên Bang đề cập đến việc đấu tranh phòng chống hoạt động phipháp của các tập đoàn bằng các tập đoàn bằng các chế tài pháp lý hình sự là:1- Các đạo luật chống Tơrớt.; 2 - Các đạo luật chống việc quảng cáo giả dối;

3 - Các đạo luật chống các vi phạm trong các quan hệ lao động 4 - Các đạoluật chống các vi phạm về quyền tác giả và các quy định về nhãn hiệu hànghoá Bên cạnh đó, TNHS của pháp nhân còn được quy định trong nhiều vănbản pháp luật khác ở cấp độ Liên bang Đặc biệt là đạo luật về kiểm tra tìnhtrạng tội phạm có tổ chức (năm 1970) và đạo luật về tổ chức có tính chất tộiphạm hoạt động thường xuyên

Tại hợp chủng quốc Hoa Kỳ căn cứ vào điều 207 BLHS mẫu năm 1962của nước này, thì không chỉ có các tập đoàn - các pháp nhân, mà cả các hiệphội không có tính chất tập đoàn như các tổ chức được thành lập bởi chính phủhoặc được thành lập với tính chất một cơ quan của chính phủ để thực hiện

Trang 23

chương trình của Chính phủ, đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tạiHoa Kỳ thì hình phạt áp dụng với các pháp nhân phạm tội chỉ là phạt tiền.

1.2.2 Quy định của pháp luật Anh

Các Toà án Anh đã thừa nhận TNHS của pháp nhân có thể được ápdụng đối với các tội phạm không cần có bằng chứng về lỗi Từ năm 1987, vấn

đề TNHS của pháp nhân đã được quy định tại dự thảo BLHS (Draft CriminalCode)

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ ở Anh, TNHS của tổchức không đặt ra trong các trường hợp sau: 1- Những tội phạm nghiêm trọng

bị trừng phạt bằng hình phạt tù hoặc tử hình và không phải là hình phạt tiền;2- Một số loại tội phạm khác vì bản chất của nó, nên pháp nhân không thểthực hiện được như: tội vi phạm chế độ một vợ một chồng, tội cưỡng dâmđược quy định trong luật quy định các tội phạm về tình dục, tội phạm khaigian trước tòa…[5, tr.23-24]

Nghiên cứu pháp luật nước Anh cho thấy thực thể có tư cách pháp nhântrong luật của Anh có thể là một tổ chức hoặc một cá thể Tổ chức ở đây làcác công ty đăng kí theo luật Công ty 1985, bao gồm công ty TNHH cổ phần,công ty bảo chứng, công ty trách nhiệm vô hạn Theo luật hình sự của Anh,tất cả các công ty nêu trên đều có thể là chủ thể của TNHS, tức là nó có thểphạm tội và phải chịu TNHS Như vậy trong luật hình sự Anh, pháp nhân với

tư cách là chủ thể của TNHS có thể là những thực thể, tổ chức, hoặc thực thể

cá thể có tư cách pháp nhân, nhưng cũng có thể là các nhóm, hội, hiệp hội đótrong thực tế không có tư cách pháp nhân

Hình phạt chủ yếu áp dụng đối với pháp nhân ở Anh là phạt tiền TheoLuật chống hối lộ của Anh được ban hành tháng 4 năm 2010 thì mức phạt tiềnđối với pháp nhân phạm tội đưa hối lộ cho quan chức nước ngoài là khônggiới hạn[6, tr.47-48]

Trang 24

1.2.3 Quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp

Theo quy định tại BLHS năm 1994 của Cộng hòa Pháp thì TNHS củapháp nhân áp dụng đối với tất cả pháp nhân theo luật công hoặc luật tư phạmtội trừ Nhà nước và các pháp nhân nước ngoài có thể cũng bị chịu tráchnhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Pháp (Điều 121 - 1 BLHS)

Điều 121 - 2 Bộ luật hình sự Pháp quy định rằng pháp nhân chỉ chịuTNHS về những trường hợp mà Luật hoặc nghị định có quy định Trong đó,

có hai trường hợp ngoại lệ không bị truy cứu TNHS Thứ nhất là Nhà nướckhông phải chịu TNHS bởi vì Nhà nước bảo vệ lợi ích chung, có chủ quyền,độc quyền về luật hình sự và vì vậy nó không thể tự trừng trị mình Thứ hai làcác tập thể lãnh thổ và các tổ chức của nó như các công xã, các tỉnh và cácvùng lãnh thổ cũng như các tổ chức của nó trong khi tiến hành một hoạt độngthuộc phạm vi đặc quyền của mình thì tập thể, vùng lãnh thổ đó sẽ không thể

bị truy cứu TNHS

Điều 121 - 2 BLHS hiện hành quy định điều kiện áp dụng TNHS củapháp nhân, đó là tội phạm cần phải được cơ quan của pháp nhân như Hội nghịtoàn thể của pháp nhân, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành phố…cũng như cóthể truy cứu TNHS đối với người đại diện của pháp nhân như Giám đốc, TổngGiám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch thành phố…thực hiện; và tộiphạm được thực hiện là vì lợi ích của pháp nhân

Trong hệ thống hình phạt đối với pháp nhân được quy định trong Bộluật hình sự Pháp thì chủ yếu là hình phạt tiền Các hình phạt khác liên quanđến tài sản của pháp nhân cũng đóng vai trò quan trọng như tịch thu tài sản,cấm huy động tài sản hoặc phát hành trái phiếu, đóng cửa một hoặc nhiềucông ty của pháp nhân, cấm tiến hành hoạt động nhất định, tước giấy phép…Ngoài ra các hình phạt mang tính chất tài sản còn có hình phạt liên quan đến

Trang 25

uy tín của tổ chức cũng như công khai bản án của Tòa án Không những vậy,pháp nhân còn có thể phải chịu hình phạt giám sát tư pháp.

Như vậy, có thể khẳng định quy định của BLHS Pháp về vấn đề TNHScủa PNTM có nhiều yếu tố hợp lý, phù hợp với điều kiện của Việt Nam Điềunày là cơ sở để PLHS của Việt Nam có thể kế thừa, ứng dụng

Trang 26

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ khái niệm và đặc điểm liên quan đếnpháp nhân thương mại và trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mạithông qua các quy phạm pháp luật của Bộ luật dân sự, luật Thương mại, luậtDoanh nghiệp, Bộ luật hình sự Chế định TNHS của PNTM là chế định mới,

vì vậy việc đưa ra khái niệm cho chế định này dựa trên tổng hợp nhiều quyphạm pháp luật của các ngành luật liên quan

Tác giả đưa ra yêu cầu cấp thiết về lý luận và thực tiễn đối với việc quyđịnh TNHS của PNTM, bao gồm tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhânthương mại theo chiều hướng tăng về số lượng và thủ đoạn; quy định phápluật Việt Nam hiện hành chưa đủ mạnh để răn đe cũng như xử lý; bất cập vềchính sách hình sự; nhu cầu của quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi phải quyđịnh về TNHS đối với PNTM

Tác giả khái quát kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trongviệc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, bao gồm: quyđịnh của pháp luật Hoa Kỳ, quy định của pháp luật Anh, quy định của phápluật Cộng hòa Pháp Những quốc gia trên quy định TNHS của PNTM từ khásớm, là tiền đề quan trọng cho nhiều quốc gia khác xây dựng và quy địnhTNHS của PNTM

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 2.1 Khái quát quy định của Bộ luật hình sự 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

BLHS 2015 lần đầu tiên quy định về vấn đề TNHS đối với PNTM Bêncạnh việc quy định chủ thể của tội phạm tại khoản 1 Điều 8, BLHS 2015 dành

1 chương với 16 Điều luật (Chương XI: Những quy định đối với pháp nhânthương mại phạm tội, từ điều 74 đến điều 89) quy định về vấn đề TNHS củaPNTM Những quy định đó gồm nguyên tắc xử lý đối với PNTM, điều kiện

và phạm vi chịu TNHS của PNTM, các hình phạt và biện pháp tư pháp ápdụng đối với PNTM, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ đối với PNTM… Đây

là một nội dung quan trọng, làm thay đổi cơ bản chính sách hình sự của phápluật nước ta Điều này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước tatrong tình hình hiện nay, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay

2.1.1 Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Theo Điều 3 BLHS 2015, Pháp nhân thương mại bị xử lý theo cácnguyên tắc sau:

“a, Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

b, Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

c, Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi,

có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

d, Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa

Trang 28

hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.”

Từ quy định trên, có thể xác định việc truy cứu TNHS của PNTM phảituân thủ 4 nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, mọi hành vi phạm tội do PNTM thực hiện phải được pháthiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật Đây lànguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự nhằm đảm bảo sức mạnh cưỡng chếcủa pháp luật hình sự nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và cá nhân

có thẩm quyền phải tích cực, chủ động trong công tác quản lý, kiểm tra, giámsát… để kịp thời phát hiện hành vi phạm tội của PNTM Những hành vi phạmtội do PNTM thực hiện thể hiện sự thống nhất trong nội bộ của PNTM đó, do

đó, hành vi phạm tội thường tinh vi, xảo quyệt hơn và nghiêm trọng hơn sovói các hành vi phạm tội do cá nhân thực hiện Điều đó đòi hỏi việc xử lýphải thận trọng, nghiêm minh, tránh bỏ lọt tội phạm Điều này thể hiện quanđiểm rõ ràng trong chính sách xử lý đối với PNTM phạm tội của Đảng và Nhànước ta

Thứ hai, mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước phápluật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế Nguyên tắc nàythể hiện tính dân chủ trong chủ trương của Nhà nước ta Khoản 1 Điều 16

Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” Cá

nhân hay pháp nhân thương mại khi tham gia vào các quan hệ pháp luật đều

có quyền và nghĩa vụ bình đẳng nhau, đều được bảo vệ theo Hiến pháp Theo

đó, khi bị khởi kiện, mọi pháp nhân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, bìnhđẳng trong việc gánh chịu TNHS về hành vi phạm tội của mình; được luậthình sự bảo vệ và tôn trọng nhằm đảm bảo công tác đấu tranh phòng ngừa tộiphạm của các cơ quan chức năng và của toàn dân, duy trì kỉ cương và công lý

xã hội, tránh bỏ lọt tội phạm

Ngày đăng: 25/01/2018, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w