1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường

87 157 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 899,76 KB

Nội dung

Do đó việc sử dụng vốn tiết kiệm làm cho chi phí sản xuất và giá thành không ngừng hạ thấp không những có ý nghĩa trong phạm vi ngành mà còn tác dụng không nhỏ đến các ngành khác và toàn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐẶNG TUẤN NGỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2004

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC

4 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNGTÁC KẾ TOÁN

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH

2626

I - Sự ảnh hưởng của cơ chế quản lý kinh tế hiện nay đến công tác

Trang 3

tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây

2 Sự ảnh hưởng của cơ chế quản lý kinh tế, tài chính đến công tác kế

II - Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và giá

thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường ở

1 Tổ chức hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản và hệ thống sổ sách

4 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

III Những ưu điểm và hạn chế của công tác tổ chức kế toán chi

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

xây dựng cầu đường hiện nay

42

Trang 4

CHƯƠNG III : HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH

I - Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây

II - Nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường 47

1 Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và

2 Nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành

III - Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi

phí sản xuất và giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng cầu

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, đề tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng, đặc biệt đối với việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm

Vì vậy việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất, phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi sống còn, đòi hỏi sự quan tâm của các doanh nghiệp

Doanh nghiệp xây dựng cầu đường là đơn vị kinh tế thuộc ngành sản xuất vật chất Đồng thời do tính đặc thù nên sản phẩm của ngành ( Các công trình giao thông ) quyết định tới sự hoạt động và phát triển của nhiều lãnh vực Sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường có tầm quan trọng đối với sự phát triển chung của quốc gia Do đó việc sử dụng vốn tiết kiệm làm cho chi phí sản xuất và giá thành không ngừng hạ thấp không những có ý nghĩa trong phạm vi ngành mà còn tác dụng không nhỏ đến các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Là một người làm công tác kế toán trong ngành, cũng như bao thành viên khác luôn muốn góp công sức của mình để hoạt động của ngành ngày càng phát

triển, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Hoàn thiện công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường”

2 Mục đích của đề tài

- Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm khái quát hóa những vấn đề lý luận về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm Đồng thời xem xét và đánh giá một cách khoa học ý nghĩa thực tiễn của của vấn đề

Trang 6

- Phân tích những đặc điểm căn bản của loại hình sản xuất sản phẩm của ngành xây dựng cầu đường trong điều kiện vận hành theo cơ chế thị trường Nêu lên những bất cập hiện nay về cơ chế quản lý, chế độ kế toán, chế độ tài chính trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường

- Nêu lên phương án và những giải pháp nhằm góp phần giải quyết những điểm bất cập hiện nay để hoàn thiện công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với mục đích đã xác định, đề tài chủ yếu trình bày một cách hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ đó đi sâu vào công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp sau :Phương pháp thống kê, phương pháp kế toán, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để nêu vấn đề và cách giải quyết mỗi vấn đề Mặt khác để có số liệu thực tế minh họa chúng tôi xin phép được lấy số liệu của Công Ty Công Trình Giao Thông 676 và Tổng Công Ty Xây Dựng Đường Thủy và một số công ty khác trực thuộc Bộ giao thông vận tải

5.Nội dung và những vấn đề nghiên cứu của đề tài

Về mặt lý thuyết : Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận về bản

chất của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường, xem xét chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên khía cạnh kế toán tài chính và kế toán quản trị

Về mặt thực tế : Nêu lên những đặc điểm cũng như đặc thù của ngành xây

dựng cầu đường trên cơ sở đó phân tích được những tác động to lớn của sản

Trang 7

phẩm và cơ chế quản lý kinh tế, tài chính đến công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, các bảng biểu, sơ đồ, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được trình bày gồm ba chương :

Chương 1 : Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

Chương 2 : Thực trạng về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường ở nước ta hiện nay

Chương 3 : Hoàn thiện công tác kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường

Trang 8

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

XÂY LẮP

Công tác xây dựng cầu đường là một bộ phận của công tác xây lắp nên tuy có những đặc điểm riêng nhưng nó vẫn bao gồm các đặc diểm của công tác xây lắp, vì thếââ để nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nhiệp xây dựng cầu đường trước hết chúng ta nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Xây dựng cơ bản có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân bằng các hình thức xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục và đại tu các công trình nhà máy, giao thông, cầu cống, nhà cửa …

Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm các nội dung : xây dựng, lắp đặt, mua sắm thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác, trong đó phần xây dựng, lắp đặt

do các đơn vị chuyên về thi công xây lắp (gọi chung là đơn vị xây lắp) đảm nhận thông qua hợp đồng giao thầu xây lắp Sản phẩm của các đơn vị xây lắp là các công trình đã xây dựng, lắp đặt hoàn thành có thể đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất và đời sống

Cũng giống như những ngành sản xuất khác, khi sản xuất, đơn vị xây lắp cần biết các hao phí vật chất mà đơn vị đã bỏ vào quá trình sản xuất và đã kết tinh vào công trình là bao nhiêu Do vậy việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong

Trang 9

công tác quản lý hiệu quả và chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn

vị xây lắp

1 Đặc điểm sản xuất xây lắp

Các doanh nghiệp xây lắp cũng là doanh nghiệp sản xuất như các doanh nghiệp thuộc các ngành khác, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nhiệp xây lắp lại có những đặc điểm riêng xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm những đặc điểm đó là :

1.1 Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ , đặc chủng:

Sản phẩm sản xuất xây lắp (XL) không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào và không sản xuất đại trà được, đặc biệt sản phẩm sản xuất ngay tại nơi tiêu thụ Chính vì vậy mỗi sản phẩm XL đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏ vào thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thi công XL cũng được tính cho từng sản phẩm XL riêng biệt

1.2 Sản phẩm XL có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài

Các công trình XDCB thường có thời gian thi công rất dài, có công trình phải thi công hàng chục năm mới xong Trong thời gian thi công XD chưa tạo ra sản phẩm nhưng lại sử dụng vật tư, nhân lực Do đó khi lập kế hoạch XDCB cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất thi công công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm và đạt chất lượng công trình

Trang 10

Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn quy định Việc xác định đúng đối tượïng và thời gian tính giá thành sẽ góp phần to lớn trong việc quản lý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả cao nhất

1.3 Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài

Các công trình XDCB thường có thời gian sử dụng lâu dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại Sai lầm trong XDCB vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả rất nghiêm trọng, lâu dài khó khắc phục Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chặt chẽ chất lượng công trình

1.4 Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ , địa điểm XD luôn thay đổi theo địa bàn thi công

Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thủy văn, kết hợp với các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trước mắt cũng như lâu dài Sau khi đi vào sử dụng công trình không thể di dời, cho nên nếu các công trình là các nhà máy, xí nghiệp cần phải nghiên cứu các điều kiện về nguồn nguyên liệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo điều kiện thuận lợi khi công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau này

Một công trình hoàn thành, điều đó có nghĩa là người công nhân xây dựng không còn việc gì phải làm ở đó nữa, phải di chuyển đến thi công ở một công trình khác Do đó sẽ phát sinh các chi phí như điều động nhân công, máy móc thi công, chi phí về XD công trình sẽ cao nên các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ để giảm bớt chi phí

Trang 11

1.5 Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời

Do đặc diểm này nên việc thi công chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết Chính vì vậy việc thi công nhanh đúng tiến độ, khi điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ làm tiết kiệm được chi phí nếu không thời gian thi công sẽ kéo dài hoặc phải thi công trong điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ làm thiệt hại và ảnh huởng đến chất lượng công trình phải phá đi làm lại từ đó sẽ phát sinh chi phí

2 Chi phí sản xuất trong sản xuất xây lắp

2.1 Khái niệm :Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tổng số hao phí lao

động sống cần thiết, hao phí lao động vật hóa và các chi phí khác liên quan đến quá trình thi công mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ nhất định Bao gồm các bộ phận cấu thành như sau :

- Hao phí về lao động sống được biểu hiện bằng tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia quá trình sản xuất sản phẩm

- Hao phí về lao động vật hóa hay còn gọi là lao động quá khứ, là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao cho quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định

Ngoài ra còn các chi phí khác như thuê, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các chi phí khác ngoài 2 loại chi phí trên

Bản chất của chi phí luôn được biểu hiện trên 2 mặt : mặt định tính và mặt định lượng

Mặt định tính của chi phí thể hiện các yếu tố vật chất và chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện hoạt động sản xuất

Mặt định lượng của chi phí thể hiện mỗi loại chi phí đã chi là bao nhiêu, bao nhiêu chi phí tham gia tạo thành sản phẩm hoàn thành, mặt định lượng đòi hỏi phải được đo lường bằng thước đo phù hợp Kế toán sử dụng chủ yếu đơn vị

Trang 12

đo lường bằng tiền để xác định lượng chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất Nhờ có sự biểu hiện về mặt định lượng mà kế toán xác định phạm vi, giới hạn của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Kế toán chi phí sản xuất có thể nói là quá trình tổ chức thu nhận và sử dụng các dữ liệu về chi phí sản xuất để tạo ra những sản phẩm thông tin kế toán chi phí, đáp ứng yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và cung cấp chỉ tiêu cho kế toán tổng hợp

2.2 Phân loại chi phí sản xuất :

2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo kế toán tài chính

a- Phân loại theo tính chất kinh tế

Xuất phát từ bản chất kinh tế của chi phí và nguồn gốc của mỗi loại chi phí có sự khác nhau Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố chi phí

- Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như nguyên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất kinh doanh

- Chi phí nhân công : bao gồm toàn bộ số tiền công và các khoản trích theo lương theo quy định của công nhân viên trong doanh nghiệp

- Chi phí khấu hao tài sản cố định : là toàn bộ số khấu hao tài sản cố định trích trong kỳ của tất cả các loại tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : là các khoản chi phí về các loại thuê ngoài, mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Chi phí khác bằng tiền : là các chi phí phát sinh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa phản ánh ở các yếu tố chi phí đã nêu trên

b - Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế

Trang 13

Do tính chất đặc thù của hoạt động xây lắp nên chi phí sản xuất của doanh nghiệp được phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí là chủ yếu Vì thế chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí :

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : Bao gồm tất cả các chi phí về

nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như :

Vật liệu xây dựng : Giá thực tế của cát, đá , sỏi, sắt thép, xi măng

- Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương của

công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm khoản trích BHXH , BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định Chi phí nhân công trực tiếp cũng không tính tiền ăn ca của công nhân viên xây lắp, các khoản này được tính vào chi phí chung

- Chi phí sử dụng máy thi công : Là các khoản chi phí trực tiếp liên quan

đến việc sử dụng máy thi công như :

+ Tiền lương của công nhân điều khiển máy móc thi công kể cả công nhân phục vụ máy và các khoản phụ cấp theo lương, kể cả khoản tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy móc thi công

+ Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy móc thi công

+ Chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ

+ Các khoản chi khác có liên quan đến việc sử dụng máy mọc thi công kể cả khoản chi cho lao động nữ

Trang 14

Chi phí máy thi công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân điều khiển máy khoản này được tính vào chi phí chung

- Chi phí chung : Là toàn bộ các chi phí trực tiếp khác ( Ngoài các chi phí

nguyên vật iệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp và chi phí máy thi công ) và các chi phí về tổ chức quản lý phục vụ sản xuất xây lắp, các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ đội, công trường Chi phí chung bao gồm :

+ Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của doanh nghiệp + Chi phí quản lý hành chính thuộc phạm vi các đơn vị nội bộ

+ Chi phí phục vụ thi công : bao gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng dùng để sửa chữ TSCĐ, xây dựng lán trại, các chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ thi công như cuốc, xẻng, xe đẩy …

+ Các chi phí khác

2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo kế toán quản trị :

Khác với kế toán tài chính, trong kế toán quản trị chi phí được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tuy theo nhu cầu quản lý Vì thế trong kế toán quản trị chúng ta cần quan tâm tới một số cách phân loại theo tiêu thức sau :

- Theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo kế toán

Theo tiêu thức này chi phí sản xuất kinh doanh được phân chia thành : + Chi phí sản phẩm : Chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí chung

+ Chi phí thời kỳ : Là những chi phí để hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh

Trang 15

nghiệp Có thể thể hiện quá trình vận động của chi phí sản xuất kinh doanh theo

sơ đồ sau

Chi phí sản phẩm

Chi phí SX dở dang

Chi phí sản xuất chung

Giá vốn hàng bán Thành phẩm

Chi phí thời

quản lý doanh nghiệp ( =) Lợi nhuận thuần

Sơ đồ 1.1 Mô hình vận động chi phí trong doanh nghiệp

- Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm và quá trình kinh doanh

Trang 16

+ Chi phí cơ bản : là các chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm như : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất

+ Chi phí chung : là các chi phí dùng vào tổ chức, quản lý và phục vụ có tính chất chung

- Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí, theo tiêu thức này cần phân biệt :

+ Chi phí trực tiếp : Là những chi phí quan hệ trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí( từng loại sản phẩm, công việc ) và được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí đó

+ Chi phí gián tiếp : là những chi phí có liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí, để xác định chi phí cho từng đối tượng cần phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng

- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành chi phí

+ Chi phí đơn chất

+ Chi phí tổng hợp

- Phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động

+ Chi phí biến đổi ( Biến phí) : là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với khối lượng hoạt động

+ Chi phí cố định ( định phí) : Là các chi phí không chịu tác động của sự thay đổi về khối lượng hoạt động

+ Chi phí hỗn hợp : là chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố định phí và biến phí ( chi phí điện thoại , Fax) nhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm soát và chủ động tiết kiệm chi phí

Trang 17

- Phân loại chi phí liên quan đến việc ra các quyết định : bao gồm chi phí

kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được Chi phí kiểm soát được ở cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó có thẩm quyền ra quyết định

+ Chi phí cơ hội : Là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn hành độäng này thay cho hành động khác

+ Chi phí chênh lệch : là những khoản chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc chỉ có một phần trong phương án khác, chi phí chênh lệch là một căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh

+ Chi phí chìm : là loại chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu bất kể đã lựa chọn phương án nào đi nữa Do chi phí chìm có ở mọi phương án nên không có tính chênh lệch và không phải xét đến khi so sánh lựa chọn phương án, hạnh động tối ưu

Ta có thể khai quát cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo sơ đồ

sau : Sơ đồ 1.2

3 Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp

Trang 18

- Chi phí QLDN Phân loại trong kế toán quản trị

Theo nội dung kinh tế của chi phí

Theo công dụng kinh tế của chi phí

Các yếu tố chi phí

Khả năng quy nạp chi phí

Chi

phí cơ

bản

Chi phí chung

Chi phí sản phẩm

Chi phí thời kỳ

Chi phí trực tiếp

Chi phí gián tiếp

MQH chi phí với khối lượng hoạt động Các loại chi phí trong lựa chọn phương án

Trang 19

kiệm, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị doanh nghiệp Vì vậy việc tính giá thành phải đảm bảo tính đúng, tính đủ các chi phí cấu thành giá của sản phẩm, vừa đáp ứng được các yêu cầu quản lý

3.2 Giá trị dự toán :

Trong XDCB, sản phẩm xây dựng là nhà xưởøng, cầu, đường … Mà giá trị của nó được xác định ban đầu bằng giá trị dự toán thông qua hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công, định mức và đơn giá do nhà nước quy định cho từng khu vực

Giá trị dự toán là giá thanh toán cho khối lượng công tác xây lắp hoàn thành theo dự toán

Chi phí hoàn thành khối Giá trị dự toán = Lượng công tác xây lắp + Lợi nhuận đinh mức

Giá trị dự toán là cơ sở để kế hoạch hóa việc cấp phát vốn đầu tư XDCB, là căn cứ xác định hiệu quả công tác thiết kế cũng như căn cứ để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch khối lượng thi công và xác định hiệu quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp xây lắp

3.3 Giá thành công tác xây lắp

3.3.1 Theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

Trong quản lý và hạch toán, giá thành công tác XL được phân biệt thành các loại giá thành sau đây

+ Giá thành dự toán công tác XL : Là toàn bộ các chi phí để hoàn thành

khối lượng công tác XL theo dự toán Như vậy giá thành dự toán là một bộ phận của giá trị dự toán được xác định từ giá trị dự toán mà không có phần lợi nhuận định mức : Giá thành dự toán = giá trị dự toán – lợi nhuận dịnh mức

Trang 20

Hoặc giá thành dự toán = khối lượng công tác XL theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước quy định nhân với đơn giá XL do nhà nước ban hành theo từng khu vực thi công và các chi phí khác theo định mức

Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức quản lý, về hao phí lao động, vật tư … Cho từng loại công trình hoặc công việc nhất định Giá thành dự toán có tính cố định tương đối và mang tính chất xã

hội

+ Giá thành kế hoạch : Là giá thành được xác định từ những điều kiện và

đặc điểm cụ thể của một DNXL trong kỳ kế hoạch nhất định

Căn cứ vào giá thành dự toán và điều kiện cụ thể, doanh nghiệp tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết để thi công công trình trong một kỳ kế hoạch Như vậy giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các doanh nghiệp XL tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận

do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch

+ Giá thành định mức : Là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng

xây lắp cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công

Khi đặc diểm kết cấu công trình thay đổi, hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức về quản lý thi công, thì định mức sẽ thay đổi và khi đó giá thành định mức được tính toán lại cho phù hợp

Trang 21

+ Giá thành thực tế : Là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực

hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp XL

So sánh giá thành thực tế và giá thành kế hoạch cho ta thấy mức độ hạ giá thành kế hoạch của doanh nghiệp

So sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán, phản ánh chỉ tiêu tích lũy của doanh nghiệp từ đó có thể dự định khả năng của doanh nghiệp trong năm tới

So sánh giá thành thực tế với giá thành định mức cho ta thấy mức độ hoàn thành định mức đã đề ra của doanh nghiệp đối với từng khối lượng xây lắp cụ thể

3.3.2 Giá thành theo phạm vi tính toán :

Giá thành theo phạm vi tính toán bao gồm giá thành toàn bộ, Giá thành sản xuất và giá thành bộ phận :

Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất : chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếpvà chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành

Giá thành toàn bộ của sản phẩm là giá thành sản xuất cộâng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý Trong giá thành toàn bộ của sản phẩm, toàn bộ định phí tính hết vào giá thành sản phẩm nên phương pháp xác định giá thành toàn bộ còn gọi là phương pháp định phí toàn bộ, giá thành toàn bộ có thể được

mô tả theo sơ đồ sau :( Sơ đồ 1.3)

Tuy nhiên khi việc ghi nhận giá thành toàn bộ một cách thường xuyên là phi thực tế, cho nên người ta hay sử dụng giá thành bộ phận

- Giá thành bộ phận : Loại giá thành này được xác định dựa trên nguyên tắc phân biệt chi phí thay đổi theo quy mô hoạt động( biến phí)với những chi phí thay đổi do những nguyên nhân không phải là do biến động ngắn

Trang 22

+

Định phí sản xuất

Định phí SX trong giá thành

Giá thành của sản phẩm SX

Sơ đồ 1.3 Giá thành toàn bộ

hạn của quy mô hoạt động ( định phí) Giá thành bộ phận có thể được xác định theo chi phí trực tiếp giảøn đơn ( xác định chi phí biến đổi), trường hợp này gọi là giá thành sản phẩm theo biến phí

- Giá thành đã được chuẩn hóa các loại định phí : Giá thành sản phẩm theo phương pháp này gồm : các biến phí và một phần định phí được phân bổ theo mức độ hoạt động chuẩn Chỉ tiêu giá thành đã được chuẩn hóa định phí có thể biểu hiện theo công thức

Trang 23

n

Z = bp x SL + ĐP x

N Trong đó :

N : mức hoạt động chuẩn

n : Mức hoạt động thực tế

bp : là biến phí đơn vị

ĐP : Là tổng định phí

SL : là số lượng sản phẩm

4 Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm :

Đặc điểm của hoạt động nhận thầu xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp xây lắp thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp tập, phân loại chi phí và cấu tạo giá thành sản phẩm xây lắp Cụ thể như sau :

4.1 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:

Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành trong hoạt động xây lắp là từng hợp đồng xây dựng cụ thể, trong đó có thể kết hợp hạch toán chi phí SXKD theo từng công trình, hạng mục công trình hay từng giai đoạn công việc nhằm quản lý chặt chẽ chi phí SXKD

Trong chuẩn mực kế toán số 15" Hợp đồng xây dựng" đã nêu lên việc ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng theo 1 trong 2 trường hợp sau :

a/ Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc hoàn thành do nhà thầu tự xác nhận vào ngày lập

Trang 24

báo cáo tài chính Như vậy đối tượng tính giá thành ở đây là phần công việc hoàn thành do nhà thầu tự xác nhận

b/ Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác nhận một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì đối tượng tính giá thành là phần công việc hoàn thành được khách hàng xác nhận

4.2 Phương pháp tập hợp chi phí :

Trên cơ sở các loại chi phí và đối tượng tính giá thành các doanh nghiệp xây lắp tùy thuộc vào từng loại chi phí để vận dụng phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí thích hợp cụ thể :

+ Đối với những khoản chi phí liên quan trực tiếp tới từng đối tượng sẽ được ghi trực tiếp cho từng đối tượng Theo cách này, những chi phí liên quan tới từng công trình, hạng mục công trình sẽ được tập hợp và phân loại theo từng công trình, hạng mục công trình

+ Đối với những chi phí liên quan tới nhiều công trình, hạng mục công trình, thì trước hết các chi phí đó sẽ được tập hợp theo đơn vị thi công,cuối kỳ tổng số chi phí sản xuất đã tập hợp được sẽ phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn xây lắp theo tiêu thức thích hợp phục vụ cho việc tính giá thành

Như vậy trong sản xuất xây lắp nói chung và thi công cầu, đường nói riêng có thể sẽ tập hợp chi phí như sau :

+ Tập hợp chi phí theo hạng mục công trình : là toàn bộ chi phí đã được sử dụng để thi công hạng mục công trình đó

+ Tập hợp chi phí theo từng hợp đồng xây dựng : là toàn bộ chi phí từ lúc khởi công đến khi hoàn thành và đó là giá thành thực tế của hợp đồng xây dựng

Trang 25

+ Tập hợp chi phí theo đơn vị thi công hoặïc nhóm thi công : Là toàn bộ chi phí phát sinh mà đội hoặc nhóm thi công đã thực hiện để thực hiện nhiệm vụ được giao

4.3 Phương pháp tính giá thành :

Trên cơ sở của đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là các hợp đồng xây dựng cụ thể lúc này tùy theo các quy định trong hợp đồng xây dựng sẽ có các phương pháp tính giá thành phù hợp cụ thể là :

4.3.1 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch

thu và thanh toán vốn theo kế hoạch nên các nhà thầu sẽ dựa trên kế hoạch thanh toán để thi công vì vậy toàn bộ chi phí phát sinh sẽ tập hợp hết để tính doanh thu vì vậy không còn có sản phẩm dở dang vào ngày lập báo cáo tài chính nên toàn bộ chi phí do nhà thầu tự xác nhận chính là giá thành sản phẩm

theo khối lượng thực hiện được khách hàng xác nhận

Tuỳ theo tình hình thực tế và thời gian thực hiện của việc thi công các doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp trực tiếp, hệ số hoặc tỷ lệ, phương pháp tổng cộng chi phí và phương pháp kết hợp Trong đó phương pháp tính giáthành trực tiếp và phương pháp tổng công chi phí thường hay được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp cụ thể :

- Phương pháp tính giá thành trực tiếp

Phương pháp này phù hợp với các công trình, hạng mục công trình thi công thời gian ngắn phù hợp với kỳ tính giá thành của đơn vị, hoặc công trình thi công dài hạn, nghiệm thu thanh toán từng phần, cuối kỳ doanh nghiệp tính giá

thành cho khối lượng xây lắp hoàn thành theo công thức

Trang 26

Z = DĐK + C - DCK Trong đó : Z : Là giá thành sản phẩm xây lắp

C : Chi phí sản xuất từng đội, công trình , hạng mục công trình DĐK : Sản phẩm dở dang đầu kỳ

DCK : Sản phẩm dở dang cuối kỳ

Với phương pháp này yêu cầu kế toán phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình Bên cạnh các chi phí trực tiếp được tập hợp ngay, các chi phí gián tiếp phải được phân bổ theo tiêu thức nhất định

- Phương pháp tổng cộâng chi phí

Giá thành sản phẩm được tính bằng cách cộâng tất cả các chi phí sản xuất

ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình

Z = DĐK + (C1 +C2 + +Cn) - DCK

Z : Là giá thành sản phẩm xây lắp

C1 Cn : Là chi phí phát sản xuất ở từng đội sản xuất xây dựng hay từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình

Phương pháp này tương đối dễ dàng, chính xác và được áp dụng với các doanh nghiệp xây lắp mà quá trình thi công được tập hợp ở nhiều đội xây dựng, nhiều giai đoạn công việc

5 Đánh giá sản phẩm dở dang :

Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành đã ký kết giữa doanh nghiệp nhận thầu với khách hàng :

- Nếu hợp đồng quy định bên nhận thầu được thanh toán theo phần công việc hoàn thành thì về nguyên tắc, doanh thu và chi phí của HĐXD sẽ được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh lúc cuối năm, tương ứng với phần công việc hoàn thành.Trong trường hợp này giá trị sản phẩm dở dang nếu có chỉ là

Trang 27

phần còn lại của tổng chi phí đã tập hợp được sau khi loại trừ phần chi phí tương ứng với doanh thu của HĐXD đã ghi nhận

- Trường hợp công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu được tính theo tỷ lệ phần trăm(%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh tại thời điểm so với tổng chi phí theo dự toán của hợp đồng tại thời điểm đó, chi phí thực tế đã chi cho HĐXD và doanh thu tương ứng với tỷ lệ phần trăm công việc hoàn thành sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh Như vậy tại thời điểm cuối niên độ kế toán sẽ không có giá trị sản phẩm xây lắp dở dang

- Trường hợp đặc biệt hợp đồng quy định nhà thầu chỉ được thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ HĐXD thì giá trị sản phẩm xây lắp dở dang chính là tổng số chi phí đã chi cho HĐXD tính từ lúc bắt đầu thực hiện hợp đồng cho đến thời điểm nào đó( chưa hoàn thành) Tức là được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã tập hợp được ghi trên sổ chi tiết chi phí SXKD dở dang của HĐXD chưa hoàn thành

6 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xây lắp đều vận dụng những tài khoản theo hệ thống tài khoản của quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 Kế toán hàng tồn kho thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau đây để hạch toán các yếu tố chi phí và các khoản mục chi phí phát sinh

- TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp

- TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công trực tiếp

- TK 627 : Chi phí sản xuất chung

- TK 154 : Chi phí sản xúât kinh doanh dở dang

- TK 632 : Giá vốn hàng bán

Trang 28

Các tài khoản 621, TK 622, TK 154 , có thể mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định TK 627 được mở chi tiết cho từng đơn vị, bộ phận sản xuất và mở tài khoản cấp 2 để phản ánh yếu tố chi phí

TK 623 tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình và mở các tài khoản cấp 2 để phản ánh từng yếu tố chi phí sản xuất

Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể thực

hiện theo sơ đồ sau ( Sơ đồ 1.4)

(1) : Chi phí NVL trực tiếp phát sinh

(2) : Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh

(3) : Chi phí máy thicông thực tế phát sinh

Trang 29

(4) : Chi phí chung thực tế phát sinh

(5,6,7,8) Kết chuyển , phân bổ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ để tính giá thành SP

(9) : Giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương 1 luận văn đã khái quát được phần lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp, từ đó nêu lên được nội dung và bản chất của chi phí sản xuất và giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp, trên cơ sở đó thực hiện phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo các tiêu thức thích hợp, đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp, xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm hợp lý, phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp xây lắp, đồng thời luận văn cũng đã nêu lên được cách đánh giá sản phẩm dở dang và vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý Luận văn cũng khẳng định doanh nghiệp xây dựng cầu đường vẫn thuộc loại doanh nghiệp xây lắp Chính vì vậy nội dung trình bày trong chương 1 sẽ là nềân tảng để đi đến nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường ở Việt Nam hiện nay :

Trang 30

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY

DỰNG CẦU ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I - SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN NAY ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG

1 Đặc điểm chung của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường

Thực hiện nghị định 388 - HĐBT và các quyết định QĐ90/TTG và chỉ thị 500/TTG, các doanh nghiệp xây dựng giao thông đã được thành lập theo mô hình các Tổng Công ty nhà nước Hiện nay hệ thống doanh nghiệp xây dựng giao thông là rất lớn gồm Tổng Công Ty XD Đường thủy, Tổng Công Ty XD Cầu Thăng Long, Tổng Công Ty XD giao thông 1,4,5,6,8 Mỗi tổng công ty lại có trên 10 công ty thành viên ngoài ra còn có cục đường bộ Việt nam bao gồm 5 khu quản lý quản lý tương đương với 5 Tổng công ty Trong các tổng công ty có nhiều công ty trực thuộc và thực hiện việc chuyên môn hóa : xây dựng cầu, đường, gia công cấu kiện(dầm bêtong, dầm thép, cọc bê tông), vật liệu xây dựng(khai thác cát,đá, )dưới các công ty lại có các đơn vị trực thuộc

+ Có công ty thành lập các xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc( có con dấu, có ban giám đốc xí nghiệp, và các phòng ban), dưới xí nghiệp là đội tổ sản xuất Loại công ty này thường là thực hiện khoán gọn công trình

+ Có công ty chỉ tổ chức các đội sản xuất( đội cơ giới, đội vật liệu xây dựng, đội xây dựng, đội cầu, đội cống ) dưới đội là các tổ sản xuất, loại công ty

Trang 31

này chỉ thực hiện khoán quỹ lương, còn công ty cung cấp toàn bộ máy, vật tư và công ty quản lý lãi lỗ

Do các đặc điểm trên cho thấy chi phí sản xuất sẽ phát sinh ở nhiều nơi khác nhau, cách tổ chức sản xuất sẽ ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, yêu cầu quản lý từng loại chi phí sản xuất cũng như nội dung khác của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Ví dụ Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức Tổng Công Ty Xd Đường thủy

Liên doanh Việt Úc

Liên doanh Việt Nhật

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM

ĐỐC

Các công

ty dịch vụ

Các công

ty đặc chủng HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trang 32

Và mô hình tổ chức của công ty công trình 86 ( Thuộc tổng công ty xây dựng đường thủy

Đội SX Đội SX Đội SX Đội SX ĐộiSX Đội SX

PHÓ GIÁM ĐỐC

BỘ MÁY GIÚP VIỆC : PHÒNG - BAN - VĂN PHÒNG

CÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Chi nhánh

miền bắc

Chi nhánh miền trung

Chi nhánh miền tây GIÁM ĐỐC

Sơ đồ 2.2 Mô hình Tổ Chức Công Ty Công Trình 86 ( Thuộc Tổng Công Ty XD Đường Thuỷ)

Trang 33

2 Sự ảnh hưởng của cơ chế quản lý kinh tế, tài chính đến công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành xây dựng cầu đường

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng cầu đường nói riêng phải đổi mới thích ứng với yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường

- Cơ chế kinh doanh mới làm cho hàng loạt các chính sách sách kinh tế tài chính cũng phải thay đổi Xuất phát từ những đặc điểm sản phẩm và tổ chức sản xuất xây lắp, Bộ tài chính và Bộ xây dựng đã phối hợp nghiên cứu soạn thảo chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp và đã được Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 thi hành từ ngày 01/01/1999

Chế độ kế toán bao gồm

+ Chế độ chứng từ kế toán + Hệ thống tài khoản kế toán + Chế độ sổ kế toán

+ Hệ thống báo tài chính Bộ tài chính cũng ban hành chuẩn mực kế toán số 15 về hợp đồng xây dựng trong đó nói rõ vềâ doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được áp dụng 31/12/2002

Chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp nhà nước đã sửa đổi, bổ sung mặc dù đã bao quát được đặc điểm sản phẩm và tổ chức sản xuất xây lắp và phù hợp với chế độ kinh tế tài chính của nhà nước Tuy nhiên thị trường luôn luôn vận động nên nhà nước cần phải bám sát thị trường để đề ra các chính sách phù hợp

Mặc dù chế độ kế toán và chuẩn mực đã được ban hành nhưng đó chỉ là hành lang pháp lý chung, còn chất lượng kế toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như

Trang 34

: Đặc thù riêng của từng lĩnh vực xây dựng, tinh thần trách nhiệm, trình độ và năng lực của cán bộ kế toán của cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp xây lắp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng cầu đường nói riêng

II - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Tổ chức hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản và hệ thống sổ sách để ghi chép hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1 Tổ chức hạch toán ban đầu :

Trong hạch toán ban đầu, nhìn chung các doanh nghiệp vẫn sử dụng các chứng từ phù hợp với quy định trong hệ thống chứng từ đã ban hành theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn tuỳ tiện, nhiều đơn vị trong việc luân chuyển chứng từ còn chậm trễ không kịp thời, chứng từ còn thiếu như công ty công trình 86 khi mua vật tư tại công trường nhưng không gửi các chứng từ nhập xuất về ngay trong tháng mà phải đến vài ba tháng sau mới chuyển về

Công ty công trình GT 676 thì khi mua tài sản cố định phục vụ cho công trường chưa mở sổ sách và chưa chuyển chứng từ về để công ty hạch toán

1.2 Hệ thống tài khoản

Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng cầu đường đã vận dụng nhựng tài khoản theo hệ thống tài khoản theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 các tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất là TK 621, TK

622, TK 623 , TK 627 , TK 154 và TK 632

Bên cạnh đó các doanh nghiệp đều có phần giao khoán nên đã sử dụng thêm hai tài khoản TK 136 , TK 336 và TK 141

Trang 35

Tuy nhiên hầu như các doanh nghiệp không sử dụng đến TK cấp 2 nên trong khâu hạch toán còn lộn xộn dễ nhầm lẫn và không chính xác, một số đơn

vị lại không sử dụng TK 623 như các công ty thuộc Tổng Công Ty XD Đường Thủy Vì không sử dụng đến TK cấp 2 nên có nhiều khoản nhầm lẫn hoặïc sử dụng các tài khoản giao khoán lung tung và đã không hạch toán được ví dụ theo báo cáo quyết toán năm 2001 của Công ty Công trình 86 số dư nợ trên TK 136 là

23 tỷ mà không phân biệt được chi tiết Nhiều doanh nghiệp các khoản chi phí lại đi thẳng vào TK 154 sau đó phân bổ vào giá thành làm cho công tác chi phí và giá thành không chính xác ví dụ như Công ty CTGT 676

1.3 Hệ thống sổ sách kế toán để ghi chép tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Hầu hết các doanh nghiệp đều đã sử dụng các sổ tổng hợp và chi tiết để theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Tuy nhiên việc ghi chép thì lại khác, do việc không phân biệt cụ thể các tài khoản hạch toán chi phí nên nhiều doanh nghiệp mở sổ cho có lệ ghi chép lung tung không chính xác cá biệt có một số đơn vị không mở sổ chi tiết mà cuối kỳ phân bổ bằng máy như Công Ty XD CT 2

2 Phân loại chi phí sản xuất vá các loại giá thành

2.1 Về chi phí sản xuất

Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng cầu đường đầu phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và thực hiện tập hợp chi phí sản xuất theo 4 khoản mục

- Chi phí nguyên vât liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sử dụng máy thi công

- Chi phí sản xuất chung

Trang 36

Ví dú cođng ty cođng trình giao thođng 676 - Toơng 6 , chi phí sạn xuaât ñöôïc tađp hôïp theo 4 khoạn múc tređn Beđn cánh ñoù coù moôt soâ doanh nghieôp lái chư phađn loái chi phí sạn xuaât thaønh 3 khoạøn múc : Chi phí nguyeđn vađt lieôu tröïc tieâp , chi phí nhađn cođng tröïc tieâp vaø chi phí chung ( bieơu 2.1)

Ngoaøi ra caùc doanh nghieôp xađy döïng caău ñöôøng ñaõ söû dúng phađn loáichi phí theo khạ naíng quy náp chi phí vaøo caùc ñoâi töôïng taôp hôïp chi phí, theo ñoù ñeơ xaùc ñònh chi phí phí phaùt sinh lieđn quan tôùi ñoâi töôïng naøo thì ghi tröïc tieẫp cho ñoâi töôïng ñoù, nhöõng khoạn chi phí naøo lieđn quan ñeân nhieâu ñoâi töôïng thì ñöôïc toơng hôïp vaø phađn boơ cho caùc ñoâi töôïng lieđn quan Tuy nhieđn vieôc phađn boơ naøy thöôøng mang tính chụ quan ( Thöôøng phađn boơ chi phí nhieău cho cho cođng trình coù giaù trò lôùn, laõi nhieău) vì theâ ñaõ laøm ạnh höôûng ñeân tính trung thöïc cụa caùc thođng tin tređn baùo caùo taøi chính

Maịt khaùc caùc doanh nghieôp xađy döïng caău ñöôøng môùi chư vaôn dúng caùc phöông phaùp phađn loái chi phí nhaỉm múc ñích phạn aùnh, ño löôøng chi phí lieđn quan ñeân baùo caùo taøi chính ( keâ toaùn taøi chính) maø khođng chuù tróng ñeân caùch phađn loái chi phí theo moâi quan heô cụa chi phí khoâi löôïng hoát ñoông ( Bieân phí,ñònh phí), phađn loái chi phí theo thaơm quyeăn ra quyeât ñònh, caùc loái chi phí ñöôïc söû dúng trong löïa chón phöông aùn, cung caâp thođng tin cho vieôc ra quyeât ñònh kinh doanh ñuùng ñaĩn hôïp lyù vaø kòp thôøi lái chöa ñöôïc doanh nghieôp nhaôn thöùc ñuùng ñaĩn vaø quan tađm tôùi daên tôùi keâ toaùn chöa phaùt huy ñöôïc heât vieôc phúc vú cho cođng taùc quạn trò doanh nghieôp

2.2 Caùc loái giaù thaønh

Trong caùc doanh nghieôp caău ñöôøng hieôn nay ñang söû dúng caùc chư tieđu : Giaù trò döï toaùn, giaù thaønh döï toaùn, giaù thaønh thöïc teâ cođng taùc xađy laĩp vaø giaù thaønh thöïc teâ cođng trình hoaøn thaønh baøn giao

Trang 37

- Giá trị dự toán được lập chi tiết cho các công trình, hạng mục công trình trước khi thi công và được sử dụng như một thước đo chung và làm căn cứ thanh toán A với B

- Giá thành dự toán là phần còn lại của giá trị dự toán sau khi trừ đi thuế và lãi định mức

- Giá thành thực tế : phản ánh giá thành của một khối lượng công tác xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật nhất định Chỉ tiêu này làm căn cứ ghi chép vào các sổ kế toán liên quan và thông thường kế toán vừa theo dõi tính toán giá

thành vừa kết hợp với giá dự toán Ví dụ như công ty 676 (biểu 2.2 )

- Giá thành thực tế toàn bộ công trình bàn giao : là toàn bộ chi phí bỏ ra để tiến hành thi công công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao Các doanh nghiệp cầu đường đã quan tâm, đến việc tính giá thành toàn bộ bàn giao để làm căn cứ phục vụ cho việc xác định kết quả

kinh doanh (biểu2.3)

Việc phân loại giá thành và theo dõi chi phí như trên giúp nhà quản lý kiểm tra được chi phí cho mỗi công trình để có kế hoạch cụ thể về vốn, nhân lực, vật lực cũng như các quyết định kinh doanh tương đối kịp thời đúng đắn Tuy nhiên do những nguyên do nêu trên làm cho chi phí phí sản xuất từng công trình , hạng mục công trình chưa hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành Ngoài ra do chưa nhận thức đúng đắn tác dụng của giá thành kế hoạch nên hầu như các doanh nghiệp chưa xây dựng giá thành kế hoạch, kế hoạch hạ giá thành và khái niệm giá thành bộ phậân (giá thành theo biến phí , giá thành theo định phí) không được thiết lập trong thực tế Điều này làm hạn chế chức năng cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản trị

3 Phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành

3.1 Đối tượng tính giá thành

Trang 38

Trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường về đối tượng tính giá thành thường được chia như sau :

- Với công trình hoàn thành dưới một năm thì đối tượng tính giá thành là công trình hoàn thành

- Với công trình kéo dài trên một năm thì đối tượng tính giá thành là bộ phận công trình hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu bàn giao

- Với công trình kéo dài trong nhiều năm mà không tách ra bộ phận công trình nhỏ đưa vào sử dụng thì đối tượng tính giá thành là phần việc xây lắp đặt đến điểm dừng kỹ thuật có gi trong hợp đồng đã được nghiệm thu thanh toán

3.2 Phương pháp tập hợp chi phí :

Trên cơ sở của đối tượng tính giá thành hiện nay các doanh nghiệp xây dựng cầu đường thường tập hợp chi phí theo các hình thức sau :

- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, hạng mục công trình, hợp đồng

- Tập hợp chi phí theo đơn vị thi công hoặc nhóm các đơn vị thi công như công trường

Ngoài ra hiện nay các hầu hết các doanh nghiệp xây dựng cầu đường đều thực hiện hình thức khoán chi phí và thường áp dụng hai hình thức sau

+ Khoán gọn công trình ( Khoán toàn bộ chi phí) :Theo hình thức này đơn vị giao khoán chỉ giữ lại một phần chi phí quản lý, phần nộp nhà nước còn lại giao khoán cho đơn vị nhận khoán Khi công trình hoàn thành bàn giao sẽ thanh toán toàn bộ giá trị giao khoán giữa hai bên

+ Khoán theo khoản mục chi phí : Thường là khoán nhân công, đơn vị nhận khoán chỉ chịu trách nhiệm tổ chức các khoản mục chi phí đã nhận khoán

Do tình hình thực tế hiện nay, do cơ chế đấu thầu nên sẽ xẩy ra trường hợp có nhà thầu trúng nhiều công trình và có nhà thầu trúng ít công trình lúc đó

Trang 39

sẽ xẩy ra hiện tượng giao thầu công trình lại cho các thầu phụ, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Ví dụ Tổng công ty XD đường thủy trúng thầu công trình cầu vượt đường 5 đã giao lại cho các công ty thành viên và các công ty ngoài tổng

4 Tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

4.1 Tổ chức kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Việc hạch toán chi phí nguyên vậât liệu trực tiếp ở các doanh nghiệp xây dựng cầu đường đều đúng với nội dung các khoản mục chi phí

Hiện nay các doanh nghiệp xây dựng cầu đường đều sử dụng phầân mềm kế toán để hạch toán nên đối với vật liệu mua về qua kho hay mua về đưa ngay tới chân công trường các doanh nghiệp đều hạch toán qua tài khoản 152, còn khi xuất kho trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán vào TK 621, còn giao cho đơn vị nhận khoán ghi TK 136

Ngoài ra trong quá trình thi công một số vật liệu sử dụng luân chuyển hoặc được phân bổ theo thời gian sử dụng kế toán thường hạch toán qua TK 142

Đối với vật liệu chưa sử dụng hết hay phế liệu thu hồi kế toán phản ánh như một khoản giảm chi phí vật liệu trực tiếp trên TK 621 Ví dụ công ty xây

dựng CTGT 676 (biểu 2.4)

Tuy nhiên chi phí vật liệu trực tiếp trong xây dựng cầu đường thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất nên việc quản lý, tính toán và

đo lường chi phí vật liệu thường bị vi phạm làm cho chi phí vật liệu trực tiếp tăng

so với thực tế, các dạng vi phạm thường xẩy ra là :

- Kê khai tăng vật liệu tiêu hao (chủ yếu là tăng khống ) để bù đắp cho các khoản " chi phí ngầm"

Trang 40

- Vật liệu xuất trong kỳ, nhưng cuối kỳ không sử dụng hết chưa được quan tâm thu hồi để làm giảm chi phí vật liệu trực tiếp, nếu có chăng thì cuối năm mới được kiểm kê và thường không chính xác

Ví dụ : Tại Công ty CTGT 676 cuối tháng 9/2001 vật tư nhựa đường còn lại không sử dụng hết vào công trình như sau :

+ Công trình đường Hùng Vương TP HCM

20 thùng x200kg = 4.000 kg + Công trình đường Nguyễn An Ninh Vũng tầu

Tháng 01/2001 ghi 40% giá trị

Ngày đăng: 07/01/2018, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w