1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn salmonella và bệnh phó thương hàn trên đàn vịt nuôi tại hải phòng

39 689 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 364 KB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn salmonella và bệnh phó thương hàn trên đàn vịt nuôi trên thế giới và tại thành phố Hải Phòng. Vi khuẩn Salmonella đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay, trong những năm gần đây chúng được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều bởi sự gia tăng của các bệnh ngộ độc thực phẩm ở người mà nguyên nhân chủ yếu là do độc tố của chúng gây ra. Việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella, tỷ lệ nhiễm, vai trò gây bệnh của chúng… đối với đàn gia cầm tại thành phố Hải Phòng là việc làm cần thiết, để từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng, chống bệnh đạt hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi vịt nói riêng phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Ở nước ta cho tới nay những nghiên cứu về Salmonella nói chung và đặc biệt là các chủng Salmonella gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu ở người còn ít được quan tâm.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến vềmọi mặt, bước qua ranh giới lãnh thổ để vươn xa ra thế giới Cùng với sự chuyểnbiến đó, ngành chăn nuôi cũng có những thay đổi vượt bậc, từ sản xuất mang tính

tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất mang tính hàng hoá, không những cung cấpnguồn thực phẩm cho tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước bạn.Thành phố Hải Phòng cũng không nằm ngoài vòng phát triển đó: hàng năm cungcấp một nguồn thực phẩm lớn cho nhu cầu tiêu thụ tại địa phương, trong nước vàxuất khẩu Tuy nhiên, ngành chăn nuôi nước ta nói chung và của Hải Phòng nóiriêng cũng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức, đặc biệt là dịch bệnhnguy hiểm và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế Dịchbệnh trên đàn gia súc, gia cầm thường xuyên xảy ra, bùng phát trên diện rộng, gâythiệt hại không nhỏ Đồng thời lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập vàocòn lớn hơn nhiều lần so với lượng thực phẩm chúng ta xuất đi các nước bạn Mộtcâu hỏi đặt ra trước tình hình này là tại sao ngành chăn nuôi nước ta lại chưa pháttriển, tại sao nguồn thực phẩm chúng ta cung ứng cho thị trường lại không đáp ứngđược nhu cầu tiêu thụ? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta phải kiểm tra, xem xétlại thực trạng ngành chăn nuôi nước ta nói chung và tại Hải Phòng nói riêng để tìm

ra giải pháp phù hợp

Qua nhiều năm phát triển, ngành chăn nuôi đã trải qua nhiều thăng trầm,gian khó, thành công có mà thất bại cũng nhiều, đã khẳng định vai trò quan trọngtrong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung Đếnnay, trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu lại càng khẳng định vai trò to lớncủa ngành nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản.Thành phố Hải Phòng xác định, nông nghiệp là ngành cứu cánh cho kinh tế địaphương trong tình hình khủng hoảng, suy thoái kinh tế như hiện nay Chính vì vậy,phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó có chăn nuôi là một yêu cầu cần thiết

Vịt là loài thuỷ cầm có tính thích nghi cao với các điều kiện sinh thái, thíchhợp cho việc chăn thả ở những nơi có nguồn nước để tìm kiếm thuỷ động vật và

Trang 2

thóc lúa rơi vãi sau thu hoạch Những năm gần đây, chăn nuôi vịt thịt phát triểnmạnh, tuy nhiên, điều kiện nuôi vịt cần có nước là môi trường rất thuận lợi cho

việc phát triển bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó Salmonella có vai trò quan trọng

về dịch tễ, là một hạn chế đáng kể trong việc phát triển mạnh giống gia cầm này

Hầu hết các sản phẩm chăn nuôi vịt đều bị vấy nhiễm Salmonella ở các mức độ

khác nhau

Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã kết luận Salmonellosis là

bệnh chung của nhiều loài vật nuôi và gây bệnh cho cả con người Nhằm đảm bảo

an toàn cho người tiêu dùng, tiêu chuẩn qui định đối với Salmonella là không được

có bất kỳ 1 type Salmonella nào trong 25 gam sản phẩm được thực hiện ở hầu hết

các quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, tiêu chuẩn này cũng được quy định trongTCVN 7046-2002 Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta gia nhập tổ chứcthương mại thế giới (WTO) thì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có gia

cầm và thịt gia cầm sạch bệnh nhất là sạch Salmonella là một yêu cầu cấp thiết

Vi khuẩn Salmonella đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay, trong những

năm gần đây chúng được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều bởi sự gia tăng củacác bệnh ngộ độc thực phẩm ở người mà nguyên nhân chủ yếu là do độc tố của

chúng gây ra Việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella, tỷ lệ nhiễm, vai trò gây bệnh

của chúng… đối với đàn gia cầm tại thành phố Hải Phòng là việc làm cần thiết, để

từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng, chống bệnh đạt hiệu quả cao, góp phầnthúc đẩy chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi vịt nói riêng phát triển bền vững,tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có sức cạnh tranh cao trên thị trường

Ở nước ta cho tới nay những nghiên cứu về Salmonella nói chung và đặc biệt là

các chủng Salmonella gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu ở người còn ít được quan tâm

Tại Hải Phòng chăn nuôi vịt trong những năm gần đây vẫn được duy trì vàphát triển trong các hộ gia đình và trang trại góp phần tăng thu nhập kinh tế chocác nông hộ Tuy nhiên, ngoài một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm giacầm, viêm gan thì đàn thủy cầm nuôi tại Hải Phòng còn bị tổn thất nhiều donhiễm bệnh Phó thương hàn

Trang 3

hành nghiên cứu: “Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella và bệnh do Salmonella gay ra trên đàn vịt nuôi tại Hải Phòng”.

2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 3 tháng

3 Phạm vi nghiên cứu

- Thu thập thông tin và tài liệu về vi khuẩn Salmonella và bệnh PTH vịt: Tại

Cục thú y, Trung tâm chẩn đoán thú y TW, Viện Thú y Quốc gia, Trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội, trên mạng Internet, tài liệu, sách

- Điều tra đánh giá tình hình bệnh PTH vịt tại các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng,Kiến thụy, Thủy Nguyên qua mẫu phiếu điều tra, mỗi huyện 100 phiếu điều tra (32 chỉtiêu)

- Tổng hợp kết quả điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng bệnh PTH vịt tạiHải Phòng

4 Đối tượng nghiên cứu

- Bệnh PTH vịt trên thế giới;

- Bệnh PTH vịt tại Hải Phòng;

- Điều kiện chăn nuôi vịt tại Hải Phòng (4 huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, KiếnThuỵ, Thuỷ Nguyên)

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin về vi khuẩn Salmonella và bệnh PTH vịt từ Trung tâm

chẩn đoán thú y Trung ương, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Thú yQuốc gia, Cục Thú y; qua tài liệu, sách, Internet

- Lấy ý kiến các chuyên gia: Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua văn bản

Trang 4

Phương pháp điều tra

Điều tra theo mẫu phiếu điều tra với hình thức phỏng vấn trực tiếp từng hộchăn nuôi, cán bộ thú y cơ sở

Triển khai 400 phiếu điều tra về tình hình bệnh PTH vịt tại các huyện, quận:Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Kiến Thụy, c th :ụ thể: ể:

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:

- Phần mềm xử lý Win Episcope 2.0; Bảng tương liên 2x2;

- Bảng tính Excel 2003;

- Thống kê sinh học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella

Trang 5

Nghiên cứu, phát hiện Salmonella và bệnh do chúng gây ra, cùng với các

bệnh dịch tả, lao, nhiệt thán, thương hàn đã được bắt đầu nghiên cứu cách đây trên

120 năm trong lĩnh vực vi sinh vật y học Năm 1880, trực khuẩn thương hàn lầnđầu tiên được Eberth quan sát và phát hiện từ lá lách và hạch bạch huyết màng treocủa người tử vong bởi bệnh Thương hàn Và năm 1881, Robert Koch đã thànhcông trong việc nuôi dưỡng vi khuẩn, nhưng chưa tìm ra được những căn cứ chắcchắn để phân biệt vi khuẩn thương hàn với các vi khuẩn đường ruột khác Sau đó

năm 1884 Gaffky đã nuôi cấy thành công vi khuẩn Loài vi khuẩn S typhi lúc đầu được gọi với các tên như Bacillus typhous, Bacterium typhi và Eberthella typhy typhosa Còn tên giống Salmonella được Lignires sử dụng đặt cho trực khuẩn gây bệnh dịch tả “Hog-cholera bacillus” vào năm 1900 (Selbitz và cs, 1995)[39].

Năm 1896, người ta đã tìm ra được mối liên hệ gây bệnh giữa động vật vàngười qua việc phát hiện sự tương đồng về kháng huyết thanh sinh ra khi tiêmchủng kháng nguyên cho động vật và ở người bị mắc thương hàn

Tên của loài vi khuẩn quen thuộc đối với chúng ta ngày nay là S cholerae suis, lần

đầu xuất hiện trong báo cáo năm của phòng Chăn nuôi Công nghiệp Mỹ năm 1885với sự nhìn nhận nhầm lẫn cho là tác nhân gây bệnh dịch tả lợn (Barnes D.M vàSorensen K.D, 1975)[29] D.E Salmon lúc bấy giờ là trưởng phòng nghiên cứu, vìvậy mà tên ông được lấy để đặt tên cho vi khuẩn mới này

Những năm tiếp theo, các nhà khoa học tiếp tục phân lập được vi khuẩn nàygây bệnh ở người, tìm thấy vi khuẩn trong thịt bò, trong chuột bạch…

Năm 1934, theo đề nghị của hội nghị các nhà sinh vật học quốc tế, để kỷniệm người đầu tiên tìm ra vi khuẩn là Salmon, tên chính thức của loài vi khuẩn

này được đặt là Salmonella (Nguyễn Như Thanh, 2001)[27]

Vi khuẩn Salmonella được tìm thấy ở tất cả các nước trên khắp thế giới ở

trong động vật khoẻ cũng như động vật ốm

Năm 1987, Clark MA, Barret EL đã nghiên cứu về gen PHS và khả năng

sản sinh sunfua hydro của vi khuẩn Salmonella typhimurium đã chỉ ra rằng hầu hết các loài Salmonella sản sinh ra sunfua hydro đều có thể dễ dàng phát hiện trong

môi trường có chứa sulfat sắt, ví dụ như môi trường TSI Và khi nghiên cứu về

Trang 6

Salmonella ở cấp độ cấu trúc phân tử L Le Minor, Popoff MY (1987) đã chỉ ra rằng vi khuẩn Salmonella chỉ có 1 loài, Salmonella Enterica.

Năm 1988, A.Gartner ở Jena (Đức) đã xác định được nguyên nhân gây viêmruột người do ăn phải thịt bò chết ở Frankenhausen (Đức) là vi khuẩn, lúc đó được

gọi là Bacillus enteritidis (nay là S.enteritidis); căn cứ vào tên người phát hiện ra vi

khuẩn, cũng như nơi mà vi khuẩn gây bệnh; trong một khoảng thời gian dài loài vi

khuẩn S enteritidis được gọi là trực khuẩn Gartner với các tên khác nhau như Gartner - bacillus hoặc Typus Gartner Jena Năm 1889 và 1890 tại Viện vệ sinh

trường Đại học Greiswald (Đức) do F.Loeffler phụ trách đã xảy ra dịch bệnh gâythiệt hại nghiêm trọng đối với chuột thí nghiệm Nguyên nhân do loài vi khuẩn lúc

đó được gọi tên là Bacillus typhimurium Năm 1891, C.O Jensen đã tách được S dublin từ bệnh phẩm của bê bị bệnh tiêu chảy Cùng năm đó loài S typhimurium được phát hiện ở Greiswald và Breslau Năm 1900, tên giống Salmonella được Lignieres sử dụng đặt cho trực khuẩn gây bệnh dịch tả “Hogcholera bacillus” Lúc đầu tất cả các bệnh ở gia súc do Salmonella gây ra được gọi chung một tên là bệnh PTH “Paratyphus” Cho đến năm 1914 có tổng cộng 12 loài vi khuẩn được mô tả

và xếp vào giống Salmonella Trong những năm 30 (thế kỷ XX) số lượng loài Salmonella đã tăng lên nhanh chóng Năm 1926, White đã có những công trình nghiên cứu về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella, bắt đầu một thời kỳ khoa

học mới về giống vi khuẩn này F.Kauffmann tiếp tục thành công trong nhữngnghiên cứu sau đó và đã thiết lập được bảng kháng nguyên đầu tiên vào năm 1934,

làm nền tảng cho việc tra cứu Bảng kháng nguyên vi khuẩn Salmonella được gọi

tên là bảng phân loại Kauffmann - White đã thường xuyên được Trung tâm hợp tác

của WHO về nghiên cứu Salmonella tại Viện Pasteur - Pari bổ sung và công nhận.

Cùng năm đó, hai nhà bác học đã thiết lập được bảng cấu trúc kháng nguyên đầutiên đặt tên là bảng phân loại Kauffmann-White Từ đó đến nay, bảng cấu trúc

kháng nguyên của Salmonella luôn luôn được bổ sung Năm 1993 đã có 2375 type Salmonella được định danh Đến năm 1997 con số type Salmonella đã lên đến

3000 Năm 1998 có thêm 6 type khác được bổ sung Như vậy giống Salmonella

Trang 7

Việc nghiên cứu chi tiết từng loài Salmonella gây bệnh cho từng loại vật

nuôi cũng đã được nhiều tác giả thông báo

Sorrells, KM, Speck ML và JA Warren (1970) nghiên cứu khả năng gây

bệnh của vi khuẩn Salmonella ganliinarumsau khi làm yếu vi khuẩn bằng cách

ngăn chặn quá trình chuyển hoá của vi khuẩn ở nhiệt độ đóng băng cho thấy không

có sự khác biệt về khả năng gây bệnh giữa vi khuẩn bị làm yếu và vi khuẩn không

bị làm yếu đi (ở độ tin cậy 95%)

Janda JM, Abbott SL (2006) Khi nghiên cứu về họ vi khuẩn đường ruột đã

chỉ ra rằng hiện nay, có hai loài Salmonella được công nhận là Salmonella enterica và Salmonella bongori, với sáu phân loài chính: enterica (I), salamae (II), arizonae (IIIa), diarizonae (IIIB), houtenae (IV), và indica (VI)

Mermin J, Angulo FJ (1997), nghiên cứu về các loài bò sát ở Mỹ cho thấy

rùa, rắn, cự đà, ếch là nguồn mang mầm bệnh Salmonella.

Gantois và cs (Tháng 7/2009) nghiên cứu về cơ chế xâm nhiễm vào trứng

của Salmonella có nhận xét: vi khuẩn có thể từ môi trường xâm nhập vào hoặc

trong quá trình đẻ trứng do cơ quan sinh dục của gà mẹ bị nhiễm trùng; sau khixâm nhập vào trứng, vi khuẩn phải đối phó với các yếu tố kháng khuẩn trong mànglòng trắng trứng và vitelline (màng lòng đỏ) trước khi xâm nhập được vào lòng đỏ

Humphrey, TJ (1994) nghiên cứu sự nhiễm vi sinh vật ở vỏ và trong lòng

trứng cho biết có thể tìm thấy Salmonella enteritidis ở vỏ ngoài và lòng đỏ trứng

của đàn gà mẹ bị bệnh sinh sản Okamura, Masashi và cs (2001) nghiên cứu sự

khác nhau trong số sáu Serovars Salmonella trong khả năng xâm chiếm bộ phận

sinh sản và gây ô nhiễm trứng gà mái cũng cho biết: khi thử nghiệm gây nhiễm 6

serovar Salmonella: Salmonella enteritidis, Salmonella typhimurium, Salmonella infantis, hadar Salmonella, Salmonella Heidelberg, hoặc Montevideo Salmonella cho gà đẻ thì phát hiện 7% mẫu trứng thu được bị nhiễm Salmonella enteritidis, cho thấy ô nhiễm trứng từ truyền transovarian của S enteritidis Gast và cs (tháng

8 năm 2010) cũng cho biết tần số của sự xâm nhập của vi khuẩn Salmonella enteritidis vào lòng đỏ trứng từ gà mái khoảng 30-58% và nồng độ trung bình của

vi khuẩn Salmonella enteritidis ở lòng đỏ khoảng từ 0,8 đến 2,0 log10 cfu/mL.

Humphrey, TJ, A Whitehead, AHL Gawler, A Henley và B Rowe (1991) khi

Trang 8

kiểm tra số lượng Salmonella enteritidis trong trứng bị ô nhiễm từ 5700 con gà mẹ

của 15 đàn gà đã phát hiện 32/5700 trứng bị nhiễm ở vỏ hoặc trong lòng trứng(chiếm tỷ lệ 0,6%)

Stokes, JL, Osborne, HG Bayne (1956), nghiên cứu về sự xâm nhập và tăng

trưởng của vi khuẩn Salmonella trong trứng cho biết: "Thông thường, các ống dẫn

trứng của gà mái là vô trùng và do đó vỏ và toàn bộ trứng không có nhiễm vi sinh

vật Tuy nhiên khi buồng trứng và ống dẫn trứng bị nhiễm Salmonella thì trứng đẻ

ra sẽ bị nhiễm Salmonella.

Năm 1972, tại nước Anh đã tìm thấy vi khuẩn Salmonella có trong phân lợn

là 9,9% số mẫu kiểm tra; năm 1973, tiếp tục phát hiện Salmonella trong hạch ruột lợn ốm là 7,3% Tại Mỹ, năm 1984 đã xét nghiệm thấy Salmonella trong máu lợn chết là 4,3% Năm 1989, Hungari công bố tỷ lệ mẫu phân lợn có Salmonella tới

48% (Wilcock và Schwartz, 1992) [42]

Barnes và Sorensen (1975)[29]; Wilcock và Schwartz (1992)[42]; Selbitz và

cs, (1995)[39]; Laval A (2000)[15] đều cho biết bệnh PTH cấp tính ở lợn con do S cholerae suis var kunzendorf gây ra; bệnh viêm ruột mãn tính do S typhimurium Gây bệnh chủ yếu ở trâu, bò là S dublin, S enteritidis Các loài S abortus ovis, S montevideo, S dublin, S anatum gây bệnh ở cừu S abortus equi là tác nhân chính gây bệnh cho ngựa Còn ở gia cầm và chim chủ yếu do S pullorum-.ganliinarum,

S typhimurium, S enteritidis gây ra.

Tại Mỹ rất nhiều công trình nghiên cứu về các chủng Salmonella gây bệnh

cho gia cầm đã được công bố Williams và cs, (1976)[43] đã nghiên cứu các biện

pháp chẩn đoán phát hiện S typhimurium ở gia cầm.

Tại các nước Đông Nam Á, Bela Toth (1985)[25] một chuyên gia thú y của

FAO đã dành nhiều năm nghiên cứu về bệnh của vịt cho biết bệnh do Salmonella

gây trên vịt xảy ra ở hầu khắp thế giới và tỷ lệ thay đổi từ 1 - 60% Trong một ổdịch thường thấy vịt chết ngay từ những ngày đầu sau khi đưa ra khỏi lò ấp, vịt ởmọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, tuy nhiên triệu chứng lâm sàng thường

chỉ thấy ở vịt con Đã có những nghiên cứu về các chủng Salmonella gây

Trang 9

tự nhiên xảy ra trên vịt con và vịt đẻ Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận thấy rằng

vịt có sức đề kháng với Salmonella cao hơn so với gà S typhimurium và S enteritidis đựơc coi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cho vịt Tại Thái Lan, đã phân lập được S typhimurium từ các ổ dịch tự nhiên xảy ra trên vịt.

Vai trò gây bệnh của Salmonella đối với gia cầm được đề cập từ đầu thế kỷ

XX, tuy nhiên triệu chứng bệnh đã được mô tả sớm hơn nhiều Vào năm 1888 một

vụ dịch xảy ra ở Anh tại một cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp đã gây chết 400 con.Lúc bấy giờ người ta nghi đây là bệnh dịch tả gà, ngay sau đó Klein phân lập được

căn bệnh và đặt tên là Bacillus ganliinarum Một vài năm sau Lucet ở Pháp, Pfeiler

và Rhese ở Đức cũng mô tả căn bệnh tương tự Cho đến năm 1892, Loeff đã gọi

Bacterium typhimurium là vi trùng gây bệnh chủ yếu của bệnh thương hàn ở gia

cầm Từ năm 1933 đến năm 1956 tại Anh đã có rất nhiều tác giả để tâm nghiên cứu

về bệnh này Hầu hết các loài gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và bồ câu

đều bị nhiễm Salmonella ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nhiễm thay đổi từ 1 - 9,8% (Nagaraja

và cs, 1991)[36]

Nhờ có sự tiến bộ của khoa học như kính hiển vi điện tử, công nghệ gen Việc

nghiên cứu vi khuẩn Salmonella liên tục được các nhà khoa học trên thế giới bổ sung,

định danh, phân loại Bảng phân loại của Kauffmann - White bổ sung đến 1993 đã có

2375 type được định danh Còn cho biết bộ gene “genom” của Salmonella được

nghiên cứu tương đối kỹ Cho đến nay ít nhất đã chứng minh được 750 gene, trong

đó có 680 gene đã có trong bản đồ gene (Selbitz và cs, 1995)[39] Năm 1997, sốtype đã lên đến 3000 (Plonait và Birkhardt, 1997)[37] Năm 1998, lại thêm 14 type

Salmonella được công nhận và bổ sung các đặc tính.

Như vậy, trong ngành vi sinh vật, vi khuẩn Salmonella đã gây được sự chú ý cao

và có nhiều nghiên cứu cơ bản với mục tiêu tìm ra những biện pháp có hiệu quả để

ngăn chặn và đẩy lùi bệnh do Salmonella gây ra ở động vật và người.

1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước

Salmonella là vi khuẩn gây ra quá trình bệnh lý đường tiêu hoá cho nhiều

loài vật nuôi Do vậy, để phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao góp phần bảo vệ đànvật nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm,

Trang 10

bảo vệ sức khoẻ con người thì nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella toàn diện là yêu

cầu hết sức cần thiết

Ngay từ những năm 1951 - 1953, viện Pasteur Sài Gòn đã phân lập được

6 type Salmonella ở người và 35 type Salmonella ở lợn tại lò giết mổ Năm 1963,

Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội kiểm tra và phát hiện 6,3% mẫu phân của công

nhân giết mổ và 22% mẫu thịt lợn nhiễm Salmonella, với phần lớn là các type

thuộc nhóm E (Nguyễn Quang Tuyên, 1996)[26]

* Salmonella ở lợn:

Nghiên cứu Salmonella ở lợn có công trình của Phùng Quốc Chướng (1995)

[6], Trần Xuân Hạnh (1995)[9], Hồ Văn Nam và cs, (1997)[18], Cù Hữu Phú

và cs, (2000)[21], Đỗ Trung Cứ và cs, (2001)[5], Nguyễn Bá Hiên (2001)[11], ĐặngXuân Bình và cs, (2010)[3], Trịnh Tuấn Anh và cs, (2010)[2]

Trần Xuân Hạnh (1995)[9] khi phân lập vi khuẩn Salmonella trên lợn ở tuổi

giết thịt tại lò mổ ở thành phố Hồ Chí Minh (nguồn lợn từ 6 tỉnh: Minh Hải (nay là

2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau), Hậu Giang, Đồng Nai, Tiền Giang, Ninh Thuận, BìnhThuận và Thành phố Hồ Chí Minh) đã cho biết 20,82% mẫu hạch màng treo ruột,

11,28% mẫu phân có Salmonella.

Phùng Quốc Chướng (1995)[6] trong thời gian 5 năm (1989-1994) xétnghiệm một lượng lớn mẫu phân lợn lấy từ 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai,

Kon Tum, Lâm Đồng) cho biết tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella ở các vùng khác

nhau, ở lợn các lứa tuổi và theo các mùa trong năm là khác nhau Kết quả nghiên

cứu cho thấy lợn nuôi tại Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm Salmonella 24,83%; 15% số

mẫu thức ăn thừa trong máng ăn, 30% số mẫu nước rửa chuồng tại trại nhiễm

Salmonella Tác giả đã theo dõi biến động số lợn nhiễm Salmonella ở lợn khoẻ và

ở lợn bị tiêu chảy

Hồ Văn Nam và cs (1997)[18] nghiên cứu sự phân bố của Salmonella trong

cơ thể lợn bị bệnh PTH; đã tiến hành gây viêm ruột cho 12 lợn sau cai sữa bằngcách cho uống nước muối và sau 10 giờ cho uống thêm 5 ml canh trùng

Salmonella Sau 4 - 7 ngày lợn sốt (40 - 410C), ỉa chảy phân khắm; chứng tỏ viêmruột ở giai đoạn nhiễm trùng Và tiến hành xét nghiệm vi khuẩn 12 lợn trên, 100%

Trang 11

bệnh phẩm lấy ở ruột; 85,71% đến 100% bệnh phẩm là hạch lâm ba, gan, lách có

Salmonella cả thể cấp tính và mãn tính.

Cù Hữu Phú và cs (2000)[21] nghiên cứu Salmonella trong bệnh tiêu chảy ở

lợn 35 ngày đến 4 tháng tuổi nuôi xung quanh Hà Nội cho biết 80% mẫu phân lợn

tiêu chảy có nhiễm Salmonella Xác định đặc tính sinh học, khả năng sản sinh độc

tố đường ruột của các chủng Salmonella phân lập được; các tác giả đã chế thử

nghiệm autovacxin phòng bệnh tiêu chảy cho lợn, kết quả đạt 89,22% lợn đượcphòng bệnh sau 4 tháng tiêm phòng

Nghiên cứu vi khuẩn Salmonella gây bệnh Phó thường hàn lợn ở một số tỉnh

miền núi phía bắc, Đỗ Trung Cứ và cs, (2001)[5] cũng công bố những kết quảtương tự; ngoài ra các tác giả đã cho biết ở lợn bệnh vi khuẩn được tìm thấy nhiềunhất là ở hạch ruột (94,59%) và ít nhất là ở thận (20,08%)

Theo Đặng Xuân Bình, Dương Thùy Dung (2010)[3] nghiên cứu

Salmonella trên thịt lợn tươi được thu thập tại các chợ khu vực trung tâm thành

phố Thái Nguyên từ 5/2009 đến 4/2010 chiếm từ 10% đến 19,5% mẫu thịt nhiễm

Salmonella không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

Trịnh Tuấn Anh và cs (2010)[2] nghiên cứu Salmonella trong bệnh tiêu chảy

ở lợn 1 ngày đến 90 ngày tuổi nuôi tại Thái Nguyên Qua xét nghiệm 516 mẫu

phân và bệnh phẩm lợn bệnh có 83 mấu nhiễm Salmonella spp (chiếm tỷ lệ

16,08%)

* Salmonella ở trâu, bò:

Nguyễn Quang Tuyên (1996)[26] nghiên cứu đặc tính một số chủng

Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé ở các địa phương Phù Đổng (Hà Nội), Ba

Vì (Hà Tây) và Bắc Thái (Thái Nguyên và Bắc Kạn ngày nay) đã có những nhận xét

về triệu chứng lâm sàng, bệnh lý của bê, nghé bị bệnh Tác giả đã xét nghiệm mẫu

bệnh phẩm, khảo sát các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được và chế tạo chế

phẩm sinh học cho uống, tạo miễn dịch tại chỗ, ngăn cản sự bám dính của

Salmonella, phòng bệnh có hiệu quả.

Trang 12

Nguyễn Văn Quang (1998)[22] có công trình nghiên cứu mang tính bao quát

về một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp và vai trò của Salmonella trong hội chứng

tiêu chảy của bò, bê ở một số tỉnh Nam Trung Bộ

* Salmonella ở gia cầm:

Bệnh PTH gia cầm được Nguyễn Vĩnh Phước (1974)[20] đề cập đến từnhững năm đầu của thập kỷ 70 Từ đó đến nay bệnh đã xuất hiện ở nhiều cơ sởchăn nuôi gia cầm trong cả nước Trong những năm gần đây có rất nhiều tác giả

nghiên cứu căn bệnh do Salmonella trên gà công nghiệp.

Trần Thị Hạnh và cs (1999)[8] nghiên cứu tình trạng nhiễm Salmonella tại

các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp, đã xác định vi khuẩn ở thức ăn hỗn hợp, nướcuống, nước thải, chất độn chuồng, vỏ trứng và lòng đỏ trứng Kết quả cho thấy tỷ

lệ nhiễm Salmonella cao nhất ở chất độn chuồng (80,00%); thấp nhất là vỏ trứng

và lòng đỏ trứng (18,29%)

Nguyễn Bá Hiên (2001)[11] đã cho biết kết quả phân lập vi khuẩn thườnggặp trong đường ruột, biến động các loài vi khuẩn khi gia súc bị tiêu chảy, đặc biệt

là tình trạng bội nhiễm Salmonella.

1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh Phó thương hàn vịt

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi thế giới,đáp ứng nhu cầu về thịt và trứng ngày càng cao của con người, trong đó Châu Âu,Châu Mỹ cung cấp 65% sản lượng thịt gà và Châu Á cung cấp 86,2% sản lượngthịt thủy cầm (FAO, 2009) Chất lượng nguồn thực phẩm đã được quan tâm chútrọng bởi nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt

có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người như thực phẩm bị nhiễm E.coli, Salmonella, Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự hiện diện

của các tác nhân gây bệnh này trong thực phẩm cũng như trong chăn nuôi, đặc biệt

là trong sản phẩm thủy cầm – một trong những nguồn thực phẩm dễ nhiễm

Salmonella.

* Ở Đài Loan:

Trang 13

Nghiên cứu về sự lưu hành và tính mẫn cảm với thuốc kháng sinh của

Salmonella ở vịt đã phân lập được 10 chủng Salmonella là: S potsdam (31,9%), S.dusseldorf (18,7%), S.indiana (14,3%), S.typhimurium (7,7%), S.hadar (5,5%), S.newport (4,4%), S.derby (4,4%), S.montevideo(2,2%), S schwarzengrund (2,2%)

và S asinnine (1,1%) Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ phân lập được Salmonella ở

vịt dưới 15 ngày tuổi cao hơn so với các nhóm tuổi khác và xác định được cáckháng sinh mẫn cảm với vi khuẩn phân lập được là Amikacine, Amoxycyclin,Ceftraxin, Cephalothin, Ceprofloxacine, Norfloxacine, Ofloxacine, Polymycin B(Tsai và cs (2005)[40])

Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt, ngỗng và giữa

các lứa tuổi có sự khác nhau: ở vịt 1 tuần tuổi là 37,5%; ở vịt 4 tuần tuổi là 1%; ởngỗng 1 tuần tuổi là 5,2%; ở ngỗng 4 tuần tuổi là 12,1% Nghiên cứu cũng cho biết

vịt kháng với Salmonella Typhimurium tăng theo tuổi (Yu C.Y, (2008) [33]).

* Ở Malaysia:

Khi nghiên cứu xác định tỷ lệ và kháng kháng sinh của Salmonella trên đàn

vịt nuôi và môi trường chế biến biến thịt tại Penang, Malaysia từ tháng 8 năm 2009

đến tháng 10 năm 2010, đã phân lập được Salmonella ở 125/531 mẫu kiểm tra, chiếm tỷ lệ 23,5% và thuộc 10 loài Salmonella, cụ thể là S typhimirium (29,6%),

S enteritidis (12,0%), S ganliinarum (2,4%), S braenderup (12,0%), S albany (11,2%), S hadar (20,8%), S derby (6,4% ), S.weltevreden (1,6%), S newbrunswick (3,4%) và S london (0,8%) Kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy 100% loài Salmonella phân lập được mẫn cảm với Cephalothin, Gentamicin,

Ceftriaxone và kháng với Erythromycin Nghiên cứu cũng khẳng định vịt nên đượccoi là một nguồn quan trọng của các tác nhân gây bệnh truyền qua thực phẩm(Frederick, (2011)[34])

Một nghiên cứu khác về các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, viêm dạ dạ ruột ở

vịt bao gồm Campylobacter, Salmonella, and Listeria monocytogenes cho thấy:

Tỷ lệ nhiễm Salmonella trung bình là 19,9% ( dao động từ 3,3-56,9%), ở thịt vịt và

các bộ phận 28,4% (dao động từ 4,4-75,6%), ở vịt nuôi và xử lý môi trường 32,5%

(dao động từ 10,5-82,6%) Tỷ lệ nhiễm Campylobacter trung bình là 53% (dao

động từ 0-83,3%), ở thịt vịt và các bộ phận 31,6% (dao động từ 12,5-45,8%), ở vịt

Trang 14

nuôi và xử lý môi trường 94,4% (92-96,7%) Tỷ lệ nhiễm Listeria monocytogenes

rất hiếm (Frederick Adzitcy, (2012)[35])

* Tại Thái Lan:

Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vỏ trứng và lòng trứng của vịt đã phát

hiện tỷ lệ nhiễm ở ngoài vỏ trứng là 12,4%, ở lòng trứng là 11%, ở cả ngoài vỏ vàlòng trứng là 0,2%; đồng thời xác định được 23 type huyết thanh khi phân lập

Salmonella, trong đó các type phổ biến là Salmonella typhimurium, S cerro, S tennessee, S amsterdam, S agona và S infantis với các tỷ lệ tương ứng là 5,5%,

4,1%, 2,8%, 2,1%, 1,4% và 1,1% (Saitanu K, (1994)[38])

* Tại Mỹ:

Hai đợt dịch do vi khuẩn Samonella gây ra trên người năm 1999 được đánh

giá là có liên quan đến gà con và đàn vịt chăn nuôi tại Michigan và Missouri.Chính quyền đã khuyến cáo phải rửa tay kỹ lưỡng sau khi tiếp xúc với gà và vịt,đặc biệt là trẻ em (Bidol, S, 1999, [31])

Nghiên cứu phân lập xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tại các trang

trại chăn nuôi gia cầm và sau khi vận chuyển và chế biến sản phẩm thịt gia cầm

cho biết: không được Salmonella lập từ gà sao, chim cút, nhưng xác định được một vài mẫu dương tính ở vịt và bồ câu con, chủ yếu là S Typhimurium (BA

McCrea, (2006)[28])

* Tại Anh:

Khi nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và kháng kháng sinh của

Campylobacter và Salmonella phân lập từ thịt gia cầm bán lẻ tại Anh trong thời gian 2003-2005 cho biết tỷ lệ thịt gia cầm thường xuyên bị nhiễm với Salmonella

là 6,6% Trong đó, thịt vịt nhiễm cao nhất (29,9%), thịt gà (5,6%), Gà Tây (5,6%),

và thịt gia cầm khác (8,6%) Salmonella Enteritidis được phân lập là chủ yếu Tỷ lệ

kháng kháng sinh ở vịt là 13,6% (Christine L Little, (2008)[32])

Trang 15

Khi nghiên cứu về sự nhiễm Salmonella ở vịt nuôi thương phẩm; thí nghiệm

nghiên cứu về độc tính, số lượng nhiễm và sự đề kháng tại đường ruột cho thấy:

trong vòng 36 giờ sau nở, vịt có khả năng miễn nhiễm với các chủng Salmonella typhimurium, S enteritidis và S ganliinarum và khi nhiễm S typhimurium, S enteritidis, S heidelberg, S orion qua đường uống trong vòng 2 ngày sau nở có thể

bài thải vi khuẩn qua phân đến ít nhất 6 tuần (Barrow và cs, 1999[30])

* Tại Bỉ:

Nghiên cứu phân lập xác định sự lưu hành và kháng thuốc của vi khuẩn

Salmonella ở 100 đàn vịt trên chín trang trại trong vòng 32 tháng đã phân lập được

95 chủng Salmonella thuộc 11 typ huyết thanh, trong đó phổ biến nhất là S Indiana (42,1%) và S Regent (36,8%), trong khi đó S Typhimurium và Enteritidis

chỉ phân lập được một lần (1,1%) Nghiên cứu cũng cho thấy 100% các chủng

Salmonella phân lập được đều kháng ít nhất với 2 loại kháng sinh, và 21,6% các

chủng kháng với trên 5 loại kháng sinh (A Flament, (2012)[27])

* Tại Trung Quốc:

Nghiên cứu xác định sự lưu hành và kháng kháng sinh của vi khuẩn

Salmonella ở vật nuôi từ năm 2008 – 2009 đã phân lập xác định được 15 chủng Salmonella, trong đó chủ yếu là các chủng S Senftenberg (29,4%), S Typhimurium (17,8%), S Pullorum (17,2%) và S Enteritidis (11,1%) Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở vịt là 5,3%, phân lập xác định được 6 chủng là S Senftenberg (6,7%), S Typhimurium (26,7%), S Enteritidis (13,3%), S Newpot (20%), S Saintpaul (20%), S Tshiongwe (13,3%) Các chủng Salmonella phân lập được ở

vịt kháng với các loại kháng sinh Nalidixic axid, Carbenicillin, Tetracycline,Sulfafurazole, Trimethoprim/sulfamethoxazole với tỷ lệ tương ứng là 53,3%,33,3%, 26,7%, 20%, 13,3% và kháng các loại kháng sinh Amoxicillin, Ampicillin,Cefotaxime, Streptomycin, Chloramphenicol với tỷ lệ 6,7% Các loại kháng sinhmẫn cảm được xác định là Gentamycin, Kanamycin, Ciprofloxacin với tỷ lệ

100% Salmonella phân lập ở vịt kháng ít nhất với 1 loại kháng sinh chếm tỷ lệ

80%, kháng với 4-9 loại kháng sinh chiếm 20%, không có chủng nào kháng vớitrên 9 loại kháng sinh ( Z.M.Pan, (2010)[44])

1.2.2 Nghiên cứu trong nước

Trang 16

Việt Nam là nước có chăn nuôi vịt phát triển, với tổng đàn vịt tăng nhanhqua các năm: năm 1990 tổng đàn vịt là 23.636.400 con, năm 1994 tổng đàn vịt là32.041.200 con, năm 1997 tổng đàn vịt là 39.983.100 con, đứng thứ 4 thế giới sauTrung Quốc, Pháp, Thái Lan (Nguyễn Duy Hoan, (1999) [13]) và năm 2009 tổngđàn vịt là 84.000.000 con, đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc (2009, FAO).Những năm 90 chăn nuôi vịt chủ yếu tập trung ở Đồng bằng Sông Cửu Long(44,2%), ở miền núi và trung du phía bắc chiếm 13,3%, ở Đồng bằng Sông Hồngchiếm 12,2%, vùng Tây Nguyên 0,93% với các giống vịt hướng thịt: vịt Bắc Kinh,vịt Anh Đào, vịt Szarvas, vịt C.V Super M; các giống vịt hướng trứng: vịt cỏ, vịtKhali Campbell, vịt Ô môn, vịt CV2000 Layer; các giống vịt kiêm dụng: vịt Bầu,vịt Kỳ Lừa, vịt Bạch Tuyết (Nguyễn Duy Hoan, (1999) [13]) Đến nay chăn nuôivịt đã phát triển mạnh, tập trung chủ yếu ở Miền Bắc và Miền Nam với số lượngtổng đàn tăng nhanh qua các năm: năm 2006, tổng đàn vịt của miền Bắc là34.552.000 con, của miền Nam là 28.031.000 con; năm 2009, tổng đàn vịt củamiền Bắc là 39.709.000 con, của miền Nam là 40.472.000 con (Tổng cục thống kê,2010) Tuy nhiên, số lượng công trình, đề tài nghiên cứu, đánh giá về tình hìnhbệnh dịch trên đàn vịt còn hạn chế, đặc biệt là bệnh PTH trên đàn vịt.

* Tại Tp Hồ Chí Minh:

Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (1999)[17], bước đầu nghiên cứu tình hình

nhiễm Salmonella trên vịt ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận cho

biết tỷ lệ nhiễm là 28,3%;

Nghiên cứu xác định sự lưu hành Salmonella trên đàn vịt CV-SuperM nuôi

tại trại vịt giống Vigova – Tp Hồ Chí Minh, cho biết: Tỷ lệ nhiễm bình quân

chung Salmonella trong mẫu xét nghiệm ở vịt CV- Super M nuôi nhốt trong điều kiện trại giống là 8,88% (dao động từ 3,54 đến 16,19%); Tỷ lệ nhiễm Salmonella

khác nhau ở các loại mẫu xét nghiệm: cao nhất là ở trứng sát, giảm dần theo thứ tựở: vịt con, phân vịt con, phân vịt đẻ, phân vịt hậu bị Phát hiện 3 chủng Serovar

Salmonella là S Typhimurium, S Senftenberg, S Amsterdam trên các mẫu xét

nghiệm Kết quả kháng sinh đồ cho thấy, dùng Amoxilline và Norfloxacine có hiệu

Trang 17

Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên đàn vịt tại 3 huyện Phụng Hiệp, Cờ Đỏ, Ô Môn

là 27%, trong đó tỷ lệ nhiễm ở những con có biểu hiện sốt, bỏ ăn, tiêu chảy là

58,7% Điều kiện chăn nuôi không đảm bảo có nguy cơ vấy nhiễm Salmonella rất

cao, đặc biệt từ môi trường chăn nuôi, nguồn nước, thức ăn, phân, nền chuồng,

(9,2%) Vịt nhiễm chủ yếu 2 chủng là S.typhimurium (17,8%) và S Enteritidis (5,8%) S.typhimurium hiện diện phổ biến hơn, ở cả môi trường chăn nuôi và trên đàn vịt, trong khi đó S Enteritidis chỉ được phát hiện ở vịt có biểu hiện bệnh và phân trên nền chuồng nuôi Salmonella phân lập được đã kháng với phần lớn các

kháng sinh thông dụng như Tilmicosin, Enrofloxacin, Flumequin; Các loại khángsinh còn hiệu lực điều trị là Marbofloxacin, Oxytetracyclin, Fosfomycine,Amikacine Sử dụng hỗn hợp 2 kháng sinh Doxycylin + Neomycin có liệu lực với

Salmonella phân lập được và có thể ứng dụng điều trị Việc phối hợp thêm nữa

một số loại kháng sinh đã có hiện tượng kháng thuốc qua thử nghiệm không nângcao hiệu quả điều trị (Nguyễn Đức Hiền, (2012)[12])

* Tại tỉnh Hậu Giang:

Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ nhiễm Salmonella trên đàn thủy cầm (vịt, vịt xiêm

(ngan), ngỗng) nuôi tại tỉnh Hậu Giang và xác định sự hiện diện của 2 chủng

Salmonella enteritidis và Salmonella typhimurium (liên quan đến ngộ độc thực

phẩm trên người) trong sản phẩm thủy cầm (thịt, trứng) thực hiện từ tháng 03 đến

tháng 11 năm 2011 cho thấy: tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella spp trên đàn thủy

cầm là 19,13%; Trong đó, tỷ lệ nhiễm của vịt là 17,43%; vịt xiêm là 23,44 % vàngỗng là 25% Tỷ lệ nhiễm theo loại mẫu (thân thịt, phân, vỏ trứng, lòng đỏ) lần

lượt là 32,76%, 21,01%, 13,73%, 0,13% Chỉ phát hiện được S enteritidis trên mẫu thịt (3,45%) và mẫu phân (0,72%), không tìm thấy sự hiện diện của S typhimurium trong nghiên cứu này (Trần Ngọc Bích, (2012)[4]).

* Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long:

Nghiên cứu xác định sự lưu hành của vi khuẩn Salmonella trên đàn vật nuôi (lợn, gà, vịt) tại 6 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella

chung là 7,1%, trong đó tỷ lệ nhiễm ở vịt cao nhất 8,7%, ở gà là 7,9% và ở lợn là

5,2% Từ những mẫu thu thập, 80 chủng Salmonella đã được phân lập và 25 phân

loài đã được xác định Serovar chủ yếu là S Javiana, S Derby, và S Weltevreden.

Trang 18

S Javiana và S Weltevreden đã được phát hiện cùng nhau trong lợn, gà, vịt Những kết quả này chỉ ra rằng các phân loài Salmonella phân bố rộng rãi ở động

vật nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam (Tran TP, (2004)[41])

* Tại Hưng Yên:

Tỷ lệ nhiễm chung Salmonella trên đàn vịt là 20,7%, khác nhau ở các huyện

và điều kiện nuôi dưỡng Mùa xuân, hè nhiễm cao hơn mùa thu - đông với tỷ lệ

tương ứng là 23%, 27%, 17,01%; đàn vịt nhiễm chủ yếu Salmonella Typhimurium

và Salmonella Enteritidis tương ứng với tỷ lệ 29,26% và 7,31%; Salmonella Typhimurium, Salmonella Enteritidis có độc lực mạnh, gây chết 100% chuột thí

nghiệm trong vòng 5-24 giờ sau tiêm Kết quả làm kháng sinh đồ cho thấy

Salmonella phân lập được kháng với các loại kháng sinh Tetracyclin, Gentamycin,

Amoxicyclin với tỷ lệ 100%, 86,6% và 66,66% (Trần Văn Thành, (2010)[24])

* Tại Bắc Ninh, Bắc Giang:

Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên đàn vịt là 19,02% Vịt nhiễm chủ yếu 2 chủng

là S.typhimurium (22,8%) và S Enteritidis (8,5%) Salmonella phân lập được cũng

có mức độ đề kháng cao với một số kháng sinh thông dụng (Nguyễn Thị Chinh,(2010)[7])

* Tại Hà Tây trước đây:

Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên đàn vịt là 21%, vịt các lứa tuổi đều nhiễm Salmonella;, trong đó vịt con (1 - 56 ngày tuổi) nhiễm cao nhất (20,97% -

25,42%); vịt đẻ nhiễm thấp hơn (8,78% - 14,4%) (Nguyễn Thị Ngọc Liên (1997)[16])

* Tại Hải Phòng:

Chưa có nghiên cứu đánh giá về tình hình bệnh PTH trên đàn vịt cũng như

sự mẫn cảm với một số kháng sinh thông dụng

1.3 Tình hình Bệnh Phó thương hàn vịt ở Hải Phòng

1.3.1 Thực trạng chăn nuôi vịt nông hộ tại Hải Phòng

Ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi vịt nói riêng của thành phốHải Phòng trong những năm gần đây có những bước phát triển không ngừng cả về

Trang 19

1.309.000 con Tuy nhiên phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng môi trường sống

và thức ăn thức ăn tự nhiên, thức ăn tận dụng vẫn tồn tại Chuồng trại không đảmbảo vệ sinh thú y, mật độ trong chuồng nuôi chật hẹp Con giống thường mua ởchợ hoặc từ xã, nơi khác không đảm bảo chất lượng, Kết quả điều tra thực trạngchăn nuôi vịt nông hộ trên địa bàn nghiên cứu được tổng hợp cụ thể như sau:

1 Vĩnh Bảo 7.590 21,53 11.970 33,96 15.690 44,51 35.250

2 Thủy Nguyên 8.380 18,6 5.420 12,03 31.250 69,37 45.050

3 Tiên Lãng 17.370 23,38 10.970 14,76 45.960 61,86 74.300

4 Kiến Thụy 9.270 18,46 6.960 13,56 34.000 67,69 50.230Tổng cộng 42.610 20,8 35.320 17,24 126.900 61,95 204.830

Ghi chú: d: ngày tuổi; Tỷ lệ % = số con x100/ tổng đàn.

Qua bảng 1 cho thấy: Cơ cấu đàn vịt trên địa bàn nghiên cứu trong thời gianđiều tra là: vịt dưới 15 ngày tuổi 17,24% , vịt trên 15 ngày tuổi 61,95%; vịt đẻcung cấp trứng chiếm 20,80%

* Nguồn cung cấp con giống:

Bảng 2: Nguồn cung cấp con giống

T

Nguồn gốc con giống

Tổngđàn(con)

Tựtúc

Tỷlệ(%)

Mua ởchợ(con)

Tỷ lệ(%)

Mua từđịaphươngkhác(con)

Tỷ lệ(%)

Rõnguồngốc(con)

Tỷ lệ(%)

Ngày đăng: 24/01/2018, 14:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ái.Đ.N, (2004), Quy trình kỷ thuật canh tác lúa vịt vụ Đông Xuân 2004, Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ái.Đ.N, (2004), "Quy trình kỷ thuật canh tác lúa vịt vụ Đông Xuân 2004
Tác giả: Ái.Đ.N
Năm: 2004
2. Trịnh Tuấn Anh, Cù Hữu Phú, Văn Thi Hường, Nguyễn Văn Sửu (2010), Tình hình tiêu chảy ở lợn con và kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella tại một số địa phương tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí KHKT Thú y, tập XVII (4) Tr 41-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Tuấn Anh, Cù Hữu Phú, Văn Thi Hường, Nguyễn Văn Sửu (2010), "Tìnhhình tiêu chảy ở lợn con và kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella tại một sốđịa phương tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Trịnh Tuấn Anh, Cù Hữu Phú, Văn Thi Hường, Nguyễn Văn Sửu
Năm: 2010
3. Đặng Xuân Bình, Dương Thùy Dung (2010), Xác định một số loại vi khuẩn nhiễm trên thịt lợn tại các chợ thành phố Thái Nguyên, Tạp chí KHKT Thú y, tập XVII (4) Tr 49-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Xuân Bình, Dương Thùy Dung (2010), "Xác định một số loại vi khuẩnnhiễm trên thịt lợn tại các chợ thành phố Thái Nguyên
Tác giả: Đặng Xuân Bình, Dương Thùy Dung
Năm: 2010
4. Trần Ngọc Bích (2012), Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thuỷ cầm và sản phẩm thuỷ cầm tại tỉnh Hậu Giang, Tạp chí khoa học 2012:23a 235-242 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Ngọc Bích (2012), "Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thuỷ cầm vàsản phẩm thuỷ cầm tại tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Trần Ngọc Bích
Năm: 2012
5. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2001), Kết quả phân lập và xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonellapp. Gây bệnh Phó thương hàn lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, số 3, Tr. 10-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên (2001), "Kết quả phân lậpvà xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonellapp. Gây bệnh Phóthương hàn lợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
Tác giả: Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguyễn Quang Tuyên
Năm: 2001
6. Phùng Quốc Chướng (1995), Tình hình nhiễm Salmonella ở lợn tại vùng Tây Nguyên và khả năng phòng trị, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phùng Quốc Chướng (1995), "Tình hình nhiễm Salmonella ở lợn tại vùng TâyNguyên và khả năng phòng trị
Tác giả: Phùng Quốc Chướng
Năm: 1995
7. Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Quang Tính, Trần Thị Hạnh (2010), Nghiên cứu một số đặc tính của Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis trên đàn vịt tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XVII (4) Tr. 28-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Quang Tính, Trần Thị Hạnh (2010), "Nghiên cứumột số đặc tính của Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis trênđàn vịt tại Bắc Ninh, Bắc Giang
Tác giả: Nguyễn Thị Chinh, Nguyễn Quang Tính, Trần Thị Hạnh
Năm: 2010
8. Trần Thị Hạnh và cs, (1999), Tình hình ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trong môi trường chăn nuôi gà công nghiệp và sản phẩm chăn nuôi, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, số 1, Tr. 6-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Thị Hạnh và cs, (1999), "Tình hình ô nhiễm vi khuẩn Salmonella trongmôi trường chăn nuôi gà công nghiệp và sản phẩm chăn nuôi
Tác giả: Trần Thị Hạnh và cs
Năm: 1999
9. Trần Xuân Hạnh (1995), Phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella trên lợn ở tuổi giết thịt, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, số 3, Tr. 89-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Xuân Hạnh (1995), "Phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella trên lợnở tuổi giết thịt
Tác giả: Trần Xuân Hạnh
Năm: 1995
10.Trần Xuân Hạnh (1998), Kết quả bước đầu nghiên cứu tình hình nhiễm vi khuẩn Salmonella trên vịt ở Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phụ cận , Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, số 1, Tr. 61-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Xuân Hạnh (1998), "Kết quả bước đầu nghiên cứu tình hình nhiễm vikhuẩn Salmonella trên vịt ở Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phụ cận
Tác giả: Trần Xuân Hạnh
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w