Các dạng đề nghị luận về thơ hiện đại lớp 9 hay, từng thi học sinh giỏi. Giúp ích cho GV khi dạy nghị luận về thơ, bồi dưỡng học sinh giỏi. Giúp học sinh thử sức khi ôn thi vào lớp 10, thi học sinh giỏi
Trang 1NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM THƠ HSG
Đề 2: Vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ:”Đồng chí “ của Chính Hữu và “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
1.Mở bài:
- Giới thiệu đề tài người lính;
- Nêu hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ ( Đồng chí 1948-H.ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp; Bài thơ về tiểu đội xe không kính 1969- H.ảnh
người lính lái xe Trường Sơn trong thời đánh Mỹ
b.Chứng minh:
LĐ1 Hình ảnh người lính trong hai bài thơ là những con người sống có lí tưởng cao đẹp, sống chiến đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc, ý chí quyết tâm giải phóng đất nước
+ Họ ra đi chiến đấu là hoàn toàn tự nguyện, chung mục đích lí tưởng, chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong cuộc đời quân ngũ: Bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân, nền độc lập vừa giành được: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
( Đồng chí- Chính Hữu)
+ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: “Xe vẫn chạy….trái tim”, tác giả lí giải ý chí, lí tưởng cao cả bằng hình ảnh hoán dụ đầy ývị
LĐ2 Họ là những con người biết chịu đựng gian khổ thiếu thốn đến tột cùng.+ Cùng nếm trải bệnh tật ốm đau :” Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh…; cùng trải cảnh rét mướt mà trang phục thiếu thốn mong manh: “áo anh rách vai ” + Họ phải trải qua những chặng đường nguy hiểm mà quân thù đánh phá ác liệt Những chiếc xe bị bom Mỹ làm biến dạng: “Bom giật, bom rung làm kính vỡ không mui, thùng xước…; bụi phun tóc trắng như người già, mặt lấm, mưa ứơt
…” (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
LĐ3 Ở họ toát lên phong thái lạc quan, có tâm hồn lãng mạn, nghị lực cao cả vượt qua sự khốc liệt của chiến tranh
+ Đó là những con người kiên cường : “Miệng cười buốt giá ” , trong bài thơ Đồng chí
+ Thiếu đi những điều kiện về vật chất tối thiểu lại là cơ hội để người lái xe bộc
lộ phẩm chất cao đẹp, bất chấp gian khổ khó khăn Giọng thơ diễn tả rõ thái độ coi thường hiểm nguy, họ bộc lộ tâm hồn trẻ trung vui nhộn hồn nhiên, chiến tranh không làm ảnh hưởng đến tinh thần của những người lính mà họ coi đây là dịp để thử sức mạnh và ý chí Điều đó được diễn tả qua cấu trúc lặp lại:” ừ thì, chưa cần ” Qua chi tiết :”Phì phèo, lái trăm cây nữa, cười ha ha ”
Trang 2+ Vẻ đẹp ấy là tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm: Mặc dù thời tiết khắc nghiệt mà vẫncảm nhận hình ảnh vầng trăng treo trên đầu súng Ba lần điệp từ “nhìn thấy” gợi cảm giác khoáng đạt, giữa nơi bom rơi đạn nổ; trong cái nhìn ấy có gió thổi, có con đường, cánh chim và những ánh sao đêm, tất cả trở nên thân thuộc gần gũi, phải có tâm hồn nhạy cảm mới cảm nhận được điều đó giữa chiến trường khốc liệt.ở họ hy vọng tràn đầy nơi ngực trẻ: “Lại đi, lại đi , trời xanh thêm ”
LĐ4 Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn, bền chặt chan hoà
+ Để diễn tả sự gắn bó chia xẻ, Chính Hữu đã xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp hoặc trong từng câu: “Súng bên súng đầu sát bên đầu” Câu thơ: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”thể hiện rõ nhất tình cảm đồngchí đồng đội, vừa nói được tình cảm sâu nặng vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy
+ Tình cảm ấy được diễn tả phù hợp phong cách ngang tàng, vui vẻ tếu táo bằng cách chào hỏi rất đặc biệt trong thơ của Phạm Tiến Duật: “Bắt tay qua cửa kính
vỡ rồi”; bữa cơm trong thiếu thốn vẫn gợi không khí gia đình đầm ấm: “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”…
=> Trong gian khổ thử thách tình đồng chí đồng đội càng trở nên máu thịt như anh em một nhà
+ Suy nghĩ về người lính trong hoàn cảnh ngày nay
Đề 5: Sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua các tác phẩm Bếp
lửa (Bằng Việt), Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng)
1 Giới thiệu chung vài nét về đề tài tình cảm gia đình và sự khám phá thể hiện
vẻ đẹp tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học: đó là tình cảm của những
thành viên, thế hệ trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh em dành chonhau); tình cảm của sự sinh thành, nuôi dưỡng, chở che, đùm bọc và tấm lòngứng xử của những con người trong gia đình với nhau; vẻ đẹp tình cảm gia đìnhđược các nhà văn, nhà thơ khám phá và thể hiện vừa có nét gần gũi vừa khácbiệt; tình cảm gia đình lại được hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước…
2 Phân tích sự khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình qua hai tác phẩm:
a, Vẻ đẹp tình bà cháu
Trang 3- Khám phá về tình bà cháu:
+Tình yêu bà dành cho cháu - tình cảm hết sức bình dị và thiêng liêng, một cuộcđời vất vả, tần tảo, giàu đức hy sinh vì con cháu, trải qua bao khó khăn nhưngngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin hy vọng bà luôn nhen nhóm trong ngườicháu thân yêu
+ Vẻ đẹp của tình cảm người cháu dành cho bà qua sự hồi tưởng được thể hiệntrong thi phẩm: yêu, hiểu, biết ơn, luôn nhớ tới bà
+ Tình yêu thương mãnh liệt của người con dành cho cha: Kiên quyết, chối từkhông nhận ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình, trong lòng luôntôn thờ yêu thương người cha trong tấm ảnh; khi hiểu ra, ân hận, tự hào về cha,bộc lộ tình cảm yêu cha một cách tự nhiên chân thành, mãnh liệt (qua tiếng gọi
và hành động)
- Cách thể hiện trong tác phẩm :
+ Tạo tình huống truyện để thể hiện tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiếntranh
+ Cốt truyện chặt chẽ mang yếu tố bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý
+ Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp khiến câu chuyện chân thực, thể hiệnxúc động tình cha con
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật, nhất là nhân vật trẻ em rất sinhđộng
3 So sánh, đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề:
a, So sánh
- Những nét giống nhau trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đìnhqua hai tác phẩm : tình yêu thương của sự chăm sóc, ân cần dạy dỗ, tấm lòng vịtha, đức hy sinh vì cháu, con - một tình cảm mang tính phổ quát
- Những nét riêng trong việc khám phá và thể hiện vẻ đẹp tình cảm gia đình quahai tác phẩm: hoàn cảnh, tình cảm, xuất phát từ mối quan hệ, tình cảm bà - cháu,cha-con , và nét riêng trong hình thức thể hiện
b, Đánh giá, mở rộng và nâng cao vấn đề:
- Tình cảm gia đình là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá củamỗi con người, mỗi tác giả bằng sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến
Trang 4cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩagiáo dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người.
- Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong hai tác phẩm như những nét vẽ góp phầnhoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người Tình cảm ấy lại được hoàquyện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước Đây cũng làmột mạch nguồn tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của vănhọc dân tộc nhưng luôn có những khám phá, phát hiện và cách thể hiện theonhững nét riêng, một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật
Đề 5: Sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Yêu cầu về kĩ năng
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệthống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữviết rõ ràng, cẩn thận; không quá năm lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơbản…
Yêu cầu về kiến thức
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, mạch cảm xúc của bài thơ:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả Hữu Thỉnh
- Sang thu là bài thơ tiêu biểu được nhiều bạn đọc yêu thích và được đánh giá là
một thi phẩm đẹp
- Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế về khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miềnBắc Việt Nam Mạch vận động của cảm xúc khá độc đáo vừa là cảm xúc trước sựbiến đổi của tạo vật sang thu vừa là sự vận động của nhận thức tư tưởng của nhà
thơ
2 Giải thích sự vận động của mạch cảm xúc trong thơ:
Sự vận động mạch cảm xúc trong thơ được hiểu là diễn biến của những cung
bậc, sắc thái tình cảm của chủ thể trữ tình
3 Sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ:
- Bài thơ được viết vào năm 1977, lúc đất nước chuyển mình từ chiến tranh sanghoà bình Cuộc sống khẩn trương của thời chiến chuyển dần sang sự cân bằnglắng lại của thời bình, nhưng không vì thế mà giản đơn, ngược lại nhiều vấn đề
trở nên phức tạp hơn
- Mạch cảm xúc trong bài thơ Sang thu vận động khá nhạy cảm, tinh tế, logic.
Hữu Thỉnh nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu bằng nhiều giácquan khác nhau: Thị giác, thính giác, khứu giác…Với cái nhìn từ gần đến xa, từ
xa đến gần
- Cảm nhận đầu tiên trong tâm hồn thi sĩ không phải bắt đầu từ trời xanh, mâytrắng, hoa cúc vàng như bao thi sĩ khác mà là một sự biến chuyển hết sức tinh vicủa thiên nhiên Mùa thu được nhận ra bắt đầu từ “hương ổi”, lập tức tâm hồn thi
sĩ rung lên mở căng các giác quan (khứu giác, thị giác ) để đón nhận thu về.Hương ổi ngào ngạt phả vào gió mang đi khắp nơi, luồn vào trong sương khiếnsương chùng chình bâng khuâng lưu luyến…→Thi sĩ cảm nhận thiên nhiên và
Trang 5khúc giao mùa thật tinh tế, sâu sắc Từ hương nhận ra gió Từ gió nhận ra sương.Trong sương có gió, có hương, có tình.
- Từ không gian hẹp (vườn, ngõ), từ những gì vô hình (hương, gió) chuyển sangkhông gian rộng lớn với nhiều tầng bậc cụ thể hơn (sông, chim, mây): Sông thìdềnh dàng trôi một cách thanh thản; chim thì vội vã bay khi cơn gió đầu tiênmang hơi lạnh tới; đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu…
- Không gian giao mùa ngày càng được mở rộng (trước đó chỉ là không gian
hẹp: ngõ, xóm, làng; giờ đây là cả đất trời) Khổ thơ cuối đem đến cho bài thơmột vẻ đẹp mới làm trọn vẹn thêm ý sang thu của thiên nhiên tạo vật Mùa thudường như đã về, đã sang nhưng vẫn còn bao nhiêu nắng, chỉ có cơn mưa đã vơi
dần, sấm cũng thưa đi, bớt đi sự bất ngờ, sợ hãi trên hàng cây đứng tuổi
=>Có thể nói mạch cảm xúc trong bài thơ vận động một cách tự nhiên, liền mạch
Cả bài thơ chỉ có một dấu chấm câu đặt ở cuối bài thơ: Nếu hai khổ thơ đầu lànhững cảm nhận trực tiếp từ những biến chuyển hết sức tinh vi của thiên nhiên,đất trời thì ở khổ cuối mùa thu được cảm nhận bằng đoán nhận, bằng kinhnghiệm, bằng sự suy ngẫm sâu lắng Cảnh thu đang đi từ xa vào tâm tưởng, lắngđọng, suy tư về cuộc đời
4 Đánh giá khái quát: (1,0 điểm)
- Sự vận động của mạch cảm xúc cho thấy nhà thơ không dừng lại ở việc quan sáttinh tế với những hình ảnh cụ thể mà hướng tới những suy ngẫm, chiêm nghiệm
- Sang thu không chỉ là khoảnh khắc chuyển mình của thiên nhiên mà cả hồn
người cùng một nhịp sang thu Vừa lưu luyến, bồi hồi, vừa trang nghiêm chữngchạc, vừa sâu lắng lại vừa mở rộng bâng khuâng, vừa khiêm nhường nhưng cũng
tự hào kiêu hãnh khi con người đã đi qua những cuộc chiến ác liệt, nay được sốngtrong bình yên, hạnh phúc, mới càng thấy trân trọng và yêu cuộc sống tha thiết
nhường nào
Đề 6
Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"
Hãy bình luận ý kiến trên
Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:
*Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ
- Kết cấu chặt chẽ bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch
sẽ, không mắc lỗi về từ, câu, lỗi chính tả
- Viết bài văn hoàn chỉnh, đúng thể loại
- Biết trình bày dẫn chứng hợp lý, khoa học
* Yêu cầu về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơbản sau
Trang 6a Mở bài: Giới thiệu tác giả ( Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quânđội ), tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng chủ đề ) và ý kiến nêu trong đềbài ( 1 điểm)
b Thân bài: ( 8 điểm)
- Giải thích ý kiến:
+ Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện riêng - tứ thơ gói ghém một câuchuyện trong cuộc đời người lính trở về sau chiến tranh - người đã từng gắn bóvới vầng trăng từ thuở nhỏ qua thời đi bộ đội; đến khi về sống ở thành phố "quenánh điện cửa gương" thì " vầng trăng đi qua ngõ - như người dưng qua đường".Rồi một lần " Thình lình đèn điện tắt", trong phòng " tối om" nhà thơ " vội bậttung cửa sổ" để đột ngột thấy "vầng trăng tròn", từ đó bao cảm xúc và suy ngẫmcủa tác giả về những năm tháng gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nướcbình dị, hiền hậu, chợt ùa đến Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm củariêng Nguyễn Duy
+ Ý nghĩa khái quát của hình tượng thơ: từ hình ảnh cụ thể, từ tâm trạngriêng của cá nhân nhà thơ biểu lộ cái khái quát, cái chung trong triết lý về cuộcsống của con người: lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở sống ân nghĩa, thủy chung, nhớ
từ thơ ấu đến thời gian đi bộ đội, sống và chiến đấu nơi rừng núi Quan hệ đó tựnhiên mà gần gũi đến nỗi gần như đi đâu, làm gì cũng có nhau và có lẽ nhà thơkhông bao giờ nghĩ rằng sẽ có lúc mình quên người bạn tri kỉ, tình nghĩa ấy Đó
là quãng đời "trần trụi ", hồn nhiên, chân thật nhất; dẫu thiếu thốn, gian khổnhưng không thiếu niềm vui, hạnh phúc Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng choquá khứ nghĩa tình, ch vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của cuộc sống
Vậy mà, cũng rất tự nhiên, anh lại có thể coi người bạn trăng tình nghĩa thuởnào " như người dưng qua đường" Vì sao lại như vậy? Vì hoàn cảnh sốngthay đổi vầng trăng vẫn đi qua phố, qua ngõ nhưng nhà thơ không còn nhớ đếnvầng trăng
Ý nghĩa của lời kể sâu, rộng hơn nhiều so với chi tiết thật của câu chuyện
Đó là khi người ta thay đổi hoàn cảnh sống thì có thể dễ dàng lãng quên quá khứ,nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ Trước vinh hoa phú quý, người ta cũng cóthể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với những chuyện tưởng chừngkhông bao giờ có thể lãng quên
+ Khổ 4: Tình huống mất điện đột ngột trong đêm - một câu chuyện không
hiếm gặp ở nước ta trong thời điểm tác giả viết Ánh trăng là chi tiết ẩn dụ mang tính biểu tượng cao về những thăng trầm của cuộc sống Vốn đã quen với ánh sáng ( cuộc sống sung sướng)- không thể chịu cảnh tối om ( cuộc sống thiếu thốn, khó khăn) Ba từ vội, bật, tung đặt liền nhau cho thấy sự khó chịu và hành động
khẩn trương, hối hả tìm nguồn sáng Và đột ngột vầng trăng tròn xuất hiện
Ngửa mặt lên nhìn trời, nhìn trăng Tình huống đó như một cái cớ khơi gợi tâm
Trang 7trạng và suy ngẫm của tác giả Giọng thơ đột ngột cất cao với bước ngoặt của sựviệc.
+ Hai khổ thơ cuối: "Ngửa mặt lên nhìn mặt" -> nghệ thuật nhân hóa diễn
tả tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt, cảm xúc dâng trào Tác giả không cụ thể,
trực tiếp mà dùng phép so sánh, điệp từ, từ ngữ có cái gì rưng rưng cùng giọng
thơ tha thiết trầm lắng cùng xúc cảm và sự suy tư trầm lắng diễn tả sự xúc độngtrào dâng khi gặp lại vầng trăng - người bạn tri kỉ, tình nghĩa mà mình từng quênlãng, gợi quá khứ ùa về
+ Phân tích nghĩa của hình ảnh vầng trăng " tròn vành vạnh", " im phăngphắc"; cái " giật mình" Hình ảnh thơ mang hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiềusâu tư tưởng triết lí: " tròn vành vạnh" - một vẻ đẹp viên mãn, trăng vẫn thế,vẫn thủy chung, tình nghĩa Chỉ có lòng người thay đổi “vô tình” " Ánh trăng imphăng phắc": vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ sáng nhưng mang ý nghĩa nhắcnhở nghiêm khắc, đủ để con người “giật mình” biết tự vấn lương tâm, biết suy
nghĩ để nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của mình Cái giật mình tự nhắc nhở bản thân về lòng ân nghĩa, thủy chung, độ lượng, không bao
giờ được làm kẻ phản bội quá khứ
Những chữ đầu dòng không viết hoa nhằm biểu hiện sự liền mạch về ýtưởng và hình ảnh trong từng đoạn thơ và cả bài thơ
Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tínhchân thực, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc
- Bình luận:
Đúng như ý kiến đã nêu trong đề bài, từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánhtrăng ( Nguyễn Duy) là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm với nhữngnăm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên, đất nước, bình dị,hiền hậu Bài thơ không chỉ là câu chuyện riêng của Nguyễn Duy mà còn có ýnghĩa đối với cả một thế hệ đã trải qua những năm tháng gian khổ trong chiếntranh, từng gắn bó với thiên nhiên, với nhân dân nay được sống trong hòa bình
và tiếp xúc với nhiều tiện nghi hiện đại văn minh
Bài thơ càng có ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay, khi con người phải đốidiện với nhiều thách thức, với nhiều giá trị mới Bài thơ có ý nghĩa với nhiềungười bởi nó đặt ra vấn đề thái độ sống đối với quá khứ, với người đã khuất, với
cả chính mình khi hoàn cảnh sống thay đổi Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc "uống nước nhớ nguồn", gợi lên đạo lí tình nghĩa thủy chung - một truyền thốngtốt đẹp của dân tộc Việt Nam
c Kết bài (1 điểm): Nêu cảm xúc, ấn tượng sâu sắc nhất về bài thơ hoặc rút
ra bài học sâu sắc cho bản thân sau khi học bài thơ
Đề 3: Vẻ đẹp của hình ảnh người bà trong hai tác phẩm:
"Bếp lửa" của Bằng Việt và "Tiếng gà trưa"
A Yêu cầu chung:
1 Kĩ năng: HS biết cách làm dạng bài văn nghị luận so sánh hai tác
phẩm thơ Biết vận dụng cách làm kiểu bài phân tích, so sánh để làm bài nghịluận tổng hợp Bố cục bài viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát,văn viết có hình ảnh
2 Về kiến thức: Làm nổi bật nét đồng nhất và khác biệt về vẻ đẹp của
hình ảnh người bà trong hai tác phẩm
Trang 8B Yêu cầu cụ thể:
1.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nét khái quát chung nhất về nhân vật
người bà trong hai tác phẩm
2 Thân bài:
a Khái quát chung: Hai bài thơ sáng tác ở hai hoàn cảnh khác nhau, bài thơ
"Bếp lửa" sáng tác năm 1963 khi tác giả là sinh viên đang học tập ở nước ngoài;bài thơ "Tiếng gà trưa" sáng tác năm 1965, trong thời kì đầu của cuộc khángchiến chống Mĩ cứu nước Tuy sáng tác ở hai hoàn cảnh khác nhau nhưng cả haitác phẩm đều tập trung khắc hoạ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu, qua
đó biểu hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết, đằm thắm
- Hai bài thơ thể hiện sâu sắc lòng kính yêu vô hạn và biết ơn bà cũng làbiết ơn các thế hệ đi trước Từ tình cảm ấy phát triển thành tình yêu gia đình, yêulàng xóm và trở thành tình yêu đất nước
- Hai người cháu ở hai bài thơ đều được nuôi dưỡng về tâm hồn, tình cảmtrong vòng tay yêu thương và trái tim ấm nóng của bà để rồi dù ở hai cương vịkhác nhau, hai hoàn cảnh khác nhau, mỗi người đều có suy nghĩ cố gắng cốnghiến để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Âm điệu hai bài thơ tha thiết, sâu lắng, khai thác những kỉ niệm
về bà gắn liền những gì gần gũi mà thiêng liêng, bình dị mà cao cả
b.2 Những nét riêng biệt:
* Hình ảnh người bà trong thơ Bằng Việt:
- Hình ảnh người bà trong thơ Bằng Việt gắn liền hình ảnh bếp lửa mỗi sớm
bà nhen Đó là những kỉ niệm ở cùng bà, cảm nhận tình bà trong những thángnăm gian khổ , những năm tháng chiến tranh Hình ảnh thơ gợi lên trong lòngđứa cháu xa quê về người bà tràn đầy nghị lực và đức hi sinh Bà âm thầm nhậnlấy những hi sinh gian khổ mất mát do chiến tranh gây ra để người ở tiền tuyếnvững lòng chiến đấu Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa,truyền lửa, ngọn lửa của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp (HS lấy dẫn chứng vàphân tích)
- Suy tư của người cháu về bà: Bà truyền cho cháu tình ruột thịt nồng đượm, bàkhơi dậy, nhóm dậy, giáo dục và thức tỉnh tâm hồn và sức sống thơ ấu bằng tình
Trang 9yêu, bằng niềm tin của mình để cháu khôn lớn đi xa trở thành người có ích .(HSlấy dẫn chứng và phân tích)
* Hình ảnh người bà trong thơ Xuân Quỳnh:
- Hình ảnh người bà trong thơ của Xuân Quỳnh được khơi mở từ âm thanhtiếng gà trưa mà người chiến sĩ đang trên đường hành quân Đó là nỗi lòng ngườichiến sĩ trẻ hướng về bà, về làng xóm quê hương Những kỉ niệm về con gà mái
mơ, mái vàng, kỉ niệm nhìn gà đẻ bị bà mắng, hồi tưởng hình ảnh bà soi trứng,hình dung tâm trạng bà lo lắng đàn gà toi…Kỉ niệm về niềm vui và mong ướcđược quần áo mới từ tiền bán đàn gà bà chăm sóc.(HS lấy dẫn chứng và phântích)
- Những kỉ niệm về bà đã gợi suy tư về hạnh phúc: Hạnh phúc được sống trong tình bà cháu, hạnh phúc nhỏ bé của tuổi thơ khi có quần áo mới và hạnh phúc được bà dạy bảo để hôm nay trở thành người chiến sĩ hành quân bảo vệ Tổ quốc.Tất cả đều được bắt nguồn từ âm thanh tiếng gà trưa, từ tình cảm bà dành cho cháu .(HS lấy dẫn chứng và phân tích)
c Tổng hợp:
- Hai tác giả đều thành công khi viết về người bà, đều làm nổi bật hình ảnhngười bà nhẫn nại, giàu đức hi sinh , tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Namvới những phẩm chất cao đẹp Bà là kết tinh, là hiện thân của quê hương đất nước
- Hình ảnh người bà trong hai bài thơ đều gắn với những gì bình dị gần gũi thânquen Qua đó người đọc cảm nhận rằng những gì gần gụi nhất, thân thuộc nhấtcủa tuổi thơ, của mỗi con người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trên suốthành trình dài rộng của cuộc đời Tình yêu bà, lòng biết ơn bà chính là biểu hiện
cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình quê hương, là sự khởi đầu củatình yêu con người, tình yêu nước Tình cảm ấy khiến mỗi con người phải trăn trở,nghĩ suy sống sao cho xứng đáng, góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đấtnước
3 Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của hình ảnh người bà, gợi suy nghĩ gì trong
tâm hồn người đọc Liên hệ với hình ảnh người bà trong giai đoạn hiện nay
Câu 3 ( 5 điểm):
Hình tượng người lao động mới trong “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy
Cận) và “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long)
1- Về hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học
- Vận dụng được các phép lập luận đã học, nhất là lập luận so sánh
đối chiếu Bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm trình bày mạch lạc,
dẫn chứng cụ thể, chính xác, lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết
phục Bài viết không mắc các lỗi cơ bản
2-Về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách triển khai khác nhau,
nhưng nhìn chung cần đảm bảo một số ý cơ bản sau :
* Giải thích:
- Cần giải thích rõ bối cảnh lịch sử của các tác phẩm : Sau chiến
thắng thực dân Pháp, miền Bắc bắt tay ngay vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội Một không khí phấn khởi, hăng say lao
Trang 10động kiến thiết đất nước, làm hậu phương vững chắc cho chiến
trường miền Nam dấy lên ở khắp nơi Các tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” và “Lặng lẽ Sa Pa” đều là kết quả của những chuyến
thực tế mà tác giả sống trực tiếp, phản ánh không khí lao động vànhất là thể hiện hình ảnh của những con người lao động thời kìnày
- Hình tượng người lao động mới là chỉ những những con ngườilao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc Trong “Đoàn thuyền đánh cá” là hình ảnh những người ngư dân trong cảnh lao động tập thể Trong “Lặng lẽ Sa Pa” là
hình ảnh của những người trí thức khoa học, tiêu biểu là anh thanhniên
* Luận điểm 1: Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách.
- Người ngư dân trong “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi vào lúchoàng hôn khi thiên nhiên vũ trụ chìm vào trạng thái nghỉ ngơi(Phân tích dẫn chứng) Công việc đánh cá trên biển đêm là côngviệc rất vất vả nặng nhọc và nguy hiểm Đặc biệt lại phải thi đuavới thời gian “kéo lưới kịp trời sáng”
- Anh cán bộ khí tượng trong “Lặng lẽ Sa Pa” cũng có hoàn cảnhsống và làm việc gian khó (phân tích dẫn chứng) Công việc (…)đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, và cả những thử thách (phân tích dẫnchứng cụ thể)
* Luận điểm 2 : Vẻ đẹp của những con người lao động mới + Trong điều kiện lao động khắc nghiệt nhưng họ vẫn nhiệt tình hăng say, hoàn thành nhiệm vụ, mang hết sức lực của mình cống hiến cho Tổ quốc.
- Những người ngư dân trong cảnh lao động tập thể, họ ra khơi khí
thế khẩn trương, hăm hở: (DC: Ra đậu dặm xa dò bụng biển / Dàn đan thế trận lưới vây giăng); nhiệt tình hăng say (DC : Sao
mở kéo lưới kịp trời sáng / Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng ) …
- Với anh thanh niên, công việc tuy lặp lại đơn điệu nhưng không
hề nhàm chán, anh vẫn nhiệt tình, say mê, gắn bó, tinh thần tráchnhiệm cao (phân tích lời nói của anh với ông hoạ sĩ…)
+ Họ còn là những con người sống có lí tưởng, tràn đầy lạc quan, tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong công việc.
- Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân thu vềthành quả tốt đẹp (DC); họ ra khơi và trở về trong câu hát (DC) ;
họ vui say lao động vì một ngày mai huy hoàng (DC)…
- Anh thanh niên sống có lí tưởng (DC) ; suy nghĩ về công việc, vềcuộc sống đúng đắn (DC) ; đời sống tinh thần phong phú (DC) ;sống lạc quan yêu đời, tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao độngcống hiến (DC)