Trả lời: Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức với những quan niệm giáo lý.. Trả lời: Khác nhau: Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức với những
Trang 1TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN - QUẬN 1
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HK II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7
2014 - 2015
I> Lý Thuyết
Câu 1: Tôn giáo là gì? Cho ví dụ ?
Trả lời: Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức với những quan niệm
giáo lý
Hs tự cho ví dụ
Câu 2: Tín ngưỡng là gì? Cho ví dụ?
Trả lời: Tín ngưỡng là lòng tin vào một điều gì đó thần bí
Hs tự cho ví dụ
Câu 3: Mê tín dị đoan là gì? Cho ví dụ?
Trả lời: Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ nhảm nhí, trái tự nhiên, gây hậu quả
xấu
Hs tự cho ví dụ
Câu 4: Em hãy phân biệt giữa mê tín dị đoan với tôn giáo?
Trả lời: Khác nhau: Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức với những
quan niệm giáo lý hướng con người vào những việc thiện Còn mê tín là tin vào những điều mơ hồ, gây hậu quả xấu về sức khỏe cũng như tinh thần
Câu 5: Em hãy cho biết di sản văn hóa bao gồm những loại di sản nào? Cho 1 ví dụ về từng loại di sản trên?
Trả lời: Di sản văn hóa gồm:
- Di sản văn hóa phi vật thể: Là những sản phẩm về tinh thần (Hs tự cho
ví dụ)
- Di sản văn hóa vật thể: Là sản phẩm vật chất (Hs tự cho ví dụ) Trong di sản văn hóa vật thể lại bao gồm:
Di tích lịch sử - văn hóa (Hs tự cho ví dụ)
Danh lam thắng cảnh (Hs tự cho ví dụ)
Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Hs tự cho ví dụ) Câu 6: Em hãy nêu những quy định của pháp luật để bảo vệ di sản văn hóa?
Trả lời: Để bảo vệ di sản văn hóa, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi sau:
- Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa
- Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa
- Đào bới, xây dựng, lấn chiếm trái phép các địa điểm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
- Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép và lợi dụng việc bảo vệ để thực hiện hành vi trái pháp luật
Trang 2II> Bài tập
Dạng 1: Nhận xét hành vi
a) Khai thác rừng theo kế hoạch và kết hợp với việc trồng cây xanh
b) Thờ cúng ông bà, tổ tiên
c) Làm việc gì cũng tin vào may rủi, không tin vào khả năng của bản thân
d) Diệt hết các loài côn trùng để bảo vệ cây
e) Mặc váy ngắn đi lễ chùa
f) Cố tình bán đồ lưu niệm giá cao gấp nhiều lần đối với khách nước ngoài
g) Chủ nhật nào gia đình An cũng đi lễ nhà thờ
h) Đốt hay lấp đất chôn những túi nilon đã sử dụng trong cuộc sống hàng ngày
i) Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch
j) Không ăn chuối, trứng, hạt bí trước khi đi thi vì sợ xui xẻo
k) Tố giác kẻ gian ăn cắp cổ vật
l) Vứt rác bừa bãi xung quanh khi đi tham quan
Gợi ý: Nhận xét hành vi đó là đúng hay sai Giải thích lý do dựa trên nội dung bài đã
học
Dạng 2: Tình huống
TÌNH HUỐNG 1: Cứ vào ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng là mẹ Hà lại thắp
hương cúng khấn ông bà, tổ tiên Và hằng tháng, mẹ và mấy cô bạn cùng cơ quan lại rủ
nhau đi lễ chùa Thấy vậy, Hà cho rằng việc làm của mẹ là mê tín dị đoan?
Hỏi: Em có đồng ý với suy nghĩ của Hà không? Vì sao?
Nếu có người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu thì em sẽ làm gì?
TÌNH HUỐNG 2: Trong buổi hội họp về âm nhạc, có ý kiến cho rằng xã hội ngày càng
hiện đại thì không cần thiết phải giữ gìn các bài hát dân ca, vì chúng không còn phù hợp
với lớp trẻ ngày nay nữa
Hỏi: Em có đồng ý với ý kiến đó không? Giải thích?
Em hãy đưa ra vài phương pháp để thu hút giới trẻ phát huy làn điệu dân ca của dân
tộc?
TÌNH HUỐNG 3: Nhân dân ở xã X thuộc 3 tôn giáo khác nhau cùng sinh sống Đồng
bào các tôn giáo đều sống thân ái, đoàn kết Thế nhưng gần đây có một vài người lại nói
các tôn giáo khác nhau thì không thể sống thân ái được, nên họ đã kích động gây chia rẻ
đồng bào giữa ba tôn giáo trên, nên đã có một số xích mích đáng tiếc xảy ra
Hỏi: Theo em, các tôn giáo khác nhau có thể sống thân ái, đoàn kết được không? Vì sao? Nếu có người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu thì em sẽ làm gì?
(HS tự trả lời phần bài tập & ôn thêm trong SGK)