MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề xử thế của con người, vấn đề trị nước của con người luôn là vấn đề được sự quan tâm của mọi thời đại. Xã hội loài người từ khi hình thành đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn, mỗi chế độ xã hội con người lại có cách xử thế, trị nước khác nhau. Phần lớn các quan niệm đều đưa ra những chính sách, chủ trương hành động nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ con người. Không đi theo một lối mòn nào, trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh” Lão Tử đã xây dựng nên học thuyết “vô vi” để dạy con người cách xử thế, dưỡng sinh và trị nước. Nếu như trong triết lý của Khổng, Mặc chủ yếu dựa trên lễ, giáo, để dạy người và trị nước, đề cao hành vi đạo đức, lễ giáo của con người, chủ trương “hữu vi” thì Lão Tử chủ yếu đi vào lý giải những giá trị tiềm ẩn sâu bên trong con người, thuộc về nguyên lý, bản chất chung của toàn bộ vũ trụ, ông chủ trương “vô vi”. “Đạo Đức Kinh” chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ, tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát các học thuyết được trình bày trong tác phẩm đều thấm đượm tư tưởng “vô vi” đây là học thuyết rất sâu sắc và có giá trị, được đánh giá là học thuyết “độc nhất vô nhị” trong lịch sử triết học Trung Hoa trong xử thế, dưỡng sinh và trị nước. Đặc biệt, học thuyết “vô vi” rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, con người vì những nhu cầu cá nhân, lợi ích trước mắt của mình mà làm trái quy luật tự nhiên, gây tổn hại cho tự nhiên. Xã hội ngày càng phát triển, trong đó một số người quan hệ với nhau chỉ vì lợi ích trước mắt không thật đúng với bản tính con người. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, thực hiện hội nhập quốc tế, một bộ phận người Việt Nam có xu hướng thay đổi, chạy theo thực dụng, cạnh tranh, gian dối, tính toán, vị kỷ nhiều hơn,..làm cho mối quan hệ giữa con người với con người bị tha hoá. Nhiều người đặt lợi ích cá nhân, quyền lợi cá nhân lên trên hết, không giữ được truyền thống “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Học thuyết “vô vi” ở một góc độ nhất định dạy cho con người biết cách đối xử với tự nhiên, đối xử giữa người và người với nhau trong cuộc sống. Ngay từ rất sớm Đảng ta đã xác định vai trò của các học thuyết triết học trong việc giữ gìn, phát huy những di sản truyền thống do ông cha để lại, và vai trò của nó trong thời kì đổi mới của đất nước ta. Trong Nghị quyết số 01NQTW của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ngày 2831992, về “Công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay” đã khẳng định “...cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa phát huy bản sắc văn hoá dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới...Đối với những học thuyết xã hội ngoài chủ nghĩa Mác – Lênin,...Nếu biết gạn lọc, biết hấp thụ một cách có phê phán sẽ làm giàu thêm cho bản thân chủ nghĩa Mác – Lênin và là những lý luận hết sức có ý nghĩa cho chúng ta trong giai đoạn đổi mới đất nước” 1;tr.7. Qua quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy học thuyết “vô vi” mặc dù là một học thuyết của người Trung Hoa, xuất hiện từ thời cổ Đại, tuy nhiên không vì vậy mà những quan niệm trong học thuyết “vô vi” khác biệt với những quan niệm của người Việt Nam . Vượt qua cả khoảng cách về thời gian và không gian đến nay học thuyết “vô vi” trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử vẫn còn giá trị nhất định và cần thiết trong cuộc sống người Việt Nam, cụ thể là trong xử thế, dưỡng sinh và trị nước của người Việt Nam. Với mong mốn củng cố tri thức triết học cho bản thân, góp phần tìm hiểu thêm triết học Trung Hoa, đồng thời làm phong phú hơn nguồn tư liệu về triết học phương Đông, được sự động viên, khuyến khích và giúp đở tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, em mạnh dạn chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu học thuyết “vô vi” trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử ”.
Trang 1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề xử thế của con người, vấn đề trị nước của con người luôn là vấnđề được sự quan tâm của mọi thời đại Xã hội loài người từ khi hình thànhđến nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn, mỗi chế độ xãhội con người lại có cách xử thế, trị nước khác nhau Phần lớn các quan niệmđều đưa ra những chính sách, chủ trương hành động nhằm điều chỉnh hành vi,thái độ con người Không đi theo một lối mòn nào, trong tác phẩm “Đạo ĐứcKinh” Lão Tử đã xây dựng nên học thuyết “vô vi” để dạy con người cách xửthế, dưỡng sinh và trị nước
Nếu như trong triết lý của Khổng, Mặc chủ yếu dựa trên lễ, giáo, đểdạy người và trị nước, đề cao hành vi đạo đức, lễ giáo của con người, chủtrương “hữu vi” thì Lão Tử chủ yếu đi vào lý giải những giá trị tiềm ẩn sâubên trong con người, thuộc về nguyên lý, bản chất chung của toàn bộ vũ trụ,ông chủ trương “vô vi” “Đạo Đức Kinh” chứa đựng nhiều tư tưởng tiến bộ,tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát các học thuyết được trình bày trong tácphẩm đều thấm đượm tư tưởng “vô vi” đây là học thuyết rất sâu sắc và có giátrị, được đánh giá là học thuyết “độc nhất vô nhị” trong lịch sử triết học TrungHoa trong xử thế, dưỡng sinh và trị nước
Đặc biệt, học thuyết “vô vi” rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, khikhoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, con người vì những nhu cầu cá nhân,lợi ích trước mắt của mình mà làm trái quy luật tự nhiên, gây tổn hại cho tựnhiên Xã hội ngày càng phát triển, trong đó một số người quan hệ với nhauchỉ vì lợi ích trước mắt không thật đúng với bản tính con người Việt Namđang trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, thực hiện hội nhập quốc tế,một bộ phận người Việt Nam có xu hướng thay đổi, chạy theo thực dụng,cạnh tranh, gian dối, tính toán, vị kỷ nhiều hơn, làm cho mối quan hệ giữacon người với con người bị tha hoá Nhiều người đặt lợi ích cá nhân, quyềnlợi cá nhân lên trên hết, không giữ được truyền thống “thương người như thể
Trang 2thương thân”, “lá lành đùm lá rách” vốn là truyền thống tốt đẹp của ngườiViệt Học thuyết “vô vi” ở một góc độ nhất định dạy cho con người biết cáchđối xử với tự nhiên, đối xử giữa người và người với nhau trong cuộc sống
Ngay từ rất sớm Đảng ta đã xác định vai trò của các học thuyết triết họctrong việc giữ gìn, phát huy những di sản truyền thống do ông cha để lại, vàvai trò của nó trong thời kì đổi mới của đất nước ta Trong Nghị quyết số 01/NQ-TW của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ngày 28/3/1992, về “Côngtác lý luận trong giai đoạn hiện nay” đã khẳng định “ cần phải nghiên cứu mốiquan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa phát huy bản sắc văn hoá dân tộc vớitiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới Đối với những học thuyết xã hội ngoài chủnghĩa Mác – Lênin, Nếu biết gạn lọc, biết hấp thụ một cách có phê phán sẽ làmgiàu thêm cho bản thân chủ nghĩa Mác – Lênin và là những lý luận hết sức có ýnghĩa cho chúng ta trong giai đoạn đổi mới đất nước” [1;tr.7]
Qua quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy học thuyết “vô vi” mặc dùlà một học thuyết của người Trung Hoa, xuất hiện từ thời cổ Đại, tuy nhiênkhông vì vậy mà những quan niệm trong học thuyết “vô vi” khác biệt vớinhững quan niệm của người Việt Nam Vượt qua cả khoảng cách về thời gianvà không gian đến nay học thuyết “vô vi” trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh”của Lão Tử vẫn còn giá trị nhất định và cần thiết trong cuộc sống người ViệtNam, cụ thể là trong xử thế, dưỡng sinh và trị nước của người Việt Nam
Với mong mốn củng cố tri thức triết học cho bản thân, góp phần tìmhiểu thêm triết học Trung Hoa, đồng thời làm phong phú hơn nguồn tư liệu vềtriết học phương Đông, được sự động viên, khuyến khích và giúp đở tận tìnhcủa các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, em mạnh
dạn chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu học thuyết “vô vi” trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử ”.
2 Tình hình nghiên cứu
“Đạo Đức Kinh” là tác phẩm nhận được sự quan tâm của khá nhiều tácgiả trong và ngoài nước Có nhiều nghiên cứu về tác phẩm này, nhưng phầnlớn viết thành sách, chủ yếu đi giải thích bình luận tác phẩm Trong khả năng
Trang 3nghiên cứu còn hạn chế và giới hạn về thời gian, cho nên đến thời điểm nàybản thân tác giả vẫn chưa tiếp cận được một công trình lớn nào (luận văn thạcsĩ hay luận án tiến sĩ ) về tác phẩm “Đạo Đức Kinh”, chủ yếu tác giả tiếp cậnđược dưới dạng sách, các bài viết, bình luận, trao đổi ý kiến về các vấn đề
trong tác phẩm nói chung và về học thuyết “vô vi” nói riêng như: “Quan niệm
Biện chứng của Lão Tử về thế giới ”, “Về học thuyết “vô vi” của Lão Tử”,
“Bàn thêm về “Vô” và mối quan hệ giữa “Hữu” và “Vô” trong Đạo Đức
Kinh ” , Nguyễn Thị Hồng – Thạc sĩ Triết học, Trường Đại học Giao thông
Vận tải Hà Nội; “Triết lý Vô của Lão Tử”, Nguyễn Hùng Hậu – Phó Tiến sĩ, Trưởng phòng Triết học Phương Đông, Viện Triết học; “Lão Tử và Chân –
Thiện - Mỹ”, Vũ Minh Tâm – Phó Giáo sư, Tiến sĩ Triết học, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội
3 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp Đại học, khoá luận chỉ kháiquát một số vấn đề trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh” về vũ trụ quan, nhận thứcluận Qua đó tập trung tìm hiểu về học thuyết “vô vi” trong tác phẩm
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của khoá luận
Tìm hiểu các quan niệm của Lão Tử về vũ trụ và nhận thức làm cơ sởcho việc tìm hiểu, lý giải học thuyết “vô vi” Nhằm thấy được giá trị của họcthuyết, đặc biệt có sự liên hệ với tình hình Việt Nam để làm rõ giá trị của họcthuyết “vô vi” đối với quá trình đổi mới của nước ta trong giai đoạn hiện nay
Nhiệm vụ của khoá luận
- Phân tích, đánh giá vũ trụ quan và nhận thức luận trong tác phẩm
“Đạo Đức Kinh” Làm rõ nội dung học thuyết “vô vi” trong tác phẩm
- Phân tích, đánh giá học thuyết “vô vi” của Lão Tử về xử thế, dưỡngsinh và trị nước Nhằm thấy được những giá trị cần kế thừa trong học thuyếtvà những hạn chế trong học thuyết
- Liên hệ học thuyết “vô vi” của Lão Tử với quá trình đổi mới nước tahiện nay
Trang 45 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Trong nghiên cứu khoa học cần dựa vào những căn cứ khoa học cónhư vậy mới đạt được mục tiêu khoa học đề ra Với ý nghĩ là một bàinghiên cứu khoa học khoá luận đã vận dụng lý luận khoa học của Chủnghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu Trên lậptrường thế giới quan, nhận thức luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biệnchứng để nhận thức, đánh giá quan niệm về vũ trụ và nhận thức trong tácphẩm “Đạo Đức Kinh”, cùng với quan niệm về cách đối nhân, xử thế củaHồ Chí Minh làm sở cho việc nhận thức các vấn đề về con người và xã hộitrong quan niệm của Lão Tử
Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận mang nội dung nghiên cứu về một vấn đề vừa có tính lịchsử, vừa mang giá trị thời đại nên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sửdụng kết hợp các phương pháp như phương pháp hệ thống, phương pháplogic – lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, bình luận, nhằmmang lại hiệu quả nghiên cứu cao nhât
6 Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận
Khái quát và làm rõ những giá trị cũng như những hạn chế trong vấn đềvề vũ trụ quan, nhân thức luận và học thuyết “vô vi” trong tác phẩm “ĐạoĐức Kinh”
Làm nổi bậc vai trò của học thuyết “vô vi” đối với các học thuyết khác
Về mặt thực tiễn
Khoá luận giúp bản thân hiểu hơn về tác phẩm “Đạo Đức Kinh” củaLão Tử nói chung và học thuyết “vô vi” nói riêng Cũng như hiểu thêm vềLịch sử Triết học phương Đông
Khoá luận cho thấy sự cần thiết của học thuyết “vô vi” trong việc điềuchỉnh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con ngườitrong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là đối với xã hội Việt Nam
Trang 57 Kết cấu của đề tài
Khoá luận bao gồm:
Mở đầu:
Trình bày lý do chọn đề tài, tình hình nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu,đóng góp của đề tài, kết cấu của đề tài
Nội dung:
Chương 1: Hoàn cảnh kinh tế, xã hội Trung Hoa thời Xuân thu, Chiến
quốc và tác phẩm “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử
Chương 2: Cơ sở triết học của học thuyết “vô vi” trong tác phẩm “Đạo
Đức Kinh”của Lão Tử
Chương 3: Học thuyết “vô vi” trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh” của
Lão Tử
Kết luận
Trang 6Chương I HOÀN CẢNH KINH TẾ, XÃ HỘI TRUNG HOA THỜI XUÂN THU, CHIẾN QUỐC VÀ TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC KINH” CỦA LÃO TỬ
1.1 Một số nét về hoàn cảnh kinh tế, xã hội Trung Hoa thời Xuân thu, Chiến quốc
1.1.1 Đặc điểm phát triển kinh tế Trung Hoa thời Xuân thu, Chiến quốc
Thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Hoa bắt đầu từ thế kỷ XXI (TCN)đến thế kỷ thứ III (TCN) Thời cuối nhà Ân sản xuất, chăn nuôi phát triển vàQuan hệ sản xuất phong kiến đã bắt đầu xuất hiện Bước sang thời kỳ TâyChu, đã thực hiện quốc hữu hoá tư liệu sản xuất, ruộng đất, phân biệt giữathành thị và nông thôn, kinh tế thị trường đã xuất hiện nhưng chưa độc lập,chưa có vai trò lớn
Thời kỳ Đông Chu (Xuân thu, Chiến quốc), xã hội Trung Hoa bướcsang thời kỳ biến động, nhà Chu suy yếu, các nước chư hầu nổi lên tiêu diệtnhà Chu để xưng bá Đặc biệt thời kỳ này người ta đã biết chế tạo công cụbằng sắt, những vũ khí bằng đồng Cùng với sự phát triển của công cụ sảnxuất là sự phát triển trong sản xuất, nông nghiệp phát triển mạnh, xã hội có sựphân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp và thủcông nghiệp Thương nghiệp cũng phát triển, giai đoạn này xuất hiện nhiềutrung tâm buôn bán, nhiều loại vật phẩm được đem ra làm hàng hoá như: tơlụa, đồ trang sức, trình độ chế tác đã khá phát triển, điển hình các đồ trangsức mức độ tinh xảo rất cao
Thế kỷ thứ V-VI (TCN) xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán, có nhữngnơi có cả người nước ngoài buôn bán Thời kỳ này ruộng đất bị tư hữu hoá dochiến tranh liên miên các nước thắng trận thu được nhiều ruộng đất, của cải;một số thương nhân có nhiều tiền của dùng thủ đoạn để chiếm đất, biến thànhđất của mình Thời kỳ này nghề luyện sắt rất phát triển, triều đình lập chức
Trang 7“thiết quan” trông coi việc luyện sắt Nhiều nước đã đúc tiền bằng kim loại,đồng, vàng, trên tiền có ghi tên nước và ghi trọng lượng, giá trị tiền tệ Từ đâyxuất hiện tầng lớp thương nhân chuyên cho vai nặng lãi, giàu có nhanh chóng,bỏ tiền mua ruộng đất lập ra những trang trại có quân đội, quan lại địa phươngcũng bị mua chuộc, hoặc không làm gì được.
Nền kinh tế Trung Hoa lúc này có bước phát triển mạnh mẽ nhưngchiến tranh liên miên làm phá hoại nền kinh tế Trong thời kỳ này chỉ có mộtsố trở thành những người giàu có tạo thành một tầng lớp quý tộc gọi là hiểntộc, phần lớn người lao động sống rất khổ cực Viết về sự khốc liệt của thờikỳ này có câu: “Đánh đề chiếm thành thây chết đầy thành, đánh để chiếmđồng thây chết đầy đồng” Sự phát triển kinh tế là tiền đề cực kỳ quan trọngcho việc xuất hiện các học thuyết triết học, trong đó có học thuyết “vô vi” củaLão Tử
1.1.2 Đặc điểm xã hội, phát triển khoa học, văn hoá tư tưởng Trung Hoa thời Xuân thu, Chiến quốc
Đặc điểm xã hội
Ở thời kỳ Tây Chu nhà Chu được tổ chức theo kiểu tông pháp bao gồm:vua Chu được gọi là thiên tử và chư hầu bao gồm con, em, quý tộc nhà Chucầm quyền
Tuy nhiên khi bước sang thời kỳ Đông Chu, quý tộc không chỉ cóngười nhà Chu mà còn bao gồm những người làm ăn giàu có của những bộtộc khác Cho nên quan hệ tông pháp không còn phù hợp Những tầng lớpkhác không cam chịu sự bóc lột của nhà Chu, họ đấu tranh, các nước chư hầuchiến tranh liên miên Ngôi vị thiên tử của nhà Chu bị lung lay
Thời kỳ này xã hội nhà Chu tồn tại nhiều mâu thuẫn:
Mâu thuẫn giữa tầng lớp có tài sản (hiển tộc) với giai cấp đại quý tộccủa nhà Chu đang cầm quyền
Mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc nhà Chu đang chuyển sang giai tầngmới với một số quý tộc bảo thủ, lạc hậu nhà Chu
Trang 8Mâu thuẫn giữa quý tộc nhỏ, mới lên với giai cấp đại quý tộc.
Mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công với giai cấp quýtộc, thị tộc nhà Chu và tầng lớp đại quý tộc mới lên
Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với giai cấp đại quý tộc, thị tộc nhàChu và tầng lớp quý tộc mới lên
Những mâu thuẫn này diễn ra ngày càng gay gắt đòi hỏi phải thay thếchế độ chiếm hữu nô lệ tiến nhập vào chế độ phong kiến, giải tán nhà nướccủa chế độ tông pháp, xây dựng nhà nước phong kiến, giải phóng lực lượnglao động cho xã hội phát triển Chính vì thế, thời kỳ này đã xuất hiện nhiềutrào lưu tư tưởng để đáp ứng nhu cầu đó của sự phát triển xã hội
Sự phát triển của khoa học, văn hoá tư tưởng.
Về khoa học: Người Trung Hoa trước đó đã biết làm lịch (lịch can
-chi), một năm có 365 ngày, 3 năm có một năm nhuận Quan sát được mặttrăng và các vì sao, xem thủy triều, xác định được chu kỳ sinh trưởng của câytrồng, biết thời tiết chia làm hai mùa: mưa và nắng
Về văn hoá tư tưởng: thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ “Bách gia chư
tử”, bởi vì thời kỳ này xuất hiện rất nhiều triết gia và các trường phái Cónhiều nhà kinh doanh rất giàu có, họ bỏ tiền ra nuôi tầng lớp trí thức, nhữngngười có tài Một số triết gia đã có tư tưởng duy vật biện chứng như: Sử Ngân
“nghe dân thì quốc gia thịnh vượng, nghe thần thì quốc gia suy vong”, ThúcHưng “cái gì dân muốn thì trời phải theo”, Tôn Tử nghiên cứu binh pháp (36phép dùng binh) Có thể nói đây là thời kỳ văn hóa tư tưởng phát triển mạnhmẽ trong lịch sử Trung Hoa
1.2 Khái quát lịch sử trường phái Đạo gia
Đạo gia là trường phái triết học lớn của Trung Quốc Trong Bách giathì Đạo gia mang đậm tính chất triết học hơn cả
Xuân thu – Chiến quốc là thời kỳ thiên hạ đại loạn kéo dài, rất nhiềuhọc thuyết xuất hiện giải thích xã hội và đưa ra cách chữa trị khác nhau từnhiều phương diện khác nhau Nho gia đại biểu cho tư tưởng của giai cấp đại
Trang 9quý tộc, thị tộc nhà Chu, giai cấp đang thống trị xã hội Pháp gia đại biểu chogiai cấp địa chủ phong kiến trong tương lai Mặc gia đại biểu cho tầng lớp duhiệp (võ sĩ quí tộc nhất thế), thợ thủ công, tiểu thương sản xuất nhỏ Đạo giađại biểu cho tầng lớp tiểu quí tộc, quí tộc phá sản, kẻ sĩ bị chèn ép bởi hai thếlực đại quý tộc cũ, mới, họ không đủ sức vươn lên, rơi vào bi quan, cho rằngđời quá hư hỏng không gì cứu vản được, nên một mặt chủ trương trốn đời,tránh họa, mặc khác tuyên truyền học thuyết “vô vi”, xử thế theo “vô vi”, trịnước theo “vô vi”, dưỡng sinh theo “vô vi” Đây là những học thuyết mangnhững hạn chế nhưng cũng chứa đựng phương cách tư duy độc đáo và sâu sắc.
Đạo gia chia làm ba thời kỳ phát triển:
Thời kỳ Lão Tử: Với tác phẩm Đạo Đức Kinh, tác phẩm thể hiện tư tưởng
muốn tránh xa nơi thị phi, ông chủ trương sống lánh đời, thực hiện “vô vi”
Thời kỳ Dương Chu: Thế kỷ IV TCN, chủ trương sống toàn sinh, bảo
toàn sinh mạng là quan trọng Muốn vậy, phải hạn chế dục vọng, coi thườngdanh lợi, không đụng chạm, tranh giành nhau, quan hệ giữa người và ngườigiữ hoà khí
Sách Mạnh Tử viết: “Dương chu vị ngã Nhổ một mảy lông mà lợi chothiên hạ cũng không chịu, cả thiên hạ phụng dưỡng không cần” [16; tr.80];Sách Hàn Phi Tử viết: “Ấy vậy kẻ chủ trương chẳng vào trong thành đang bịlâm nguy, chẳng ở trong quân lữ, chẳng đổi một sợi lông chân để lấy được cáilợi lớn cho thiên hạ…Đó là kẻ sĩ khinh vật trọng sinh” [7; tr.81] Quan điểmcủa Dương Chu có thể khái quát là Tồn ngã – Trọng kỷ – Quý sinh – Khinhvật Tuy nhiên, như Phùng Hữu Lan viết “Điều đáng tiết là tư tưởng đíchthực của Dương Chu không được trình bày liên tục trong bất cứ nơi nào, taphải lượm lặt mỗi nơi một ít trong tác phẩm của các tác giả khác” [16;tr.79] Cho nên, trong các sách ít đề cập đến ông, mà chủ yếu nhắc đến LãoTử và Trang Tử
Thời kỳ Trang Tử : Cuối thế kỷ IV TCN, với tác phẩm “Nam Hoa
Kinh” Trang Tử là người kế thừa Lão Tử Ông chủ trương yêu thiên nhiên,
Trang 10thuận thiên nhiên mà sống, tiêu diệt thoát tục Người, vật, tự nhiên là một, coisống chết như nhau Không quan tâm phải trái, đúng sai, vinh nhục… Chủtrương tiêu dao để đạt được sự tự do tuyệt đối.
Trong thời đại con người ham danh lợi, luôn tranh giành nhau, chémgiết nhau Vậy, câu hỏi đặt ra, ý nghĩa cao nhất của cuộc sống là gì, làm thếnào để đạt được là chủ đề các nhà tư tưởng Đạo giáo hướng vào lý giải
Như vậy, Lão Tử là người sáng lập ra Đạo gia, sau đó hơn một trămnăm, Liệt Tử và Trang Tử nối nhau phát huy cái Đạo học của ông và làm chonó chiếm được một địa vị ngang với các học phái khác trong khoảng tiên Tần.Nhưng sau Trang Tử, hầu như không một nhà đại biểu nào nổi trội, phát huysức mạng của Đạo gia, làm cho học thuyết Đạo Lão rơi vào bóng tối Cáctông giáo sau này đều tự xưng là gốc nơi Lão học mà ra đều xuất hiện từ thờiTần Hán trở xuống Có bốn phái chính: Phái Huyền lý, phái Thần Tiên ĐanĐỉnh, phái Phù Lục, phái Chiêm Nghiệm Tuy nhiên, những tông phái nàykhông có những tư tưởng giống với Lão học Thậm chí vị giáo chủ của cáctông phái này không còn là bậc “ẩn quân tử” nữa mà biến thành Đức TháiThượng Lão Quân với những pháp thuật vô biên và có dưới bộ hạ mìnhkhông biết bao nhiêu là thần tiên, ma quái Đó là sự biến thiên của Đạo giatrong các thời kỳ sau
1.3 Lão Tử và tác phẩm “Đạo Đức Kinh”
1.3.1 Khái lược về Lão Tử
“Hỗn độn mà thành Trước trời đất Lặng lẽ trống rỗng
Một mình không đổi Đi mà không mỏi Làm mẹ thiên hạ
Không biết tên gọi Nên gọi là Đạo”
Những lời lẽ khó hiểu trên đây được trích ra từ bài thơ dài 5000 chữ nóivề Đạo, thường gọi là “Đạo Đức Kinh”, được viết cách đây gần 2500 năm vàtheo truyền thuyết, tác giả của nó là Lão Tử Những trực giác nhạy bén trongnhững câu thơ súc tích của cuốn kinh huyền hoặc này tạo thành một nguồn
Trang 11minh triết sống động, mang lại an ủi, sự khuyên giải và giác ngộ cho hàngtriệu người trên khắp thế giới.
Xoay quanh vấn đề thân thế của Lão Tử có nhiều ý kiến khác nhau.Lão Tử (tiếng Trung Quốc, cũng được chuyển tự thành Lao Tzu, Lao Tse,Laotze, và một số từ khác) Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, thuỵ là Đam.Là một trong những nhà tư tưởng lớn trong Triết học Trung Quốc Sự tồn tạicủa ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi Theo truyền thuyết,ông sống ở thế kỷ thứ VI TCN Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ởthế kỷ thứ IV TCN, Thời Bách gia chư tử và Thời Chiến Quốc Lão Tử đượccoi là người viết cuốn “Đạo Đức Kinh” rất có ảnh hưởng, và ông được côngnhận là Khai tổ của Đạo gia (Đạo tổ)
Rất ít điều được biết về cuộc đời Lão Tử Sự hiện diện của ông tronglịch sử cũng như việc ông viết cuốn “Đạo Đức Kinh” đang bị tranh cãi rấtnhiều Lão Tử đã trở thành một anh hùng văn hoá quan trọng đối với các thếhệ người Trung Quốc tiếp sau Về quê quán, truyền thuyết cho rằng ông sinh raở huyện Khổ, nước Sở, hiện nay là Lộc Ấp thuộc tỉnh Hà Nam Một số truyềnthuyết nói rằng khi sinh ra tóc ông đã bạc trắng, vì ông đã nằm trong bụng mẹtám hay tám mươi năm, điều này giải thích cho cái tên của ông, có thể được dịchthành "bậc thầy già cả" và cũng có thể có ý nghĩa là "đứa trẻ già"
Theo truyền thuyết được ghi trong Sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử làngười cùng thời nhưng lớn tuổi hơn Khổng Tử và làm Thủ tạng thất (giữ khosách) trong thư viện triều đình nhà Chu Khổng Tử có ý định hay đã tình cờgặp ông ở nước Chu (nơi Khổng Tử đến đọc các cuốn sách trong thư viện).Theo những câu chuyện đó, Khổng Tử, đã tranh luận về lễ nghi và phép tắc,vốn là nền tảng của Khổng giáo với Lão Tử Truyền thuyết Đạo gia kể rằngnhững cuộc tranh luận đó có ích cho Khổng Tử nhiều hơn so với những gì cótrong thư viện Sử Ký Tư Mã Thiên có đoạn kể lại rằng “ Khổng Tử đến hỏiLão Tử về “lễ”, về học trò hỏi Khổng Tử, Lão Tử là người như thế nào,Khổng Tử trả lời: Chim, ta biết nó bay như thế nào; cá, ta biết nó lội ra làm
Trang 12sao; thú, ta biết nó chạy cách nào Thú chạy, thì ta có lưới bắt nó; cá lội, thì tacó dây câu ví nó; chim bay, thì ta có bẫy gài nó Chí như con Rồng, thì takhông biết nó theo mây theo gió mà bay liệng như thế nào Nay ta thấy Lão-Tử như con Rồng !” [3;tr.8].
Sau này, Lão Tử thôi việc, có lẽ bởi vì quyền lực của triều đình nhàChu đã sụp đổ
Tục truyền, Lão Tử thọ đến 160 tuổi, thậm chí lên 200 tuổi Nhữngtruyền thuyết đó đúng hay sai, thiết tưởng chẳng liên quan gì cho lắm đếnviệc tìm hiểu tư tưởng, triết lý của Lão Tử Sở dĩ Lão Tử trở thành một nhânvật kỳ bí, sống mãi trong tâm hồn người Trung Quốc, nhất là trong tầng lớpphi trí thức, phần lớn là do những truyền thuyết ảo huyền đó Những truyềnthuyết về cuộc đời Lão Tử, điều nào thật, điều nào hư, chẳng ai nắm được Vảlại Lão Tử là một “ẩn giả”, nếu người ta biết rõ tận tường về đời tư của một
“ẩn giả”, thì đó mới là điều đáng ngạc nhiên
Tư tưởng của Lão Tử được thể hiện trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh,mang nhiều triết lý sâu sắc Người phương Tây đánh giá: “Lão Tử đâu phảisống trong một nước Trung Hoa và cho thời kì của ông thôi đâu Ông là mộttrong những bậc thầy sâu sắc, thuần tuý nhất của loài người” [1;tr.1, 15;tr.17]
1.3.2 Khái lược tác phẩm “Đạo Đức Kinh”
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc ra đời của tác phẩm “Đạo ĐứcKinh” Sách sử ký kể lại rằng trên con đường đi về hưu khi đi đến ngọn đèocuối cùng – biên giới của vương quốc, người lính “hải quan” nhận ra nhà hiềntriết nổi tiếng, liền nài nỉ ông lưu lại một ít văn bản học thuyết của ông chohậu thế Lưỡng lự một hồi, Lão Tử tạm quên cuộc viễn hành ông ngồi xuống,lẹ làng sáng tác “Đạo Đức Kinh” trong 5.000 chữ Nhiều cuốn sách ghi chépvà bức tranh về Lão Tử còn lại đến ngày nay, thường thể hiện ông là mộtngười già hói đầu với một chòm râu trắng hay đen và rất dài; ông thường cưỡitrên lưng một con trâu nước Có ý khiến cho rằng Lão Tử chỉ mới nói ra cáctriết lý của ông mà thôi, giống như trường hợp của Giecsu, Phật, Khổng Tử
Trang 13Họ chỉ truyền lại bằng lời, còn tác phẩm thì mãi sau này do các đệ tử nhớ màchép lại thành sách.
Cũng có người tin rằng “Đạo Đức Kinh” được viết như một cuốn sáchhướng dẫn dành cho các Hoàng đế về việc họ phải cai trị đất nước như thếnào theo một cách thức tự nhiên hơn: cai trị bằng cách không cai trị Điều nàycó thể thấy trong nhiều đoạn trong “Đạo Đức Kinh”, khi nói rằng: không tándương người quyền quý thì người dân không tranh tụng và không đề cao giátrị đồ quý thì người dân không tranh cướp và dân chúng đói khổ là kết quảcủa thuế nặng Vì thế, không có nạn đói
“Đạo” nghĩa là “Con đường”, “Đức” nghĩa là “Năng lực” và “Kinh”nghĩa là “Sách cổ” Vì thế cái tựa có thể chuyển dịch một cách đầy đủ là
“Cuốn cổ thư nói về Con đường và Năng lực của nó” Trong tác phẩm “Đạo
Đức Kinh” Lão Tử đã tìm hiểu, lý giải về bản nguyên thế giới, nguyên lý của thếgiới để từ đó ông xây dựng học thuyết “vô vi” trong hiện thực cuộc sống, cụ thểlà “vô vi” trong xử thế, “vô vi” trong dưỡng sinh và “vô vi” trong trị nước
Về kết cấu: “Đạo Đức kinh” gồm 2 quyển tổng cộng 81 chương chiathành hai thiên Thiên thượng từ chương 1 đến chương 37 mở đầu bằng câu
“Đạo khả đạo phi thường đạo” Thượng kinh luận về chữ Đạo nên gọi là Đạo kinh; Thiên hạ từ chương 38 đến chương 81 mở đầu bằng câu “ Thượng Đức
bất Đức, thị dĩ hữu Đức” Hạ kinh luận về chữ Đức nên gọi là Đức kinh
Về hình thức: Các chương trong “Đạo Đức Kinh” không thống nhấtvề hình thức, có câu rất ngắn, cũng có câu rất dài, số từ trong câu không thốngnhất với nhau
Về nội dung: Nhiều chương trong tác phẩm có nội dung trùng lặp ývới nhau, có những chương nội dung không nhất quán
Đối với nhiều người, “Đạo Đức Kinh” là một tập hợp những câu châmngôn và tư tưởng không ăn khớp với nhau, đã được rất nhiều tác giả qua rấtnhiều thời viết ra Đối với một số người khác “Đạo Đức Kinh” là một tập sáchrất đơn giản, trong sáng, có ý nghĩa mạch lạc thuần khiết nhất trong nội dung
Trang 14và bố cục Nó là một kiệt tác về triết lý và về Huyền học Trung Hoa Mặc dùcó những yếu tố như cách ngôn, ca khúc hoặc cả những ẩn ý thần thoại đượcthêm vào, “Đạo Đức Kinh” vẫn là một trước tác thuần nhất từ nguyên thuỷ.Trái với các loại văn chương thường rất ưa chuộng màu sắc và cụ thể, ngượclại, “Đạo Đức Kinh” rất cô đọng, kín đáo mà lại rất gợi ý sâu xa Không tênngười, tên vật, địa danh; Không nhắc nhở tới vũ, nhạc, lễ nghi, đình đám,chiến tranh, thiên nhiên cũng trở nên vô hình; Công việc con người lại đượcdiễn đạt bằng “vô vi”, tôn giáo cũng không được nhắc đến, lại càng không hềcó những dấu vết về các nghi thức Lão giáo, bùa chú, bói toán ”Đạo ĐứcKinh” quả là hạt ngọc trân châu, một viên ngọc quý của trí tuệ Trung Hoa.
Cho tới nay, “Đạo Đức Kinh” là tác phẩm có lượng phát hành bằng
tiếng nước ngoài lớn nhất [17;tr.12], “Đạo Đức Kinh” là một trong tứ đại kỳ
thư Đông Phương đó là: Kinh Dịch, Mai Hoa Dịch, Hoàng Đế Nội Kinh, ĐạoĐức Kinh [21]
Có tới cả trăm bản dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha,v.v Riêng trong tiếng Việt có các bản dịch của Nguyễn Duy Cần, NghiêmToản, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tôn Nhan, Giáp Văn Cường, Phan Ngọc Hiện giờ bản dịch “Đạo Đức Kinh” gây ảnh hưởng nhất tại phương Tây làbản tiếng Anh của nhà Hán học Anh đương đại Waley, có tiêu đề “Đạo và sứcmạnh của nó” Ban đầu người phương Tây dịch ba chữ Đạo Đức Kinh lầnlượt là "Con đường" (The-way), "Đức tính" (Virtue) và "Kinh điển" (Classic).Mãi đến thập kỷ 90 thế kỷ XX, vẫn có người phân “Đạo Đức Kinh” thành
"Đạo Kinh" và "Đức Kinh" Song hiện giờ cách dịch tên thông thường là dịch
âm tiếng Hán "Dao De Jing" hoặc "Dao Te Ching"
Có thể nói trong kinh điển Trung Hoa, “Đạo Đức Kinh” là tác phẩm cótầm triết lí cao sâu, chứa đựng nhiều quan điểm tiến bộ, sâu sắc, nên đã cóngười đánh giá “Vài dòng chữ hợp thành quyển sách ấy, chứa đựng tất cả sựkhôn ngoan của quả đất này” [13; tr.29]
Qua khảo cứu, toàn bộ Thượng Kinh và Hạ Kinh của “Đạo Đức Kinh”có các nội dung nổi bật sau: Học thuyết về Đạo, học thuyết về Đức, học
Trang 15thuyết “vô vi” Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể giá trị tác phẩm “Đạo ĐứcKinh” là học thuyết “vô vi”.
Chương II
CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA HỌC THUYẾT “VÔ VI” TRONG TÁC
PHẨM “ĐẠO ĐỨC KINH” CỦA LÃO TỬ
Cơ sở triết học của học thuyết “vô vi” là học thuyết về Đạo, chính làquan niệm của Lão Tử về thế giới, ông cho rằng bản thể của vũ trụ là “vô vi”cho nên mọi hoạt động của con người phải theo nguyên lý đó của bản thể.Theo Lão Tử những cái biểu hiện bên ngoài - “hữu vi” – sẽ bị thay đổi theotừng giai đoạn cho nên hành động của con người tuân theo “hữu vi” chỉ phù hợpvới từng giai đoạn nhất định Vì thế, con người phải hành động theo “vô vi” tứclà hành động theo cái bản chất vốn có của thế giới là hành động theo Đạo
Thực chất tác phẩm “Đạo Đức Kinh” là bàn về vấn đề xử thế của conngười; cách rèn luyện cơ thể của con người và cách chọn con đường trị nước.Thế nhưng, để thực hiện được “vô vi” trong xử thế, dưỡng sinh và trị nước thìLão Tử nghiên cứu về Đạo, về bản thể của vũ trụ, nghiên cứu cái cốt lõi củamọi hành vi, của mọi sự vật, để làm cơ sở lý luận cho việc trình bày họcthuyết “vô vi”
Với ý nghĩa đó cho nên, vấn đề thế giới quan và nhận thức luận đượcđánh giá là cơ sở triết hoc cho học thuyết “vô vi” của Lão Tử
2.1 Thế giới quan của Lão Tử trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh”
Lão Tử không phải là người duy nhất có quan niệm về thế giới Khi tưduy con người đạt đến trình độ nhất định - có tư duy lý luận - con người cónhu cầu tìm hiểu về thế giới xung quanh mình Thế giới này do đâu mà có,con người do đâu mà có, thế giới này tồn tại như thế nào,…hầu hết các triếtgia cổ đại cả phương Đông và phương Tây đều đi tìm hiểu, lý giải, quan niệmkhác nhau về thế giới
Trang 16Các triết gia Hy lạp cổ đại, thường bàn đến vấn đề bản nguyên của thếgiới, thế giới sinh ra như thế nào, bản chất là gì… Talet (640 – 546 TCN) chorằng nước là bản nguyên của vũ trụ, mọi vật trên thế giới đều được sinh ra từnước; Theo Anaximen (540 – 480 TCN), không khí là nguyên tố của vạn vật;Anaximăngdrơ (610 – 547 TCN) cho rằng, bão vũ trụ hồi đầu là một khối lữabao bọc hết thảy, trời là những vùng hơi nước, con người từ đất bùn sinh ra;Quan niệm của Heraclic (576 – 480 TCN) lại khác, theo ông bản nguyên củathế giới là lữa Phát triển nhất của các triết gia duy vật thời kỳ này làĐêmocric, ông quan niệm nguyên tử là bản nguyên của vũ trụ Như vậy, dosự hạn chế về mặt khoa học nên các triết gia Hy Lạp cổ đại quy bản nguyêncủa thế giới về một sự vật cụ thể (nước, lữa, không khí,…) nhìn thế giới bằngcon mắt trực quan Điều này đã tạo nên tính mộc mạc, chất phác, thô sơ trongtriết học Hy Lạp
Một số quan niệm khác lại cho rằng, thế giới không phải do một vậtnào đó trong thế giới sinh ra, mà do một lực lượng siêu nhiên, một vị thầnthánh nào đó, có quyền lực tối cao sinh ra và quy định thế giới Platôn chorằng, bản nguyên của thế giới là ý niệm; Hegel lại cho ý niệm tuyệt đối là cáisinh ra thế giới này; Thiên chúa giáo quan niệm thế giới do Chúa sinh ra trongsáu ngày và chúa chi phối mọi hoạt động của con người và tự nhiên; Hồi giáocho rằng thế giới này chịu sự chi phối, điều hành của Thánh A La
Đó là quan niệm của người phương Tây, còn ở phương Đông, các triếtgia ít bàn về khởi thuỷ của thế giới Nhưng họ vẫn nói đến vấn đề thế giới này
bị chi phối bởi cái gì? Người Ấn Độ quan niệm Brahman sinh ra và chi phốimọi hoạt động của trần thế Trung Hoa thời Xuân Thu chiến quốc (trừ LãoTử) ít bàn đến vấn đề khởi thuỷ của thế giới Dân tộc Trung Hoa cũng nhưmọi dân tộc khác, tin có trời và thờ trời Họ cho trời là “gốc” của vạn vật, làchúa tể của vạn vật, có tai mắt, ý chí, tri thức, có tình cảm như người Trong
kinh Thi có nhiều câu diễn tả lòng tin tưởng với trời:
Thiên giám tại hạ (trời soi xuống dưới – Đại minh)
Trang 17Thượng đế…giám quan tứ phương, cầu dân chi mịch (Thượng đế xem
xét bốn phương; tìm sự khốn khổ của dân để cứu giúp – Hoàng nhĩ)
Kính thiên chi nộ, vô cảm kí dự (phải sợ sự giận ghét của trời, không
dám đùa vui – Tiệt nam sơn) [12;tr.55]
Nhưng đó chỉ là tính ngưỡng chung của nhân loại thời bán khai, khôngbàn gì tới sự sinh thành của vũ trụ
Trung Hoa cũng có thuyết ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ vàokhoảng thế kỷ thứ V TCN, nhưng không cho một hành nào đầu tiên, thuyếtnày ban đầu được áp dụng vào lịch sử, sau áp dụng trong khoa học, y học, lísố học, chứ không dùng để giảng sự tạo thành vũ trụ Ngoài ra còn có thuyết
Âm, Dương nhưng cái gì là động lực sinh ra hai khí đó thì người ta cho đó làThái cực Khi đó sự biến hoá của vũ trụ được lý giải “Thái cực sinh Lưỡngnghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái” [12;tr.56] Tuynhiên, xoai quanh vấn đề này vẫn còn nhiều bàn cãi
Khi khoa học chưa phát triển, với những hiện tượng tự nhiên như:mưa, nắng, động đất, bảo lũ,…những bất công trong xã hội không giảithích được, loài ngươi khi ấy chỉ tìm cách giải thích bằng thần linh, nhữngquan niệm trực quan, truyền thuyết và thần thoại đầy tính huyền bí Ngườiduy nhất không thừa nhận cách giải thích đó là Lão Tử Ông cho rằng vũtrụ và vạn vật đều có nguồn gốc Như vậy, có thể nói, Lão Tử là người đầutiên trong triết học Trung Hoa bàn về nguồn gốc của vũ trụ Trong tácphẩm “Đạo Đức Kinh” Lão Tử đã lý giải về bản nguyên của vũ trụ, theoông bản nguyên của vũ trụ là Đạo
Có thể nói, trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ trung đại, trường pháiĐạo gia nói chung, tác phẩm “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử nói riêng thể hiệntính triết học đậm nét nhất Chỉ có “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử bàn nhiều vềvấn đề thế giới quan nói chung, bản thể luận nói riêng, sau đó vận dụng vàotrong lĩnh vực đời sống xã hội
Trang 182.1.1 Quan niệm về Đạo của Lão Tử trong tác phẩm
“Đạo Đức Kinh”
Trong hệ thống triết học của Lão Tử, học thuyết về Đạo có một vị tríquan trọng Nó chi phối tất cả các vấn đề khác trong triết học của ông Xuấtphát từ Đạo Lão Tử xây dựng hệ thống vũ trụ quan, và nhận thức luận tạo cơsở lý luận cho học thuyết “vô vi” của mình
Nếu các triết gia Hy Lạp cổ đại quan niệm về bản nguyên của vũ trụbằng con mắt trực quan, quy bản nguyên của vũ trụ về một sự vật cụ thể nàođó, một lực lượng siêu nhiên nào đó thì Lão Tử lại đi xa hơn, theo ông bảnnguyên vũ trụ là Đạo
Thuật ngữ Đạo đã được sử dụng trước thời Lão Tử Các văn bản cổ củaTrung Hoa như: Thượng thư, Kinh thi… thường nói đến Đạo với nhiều ýnghĩa khác nhau như “thiên Đạo”, Đạo là đạo đức của con người - “nhânĐạo”, Đạo là con đường, cách thức trị nước – “đạo trị nước”.Tuy nhiên đếnLão Tử Đạo mới trở thành một nội dung sâu sắc và có hệ thống hơn mang ýnghĩa là bản nguyên của vũ trụ Nó được coi là phạm trù học cơ bản trong hệthống triết học của ông Trong “Đạo Đức kinh” có tới gần 40 chương nhắcđến Đạo Xét về mặt bản thể luận, Đạo được Lão Tử trình bày theo ba mặt, đó
là thể, tướng và dụng.
Mặt thể của Đạo
Mặt thể của Đạo được Lão Tử dùng để chỉ nguồn gốc tối sơ, nguyênthủy của vạn vật Đạo chính là bản nguyên của vũ trụ, tổ tông của muôn loài.ông gọi là “Đạo thường”, “Đạo vô”, ông viết: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo,danh khả danh phi thường danh” [12; tr.161] “Đạo thường” là Đạo bản thểvĩnh cữu, bất biến, không giống cái gì cả, nó không phải là cái này hay cái kiacụ thể Do đó, khó có thể nói rõ được về nó, ông viết “…đón nó thì không
thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi” [12;tr.185] con người chỉ có thể dùng
trực giác lĩnh hội được phần nào thôi Đạo đó là vô thuỷ, vô chung nên
Đạo là cái tổng nguyên lý chi phối sự hình thành và biến hoá của trời
Trang 19đất, là cái cực diệu, cực huyền cho vạn vật noi theo Vì thế, Lão Tử viết: “ Cóvật gì hổn độn mà nên, sinh ra trước trời đất, vừa trống không, vừa lặng yên,đứng một mình mà không thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi làmẹ cả thiên hạ” [12; tr.137]
Có ý kiến cho rằng “Đạo của Lão Tử là một thứ rất huyền bí, thoát trần,không thể dùng ngôn ngữ, khái niệm để nói và nhận thức về nó, là một thứsiêu tự nhiên, thần bí, khó hiểu, một thực thể tinh thần tuyệt đối” [4; tr.27].Thực ra theo Lão Tử, Đạo – cái bản nguyên của vũ trụ, vẫn có tính vật chất,vẫn có thực chứ không phải cái siêu nhiên Ông viết: “Đạo là cái gì thâm viễn,tối tăm, mà bên trong có cái tinh tuý, tinh tuý đó rất xác thực và rất đáng tin”[12;tr.109-110]; “có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ” [12; tr.202] Nhưvậy, Đạo theo Lão Tử là “Đạo vô”, “vô thuỷ”, “vô chung” là cái Đạo tự nhiên,không có gì huyền bí cả
Cho nên, “Đạo thường” chính là cái danh dùng để chỉ nguồn gốc sâu xacủa thế giới vật chất, cũng như triết học Mác-Lênin dùng phạm trù vật chấtnói lên bản nguyên của thế giới, vật chất không phải cái gì cụ thể mà là kháiniệm do sự khái quát các thuộc tính của các sự vật trong thế giới Theo LãoTử, Đạo là cái không có tên, là cái “vô danh” Những cái có tên tức là cái cụthể rồi, thì không còn là nguồn gốc của vũ trụ nữa, mà biểu hiện, là hình thứccủa Đạo Có thể nói rằng bằng trực giác thiên tài Lão Tử đã phỏng đoán đúngrằng không thể quy nguồn gốc của vũ trụ vào một cái gì cụ thể, cũng nhưchúng ta cho rằng không thể đồng nhất vật chất với vật thể cụ thể vì… “điệntử cũng vô cùng vô tận như nguyên tử, giới tự nhiên là vô tận” [4; tr.28] Đếnđây ta thấy Lão Tử đã tiến xa các tư tưởng cùng thời Nếu như các triết giakhác quy bản thể của thế giới vào những sự vật hữu hình, cụ thể, còn các nhàduy tâm cho rằng thế giới do một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, thì LãoTử với tư duy tầm khái quát cao hơn cho nên theo ông bản nguyên của thếgiới không phải là cái gì và cũng không phải là vị thần nào cả mà là Đạo
Trang 20Nói về mặt thể của Đạo, Lão Tử dùng nhiều thuật ngữ để diễn đạt, cácthuật ngữ này đều thống nhất với Đạo, song chỉ những tính chất khác nhaucủa Đạo Trước hết là tính chất khách quan, tự nhiên, thuần phác của Đạo.Những tính chất này về sau là cơ sở cho ông xây dựng học thuyết “vô vi” yêucầu con người trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội phải tôn trọng nhữngtính chất đó của Đạo, cũng là tôn trọng bản chất vốn có của thế giới, quy luậtvốn có của thế giới.
Tính chất khách quan, tự nhiên của Đạo được hiểu nó vốn như thế,hoàn toàn độc lập với ý muốn, nguyện vọng của con người Nó sinh ra vạn vậtnhưng không có ý chí, không có dục vọng và mục đích Nó cứ thản nhiên,lạnh lùng, “Không vì kẻ rét mướt mà dẹp bỏ mùa động” [12; tr.170 - 171].Đạo sinh ra vạn vật nhưng không coi vạn vật là của mình, để cho chúng vậnhành theo quy luật riêng, theo bản năng của chúng, chứ không can thiệp vào.Nó vô tình coi vạn vật như là “chó rơm” Chính tính khách quan đó mà trờiđất phó mặc tự nhiên, không can thiệp, chẳng có lòng nhân, còn vạn vật cứ tựnhiên sinh sinh, hoá hoá, chẳng cậy chẳng khoe Tính tự nhiên trong Đạo vớibản tính tự nhiên chứa đựng và viên hồng hết thảy cả cái tồn tại, cả cái tĩnhlặng và biến đổi, cả cái siêu hình và hữu hình Vì thế, không thể nói Lão Tửđứng trên quan điểm duy vật hay duy tâm để bàn về Đạo Đạo được thể hiệntrong cả hai và cả hai được thể hiện ra trong quá trình vận hành của nó Theonghĩa đó, Đạo không do bất cứ cái gì sinh ra và không phụ thuộc vào bất cứcái gì, ngay cả con người Thật vậy, khi quan niệm về bản nguyên của thế giớicác nhà Macxit cũng nêu ra thuộc tính của vật chất là “tồn tại khách quan”,không phụ thuộc ý chí của con người nhằm phân biệt với những cái khôngphải là vật chất
Đề cao tính tự nhiên, thuần phác của Đạo, nên Lão Tử không thừa nhậnsự biến hoá của thế giới là tuân theo mục đích có sẵn của thế lực tự nhiên nàođó Ông phản đối việc lấy hành động tự giác và ý chí con người gán cho tựnhiên cho nên trong hành động ông chủ trương “vô vi”, ông kêu gọi “dứt danh,
Trang 21bỏ trí”, “Đạo pháp tự nhiên”, kịch liệt chống lại quan niệm “hữu vi” của cáctrường phái Nho gia, Mặc gia Quan niệm ấy chống lại mục đích luận của chủnghĩa duy tâm Những nhà theo mục đích luận, cho rằng, mọi sự vật trong thếgiới này đều theo mục đích có từ trước rồi, như con người có mắt là để nhìn, cómũi là đễ ngữi, tai để nghe,… cho nên con người mới có mắt, mũi, tai…
Chính thuộc tính tự nhiên thuần phác này của Đạo nên khi ông xâydựng quan niệm về xử thế của con người cũng như về dưỡng sinh và trị nướcông yêu cầu con người phải thuân theo thuộc tính của Đạo, điều đó cũng cónghĩa là tôn trong thuộc tính tự nhiên của các sự vật hiện tượng và là hànhđộng một cách tự nhiên, chính là hành động theo Đạo, như ông nói là trở vềvới Đạo
Thuộc tính thứ hai của Đạo đựơc Lão Tử nói đến nhiều trong Đạo ĐứcKinh là tính chất lặng yên và trống không Lão Tử thường dùng từ “cốc thần”để chỉ tính trống rỗng, hư vô của Đạo “Cốc thấn” chỉ “khoảng trống khônggiữa lòng hang sâu, không hình, không ảnh, không trái, ở thấp không hèn,
không động, giữa lặng yên không suy…” [12;tr.173-174] Sự lặng yên trống
rỗng của Đạo là một định tính của Đạo có tính chất căn bản Sự trống rỗngnày vô cùng, vô tận, chứa đựng muôn vật vạn loài mà chẳng bao giờ đầy, biếnhoá không lường mà chẳng bao giờ kiệt Quan niệm này thể hiện sự rộng lớn,khoan dung, trầm tĩnh của Đạo Cho nên trong hành động của con người cầnphải khoang dung, dữ Khiêm ái, luôn giữa mình ở thấp, ở sau thiên hạ
Xét về mặt khái niệm Lão Tử không phải đi tìm những thuộc tínhchung của vạn vật mà thực chất ông đi tìm nguyên nhân đầu tiên, tối sơ, uyênnguyên sinh ra vũ trụ, vạn vật để trả lời cho câu hỏi truyền thống của Triếthọc Trung Hoa cổ đại, cái gì là cái đầu tiên sinh ra vũ trụ, vạn vật? Vì thế,ông coi Đạo là mẹ của muôn loài, là chủ của trời đất, “Ta không biết Đạo cho
ai, hình hiện ra ngoài trước cả tiên đế” [12;tr.169] Thế nhưng, cái đầu tiên,uyên nguyên đó lại có trong tất cả các sự vật Đạo lớn giàn giụa lan tràm khắpnơi, không chổ nào không tới Với quan điểm đó, mặt thể của Đạo cũng chính
Trang 22là bản chất sâu kín, huyền nhiệm của vũ trụ, vạn vật Đạo là cái bản thể củavũ trụ nên trong tất cả mọi vật đều có Đạo Điều này có phần giống triết họcMác-Lênin, vật chất là bản nguyên của vũ trụ, nên trong tất cả các vật thể tồntại cụ thể đều có thuộc tính của vật chất là tồn tại khách quan, phương thứctồn tại là vận động, không gian, thời gian.
Với quan niệm Đạo là bản nguyên của vũ trụ đã thể hiện tư tưởng biệnchứng của Lão Tử là tính thống nhất của thế giới ở Đạo Khẳng định Đạo làkhởi thủy của vũ trụ Lão Tử bác bỏ thuyết trời, thượng đế sinh ra vạn vật, vìvậy học thuyết của ông mang tính vô thần
Mặt tướng của Đạo
Lão Tử dùng rất nhiều từ ngữ, hình ảnh để làm nổi bật hình dáng, trạngthái của nó Ông cho rằng: Đạo là cơ sở đầu tiên của vạn vật không phải một thểđặc biệt cố định, mà là thực thể của khối hỗn độn, không có một tính quy địnhnào, ngoài tính chất tự nhiên, khách quan, chất phác, trống rỗng, huyền diệu Nólà cái tồn tại tuyệt đối, sâu kính, mập mờ, thấp thoáng, là thể thống nhất hoà hợpkhông phân chia giữa sáng và tối, vô và hữu Nó không có hình trạng, “nhìnkhông thấy, nghe không thấy, nắm không được, đón không thấy đầu mà theokhông thấy cuối, ở trên không sáng tỏ, ở dưới không mờ tối” [12; tr.184 - 185].Nhưng đạo không bao giờ mất, nó tồn tại đầy vũ trụ, và là đầu của trời đất, là
“mẹ” của muôn vật Các nhà Triết học Mác – Lênin quan niệm về vật chất cũngvậy, vật chất là bản nguyên của vũ trụ, không phải cái gì cụ thể, không tồn tạicảm tính mà chỉ là một khái niệm, là sản phẩm của tư duy, nên ta không thểthấy được vật chất, không thể nghe được vật chất, không thể nắm được vậtchất và cũng không thể biết được hình dáng cụ thể của vật chất là gì Đạocũng vậy, nó không phải như những vật tồn tại hiện hữu khác, mà con ngườicó thể nghe thấy, sờ vào nó được Đây là một trong những quan điểm nổi bậccủa Lão Tử so với các triết gia thời kỳ đó Vì thế, Đạo không diễn đạt bằnglời, không thể gọi bằng các tên thường mà nếu đã gọi được tên thì không cònlà Đạo với tính chất là bản nguyên của vũ trụ nữa “Đạo khả Đạo phi thường
Trang 23Đạo, danh khả danh phi thường danh” [12;tr.161] Tức là, Đạo mà gọi đượctên thì nó không còn là Đạo vĩnh cữu bất biến nữa Cho nên việc đặt tên chonó là Đạo cũng chỉ là sự gượng đặt, gọi là “Đạo vô danh”, “gượng cho nó là
vô biên, vô biên là bao biến, bao biến là tiêu tan, tiêu tan là quy hồi”[12;tr.2022], “Đạo vô danh” nhưng nó vẩn tồn tại Sự tồn tại của Đạo đượcbiểu hiện trong mỗi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, biến hoá vô cùng vô tận.Đạo vừa duy nhất vừa muôn hình vạn trạng, vừa bất biến, vừa biến hoá
Theo Lão Tử, từ trời đến muôn vật và tất cả những gì có hình tượng,màu sắc, âm thanh đều bắt đầu từ cái tự nhiên, sâu kín, không danh tính,không hình thể, vô cùng, vô tận ấy, đó là Đạo vô danh Vì thế, ông nói “Đạothường vô danh như gỗ chưa đẽo, khi làm ra mới có danh” [12;tr.231] và
“mọi vật trong thiên hạ sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô” [12;tr.226-227].Đến đây ta đã gặp triết lý “Vô”, “Hữu” của Lão Tử Đạo - Vô - là khởi thuỷsinh ra hữu Lão Tử viết: “Không tên là đầu của trời, có tên là mẹ của vạnvật, hai cái đó đồng với nhau, cùng một gốc tên khác nhau” [12;tr.167] Tưtưởng này thể hiện rõ bản chất Đạo tự nhiên “Hữu” (có) – “Vô” (không) làhai mặt đối lập phổ biến nhất và đó chính là biểu hiện của Đạo trong vũ trụ
Đó còn là nguồn gốc sinh ra vạn vật chứ không chỉ cái hữu mới liên quan đến sự sinh thành Tính chất hữu, vô trong Đạo có ý nghĩa trực tiếp cho việc xây
dựng học thuyết “vô vi” của Lão Tử
Trong cuốn Nguyễn Hiến Lê có 98 chỗ nói về vô, còn cuốn Thu Giang,
Nguyễn Duy Cần có tới 97 chỗ Khác với các học thuyết triết học trong lịch
sử chủ yếu bàn về hữu, còn triết lý Lão Tử chủ yếu bàn về vô.
Với triết lý hữu, vô cho thấy, vạn vật trong thiên hạ từ hữu mà sinh ra,
hữu lại từ không mà sinh ra Tức Đạo là vô sinh ra vạn vật là hữu Cho nên
trong cuộc sống con người cần phải thực hiện theo Đạo, nhận thức, phải nhậnthức theo Đạo, xử thế theo Đạo, trị nước phải thực hiện theo Đạo Theo Lão
Tử, cái hữu là nguồn gốc trực tiếp còn cái vô là nguồn gốc sâu xa của vạn vật.
Trang 24Tư tưởng này của Lão Tử trên thực tế có thể lý giải được về mặt khoahọc và trong thực tế Như chúng ta biết, vạn vật đều có giống có nòi, conngười có cha me, tổ tiên, tất cả đều không phải tự nhiên mà có Khoa học đãchứng minh rằng, vũ trụ ban đầu chỉ là một khối khí mênh mông, lúc đó chưacó con người nên không thể có một khái niệm, một cái tên nào, nên tất cả chỉlà vô danh Chỉ khi con người đã sáng tạo ra ngôn ngữ, khái niệm, thì mọi vậtđược phát hiện ra, mới hữu danh, từ đó vạn vật sinh sôi nảy nở ngày mộtnhiều và được gọi theo cái danh đã có Đó là ý nghĩa câu vạn vật trong thiên
hạ từ hữu mà sinh ra Còn hữu lại từ vô mà sinh ra, tức là Khi chưa biết đến
một sự vật nào, chưa đạt được cái tên gọi thì sự vật thực sự chưa có đối với
con người, tức nó là “vô”, nhưng không hoàn toàn là không có gì, không hoàn
toàn là hư vô mà chỉ là không tên Hiện nay, vật lý học hiện đại đã phát hiện
ra được giới hạn của mình ở mật độ vật chất tối đa là 1093 gram/cm3 Ngoàigiới hạn đó, các quy luật vật lý không còn tác dụng được nữa Nhưng sự pháttriển của điện động lực học lượng tử gần đây cho thấy có tồn tại một môitrường vật chất đặc biệt gọi là chân không vật lý (Vacuum) Nếu đủ điều kiệnvề năng lượng, chân không đó sẽ sản sinh ra những cặp hạt nhân – phản hạt,đẻ ra mọi hạt vật lý đủ loại qua các pha thăng giáng Vacuum này có mật độvật chất 1094 gram/cm3 Đây là một nghịch lý bởi lẽ cái gọi là chân không theoquan niệm thông thường là không có cái gì cả (vô, không), nhưng như ta thấy,nó lại có mật độ rất lớn và chính nơi này đã diễn ra những chuyển hoá dữ dộinhất Trong cuốn “Vật lý học các hạt cơ bản” L.Okur còn đi xa hơn nữa,chứng minh có nhiều loại chân không và tồn tại một chân không cuối cùng –chân không nguyên thuỷ Chân không đó luôn có các năng lượng truyền quavà những trường năng lượng này có thể được mô tả dưới dạng sống Điều nàycó thể được lý giải trong cuộc sống
Trong “Đạo Đức Kinh” sự thống nhất giữa hữu và vô được Lão Tử
minh hoạ: “ba mươi hoa tai cùng quy vào một cái bầu, nhưng chính nhờ vàocái khoảng không trong cái bầu xe mà xe mới dùng được Nhồi đất sét để làm
Trang 25chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống không đó mà chén bát mới dùngđược Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhàmới dùng được Vậy ta tưởng cái có (bầu xe, chén, bát, nhà) mới có lợi cho ta,mà thực ra cái không mới là cái có hữu dụng” [12;tr.180] Như vậy, Đạo cũng
như vạn vật là sự thống nhất giữa hữu và vô, chính điều này là điều kiện tất
yếu cho sự vận động và tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng trong hiện thực.Điều này không mâu thuẫn với quan điểm triết học Mác – Lênin Trên thực tế,bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng đồng thời có hai trạng thái vận động vàđứng im, luôn là nó mà cũng không là nó vì chúng có sự đứng im tương đối,và luôn luôn vận động trong không gian, thời gian cụ thể
Trong mối quan hệ giữa hữu và vô Lão Tử còn thấy cái đối lập – cái
trạng thái hiện hữu tiềm tàng ngay trong cái hiện hữu Nghĩa là, khi cái đối
lập xuất hiện thì không phải nó đột nhiên là hữu, không phải khi nó xuất hiện rồi ta mới biết, mà nó vốn là cái vô đã có mầm mống từ trong hiện hữu Bởi
vậy, đối với Lão Tử, hoạ không chỉ là hoạ mà có mầm mống phúc và ngượclại, hoạ – phúc, thiện - ác, chính – tà điều có thể hàm chứa lẫn nhau, chuyểnhoá lẫn nhau Theo ông, đó là lẽ tự nhiên của Đạo, cũng như “Cây lớn một
ôm khởi sinh từ cái mầm nhỏ, đài cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xangàn dặm bắt đầu bằng một bước chân” [12; tr.39]
Triết học Mác – Lênin cũng có nội dung thể hiện mối quan hệ giữa hữu và vô trong vũ trụ Đó là mối quan hệ giữa “khả năng” và “hiện thực” khả
năng là cái chưa có nhưng không phải hoàn toàn không có mà chỉ là chưahiện hữu rõ ràng Hiện thực là cái có, cái đã tồn tại thực tế nhưng phải bắtnguồn từ khả năng, nảy sinh trên cơ sở cái không tiềm tàng từ trước Nghĩa làkhông có khả năng thì cũng không có hiện thực
Triết lý về hữu đến tột cùng sẽ bước sang triết lý vô Cũng giống như
không nói (vô ngôn) lại là nói nhiều nhất R.Gamzatov cho rằng người ta cầnhai năm để học nói nhưng phải cần đến sáu mươi năm để học yên lặng Như
vậy, cái Đạo của Lão Tử, tức vô, không có hình dáng, nhưng chính cái vô đó
Trang 26mới là cái sinh ra vạn vật Mối quan hệ giữa hữu và vô của Đạo trong vũ trụ không tách rời nhau, nếu không có hữu thì cũng không có vô và ngược lại Chỉ có đứng trên hữu, vô, đạt đến vô hữu vô, tức vô cực thì mới trở về với cội nguồn, với Đạo được Khởi nguyên là vô, Đạo, từ đó sinh ra vạn vật Vô ở đây
cũng như “Không” của nhà Phật là không có gì những lại có tất cả
Trong tư tưởng về Đạo của Lão Tử đã thể hiện ra tính biện chứng chất
phác, thô sơ, đó là sự vận động biến hoá của Đạo “vạn vật trong thiên hạ từ có
mà sinh ra, có lại từ không mà sinh ra”, “có những vật tiến lên phía trước, cónhững vật rơi lại phía sau, có những vật lớn lên, có những vật suy đi, cónhững vật hình thành, có những vật đang đi tới chổ tiêu diệt” [12;tr.225-250].Tuy nhiên, sự biến đổi ở đây là sự “trở về gốc” của sự vật và là quy luật vốncó của vạn vật Đó chỉ là quá trình lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn trong vũtrụ – lên rồi xuống, trăng tròn rồi lại khuyết, xuân hạ thu đông, không có sựphát triển, không như quan niệm vận động của Triết học Mác – Lênin: sự vậtvận động theo đường xoắn ốc, tức là sự vật sau ra đời trên cơ sở kế thừanhững cái hợp lý của sự vật cũ và ở trình độ cao hơn, sự vật trong thế giới vậnđộng theo ba khuynh hướng: vận động đi lên, vận động đi xuống, thụt lùi, vậnđộng ngang bằng Tuy nhiên vận động theo khuynh hướng phát triển đi lên lakhuynh hướng chung của các sự vật hiện tượng trong thế giới Đến đây ta đãthấy hạn chế của Lão Tử, ông cho rằng vạn vật trong thế giới có vận động,biến đổi, tuy nhiên sự vận động biến đổi này không dẫn tới sự phát triển, màlà quay trở về gốc về cái ban đầu Thế nhưng tìm hiểu sâu xa trong quan niệmnày của Lão Tử lại có phần đúng và rất biện chứng, sự vận động và biến đổicủa sự vật dù thế nào đi nữa thì cũng phải tuân theo những quy luật tự nhiênvốn có của nó, con người không nên làm trái quy luật đó, trong sự biến đổicũng chứa đựng không ít kiểu biến đổi tuần hoàn
Trong Đạo cũng bao hàm hai mặt đối lập, liên hệ, tương tác lẫn nhau,như “hoạ là chổ tựa cua phúc, phúc là chổ náu của hoạ Ai biết được đâu là
cái cuối cùng của phúc hoạ ” [12;tr.248], vì sự vật không nhất nhất là cái này
Trang 27hay cái khác, mà đồng thời nó là nó và không là nó theo kiểu “trong dương có
âm, trong âm có dương” Cho nên ông viết: “…có và không sinh lẫn nhau;
ngắn và dài làm rõ lẫn nhau; cao thấp dựa vào nhau; âm và thanh hoà lẫn
nhau; trước và sau theo nhau” [12;tr.165] Đó là sự tương phản vốn có trong
sự vật mà nguyên lý chung nhất là sự đối lập và thống nhất giữa có và không(hữu và vô) Theo ông không có cái gì tồn tại một cách thuần tuý, tách rời cáiđối lập với nó; trong mặt đối lập này đã chứa đựng mầm móng của mặt đốilập kia và ngược lại Vì thế “có” và “không” là cùng một gốc (Đạo) Cho nên,hoạ mới là chổ dựa của phúc, phúc là chổ nấp của họa, hoạ phúc không có gìnhất định
Đặc biệt, trong Đạo Đức Kinh Lão Tử thường lấy nước diễn tả trạngthái của Đạo Đó là tính linh hoạt, mềm mại, dễ thích ứng của nước Ông viết:
“Trong thiên hạ không có gì mềm yếu hơn nước, mà công phá vật rắn thìkhông gì hơn được nước, không gì hay thế được nó” [12;tr.227] Đạo giốngnước chảy về nơi thấp, giống như sông dài, biển rộng, to lớn mênh mông,nhưng nó là chổ thấp nên trăm dòng chảy dồn về Nước mềm mại, khôngtranh chấp ranh đua vì nó nhúng nhường, khiêm tốn cho nên nó lan tràn và lenlỏi khắp nơi, có thể “làm vua”, các dòng nước vì khéo biết ở chổ thấp Chỉ vìở chổ thấp nên trăm dòng dồn rót tới, chỉ ở dưới thấp nên biển mênh môngrộng lớn không có gì là không thể chứa đựng Đây là một dẫn chứng thú vịnhưng rất sâu sắc về sự đa nghĩa ẩn giấu trong mỗi dòng chữ của “Đạo ĐứcKinh” Trước nhất, đoạn văn này tiêu biểu cho một lối diễn đạt tự nhiên, đơngiản của triết lý Đạo giáo Nó đồng nhất Đạo với sự nhu thuận, uyển chuyểnvà sức mạnh bất kháng của nước Trong quan niệm này ta thấy rõ Lão Tử đềcao cái gọi là “nhu” (mềm mại), ông cho rằng: “nhu” sẽ chiến thắng cái
“cương” (cứng chắc) Hay chủ “âm” chứ không chủ “dương” Từ đó Lão Tửkhuyên con người ta nên sống mềm dẻo, khiểm nhường biết thu mình, khéoléo, trong cách đối nhân xữ thế cũng như trị nước
Trang 28Về sau, khi xây dựng học thuyết trong xử thế, Lão Tử yêu cầu mộttrong những phẩm chất của con người là mềm dẽo, tuỳ vào từng đối tượng màcó cách xử sự cho phù hợp Người Việt Nam ta cũng rất thích quan niệm này,cho nên trong cuộc sống rất đề cao cái mềm, yếu “lạt mềm buộc chặt”, “nướcchảy đá mềm”,…
Mặt dụng của Đạo
Mặt dụng của Đạo là nói về phương diện công dụng, năng lực của Đạo.Đó là trạng thái vận động, biến đổi với năng lực sản sinh và huyền đồng vạnvật Đạo có sức sáng tạo vĩ đại, bao quát ngự trị trời đất, “Đạo thường khônglàm nhưng không gì không làm” [12;tr.219-220] Năng lực của Đạo là ở chổkhông làm, yên tĩnh nhưng thực ra không gì mà Đạo không làm, không có gìmà không cậy đến Đạo để phát sinh, tồn tại và nuôi dưỡng Đạo làm cáikhông làm, săn cái không việc, nếm cái không mùi vị, nên thánh nhân bắtchước “suốt đời không làm việc lớn nên thành được (Đạo)” [12; tr.261]
Học thuyết về Đạo là sự khái quát nhất trong triết học Lão Tử, ý nghĩamà Lão Tử dành cho Đạo có hai mặt rất cơ bản:
Thứ nhất, Đạo là bản nguyên của thế giới Đạo không phải là vật thểđặc biệt, cố định mà nó là bản nguyên sâu kín, huyền diệu, là khối “hổn độn”,
“mập mờ”, “thấp thoáng”, “không có đặc tính”, “không có hình thể nhìnkhông thấy”, “nghe không thấy, bắt không được” Lúc đầu Đạo không phânchia, nó vẫn tồn tại tuyệt đối khắp vũ trụ, nó có trước trơi đất, và là cái từ đóvạn vật có danh, có tính, có hình, có thể sinh ra Do “không biết nó tên là gìnên đặt cho nó là Đạo, gượng gọi là lớn” [12;tr.202] Vậy, Đạo có trước trờiđất; “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật” [12;tr.228].Đạo rất huyền diệu, khó nói rõ danh trạng, bởi vậy, Lão Tử lại dẫn một khái
niệm khác là vô, hữu (vô danh phác) để thể hiện “vạn vật trong thiên hạ đều
sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô” [12;tr.169-229]
Lão Tử đã kế thừa tư tưởng của người Trung Hoa cổ “Thái cực sinhLưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái
Trang 29sinh vạn vật” Tuy nhiên, Thái cực không phải là bản thể của vũ trụ, vì nó là
hữu, chỉ có cái vô mới là cái sinh ra van vật Quan niệm của Lão Tử có điểm
hợp lý, thể hiện mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng là hai mặt đối lập.Bản chất lộ ra là những thuộc tính, hiện tượng, bản chất bộc lộ ra là đặc điểm
bên ngoài của sự vật Cái vô chính là bản chất của vũ trụ (Đạo) Nói về mặt
Logic học, đây là mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên Khi nội hàm cànghẹp thì ngoại diên càng rộng và ngược lại nội hàm càng rộng thì ngoài diêncàng hẹp Như vậy, Đạo là cái bản chất, là cái ít dấu hiệu nhất có thể tiến tớikhông, khi đó ngoại diên có thể tiến tới vô cùng, nói khác Đạo chính là kháiniệm rộng nhất, nó không mang dấu hiệu cụ thể nào như sự vật nhưng baohàm mọi sự vật hay nói khác nó đại diện cho mọi sự vật hiện tượng Tư duycủa Lão Tử đã đạt đến trình độ logic khá sâu sắc
Thứ hai, Đạo còn là con đường, là quy luật chung về sự hình thành,biến hoá của mọi vật, hiện tượng trong vũ trụ Quy luật chung ấy vừa có trướcsự vật cụ thể, vừa nằm trong sự vật
Như vậy, theo Lão Tử, Đạo chính là bản thể của vũ trụ, sinh ra vạn vật.Nhưng để Đạo thể hiện cụ thể trong sự vật thì ông gọi là Đức Có thể xemĐức là bản tính của sự vật
2.1.2 Quan niệm về Đức của Lão Tử trong tác phẩm
“Đạo Đức Kinh”
“Đạo Đức Kinh” được chia làm hai phần: phần một từ chương 1 đến
37 nói về Đạo, phần hai từ chương 38 đến 81 nới về Đức Tổng quát trong
“Đạo Đức Kinh” bản dịch của Thu Giang và Nguyễn Hiến Lê, từ Đức đượcdùng 38 lần và từ Đạo 76 lần
Cũng như chữ Đạo, chữ Đức được hiểu và dịch ra nhiều cách khácnhau Ở Trung Quốc cổ đại “Đức” được sử dung rộng rãi và chủ yếu dùng đểchỉ những đức tính cần có của con người như đức nhân, đức tín, đức trung,đức hiếu…Khổng Tử nói, vua phải có năm đức cơ bản là cung, khoang, tín,mẫu, huệ Sau này, nhà Nho nói đến ngũ đức là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
Trang 30Trong Kinh Dịch, chữ Đức có một nghĩa khác hơn: Đức là tính chất
vốn có, tự nhiên của Ngũ hành như nước thì lạnh, chảy xuống thấp…, lữa thìnóng, bốc lên cao…
Trong “Đạo Đức Kinh” chữ Đức được hiểu theo nghĩa khái quát nhấtnhư tính chất căn bản, tự nhiên cần có ở vạn vật để cho vạn vật mỗi vật hayloại sự vật cụ thể là nó chứ không phải là cái khác Cơ sở của Đức là Đạo,nhưng Đức không phải là Đạo Đức là cái biểu hiện cụ thể của Đạo trong mỗisự vật Thế nhưng Đạo luôn luôn vận động biến đổi, cho nên Đức cũng luônbiến đổi nhiều, trong mỗi giai đoạn khác nhau thì biểu hiện khác nhau Trongxử thế, trị nước chỉ nhìn thấy Đức mà chưa nhìn thấy Đạo tức là chỉ mới nhìnthấy cái cụ thể chưa nhìn thấy cái toàn thể, vì thế yêu cầu trong xử thế, trịnước phải đạt đến Đạo tức thấy được bản chất chung nhất, thuộc tính chungnhất của sự vật hiện tượng Quan niệm về Đức chỉ ra sự cần thiết phải tuântheo Đạo trong xử thế và trị nước là như vậy
Lão Tử cho rằng Đạo là cái sinh ra vạn vật, còn Đức là cái nuôi dưỡngvạn vật Đức trong “Đạo Đức Kinh” được diễn tả với những đặc tính thườngchỉ dành riêng cho Đạo, Đức uyên thâm, huyền vi như Đạo; Đức làm cho conngười có khả năng trở nên như “con cưng đỏ”; trở về với cái đơn phác, cùngvới những đặc tính như Đạo không tên; Đức cao mà như trũng thấp, Đức giàumà như không đủ, Đức vững mạnh mà như cẩu thả
Đức là thiện, là trung thực, là trung tín, là không tranh chấp, luôn theocùng với Đạo; Đạo và Đức không phân lìa nhau, Đạo sinh ra, Đức chấp chứa,cấp dưỡng, nuôi nấng, đùm bọc, bồi sức, dưỡng nuôi, che chở, sanh mà khôngchiếm làm của mình, làm mà không cậy công, là bậc trên mà không là chủ, đógọi là Huyền Đức Những ai thật theo Đạo thì tích được nhiều Đức, tích đượcnhiều Đức thì không gì không khắc phục được khi đó năng lực của mìnhkhông biết tới đâu là cùng, như vậy sẽ trị được nước, nắm được gốc mẹ củaĐạo trị nước thì có thể tồn tại được lâu dài, đó gọi là rễ sâu, gốc vững, nắmđược cái Đạo trường tồn
Trang 31Đức trong “Đạo Đức Kinh” có thể tóm lược qua các điểm sau:
- Là vật thuộc về Đạo và không thể phân lìa khỏi Đạo
- Bao gồm các đặc tính của Đạo song nó cụ thể hơn cho từng loại sự vật
- Đạo và Đức cùng bảo trợ và nuôi dưỡng thế giới hiện tượng, là cơsở của thế giới hiện tượng
Khi dùng chữ Đạo và Đức Lão Tử muốn chỉ cả hai mặt thể và dụng củaĐạo vì Đạo là thể của Đức, Đức là dụng của Đạo Nói riêng bản thể gọi làĐạo, nói riêng công dụng thì gọi là Đức, nên Lão Tử viết: “Đạo sinh, Đứcchứa, vật cho hình, sức mạnh làm trọn nên, bởi vậy muôn vật không vật nàokhông tôn Đạo quý Đức…cho nên, Đạo sinh, Đức chứa làm cho lớn lên vànuôi vật yên định” [12;tr.239] Theo Lão Tử Đạo vốn không tên, đến Đức tênmới bắt đầu có, vạn vật nhờ Đức chứa mà không đồng đều, sinh ra đối chọilớn nhỏ, nhiều, ít, sướng, khổ để suy tính, phân biệt nhân, nghĩa, lễ Như vậy,Đạo ngầm chứa lẽ sống, mà chưa biểu lộ Khi cây mọc thì Đức là rễ, nhân làthân, lễ là lá cành, trí là hoa Đạo, Đức do đó cao hơn và là chủ nhân củanhân, nghĩa, lễ, trí tín Nhân, lễ, nghĩa, trí tín chỉ là cái bề ngoài, là ngọn củaĐạo và Đức mà thôi Nho giáo theo Vương Đạo coi nhân, nghĩa Lễ, trí tínđều từ đạo trời mà có, còn Lão Tử chủ trương bỏ nhân, nghĩa để quay về vớiĐạo và Đức, chính là kêu gọi quay về cái gốc của muôn vật, bản chất của thếgiới, tuân theo những nguyên lý tổng quát chứ không lệ thuộc vào cái hiệntượng, cái cụ thể cái đặc thù
Trong triết học của Lão Tử, quan niệm về Đức cũng là một nội dunghết sức quan trọng Nó liên quan đến vấn đề con người, tự nhiên và bản chấttự nhiên của con người Khái niệm Đạo và Đức không phải chỉ Đạo đức trongđời sống xã hội mà là năng lực phát triển tự do trọn vẹn có bản tính tự nhiên ởmọi người, mọi vật Đức là một trạng thái tất yếu của của vạn vật được quyđịnh bởi bản tính tự nhiên của nó, giống như Đức của mặt trời là sáng vànóng, Đức của nước là lạnh và luôn chảy đến chổ thấp…Đức của con ngườilà sống hoà thuận với tự nhiên, theo bản tính tự nhiên vốn có của mình, không
Trang 32bị ràng buộc bởi bất cứ mối liên hệ xã hội nào Đức tự nhiên như vậy nênkhông cần làm gì hơn là tự nó vận động, sống theo lẽ lớn của tạo hoá, củaĐạo Vì thế, “Đức mà đầy đủ ở nơi trong thì người ở ngoài tự nhiên cảm hoá,không cần dùng đến lời mà dạy” [12;tr.167].
Nếu xem Đức là năng lực sống đầy đủ và trọn vẹn bản tính tự nhiên củamỗi người, mỗi vật thì Đức cũng là năng lực của Đạo lớn, đó là sự đồng nhấtlà một năng lực biến hoá của Đạo mà thôi Ở đây chỉ có sự khác biệt về hìnhthức là Đức biểu hiện trong mỗi con người, mỗi vật Trang tử viết: “Biết đượchành động của trời, biết được hành động của người, là biết đến chổ tột cùngvậy” (Nam Hoa Kinh, Đại tông sư) Đức chính là tiềm năng tồn tại của Đạo.Đức theo Lão Tử là một phạm trù thuộc vũ trụ quan, chứ không phải phạm trù luânlý Lão Tử chỉ rõ rằng “Đạo sinh ra, Đức nuôi nấng bảo tồn lấy” [12; tr.239] Nhờcái lực của Đức mà làm cho bản thể nằm trong hiện tượng biến hoá Ông nói “aicũng biêt đẹp là đẹp, tức là có cái xấu, hai mặt dài ngắn dựa vào nhau mới cóhình thể , hai mặt cao thấp liên hệ với nhau mới có chênh lệch” và “trong vạnvật, không vật nào không cõng buồn dương” [12;tr.228] Lão Tử cho rằng sự
phát triển đến cực điểm sẽ trở thành mặt đối lập với chính nó Do đó, “hoạ là
chổ dựa của phúc” “phúc là chổ náo của hoạ”, “gió to không suốt sáng, mưa lớn không suốt ngày” [12;tr.248-199], trong thiên hạ “cái mềm là chủ cái
cứng” [7;tr.230] Đó là quy luật tự nhiên, là “Đạo trời” chi phối sự vật, hiêntượng tự nhiên cũng như xã hội
Trong khi nói lên mối quan hệ giữa Đạo và Đức Lão Tử đã thể hiện tưtưởng biện chứng Khi Đức là đức tính của vạn vật và con người thì nó là cụthể Nhưng khi Đức là Thượng đức, Huyền đức thì nó lại rất trừu tượng, vìkhó mà cảm nhận được; phải hiểu và làm được theo đạo “vô vi” thì mới cóthể biết thế nào là Đức huyền diệu Hơn nữa, bản thân Đạo và Đức là hai mặtcủa một thể thống nhất của vũ trụ, vạn vật Đạo và Đức là hai phạm trù gắn bó,không tách rời nhau, cũng như chúng ta hiểu quy luật đặc thù là biểu hiện cụ thể
Trang 33của quy luật phổ biến vậy Mặc khác vì Đạo biểu hiện thành muôn vật đa dạng,mà mỗi vật đều có Đức của nó như quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Đối với con người, sự thống nhất đó càng rõ, vì người có Đức chính làngười có Đạo và ngược lại Đó là Đạo “vô vi” với những yêu cầu: thuần phác,giản dị, trung thực, không giã tạo, vô tư như tự nhiên Đức của con người cònthể hiện trong việc thực hành đạo tự nhiên trong cuộc sống Càng thực hànhĐạo tốt bao nhiêu, con người càng có Đức bấy nhiêu Căn cứ vào bản chấtcủa Đạo, Lão Tử khuyên người trị dân phải nắm bắt được Đạo mà làm theomới có Đức Bởi vì Đạo là bản chất của toàn thể vũ trụ
Có thể nói sự thống nhất giữa Đạo và Đức là cơ sở lý luận cho sự thốngnhất giữa đạo tự nhiên và đạo người trong triết học Lão Tử Học thuyết Đạovà Đức của ông thật sự chứa đựng những tư tưởng biện chứng sâu sắc, phảnánh sự gắn bó khắn khít giữa các mặt, các bộ phân cấu thành của sự vật cũngnhư của vũ trụ nói chung Nó thể hiện tư duy trừu tượng sâu sắc của Lão Tử
Trên cơ sở ý nghĩa về Đạo, Lão Tử đã có một quan niệm tổng quát vềĐạo pháp tự nhiên: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạ pháptự nhiên” Rõ ràng tất cả sự vật, hiện tượng ở trên thế gian này điều phải chịusự chi phối của quy luật chung đó Loài người không thể biệt lập ngoài hệthống chung của của tạo vật Do đó, nhân loại chỉ có thể tồn tại bằng cáchthích ứng với hoàn cảnh, như thế mới “hoà” được với thế giới Muốn vậy theoLão Tử phải “hàm dưỡng sức cho đầy”, “ví dụ như đứa con đỏ” nghĩa là phảithấm nhuần Đạo khi đó giống đứa trẻ mới sinh, không dục vọng, bình thảnvới ngoại vật, ngoại vật không làm hại được (đây là hình ảnh của kẻ đạt Đạotheo quan niệm của Lão Tử) Khi nhuần thấm được Đạo, thì giữ được Đạo, thìcó cái tâm yên tĩnh Tâm yên tĩnh thì thần vững, thần vững thì tinh đầy Đó là
Đạo dưỡng sinh, đạt được điều đó, cũng có nghĩa là phải thực hiện trở về với
Đạo, tức “vô vi”, “vô vi” trong xử thế, dưỡng sinh và trong cả trị nước
2.1.3 Quan niệm của Lão Tử về quy luật vận động của vũ trụ trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh”
Trang 34Lão Tử cho rằng toàn bộ vũ trụ bi chi phối bởi quy luật, vận hành theoquy luật, chứ không phải sự vận động tuỳ tiện, hay theo ý chí của một thầnlinh, thượng đế nào Đó là hai quy luật cơ bản: luật quân bình và luật phảnphục Quy luật này chi phối tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới, khôngloại trừ bất cứ sự vật nào, ngay cả con người Cho nên, trong hành động củacon người Lão Tử cũng yêu cầu phải tuân thủ, có như vậy mới trở về với Đạo,thực hiện được “vô vi” Tức là làm đúng với bản chất vốn có của vạn vật, củathế giới.
Luật quân bình bắt nguồn từ tư tưởng của Dịch học Luật này được biểuhiện trong quẻ Thái của dịch, nó là trạng thái trời đất giao hoà, muôn vật hanhthông Phát triển tư tưởng trên, Lão Tử cho rằng, luật quân bình làm cho vạnvật vận động biến hoá trong trạng thái cân bằng, điều hoà, không có cái gìthái quá, không có cái gì bất cập Cái gì khuyết ắt sẽ được tròn đầy, cái gìcong sẽ được thẳng, cái gì vơi sẽ được bù đắp cho đầy, cái gì cũ sẽ được đổimới Nếu vi phạm quy luật bình quân, phá vở trạng thái vận động cân bằngcủa vũ trụ thì vạn vật sẽ rối loạn, trì trệ và có nguy cơ bị phá hoại: “Nhón gótlên thì không đứng vững, xoạt chân ra thì không bước được Tự xem là sángthì không sáng Tự xem là phải thì không chói” [12;tr.225]
Tuân theo luật quân bình thì tất cả mọi vật luôn trong trạng thái cânbằng, không có gì vượt quá giới hạn Điều này cũng như trong xã hội nguyênthuỷ khi trình độ chưa cao, Lực lượng sản xuất chưa phát triển, khi đó mọithứ trong xã hội đều là của chung, con người sống hoà thuận với nhau, khôngphân chia giàu, nghèo, không tính toán lợi ích Tuy nhiên, khi lực lượng sảnxuất đã phát triển, con người sản xuất ra nhiều của cải hơn, nảy sinh vấn đềchiếm đoạt của cải, khi đó xã hội có sự phân chia giàu, nghèo, tranh chấp, dầndần dẫn đến chiến tranh, chết chóc Hay trong tự nhiên luật quân bình cũngđược thể hiện rõ đó là sự cân bằng sinh thái Để đàm bảo cho sự sống các loàivật trong tự nhiên thì khi một sự vật nào đó phát triển vượt quá giới hạn thìđều có một sự vật khác kìm hảm sự phát triển đó lại, không để cho nó tự phát
Trang 35triển một cách thái quá, tự do Loài này mất đi thì có loài khác xuất hiện thay thế,các sinh vật trong sinh giới tưởng rằng tồn tại tách rời nhau, không phụ thuộc vàonhau, nhưng chúng lại có mối quan hệ với nhau, có ảnh hưởng đến sự tồn tại củanhau.Ví dụ như, trong một cánh đồng cỏ, khi cỏ còn non thì sẽ có nhiều sâu xuấthiện, đồng thờicũng sẽ xuất hiện nhiều con chim ăn sâu đến để ăn sâu, khi cây cỏgià thì sâu cũng ít có hơn Thiết nghĩ nếu không có chim ăn sâu và cây cỏ khônggià đi thì sâu sẽ phát triển rất nhiều, có thể pha hoại tất cả
Cùng với luật quân bình, vũ trụ và vạn vật còn tuân theo luật phảnphục Theo luật phản phục, cái gì phát triển tới tột đỉnh thì tất sẽ thành cái đốilập với nó; sự vật khi phát triển tới cực điểm các tính chất của nó thì nhữngtính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở thành tính chất tương phản Lão Tử viết:
“vật hễ thêm nó thì nó bớt, bớt nó thì nó thêm” [12;tr.228] Phản phục theoLão Tử được hiểu theo hai nghĩa Nghĩa thứ nhất, phản phục là sự vận động,biến hoá có tính chất tuần hoàn, đều đặn và tự nhiên của vạn vật như hết ngàyđến đêm, trăng tròn lại khuyết Đó là quy luật bất di, bất dịch của tự nhiên.Vòng biến đổi tuần hoàn, tự nhiên, bất tận ấy của vạn vật, Lão Tử gọi là
“thiên quân” Nghĩa thứ hai, Phản phục còn là vận động trở về với Đạo của
vạn vật gọi là sự “phản giả Đạo chi động ” [12;tr.225] Trở về với Đạo tự
nhiên, “vô vi” là trở về với gốc rễ,cội nguồn của mình, sự trở về này được coilà tất yếu bởi vì chỉ có trở về với Đạo thì vạn vật mới tồn tại, phát triển, điềuhoà, hanh thông Cho nên, Lão Tử nói “Đạo pháp tự nhiên” là vậy Từ đó,Lão Tử cho rằng tất cả những chủ trương cố tình cang thiệp vào cái trật tự tựnhiên thì nhất định sẽ bị thất bại: “Nếu trời không trong sẽ vỡ Đất không yênsẽ lở ” [12;tr.224]
Từ luật quân bình và phản phục của vũ trụ, Lão Tử đã nâng lên thànhnghệ thuật sống của con người Đó là sự từ ái, khiêm nhường, tri túc, tri chỉ.Ông dạy mọi người: “Sắp muốn thu lại, ắt hãy mở ra đấy; muôn vật suy lànhãy làm cho nó hưng lên” [12;tr.218] Điều quan trọng nhất trong nghệ thuậtsống của con người theo luật quân bình, phản phục đó là phải biết đủ (tri túc)
Trang 36và biết ngừng (tri chỉ) đây cũng là nguyên tắc trong phép dưỡng sinh theo “vôvi” của Lão Tử Biết đủ, biết ngừng thì không bao giờ làm cái gì thái quá haybất cập đối vơi Đạo tự nhiên, tất nhiên sẽ không bao giờ bị tai hoạ Ông viết:
“Hoạ không lớn gì bằng không biết đủ Lỗi không gì lớn bằng muốn chođược, cho nên đủ mà biết đủ thì thường thấy đủ” [12,tr.231] Khi đã nhận thứcđược quy lật vận động, biến hoá của vũ trụ, vạn vật và có thái độ, hành độnghợp với Đạo tự nhiên, đó là sự biến thường “gọi là sáng”
Luật phản phục ở góc độ nhất định có giá trị rèn luyện phẩm chất conngười Tuy nhiên, với quan niệm đó, mọi vật trong tự nhiên chỉ vận độngtrong sự tuần hoàn, lặp lại, không có sự phát triển Đều hày dễ khiếm cho conngười rơi vào thụ động, không chịu cố gắng vươn lên Quan điểm này tráingược với quan niệm phát triển của Chủ nghĩa Mác – Lênin Hai nguyên lýtrong triết học Mác – Lênin là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lývề sự phát triển, trong đó nguyên lý về sự phát triển có nghĩa là, mọi sự vậthiện tượng trong thế giới đều vận động và phát triển Chính hạn chế này củaLão Tử đã đưa đến quan niệm sai lầm của ông về quốc gia lý tưởng Ông đãkéo lùi xã hội trở về thời kỳ nguyên thuỷ
Tóm lại, Đạo trong triết học Lão Tử không phải là cái gì đó “huyền bí”,không hiện thực, mà là nguồn gốc có tính vật chất như bản thể nguyên thuỷcủa vũ trụ Nó biểu hiện ra thành giới tự nhiên với vô vàn các sự vật, hiệntượng, quá trình khác nhau; chúng tác động lẫn nhau, tạo nên những quy luậtkhách quan mà con người phải tuân theo mới tồn tại lâu dài Cho nên, sự trừutượng hoá nguồn gốc của vũ trụ thành Đạo là sự trừ tượng hoá từ bản thân tự nhiênchứ không phải từ tư duy thuần tuý như ý niệm tuyệt đối của Hêghen Chính vìĐạo là bản nguyên vũ trụ, sinh ra vạn vật, cho nên trong nhận thức cũng như trongthực tiễn đòi hỏi con người phải tuân theo Đạo, thực hiện theo Đạo
2.2 Nhận thức luận của Lão Tử trong tác phẩm “Đạo Đức Kinh”