1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập mầm non (Chuyên đề: Phát triển ngôn ngữ)

14 675 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 104 KB

Nội dung

Không biết từ lúc nào hình ảnh người thầy đã in sâu trong lòng tôi. Những người đưa đò thầm lặng đã truyền cho tôi những kiến thức, kỹ năng, tình cảm và kinh nghiệm sống để cho tôi có được ngày hôm nay. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” Câu nói ấy đã khắc ghi trong lòng tôi, luôn nhắc nhở tôi phải biết kính trọng yêu quý những người đã dẫn dắt, chỉ dạy tôi trong học tập, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tôi không thể nào quên sự giúp đỡ của các thầy cô đã truyền kiến thức cho tôi và ban lãnh đạo trường ........................... đã tạo điều kiện cho tôi được đi thực tập sư phạm để có thể mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn. Và đặt biệt trường mà tôi thực tập : Mẫu Giáo Đức Chính đã tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt gần 2tháng thực tập cuối khóa này. Được làm quen với cách giảng dạy trên lớp và cách xử lý những tình huống xảy ra cũng như biết cách gần gũi với trẻ. Giúp cho tôi có những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang để bước vào tương lai vững vàng hơn. Tôi xin gửi đến các thầy cô, ban lãnh đạo trường Mẫu Gíao Đức Chính cùng tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên của 2 trường lời cảm ơn sâu sắc nhất. Đã tận tình chỉ dẫn và dìu dắt tôi trong suốt quá trình tiếp cận thực tế cùng sự tham gia nhiệt tình của các cháu trường MG Đức Chính đã giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo thu hoạch này.

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

CƠ SỞ THỰC HIỆN : TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐỨC CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn: ThS .

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thúy Diễm Lớp: K16MN06.3

Ngành học : Sư Phạm Mầm Non MSSV : MN1606.32403

Đồng Nai – 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯỜNG

Trang 2

- -Lời cảm ơn !

Không biết từ lúc nào hình ảnh người thầy đã in sâu trong lòng tôi Những người đưa đò thầm lặng đã truyền cho tôi những kiến thức, kỹ năng, tình cảm và kinh nghiệm sống để cho tôi có được ngày hôm nay!

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Câu nói ấy đã khắc ghi trong lòng tôi, luôn nhắc nhở tôi phải biết kính trọng yêu quý những người đã dẫn dắt, chỉ dạy tôi trong học tập, cũng như trong cuộc sống hằng ngày Tôi không thể nào quên sự giúp đỡ của các thầy cô đã truyền kiến thức cho tôi và ban lãnh đạo trường đã tạo điều kiện cho tôi được đi thực tập sư phạm

để có thể mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn Và đặt biệt trường mà tôi thực tập : Mẫu Giáo Đức Chính đã tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt gần 2tháng thực tập cuối khóa này Được làm quen với cách giảng dạy trên lớp và cách xử lý những tình huống xảy ra cũng như biết cách gần gũi với trẻ Giúp cho tôi có những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang để bước vào tương lai vững vàng hơn

Tôi xin gửi đến các thầy cô, ban lãnh đạo trường Mẫu Gíao Đức Chính cùng tất cả cán

bộ giáo viên, công nhân viên của 2 trường lời cảm ơn sâu sắc nhất Đã tận tình chỉ dẫn và dìu dắt tôi trong suốt quá trình tiếp cận thực tế cùng sự tham gia nhiệt tình của các cháu trường MG Đức Chính đã giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập cũng như hoàn thành bài báo cáo thu hoạch này

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ……….trang… Chương I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP……… trang……

Chương II : THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON……… …trang… 2.1 Tiến độ thực hiện đề tài (các mốc thời gian thực hiện)……… 2.2 Quá trình thực hiện:……… CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG……… trang…… 3.1 Các nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình thực hiện đề tài……… 3.2 Kết quả đạt được ::……… Lời kết……… trang……

-o0o -CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Thông tin về đơn vị thực tập:

- Sơ lược về sự hình thành và phát triển của đơn vị

Trang 4

Trường Mẫu giáo Đức Chính được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 1984 Nhà trường được UBND Huyện Đức Linh đầu tư xây dựng địa điểm tại các thôn 1,2,4 trên địa bàn xã Đức Chính Tổng diện tích là 1980m2, trong đó diện tích phòng học là

120 m2, diện tích sân chơi là 80 m2 Trường xây dựng gồm 4 phòng học và 1 văn phòng cùng với các trang thiết bị hiện đại đáp ứng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu

Trên 28 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương Trường nhiều năm liền đạt trường tiên tiến Được nhận giấy khen của UBND Huyện Luôn đạt đơn vị có nếp sống văn minh Tổ chức

Công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc, Chi bộ liên tục 3 năm đạt “Trong sạch vững mạnh”

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, UBND Huyện, Đảng ủy - UBND Xã Đức Chính Đặc biệt nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD& ĐT Huyện Đức Linh và bộ phận mầm non trong việc chỉ đạo chuyên môn, cùng với sự quan tâm kết hợp chặt chẽ của Ban đại diện hội CMHS Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ theo điều lệ trường mầm non Có tư cách đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, nhiệt tình, có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm

vụ được giao, năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 88 % Qua các đợt thanh tra, kiểm tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo, giáo viên đều được đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ từ khá trở lên

- Tổ chức của đơn vị:

Hệ thống tổ chức của đơn vị được phân công cụ thể như sau:

chuyên môn

Môn đào tạo Chức vụ

Trang 5

8 SPMN

- Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của đơn vị

Trước yêu cầu thực tiễn về việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của các trường mầm non nói chung Trường Mẫu Giáo Đức Chính đã triển khai công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường theo nội dung tiêu chuẩn Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành Mục đích của việc tự đánh giá này là nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường

Thông qua kết quả tự đánh giá giúp cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của trường Từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp để cải thiện chất lượng hoạt động của nhà trường trong những năm tiếp theo nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định Thông qua việc tự đánh giá, nhận thức của lãnh đạo

và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác đảm bảo và hoàn thiện chất lượng được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn Công tác quản lý nhà trường ngày một chặt chẽ hơn Công tác tự đánh giá sẽ thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục Mỗi cá nhân sẽ nhận thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trước nhiệm vụ được giao.Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục Đó là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ

và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao

Trang 6

1.2 Thông tin đề tài thực tập:

Tên đề tài: kể chuyện bé nghe : chuyện “CẬU BÉ MŨI DÀI”

Địa điểm: Lớp Chồi 1_ trường Mẫu Giaó Đức Chính

Lý do chọn đề tài:

Chúng ta đang sống trong những năm của thế kỷ XXI- thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại Việc giáo dục con người hoàn thiện để sánh kịp thời đại luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ của riêng các nhà giáo dục mà của toàn xã hội Để đạt được sự hoàn thiện

đó chúng ta không thể bỏ qua “ thời thơ ấu” của mỗi con người Trẻ em chính là trang sách mở đầu của mỗi cuộc đời, là nơi đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng nhân cách của con người Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành

và phát triển toàn diện nhân cách trẻ đó chính là ngôn ngữ Ngôn ngữ chính là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ ai, nhất là đối với trẻ thơ Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò cuả ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ Ngôn ngữ góp phần đào tạo các cháu trở thành con người phát triển toàn diện Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Vậy làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện, là một giáo viên mầm non tôi không khỏi trăn trở, băn khoăn về vấn đề này, làm thế nào để trẻ khi rời khỏi trường mầm non trẻ có một vốn ngôn ngữ phong phú, trẻ có thể mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh

Đối với trẻ mầm non, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ Những câu chuyện cổ tích, thần thoại, đặc biệt hấp dẫn trẻ Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất

Thông qua việc kể chuyện cho bé nghe giúp cho trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp Khi trẻ kể chuyện ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, vốn từ phong phú Trẻ biết trình bày ý kiến, suy

Trang 7

nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó… bằng chính ngôn ngữ của trẻ Đó là lý do tôi chọn đề tài: “kể chuyện”

Tóm tắt nội dung đề tài : câu chuyện “ Cậu bé mũi dài”

Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài,vì thế mọi người gọi cậu là :”Bé mũi dài”

Một buổi sáng đẹp trời,tiếng gió vi vu thổi,tiếng chim Họa Mi hót véo von.Bé Mũi dài nhìn thấy vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua sắc khác nhau:Hoa Hướng Dương vàng rực,Hoa Hồng,Hoa Cẩm Chướng đỏ tươi

Chú bé nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả,những quả táo chín đỏ ,thơm nức.Chú vội vàng leo lên cây để hái nhưng…chú không trèo lên được vì vướng phải cái mũi dài của mình.Bực quá chú nói:”ước gì cái mũi của tôi biến mất,tôi chẳng cần cái mũi ,tôi chỉ cần cái miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời.cũng chẳng càn có tai làm gì cả.”

Lúc đó chú Ong,cô Họa Mi đứng gần đó.thấy vậy đều ngạc nhiên nói:

-Tại sao bạn không cần mũi,.Đối với tôi mũi rất cần,có mũi tôi mới có thể thở được,ngửi

và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của các loài hoa

Lúc đó chim Họa Mi bay đến chỗ Mũi dài nói:

-Nếu bạn không có tai thì làm sao nghe được tiếng hót của tôi.và những âm thanh kỳ diệu xung quanh

Các cô hoa cũng rung rinh nói:

- Nếu bạn không có mắt bạn có nhìn thấy những màu hoa rực rỡ của chúng tôi không?

Bé mũi dài nghe xong hốt hoảng thấy mình không thể thiếu chúng được.Từ đó cậu luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể,giữ gìn đôi mắt ,cái mũi không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa

Trang 8

-o0o -CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON

2.1 Tiến độ thực hiện đề tài (các mốc thời gian thực hiện)

Thời gian Tên hoạt động

2.2 Quá trình thực hiện:

GIÁO ÁN LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN

ĐỀ TÀI : KỂ CHUYỆN “CẬU BÉ MŨI DÀI”

ĐỐI TƯỢNG : TRẺ 4-5 TUỔI THỜI GIAN: 25-30 PHÚT

I Mục đích, yêu cầu:

1 Kiến thức: trẻ hiểu được nội dung truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện Biết tác dụng của các giác quan, sự cần thiết của các giác quan

2 Kỹ năng: phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng

3 Thái độ: trẻ biết yêu thương, giúp dỡ bạn bè, trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể

II Chuẩn bị:

1 Đồ dùng: powerpoint, hình ảnh truyện “Cậu Bé Mũi Dài”, nhạc “Hãy xoay nào”

III Tiến trình:

Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu:

+ Chơi trò chơi: “ Mũi, cằm, tai”

Trang 9

+ Các bạn vừa chơi với những gì trên gương mặt của mình?

 Các bạn vừa chơi trò chơi với các bộ phận trên gương mặt

xinh đẹp của mình: mắt, mũi ,tai Chúng còn được gọi là các

giác quan, rất quan trọng và cần thiết với chúng ta

+ Các con có biết mũi được dùng để làm gì không?

 Mũi dùng để thở, để ngửi và giúp chúng ta phân biệt được

các mùi hương

+ Cũng liên quan đến chiếc mũi, cô có 1 câu chuyện, cô mời các

bạn cùng lắng nghe cô kể

Hoạt động 2: Kể chuyện

+ Cô kể diễn cảm lần 1, kết hợp vào đồ dùng tranh đã chuẩn bị trên

tường

+ Bạn nào có thể đặt tên cho câu chuyện?

+ Các con vừa được nghe câu chuyện “cậu bé mũi dài”_ do sưu tầm

 Nội dung: Câu chuyện nói về một cậu bé có chiếc mũi rất là

dài, vì chiếc mũi quá dài, cậu không thể trèo lên hái táo

được, nên cậu đã có ý định vứt bỏ chiếc mũi của mình, cả

mắt, tai, và tay nữa đó các con…khi được các bạn khuyên,

cậu đã hiểu ra các giác quan đều rất quan trọng, và từ đó cậu

đã luôn nghe lời người lớn, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ

+ Cô kể chuyện lần 2: trích dẫn, làm rõ hàm ý

Đàm thoại:

- Cô vừa kể câu chuyện gì?

- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

- Vào một buổi sáng đẹp trời, cậu bé ra vườn và đã nhìn thấy

những gì?

- Khi nhìn thấy những quả táo chín mộng thơm lừng, cậu đã

-Trẻ chơi trò chơi -Mắt, mũi,tai

-Mũi dùng để thở

và ngửi

-Trẻ lắng nghe cô kể

-Trẻ đồng thanh:

“câu chuyện cậu bé mũi dài”

-Trẻ lắng nghe, chuẩn bị trả lời câu hỏi

-Trẻ trả lời câu hỏi của cô

Trang 10

làm gì? Được không? Vì sao?

- Bực quá, cậu bé mũi dài đã ước gì?

- Khi nghe cậu bé mũi dài thốt lên điều ấy, những ai đã đến

khuyên cậu bé mũi dài?

- Họ đã khuyên như thế nào?

- Khi nhận được lời khuyên từ mọi người , cậu bé đã nhận ra

điều gì?

- Từ đó cậu như thế nào?

( Cô mời 2-3 trẻ trả lời, sau đó cô nhắc lại đáp án chính xác cho

trẻ nắm

- Câu hỏi liên hệ thực tế: Để các bộ phận trên cơ thể của

mình được khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?

Giáo dục: Các giác quan trên cơ thể của chúng ta rất là quan

trọng (Trẻ đồng thanh: CÁC GIÁC QUAN RẤT LÀ QUAN

TRỌNG)

- Cô hỏi: + Mắt là giác quan gì ?_ Thị giác

+ Dùng để làm gì? _ Dùng để nhìn

+ Mũi là giác quan gì? _ Khứu giác_ Dùng để thở, ngữi

+ Miệng là giác quan gì ? _ Vị giác_ Giúp chúng ta ăn, nói

chuyện, cười đùa

+ Tai là giác quan gì ? _ Thính giác _ Dùng để nghe

+ Tay _da là cơ quan gì ? _ Là cơ quan xúc giác_ Gíup chúng ta

sờ, nhận biết nóng lạnh

Vì vậy, các con cần phải biết giữ gìn, vệ sinh các giác quan

trên cơ thể của chúng ta hằng ngày sạch sẽ Ngoài ra để các

bộ phận, giác quan trên cơ thể chúng ta được khỏe mạnh các

con cần ăn đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh, ngủ đủ giấc, và

chăm tập thể dục nữa đó các con

- Xin mời lớp mình đứng lên cùng khởi động với cô nào!

+Phải giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất, siêng năng tập thể dục

Trang 11

- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc bài hát : “Hãy

xoay nào”

- Kết thúc: củng cố

- Hôm nay, lớp mình đã được học những gì?

 Lớp mình đã được nghe câu chuyện “CẬU BÉ MŨI DÀI”,

chơi trò chơi “ mũi, cằm, tai”, hát và múa bài hát “ Hãy xoay

nào”

 Về nhà các con phải biết tắm rửa sạch sẽ, sáng ngủ dậy phải

làm vệ sinh sạch sẽ trước khi đến lớp, ăn chín, uống chín,

đầy đủ chất, hợp vệ sinh, ăn nhiều trái cây tươi, ngủ đủ giấc,

và nhớ tập thể dục hằng ngày để các giác quan trên cơ thể

được khỏe mạnh

trẻ đồng thanh)

- NXTD:

-o0o -CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

III.1 Các nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình thực hiện đề tài

• Thuận lợi :

- Điều kiện về cơ sở vật chất :

Đồ dùng, đồ chơi phụ vụ tiết học như : Bàn, ghế, bảng, tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu…đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động

Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như : tranh ảnh, lô tô, ngoài ra còn có các thiết bị dạy hiện đại như : tivi, đầu đĩa, máy chiếu,…để phụ vụ tốt cho các hoạt động học , với mỗi tiết cần có đồ dùng cho cô và trẻ thật đầy đủ theo chủ

đề, đề tài

Trang 12

Đối với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm tranh, truyện, sách, đĩa, các hình ảnh liên quan đến đề tài, sưu tầm, hướng dẫn, cho trẻ làm quen trước câu chuyện, nội dung, các nhân vật, các câu hỏi liên quan, giáo dục trẻ biết liên hệ thực tế, làm những việc có ích

• Về khó khăn :

Vì là trường mới xây lại nên mô hình phù hợp, thoáng mát, không bị chặt hẹp

Về học sinh, sỉ số đông, nhiều trẻ suy dinh dưỡng, một số trẻ còn chậm, tự kỷ nên gây khó khăn trong việc tham gia các hoạt động, nhất là giờ giáo dục thể chất

90% phụ huynh học sinh làm nghề nông , kinh tế còn hạn chế nên không có điều kiện, thời gian quan tâm đến con cái, trẻ không có điều kiện để phát triển toàn diện, không được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động

III.2 Kết quả đạt được :

- Về phía giáo viên :

Bản thân tôi nắm chắc nội dung , phương pháp dạy cho trẻ , nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nên khi thực hiện đề tài tôi cảm thấy rất tự tin

và sáng tạo

- Về phía học sinh :

100% trẻ trong lớp tham gia hoạt động học, có ý thức học tốt, phối hợp nhịp nhàng với cô trong quá trình dạy và học, hoàn thành tốt tiết dạy và học Trẻ lễ phép, trả lời được các câu hỏi của cô theo đề tài, có sự chuẩn bị cùng với cô về đồ dùng cũng như nội dung học Qua việc kể chuyện, nhấn mạnh lời thoại, yêu cầu trẻ kể lại chuyệ theo lời thoại nhân vật, giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức về từ vựng, từ mới, câu thoại, biểu cảm,… Gíup trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp

Ngày đăng: 25/01/2018, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w