Cần thiết phải cho sinh viên đi thực tập tại các Công ty, xí nghiệp, để học hỏi kinh nghiệm, cọ sát với thực tế là một học phần không thể thiếu để góp hoàn thiện tay nghề và đạo đức nghề
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CƠ KHÍ
***
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NGHIỆP
GVHD: PGS.TS Hoàng Vĩnh Sinh
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Mạnh Khang 20135775
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Nền công nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ cao, hòa cùng sự phát triển của thế giới Người ta nói rằng quốc gia nào có nền cơ khí công nghệ cao thì quốc gia ấy càng phát triển Và ở Việt Nam cũng vậy, ngành gia công cơ khí đang đóng góp không nhỏ vào công cuộc phát triển hiện đại hóa đất nước
Gia công cơ khí phục vụ cho nhu cầu sản xuất linh kiện, chi tiết từ nhỏ đến to, từ đơn giản đến phức tạp cung cấp để hoàn thiện các loại vật dụng,máy móc tiện nghi phục vụ con người.
Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, cần đào tạo ra đội ngũ kỹ sư, công nhân cơ khí có trình độ cao, hiểu biết sâu rộng Bởi vậy, vai trò của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề là rất lớn Bên cạnh việc học tập tại trường
Trang 3với những bài tập lý thuyết cơ bản, những giờ thực hành trên các mô hình được thực
tế hóa Cần thiết phải cho sinh viên đi thực tập tại các Công ty, xí nghiệp, để học hỏi kinh nghiệm, cọ sát với thực tế là một học phần không thể thiếu để góp hoàn thiện tay nghề và đạo đức nghề nghiệp, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh trong tương lai
Hà Nội – 2017
SV thực hiện
Trang 4Nguyễn Mạnh Khang
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Khái quát đơn vị
Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai – Hà Nội
Xưởng cơ khí chính đặt tại Km 12 – Quốc lộ 1A – Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội
1.2 Lĩnh vực hoạt động
Công ty cổ phần thương mại và công nghiệp Việt Úc là ột doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế tạo khuôn mẫu phục vụ các ngành : Khuôn nhựa, khuôn đột dập, khuôn đúc các loại … Ngoài ra công ty còn gia công chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thiết bị các loại máy móc công trình xây dựng
Trang 51.3 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Trang 6PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ HƯỚNG THỰC TẬP,
YÊU CẦU, MỤC TIÊU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
2.1 Hướng thực tập
Ý thức được tầm quan trọng của đợt thực tập công nghiệp lần này, đây cũng là bước đầu để làm quen với nghề nghiệp đã lựa chọn cho tương lai, là hành trang cho bản thân về vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công việc sau này Những kiến thức sau những ngày tháng học tập rèn luyện trên ghế nhà trườngtrường có cơ hội được áp dụng vào thực tiễn công việc, tạo điều kiên thuận lợi chođợt thực tập Vì lẽ đó bản thân em đã chuẩn bị khá đầy đủ về kiến thức, tinh thần học hỏi và thái độ nghiêm túc khi bước vào đợt thực tập lần này
2.2 Yêu cầu
Đi đầy đủ đúng giờ
Chấp hành nội quy, yêu cầu của công ty
Thái độ nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm, tìm tòi học hỏi và sáng tạo trong quá trình làm việc
Trang 7• Nhận bản vẽ từ New Model
• Kiểm tra bản vẽ
• Vẽ lại thành bản mềm ( 2D&3D)
• Phân tích công đoạn
• Trải hình công đoạn cắt
•Thiết kế (đối với khuôn đơn ưu tiên thiết kế khuôn lận trước )
3.2 CÁC LOẠI KHUÔN THƯỜNG DÙNG
3.2.1 Khuôn cắt : có 3 loại ( khuôn cắt thường, khuôn cắt đục lỗ & khuôn cắt
liên hoàn )
3.2.1.1 Khuôn cắt thường : là khuôn chỉ cắt biên dạng , linh kiện sau khi cắt
rơi xuống gầm khuôn
Cấu tạo ( Xem hình minh hoạ H1)
3.2.1.2 Khuôn cắt đục lỗ : là khuôn vừa cắt biên dạng vừa đục lỗ, linh kiện sau khi cắt
rơi ra bởi cơ cấu đánh phôi của máy dập ( gọi là đòn gánh )
Cấu tạo ( Xem hình minh hoạ H2)
Trang 83.2.1.3 Khuôn cắt liên hoàn : là khuôn vừa cắt biên dạng vừa đục lỗ nhưng công
đoạn đục lỗ diễn ra trước công đoạn cắt biên dạng một bước
Cấu tạo ( Xem hình minh hoạ H3)
Trang 93.2.2 Khuôn lận : có 2 loại ( khuôn lận đơn & khuôn lận liên hoàn
3.2.2.1 Khuôn lận đơn : có 2 loại khuôn lận vuốt nguyên liệu và khuôn
lận định hình
a. Khuôn lận vuốt nguyên liệu : là kết cấu khuôn có dùng tấm chạy để giữ chặt linh kiện trước khi lận giúp cho linh kiện không bị biến dạng đồng thời tính ổn định của sản phẩm sẽ cao hơn Cơ cấu đẩy tấm chạy có thể dùng lò xo hoặc đội hơi của máy
Cấu tạo : xem hình minh hoạ ( H4-1 & H4-2 )
Trang 11b. Khuôn lận định hình : là kết cấu khuôn tạo hình sản phẩm dựa trên biên
dạng của chày và cối lận mà không cần dùng tấm chạy
Cấu tạo : xem hình minh hoạ ( H5 )
Trang 123.2.2.2 Khuôn lận liên hoàn : là loại khuôn tổng hợp tất cả các công đoạn trên
một khuôn để dập ra được thành phẩm hoặc bán thành phẩm
+ Ưu điểm: sản phẩm dập bằng khuôn liên hoàn có tính ổn định cao , giảm thiểu nguy cơ phát sinh hàng hỏng do công nhân thao tác gây ra
Giảm nhu cầu sử dụng máy móc, giảm nhân công, tăng năng suất , giảm giá thành…
Giảm được công quản lý hàng bán thành phẩm
+ Nhược điểm : gia công khuôn khó, giá thành khuôn đắt
uốn CNC, máy uốn tôn CNC …
- Cấu tạo : xem hình minh hoạ ( H6 )
Trang 133.3 TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KHUÔN
3.3.1 Tiêu chuẩn để xếp tôn, khoảng cách mạch tôn :
- Chọn khoảng cách lớn hơn tiêu chuẩn sẽ dẫn đến lãng phí nguyên
liệu, tăng giá thành sản phẩm
- Chọn khoảng cách nhỏ hơn tiêu chuẩn khi khuôn hoạt động sẽ sinh ra lực tác dụng ngang làm dao nhanh bị vỡ ảnh hưởng đến tuổi thọ của khuôn
3.3.2 Tiêu chuẩn chọn chiều dày tấm cối (mặt cắt) :
- Chọn kích thước lớn hơn tiêu chuẩn sẽ dẫn đến lãng phí nguyên liệu, gia công lâu, tăng giá thành khuôn
- Chọn kích thước nhỏ hơn tiêu chuẩn sẽ làm cho tính chịu lực của khuôn giảm ảnh hưởng đến tuổi thọ của khuôn
3.3.3 Tiêu chuẩn sắp xếp vị trí lỗ bulông :
- Chọn kích thước lớn hơn tiêu chuẩn sẽ dẫn đến kích thước khuôn bị lớn
Trang 143.3.4 Tiêu chuẩn sắp xếp vị trí lỗ dẫn hướng :
- Chọn kích thước lớn hơn tiêu chuẩn sẽ dẫn đến kích thước khuôn bị lớn tốn nguyên liệu , giá thành khuôn cao
- Chọn kích thước nhỏ hơn tiêu chuẩn sẽ làm ứng suất tập trung nhiều tại các vị trí lỗ dẫn hướng làm cho khuôn rễ vỡ
tiêu chuẩn của công ty
Tuỳ vào từng kết cấu khuôn người thiết kế có thể quy định xem nên dùng dẫn hướng thường hay dẫn hướng đặc biệt
3.3.5 Tiêu chuẩn kích thước từ mép cắt ra mép khuôn :
- Chọn kích thước lớn hơn tiêu chuẩn sẽ dẫn đến kích thước khuôn bị lớn tốn nguyên liệu , giá thành khuôn cao
- Chọn kích thước nhỏ hơn tiêu chuẩn sẽ làm ứng suất tập trung nhiều tại các vị trí mặt cắt làm cho khuôn rễ vỡ
3.3.6 Tiêu chuẩn khe hở cắt, khe hở giữa chốt và tấm chạy
- Chọn khe hở lớn hơn tiêu chuẩn linh kiện khi dập ra sẽ bị bavia, bề mặt linh kiện bị kéo không phẳng
- Chọn khe hở nhỏ hơn tiêu chuẩn linh kiện khi dập ra sẽ bị bavia tuổi thọ của khuôn giảm
Khi cắt lấy hình thì offset chày, khi lấy lỗ thì offset cối
- Ngoài ra các trường hợp đặc biệt thì người thiết kế tự quy định
- Khe hở giữa tấm chốt và tấm chạy quy định= 0,05mm/1 bên
3.3.7 Công thức tính lực cho khuôn và lực lò xo
+ C : Chu vi biên dạng căt
+ t : Chiều dày tôn
+ d : Ứng suất cắt ( Tra theo tiêu chuẩn JIS nguyên liệu )
- Pm>1.3Pc ( Pm là lực của máy cần chọn )
b Lực thao tấm chạy ( lực lò xo trong khuôn )
Trang 15- Dựa vào lực này để chọn lò xo và bố trí lò xo cho khuôn - Pt=3 >7%Pc ( Pt là lực
để tháo tấm chạy
3.3.8 Tiêu chuẩn lò xo :
tấm chạy sau khi làm việc
- Công thức tính lực của lò xo : Plx=l*A (Kgf)
+ Plx: Lực nén được của lò xo
+ l : chiều dài nén được của lò xo
+ A : áp lực của lò xo trên 1mm ( Phụ thuộc vào từng loại lò xo )
- Quy định ký hiệu của các loại lò xo thường dùng
Các thông số kỹ thuật của các loại lò xo trên tra theo tiêu chuẩn “Punch Press”
3.3.9 Tiêu chuẩn trải hình cho biên dạng cắt :
thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn của trải hình
3.3.10 Tiêu chuẩn chiều cao khuôn :
Trang 16- Máy SN1 160T : Max =400; Min=300
catalog hoặc theo thực tế
3.4 TRÌNH TỰ THIẾT KẾ KHUÔN
Sau khi vẽ hình và trải hình linh kiện tiến hành thiết kế khuôn với trình tự như sau :
- Xếp layout làm việc đối với khuôn liên hoàn
- Tính kích thước khổ tôn theo tiêu chuẩn Thiết kế ( Nên lấy kích thước chẵn theo quy cách hiện có )
- Sắp xếp các vị trí lỗ bulông, định vị, dẫn hướng, các sơmi …theo tiêu
chuẩn của khuôn dưới
- Hoàn thiện khuôn dưới
- Vẽ hình chiếu đứng thể hiện khuôn đang ở chế độ làm việc (dựa vào lực cắt để chọn máy và chiều cao máy cho phù hợp)
- Từ 2 hình chiếu trên triển khai vẽ hình khuôn trên
- Tách thành 2 nửa khuôn ở chế độ nghỉ
- Ghi kích thước, cho khung tên theo tiêu chuẩn, đánh số các chi tiết con
- Tách các chi tiết ra thành các bản vẽ nhỏ để gia công
- Lắp ghép để kiểm tra việc tách khuôn có đúng không rồi in ra cho cấp trên ký duyệt
Trang 17PHẦN IV: QUÁ TÌNH THỰC TẬP 4.1 Những công việc được trải nghiệm:
Trong quá trình Công ty cổ phần thương mại và công nghiệp Việt Úc, em đã
được các anh chị cán bộ công nhân viên hết sức tận tình, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cho em có những bước định hình đầu tiên và cơ bản về những công việc cơ bản của một người thợ cơ khí sau này
Không những biết thêm được một số kiến thức và những thứ bổ ích mà chỉ có trải nghiệm thực tế mới mang lại, em còn được rèn luyện những kỹ năng đã được đào tạo trên ghế nhà trường như cách taro lỗ ren, khoan, mài, đánh bóng, cách phay hay tiện phôi
4.2 Một số hình ảnh tại nơi thực tập
Trang 26PHẦN V: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHẬN XÉT CỦA SINH VIÊN SAU
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Trang 27Qua một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và công nghiệp Việt Úc, được
sự hướng dẫn tận tình của PSG.TS Hoàng Vĩnh Sinh và các anh chị tại đơn vị thực tập, chúng em đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu cho công tác sau này
Đối với bản thân chúng em điều tâm đắc nhất là được trau dồi những kỹ năng về chuyên môn mà từ lâu vẫn còn thiếu sót Tương lai là một kĩ sư, chúng em cần học hỏi thêm nữa về trình độ nghiệp vụ và trình độ chuyên môn
Với một môi trường mới trong Công ty cổ phần thương mại và công nghiệp Việt Úc
em học được tác phong, tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc Được học hỏi các kiến thức thực tế cũng như tích lũy kinh nghiệm phần nào hiểu rõ hơn công việc lắp đặt một hệ thống
Em xin chân thành cảm ơn thầy và bộ môn đã giúp chúng em được thực tập trong một môitrường mới tích lũy và học hỏi được nhiều kiến thức, các kỹ năng và xin cảm ơn Công ty cổ phần thương mại và công nghiệp Việt Úc đã tạo điều kiện cho chúng em một môi trường
thực tập đầy bổ ích