1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc

66 1,3K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

Trang 1

của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

Giáo viên hướng dẫn: Đàm Phương Lan

Sinh viên: Trần Tiến Ngọc Lớp:K1 KTTH A

Trang 2

Thái nguyên, năm 2008

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chứcthương mại thế giới WTO Sự kiện này đã và đang mở ra những cơ hội lớncho các doanh nghiệp trong nước Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mởrộng thị trường, tham gia một sân chơi lớn với các luật chơi bình đẳng, việcliên doanh, liên kết cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng tiếpcận được với những công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến trên thế giới

Song bên cạnh những cơ hội lớn cho sự phát triển như vậy là những thửthách không nhỏ Sự bỡ ngỡ, sự non kém của các doanh nghiệp trước một sânchơi lớn với các quy định, những luật chơi khắc nghiệt và mất đi sự bảo hộ,hỗ trợ của Nhà nước, sự thôn tính của các tập đoàn kinh tế lớn Vì thế màcác doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển, đem lại lợinhuận cho doanh nghiệp nhiều nhất

Vậy điều gì cho ta biết doanh nghiệp đó đang hoạt động tốt hay xấu?Đó chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó có thể thúc đẩy hoặc kìmhãm sự phát triển của doanh nghiệp Do vậy việc tiến hành phân tích tình hìnhtài chính của doanh nghiệp là công việc cần thiết, nó giúp cho các doanhnghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình đồng thời xácđịnh một cách đầy đủ chính xác các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến tình hình tài chính Cũng nhờ đó mà các nhà quản lý có thể nhanhchóng đưa ra quyết định, biện pháp hữu ích, chính xác để ổn định, tăng cườngtình hình tài chính của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Thái Nguyên nói riêng, những thông tin tài chính luôn giữ vai trò quantrọng trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Tấtcả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài

Trang 4

chính của doanh nghiệp và ngược lại tình hình tài chính lại ảnh hưởng đếnquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nhận biết được vai trò của những thông tin tài chính là rất lớn nên ngaytừ khi thành lập Công ty đã chú trọng đến công tác kế toán và việc phân tíchtình hình tài chính qua các báo cáo kế toán Trên cơ sở phân tích thực tế đó đểđánh giá kết quả, hiệu quả của sản xuất kinh doanh, xác định được những yếukém, tồn tại trong doanh nghiệp là do đâu cũng như dự báo và phát hiện khảnăng tiềm tàng của doanh nghiệp để các nhà quản lý đưa ra các quyết địnhđúng đắn trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công tytrong ngắn hạn và dài hạn

Thực tế những năm qua đã chứng minh, dù gặp nhiều khó khăn nhưngcông ty vẫn mở rộng được quy mô và xây dựng được vị thế trên thị trườngđầy biến động Để có được kết quả như ngày hôm nay và để có thể tiếp tụcphát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế thì lãnh đạo công ty cầnphải có những quyết sách đúng đắn, kịp thời Muốn đưa ra được các quyếtđịnh đúng đắn thì cần phải có cơ sở khoa học, đó chính kết quả của quá trìnhphân tích kinh tế tài chính doanh nghiệp Kết quả đó cho phép các nhà quản lýthấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoánđược khả năng phát triển của doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi đã chọn đề tài thực tập tốt

nghiệp là: "Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông

nghiệp Thái Nguyên".Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính

- Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

- Giải pháp nâng cao, hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

Trang 5

- Vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức chuyên môn, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.

- Khái quát những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp, làm tài liệu học tập và nghiên cứu sau này.

- Đóng góp ý kiến để công tác phân tích tài chính và hoạt động tài chính của công ty được nâng lên cao hơn.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: phân tích tài chính

- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trụ sở chính củaCông ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Địa điểm thực tập tạiphòng kế toán của công ty.

Về nội dung: phân tích giới hạn trong các báo cáo tài chính:1 Bảng cân đối kế toán

2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh3 Thuyết minh báo cáo tài chính

4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5 Các số liệu thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn6 Một số bảng biểu khác

- Vấn đề được nghiên cứu trên góc độ của công ty

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên từ năm 2005 - 2007

Trang 6

Phương pháp nghiên cứu

Điều tra thống kê: là thống kê các số liệu trong phòng kế toán tài chínhvà trên địa bàn thực tập.

Phương pháp phỏng vấn: là phỏng vấn những người có trách nhiệm đểhiểu rõ tình hình hoạt động và thông tin về đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp so sánh: để xác định xu hướng vận động và mức độ biếnđộng của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế có cùng nội dung, phương pháptính và đơn vị tính.

Phương pháp tỷ số: Là phương pháp dùng hệ thống các chỉ tiêu đánhgiá Dựa vào số liệu thu thập được để tính toán các chỉ tiêu, sau đó so sánh sựbiến đổi của các chỉ tiêu qua các năm và so sánh với một chỉ tiêu ngưỡng đểđánh giá sự tăng trưởng, phát triển của đối tượng.

Kết cấu báo cáo gồm 3 chương:

Chương I Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính

Chương II Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vật

tư nông nghiệp Thái Nguyên

Chương III Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính tại

Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

Trang 7

1.1.2 Chức năng

Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ sẽ tạođiều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ tư liệu sản xuất và sức laođộng, không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Vì thế, tài chínhdoanh nghiệp giữ vai trò chủ yếu sau:

- Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.

- Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả.

- Giám sát và kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhận rõ vị trí của tài chính doanh nghiệp và sự tác động qua lại giữa nóvà các hệ thống kinh tế khác của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong thựctiễn quản lý Tổ chức và quản lý tốt tài chính doanh nghiệp là một công cụhữu hiệu để đánh giá, đo lường hiệu quả của toàn bộ các quá trình hoạt độngkinh doanh của từng doanh nghiệp.

1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của phân tích tài chính

Trang 8

1.2.1 Ý nghĩa

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đốichiếu, so sánh số liệu tài chính hiện hành với quá khứ để người sử dụng thôngtin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trongtương lai và triển vọng của doanh nghiệp.

1.2.2 Mục đích của phân tích tài chính

Báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thờilà nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp.Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệptại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động kinh doanhmà doanh nghiệp đạt được

Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp cho người sửdụng thông tin đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng phát triển của doanhnghiệp giúp lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu Bởi vậy, phân tích báocáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như: Bangiám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ…

1.3 Nội dung phân tích tài chính trong các doanh nghiệp1.3.1 Phân tích kết cấu tài sản

Cơ cấu tài sản là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụngdụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu đồng để hìnhthành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định Để đánhgiá cơ cấu tài sản ta sử dụng hai chỉ tiêu sau:

Trang 9

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mưc độ quantrọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinhdoanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuấtvà xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Tuy nhiên, để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vàongành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể.

Các doanh nghiệp còn muốn có một cơ cấu tài sản tối ưu, phản ánh cứdành 1 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì dành ra bao nhiêu để đầu tư vào tàisản ngắn hạn.

1.3.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay hoặc có mấy đồng vốn chủ sở hữu Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn ta sử dụng 2 chỉ tiêu đó là hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu.

Hệ số nợ cho biết một đồng vốn kinh doanh có mấy đồng hình thành từvay nợ bên ngoài Hệ số vốn chủ sở hữu đo lường mức độ đóng góp vôn củachủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện nay của doanh nghiệp Hai hệ số nảyphản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ, nócũng phản ánh mức độ mao hiểm của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc tổchức nguồn vốn kinh doanh của mình.

Các chủ nợ thích doanh nghiệp có hệ số vốn chủ sở hữu cao Nó đảm bảo những khoản họ cho vay được hoàn trả đúng hạn.

Trang 10

1.3.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Đánh giá tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Đánh giá sơ bộ kết cấu thu chi thông qua các hoạt động.

- Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính- Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.- Đánh giá tốc độ tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh.

Phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh Tính ra và so sánh mức tỷ lệ biến động của kỳ phântích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu và so sánh từng chỉ tiêu với doanh thuthuần

Để đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủchính xác thì ngoài việc phân tích qua báo cáo ở trên thì cần phải thông quacác chỉ tiêu phối hợp sử dụng nguồn số liệu từ các báo cáo tài chính của côngty như tình hình thanh toán, tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinhdoanh cũng như hiệu quả kinh doanh

1.3.4 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

1.3.4.1Phân tích tình hình thanh toán

- Phân tích các khoản phải thu

Có hai chỉ tiêu để xem xét các khoản phải thu, là:

Trang 11

Trong đó, 360 ngày là số ngày của niên độ kế toán Số ngày này có thểkhác đi tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh doanh.

Số vòng quay càng cao chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ tốt, doanhnghiệp có khách hàng quen thuộc, ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn.Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc,gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng thị trường - Phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả

Liên quan đến nhóm chỉ tiêu thanh toán gồm các chỉ tiêu về tình hìnhcông nợ: các khoản phải thu và tình hình thu nợ, các khoản phải trả và khảnăng chi trả Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của nhà quản trị, chủ sởhữu và đặc biệt đối với các nhà cho vay

Để có tình hình chung về công nợ, ta dùng hệ số khái quát để xem xétsự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau.

1.3.4.2Phân tích khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sảnmà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh tình hình đảm bảo khảnăng thanh toán các khoản nợ nói chung của doanh nghiệp Nếu Htq < 1 làbáo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp Tổng tài sản hiện có của doanh nghiệpkhông đủ trả các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán

Trang 12

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn so vớicác khoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời thể hiện mức độ đảm bảo của tàisản lưu động và đầu tư ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn Các khoản nợngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một khoảng thời gian ngắn, thườnglà nhỏ hơn 1 năm.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp vàđược tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thànhtiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết Tuỳ theo mức độ kịp thờicủa việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác địnhtheo 2 công thức sau:

Ngoài ra,tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định là tiềncộng với tương đương tiền Tương đương tiền là các khoản có thể chuyển đổinhanh, bất kỳ lúc nào thanh một lượng tiền biết trước (các loại chứng khoánngắn hạn, thương phiếu, nợ phải thu ngắn hạn… có khả năng thanh khoảncao) Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh còn được gọi là hệ số thanhtoán tức thời và được xác định như sau:

Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao Tuynhiên, hệ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập

Trang 13

trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn, có thể khônghiệu quả.

Thông thường, hệ số này nằm trong khoảng 0,1 đến 0,5 là lý tưởng nhấtGiữa các chỉ tiêu trên có mối liên hệ như sau:

- Hệ số thanh toán lãi vay.

Lãi vay phải trả là một khoản chi phí tương đối ổn định và có thể tínhtoán trước Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận kinh doanh (lợi nhuận trước thuếvà lãi vay) So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúngta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền đi vay tới nức độ nào, hay nói cáchkhác, nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm nhưthế nào.

Hệ số này cho biết số vốn đi vay được sử dụng tốt tới mức độ nào vàđem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả chochủ nợ không.

Hệ số thanh toán lãi vay là dạng hệ số so sánh cân bằng vì vậy trườnghợp tốt nhất là hệ số bằng 1.

1.3.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được quan tâm đặc biệt của chủ sởhữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp Trong nền kinh tếhiện đại khi mà các nguồn lực ngày một hạn hẹp đi và chi phí cho việc sửdụng chúng ngày một cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực càng trở nên

Trang 14

1.3.5.1Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu hoạt động

- Số vòng luân chuyển hàng hoá:

Còn gọi là số vòng quay kho là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hànghoá, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hoá kinh doanh phù hợp trên thịtrường.

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt, tuy nhiên với số vòngquay quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu dự trữ hàng hoá, có nguy cơdẫn đến tình trạng không cung ứng kịp cho khách hàng sẽ ảnh hưởng đến uy tíncủa doanh nghiệp.

- Thời hạn thu tiền:

Là chỉ tiêu thể hiện phương thức thanh toán trong việc tiêu thụ hànghoá của doanh nghiệp.

Trong đó,

Về nguyên tắc thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt Tuy nhiên phải căncứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh trangtrong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.

- Thời hạn trả tiền:

Là chỉ tiêu kiểm soát dòng tiền chi trả, đặc biệt là khoản phải trả chonhà cung cấp, giúp nhà quản trị xác định áp lực các khoản nợ, xây dựng kếhoạch ngân sách và chủ động điều tiết lưu lượng tiền tệ trong kỳ kinh doanh.

Trang 16

1.3.5.2Phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu về lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp Lợi nhuận được tấtcả mọi người quan tâm Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả các mốiquan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu ), mỗi góc độ nhìn đềucung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết địnhquản trị.

- Hệ số lãi gộp

Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn Không tính đếnchi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnhhưởng đến lợi nhuận Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặcbiệt là chi phí bất biến, để đạt lợi nhuận.

- Hệ số lãi ròng

Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu (ROS: returnon sales), thể hiện 1 đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuần ròng.

- Suất sinh lời của tài sản ROA

Hệ số suất sinh lời của tài sản - ROA mang ý nghĩa: 1 đồng tài sản tạora bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp,phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.

- Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE

Trang 17

Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa: 1 đồng vốn chủ sởhữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tàisản Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc vào suất sinhlời của tài sản Điều đó được thể hiện qua phương trình DUPONT.

ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính

Phương trình DUPONT được viết lại như sau:

Trang 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THÁI

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1Tên và địa chỉ của công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên

- Tên giao dịch quốc tế: Thai Nguyen Joint-Stock Company forAgriculture Materials

- Tên viết tắt: TN.JSCAM

- Trụ sở chính: Số 64A đường Việt Bắc, phường Đồng Quang, TPTN- Số điện thoại: 0280 856 322

- Fax: 0280 750 345

Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên là công ty đa sởhữu được chuyển đổi từ công ty nhà nước: Công ty Vật tư Nông lâm nghiệpthuỷ lợi Thái Nguyên, tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

2.1.1.2Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử quan trọng trong quá

trình phát triển của doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên có bề dày lịch sử 46năm thực hiện công tác cung ứng vật tư phục vụ cho sự phát triển và sản xuấtnông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Thành lập năm 1959, với tên gọi Công ty tư liệu sản xuất, trên cơ sởtách bộ phận tiếp nhận và bộ phận cung ứng phân bón, vôi, nông cụ… củahợp tác xã mua bán trực thuộc Ty thương nghiệp Thái Nguyên.

Giai đoạn từ 1959 đến 1976, hoạt động với mô hình công ty toàn tỉnh.Năm 1961 chuyển về trực thuộc uỷ ban nông nghiệp tỉnh Bắc Thái, đổi tên

Trang 19

thành công ty vật tư nông nghiệp Năm 1965 thành lập Công ty vật tư nôngnghiệp Bắc Thái trên cơ sở sát nhập 2 công ty vật tư nông nghiệp Bắc Thái vàBắc Kạn.

Giai đoạn 1977 đến 1990, Phân cấp quản lý cho huyện hình thành côngty vật tư nông nghiệp cấp II (tỉnh) và Công ty Vật tư nông nghiệp cấp III(huyện, thành, thị) đồng thời tách một số bộ phận, chuyển giao một số nhiệmvụ thành lập các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp: Công ty giống cây trồng,Công ty chăn nuôi, Công ty thuỷ sản, Trạm bảo vệ thực vật.

Giai đoạn 1991 đến 1995, sát nhập Công ty vật tư nông nghiệp cấp III(huyện, thành, thị), thành lập lại các trạm vật tư nông nghiệp huyện, thànhphố, thị xã trực thuộc công ty Công ty vật tư nông nghiệp tỉnh hoạt động theoquy mô quản lý toàn tỉnh.

Giai đoạn 1996 đến 2003:Từ ngày 01/07/1996 sát nhập 6 đơn vị: Côngty vật tư nông nghiệp, Công ty giống cây trồng, Công ty chăn nuôi, Công tythuỷ sản, Trạm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; Chi nhánh thuỷ sản núi cốcthành lập Công ty vật tư nông nghiệp thuỷ lợi Bắc Thái (nay là Thái Nguyên)

Từ 01/01/1997 bàn giao trạm vật tư nông nghiệp Na Rì, Chợ Đồn, BạchThông cho tỉnh Bắc Cạn.

Từ 01/01/1999 tiếp nhận các trại sản xuất lúa An Khánh, Tân Kim, trạicá giống Cù Vân thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh.

Theo chủ trương chuyển đổi công ty nhà nước sang công ty cổ phầncủa Đảng và nhà nước ta, Công ty vật tư nông nghiệp lâm nghiệp thuỷ lợiThái Nguyên đã thực hiện cổ phần hoá Công ty nhà nước Quyết định số3511/QĐ-UB ngày 01/01/2004 của UBND tỉnh Thái Nguyên đã chính thứcchuyển công ty Vật tư nông nghiệp thuỷ lợi Thái Nguyên thành Công ty cổphần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên vẫn là công ty nhà nước có vốn điều lệcủa công ty tại thời điểm thành lập là 7.000 triệu đồng, trong đó:

Trang 20

Vốn sở hữu nhà nước là 3.570 triệu đồng, chiếm 51% vốn điều lệ.Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông cá nhân là 3.430 triệu đồng chiếm49% vốn điều lệ Trong đó:

- Cổ phần ưu đãi cho người lao động là 2.633.900đ chiếm 38% sovới cổ đông ưu đãi trả chậm là 581.000.000đ.

- Cổ đông phổ thông là 796.100.000đ chiếm 11%

Vốn điều lệ của công ty được chia thành 70.000 cổ phần, mệnh giá mỗicổ phần là 100.000VNĐ Cổ phiếu của công ty có nhiều mệnh giá, mệnh giátối thiểu của một cổ phiếu là 100.000đ, các cổ phần có giá trị ngang nhau vềmọi mặt.

Ngày 04/01/2004 Đại hội cổ đông thành lập với số cổ đông là 190người.

Hiện nay công ty có 11 chi nhánh trực thuộc gồm:

9 Chi nhánh tại huyện, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyêncủa tỉnh Thái Nguyên.

2 Chi nhánh chuyên doanh cung ứng dịch vụ:- Chi nhánh kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật- Chi nhánh kinh doanh vật tư chăn nuôi thú y

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

2.1.2.1Chức năng nhiệm vụ của công ty

Sản xuất, tiếp nhận và cung ứng các loại vật tư hàng hoá đáp ứng nhucầu sản xuất nông nghiệp và thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện nhiệm vụ do sở nông nghiệp và phát triển nông thôn giao.

2.1.2.2Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

- Chi nhánh vật tư nông nghiệp huyện, thành, thị

Tiếp nhận và tổ chức bán lẻ các loại vật tư hàng hoá phục vụ sản xuấtnông nghiệp và nông thôn do Công ty và các chi nhánh chuyên doanh trựcthuộc Công ty cung ứng theo chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.

Trang 21

Vật tư hàng hoá do chi nhánh tự khai thác phải thuộc danh mục vật tư hànghoá do nhà nước cho phép lưu thông Chi nhánh phải lập phương án kinhdoanh trình Công ty phê duyệt.

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc công ty giao trên lĩnhvực kinh doanh dịch vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chi nhánh chuyên doanh (Vật tư chăn nuôi – thú y, vật tư BV thực vật)Tổ chức chuyên doanh các mặt hàng vật tư chuyên ngành: vật tư bảo vệthực vật, vật tư chăn nuôi và thuốc thú, vật tư thuỷ sản…cung ứng cho các chinhánh vật tư nông nghiệp huyện – thành - thị theo chỉ tiêu kế hoạch và tổchức cung ứng mạng lưới cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của sản xuấtnông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao trên lĩnhvực kinh doanh dịch vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.1.2.3Ngành nghề kinh doanh

- Kinh doanh dịch vụ vật tư phân bón phục vụ sản xuất nông- lâm nghiệp.- Kinh doanh dịch vụ giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.- Kinh doanh dịch vụ vật tư bảo vệ thực vật.

- Kinh doanh dịch vụ thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.- Kinh doanh hàng hải sản và vật tư thuỷ sản.

- Kinh doanh công cụ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Kinh doanh xăng dầu và vật tư xây dựng.

- Kinh doanh các loại vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất

Trang 22

2.1.3.1Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông cóquyền và nhiệm vụ theo luật định tại điều 96 luật doanh nghiệp và điều 26điều lệ công ty Đại hội đồng cổ đông gồm Đại hội đồng cổ đông thành lập vàĐại hội đồng cổ đông thường niên và Đại hội đồng cổ đông bất thường.

Đại hội đồng cổ đông thường niên: mỗi năm họp một lần do chủ tịchhội đồng quản trị triệu tập trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tàichính Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua cácvấn đề sau: Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của ban kiểm soát về tìnhhình hoạt động của công ty, báo cáo của Hội đồng quản trị, kế hoạch pháttriển ngắn hạn và dài hạn của công ty.

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soátHội đồng quản trị

Giám đốc điều hành

Phòng TCHC

Phòng KT-VT

P-kỹ kiểm nghiệm

thuật-P.xuấtnhập khẩu

Các chi nhánh vật tư NN

Các chi nhánh chuyên doanh BVTV, chăn nuôi thú y

Trang 23

Đại hội đồng cổ đông bất thường: Điều 25 điều lệ công ty để đảm bảolợi ích của các thành viên và cổ đông hội đồng quản trị sẽ triệu tập Đại hộiđồng cổ đông bất thường.

2.1.3.2Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của Công ty giữa hai kỳ Đại hộicổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của Công ty thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, do đại hội cổ đông bầu và miễnnhiệm Thành viên hội đồng quản trị được trúng cử với đa số phiếu bằng hìnhthức trực tiếp bỏ phiếu kín và phải đảm bảo đạt tỷ lệ từ 60% trở lên có cổphần biểu quyết tại đại hội.

2.1.3.3 Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt độngkinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.

Ban kiểm soát gồm có 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu và bãimiễn và do các cổ đông đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần cả Công ty.

2.1.3.5 Các chi nhánh trực thuộc và các phòng ban chức năng

Trang 24

- Các chi nhánh trực thuộc

Tại mỗi huyện, thành, thị có một chi nhánh vật tư nông nghiệp Ngoàira công ty còn có các chi nhánh chuyên doanh cung ứng vật tư chuyên ngànhbảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y… phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triểnnông thôn Các chi nhánh có trụ sở trên địa bàn tỉnh, có con dấu riêng, đượcvay vốn thông qua Công ty Mỗi chi nhánh là một đơn vị hạch toán định mứcdo công ty ban hành Giám đốc chi nhánh là người quản lý điều hành mọihoạt động quản lý của Chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ được giao, làngười quản lý chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của ban giám đốcCông ty và tuân thủ pháp luật Giám đốc chi nhánh do giám đốc công ty bổnhiệm trên cơ sở tín nhiệm của cổ đông của đơn vị.

- Các phòng chức năng:

Công ty có 5 phòng chức năng: Phòng tổ chức- hành chính, phòng kinhdoanh, Phòng kế toán - vật tư, phòng kỹ thuật kiểm nghiệm, phòng xuất nhậpkhẩu Trưởng phòng là người quản lý điều hành mọi hoạt động của phòngmình theo chức năng nhiệm vụ được giao, là người chịu trách nhiệm thựchiện các quyết định của ban giám đốc công ty và tuân thủ pháp luật Trưởngphòng do giám đốc công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm trên cơ sở sự tínnhiệm của cổ đông ở đơn vị.

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của công ty.

2.1.4.1Cơ cấu bộ máy kế toán – tài chính của doanh nghiệp

Việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ kế toán trong công ty do bộmáy kế toán đảm nhiệm Vì vậy cần thiết phải tổ chức hợp lý bộ máy kế toánsao cho đảm bảo thực hiện các chức năng quan trọng của kế toán một cách cóhiệu quả nhất Trên góc độ tổ chức lao động, bộ máy kế toán là tập hợp đồngbộ các cán bộ nhân viên kế toán đảm bảo thực hiện các chức năng thông tinvà kiểm tra hoạt động của công ty Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kếtoán tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp được mô tả theo sơ đồ sau:

Trang 26

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Vật tư Nôngnghiệp Thái Nguyên

Kế toán trưởng: Phụ trách chung về tài chính theo chức năng đã đượcquy định, sắp xếp bộ máy của công ty, tham gia công tác xây dựng kế hoạchvà điều hành kế hoạch, tham mưu cho giám đốc các thông tin cũng như cácbiện pháp tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Kế toán tổng hợp (phó phòng kế toán):

Tổng hợp các báo cáo quyết toán của văn phòng Công ty và toàn Côngty; phụ trách công tác nghiệp vụ kế toán từ phòng kế toán đến các chi nhánhtrực thuộc; Phụ trách công tác thống kê và tổng hợp kiểm kê; Kiểm tra báocáo quyết toán và tình hình tài chính của đơn vị thành viên, giải trình số liệuquyết toán và tình hình tài chính của đơn vị thành viên, giải trình số liệu quyếttoán với các ngành quản lý chức năng và các đợt thanh tra kiểm tra; phụ trách

Kế toán hàng hoá

Kế toán thanh toán và công nợ

Thủ quỹ

Kế toán các trạm

Trang 27

công tác vận tải, trợ cước; giải quyết các công việc khác của phòng kế toánkhi kế toán trưởng uỷ quyền.

- Kế toán hàng hoá :

Kế toán mua vào bán ra và lưu chuyển hàng hoá của văn phòng công tyvà quyết toán toàn công ty; Theo dõi và tổng hợp thanh toán quyết toán trợcước, trợ giá với ngành tài chính và kho bạc Nhà nước; Tính lãi tiền hàng trảchậm với các chi nhánh vật tư nông nghiệp, lập biên bản đối chiếu hàng quýtheo quy chế quản lý của công ty; Theo dõi và quản lý quyết toán thuế; Lậpbáo cáo thống kê và giao dịch công tác với cục thống kê; Tham gia công táckiểm soát viên theo chức danh đã được đại hội đồng cổ đông bầu và điều lệCông ty quy định.

- Kế toán thanh toán và công nợ:

Có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi, vay ngân hàng và theo dõi hạch toáncác tài khoản tìên mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng; Theo dõi và quản lý,kiểm kê quỹ tiền mặt định kỳ theo quy chế; Lập bảng thanh toán và quyếttoán lương, thưởng, bảo hiểm xã hội; Tính lãi tiền vay đối với các chi nhánhchuyên doanh.

- Thủ quỹ:

Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của các chứng từ thu chitheo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của công ty; Cập nhật chứng từ vào sổquỹ rút số dư hàng ngày, thực hiện mức tồn quỹ theo quy chế.

2.1.4.2Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty

Với đặc thù của Công ty là kinh doanh tổng hợp, với quy mô lớn,nghiệp vụ kinh kế phát sinh nhiều Do đó để kết hợp chặt chẽ giữa sổ kế toánvới các mẫu biểu, giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp, tạo điều kiệnthuận lợi cho hạch toán kế toán cũng như việc kiểm tra, Công ty đã áp dụnghình thức kế toán “Nhật ký - Chứng từ” khi thực hiện phần hạch toán kế toán.

Trang 28

mềm kế toán AFsys, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, áp dụng hệthống tài khoản do bộ tài chính quy định theo quyết định số 15/2006QĐ-BTCban hành ngày 20/03/2006 Chứng từ sổ sách tương đối hoàn chỉnh bao gồmđầy đủ các loại sổ tổng hợp và chi tiết theo đúng quy định trong chế độ kếtoán hiện hành

Hệ thống sổ kế toán bao gồm một số loại như sau:- Các sổ tổng hợp

- Nhật ký chứng từ- Bảng kê

- Sổ chi tiết- Sổ cái

Hệ thống chứng từ kế toán cũng được xây dựng phù hợp với công tác hạch toán tại công ty, bao gồm một số loại sau:

- Thẻ kho

- Phiếu nhập (xuất) kho- Hoá đơn thuế GTGT - Phiếu thu, phiếu chi- Các giấy xin tạm ứng- Bảng phân bổ

- Bảng kê bán hàng

- Theo hình thức nhật ký chứng từ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán theo trình tự sau:

Trang 29

SƠ ĐỒ 03: HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối kỳĐối chiếu đầu kỳ

2.1.5 Hiện trạng của công ty

2.1.5.1Nguồn nhân lực

Công ty hiện nay có 170 lao động, trong đó hầu hết ở độ tuổi trungbình-trẻ và có trình độ tốt Tỷ lệ nam giới cao do có nhiều công việc nặngnhọc phụ nữ khó đảm nhiệm Tỷ lệ lao động có hợp đồng dài hạn 80% là hợplý với đặc thù kinh doanh của công ty.

Các chứng từ kế toán và các bảng

phân bổ

Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp chi tiếtSổ cái

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trang 30

TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NĂM 2006 – 2007

Xét theo lao động trực tiếp, gián tiếp

Trang 31

trình độ, công ty cũng tổ chức cho nhân viên được đào tạo nâng cao trình độvăn hóa để thực hiện tốt hơn các công việc Nói chung, công ty đã có kếhoạch tốt trong việc tuyển dụng thêm nhân viên cho kế hoạch kinh doanhmới Việc cơ cấu lại nhân viên công ty cũng đi đúng hướng phục vụ tốt hơncho các công việc cụ thể.

2.1.5.2Tình hình hoạt động kinh doanh những năm qua

Công ty vật tư nông nghiệp Thái Nguyên là công ty cung ứng vật tư lớnnhất Thái Nguyên cộng với quá trình hình thành và phát triển gần 50 năm làtiền đề lớn khiến công ty có thị trường ổn định trên toàn tỉnh Những nămtrước đây, hoạt động kinh doanh của công ty hoạt động ổn định và ở mứctrung bình

Từ khi công ty chuyển sang tổ chức theo công ty cổ phần năm 2004,công ty có nhiều thay đổi lớn mang tính chiến lược, tạo không khí mới mẻ,hào hứng Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển, mở ra nhữngvận hội mới cũng như thách thức cho công ty Tham gia vào loại hình doanhnghiệp phát triển năng động nhất hiện nay đòi hỏi bộ máy lãnh đạo của nhàmáy phải luôn đổi mới đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp với xuthế hội nhập Từ khi cổ phần hoá,ban giám đốc cùng toàn thể công nhân viêntrong nhà máy đều nỗ lực cố gắng đưa nhà máy ngày càng phát triển đi lên.Để thấy được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta có mộtsố phân tích sau

2.2 Thực trạng phân tích tài chính tại công ty

Cũng như hầu hết các công ty hiện nay, việc phân tích tài chính tạicông ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên không được chú trọng Việcphân tích tài chính được thực hiện bởi phòng kế hoạch và chỉ quan tâm đếnmột số chỉ tiêu cơ bản Số liệu cũng chỉ được sử dụng trong các buổi họp giaoban Thường thì khi cần, công ty phân tích trực tiếp trên các bảng báo cáo.

Trang 32

2.2.1 Phân tích chung về tình hình tài chính

Trong 2 năm 2006, 2007 Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên đạt được một số chỉ số cơ bản như sau:

Tổng tài sản (nguồn vốn) 75.694.618.506đ 130.997.479.475đ

Bảng chỉ số trên cho một cái nhìn rất toàn diện và khả quan về công tycổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên Công ty có tỷ lệ lợi nhuận trên vốnchủ hữu trên 10% và tăng dần qua 2 năm nghiên cứu cho thấy với một nguồnvốn tự có thấp, bằng uy tín và trình độ quản lý tốt, công ty tạo được một mứclợi nhuận đáng kể.

Công ty hiện nay không còn sản xuất, các sản phẩm công ty cung ứngđược lấy từ các chân hàng cấp 1, chân hàng cấp 2 từ nhiều nơi Giá vốn củavật tư do công ty cung ứng phụ thuộc vào việc tìm được nguồn sản xuất tốthay không tốt, vào chi phí vận chuyển, chi phí mua cao hay thấp Trong năm2007 theo diễn biến chung của thị trường, tình hình giá cả sản xuất phân bón,thuốc trừ sâu và giống cây tăng Tuy nhiên giá bán sản phẩm trung bình trênthị trường cũng tăng và tăng cao nên tỷ lệ giá vốn trên doanh thu giảm xuống93,09% thay cho 94,23% năm 2006 Giảm được tỷ lệ giá vốn là nỗ lực củacông ty trong điều kiện thị trường biến đổi và có nhiều công ty khác cùngcạnh tranh trên thị trường Giá vốn giảm khiến tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu củacông ty từ 5,45% năm 2006 tăng lên 6,21% năm 2007

Lượng hàng tồn kho tăng cao hơn năm trước 68,26% đồng thời giá vốnhàng bán giảm xuống còn 93,3%, thấp hơn năm ngoái khiến cho số vòng quayhàng tồn kho giảm mạnh từ 7,31 xuống 5,76 Lượng hàng tồn kho năm nay

Trang 33

tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu (34,15%) không phải do khâu kếhoạch kinh doanh của công ty không tốt Lĩnh vực hoạt động của công ty lànông nghiệp, mang tính thời vụ Sau tết dương lịch thường là thời gian của vụchiêm xuân – thời điểm bán hàng của công ty tăng mạnh Việc tăng lượnghàng tồn kho là để chuẩn bị cho thời điểm kinh doanh đâu năm sau

Năm trước, công ty không thể chuẩn bị được lượng hàng dự trữ lớn dođiều kiện kho bãi Năm nay kho bãi là một phần trong kế hoạch đầu tư mởrộng kinh doanh nên lượng hàng dự trữ tăng cao hơn, tạo điều kiện tốt chodoanh thu năm 2008 tăng trưởng Do đó dù hàng tồn kho năm nay đạt số vòngquay thấp hơn nhưng nó là một hướng đi tốt của công ty.

Tài sản cố định được đầu tư lớn trong năm 2007 khiến cho vòng quaytài sản cố định thực hiện được trong năm chỉ đạt 14,35, giảm một nửa so vớinăm trước (27,96) Tuy nhiên phải hiểu rằng tài sản cố định trong năm đượcđầu tư gấp 2,6 lần so với năm 2006 Có nghĩa là số vòng quay tài sản cố địnhgiảm do tài sản cố định được đầu tư lớn trong năm nay Nhà và kho đượchoàn thành vào nửa sau năm 2007 nên chưa thể hiện hết hiệu quả trong năm.Hiệu quả mới chỉ thể hiện một phần khi số vòng quay tài sản cố định đạt

14,35 chứ không phải bằng (2,6 là tỉ lệ giá trị tài sản giữa 2năm)

Những chỉ tiêu trên phản ánh phần nào tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2006, 2007 tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn, phần phân tích chi tiết sẽ cho những cái nhìn cụ thể.

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 03: HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
SƠ ĐỒ 03 HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY (Trang 28)
1.1.11Phân tích chung về tình hình tài chính - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
1.1.11 Phân tích chung về tình hình tài chính (Trang 31)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2007 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
2007 (Trang 33)
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN (Trang 35)
Từ số liệu trên BCĐKT năm 2007 ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
s ố liệu trên BCĐKT năm 2007 ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau (Trang 36)
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN (Trang 38)
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
2007 (Trang 43)
2.2.1.2 Phân tích tình hình thanh toán - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
2.2.1.2 Phân tích tình hình thanh toán (Trang 46)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2006 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
2006 (Trang 61)
3.TSCĐ vô hình 227 00 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
3. TSCĐ vô hình 227 00 (Trang 62)
- Giá trị hao mòn luỹ kế 229 00 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang230198,032,357235,631,445 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thái Nguyên.doc
i á trị hao mòn luỹ kế 229 00 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang230198,032,357235,631,445 (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w