1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận định chế tài chính BUH CLC

16 950 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 167,84 KB

Nội dung

tiểu luận định chế tài chính đề tài ngân hàng thế giớiĐỀ TÀIẢNH HƯỞNG CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAMTrong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanh toán quốc tế, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội… là rất cấp bách, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu chỉ dựa vào tiềm lực sẵn có của đất nước thì không thể giải quyết được những vấn đề này. Vì vậy, muốn đưa đất nước phát triển trên tầm quốc tế chỉ có một cách duy nhất là hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển với mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật.Trong đó Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức tài chính – tín dụng lớn và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trở thành viên của Ngân hàng Thế giới đã và đang đem lại những tác động tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Bài tiểu luận về đề tài “Ảnh hưởng của Ngân hàng Thế giới đến sự phát triển của Việt Nam” sẽ làm rõ hơn về tác động của Ngân hàng Thế giới đến nước ta.

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN Môn: Thị Trường Tài Chính Và Các Định Chế Tài Chính

ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TỚI SỰ

PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

TP HỒ CHÍNH MINH

2017

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC TỪ VỰNG VIẾT TẮT ADB – Ngân hàng Phát triển Châu Á

CPS – Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia

EMCC – Chương trình Hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Nâng cao Khả năng cạnh tranh FDI – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FSAP – Chương trình đánh giá khu vực tài chính

IBRD – Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển

IDA – Tổ chức Phát triển Quốc Tế

IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế

ODA – Hỗ trợ phát triển chính thức

PIR – Cải cách đầu tư công

PRSC – Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo

SAC – Khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu

SIDA – Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thu Swedish Điển

UNDP – Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc

WB – Ngân hàng Thế giới

WTO – Tổ chức Thương mại Thế giới

WTO – Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanh toán quốc tế, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội… là rất cấp bách, nhất là đối với các nước đang phát triển Nếu chỉ dựa vào tiềm lực sẵn có của đất nước thì không thể giải quyết được những vấn đề này Vì vậy, muốn đưa đất nước phát triển trên tầm quốc tế chỉ có một cách duy nhất là hội nhập kinh tế quốc tế Việc gia nhập các tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế

có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển với mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật

Trong đó Ngân hàng Thế giới (World Bank) tổ chức tài chính – tín dụng lớn và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Trở thành viên của Ngân hàng Thế giới đã và đang đem lại những tác động tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Bài tiểu luận về đề tài “Ảnh hưởng của Ngân hàng Thế giới đến sự phát triển của Việt Nam” sẽ làm rõ hơn về tác động của Ngân hàng Thế giới đến nước ta

Trang 5

1 QUAN HỆ VIỆT NAM – WORLD BANK

1.1 Đôi nét về World Bank

World Bank – Ngân hàng Thế giới, là một tổ chức tài chính quốc tế thuộc Liên hợp quốc, bao gồm hai cơ quan phát triển đặc biệt:

− Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (International Bank for Reconstruction and Development – IBRD), có nhiệm vụ giảm đói nghèo ở các nước có thu nhập ở mức trung bình và những nước nghèo có uy tín trong việc vay vốn

− Tổ chức Phát triển Quốc Tế (International Development Association – IDA), có nhiệm vụ tương tự IBRD nhưng tập trung chủ yếu vào các nước nghèo nhất thế giới

Đây không chỉ đơn thuần là ngân hàng theo nghĩa thông thường mà là định chế phát triển của thế giới với 187 nước hội viên, có sứ mạng đấu tranh chống lại đói nghèo với niềm đam mê và tính chuyên nghiệp để đạt được những kết quả thiết thực nhằm giúp người nghèo để họ tự giúp chính mình và cải thiện môi trường sinh sống thông qua việc cung cấp các nguồn lực, chia sẻ tri thức, xây dựng năng lực và thúc đẩy quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư

1.2 Sự hình thành và phát triển của quan hệ Việt Nam – World Bank

Ngày 18/8/1956, Chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam gia nhập Nhóm Ngân hàng Thế giới Sau khi thống nhất đất nước, ngày 21/9/1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên của Chính quyền Sài Gòn tại Nhóm Ngân hàng Thế giới Mối quan hệ này bị gián đoạn và tiếp tục vào năm 1993 do căng thẳng của tình hình quốc tế

Hơn 40 năm mối quan hệ Việt Nam và Nhóm Ngân hàng Thế giới đã trải qua nhiều khúc quanh lịch sử, song khởi đầu từ tinh thần cởi mở và linh hoạt cho những ý tưởng mới đã từng bước đưa mối quan hệ này trở thành đối tác bền chặt dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, nhờ vậy quan hệ Việt Nam - Nhóm Ngân hàng Thế giới đã và đang đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và cuộc đấu tranh chống lại đói nghèo

Trang 6

2 CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CPS) giai đoạn 2012 – 2016: là Chiến lược hỗ trợ

đầu tiên của WB dành cho Việt Nam kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp Đây là Chiến lược được WB xây dựng để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015

Tài trợ cho các chương trình/dự án: Cung cấp các khoản tín dụng cho Việt Nam

tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông và phát triển đô thị, phát triển nông thôn, năng lượng, quản lý tài nguyên nước, cải cách hành chính công, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, và môi trường

Hỗ trợ kỹ thuật và các báo cáo: Các hỗ trợ kỹ thuật của WB dành cho Việt Nam

tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị và xây dựng các dự án do WB tài trợ, phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số ngành và

cơ quan liên quan đến dự án, phối hợp với các bộ ngành soạn thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành cho Việt Nam

Tư vấn chính sách: Trong thời gian qua WB còn hỗ trợ Việt Nam trong việc đưa ra

tư vấn về chính sách giúp Việt Nam hoàn thiện khuôn khổ thể chế trên mọi lĩnh vực và giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Điều phối các nhà tài trợ: Hàng năm, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt

Nam (CG) do WB đồng chủ tọa được tổ chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ cho Việt Nam

Hài hoà hoá thủ tục: WB là một trong những nhà tài trợ đi tiên phong trong việc

tài trợ thông qua các phương thức tiếp cận chương trình, ngành, quốc gia WB cũng tích cực phối hợp với Chính phủ và 5 Ngân hàng trong việc rà soát, đánh giá và triển khai các sáng kiến hài hoà, đơn giản hoá thủ tục nhằm hướng tới việc đẩy nhanh giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn của các dự án ODA

Hỗ trợ ngân sách trực tiếp qua các chương trình phát triển: WB đã tài trợ cho

Việt Nam một số các chương trình hỗ trợ ngân sách lớn như Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC) và Chương trình Cải cách Đầu tư công (PIR)

Trang 7

3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA WORLD BANK TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

3.1 Giai đoạn 1: Từ năm 1976 tới cuối những năm 1990

3.1.1 Bối cảnh

Trước khi Ngân hàng Thế giới chính thức trở về Việt Nam vào năm 1993, có thể nói, những hỗ trợ của WB giành cho Việt Nam chưa thực sự rõ ràng vì phần lớn bị tình hình chính trị quốc tế chi phối Quan hệ Việt Nam và WB chủ yếu thể hiện qua những cuộc thảo luận và công trình nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, tự do hóa thương mại, đầu tư nước ngoài, vv… được Ngân hàng Thế giới thực hiện và công bố Tuy nhiên không thể phủ nhận, hơn hai thập kỉ sau đó, đậy vẫn là một trong những đóng góp đáng khích lệ của

WB đối với Việt Nam

Sau đó, Ngân hàng Thế giới tái đầu tư vào Việt Nam vào năm 1993 do chính quyền Mỹ thay đổi lập trường sau khi Clinton lên làm Tổng thống Như vậy, việc Ngân hàng thế giới trở lại đánh dấu việc chấm dứt sự cô lập đối với nước ta và nối lại hoạt động của các nhà tài trợ khác Sau đó một năm, năm 1994, Tổng thống Bill Clinton đã dỡ

bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm đối với nước Việt Nam

Khi WB về Việt Nam, đất nước đang rơi vào bối cảnh hết sức khó khăn khi Việt Nam bị quốc tế bao vây và cấm vận hàng thập kỷ, ở trong nước, kinh tế lún sâu vào khủng hoảng, lạm phát phi mã và tỷ lệ đói nghèo cao, đất nước không có khả năng thanh toán các khoản vay viện trợ quốc tế, trong đó có IMF và WB Kết quả là IMF và WB đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do có nợ quá Quan hệ Việt Nam - WB vừa mới bắt đầu chưa được bao lâu thì bị ngưng trệ Trong thời gian này chỉ có Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thu Swedish Điển (SIDA) đã ở lại Việt Nam Đối mặt với tình hình đó, nước ta đã tự quyết định ra chính sách Đổi mới (năm 1986)

3.1.2 Những đóng góp hạn chế của World Bank cho Việt Nam

Trong báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới “what works, what doesn't, and why” của Dollar Pritchett (1998) đã đưa ra những dẫn chứng về đóng góp

Trang 8

của WB cho cải cách và phát triển của Việt Nam Tuy nhiên thực tế cho thấy, những chuyển biến tích cực của nền kinh tế đạt được phần lớn là do tác động của yếu tố “nội sinh” - chính sách Đổi mới hơn là do yếu tố “ngoại sinh” – những hỗ trợ của WB

Khi WB về Việt Nam, vào năm 1986, lúc này đất nước đang rơi vào bối cảnh hết sức khó khăn, buộc chính phủ phải ra chính sách Đổi mới Chính sách Đổi mới đã thổi luồng sinh khí mới vào công cuộc phát triển ở Việt Nam và vì vậy, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội: thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài, nền kinh tế có tăng trưởng cao, sản xuất đủ lương thực tiêu dùng trong nước và bắt đầu xuất khẩu gạo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện một bước quan trọng, quan hệ đối ngoại của Việt Nam được mở rộng Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của tình hình quốc tế, những đóng góp của WB tuy có nhưng không đáng kể và chưa thực sự hỗ trợ hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước

Một bằng chứng khác về ảnh hưởng hạn chế này của Ngân hàng Thế giới tới nước

ta trong giai đoạn này là: Trong nhiều năm, chính phủ Việt Nam đã từ chối tiến hành cải cách mà Ngân hàng Thế giới đã cố gắng áp đặt (Hayton, 2010), trong đó chương trình SAC-I - khoản Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu là ví dụ điển hình

Chương trình SAC-I của Ngân hàng Thế giới đã hoạt động từ 1994 đến năm 2000

và 150 triệu USD vốn vay IDA được giải ngân, nhưng Chương trình này đã không được tiếp tục Điều này được giải thích là do những điều kiện mà Ngân hàng đặt ra và được thương lượng theo cách truyền thống, tức là thiên về đặt điều kiện, và không phản ánh được quan điểm của Chính phủ về nhịp độ, thời gian hoặc các vấn đề ưu tiên của Chương trình cải cách Trái với thực tế ở nhiều nước đang phát triển, WB không thể ra yêu cầu được gây ảnh hưởng tới việc ban hành các chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam hay rút ngắn tốc độ thực hiện cải cách Từ đây Ngân hàng Thế giới rút ra bài học, đồng thời, điều này đã gợi lên những cách tiếp cận mới cho việc hỗ trợ các nước đang phát triển

Tuy nhiên trong giai đoanh này, Ngân hàng thế giới đã thực hiện một số hỗ trợ cần thiết cho Việt Nam như tổ chức cuộc họp tại Kuala Lumpur giữa các bộ trưởng kinh

tế và nêu ra một số chính sách đem lại hiệu quả cho họ, tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo về chính sách, các chuyển khảo sát nghiên cứu nước ngoài cho các nhân viên của

Trang 9

các bộ khối kinh tế Thêm vào đó, WB cũng hỗ trợ cho IMF trong quá trình tham gia đàm phán cơ cấu lại nợ của Việt Nam tại Câu lạc bộ Pari (năm 1993) và tham gia đưa ra lộ trình để hỗ trợ cho cuộc thương thảo này

Vậy, Ngân hàng Thế giới đã đóng vai trò gì trong sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam? Rama và Vo (2008) trong cuốn sách “Making Difficult Choices, Vietnam in Transition” đã nêu quan điểm rằng: Ngân hàng Thế giới đã có một tác động rất hạn chế đến quỹ đạo của nền kinh tế Việt Nam trong trong giai đoạn này

3.2 Giai đoạn 2: từ năm 2000 tới hiện tại

Dựa trên những kinh nghiệm và những bài học rút ra từ SAC-I, Ngân hàng Thế giới lựa chọn cách tiếp cận mới Đây là mốc thời gian quan trọng đánh đấu ảnh hưởng đáng kể của WB tới sự phát triển của Việt Nam

3.2.1 Hỗ trợ đổi mới chính sách, thể chế, điều chỉnh cơ cấu kinh kèm theo đóng

góp trong cuộc chiến chống lại đói nghèo.

Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC), hoặc khoản vay cải cách đầu tư công (PIR) nhằm hỗ trợ Chính phủ duy trì động lực cải cách trong bối cảnh tình hình mới

là hai hỗ trợ lớn của World Bank giành cho Việt Nam mà không thế không nhắc đến

Các chương trình PRSC là khoản vay hỗ trợ Chính phủ duy trì động lực để tiếp tục cải cách theo phương thức hỗ trợ ngân sách chung, được giới thiệu vào năm 2001 để hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo thông qua việc sử dụng và cải tiến các quy trình chính sách và ngân sách Tác động vĩ mô của PRSC là đã hỗ trợ tích cực hơn cho cán cân thương mại, tăng tỷ lệ đầu tư/GDP Việc hỗ trợ ngân sách với các điều kiện mềm của PRSC (vốn vay IDA và viện trợ không hoàn lại) đã đóng góp tích cực vào nỗ lực tăng trưởng và giảm nghèo của Việt Nam trong hơn 10 năm qua; cung cấp nguồn vốn kịp thời cho Chính phủ, nhờ vậy đã hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô và giảm thiểu những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế trong các năm 2007 - 2008 PRSC cũng đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ cải cách hệ thống ngân hàng và tài chính, xử lý xong

nợ tồn đọng của hệ thống ngân hàng thương mại Cũng như PRSC, PIR là chương trình cho vay phát triển chính sách, hướng tới những cải cách chính sách, thể chế, khuôn khổ

Trang 10

pháp lý mang tính chất toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực trong đầu tư phát triển Sự thành công của hai chương trình là mục tiêu kép, vừa hỗ trợ ổn định tài chính vĩ mô trong bối cảnh khủng kinh tế toàn cầu, vừa hỗ trợ cải cách chính sách, thể chế quản lý đầu tư công của Việt Nam

Những hỗ trợ liên quan đến giải quyết đói nghèo của WB ở Việt Nam được coi là

“mô hình tốt nhất” và đã cung cấp tiêu chuẩn cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển đối với người nghèo Ngoài ra, một số chương trình/dự án của WB cho Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chủ quản:

− Chương trình “Hỗ trợ Quản lý Kinh tế và Nâng cao Khả năng cạnh tranh” (EMCC): là chương trình hỗ trợ cải cách tổng thể nền kinh tế với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc hỗ trợ thực hiện các cải cách then chốt nhằm đảm bảo tăng trưởng và giảm nghèo bền vững

− Các dự án Tài chính Nông thôn: có chung một mục tiêu là hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực phát triển khu vực nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo

3.2.2 Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đối với cải cách hệ thống ngân hàng – tài

chính, doanh nghiệp nhà nước và cải cách thương mại

WB đã có những đóng góp đáng kể giành cho Việt Nam trong công cuộc cải cách ngành ngân hàng Điển hình như:

− Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng: mục tiêu của dự án là nâng cao dịch vụ thanh toán, tăng tốc độ chu chuyển vốn, tăng tính hiệu quả của việc chuyển vốn và củng cố năng lực thể chế của các ngân hàng tham gia Dự án Dự án Hệ thống Thông tin Quản lý và Hiện đại hóa Ngân hàng do WB và Chính phủ Nhật Bản tài trợ, trị giá tương đương 71,830 triệu USD Việc thực hiện Dự án này đã tạo ra sự thay đổi về chất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam; Trong đó, đáng kể là đã góp phần đáp ứng nhu cầu thanh toán tăng nhanh của nền kinh tế, đặc biệt là thanh toán giá trị cao; tạo

cơ sở hạ tầng tin học cho hệ thống ngân hàng Việt Nam và thay đổi căn bản trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Đối với nền kinh tế nói chung, dự án đã góp phần trực tiếp vào sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, thiết lập nên một trong những mạng lưới tin học hiện đại và quan trọng nhất của Việt Nam

Trang 11

− Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP): Mục tiêu của chương trình nhằm giúp phân tích, đánh giá và đưa ra bức tranh tổng thể về hiện trạng hệ thống tài chính của Việt nam và các khuyến nghị cải cách nhằm tăng cường và củng cố có hệ thống tài chính đảm bảo cho phát triển ổn định và bền vững Từ tháng 12/2012, Việt Nam đã cùng WB và IMF triển khai Chương trình FSAP trên 3 lĩnh vực chính: Ngân hàng; Chứng khoán và Bảo hiểm; Bất động sản Đến nay, các báo cáo trong khuôn khổ Chương trình đã được hoàn tất FSAP đã giúp đánh giá tình hình tài chính Việt Nam môt cách tổng quan hiện trạng, mức độ ổn định và phát triển của hệ thống tài chính trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, từ đó đề xuất các cải cách cần thiết nhằm làm hệ thống trở nên ổn định hơn và có khả năng chống đỡ các rủi ro phát sinh từ bên ngoài lẫn bên trong nền kinh tế

Ngoài ra, từ năm 1996 đến năm 2008, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp cho Việt Nam 3 dự án tài chính nông thôn trị giá hơn 500 triệu USD Một trong những mục tiêu của các dự án này là nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng thông qua việc cung cấp tài chính cho khu vực tư nhân mà chủ yếu là người nghèo vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa Sau nhiều thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới, khi cải cách quản lý tài chính công khi một yêu cầu cấp bách đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới cũng đã cung cấp cho Việt Nam một khoản tín dụng trị giá khoảng 54 triệu USD để thực hiện Ở các ngành hải quan và thuế, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp một số dự án hỗ trợ kỹ thuật

và vốn vay để tài trợ cho một số dự án như Dự án Hiện đại hóa ngành hải quan trị giá khoảng 65 triệu USD và Dự án Hiện đại hóa ngành thuế trị giá 82 triệu USD Những hỗ trợ này cung cấp một động lực mạnh mẽ giúp Việt Nam xây dựng đất nước

3.2.3 Ngân hàng Thế giới – nhà tài trợ hàng đầu hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở

hạ tầng kinh tế và xã hội

Ttrong thời kỳ từ 1993 đến nay, nguồn vốn ODA đã được ưu tiên sử dụng để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng ngân sách của Chính phủ đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội Trong đó, WB là môt trong những nguồn viện trợ ODA lớn cho nước ta Tính đến tháng 9/2016, Ngân Hàng Thế Giới đã cung cấp tổng cộng 22,5 tỉ USD cho viện trợ không

Ngày đăng: 20/01/2018, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w